Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Các phương pháp thăm dò động mạch vành trong bệnh Kawasaki ở trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (741.66 KB, 34 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ðẠI HỌC Y HÀ NỘI




ðặng Thị Hải Vân


Chuyên ñề tiến sĩ


CÁC PHƯƠNG PHÁP THĂM DÒ
ðỘNG MẠCH VÀNH TRONG BỆNH KAWASAKI
Ở TRẺ EM


Thuộc ñề tài nghiên cứu:

Nghiên cứu biến ñổi tim mạch trong bệnh Kawasaki ở trẻ em.


Chuyên ngành: Nhi khoa
Mã số: 3.01.43.




Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Lân Việt





HÀ NỘI - 2008


MỤC LỤC

Mở ñầu

I ðặc ñiểm giải phẫu của ñộng mạch vành
II Các phương pháp thăm dò ñộng mạch vành trong bệnh
Kawasaki ở trẻ em
1 Siêu âm tim
1.1. Siêu âm tim qua thành ngực
1.1.1. Các mặt cắt siêu âm khảo sát ñộng mạch vành ở bệnh nhân
Kawasaki
1.1.2. ðánh giá mức ñộ tổn thương ñộng mạch vành
1.1.3. ðánh giá các tổn thương khác trên siêu âm tim
1.1.4. Theo dõi tổn thương ñộng mạch vành bằng siêu âm tim
1.1.5. Siêu âm tim 3 chiều
1.1.6. Siêu âm tim gắng sức
1.2. Siêu âm trong lòng mạch
2. SPECT và PET
3. Chụp cắt lớp vi tính ñộng mạch vành
4. Chụp cộng hưởng từ ñộng mạch vành
5. Chụp ñộng mạch vành
6. Lựa chọn phương pháp thăm dò ñộng mạch vành ở bệnh nhân
Kawasaki


Kết luận















CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BSA Diện tích da.
ðMV ðộng mạch vành.
MSCT Chụp cắt lớp vi tính ña dãy ( multislice computed
tomography).

MRI Chụp cộng hưởng từ ( magnetic resonance imaging)
LAD ðộng mạch xuống trước trái ( Left anterior descending ).
Hoặc là ñộng mạch liên thất trước
LCX ðộng mạch mũ ( Left circumflex artery ).
LMCA Thân chung ñộng mạch vành trái (left main coronary
artery)

RCA ðộng mạch vành phải ( Right coronary artery).
PET Chụp cắt lớp bằng bức xạ Position
(Positron emission tomography)
SD ðộ lệch chuẩn.
SPECT Chụp cắt lớp bằng bức xạ ñơn photon
(Single-photon emission computed tomography).

1


MỞ ðẦU

Kawasaki là bệnh sốt cấp tính có viêm mạch hệ thống thường gặp ở trẻ nhỏ.
Bệnh ñược chia thành 3 giai ñoạn: giai ñoạn cấp, bán cấp và giai ñoạn muộn. Giai
ñoạn cấp kéo dài khoảng 1- 2 tuần, ñược ñặc trưng bởi triệu chứng sốt và các biểu
hiện viêm cấp. Giai ñoạn bán cấp bắt ñầu từ 2- 4 tuần sau khi bệnh khởi phát. Ở giai
ñoạn này bệnh nhân thường có dấu hiệu bong da ñầu chi và tổn thương ðMV. Giai
ñoạn muộn, không còn các triệu chứng lâm sàng [7], [30], [31]
Kawasaki là bệnh gây tổn thương các mạch máu nhỏ và vừa, ñặc biệt là tổn
thương ðMV. Ở Mỹ và Nhật bản, bệnh ñã trở thành bệnh tim mắc phải hàng ñầu ở
trẻ em. Tỷ lệ tổn thương ðMV theo các nghiên cứu trước ñây vào khoảng 25%. Tuy
nhiên kể từ khi ñưa Immuno globulin vào ñiều trị, tỷ lệ này ñã giảm xuống dưới
10% [7], [31], [35]. Tổn thương phình giãn có thể gặp ở cả các ñộng mạch khác như
ñộng mạch chậu, ñộng mạch ñùi và ñộng mạch thận. Trong suốt giai ñoạn cấp, các
tế bào viêm (bạch cầu trung tính, ñại thực bào, bạch cầu lympho và tương bào) thâm
nhiễm vào lớp tế bào nội mô và cơ trơn ở thành mạch làm cho chức năng lớp tế bào
nội mô suy giảm [25]. Thành mạch mất cấu trúc và trở nên yếu dẫn ñến phình giãn.
Ở giai ñoạn sau, tổn thương trở nên xơ và tạo sẹo. Tốc ñộ dòng máu tại chỗ phình sẽ
chậm lại, gây nguy cơ hình thành huyết khối làm hẹp, tắc lòng mạch [30], [35].
Khoảng hơn một nửa số bệnh nhân có tổn thương ðMV trong giai ñoạn cấp sẽ

