Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

môn kinh tế vĩ mô_ quản trị kinh doanh, tài chính, kế toán....

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.67 KB, 15 trang )

Kinh tế vĩ mơ

Lời nói đầu
Kể từ khi thực hiện chính sách mở cửa, chuyển nền kinh tế kế hoạch
hố tập trung sang hoạt động theo cơ chế thị trường, toàn bộ hệ thống tổ
chức và hoạt động của ngân hàng Việt Nam đã được đổi mới sâu sắc và đã
đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ. Nhờ đổi mới tồn diện
chính sách tiền tệ từ hoạch định đến chỉ đạo thực hiện, bằng việc sử dụng
các giải pháp tình thế mạnh dạn lúc đầu, đến sử dụng có hiệu quả các
cơng cụ của chính sách tiền tệ, lạm phát đã được đẩy lùi và kiềm chế ở
mức thấp; yêu cầu ổn định tiền tệ bước đầu được thực hiện, góp phần thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế, phục vụ phát triển nền kinh tế nhiều thành phần
vận hành theo cơ chế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Tuy
nhiên trong việc vận hành các công cụ của chính sách tiền tệ chúng ta cịn
gặp nhiều trở ngại trước hết là sự am hiểu về một phương pháp điều hành
mới còn nhiều hạn chế trong khi nền kinh tế chuyển đổi còn thiếu những
điều kiện để điều hành chính sách tiền tệ theo nghĩa gốc của mỗi cơng cụ.
Vì vậy, việc lựa chọn giải pháp nào để xây dựng và điều hành chính sách
tiền tệ quốc gia có hiệu quả nhất vẫn cịn là một ẩn số và chắc chắn có
những bất cập là điều khó tránh khỏi.
Trong đề tài "Sử dụng chính sách tiền tệ nhằm kiểm sốt lạm phát ở
Việt Nam" em xin trình bày hai phần chính:
Phần I: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
NHẰM KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
Phần II: GIẢI PHÁP
Lạm phát ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống kinh tế xã hội, cho nên
ảnh hưởng đến mỗi cá nhân trong xã hội. Mặt khác việc nghiên cứu đề tài
"Sử dụng CSTT trong việc kiểm soát lạm phát" giúp cho bản thân em nắm
vững những kiến thức cơ bản của ngành quản trị kinh doanh, nhằm phục
vụ tốt cho việc học tập. Do đó đề tài "Sử dụng CSTT trong việc kiểm sốt
lạm phát" có ý nghĩa thiết thực đối với bản thân.


Bài viết của em vẫn còn nhiều thiếu sót. Mong thầy cơ hướng dẫn
thêm.

1


Kinh tế vĩ mơ

MỤC LỤC
Lời nói đầu
....................................................................................................................
1
Mục lục
....................................................................................................................
2
Danh mục chữ viết tắt
....................................................................................................................
3
Tài liệu tham khảo
....................................................................................................................
3
PHẦN I:THỰC TRẠNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG CHÍNH SÁCH
TIỀN TỆ NHẰM KIỂM SỐT LẠM PHÁT NHỮNG NĂM QUA
Ở VIỆT NAM
....................................................................................................................
4
I.Tổng quan nền kinh tế Việt Nam
....................................................................................................................
4
II. Thực trạng chính sách tiền tệ nhằm kiểm sốt lạm phát ở Việt

Nam
....................................................................................................................
6
1. Lãi suất
....................................................................................................................
6
2. Hạn mức tín dụng
....................................................................................................................
8
3. Tái chiết khấu
....................................................................................................................
9
4. Dự trữ bắt buộc
....................................................................................................................
9
5. Tỷ giá

2


Kinh tế vĩ mô
....................................................................................................................
10
6.Hoạt động thị trường mở
....................................................................................................................
10
PHẦN II: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN ĐIỀU HÀNH CHÍNH
SÁCH TIỀN TỆ NHẰM KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
....................................................................................................................
12

I. Mục tiêu phát triển kinh tế đến 2020
....................................................................................................................
12
II. Giải pháp hồn thiện chính sách tiền tệ trong việc kiểm soát lạm
phát
....................................................................................................................
12
1. Thực hiện điều chỉnh lãi suất linh hoạt
....................................................................................................................
12
2. Kiểm sốt tăng trưởng tín dụng
....................................................................................................................
13
3.Tái chiết khấu.
....................................................................................................................
13
4. Dự trữ bắt buộc
....................................................................................................................
13
5. Điều hành chính sác tỷ giá linh hoạt
....................................................................................................................
14
6. Hoạt động thị trường mở
....................................................................................................................
14
KẾT LUẬN
....................................................................................................................
15

3



Kinh tế vĩ mô
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CPI
CSTT
DTBB
GDP
NHNNVN
NHNN
NHTM
NHTW
NVTTM
TCTD
USD
VND
LSCB
NVTTM

Chỉ số giá tiêu dùng
Chính sách tiền tệ
Dự trữ bắt buộc
Tổng sản phẩm quốc gia
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng trung ương
Nghiệp vụ thị trường mở
Tổ chức tín dụng
Đồng đơ la Mỹ

Việt Nam đồng
Lãi suất cơ bản
Nghiệp vụ thị trường mở

TÀI LIỆU THAM KHẢO
www.4share.vn- báo cáo chính sách kiểm sốt lạm phát
www.Tailieu.vn- chính sách kiểm sốt lạm phát ở Việt Nam
www.KILOBOOKS.com

