Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

ÔN TẬP MÔN NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.17 KB, 46 trang )

ÔN TẬP MÔN NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
Bài tập
Các DN áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương
pháp KKTX
Bài 1 Một DN kinh doanh, có tình hình mua bán hàng hóa trong kỳ như sau:
1 . Mua hàng hóa nhập kho trị giá 10.000.000 đ thuế GTGT đầu vào 10%, tất cả chưa
thanh toán, chi phí vận chuyển chở về nhập kho trả ngay bằng tiền mặt: 100.000 đ
a. Nợ TK 156(1): 10.000.000
Nợ TK 133: 1.000.000
Có TK 331: 11.000.000
b. Nợ TK 156(2): 100.000
Có TK 111: 100.000
2. Mua hàng hóa về nhập kho giá thanh toán: 22.000.000 đ bao gồm thuế GTGT 10%
trả ngay bằng tiền gởi ngân hàng 5.000.000đ , số còn lại nợ người bán .
a. Nợ TK 156(1): 20.000.000
Nợ TK 133: 2.000.000
Có TK 112: 5.000.000
Có TK 331: 17.000.000
3. Xuất hàng hóa gởi đi bán , giá xuất 10.000.000đ
Nợ TK 157: 10.000.000
Có TK 156: 10.000.000
4. Xuất hàng hóa bán tại kho, giá bán 16.500.000 trong đó thuế GTGT 10%, khách hàng
chưa trả tiền. Giá xuất kho của hàng hoá là: 12.000.000 đ.
a. Nợ TK 632: 12.000.000
Có TK 156: 12.000.000
b. Nợ TK 131: 16.500.000
Có TK 511: 15.000.000
Có TK 333: 1.500.000
5. Nhận được giấy báo của ngân hàng, khách hàng trả nợ tiền mua hàng còn thiếu ở
nghiệp vụ (4)
Nợ TK 112: 16.500.000


Có TK 131: 16.500.000
6. Xuất một lô hàng bán tại kho, giá bán chưa thuế 3.000.000đ, thuế suất GTGT tính
10% , giá xuất kho 2.000.000 đ tiền bán chưa thu.
a. Nợ TK 632: 2.000.000
Có TK 156: 2.000.000
b. Nợ TK 131: 3.300.000
Có TK 511: 3.000.000
Có TK 333: 300.000
7. Khách hàng đề nghị giảm giá hàng bán ở nghiệp vụ (6) vì hàng kém chất lượng, công
ty đồng ý giảm 200.000đ, số còn lại công ty thu ngay bằng tiền mặt.
Nợ TK 111: 3.080.000
Nợ TK 521: 200.000
Nợ TK 333: 20.000
1
Có TK 131: 3.300.000
8.Cuối tháng hạch toán khấu trừ thuế GTGT
Nợ TK 333: 1.220.000 (3.000.000-1.780.000)
Có TK 131: 1.220.000
9. Kết chuyển giảm giá hàng bán
Nợ TK 511: 200.000
Có TK 521: 200.000
10. K/C Doanh thu bán hàng thuần
Nợ TK 511: 17.800.000 (15.000.000+3.000.000-20.000)
Có TK 911: 17.800.000
11. Kết chuyển giá vốn hàng bán
Nợ TK 911: 14.000.000
Có TK 632: 14.000.000 (12.000.000+2.000.000)
12.Kết quả KD
Nợ TK 911: 3.800.000
Có TK 421: 3.800.000

Yêu cầu : 1 Hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên .
2. Cuối tháng hạch toán khấu trừ thuế GTGT. Tính doanh thu bán hàng thuần và giá
vốn hàng bán trong tháng, kết chuyển sang TK 911
Bài 2 Một công ty sản xuất kinh doanh có các hoạt động kinh tế phát sinh trong tháng như sau
1. Xuất kho thành phẩm gởi đi bán, giá xuất kho: 5.000.000đ
Nợ TK 157: 5.000.000
Có TK 155: 5.000.000
2. Mua hàng hóa nhập kho giá thanh toán 11.000.000 đ, trong đó thuế GTGT khấu trừ
1.000.000đ chưa thanh toán tiền cho người bán.
Nợ TK 156: 10.000.000
Nợ TK 133: 1.000.000
Có TK 311: 11.000.000
3. Nhập kho thành phẩm A 1.000 cái, giá thành thực tế 20.000 đ/cái
Nợ TK 155(SPA): 20.000.000 (1.000 * 20.000)
Có TK 154: 20.000.000
4. Xuất 800 SP A ra bán; giá bán chưa thuế 25.000đ/cái, thuế GTGT đầu ra tính 10%,
tiền bán chưa thu
a. Nợ TK 632: 16.000.000
Có TK 155(SPA): 16.000.000
b. Nợ TK 131: 22.000.000
Có TK 511: 20.000.000 (800 * 25.000)
Có TK 333: 2.000.000
5. Nhận giấy báo mua hàng của khách về lô hàng gởi đi ở nghiệp vụ (1), giá bán
6.600.000đ. trong đó thuế GTGT đầu ra: 600.000đ, tiền chưa thu .
a. Nợ TK 632: 5.000.000
2
Có TK 157: 5.000.000
b. Nợ TK 131: 6.600.000
Có TK 511: 6.000.000
Có TK 333: 600.000

6. Nhận giấy báo ngân hàng thu được nợ khách hàng ở nghiệp vụ (4) bằng 50% tiền
khách hàng còn nợ.
Nợ TK 112: 11.000.000
Có TK 131: 11.000.000
7. Đồng ý giảm giá lô hàng đã bán ở nghiệp vụ (5) vì hàng sai quy cách, số tiền giảm
là 100.000đ, số còn lại thu ngay bằng tiền mặt .
Nợ TK 111: 6.490.000
Nợ TK 521: 100.000
Nợ TK 333 10.000
Có TK 131: 6.600.000
8. Xuất kho hàng hóa bán thu ngay bằng tiền mặt 7.700.000đ, giá xuất kho 5.500.000đ,
trong đó thuế GTGT đầu ra: 700.000 đ
a. Nợ TK 632: 5.500.000
Có TK 156: 5.500.000
b. Nợ TK 111: 7.700.000
Có TK 511: 7.000.000
Có TK 333: 700.000
9. Chi phí được tập hợp trong tháng như sau:
a. Chi tiền mặt 330.000đ cho chi phí vận chuyển bán hàng trong đó thuế GTGT 30.000đ
Nợ TK 641: 300.000
Nợ TK 133: 30.000
Có TK 111: 330.000
b. Chi tiền gởi ngân hàng trả tiền điện thoại, điện nước cho bộ phận bán hàng 550.000đ,
bộ phận quản lý DN 440.000đ trong đó thuế GTGT: 90.000đ
Nợ TK 641: 500.000
Nợ TK 642: 400.000
Nợ TK 133: 90.000
Có TK 112: 990.000
c. Phải trả theo hóa đơn chi phí tiếp khách của công ty 200.000 đ
Nợ TK 642: 200.000