hồi phục sau 1-2 năm. Những ñộng mạch chỉ bị giãn mức ñộ nhẹ và vừa có khả năng
hồi phục hơn những ñộng mạch phình lớn. Ở những ðMV có tổn thương không hồi
phục sẽ tiến triển ñến hẹp nhiều gây nhồi máu cơ tim cho trẻ. Biến chứng này hay
xảy ra trong năm ñầu sau khi bị bệnh. Ngoài ra nguy cơ vỡ phình ðMV cũng có thể
gặp [9], [22], [35], [44].
ðánh giá mức ñộ và vị trí tổn thương ðMV là rất cần thiết ñể quyết ñịnh phương
thức ñiều trị thích hợp. ðây thực sự là một thách thức ñối với các bác sĩ nhi khoa vì
nhiều bệnh nhân tiến triển tổn thương ðMV mà không có biểu hiện lâm sàng gì cho
ñến khi xuất hiện biến chứng nhồi máu cơ tim hoặc chết ñột tử [16]. Các phương
2

pháp thăm dò ðMV hiện nay hay ñược sử dụng là: Siêu âm tim, chụp cắt lớp vi tính
nhiều lớp, SPECT (single-photon emission computed tomography), chụp ðMV và
chụp cộng hưởng từ. Tuỳ theo từng giai ñoạn bệnh và ñiều kiện của từng nơi mà sử
dụng phương pháp thích hợp. Chuyên ñề này xin ñược ñề cập ñến:
Các phương pháp ñánh giá tổn thương ðMV trong bệnh Kawasaki ở trẻ em



























3

I. ðẶC ðIỂM GIẢI PHẪU CỦA ðMV:
Trước khi ñề cập ñến các phương pháp thăm dò ðMV trong bệnh Kawasaki,
chúng tôi xin ñược nói ñến giải phẫu hệ ðMV [1].
Có hai ðMV: ðMV trái và ðMV phải bắt nguồn từ gốc ñộng mạch chủ qua trung
gian là xoang vành ( xoang Valsalva), có vai trò như một bình chứa giúp duy trì ổn
ñịnh cung lượng vành.
ðMV trái xuất phát từ xoang vành tương ứng với lá vành trái. Thân chung ðMV
trái ( left main - LM) dài khoảng 1,5 cm, sau ñó chia thành 2 nhánh: ñộng mạch
xuống trước trái và ñộng mạch mũ.
- ðộng mạch xuống trước trái ( Left anterior descending – LAD ) hay còn gọi là
ñộng mạch liên thất trước chạy dọc theo rãnh liên thất trước xuống mỏm tim, thường
vòng qua mỏm và nối với ðMV phải ở rãnh liên thất sau. ðộng mạch liên thất trước
chia ra các nhánh cung cấp máu cho vách liên thất, thành trước bên thất trái, mỏm
tim và các nhánh nhỏ cho mặt trước thất phải. Các ñộng mạch vách liên thất này là
cầu nối quan trọng giữa ðMV trái và ðMV phải.
ðMV trái nhánh liên thất trước chia ra làm 3 ñoạn: ñoạn gần, ñoạn giữa và ñoạn xa

- ðộng mạch mũ ( Left circumflex artery – LCX ) chạy dọc theo rãnh liên nhĩ thất.
ðộng mạch mũ chia ra nhánh rìa ( cung cấp máu cho mặt bên và mặt sau bên thất
trái), nhánh nhĩ ( cung cấp máu cho nhĩ trái).
ðMV phải xuất phát từ gốc ñộng mạch chủ tương ứng với lá vành phải của van
ñộng mạch chủ. ðMV phải chia ra các nhánh
- Nhánh nón: (Conus branch) là nhánh ñầu tiên của ðMV phải chạy phía trước trên,
vòng quanh ñường ra thất phải ở ngang mức van ñộng mạch phổi.
- Nhánh ñộng mạch nút xoang: thường chia một nhánh ñến nút xoang nhĩ và một
nhánh tới thành sau nhĩ trái.
- Nhánh ñộng mạch vách trên phải: nuôi dưỡng một phần vách liên thất
- ðộng mạch xuống sau ( posterio descending artery – PDA ) ñi vào vách liên thất
sau và nối với các nhánh của ñộng mạch liên thất trước ở gần mỏm tim. ðộng mạch
xuống sau cung cấp máu chủ yếu cho vách liên thất vùng nền phía sau và một phần
nhỏ cho mặt dưới của cả 2 thất.
- ðộng mạch nút nhĩ thất ( Atroventricular node)
4

- Nhánh sau thất trái: cung cấp máu hầu hết cho thành sau sát cơ hoành và một
phần cho thành sau bên thất trái.




