4


Kinh tế vĩ mô
Phần I

THỰC TRẠNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG CỤ CHÍNH SÁCH
TIỀN TỆ NHẰM KIỂM SỐT LẠM PHÁT NHỮNG NĂM
QUA Ở VIỆT NAM
I.Tổng quan tình hình kinh tế tại Việt Nam
Chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới
giá xăng dầu và các nguyên liệu đầu vào, hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu
những tháng đầu năm tăng vọt đến những giữa năm lại có xu hướng
giảm. Tốc độ GDP năm 2008 tăng 6,18% so với năm 2007, lạm phát
bình quân tăng 22,97%. Theo đà suy giảm kinh tế những tháng cuối năm
2008, tốc độ tăng trưởng GDP quý I/2009 chỉ đạt 3,14% là quý có tốc đọ
tăng thấp nhất trong nhiều năm gần đây; nhưng quý II,III và IV của năm
2009, tốc độ tăng GDP đã nâng dần lên lên lần lượt là 4,46%; 6,04% và
6,9%. Tính chung cả năm 2009, GDP tăng 5,32%.Tốc độ tăng trưởng
kinh tế năm 2009 tuy vẫn thấp hơn tốc đọ tăng 6,18% của năm 2008,
nhưng đã vượt qua mục tiêu tăng 5% của kế hoạch.

GDP quý I/2010 ước tính tăng 5,38% so với cùng kỳ năm 2009. Tốc
độ tăng GDP quý I tuy chưa bằng mục tiêu tăng 6,5% đề ra cho cả năm
nhưng cao hơn nhiều so với quý I/2009, chứng tỏ nền kinh tế nước ta
đang tiếp tục phục hồi và tăng trưởng nhanh dần. CPI tháng 3/2010 tăng
9,46% so với cùng kỳ năm 2009 và tăng 4,12% so với tháng 12/2009.
Gía tiêu dùng bình qn quý I/2010 tăng 8,51% so với giá tiêu dùng
bình quân quý I/2009. CPI tháng 1-2012 đã tăng 1% so với tháng trước
và tháng 2-2012 tăng 1,37% - tức bằng mức cùng kỳ năm 2009, nhưng là
mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua... Mới đây, chỉ số giá tiêu dùng
(CPI) tháng 9-2012 tăng vọt 2,2% so với tháng 8 và tăng 5,13% tính từ
đầu năm đến giờ.
CPI tháng 9 tăng ở mức cao nhất kể từ tháng 6-2011. Trong tám
tháng trước đó, CPI chỉ tăng bình qn mỗi tháng 0,2%. Nếu so với cùng
kỳ năm trước, CPI tháng 9 tăng gần 6,5%. Tất cả thông số này đều cao
hơn dự báo của hầu hết chuyên gia kinh tế trong và ngồi nước. Trong 11
nhóm hàng hóa tính trong rổ chỉ số CPI, có bốn nhóm giá cả tăng bất
thường là thuốc và dịch vụ y tế tăng 17,02%; giáo dục tăng 10,5%; giao
thông tăng 3,83%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng
2,28%. Giá cả dịch vụ y tế tăng đột biến do điều chỉnh giá viện phí. Giá
cả dịch vụ giáo dục tăng ào ạt do điều chỉnh học phí trong tháng tựu
trường. Giá cả hàng hóa giao thơng, chất đốt, vật liệu xây dựng tăng có
nguyên nhân lớn điều chỉnh giá xăng dầu. Bảy nhóm hàng hóa cịn lại
giá cả chỉ tăng khoảng 0,07%.

5


Kinh tế vĩ mô
Chỉ số CPI tăng bất ngờ trong bối cảnh các doanh nghiệp độc quyền
xăng, dầu, điện, than liên tục đòi tăng giá. Một số nhà hoạch định chính

sách và chun gia kinh tế bắt đầu có tâm lý phơi phới nhận định CPI cả
năm 2012 hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu 7% để phát đi tín hiệu nới
lỏng tiền tệ và tài khóa. Đứng trước việc số lượng doanh nghiệp phá sản
ngày càng cao, tín hiệu nới lỏng tiền tệ xuất hiện với tần suất nhiều hơn
từ các nhà hoạch định chính sách dù các thông điệp vẫn theo điệp khúc
“linh hoạt”, “thận trọng” để đề phòng .
Đối với người dân và doanh nghiệp, mùi lạm phát đâu đó và khơng
biết khi nào xuất hiện khiến họ thắt chặt chi tiêu hơn, tiết kiệm nhiều hơn
và phòng thủ nhiều hơn. Tâm lý e ngại rủi ro còn được khuếch đại thêm
trong bối cảnh kinh tế tồn cầu vẫn cịn khá u ám. Điều này làm dòng
tiền bơm ra thị trường qua việc liên tục nới lỏng lãi suất dồn dập và đầu
tư công - bất chấp khuyến cáo của Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Thế
giới và các chuyên gia kinh tế - chỉ khiến tiền chảy lịng vịng đâu đó mà
khơng chảy nhiều vào sản xuất và tiêu dùng. Đây có thể là yếu tố ẩn vẫn
chưa được nhận diện thấu đáo về chỉ số CPI tháng 9 vừa qua và từ nay
đến cuối năm. Nếu như yếu tố ẩn này chưa được phân tích một cách
khoa học và khách quan thì việc nới lỏng dần chính sách tiền tệ và tài
khóa có thể dẫn đến hậu quả. Đó là lạm phát cao có khả năng rất lớn xuất
hiện trở lại vào năm 2013.
Lạm phát ở VN có qn tính rất dai dẳng. Chống lạm phát ở VN rất
khó và quá tốn kém. Để đưa lạm phát từ mức hai con số liên tục những
năm trước đây về mức lạm phát một con số năm 2012 đòi hỏi một cái giá
phải trả quá lớn là sản xuất đình đốn, doanh nghiệp phá sản hàng loạt.
Các nhóm lợi ích cũng nhanh nhạy đánh hơi cơ hội từ việc Chính phủ áp
dụng một số biện pháp hành chính kiểm sốt lạm phát trong lĩnh vực tài
chính tiền tệ để tiến hành trục lợi. Cái giá phải trả của chống lạm phát ở
nước ta còn lây lan sang cả lĩnh vực rất nhạy cảm là ngân hàng.
Nói như thế để thấy sự hi sinh của cả nền kinh tế là quá lớn nhằm có
thể đưa lạm phát trở về một con số. Tuy nhiên, để lạm phát nhảy vọt từ
một con số lên hai con số thì lại rất nhanh và rất dễ dàng. Đây là điều