Có TK 331: 200.000
d. Chi tiền gởi ngân hàng trả cho chi phí quảng cáo bán hàng 1.100.000 đ phân bổ 10
tháng kể từ tháng này, trong đó thuế GTGT: 100.000đ
- Nợ TK 142: 1.000.000
Nợ TK 133: 100.000
Có TK 112: 1.100.000
- Nợ TK 641: 100.000
Có TK 142: 100.000
e. Khấu hao tài sản cố định cho bộ phận bán hàng 100.000đ, bộ phận quản lý DN:
200.000đ.
3
Nợ TK 641: 100.000
Nợ TK 642: 200.000
Có TK 214: 300.000
g. Phải trả tiền lương cho bộ phận bán hàng: 500.000 đ, bộ phận quản lý doanh nghiệp
800.000 đ
Nợ TK 641: 500.000
Nợ TK 642: 800.000
Có TK 334: 1.300.000
h. Tính BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo lương đúng chế độ quy định.
Nợ TK 641: 115.000 (500.000*23%)
Nợ TK 642: 184.000 (800.000*23%)
Nợ TK 334: 123.500 (1.300.000*9,5%)
Có TK 338: 422.500
10. Cuối tháng khấu trừ thuế GTGT
Nợ TK 333: 1.220.000
Có TK 133: 1.220.000 (1.000.000+90.000+100.000+30.000)
11. xác định kết quả kinh doanh
- K/C chi phí
Nợ TK 911: 29.899.000

Có TK 632: 26.500.000 (16.000.000+5.000.000+5.500.000)
Có TK 641: 1.615.000 (300.+500+100+100+500+115)*1.000
Có TK 642: 1.784.000 (400+200+200+800+184)*1.000
- K/c giảm gia hàng bán
Nợ TK 511: 100.000
Có TK 521: 100.000
- K/c Doanh thu
Nợ TK 511: 32.900.000 (20.000+6.000-10+7.000)*1.000
Có TK 911: 32.900.000
- Kết quả kinh doanh
Nợ TK 911: 3.001.000 (32.900.000-29.899.000)
Có TK 421: 3.001.000
12.phản ánh vào sơ đồ chữ T.
Yêu cầu: 1. Hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên .
2. Cuối tháng khấu trừ thuế GTGT, xác định kết quả kinh doanh và phản ánh vào
sơ đồ chữ T.
Bài 3 Bảng cân đối kế toán của 1 doanh nghiệp tính đến ngày 31/ 12/2009 như sau: (ĐVT:
đồng )
TÀI SẢN SỐ TIỀN NGUỒN VỐN SỐ TIỀN
A.TSNH 40.000.000 A. NỢ PHẢI TRẢ 17.000.000
1. Tiền mặt 8.000.000 1. Vay ngắn hạn 5.000.000
2. Tiền gởi ngân hàng 12.000.000 2. Phải trả cho người bán 8.000.000
4
3. Phải thu khách hàng 5.000.000 3. Phải trả, phải nộp khác 4.000.000
4. Nguyên liệu, vật liệu 6.000.000 B. VỐN CHỦ SỠ HỮU 63.000.000
5. Công cụ , dụng cụ 2.000.000 1. Nguồn vốn kinh doanh 55.000.000
6. Chi phí SXKD dở dang 1.000.000 2. Thu nhập chưa phân phối 8.000.000
7. Thành phẩm 6.000.000
B.TSDH 40.000.000
1. TSCĐ hữu hình 50.000.000

2. Hao mòn TSCĐ (10.000.000)
CỘNG 80.000.000 CỘNG 80.000.000
Trong tháng 1/ 2010 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Được cấp một tài sản cố định hữu hình còn mới nguyên giá 36.000.000 đ
Nợ TK 211: 36.000.000
Có TK 411: 36.000.000
2. Mua nguyên vật liệu nợ người bán: 6.600.000đ trong đó thuế GTGT: 600.000 đ.
Nợ TK 211: 6.000.000
Nợ TK 133: 600.000
Có TK 331: 6.600.000
3. Mua công cụ bằng tiền mặt 660.000đ trong đó thuế GTGT 60.000đ.
Nợ TK 153: 600.000
Nợ TK 133: 60.000
Có TK 111: 660.000
4. Rút tiền gởi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 1.000.000đ
Nợ TK 111: 1.000.000
Có TK 112: 1.000.000
5. Khách hàng trả nợ bằng tiền gởi ngân hàng 2.000.000đ và bằng tiền mặt 400.000đ.
Nợ TK 111: 400.000
Nợ TK 112: 2.000.000
Có TK 131: 2.400.000
6. Chi bằng tiền mặt trả các khoản phải trả cho CNV 200.000đ
Nợ TK 334: 200.000
Có TK 111: 200.000
7. Dùng lãi bổ sung nguồn vốn kinh doanh 2.000.000đ
Nợ TK 112: 2.000.000
Có TK 411: 2.000.000
8. Vay ngắn hạn ngân hàng trả nợ người bán 3.000.000đ.
Nợ TK 331: 3.000.000
Có TK 311: 3.000.000

9. Chuyển giao TSCĐ hữu hình cho đơn vị cùng ngành nguyên giá 36.000.000đ đã hao
mòn 1.000.000đ.
Nợ TK 411: 35.000.000
Nợ TK 214: 1.000.000
Có TK 211: 36.000.000
10. Dùng tiền gởi ngân hàng trả nợ người bán 2.000.000 đ.
Nợ TK 331: 2.000.000
5
Có TK 112: 2.000.000
11. Xuất thành phẩm ra bán: Giá xuất kho 5.000.000đ giá bán 8.800.000đ trong đó thuế
GTGT đầu ra: 800.000 đ tiền chưa thu.
a. Nợ TK 632: 5.000.000
Có TK 155: 5.000.000
b. Nợ TK 131: 8.800.000
Có TK 511: 8.000.000
Có TK 333: 800.000
12. Tập hợp chi phí trong tháng:
a. Chi tiền mặt trả vận chuyển bán hàng 100.000đ, tiếp khách tại công ty: 50.000đ
Nợ TK 641: 100.000
Nợ TK 642: 50.000
Có TK 111: 150.000
b. Tiền lương phải trả cho bộ phận bán hàng 500.000đ, quản lý doanh nghiệp 400.000đ
Nợ TK 641: 500.000
Nợ TK 642: 400.000
Có TK 334: 900.000
c. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo đúng chế độ quy định.
Nợ TK 641: 115.000 (500.000 x 23%0
Nợ TK 642: 92.000 (400.000 x 23%)
Nợ TK 334: 85.500 (900.000 x 9,5%)
Có TK 338: 292.500

d. Chi tiền gởi ngân hàng trả tiền điện, nước, điện thoại cho bộ phận bán hàng 220.000đ
quản lý doanh nghiệp 330.000đ trong đó thuế GTGT: 50.000đ
Nợ TK 641: 200.000
Nợ TK 642: 300.000
Nợ TK 133: 50.000
Có TK 112: 550.000
13. Khấu trừ thuế GTGT cuối tháng.
Nợ TK 333: 710.000
Có TK 133: 710.000
14. Kết chuyển doanh thu, chi phí để tính kết quả kinh doanh .
- Kết chuyển doanh thu:
Nợ TK 511: 8.000.000
Có TK 911: 8.000.000
- Kết chuyển chi phí:
Nợ TK 911: 6.757.000
Có TK 632: 5.000.000
Có TK 641: 915.000
Có TK 642: 842.000
- Kết quả kinh doanh:
Nợ TK 911: 1.243.000
Có TK 421: 1.243.000
Yêu cầu: Hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
6
1.Mở tài khoản chữ T, ghi số dư đầu kỳ và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
Nợ TK “ TM “ Có
SDĐK:
SDCK:
2. Lập bảng cân đối số phát sinh các tài khoản tháng 1/2010.
Em chỉ làm tạm vài TK
BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH

Tháng 01 năm 2010
Số
hiệu
TK
Tên tài khoản
Số dư đầu tháng
Số phát sinh
trong tháng
Số dư cuối tháng
Nợ Có Nợ Có Nợ Có
A B 1 2 3 4 5 6
111 Tiền mặt
8.000.000 1.400.000
1.010.000 8.390.000
7
112
Tiền gởi ngân hàng
12.000.000 2.000.000
3.550.000 10.450.000
131
Phải thu khách hàng
5.000.000 11.200.000
16.200.000
152
Nguyên liệu, vật liệu 6.000.000
6.000.000
153 Công cụ , dụng cụ
2.000.000 600.000
2.600.000
154

CP SXKD dở dang 1.000.000
155
Thành phẩm 6.000.000
5.000.000 1.000.000
211
TSCĐ hữu hình
50.000.000 42.000.000
92.000.000
214
Hao mòn TSCĐ
(10.000.000)
1.000.000 (11.000.000)
311
Vay ngắn hạn
5.000.000
331
Phải trả cho người bán
333
Phải trả người lao động
334
338
Phải trả,phải nộp khác
Tổng cộng
3. Lập bảng cân đối kế toán ngày 31/1/2010
TÀI SẢN SỐ TIỀN NGUỒN VỐN SỐ TIỀN
A.TSNH .000.000 A. NỢ PHẢI TRẢ .000.000
1. Tiền mặt 8.390.000 1. Vay ngắn hạn .000.000
2. Tiền gởi ngân hàng 10.450.000 2. Phải trả cho người bán .000.000
3. Phải thu khách hàng 16.200.000 3. Phải trả, phải nộp khác .000.000
4. Nguyên liệu, vật liệu 6.000.000 B. VỐN CHỦ SỠ HỮU .000.000

5. Công cụ , dụng cụ 2.600.000 1. Nguồn vốn kinh doanh .000.000
6. Chi phí SXKD dở dang .000.000 2. Thu nhập chưa phân phối .000.000
7. Thành phẩm 1.000.000
B.TSDH 0.000.000
1. TSCĐ hữu hình 92.000.000
2. Hao mòn TSCĐ (11.000.000)
8
CỘNG 0.000.000 CỘNG 0.000.000
Bài 4
Tại một doanh nghiệp thương mại ABC có tài liệu kế toán cho đến ngày 31/1/2010 như
sau: (đvt: đ)
Tiền mặt 10.000.000
Tiền gửi ngân hàng 25.000.000
Phải thu của khách hàng 20.000.000
Phải trả cho người bán 60.000.000
Thuế & các khoản phải nộp NN: 10.000.000
Nguồn vốn kinh doanh 305.000.000
Lợi nhuận chưa phân phối 30.000.000
Hàng hoá 50.000.000
Hàng gởi đi bán 80.000.000
Tài sản cố định hữu hình 250.000.000
Hao mòn TSCĐHH 30.000.000
Trong tháng 2/2010 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau :
1. Xuất 1 số hàng hoá bán cho khách hàng, giá xuất kho: 40.000.000đ, giá bán:
60.000.000đ, thuế giá trị gia tăng 10% trên giá bán, khách hàng chưa trả tiền.
a. Nợ TK 632: 40.000.000
Có TK 156: 40.000.000
b. Nợ TK 131: 66.000.000
Có TK 511: 60.000.000
Có TK 333: 6.000.000

2. Doanh nghiệp chi lương đợt 1 cho người lao động: 7.000.000đ.
Nợ TK 334: 7.000.000
Có TK 111: 7.000.000
3. Mua hàng hoá nhập kho, giá mua 30.000.000đ, thuế GTGT 10% trên giá mua, chưa trả
tiền người bán
Nợ TK 156: 30.000.000
Nợ TK 133: 3.000.000
Có TK 331: 33.000.000
4. Nhận được giấy báo: khách hàng đã nhận được số hàng mà doanh nghiệp xuất gửi tháng
trước, giá xuất kho: 80.000.000đ, giá bán:100.000.000đ, thuế giá trị gia tăng10% trên
giá bán, chưa thanh toán tiền
a. Nợ TK 632: 80.000.000
Có TK 157: 80.000.000
b. Nợ TK 131: 110.000.000
Có TK 511: 100.000.000
Có TK 333: 10.000.000
5. Tiền lương phải trả:
- Nhân viên bán hàng: 5.000.000đ
- Nhân viên quản lý doanh nghiệp : 10.000.000đ
Nợ TK 641: 5.000.000
Nợ TK 642: 10.000.000
Có TK 334: 15.000.000
6. Trích BHXH , BHYT, KPCĐ, BHTN theo quy định hiện hành.
Nợ TK 641: 1.150.000 (5.000.000 * 23%)
9
Nợ TK 642: 2.300.000 (10.000.000 * 23%)
Nợ TK 334: 1.425.000 (15.000.000 * 9,5%)
Có TK 338: 4.875.000
7. Trích khấu hao tài sản cố định:
- Bộ phận bán hàng: 500.000đ

- Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 1.000.000đ
Nợ TK 641: 500.000
Nợ TK 642: 1.000.000
Có TK 214: 1.500.000
8. Chi phí khác cho bộ phận bán hàng: 50.000đ, bộ phận quản lý doanh nghiệp: 100.000đ
trả bằng tiền mặt.
Nợ TK 641: 50.000
Nợ TK 642: 100.000
Có TK 111: 150.000
9. Khấu trừ thuế GTGT cuối tháng.
Nợ TK 333: 3.000.000
Có TK 133: 3.000.000
10.Doanh nghiệp dùng TGNH nộp thuế cho Nhà nước.
Nợ TK 333: 23.000.000
Có TK 112: 23.000.000
11.Kết chuyển Doanh thu:
Nợ TK 511: 160.000.000
Có TK 911: 160.000.000
12.Kết chuyển chi phí:
Nợ TK 911: 140.100.000
Có TK 632: 120.000.000
Có TK 641: 6.700.000
Có TK 642: 13.400.000
13.Kết quả Kinh doanh
Nợ TK 911: 19.900.000
Có TK 421: 19.900.000
YÊU CẦU:
- Lập bảng cân đối kế toán vào cuối tháng 1 / 2010.
TÀI SẢN SỐ TIỀN NGUỒN VỐN SỐ TIỀN
A.TSNH 185.000.000 A. NỢ PHẢI TRẢ 70.000.000

1. Tiền mặt 10.000.000 1. Phải trả cho người bán 60.000.000
2. Tiền gởi ngân hàng 25.000.000 2. Thuế &các khoản phải nộp NN 10.000.000
3. Phải thu khách hàng 20.000.000
4. Hàng hóa 50.000.000
5. Hàng gởi đi bán 80.000.000
B.TSDH 220.000.000 B. VỐN CHỦ SỠ HỮU 335.000.000
1. TSCĐ hữu hình 250.000.000 1. Nguồn vốn kinh doanh 305.000.000
10
2. Hao mòn TSCĐ (30.000.000) 2. Thu nhập chưa phân phối 30.000.000
CỘNG 405.000.000 CỘNG 405.000.000
* Mở tài khoản vào đầu tháng 2/2010.
- TK 111: 10.000.000
- TK 112: 25.000.000
- TK 131: 20.000.000
- TK 156: 50.000.000
- TK 157: 80.000.000
- TK 211: 250.000.000
- TK 214: 30.000.000
- TK 331: 60.000.000
- TK 333: 10.000.000
- TK 411: 305.000.000
- TK 421: 30.000.000
- Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 2/2010 và phản ánh vào các tài
khoản liên quan
- Xác định kết quả kinh doanh của tháng 2/2010
- Lập bảng cân đối kế toán vào cuối tháng 2/2010.
Bài 5
Một DNSX có chi phí SX phát sinh tại Phân xưởng SX trong tháng như sau:
1/ Mua nguyên liệu chính nhập kho 10.000.000đ, thuế giá trị gia tăng khấu trừ 5%, tiền mua
chưa thanh toán, chi phí vận chuyển trả hộ cho người bán bằng TM 200.000đ