Ghi chú: giải phẫu ðMV ( Coronary arteries of the heart)
Right coronary artery: ñộng mạch vành phải
Acute marginal artery: nhánh bờ phải
Posterior descending artery: ñộng mạch xuống sau
Left coronary artery: ñộng mạch vành trái
Left anterior descending artery: ðộng mạch xuống trước trái (ñộng mạch liên thất
trước).
Diagonal arteries: nhánh chéo của ñộng mạch liên thất trước.
Oblique marginal artery: nhánh bờ
Circumflex artery: ðộng mạch mũ

5

Tuần hoàn vành là tuần hoàn dinh dưỡng tim, chiếm khoảng 5% lưu lượng tuần hoàn
cơ thể, trong khi khối lượng cơ tim chỉ chiếm khoảng 0.5% khối lượng cơ thể. Hơn
nữa, cơ tim là nhóm cơ hấp thu tốt nhất lượng oxy trong máu. Sau khi trao ñổi trong
cơ tim, ñộ bão hoà oxy của tĩnh mạch vành chỉ còn rất thấp, khoảng 25-30% so với
cơ bình thường là 60-70%.

II. CÁC PHƯƠNG PHÁP THĂM DÒ ðMV TRONG BỆNH KAWASAKI
Ở TRẺ EM:
1. Siêu âm tim:

1.1. Siêu âm tim qua thành ngực:
Chụp ðMV ñược sử dụng lần ñầu tiên ở bệnh nhân Kawasaki vào năm 1973.
Ngày ấy tất cả bệnh nhân Kawasaki ñều ñược chụp mạch vành ñể ñánh giá tổn
thương. Từ năm 1977 ñến 1982 cả hai kỹ thuật siêu âm tim và chụp mạch vành ñều
ñược sử dụng song song. Sau năm 1983, siêu âm tim 2D ñược sử dụng rộng rãi và
chụp mạch vành chỉ thực hiện ở những bệnh nhân có tổn thương mạch vành trên siêu
âm tim [21]
Biến chứng chính của bệnh Kawasaki là tổn thương tim mạch ñặc biệt là hệ
ðMV [2], [7]. Siêu âm tim là một phương pháp chẩn ñoán hình ảnh không xâm lấn,
có ñộ nhậy và ñộ ñặc hiệu cao trong việc phát hiện những bất thường của ñoạn gần
ðMV phải, thân chung ðMV trái và nhánh liên thất trước [38]. ðể phát hiện tổn
thương giãn phình ðMV, siêu âm tim có ñộ nhậy lên tới 98% và ñộ ñặc hiệu là 95%.
Những trường hợp âm tính giả thường là do tổn thương ở ñoạn xa [21].
ðể xác ñịnh những biến chứng tim mạch của bệnh, cần phải làm siêu âm tim ở
nhiều thời ñiểm khác nhau với ñầu dò thích hợp ( ñầu dò với tần số cao nhất có thể).
Hình ảnh siêu âm với tần số cao sẽ cho ñộ phân giải lớn giúp cho việc phân tích tổn
thương ðMV chính xác hơn. Siêu âm tim cần phải làm sớm ngay từ khi nghi ngờ
bệnh nhân bị bệnh Kawasaki, nhưng không vì thế mà làm chậm việc ñiều trị
[38].Với những trẻ nhỏ không hợp tác, cần cho an thần ñể trẻ ngủ yên. Hình ảnh siêu
âm tim cần ñược ghi băng lại ñể lưu trữ, có thể xem lại và so sánh trong quá trình
theo dõi bệnh. Các vị trí ðMV cần ñánh giá trên siêu âm tim ở bệnh nhân Kawasaki
6

là ðMV phải ñoạn gần và ñoạn giữa, thân chung ðMV trái, nhánh ñộng mạch liên
thất trước và nhánh mũ.
1.1.1. Các mặt cắt siêu âm khảo sát ðMV ở bệnh nhân Kawasaki [38]
- Thân chung ðMV trái: trục ngắn cạnh ức ngang van ñộng mạch chủ, trục dọc cạnh
ức ngang thất trái và trục dọc dưới sườn.
- ðộng mạch liên thất trước: trục ngắn cạnh ức ngang van ñộng mạch chủ, trục dọc
cạnh ức.

- ðộng mạch mũ: trục ngắn cạnh ức ngang van ñộng mạch chủ.
- ðMV phải ñoạn gần: trục ngắn cạnh ức ngang van ñộng mạch chủ, trục dọc cạnh
ức, dưới sườn ngang ñường ra thất phải.
- ðMV phải ñoạn giữa: trục dọc cạnh ức, 4 buồng từ mỏm, trục dọc dưới sườn
ngang thất trái.
- ðMV phải ñoạn xa: 4 buồng từ mỏm, trục dọc dưới sườn.
- ðộng mạch liên thất sau: 4 buồng từ mỏm, trục dọc dưới sườn, trục ngắn cạnh ức.
Ở các mặt cắt trục dọc ñánh giá tổn thương ðMV tương ñối khó ñặc biệt là khi
ðMV không bị giãn. Tuy nhiên cần cố gắng nhìn rõ các ñoạn chính của ðMV. Tổn
thương phình giãn ðMV hay gặp theo trình tự: ñộng mạch liên thất trước ñoạn gần,
ðMV phải ñoạn gần, thân chung ðMV trái, ñộng mạch mũ, ðMV phải ñoạn xa. Khi
ñánh giá ðMV cần phải ño ñường kính trong, từ mép trong bên này ñến mép trong
bên kia của mạch vành. Không nên ño ở chỗ chia nhánh vì bình thường mạch máu ở
ñây cũng giãn hơn [30], [38], [54].
Những ñiểm cần ghi nhận khi ñánh giá tổn thương ðMV:
- Số lượng và vị trí chỗ ðMV bị phình
- Có huyết khối trong lòng mạch vành hay không ?
- ðMV giãn hình túi (khi ñường kính ngang gần bằng ñường kính dọc) hay giãn
hình thoi ( khi có sự thuôn nhỏ ñoạn gần và ñoạn xa ở vị trí giãn).
- Thành ðMV có dày và ñậm âm không ?
1.1.2. ðánh giá mức ñộ tổn thương ðMV:
Theo hiệp hội tim mạch Mỹ (1994): giãn nhẹ khi ñường kính trong của ðMV <
5 mm. Giãn trung bình khi ñường kính trong của ðMV > 5 mm và < 8 mm. Giãn lớn
khổng lồ khi ñường kính trong của ðMV > 8 mm [38].
7

Theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế Nhật bản: có bất thường ðMV khi ñường kính
trong của ðMV > 3 mm với trẻ nhỏ hơn 5 tuổi và > 4 mm với trẻ lớn hơn 5 tuổi.
Hoặc khi ñường kính trong của ðMV gấp 1,5 lần ñoạn kế cận. Hoặc lòng mạch vành
có bất thường rõ rệt. Các nghiên cứu về tổn thương ðMV trong bệnh Kawasaki hầu

hết ñều theo tiêu chuẩn này [20].
ðường kính ðMV ở trẻ bình thường tăng dần theo diện tích da và chiều dài cơ
thể. Trong một nghiên cứu gần ñây, De Zorzi và cộng sự nhận thấy ñường kính
ðMVcủa một số bệnh nhân Kawasaki ñược coi là bình thường (theo tiêu chuẩn trên)
nhưng thực ra ñều lớn hơn ñường kính mạch vành theo diện tích da [10]. Nghiên cứu
ở Nhật bản và Trung quốc trên 1 nhóm chứng cũng cho thấy ñường kính ñộng mạch
liên thất trước và ñộng mạch mũ luôn nhỏ hơn thân chung ðMV trái, do ñó có thể bỏ
sót tổn thương giãn nhẹ ở những nhánh ñộng mạch này trong giai ñoạn cấp [51].

Dưới ñây là biểu ñồ ñường kính mạch vành theo diện tích da ở trẻ bình thường ñã
ñược Newburger Jane W. và cộng sự thống kê ( hình 1). Hiện tại mới chỉ có biểu ñồ
thống kê giá trị bình thường của các ñường kính ñộng mạch liên thất trước, thân
chung ðMV trái và ðMV phải ñoạn gần. Chỉ khoảng 0.6% và 0.5% trẻ bình thường
có ñường kính của một trong 3 nhánh mạch vành này > 2.5 SD và > 3 SD. Tuy nhiên
cả ñường kính ðMV phải và ñộng mạch liên thất trước ñều > 2.5 SD hầu như không
bao giờ có ở người bình thường. Vì thế tiêu chuẩn “ ñường kính trong của một ñoạn
gấp 1,5 lần ñoạn kế cận” vẫn ñược sử dụng ñể ñánh giá giãn ðMV ñoạn xa.










8





Hinh1: ðường kính ðMV theo diện tích da
9


Theo Newburger Jane W. và cộng sự, giãn phình thân chung ðMV trái thường
kèm theo tổn thương ñộng mạch liên thất trước và ñộng mạch mũ. Giãn ðMV ñoạn
xa thường kèm theo giãn ñoạn gần của cùng nhánh ñộng mạch ñó. Theo các tác giả
tổn thương mạch vành có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào, nhưng vị trí hay gặp nhất là
ñoạn gần. Hiếm có trường hợp bệnh nhân bị giãn ở nhánh xa mà ñoạn gần lại bình
thường [38]. Ngoài ra các tác giả còn ghi nhận các dấu hiệu bất thường lòng mạch
vành, tăng sáng quanh mạch và ñường kính lòng mạch không giảm dần là dấu hiệu
gián tiếp của viêm ðMV.
Tiêu chuẩn chẩn ñoán tổn thương ðMV của bộ Y tế Nhật bản có thể bỏ sót một số
trường hợp giãn ðMV mức ñộ nhẹ ở lứa tuổi nhỏ dưới 12 tháng. Năm 2004 hiệp hội
tim mạch Mỹ ñưa ra tiêu chuẩn chẩn ñoán tổn thương ðMV mới là:[38]
Trẻ có ít nhất một trong các biểu hiện sau trên siêu âm tim:
- ðường kính trong ðMV > + 2.5 SD giá trị bình thường theo diện tích da
- ðường kính trong của một ñoạn gấp 1,5 lần ñoạn kế cận
- Bất thường rõ rệt lòng mạch vành, tăng sáng quanh mạch và ñường kính lòng mạch
không giảm dần.
Siêu âm tim còn có khả năng phát hiện huyết khối ở vị trí ðMV bị giãn. Mặc dù có
một số nghiên cứu cho rằng có thể phát hiện ñược huyết khối trong lòng mạch vành
nhưng ñộ nhạy và ñộ ñặc hiệu vẫn chưa rõ.
Tuy nhiên khả năng phát hiện tổn thương hẹp lòng ðMV của siêu âm tim bị hạn
chế ít nhiều. Khi so sánh giữa siêu âm tim và chụp ðMV Hiraishi S. nhận thấy siêu
âm có ñộ nhậy là 85% ñối với ðMV phải và 80% với ðMV trái trong việc phát hiện
tổn thương hẹp ðMV [17].