chúng ta gọi là quán tính dai dẳng của lạm phát: chống lạm phát rất khó
nhưng để lạm phát quay đầu trở lại với hai con số lại rất nhanh và rất dễ.
Điều này địi hỏi Chính phủ cũng phải kiên trì và quyết liệt chống lạm
phát tới cùng và ln qn triệt trong mọi tình huống một tầm nhìn dài
hạn trong cơng cuộc chống lạm phát. Chính phủ phải ln đặt câu hỏi bài
tốn lợi ích và chi phí. Chúng ta sẽ nhận được bao nhiêu bằng việc liên
tục nới lỏng lãi suất, bằng việc nới lỏng đầu tư cơng, bằng việc liên tục
các doanh nghiệp độc quyền địi tăng giá? Và chúng ta phải trả cái giá

6


Kinh tế vĩ mô
bao nhiêu cho cuộc chiến trường kỳ chống lạm phát, nhiều đến mức đôi
khi không thể đo lường hết vì có cả yếu tố niềm tin?
Về mặt lý thuyết, cách nay vài tháng, ai cũng có thể mường tượng
lạm phát cả năm 2012 chỉ 7-8% và cũng từ đó Ngân hàng Nhà nước bắt
đầu có dấu hiệu chủ quan bằng việc dồn dập hạ lãi suất và nới lỏng tiền
tệ. Ai cũng có thể dễ dàng nói được câu, rằng “nới lỏng” nhưng phải
“thận trọng” và “chặt chẽ”. Nhưng điều quan trọng nhất mà ít ai để ý là
việc một ngân hàng trung ương tham gia vào chính sách nới lỏng tiền tệ
thì dễ nhưng thốt ra rất khó.
Trong mơi trường qn tính dai dẳng cao của lạm phát ở VN, việc
thốt ra khỏi chính sách nới lỏng tiền tệ càng khó khăn gấp bội phần vì
phải thắt chặt tiền tệ mạnh mới đủ liều. Các doanh nghiệp mà chủ yếu từ
khu vực doanh nghiệp nhà nước và các tập đồn kinh tế, các ơng chủ bất
động sản và chứng khốn từ lâu có căn bệnh nghiện dịng tiền rẻ từ lãi
suất thấp. Nếu bất thình lình thắt chặt mạnh tiền tệ để chống lạm phát, đổ
vỡ sẽ rất lớn.
II. Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm sốt lạm

phát ở Việt Nam
1.Cơng cụ lãi suất
Ngày 26/2/2010 NHNNVN đã ban hành Thông tư số
07/2010/TTNHNN qui định việc cho vay bằng VND theo lãi suất thỏa
thuận của các TCTD đối với khách hàng. Việc ban hành Thông tư 07
giúp lãi suất dẫn được trả về cho thị trường, qua đó khơi thơng được
nguồn vốn tín dụng trung – dài hạn, mang lại nhiều lợi ích cho các
TCTD( doanh thu, cơ hội kinh doanh, v.v...) và cho nền kinh tế. Đây là
dấu hiệu của việc nới lỏng CSTT của NHNNVN trong những tháng đầu
năm 2010. Việc tiếp cận vốn của các doanh nghiệp lại phụ thuộc chủ yếu
vào bản thân các doanh nghiệp, thúc đẩy các doanh nghiệp sử dụng vốn
vay có hiệu quả và bỏ ra chi phí hợp lí cho các khoản vay của mình.
Bước vào năm 2008, thị trường tài chính phát triển quá nóng do
những ảnh hưởng tiêu cực từ các diễn biến phức tạp và hậu quả nặng nề
của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu. Lãi suất huy động VND liên
tục tăng tại các TCTD, nhu cầu về vốn tăng nhanh khiến các TCTD đua
nhau tăng lãi suất huy động tiền gửi. trước tình hình đó, NHNNVN đã ra
cơng điện số 02/CĐ-NHNN về việc yêu cầu các NHTM không được tăng
lãi suất quá 12%/năm. Ngày 11/6/2008, NHNNVN điều chỉnh lãi suất từ
12% lên 14%/năm, nhiều NHTM đã điều chỉnh lãi suất ở mức cao 17,518,5%/ năm. Càng về cuối năm lãi suất huy động tiền gửi càng mạnh,
cho đến tháng 11/2008, mức lãi suất huy động tiền gửi vào mức thấp