a. Nợ TK 152: 10.000.000
Nợ TK 133: 500.000
Có TK 331: 10.500.000
b. Nợ TK 331: 200.000
Có TK 111: 200.000
2/ Xuất kho công cụ 2.000.000đ cho phân xưởng SX, phân bổ 4 tháng trong năm.
a. Nợ TK 142: 2.000.000
Có TK 153: 2.000.000
b. Nợ TK 627: 500.000 (2.000.000/4)
Có TK 142: 500.000
3/ Xuất kho vật liệu cho SX :
- Vật liệu chính cho SX : 15.000.000đ
- Vật liệu phụ Cho SX trực tiếp : 300.000đ
- Cho quản lý phân xưởng : 100.000đ
Nợ TK 621(VLC): 15.000.000
Nợ TK 621(VLP): 300.000
Nợ TK 627: 100.000
Có TK 152: 15.400.000
4/ Chi tiền mặt trả lương đợt I người lao động 10.000.000đ
Nợ TK 334: 10.000.000
Có TK 111: 10.000.000
5/ Phải trả tiền bảo trì máy SX 800.000đ và thuế giá trị gia tăng khấu trừ 80.000đ
Nợ TK 627: 800.000
Nợ TK 133: 80.000
Có TK 331: 880.000
6/ Mua vật liệu đem về SX trực tiếp: vật liệu chính 8.000.000đ, vật liệu phụ 200.000đ, thuế giá
11
trị gia tăng khấu trừ tính 10%.
Nợ TK 621(VLC): 8.000.000
Nợ TK 621(VLP): 200.000

Nợ TK 133: 820.000
Có TK 152: 9.020.000
7/ Cuối tháng, tính lương phải trả:
- Cho nhân viên quản lý phân xưởng 8.000.000đ
- Cho công nhân trực tiếp SX 20.000.000đ
Nợ TK 622: 20.000.000
Nợ TK 627: 8.000.000
Có TK 152: 28.000.000
8/ Trích BHXH, KPCĐ, BHYT, BHTN theo đúng chế độ quy định hiện hành.
Nợ TK 622: 4.600.000 (20.000.000 *23%)
Nợ TK 627: 1.840.000 (8.000.000 *23%)
Nợ TK334: 2.660.000 (28.000.000*9,5%)
Có TK 338: 9.100.000
9/ Nhận hóa đơn thanh toán tiền điện nước, điện thoại, fax 12.000.000đ và thuế giá trị gia tăng
khấu trừ 10%.
Nợ TK 627: 12.000.000
Nợ TK 133: 1.200.000
Có TK 331: 13.200.000
10/ Chi TM trả hóa đơn tiếp khách nhà hàng của phân xưởng 3.000.000đ và thuế giá trị gia
tăng khấu trừ 10%.
Nợ TK 627: 3.000.000
Nợ TK 133: 300.000
Có TK 111: 3.300.000
11/ Kiểm kê, nhập kho vật liệu chính thừa 2.000.000đ, phế liệu thu hồi 200.000đ
Nợ TK 152: 2.200.000
Có TK 621(VLC): 2.000.000
Có TK 154: 200.000
12/ Nhập kho 100 SP, SP dở dang đầu kỳ 2.000.000đ, Sp dở dang cuối kỳ 1.500.000đ.
- Tập hợp chi phí:
Nợ TK 154: 72.340.000

Có TK 621(VLC): 21.000.000 (15.000.000+8.000.000-2.000.000)
Có TK 621(VLP): 500.000 (300.000+200.000)
Có TK 622: 24.600.000 (20.000.000+4.600.000)
Có TK 627: 26.240.000 (500.000+100.000+800.000+8.000.000+1.840.000+12.000.000+3.000.000)
- Tính giá thành SP:
- Tổng Giá thành SP=2.000.000+72.340.000-1.500.000-200.000=72.640.000
- Giá thành đơn vị SP = 72.640.000/100= 726.400 (Đồng /SP)
- Nhập kho SP:
Nợ TK 155: 72.640.000
Có TK 154: 72.640.000
12
13/ Doanh nghiệp thu thuế thu nhập cá nhân bằng tiền lương 450.000đ.
Nợ TK 334: 450.000
Có TK 333(5): 450.000
14/ Doanh nghiệp thu tiền mặt tiền bồi thường của công nhân làm mất hàng hóa 500.000đ.
Nợ TK 111: 500.000
Có TK 334: 500.000
15/ Doanh nghiệp chi lương đợt 2 cho người lao động bằng tiền mặt.
Nợ TK 334: 15.3400.000
Có TK 111: 15.340.000
Yêu cầu :
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên. Tính giá thành SP .
Bài 6
Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng của một doanh nghiệp tập hợp được theo bảng sau:
Đối tượng sử
dụng
Nội dung chi phí
SPA SPB
6 Quản lý
7 phân xưởng

8
9 - Nguyên vật liệu chính 10 150.000 11 100.000 12
13 - Vật liệu phụ 14 30.000 15 25.000 16 12.000
17 - Tiền lương 18 210.000 19 140.000 20 46.800
21 - BHXH, BHYT,
KPCĐ, BHTN
22 tự tính tự tính tự tính
23 - Khấu hao TSCĐ 24 25 26 40.000
27 - Chi phí khác bằng tiền
mặt
28 29 30 6.208
6 Tổng cộng 31 32 33
II. Yêu cầu:
1) Định khoản và phản ánh tình hình trên vào tài khoản
- Nợ TK 621(A): 150.000
Nợ TK 621(B): 100.000
Có TK 152(VLC): 250.000
13
- Nợ TK 621(A): 30.000
Nợ TK 621(B): 25.000
Nợ TK 627: 12.000
Có TK 152(VLP): 67.000
- Nợ TK 622(A): 210.000
Nợ TK 622(B): 140.000
Nợ TK 627: 46.800
Có TK 334: 396.800
- Nợ TK 622(A): 48.300 (210.000 *23%)
Nợ TK 622(B): 32.200 (140.000 *23%)
Nợ TK 627: 10.764 (46.800 *23%)
Nợ TK 334: 33.250 (350.000 * 9,5%)

Có TK 338: 124.514
- Nợ TK 627: 40.000
Có TK 214: 40.000
- Nợ TK 627: 6.208
Có TK 111: 6.208
- Phân bổ CP SXC: Tổng CP SXC= 12.000+46.800+10.764+40.000+6.208=115.772
+ CP SXC Phân bổ cho SPA=115.772/(210+140)*210=69.463,2
+ CP SXC Phân bổ cho SPB=115.772/(210+140)*140=46.308,8
2) Lập bảng tính giá thành sản phẩm A, B.