10

Hình ảnh giãn ðMV trái [30].



Ghi chú:
RV: thất phải
LAD: ñộng mạch liên thât trước
LM: thân chung ðMV trái
Ao: ñộng mạch chủ.
1.1.3. ðánh giá các tổn thương khác trên siêu âm tim:
Bên cạnh ñánh giá tổn thương ðMV, siêu âm tim còn giúp khảo sát các tổn
thương khác của tim:
Chức năng co bóp thất trái: ñược ñánh giá qua tỷ lệ phần trăm co ngắn sợi cơ (
D%) và phân suất tống máu (EF%) theo phương pháp ño Teicholtz. Ở mặt cắt cạnh
ức trục dọc ta ño ñường kính thất trái cuối thì tâm trương và ñường kính thất trái
cuối tâm thu từ ñó tính ra EF% và D% [20], [38], [44]. Theo Satou Gary M. chức
năng tâm thu thất trái có thể giảm trong giai ñoạn cấp. Viêm cơ tim có thể gặp tới
50% ở bệnh nhân Kawasaki, tuy nhiên mức ñộ nặng của viêm cơ tim không phải là
yếu tố nguy cơ của tổn thương ðMV [44]. Theo nhiều nghiên cứu chức năng co bóp
thất trái ñược cải thiện rất nhanh ngay sau truyền Immuno globulin.
11


ðánh giá vận ñộng vùng ở những bệnh nhân có bất thường mạch vành. Ở những
bệnh nhân có rối loạn vận ñộng vùng, nên ñánh giá chức năng thất trái theo phương
pháp Simpson [38], [44].
ðo ñường kính ñộng mạch chủ vì có thể giãn nhẹ ñộng mạch chủ ở bệnh nhân
Kawasaki.
Xác ñịnh xem có tràn dịch màng ngoài tim không? Khoảng 50% bệnh nhân
Kawasaki có tràn dịch màng ngoài tim trong giai ñoạn cấp và chủ yếu là tràn dịch
mức ñộ nhẹ. Tuy nhiên cũng có trường hợp tràn dịch mức ñộ nhiều. Những trường
hợp này thường kèm theo tổn thương giãn phình ðMV [35], [38].
Tổn thương van tim: Sử dụng Doppler màu và xung ñể xác ñịnh tổn thương các van
tim ñặc biệt là van ñộng mạch chủ và van hai lá. Hở van 2 lá có thể là do tổn thương
cơ nhú thoáng qua hoặc do nhồi máu cơ tim hoặc do viêm van tim. Hở van ñộng
mạch chủ thường là do viêm van tim. Tỷ lệ tổn thương van tim trong bệnh Kawasaki
vào khoảng 1% trong giai ñoạn cấp [30], 38], [44].




Hình ảnh phình ðMV trái, ðMV phải và tràn dịch màng ngoài tim
(Bệnh nhân Nguyễn thế H. - số bệnh án 406756)


12

1.1.4. Theo dõi tổn thương ðMV bằng siêu âm tim:
ðây là kỹ thuật ñược lựa chọn ñầu tiên ñể ñánh giá tổn thương tim mạch ở bệnh
nhân Kawasaki trong giai ñoạn cấp vì nhanh và có ñộ chính xác cao. Ngoài ra siêu
âm tim còn ñược sử dụng ñể theo dõi bệnh. Hạn chế của siêu âm tim là khó ñánh giá
tổn thương ðMV khi trẻ lớn lên vì khi trẻ lớn dần lên thì diện tích cơ thể cũng tăng
lên. Siêu âm tim qua thành ngực rất có hiệu quả ở trẻ nhỏ nhưng bị hạn chế ở trẻ lớn.

Các nghiên cứu cho rằng giãn phình ðMV thường bắt ñầu từ ngày thứ 10 của bệnh.
Khoảng 40% bệnh nhân Kawasaki có tổn thương ðMV ở thời ñiểm này. Tuy nhiên
2/3 trường hợp sẽ hồi phục trong vòng 3-5 tuần sau khi bị bệnh [7], [21], [38]. Dưới
ñây là hình ảnh ðMV trên siêu âm của một bệnh nhân Kawasaki ở các thời ñiểm
khác nhau [21]



Ghi chú: Các hình phía trên là của ðMV trái. Các hình phía dưới là của ðMV phải.
Ở thời ñiểm ngày thứ 5 mạch vành bình thường. Ngày thứ 10 là hình ảnh mạch vành
giãn nhẹ và ở ngày 22 mạch vành giãn nhiều hơn.
Ao: ñộng mạch chủ
LAD: ñộng mạch liên thất trước.
RCA: ñộng mạch vành phải.