7


Kinh tế vĩ mô
nhất, giảm khoảng 9-9,5% so với thời điểm cao nhất của năm (17,518,5%/năm).
Năm 2009 với gánh nặng từ cuộc khủng hoảng bên ngoài, gánh
nặng từ trách nhiệm mà Chính phủ đặt lên vai với vai trị làm kênh dẫn
xuất các chính sách tài khóa, tiền tệ phục vụ tăng tưởng kinh tế, ưu tiên

hàng đầu của Nhà nước trong bối cảnh suy thối chung tồn cầu,
NHNNVN đã có những bước đi thận trọng nhưng khá linh hoạt. mặc dù
lãi suất cơ bản năm 2009 không biến động nhiều như năm 2008 nhưng
lại được giữ khá lâu ở mức 7% khiến cho hoạt động ngân hàng có nhiều
lúc trở nên khó khăn khi lãi suất cho vay bị khống chế ở mức trần 10,5%
còn lãi suất huy động thì đã lên tới 9,99% nhưng hệ thống ngân hàng vẫn
cố gắng phát huy tốt nhất vai trị của mình là kênh truyền dẫn vốn cho
nền kinh tế, đặc biệt là dịng vốn hỗ trợ lãi suất của Chính phủ. Đó thực
sự là một nỗ lực khơng thể phủ nhận của hệ thống NHVN.
Để khắc phục những hạn chế, yếu kém về kinh tế vĩ mơ, tháng
2/2011 Chính phủ Việt Nam đã có Nghị quyết 11 tập trung “ưu tiên kiềm
chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội” với 6 gói
các biện pháp chính sách, bao gồm: “Thắt chặt chính sách tiền tệ; thắt
chặt chính sách tài chính; kìm hãm thâm hụt thương mại; tăng giá điện
đồng thời với việc hỗ trợ người nghèo và sử dụng một cơ chế mang tính
thị trường hơn đối với việc định giá xăng dầu; tăng cường an sinh xã hội;
nâng cao hiệu quả việc phổ biến thơng tin chính sách”. Triển khai Nghị
quyết 11, NHNNVN đã điều chỉnh mục tiêu trần tăng trưởng tín dụng từ
23% xuống còn 20% trong năm, và tăng trưởng nguồn cung tiền (M2)
trong năm 2011 từ 21-24% xuống còn 15-16%. Cả hai mục tiêu này đều
được điều chỉnh thấp hơn khá nhiều so với năm 2010 (năm 2010 tín dụng
tăng ở mức 32,4% và M2 tăng 33,3%).
Như vậy, có thể kết luận rằng xu hướng chung trong việc điều chỉnh
công cụ lãi suất nhằm chống lại sự gia tăng của CPI qua các năm là sự
tăng lên của lãi suất. Để giữ cho nền kinh tế không bị thừa cung tiền tệ,
NNTW đã liên tục điều chỉnh lãi suất nhằm thu hút nguồn vốn trên nền
kinh tế, từ đó giảm cung về tiền tệ, góp phần giảm bớt sức ép tăng giá.
2.Hạn mức tín dụng
Bằng cơng cụ hạn mức tín dụng, NHNNVN quy định cho các
NHTM một mức tăng trưởng tín dụng tối đa trong một thời gian nhất

định. Đây là một biện pháp mạnh, mang tính hành chính, có hiệu lực
đáng kể. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, cung cầu tín dụng ln
biến động khơng ngừng. Cho nên cơng cụ này ít được NHNNVN áp
dụng.

8


Kinh tế vĩ mô
Trong năm 2008, đứng trước nạn lạm phát cao, để kiềm chế lạm
phát và ổn định thị trường tiền tệ, NHNNVN đã khống chế tăng trưởng
cung tín dụng của các NHTM ở hạn mức không vượt quá 30%. Kết quả
là do dư nợ chi ay của toàn hệ thống ngân hàng tăng 25,43%, trong đó
tăng trưởng tín dụng bằng VND đạt 27,56% và tăng trưởng tín dụng đạt
bằng ngoại tệ đạt 17,61%.
Năm 2009, NHNNVN đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng mức tín dụng
đạt 30%. Đến cuối tháng 5 năm 2009, tăng trưởng tín dụng chính thức
của chúng ta là tăng 14,01% so với cuối năm 2008. Tính đến 6 tháng đầu
năm 2009, tăng trưởng tín dụng đã đạt 17,01% so với cuối năm 2008.
Theo văn bản số 193/TB-VCCP của Văn phịng Chính phủ ngày
06/07/2009, trong buổi làm việc với NHNNVN về việc điều hành CSTT
và hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và giải pháp thực hiện CSTT 6
tháng cuối năm vào ngày 26/6/2009, Thủ tướng đã yêu cầu giảm mục
tiêu tăng trưởng tín dụng từ 30% xuống khoảng27%, điều hành tổng
phương diện thanh toán tăng khoảng 25% nhằm phục vụ mục tiêu tăng
trưởng kinh tế 5% khống chế lạm phát ở mức một con số trong năm
2009.
Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ 2010 nhành ngân hàng tổ chức
ngày 23/12/2009 tại Hà Nội cho biết tăng trưởng tín dụng năm 2010 của
hệ thống ngân hàng đặt kế hoạch 25%. Điểm đáng chú ý là thơng tin