Đối tượng sử dụng


Nội dung
SPA SPB
34 - CP Nguyên vật liệu chính 35 150.000 36 100.000
37 - CP Vật liệu phụ 38 30.000 39 25.000
40 - CP Tiền lương 41 210.000 42 140.000
43 - CP BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN 44 48.300 32.200
CP SX chung 45 69.463,2 46 46.308,8
7 Tổng cộng chi phí phát sinh 47 507.763,2 48 343.508,8
8 CP SP dở dang đầu kỳ 49 120.600 50 84.500
9 CP SP dở dang cuối kỳ 51 55.200 52 45.840
10 Tổng giá thành sản phẩm 53 573.763,2 54 382.168,8
11 Giá thành đơn vị sản phẩm 55 573,16 56 764,34
Tài liệu bổ sung:
- Chi phí sản xuất chung phân bổ cho các loại sản phẩm A, B tỷ lệ với tiền lương công
nhân trực tiếp sản xuất.
- Trong tháng hoàn thành nhập kho 1.000 sản phẩm A và 500 sản phẩm B.
- Sản phẩm dở dang đầu tháng và cuối tháng được đánh giá như sau:

14
Khoản mục Đầu tháng Cuối tháng
SP A. SP B. SP A SP B.
Chi phí NVL trực
tiếp
75.000 50.000 38.000 24.000
Chi phí nhân công
trực tiếp
35.700 29.750 11.900 7.140
Chi phí sản xuất
chung
9.900 4.750 5.300 14.700
Tổng cộng 120.600 84.500 55.200 45.840
Bài 7. Tại một doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh Hoa Hồng. (bài này em gui thày sau)
Số dư đầu kỳ TK 152: 500kg - đơn giá 25.500đ/kg
Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Nhập kho 1.000kg nguyên liệu, đơn giá mua 25.000đ/ kg, thuế GTGT 10%, còn nợ khách
hàng. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ NVL về đến kho của doanh nghiệp là 2.200.000đ, gồm
10% thuế GTGT, doanh nghiệp đã thanh toán hộ cho người bán bằng tiền mặt.
a. Nợ TK 152: 25.000.000 (1.000 *25.000)
Nợ TK 133: 2.500.000
Có TK 331: 27.500.000
b. Nợ TK 331: 2.200.000
Có TK 111: 2.200.000
2. Nhập kho một công cụ dụng cụ trị giá mua chưa có thuế là 3.000.000đ, thuế GTGT 10%,
thanh toán bằng tiền mặt. Biết rằng công cụ dụng cụ này được sử dụng ở bộ phận quản lý
phân xưởng, thuộc loại phân bổ 3 lần.
Nợ TK 153: 3.000.000
Nợ TK 133: 300.000
Có TK 111: 3.300.000

3. Nhập kho 2.000kg nguyên vật liệu đơn giá mua là 27.500đ/ kg, bao gồm 10% thuế GTGT
thanh toán cho khách hàng bằng chuyển khoản. Người bán giao hàng tại kho của doanh
nghiệp.
Nợ TK 152: 50.000.000 (2.000 *25.000)
Nợ TK 133: 5.000.000
Có TK 112: 55.000.000
4. Mua một tài sản cố định có thời gian sử dụng hữu ích là 10 năm, dùng tại bộ phận sản
xuất sản phẩm, giá mua là 330.000.000đ, gồm 10% thuế GTGT, còn nợ khách hàng.
Nợ TK 211: 300.000.000
Nợ TK 133: 30.000.000
Có TK 311: 330.000.000
5. Trích khấu hao TSCĐ sử dụng cho phân xưởng sản xuất sản phẩm biết rằng mức khấu
hao kỳ trước của bộ phận sản xuất sản phẩm là 6.000.000đ.
Nợ TK 627: 6.000.000
Có TK 214: 6.000.000
15
6. Xuất kho 1.200kg nguyên liệu để trực tiếp sản xuất sản phẩm và 400kg dùng ở bộ phận
quản lý phân xưởng.
- Số dư đầu kỳ TK 152: 500kg, đơn giá 25.500đ/kg
Giá trị NVL đầu kỳ = 500 * 25.500 = 12.750.000
Giá trị nhập lần 1 là = 1.000 * 25.000 = 25.000.000
Giá trị nhập lần 1 là = 2.000 * 25.000 = 50.000.000
- Gía XK NVL là = (12.750.000+25.000.000+50.000.000)/ (500+1.000+2000)=25.071
Nợ TK 621: 30.085.200 (1.200 * 25.071)
Nợ TK 627: 10.028.400 (400 * 25.071)
Có TK 152: 40.113.600
7. Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm là 20.000.000đ, bộ phận
quản lý phân xưởng là 10.000.000đ.
Nợ TK 622: 20.000.000
Nợ TK 627: 10.000.000

Có TK 334: 30.000.000
8. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định.
Nợ TK 622: 4.600.000 (20.000.000 * 23%)
Nợ TK 627: 2.300.000 (10.000.000 * 23%)
Nợ TK 334: 2.850.000 (30.000.000 * 9,5%)
Có TK 338: 9.750.000
9. Xuất kho công cụ, dụng cụ mua vào ở nghiệp vụ số 2.
a. Nợ TK 142: 3.000.000
Có TK 153: 3.000.000
b. Nợ TK 627: 1.000.000
Có TK 142: 1.000.000 (3.000.000/3)
10.Các chi phí phát sinh tại PXSX theo hóa đơn gồm 10% thuế GTGT thanh toán bằng tiền
mặt 2.200.000đ.
Nợ TK 627: 2.000.000
Nợ TK 133: 200.000
Có TK 111: 2.200.000
11. Nhập kho 1.000 thành phẩm, số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ là 250.
a. Nợ TK 154: 88.513.600
Có TK 621: 30.085.200
Có TK 622: 24.600.000 (20.000+4.600)*1.000
Có TK 627: 33.828.400 (8.500+10.028,4+10.000+2.300+2.000)*1.000)
• CP SXĐ cuối kỳ là = (4.000.000+88.513.600)/(1.000+250)*250 = 18.502.720
• Tổng giá thành sản phẩm nhập kho: 4.000.000+88.513.600-18.502.720 = 74.010.880
b. Nợ Tk 155: 74.010.880
Có TK 154: 74.010.880
• Giá thành đơn vị sản phẩm = 74.010.880/1.000 = 74.010,88
Yêu cầu:
1. Định khoản và phản ánh vào sơ đồ tài khoản liên quan.
16
2. Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên vào sổ nhật ký chung và phản ánh vào sổ

cái.
3. Tính giá thành đơn vị.
Cho biết: chi phí dở dang đầu kỳ là 4.000.000đ. Doanh nghiệp áp dụng phương pháp xuất
kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ. DN áp dụng phương pháp đánh giá
SPDD theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Bài 8. Tại một doanh nghiệp sản xuất vào cuối tháng 3/2010 có tình hình như sau ( đơn vị tính
: đồng ):
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
Tiền mặt 30.000.000 Vay ngắn hạn 50.000.000
Tiền gởi ngân hàng 80.000.000 Phải trả người bán 30.000.000
Phải thu khách hàng 35.000.000 Nguồn vốn kinh doanh 350.000.000
Nguyên vật liệu 25.000.000 Lãi chưa phân phối X
Công cụ, dụng cụ 15.000.000 Quỹ KT - PL 20.000.000
Sản phẩm dở dang 10.000.000
TSCĐ hữu hình 400.000.000
Hao mòn TSCĐ (50.000.000)
Tổng tài sản 545.000.000 Tổng nguồn vốn X+450.000.000
Tính x: Tổng TS = Tổng NV
 30.000.000+80.000.000+35.000.000+25.000.000+15.000.000+10.000.000+400.000.000-
50.000.000 = 50.000.000+30.000.000+350.000.000+ X +20.000.000
=> X = 545.000.000 - 450.000.000 = 95.000.000 (đồng)
Trong tháng 4/2010 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. Mua vật liệu nhập kho giá chưa thuế 20.000.000đ, thuế GTGT là 10 %, doanh nghiệp
gởi trả bằng tiền gởi ngân hàng 50%, 50% còn lại nợ người bán, chi phí vận chuyển, bốc
vác vật liệu trả bằng tiền mặt là 1.000.000đ.
a. Nợ TK 152: 20.000.000
Nợ TK 133: 2.000.000
Có TK 112: 11.000.000
Có TK 331: 11.000.000