13

Với những bệnh nhân Kawasaki không tổn thương ðMV trong giai ñoạn cấp, siêu
âm tim vẫn nên nhắc lại sau 2 tuần và sau 8 tuần kể từ khi bị bệnh. Siêu âm tim nên
ñược làm nhiều lần ở bệnh nhân có nguy cơ cao như sốt kéo dài, bất thường mạch
vành, tràn dịch màng ngoài tim, giảm chức năng thất trái hoặc tổn thương van tim ñể
theo dõi tiến triển của bệnh. Theo Scott John S. nếu bệnh nhân Kawasaki có siêu âm
tim bình thường trong 4-8 tuần ñầu của bệnh thì 6 tháng sau cũng có hình ảnh ðMV
bình thường trên siêu âm [45]. Chỉ ñịnh siêu âm tim sau 8 tuần phụ thuộc vào mức
ñộ tổn thương ðMV. Hiệp hội tim mạch Mỹ ñã chia tổn thương ðMV làm 5 mức ñộ
như sau:[38]
- ðộ I: Không có tổn thương ðMV.
- ðộ II: Tổn thương ðMV thoáng qua và hết sau 6-8 tuần.
- ðộ III: Giãn ðMV mức ñộ nhẹ và vừa
- ðộ IV: Phình giãn ðMV khổng lồ

- ðộ V: Hẹp tắc ðMV.

Siêu âm Doppler qua thành ngực còn có khả năng ño ñược tốc ñộ dòng chảy ở nhánh
liên thất trước khi có hẹp lòng ðMV. Từ mặt cắt 2 buồng ở mỏm, xoay nhẹ ñầu dò
ñể thu ñược tín hiệu Doppler ở ñoạn xa của ñộng mạch liên thất trước. Noto N. và
cộng sự ñã tiến hành ño dự trữ mạch vành ở bệnh nhân Kawasaki có tổn thương hẹp
ðMV bằng siêu âm tim qua thành ngực, sau ñó so sánh với kết quả ño bằng Doppler
guide wire. Tác giả nhận thấy siêu âm dopper qua thành ngực có ñộ nhạy 90% và ñộ
ñặc hiệu là 100% trong việc ño dự trữ vành ở trẻ Kawasaki [39].

14



Ghi chú:
1. Mặt cắt 2 buồng từ mỏm, Doppler màu cho thấy phổ màu ở ñoạn xa của ñộng
mạch liên thất trước.
2. Cũng hình trên nhưng dùng Doppler liên tục ñể ño
3,4. Phổ Doppler thu ñược từ vị trí ño trên. PDV là tốc ñộ tối ña thời kỳ tâm trương
MDV là tốc ñộ trung bình thời kỳ tâm trương.

1.1.5. Siêu âm 3 chiều:
Siêu âm 3 chiều cho phép quan sát hình ảnh ðMV với các vị trí phình mạch rõ hơn,
cải thiện những hạn chế của siêu âm 2 chiều. Miyashita Michio nhận thấy sử dụng
siêu âm 3 chiều có thể quan sát ðMV ở nhiều góc ñộ, dễ dàng ño ñường kính trong
và ñặc biệt khả năng phát hiện huyết khối cao hơn. Trong nghiên cứu này không có
sự khác biệt giữa siêu âm 2 chiều và 3 chiều trong việc phát hiện tổn thương ở ðMV
trái chính. Tuy nhiên tổn thương ñộng mạch liên thất trước và ñộng mạch mũ nhìn
rất rõ nét ở siêu âm 3 chiều [34]
15