cơng bố cho thấy tăng trưởng tín dụng trong tháng 2 đã bắt đầu tăng trở
lại , đạt 1,14% trong khi tháng 1 chỉ tăng 0,26%, tháng 12/2009 chỉ tăng
0,72%. Trong hai tháng đầu năm 2010, tăng trưởng tín dụng tính chung
ước tăng 1,4%; hai tháng cùng kỳ năm 2009 cũng chỉ tăng 1,82% ; cá
biệt trong năm 2006 là mức giảm 1,45%. Trong năm 2009, tăng trưởng
tín dụng bắt đầu tăng mạnh từ tháng 3 và duy trì ở mức cao trong q II.
Tóm lại, nhìn chung từ năm 2004 đến nay NHTW thường áp dụng
các chính sách điều chỉnh hạn mức tín dụng theo hướng thắt chặt, tức là
hạ thấp mức cung tín dụng, khống chế dư nợ cho vay đầu tư, từ đó giúp
tăng dư nợ cho vay của tồn hệ thống ngân hàng, góp phần giảm mức
cung ứng tiền tệ trong nền kinh tế.
3. Chiết khấu
Trong những tháng đầu năm 2008, các TCTD có khó khăn tạm thời
về khả dụng, NHNNVN đã thực hiện tái cấp vốn cho các NHTM có quy
mơ nhỏ. Việc NHNNVN hỗ trợ vốn cho các NHTM đã có tác động tích
cực trong việc ổn định thị trường tiền tệ. Từ quý IV năm 2008, khi tình
hình thị trường tiền tệ từng bước đi vào ổn định, nguồn vốn của các

9


Kinh tế vĩ mô
TCTD đã được đảm bảo nên nhu cầu vay tái cấp vốn của các NHTM đã
giảm.
Trong năm 2009, NHNNVN ra quyết định số 173/QĐ-NHNN thay
thế cho quyết định về mức lãi suất tái cấp vốn là 8%/năm và lãi suất chiết
khấu 6%/năm. Ngày 10/4/2009, NHNNVN ra Quyết định số 837/QĐNHNN thay thế cho quyết định số 173/QĐ-NHNN. Cụ thể như sau: lãi
suất tái cấp vốn giảm từ 8%/năm xuống còn 7%/năm, lãi suất chiết khấu
giảm từ 6%/năm xuống còn 5%/năm. Một lần nữa, NHNNVN nâng lãi
suất tái cấp vốn tăng từ 75% lên 8%/năm, lãi suất chiết khấu tăng từ 5%

lên 6%/năm áp dụng từ 1/12/2009.
Nhìn chung qua các năm lãi suất chiết khấu cũng được điều chỉnh
theo xu hướng tăng dần. Trong điều kiện nền kinh tế đang có những dấu
hiệu lạm phát gia tăng thì việc áp dụng tăng lãi suất chiết khấu sẽ làm
giảm khả năng cho vay của các NHTM, giảm dư lượng vốn cho vay, từ
đó làm giảm dư nợ cho vay tín dụng của các NHTM.
4.Dự trữ bắt buộc
Trước diễn biến phức tạp của CPI trong năm 2007 và đầu tháng
1/2008, NHNNVN đã ban hành các giải pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ tốc
độ tăng trưởng tín dụng và tổng phương diện thanh toán của các TCTD.
Bước đi đầu tiên trong gói các giải pháp thắt chặt tiền tệ là ngày
16/1/2008, NHNNVN ban hành quyết định số 187/2008/QĐ-NHNN điều
chỉnh DTBB đối với ngân hàng tăng thêm 1% ở các loại tiền gửi được
hành. Nếu so sánh với tỷ lệ DTBB tại quyết định 1141/2007 thì mức tăng
1% là khơng lớn. Tuy nhiên, nếu xem xét số tiền mà các TCTD phải hút
tiền từ lưu thơng về thì khơng nhỏ, đặc biệt trong bối cảnh thị trường tiền
tệ và chứng khoán đang trong thời điểm cực kỳ nhạy cảm.
Đến đầu năm 2009, NHNNVN ra quyết định số 379/QĐ-NHNN ra
ngày 24/2/2009 về việc thay đổi DTBB đối với tiền đồng Viêt Nam của
các TCTD. Trong đó các NHTM Nhà nước, NHTM có 100% vốn nước
ngồi, cơng ty tài chính là 3% trên tổng số dư tiền gửi phải DTBB. Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, NHTM cổ phần
nông thôn, Qũy tín dụng nhân dân Trung ương là 1% trên tổng số dư tiền
gửi phải DTBB. Mục đích của việc điều hành các CSTT nêu trên là nhằm
ổn định thị trường tiền tệ, lãi suất, tỷ giá và hỗ trợ vốn khả dụng cho các
TCTD có điều kiện mở rộng huy động vốn và tín dụng có hiệu quả đối với
nền kinh tế, kể cả việc cho vay đối với nền kinh tế, kể cả việc vau đối với
các dự án đầu tư theo chương trình kích cầu của Chính phủ.
Trong tình hình chỉ số lạm phát liên tục tăng, NHNNVN đã điều
hành công cụ DTBB một cách thận trọng nhằm ổn định thị trường tiền tệ,