b. Nợ TK 152: 1.000.000
Có TK 111: 1.000.000
2. Xuất kho vật liệu dùng sản xuất sản phẩm trị giá 20.000.000đ.
Nợ TK 621: 20.000.000
Có TK 152: 20.000.000
3. Dùng tiền mặt chi phúc lợi cho công nhân viên 2.000.000đ.
Nợ TK 353(2): 2.000.000
Có TK 111: 2.000.000
4. Xuất công cụ sử dụng cho bộ phận quản lý phân xưởng 500.000đ, bộ phận quản lý
doanh nghiệp 1.000.000đ, bộ phận bán hàng 400.000đ,công cụ này thuộc loại phân bổ 1
lần.
17
Nợ TK 627: 500.000
Nợ TK 641: 400.000
Nợ TK 642: 1.000.000
Có TK 152: 1.900.000
5. Tính tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất sản phẩm là 7.000.000đ, nhân viên
quản lý phân xưởng 2.000.000đ, nhân viên quản lý doanh nghiệp 3.000.000đ, nhân viên
bán hàng 1.000.000đ.
Nợ TK 622: 7.000.000
Nợ TK 627: 2.000.000
Nợ TK 641: 1.000.000
Nợ TK 642: 3.000.000
Có TK 334: 13.000.000
6. Trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định tính vào các chi phí
có liên quan, kể cả phần trừ vào tiền lương của CB - CNV.
Nợ TK 622: 1.610.000 (7.000.000 *23%)
Nợ TK 627: 460.000 (2.000.000 *23%)
Nợ TK 641: 230.000 (1.000.000 *23%)
Nợ TK 642: 960.000 (3.000.000 *23%)

Nợ TK 334: 1.235.000 (13.000.000 *9,5%)
Có TK 338: 4.225.000
7. Tiền điện phải trả ở phân xưởng sản xuất 2.000.000đ, ở quản lý doanh nghiệp
1.000.000đ. thuế GTGT là 10%.
Nợ TK 627: 2.000.000
Nợ TK 642: 1.000.000
Nợ TK 133: 300.000
Có TK 331: 3.300.000
8. Trích khấu hao TSCĐ ở phân xưởng sản xuất 4.000.000đ, ở quản lý doanh nghiệp
400.000đ
Nợ TK 627: 4.000.000
Nợ TK 642: 400.000
Có TK 214: 4.400.000
9. Mua văn phòng phẩm trả bằng tiền mặt dùng ở phân xưởng 200.000đ, ở quản lý doanh
nghiệp 400.000đ.
Nợ TK 627: 200.000
Nợ TK 642: 400.000
Có TK 214: 600.000
10.Nhập kho 1.000 thành phẩm. Kết chuyển chi phí và tính giá thành thành phẩm. Biết
rằng trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 5.000.000đ. Phế liệu thu hồi là 10.000đ đã nhập
kho.
- Kết chuyển chi phí:
Nợ TK 154: 37.770.000
Có TK 621: 20.000.000
18
Có TK 622: 8.610.000
Có TK 627: 9.160.000
Tổng giá thành SP = 10.000.000+37.770.000-5.000.000-10.000 = 42.760.000
Nợ TK 155: 42.760.000
Có TK 154: 42.760.000

- Giá thành đơn vị SP = 42.760.000 /1.000 = 42.760 (đồng/SP)
11.Xuất kho bán 900 thành phẩm, giá bán bằng 1,4 giá thành, thuế GTGT là 10% trên giá
bán, chi phí bốc vác thành phẩm 800.000đ trả bằng tiền mặt. Người mua nhận hàng tại
kho và trả bằng tiền mặt 50%, 50% còn lại chưa thanh toán tiền.
a. Nợ TK 632: 38.484.000 (900*42.760)
Có TK 155: 38.484.000
b. Nợ TK 111: 29.632.680
Nợ TK 131: 29.632.680
Có TK 511: 53.877 600 (900*42.760*1,4)
Có TK 333: 5.387.760
c. Nợ TK 641: 800.000
Có TK 111: 800.000
12. Nhận được giấy báo của ngân hàng về khoản tiền người mua trả nợ và khoản tiền trả nợ
cho người bán ở các nghiệp vụ trên
a. Nợ TK 112: 29.632.680
Có TK 131: 29.632.680
b. Nợ TK 331: 11.000.000
Có TK 112: 11.000.000
Xác định kết quả KD
a. Nợ TK 511: 53.877 600
Có TK 911: 53.877.600
b. Nợ TK 911: 50.404.000
Có TK 632: 38.484.000
Có TK 641: 5.430.000 (400+1.000+230+800)*1.000
Có TK 642: 6.490.000 (1.000+3.000+690+1.000+400+400)*1.000)
c. Nợ TK 911: 3.473.600
Có TK 421: 3.473.600
Yêu cầu:
1. Tính x, định khoản và ghi vào sơ đồ tài khoản các nghiệp vụ phát sinh trên.
2. Tính giá thành thành phẩm nhập kho.

3. Kết chuyển doanh thu, chi phí, giá vốn và xác định kết quả KD cuối kỳ.
19

LÝ THUYẾT môn NLKT
1. Kế toán là gì ? Vai trò nhiệm vụ của kế toán?. Kết chuyển tài khoản là gì ? Cho ví dụ
minh họa.
1.1.Kế toán là gì ?
- Kế toán là ngôn ngữ của kinh doanh.
- Kế toán là hoạt động phục vụ với chức năng cung cấp các thông tin định lượng chủ
yếu về nội dung hoạt động tài chính của các tổ chức kinh tế mà các thông tin này được sử
dụng hữu ích trong việc đề ra các quyết định kinh tế.
- Kế toán là hoạt động phục vụ được thiết kế để cộng dồn, đo lường các thông tin tài
chính về các tổ chức để giúp các cá nhân ra các quyết định kinh tế tốt hơn.
Song để thấy rõ bản chất của kế toán, trong các giáo trình kế toán ở nước ta đã định
nghĩa kế toán như sau:
Hạch toán kế toán là khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản và
sự vận động của tài sản ở các tổ chức và thông qua đó thực hiện kiểm tra toàn bộ hoạt
động kinh tế, tài chính ở các tổ chức đó.
1.2. Vai trò của kế toán?
1. Kế toán thu nhận và cung cấp toàn bộ thông tin về hoạt động kinh tế, tài chính ở đơn
vị giúp cho cán bộ quản lý kiểm tra, đánh giá, được các biện pháp quản lý kinh tế, tài chính
đang thực hiện và có cơ sở để đề xuất được những biện pháp quản lý hữu hiệu phục vụ cho
công tác quản lý kinh doanh, sử dụnh kinh phí ở các đơn vị, phục vụ cho công tác phân cấp
quản kinh tế trong đơn vị.
2. Kế toán phản ảnh đầy đủ toàn bộ tài sản và sự vận động tài sản ở đơn vị giúp cho đơn
vị quản lý và kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng tài sản, ngăn ngừa kịp thời mọi hành động làm
tổn hại đến tài sản của đơn vị.
3. Kế toán là phương tiện giúp các doanh nghiệp thực hiện những nội dung của phương
thức quản lý kinh doanh theo cơ chế thị trường, cụ thể là:
20