Tóm lại: Siêu âm tim qua thành ngực và gần ñây có sử dụng siêu âm 3 chiều là
những kỹ thuật chính ñể thăm dò ðMV trong giai ñoạn cấp của bệnh Kawasaki ở trẻ
em. Tuy nhiên theo thời gian tổn thương ðMV sẽ thay ñổi dần. Khoảng 50 - 67%
bệnh nhân có biến chứng giãn ðMV trong giai ñoạn cấp sẽ hồi phục trong vòng 1
ñến 2 năm sau khi bị bệnh. Theo thời gian, giãn ðMV sẽ giảm dần nhưng sự tăng
sinh lớp nội mạc lại tiến triển dẫn ñến hẹp ðMV. Tỷ lệ hẹp ðMV tăng dần theo thời
gian. Tỷ lệ này tăng cao ở trẻ có giãn lớn ðMV ñặc biệt là những trẻ có ñường kính
ðMV ≥ 8 mm [38], [44], [49], [52]. Trong những trường hợp này huyết khối ñược
hình thành do giảm tốc ñộ dòng máu ở chỗ giãn. Sự hình thành huyết khối và hẹp
ðMV là nguyên nhân chính dẫn ñến tử vong trong bệnh Kawasaki. Nhồi máu cơ tim
là nguy cơ cao nhất, thường xảy ra trong năm ñầu sau khi bị bệnh và phần lớn
trường hợp tử vong ñều có liên quan ñến hẹp mức ñộ nặng ñoạn LMCA, LAD và
RCA. Tổn thương giãn mới gặp khoảng 3% và có 4% bệnh nhân Kawasaki tiến triển
ñến bệnh lý thiếu máu cơ tim [49], [52]. Chính vì thế việc theo dõi bệnh nhân
Kawasaki sau giai ñoạn cấp rất quan trọng. Khi trẻ lớn lên, sử dụng siêu âm tim qua
thành ngực ñể phát hiện tổn thương ðMV sẽ bị hạn chế [37], do ñó cần có các kỹ
thuật thăm dò khác hiệu quả hơn. Tuy nhiên siêu âm vẫn ñược sử dụng thường qui
ñể theo dõi tổn thương ðMV cũng như tiến triển xơ vữa của các mạch khác [40].
Siêu âm tim gắng sức:
Siêu âm tim gắng sức ñược sử dụng trong quá trình theo dõi bệnh ở những trẻ
thuộc nhóm nguy cơ ñộ III trở lên. Ở trẻ em thường sử dụng siêu âm tim gắng sức
bằng Dobutamin ñể phát hiện sự xuất hiện rối loạn co bóp thành tim trong tình trạng
gắng sức, nhằm ñánh giá chức năng của ðMV. Các rối loạn co bóp này ñược xem là
một hình ảnh ñặc hiệu của suy ðMV. Tuy nhiên kết quả phụ thuộc nhiều vào mức
ñộ hẹp của ðMV và tuần hoàn bàng hệ. Dobutamin ñược sử dụng trong siêu âm tim
với liều tăng dần từ 5 ñến 10 µg/kg/phút và tối ña là 30-40 µg/kg/phút [38], [41].

1.2. Siêu âm trong lòng mạch :
Siêu âm trong lòng mạch ñược sử dụng ñể ñánh giá mức ñộ dày của lớp nội mô, ñộ

vôi hoá của thành mạch và sự có mặt của huyết khối có hay không. Sự dày lên của
lớp nội mô thường ở vị trí hẹp hoặc chỗ ðMV giãn trước ñây trong giai ñoạn cấp.
16

Kỹ thuật: Sheath ñược ñặt vào ñộng mạch ñùi sau ñó guide wire ñược ñưa ñến lỗ
ðMV. Sau khi guide wire ñược rút ra, catheter siêu âm với ñầu dò 30- MHz ñược
ñưa vào qua guiding catheter và ñặt vào vị trí ðMV cần thăm dò. ðo ñộ dày của lớp
trung nội mạc và xác ñịnh ñộ vôi hoá của thành mạch [19].
Siêu âm trong lòng mạch chỉ ra rằng ở những ðMV ñã hồi phục vẫn có sự dày lên
ñối xứng hoặc không ñối xứng của lớp nội mạc. Những ñoạn ðMV này không chỉ có
biểu hiện mô học bất thường mà còn giảm ñáp ứng ñối với thuốc giãn mạch. Siêu
âm trong lòng mạch cho phép ñánh giá tổn thương bệnh học cấu trúc thành mạch ở
nơi hẹp. Người ta thường sử dụng siêu âm trong lòng mạch trước và sau tim mạch
can thiệp ñể chọn phương pháp can thiệp thích hợp và ñánh giá kết quả ñiều trị.
Suruki Atsuko và cộng sự [48] ñã dùng siêu âm trong lòng mạch ñể ñánh giá tổn
thương ðMV sau giai ñoạn cấp ở 23 bệnh nhân bị bệnh Kawasaki. Những bệnh
nhân này cũng ñược chụp mạch vành ñồng thời ñể so sánh kết quả. Qua nghiên cứu
tác giả nhận thấy có sự tăng sinh rõ rệt của lớp trung nội mạc ở những ñoạn phình
mạch vành ñã hồi phục (0,84 ± 0,40 mm), có sự tăng sinh mức ñộ vừa của lớp trung
nội mạc ở những ñoạn phình mạch vành chưa hồi phục (0,54 ± 0,20 mm) và có sự
tăng sinh mức ñộ nhẹ của lớp trung nội mạc ở những ñoạn ðMV bình thường ( 0,47
mm ở ñoạn gốc, 0,36 mm ở ñoạn nhánh và 0,22 mm ở nhánh ngoại vi). ðộ dày lớp
nội mạc của thành ðMV ở người ≤ 20 tuổi là dưới 0,235 mm, trung bình là 0,16
mm. Ngoài ra tác giả còn nhận thấy có hiện tượng vôi hoá và giảm khả năng giãn
của ðMV ở những vị trí phình ñã hồi phục khi thử bằng nitroglycerin. Có 4 vị trí
ðMV ñược ñánh giá là hẹp rõ rệt và canxi hoá nhiều trên siêu âm trong lòng mạch
nhưng khi chụp mạch vành lại thấy chỉ có hẹp nhẹ và bất thường nhẹ ðMV.
Như vậy siêu âm trong lòng mạch là phương pháp rất có ích ñể ñánh giá hình thái
học và chức năng mạch vành ở bệnh nhân Kawasaki trong khi theo dõi. Cần tiến
hành siêu âm trong lòng mạch cho cả những bệnh nhân có kết quả chụp mạch vành

bình thường [19], [47], [48].