10


Kinh tế vĩ mơ
lãi suất, tỷ giá. Điều đó góp phần kiềm chế lạm phát khá hiệu quả trong
thời gian qua.
5. Tỷ giá
Trong năm 2008, NHNNVN đã 3 lần nới lỏng biên độ tỷ giá giao
dịch giữa đồng Việt Nam và đôla Mỹ, đưa biên độ tỷ giá từ ± 0,75% lên
±1%, ±2% và ±3% so với thị trường liên ngân hàng.
Kế thừa những thành tựu đã đạt được trong những năm 2009, ngày
10/02/2010, NHNNVN đã quyết định điều chỉnh tỷ giá bình quân liên
quan ngân hàng, tăng 3,36% từ 17,961 lên 18,544 VND/1USD, theo
thông tư cố 03/2010/TTNHNN. Mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của
tổ chức kinh tế tại TCTD cũng được NHNNVN điều chỉnh xuống còn
1%/năm. Bên cạnh đó, NHNNVN ra quyết định số 74/QĐ-NHNN điều
chỉnh giảm mạnh DTBB bằng ngoại tệ từ 7% xuống 4% kể từ kỳ DTBB
tháng 2/2010. Sau khi quyết định trên được NHNNVN ban hành, diễn
biến tỷ giá đã có nhiều tín hiệu đáng mừng khi tỷ giá thị trường chính
thức duy trì xu hướng ổn định và tỷ giá tự do đang tiến gần sát với tỷ giá
chính thức, thậm chí đã có những thời điểm trong tháng 4/2010, tỷ giá
trên thị trường tự do đã thấp hơn cả giá của NHNNVN.
6. Hoạt động thị trường mở
Năm 2008, NVTTM đảo chiều so với năm 2007 với tổng số phiên
giao dịch là 402, tăng 147 phiên so với năm 2007; doanh số giao dịch đạt
1.036.066 tỷ đồng, tăng 148% so với năm 2007, trong đó doanh số mua
chiếm 91,42% và gấp 15 lần so với năm 2007,doanh số bán giảm 4,6%.
Đặc biệt, mức lãi suất đặt thầu trong một số phiên mua kỳ hạn trong quý
I/2008 ở mức rất cao, có lúc lên tới 40%/năm vì vậy NHNNVN đã áp

dụng phương thức đấu thầu khối lượng, lãi suất thống nhất cho tất cả ác
kỳ hạn giao dịch để ổn định lãi suất thị trường. Diễn biến này phản ánh
những biến động bất thường của thị trường tiền tệ năm 2008 và khó khăn
về thanh khoản của các TCTD. Kết quả giao dịch cụ thể của từng quý thể
hiện như sau:
Diễn biến giao dịch năm 2008 theo từng quý

11


Kinh tế vĩ mơ
Giao
dịch

Qúy I
S
(%)

Mua

kỳ hạn

Qúy II

Qúy III

Qúy IV

KL(TỶ)


S
(
%
)

KL(TỶ)

S
(%)

KL(TỶ)

1,88

445.000

5

283.100

3,6

28,3

7,75

1.578

4,5


74,896

KL(TỶ)

S
(%)

2,18

190.214

bán
hẳn

8,5

1.867

Bán

kỳ hạn

4,91

12.022

Có thể thấy, trong năm 2008 NVTTM có nhiều diễn biến phức tạp
song đã phát huy vai trị tích cực trong việc thực thi CSTT, góp phần kiểm
sốt lạm phát, đảm bảo khả năng thanh khoản cho các TCTD giữ vững
tính an toàn và bền vững của hệ thống Ngân hàng. Tuy nhiên, việc áp

dụng hình thức đấu thầu khối lượng cũng khiến chi các NHTM nhỏ, nắm
giữ ít giấy tờ có giá khơng cạnh tranh được về khối lượng đặt thầu với các
NHTM lớn nên chỉ trúng thầu với khối lượng ít và phải vay lại các
NHTM lớn với lãi suất cao hơn.
Thành viên tham gia thị trường mở ngày càng được tăng cường.Việc
NHNNVN điều hành linh hoạt NVTTM vói các quy trình thủ tục thuận
lợi đã ngày càng thu hút sự quan tâm của các TCTD. Đến nay, các thành
viên tham gia thường xuyên vào thị trường mở không chỉ có các NHTM
Nhà nước mà cịn có các NHTM cổ phần, NHTM liên doanh, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài như NHTM cổ phàn Hà Nội, NHTM cổ phần Kỹ
Thương, Citibank,v.v....
Phần II

GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
NHẰM MỤC TIÊU KIỂM SOÁT LẠM PHÁT
I.Mục tiêu phát triển kinh tế đến năm 2020
Theo Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng thì cứ 10 năm quy mô nền
kinh tế Việt Nam tăng gấp hai lần do đầu tư nước ngoài và việc cắt giảm
thuế giúp duy trì tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt vào khoảng 8%-10%
cho tới năm 2020.