- Chỉ có kế toán phản ảnh được thu nhập, chi phí của hoạt đông kinh doanh, xác định
được kết quả kinh doanh giúp doanh nghiệp thực hiện mục tiêu kinh doanh của mình.
- Chỉ có kế toán phản ảnh được tình hình sự biến động của từng loại vốn kinh doanh,
từng loại nguồn vốn kinh doanh, giúp doanh nghiệp tự chủ về tài chính và nghiệp vụ.
- Chỉ có kế toán mới phản ảnh được kết quả lao động của từng tập thể, cá nhân người
lao động cũng như các tổn thất do những hành vi phạm lỗi gây ra làm cơ sỏ cho việc thực hiện
chế độ lợi ích vật chất và chế độ trách nhiệm vật chất đối với người lao động.
- Chỉ có kế toán mới thực hiện được việc kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh tế, tài chính ở
đơn vị và cung cấp chứng từ, tài liệu kế toán phục vụ cho việc kiểm tra bằng đồng tiền của nhà
nước đối với hoạt động kinh tế, tài chính ở các đơn vị.
4. Trong nền kinh tế thị trường, kế toán với chức năng của mình trong việc cung cấp
thông tin quản lý cần thiết cho các đối tượng như: các nhà quản trị DN, chủ đầu tư, các nhà
đầu tư tương lai, ngân hàng hoặc người cung cấp tín dụng, các cơ quản lý nhà nước, các cổ
đông và cổ đông tương lai.
1.3. Nhiệm vụ của kế toán ?
1. Ghi nhận, phản ảnh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong một tổ chức, một đơn vị
kinh tế.
Hành ngày, rất nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong một tổ chức, một đơn vị kinh tế
như: bán hàng, mua hàng, trả lương, phát sinh các loại chi phí vv. Kế toán phải có nhiệm vụ
ghi nhận và phản ảnh tất cả các nghiệp vụ kinh tế đó bằng các chứng từ kế toán theo đúng
phương pháp kế toán.
2. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài
chính, kỷ luật thu, nộp, thanh toán; Kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng các loại tài sản, vật tư,
tiền vốn; phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hành động tham ô, lãng phí, vi phạm các chế
độ, thể lệ về quản lý kinh tế, tài chính.
3. Cung cấp, phân tích các số liệu, tài liệu kế toán , tham mưu đề xuất các giải pháp
phục vụ cho việc quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
4. Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo qui định của pháp luật.
1.4. Kết chuyển tài khoản là gì ? Cho ví dụ minh họa.
Kết chuyển tài khoản là việc chuyển số phát sinh từ tài khoản này sang một tài khoản khác.

Khi kết chuyển phải thực hiện các nguyên tắc sau:
- Số tiền từ bên nợ TK này phải được chuyển sang bên nợ TK khác.
- Số tiền từ bên có TK này phải được chuyển sang bên có TK khác.
Ví dụ 1: cuối kỳ, kết chuyển các chi phí SXKD vào tài khoản chi phí sản xuất KD dở
dang như
Nợ TK 154
Có TK 621
Có TK 622
Có TK 627
Ví dụ 2: cuối kỳ, kết chuyển doanh thu, thu nhập khác
Nợ TK 511
Nợ TK 515
Nợ TK 711
Có TK 911
21
Ví dụ 3: cuối kỳ, kết chuyển chi phí, giá vốn để xác định kết quả KD
Nợ TK 911
Có TK 632
Có TK 635
Có TK 811
Có TK 641
2. Tài khoản là gì? phân loại tài khoản, cho ví dụ và trình bày cách ghi chép trên hai
loại tài khoản chủ yếu 2.1. Tài khoản là gì ?
Tài khoản là phương pháp phân loại các đối tượng kế toán theo nội dung kinh tế để phản
ảnh và kiểm tra thường xuyên liên tục, có hệ thống tình hình hiện có và sự vận động của đối
tượng kế toán.
2.2. Phân loại tài khoản, cho ví dụ
Căn cứ vào mối quan hệ giữa các nội dung được theo dõi trên các tài khoản với những chỉ
tiêu được trình bày trong các báo cáo tài chính có thể chia hệ thống tài khoản thành 2 loại sau
đây:

1. Tài khoản thuộc bảng cân đối kế toán (loại I - IV ).
2. Tài khoản thuộc báo cáo kết quả HĐKD (loại V - IXX).
2.3. Trình bày cách ghi chép trên hai loại tài khoản chủ yếu
a. Tài khoản thuộc bảng cân đối kế toán (loại I đến loại II).
Những tài khoản này được chia làm hai loại theo hai phần của bảng cân đối kế toán có
thể được trình bày theo hình vẽ.
BCĐKT đầu kỳ
N TK “Tài sản” C N TK “Nguồn vốn” C
Số dư đầu kỳ: xxx Số dư đầu kỳ: xxx
TSPS giảm
Số dư cuối kỳ xxx Số dư cuối kỳ xxx
BCĐKT cuối kỳ
- Tài khoản “tài sản”
+ Số thực có về các loại tài sản lúc đầu kỳ được phản ảnh ở phần bên trái của bảng cân
đối kế toán sẽ được chuyển thành số dư đầu kỳ của các tài khoản “tài sản” cũng ở bên trái,
tức là ghi bên nợ.
22
Tổng tài sản = Tổng nguồn
vuốn
TSPS tăng TSPS tăng
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
+ Số tăng của tài sản do các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tạo ra làm tăng số đầu kỳ nên
được ghi cùng bên với số dư đầu kỳ, tức là ghi bên nợ.
+ Số giảm xuống của tài sản do các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tạo ra làm giảm số đầu
kỳ nên được ghi khác bên với số dư đầu kỳ, tức là ghi bên có.
+ Số dư cuối kỳ chính là số tài sản hiện có vào thời điểm cuối kỳ được phản ảnh ở phần
bên trái của bảng cân đối kế toán sẽ được chuyển thành số dư đầu kỳ của các tài khoản “tài
sản” kỳ sau, tức là ghi bên nợ.
- Tài khoản “nguồn vốn”
+ Số thực có về các loại nguồn vốn lúc đầu kỳ được phản ảnh ở phần bên phải của

bảng cân đố kế toán sẽ được chuyển thành số dư đầu kỳ của các tài khoản “nguồn vốn”
cũng ở bên phải, tức ở bên có.
+ Số tăng của nguồn vốn do các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tạo ra làm tăng số đầu kỳ
nên được ghi cùng bên với số dư đầu kỳ, tức là ghi bên có.
+ Số giảm xuống của nguồn vốn do các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tạo ra làm giảm số
đầu kỳ nên được ghi khác bên với số dư đầu kỳ, tức là ghi bên nợ.
+ Số dư cuối kỳ chính là số nguồn vốn hiện có vào thời điểm cuối kỳ được phản ảnh ở
phần bên phải của bảng cân đố kế toán sẽ được chuyển thành số dư đầu kỳ của các tài
khoản “tài sản” kỳ sau, tức là ghi bên có.
Các tài khoản “tài sản” đều có số dư ở bên nợ.
Các tài khoản “nguồn vốn” đều có số dư ở bên có.
Tổng tài sản luôn bằng tổng nguồn vốn do đó “tổng số dư nợ của tất cả các tài khoản”
luôn luôn phải bằng “tổng số dư có của tất cả các tài khoản”
Σ số dư nợ = Σ số dư có
Trong kế toán mỗi tháng coi như một kỳ. cuối tháng kế toán phải khóa sổ kế toán, tính
tổng số phát sinh tăng, tổng số phát sinh giảm trong tháng và tính ra số còn lại vào thời
điểm cuối tháng của từng đối tượng tài sản hay nguồn vốn gọi là số dư cuối kỳ. số dư cuối
kỳ này cũng chính là số dư đầu kỳ của kỳ sau. Công thức chung để tính số dư cuối kỳ của
các tài khoản kế toán như sau:

Thí dụ 1 về cách ghi tài khoản “tài sản”.
Đơn vị X có số dư đầu kỳ của tài khoản tiền mặt 10.000.000đ
Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
1. Thu tiền bán hàng bằng tiền mặt: 50.000.000đ
2. Chi tiền mặt trả lương cho cán bộ công nhân viên: 30.000.000 đ
3. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ: 30.000.000đ
4. Khách hàng trả nợ bằng tiền mặt: 5.000.000đ
5. Chi tiền mặt mua hàng hóa về nhập kho: 40.000.000đ
Yêu cầu: Phản ảnh tình hình trên vào tài khoản “tiền mặt”(đơn vị tr)
Nợ TK “ TM “ Có

SDĐK: 10 30 (2)
23
Số dư Số dư Tổng số PS Tổng số PS
Cuối kỳ = đầu kỳ + tăng lên trong kỳ - giảm xuống trong kỳ
(1) 50 40 (5)
(3) 30
(4) 5
85 70
SDCK: 25
Thí dụ 2 về cách ghi tài khoản “nguồn vốn”.
Đơn vị X có số dư đầu kỳ của tài khoản “phải trả người bán”(PTNB) 100.000.000đ
Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
1. Vay ngắn hạn trả cho người bán: 50.000.000đ
2. Mua chụi hàng hóa về nhập kho trị giá: 60.000.000 đ
3. Trả nợ cho người bán bằng tiền mặt: 20.000.000đ
4. Nhận hóa đơn tiền điện phải trả: 4.000.000đ.
5. Thanh toán tiền điện bằng chuyển khoản: 4.000.000đ
Yêu cầu: Phản ảnh tình hình trên vào tài khoản “PTNB” (đơn vị tr)
Nợ TK “PTNB “ Có
SDĐK: 100
(1) 50 (2) 60
(3) 20
(5) 4 (4) 4
74 64
SDCK: 90
b. Tài khoản thuộc báo cáo kết quả HĐKD
Căn cứ vào nội dung các chỉ tiêu được trình bày trên báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh ta có 3 loại tài khoản: tài khoản doanh thu; tài khoản chi phí và tài khoản xác định kết
quả. Đây là những tài khoản dùng để phản ảnh quá trình kinh doanh và kết quả lỗ (lãi) của
từng kỳ kế toán. Cách ghi chép vào các tài khoản này như sau:

- Đối với TK doanh thu và thu nhập khác
Vào thời điểm ghi chép doanh thu được hưởng, doanh thu đã nhận được một khoản sẽ
thu một tài sản như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng,…làm tăng tổng tài sản của doanh nghiệp. Vì
nợ phải trả không ảnh hưởng bởi nghiệp vụ này nên nguồn vốn chủ sở hữu tăng một khoản
tiền bằng doanh thu. Hay nói cách khác doanh thu làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu. Như vậy
khi ghi nhận doanh thu được hưởng ta sẽ ghi vào bên có của tài khoản “doanh thu” thay vì ghi
bên có của nguồn vốn chủ sở hữu. Khi ghi nhận doanh thu giảm sẽ ghi vào bên nợ.
Tài khoản doanh thu luôn có kết số ở bên có là yếu tố dương để tạo ra lợi nhuận. Đến
cuối kỳ toàn bộ doanh thu được hưởng trong kỳ sẽ chuyển sang tài khoản “xác định kết quả”
để tính “lỗ” lãi do đó tài khoản doanh thu sẽ kết toán, tức là không có số dư cuối kỳ.
Kết cấu của tài khoản doanh thu như sau:
N TK “ Doanh thu” C
24
Phát sinh giảm Phát sinh tăng
Kết chuyển cuối kỳ
Dư = 0
- Đối với tài khoản chi phí
Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình phát sinh các chi
phí cần thiết để tìm kiếm doanh thu được hưởng như: chi phí sản xuất sản phẩm, chi phí bán
hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Khi phát sinh những chi phí này thì tài sản doanh nghiệp
sẽ bị giảm xuống. Nợ phải trả không bị ảnh hưởng của những nghiệp vụ này cho nên nguồn
vốn chủ sở hữu sẽ giảm xuống một khoản bằng với chi phí đã chi ra. Hay nói cách khác chi
phí hoạt động làm giảm nguồn vốn chủ sở hữu, cho nên các chi phí phát sinh sẽ được ghi bên
nợ các tài khoản chi phí thay vì ghi vào bên nợ của các tài khoản nguồn vốn chủ sở hữu.Khi
ghi nhận chi phí giảm sẽ ghi vào bên có.
Tài khoản chi phí luôn có kết số ở bên nợ là yếu tố âm được trừ ra khỏi doanh thu khi
tính lãi (lỗ). Đến cuối kỳ toàn bộ chi phí được trừ ra khỏi doanh thu để xác định kết quả kinh
doanh phát sinh trong kỳ sẽ chuyển sang tài khoản “xác định kết quả” để tính “lỗ” lãi, do đó
tài khoản chi phí sẽ kết toán, tức là không có số dư cuối kỳ.
Đối với các chi phí SX sản phẩm phát sinh trong kỳ thì cuối kỳ sẽ được chuyển sang TK

“CPSXKD” để xác định kết quả sản xuất và tính giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành trong
kỳ, do đó những tài khoản này cũng kết toán lúc cuối kỳ.
Kết cấu của tài khoản “Chi phí” như sau:
N TK “Chi phí” C
Phát sinh tăng Phát sinh giảm
kết chuyển cuối kỳ

Số dư = 0
- Đối với tài khoản xác định kết quả
Doanh thu và chi phí có quan hệ mật thiết với nhau và thường được báo cáo theo kỳ kế
toán, số liệu của các tài khoản “doanh thu” và “chi phí” này sẽ được chuyển sang tài khoản
“xác định kết quả” vào lúc cuối kỳ để tính lãi, lỗ. Nếu doanh thu lớn hơn chi phí thì có kết quả
lãi, ngược lại doanh thu nhỏ hơn chi phí thì có kết quả lỗ. Kết quả lỗ hay lãi được chuyển sang
tài khoản lãi chưa phân phối để làm tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu. Do dó tài khoản “xác
định kết quả” cũng không có số dư cuối kỳ.
Khi chuyển doanh thu và chi phí sang tài khoản xác định kết quả cũng như chuyển kết
quả lãi lỗ sang tài khoản lãi chưa phân phối phải bảo đảm ghi cùng bên để không ảnh hưởng
đến sự cân bằng của tổng số dư nợ và tổng số dư có của các tài khoản kế toán. Do đó khi
chuyển doanh thu sang tài khoản xác định kết quả thì ghi bên có tài khoản này, chuyển chi phí
sang tài khoản xác định kết quả sẽ ghi bên nợ tài khoản này và chuyển lỗ, lãi sang tài khoản lãi
chưa phân phối cũng thực hiện theo nguyên tắc này.
Kết cấu của tài khoản xác định kết quả như sau:
25

×