12


Kinh tế vĩ mô
Đại hội IX của Đảng đã đè ra mục tiêu: nước ta trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Bên cạnh mục tiêu tổng quan
đó, các nhóm tiêu chí cũng đươc đưa ra nhằm cụ thể hóa mục tiêu nêu
trên. Nhóm tiêu chí về tăng trưởng kinh tế vĩ mô bao gồm bốn tiêu chí: (1)
về quy mơ của nền kinh tế, GDP năm 2020 đạt từ 180-200 tỷ USD; (2) về

tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2006-2010 đạt 9,2%- 10%/ năm;
(3) về GDP bình quân đầu người, năm 2020 mục tiêu đặt ra là 1800-2000
USD; (4) về tốc GDP bình quân đầu người trong giai đoạn 2006- 2020 đạt
từ 7%- 8,6%/ năm. Bên cạnh đó, muốn có vi thế nhất định trong khu vực,
GDP vủa Việt Nam phải đạt mức trung bình của 4 nước có GDP cao nhất
trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) là Malaysia, Thái Lan,
Philippin, Indonesia (200 tỷ USD) và tốc đọ tăng trưởng GDP bình quân
đầu người ở mức hai con số.
II.Giải pháp điều hành chính sách tiền tệ nhằm mục tiêu kiểm
sốt lạm phát
1. Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt
Thứ nhất, ngoại trừ điều kiện bất khả kháng, nên tiếp tục duy trì LSCB
như thời gian qua. Trong thời gian qua, LSCB đã thực sự trở tành công cụ
quan trọng trong điều hành CSTT, chỉ báo nhạy bén của thị trường tiền tệ.
Mỗi thay đổi của công cụ này đã gần như lập tức có tác dụng điều tiết rõ rệt
đối với thị trường, giữ LSCB cho thấy sự ổn định của thị trường tiền tệ. Mặt
khác, mức lãi suất thấp có tác dụng tích cực trong kích thíc đầu tư, giảm khó
khăn cho các doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vĩ mô – yếu tố rất
cần thiết trong giai đoạn “hậu suy thối”. Vì vậy, LSCB nên tiếp tục giữ ổn
định ở mức như hiện nay.
Thứ hai, nên xem xét thu hẹp phạm vi hỗ trợ lãi suất, tiến tới dừng thực
hiện hỗ trợ lãi suất. Gần đây NHNN đang có hướng hạn chế dần mucwcs
cung tiền với các biện pháp: không chế tăng trưởng dư nợ tín dụng của các
NHTM Nhà nước, giảm lãi suất DTBB, giảm tỉ lệcho vay trung dài hạn trên
tổng nguồn vốn ngắn hạn từ 40% xuống cịn 30%.
Thứ ba, duy trì việc tự do hóa cơng cụ lãi suất, để NHNN thực sự là
người cho vay cuối cùng trên thị trường liên ngân hàng. Phải nói rằng, hạn
chế mức cung tiền trong thời điển hiện nay là một động thái đúng đắn khi tín
dụng có xu hướng tăng nóng và cần thiết để ngăn chặn nguy cơ lạm phát.
NHNN nên xem xét đề xuất với Chính phủ giảm dần, tiến tới ngừng hỗ trợ

lãi suất. Tiếp tục duy trì hõ trợ lãi suất một mặt sẽ tạo sức ép gia tăng lạm
phát, mặt khác có thể dẫn đến việc sử dụng vốn thiếu hiệu quả gây tác động
không tốt cho nền kinh tế và hệ lụy xấu cho NHTM. Dừng hỗ trợ lãi suất
cũng sẽ trực tiếp giảm áp lực bội chi nhân sách, giảm áp lực lạm phát.
2. Kiểm soát tăng trưởng tín dụng

13


Kinh tế vĩ mơ
Về kiểm sốt tăng trưởng tín dụng, bao gồm giảm dư nợ và tỷ trọng tín
dụng trung, dài hạn để phù hợp với quy mô và thời hạn huy động vốn. Tăng
vịng quay vốn tín dụng, sẽ giảm bớt khó khăn do thiếu vốn.
Trước mắt chỉ nên dành vốn vào những dự án nhanh tạo ra khối lượng
hạng hóa đáp ứng nhu cầu thiết yếu của xã hội. hạn chế đầu tư vào lĩnh vực
không tạo ra hàng hóa tiêu dùng hoặc đầu cơ lịng vịng trong nội bộ thị
trường tài chính, bởi chính khía cạnh này trong thời gian vừa qua đã tạo hiệu
ứng đẩy lạm phát lên cao cũng như gây khơng ít khó khăn cho NHTM.
3. Công cụ chiết khấu
Trước hết công cụ này cần xác định rõ mục tiêu điều hành là cung ứng
phương tiện thanh tốn ngắn hạn, qua đó tạo hành lang dao động cho lãi suất
ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, hạn chế tái cấp vốn theo mục tiêu chỉ định
với kỳ hạn dài, tạo tín hiệu cho thị trường. Khi thị trường mở chưa có điều
kiện phát triển thì tái cấp vốn cần được chú trọng trong trường hợp các
NHTM có nhu cầu bù đắp thiếu hụt thanh khoản ngoài dự kiến.
Trong những năm trước mắt, với điều kiện thị trường tiền tệ như hiện
nay thì nên chọn lãi suất tái cấp vốn là lãi suất trần, lãi suất chiết khấu là lãi
suất sàn. Khi hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng thực hiện bao trùm
trong tồn hệ thống, có thể xem xét nghiệp vụ thu chi với lãi suất cho vay
qua đêm của NHNN cần có tính định hướng như lãi suất trần trên thị trường

liên ngân hàng. Bên cạnh đó, NHNN cần nghiên cứu áp dụng cơng cụ dự
phịng dưới hình thức nhận tiền gửi ngắn hạn của TCTD tại NHNN. Lãi suất
tiền gửi có tính định hướng như lãi suất sàn trên thị trường liên ngân hàng,
các TCTD sẽ gửi tiền ngân tại NHNN khi khơng thể đầu tư dưới hình thức
nào khác.
4.Cơng cụ dự trữ bắt buộc
Cơng cụ DTBB cần được hồn thiện theo hướng nâng cao khả năng
kiểm soát tiền tệ của NHNN và tạo điều kiện cho các TCTD sử dụng vốn
linh hoạt, hiệu quả. Tỷ lệ DTBB cần được điều chỉnh linh hoạt, phối hợp
đồng bộ với việc điều chỉnh các cơng cụ khác của CSTT.
5.Điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt
Theo quan hệ cung cầu trên thị trường, trong mối quan hệ phối hợp với
lãi suất, có sự kiểm soát của Nhà nước nhằm đảm bảo các cân đối vĩ mơ:
kiểm sốt được lạm phát; kích thích xuất khẩu, kiểm sốt nhập khẩu; khuyến
khích đầu tư nước ngồi vào Việt Nam; khơng ảnh hưởng lớn đến việc
doanh nghiệp vay nợ bằng ngoại tệ; tạo điều kiện quản lý và thu hút nguồn
ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng; nâng cao quỹ dự trữ ngoại tệ của Nhà
nước. Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến cho các doanh nghiệp áp dụng các
cơng cụ phịng ngừa, bảo hiểm rủi ro tỷ giá.

14


Kinh tế vĩ mô
Phải ngăn chặn sự phát triển và tồn tại của thị trường ngoại tệ tự do.
Nhưng do cơ chế quản ký, điều hành nên thị trường tự do vẫn tồn tại. Vấn đề
dặt ra là cần thức hiện triệt để mục tiêu trên đất nước Việt Nam chỉ sự dụng
trên Việt Nam. Đồng thời thực hiện nhất quán mục tiêu ổn định tỷ giá, linh
hoạt can thiệp của NHNN trên thị trường tiền tệ.
6.Nghiệp vụ thị trường mở

Hiện nay, NVTTM được xem là công cụ hiệu quả nhất được
NHNNVN sử dụng để điều hành CSTT, tuy nhiên việc sử dụng cơng cụ này
vẫn cịn nhiều hạn chế như: các thành viên tham gia mới chủ yếu là các
NHTM Nhà nước, các loại giấy tờ sử dụng trên thị trường mở phong phú,
v.v... Do vậy, để phát huy hết hiệu quả của NVTTM, NHNN nên:
Thứ nhất, bổ sung thêm hàng hóa giao dịch trên thị trường mở. Để linh
hoạt trên thị trường thực sự sơi động thì một trong những điều kiện cần thiết
là phải bổ sung các loại hàng hóa cho thị trường, vì vậy, trong thời gian tới,
NHNN cần xem xét bổ sung thêm các loại giấy tờ có giá được phép giao
dịch trên thị trường mở. Bên cạnh các giấy tờ có giá do Bộ tài chính phát
hành thì NHNN có thể chấp nhận các loại giấy tờ có giá khác do ác tổ chức
tài chính, tín dụng lớn, có uy tín, các chính quyền địa phương,.... Việc đa
dạng hóa giao dịch trên thị trường mở sẽ thúc đẩy các NHTM đầu tư vào các
giấy tờ có giá này, từ đó tăng thêm tính thanh khoản cho các giấy tờ đó và
thúc đẩy sự phát triển của thị trường mua bán trái phiếu.
Thứ hai, cải tiến, nâng cấp và hồn thiện hạ tầng cơng nghệ cho thị
trường mở. Bên cạnh việc cải tiến, hoàn thiện các quy định thì NHNN cần
thực hiện đồng bộ việc cải tiến, nâng cấp hạ tầng công nghệ của thị trường
mở.
Thứ ba, nâng cao năng lực cán bộ xây dựng và điều hành NVTTM,
khơng chỉ ở NHNN mà cịn ở các TCTD thành viên.

15


Kinh tế vĩ mơ

Kết luận
Những vấn đề nghiên cứu của đề tài đã hệ thống hóa CSTT của
NHNNVN và đạt được những kết quả sau:

Thứ nhất là, hệ thống hóa lý luận về điều hành CSTT nhằm mục tiêu
kiểm soát lạm phát của NHTW.
Thứ hai, đánh giá thực trạng điều hành CSTT nhằm mục tiêu kiểm
sốt lạm phát, từ đó đưa ra những thành tựu đạt được và hạn chế trong
việc điều hành CSTT của NHNNVN.
Thứ ba, đề xuất giải pháp để hoàn thiện điều hành CSTT nhằm mục
tiêu kiểm soát lạm phát ở Việt Nam trong thời gian tới.
Thứ tư, đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội và các
Bộ, Ngành liên quan để có thể thực hiên thành công các giải pháp trên.
Điều hành CSTT linh hoạt nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát nhưng
vẫn hỗ trợ tốt cho tăng trưởng kinh tế là một vấn đề phức tạp và cấp thiết
trong thời điểm hiện nay. Chính vì vậy, nghiên cứu và đánh giá những
thành tựu cũng như những hạn chế của việc điều hành CSTT là việc rất
cần thiết, góp phần giúp NHNNVN có những điều chỉnh CSTT phù hợp
với thực tiễn và đạt hiệu quả cao.
Trong q trình nghiên cứu, do cịn thiếu kinh nghiệm nên chắc chắn
đề tài không tránh khỏi thiếu sót, vì vậy rất mong thầy cơ và các bạn đóng
góp ý kiến để tơi có thể hồn thiện đề tài tốt hơn nữa./.

16



×