17




Ghi chú: ( Theo Sugimura Tetsu và cộng sự)[47]
1. Hình ảnh giãn ðMV phải (mũi tên C) của một bệnh nhân Kawasaki 2 tuổi ( sau
giai ñoạn cấp 3 tháng) trên phim chụp mạch.
2. Hình ảnh chụp ðMV cũng của bệnh nhân ñó sau 11 năm ta thấy có sự hồi phục
của ðMV phải.
A. Hình ảnh siêu âm trong lòng mạch ở vị trí A ( không có tổn thương trên phim
chụp mạch ) cho thấy lòng ðMV cân ñối, lớp nội mạc phẳng và không thấy rõ 3 lớp
của thành ñộng mạch.
B. Lớp nội mạc dày nhẹ và cân ñối, không thấy rõ 3 lớp của thành ñộng mạch.
C. Lớp nội mạc dày không ñối xứng, thành ðMV ñậm âm nhưng không có hiện
tượng canxi hoá, thấy rõ 3 lớp của thành ðMV ( vị trí giãn trong giai ñoạn cấp ñã
hồi phục)

Như vậy lớp nội mạc dày lên không chỉ ở vị trí ðMV hồi phục mà còn ở các vị trí
gần chỗ giãn. Tuy nhiên theo Sugimura Tetsu nếu bệnh không có tổn thương ðMV
trong giai ñoạn cấp và hình ảnh ðMV bình thường trên phim chụp thì cấu trúc thành
ðMV thường là bình thường hoặc chỉ bị tổn thương nhẹ [47].
18


2. SPECT ( Single – photon emission computed tomography) và PET (Positron
emission tomography)
ðây là kỹ thuật ñể ñánh giá tưới máu các vùng cơ tim. Chụp SPECT ñược tiến hành

cùng với tiêm TL
201
hoặc BMIPP ( Iodine- 123-15-3-R, S- Methylpentadecanoic
acid) hoặc technetium- 99-sestamibi ( Tc-MIBI) với ưu ñiểm cho hình ảnh rõ nét
hơn [6], [11], [18], [26].
Năm 1998 Miyagawa Masao và cộng sự [33] ñã tiến hành chụp TL
201
SPECT kết
hợp truyền dipyridamole có ñối chiếu với kết quả chụp ðMV ñể theo dõi bệnh nhân
Kawasaki. Khi tiến hành kỹ thuật cần mắc monitoring theo dõi thường xuyên huyết
áp và nhịp tim. Truyền dipyridamole với liều 0.14mg/kg/phút trong 4 phút. Sau 3
phút sẽ tiêm tĩnh mạch 111MBq Tl
201
/1.7m
3
. Khi có tác dụng phụ của truyền
dipyridamole (biểu hiện bằng ST chênh xuống trên 1mm hoặc ñoạn ST
downsloping) thì truyền ngay Aminophylline. Với những bệnh nhân dưới 4 tuổi cần
cho an thần trước 30 phút. Các hình ảnh bắt ñầu ñược ghi lại sau 5 phút tiêm
thallium và kéo dài 3 giờ. Các tác giả nhận thấy sau 8 năm theo dõi ( bằng chụp
ðMV và SPECT) trong số 90 bệnh nhân bị giãn phình ðMV trong giai ñoạn cấp thì
có 15 bệnh nhân xảy ra biến chứng nhồi máu cơ tim. 14/15 bệnh nhân này có biểu
hiện bất thường trên chụp SPECT . Theo nghiên cứu này ñộ nhậy và ñộ ñặc hiệu của
SPECT ñể phát hiện bệnh nhân có biến chứng nhồi máu cơ tim là 93% và 83%. Như
vậy chụp SPECT với truyền dipyridamole là phương pháp an toàn, không xâm lấn
và hiệu quả trong theo dõi bệnh nhân Kawasaki.
ðể ñánh giá chức năng ðMV ở bệnh nhân Kawasaki sau giai ñoạn cấp Furuyama
Hideto [11] ñã sử dụng O
15
- Water PET ( Positron emission tomography) thông qua

việc ñánh giá dự trữ vành và chức năng lớp tế bào nội mô ở những vị trí ðMV ñã
hồi phục. ðánh giá dự trữ vành và chức năng lớp tế bào nội mô bằng cách ño dòng
máu tưới cơ tim lúc nghỉ ngơi, khi truyền ATP và khi làm test lạnh. Số liệu ñược so
sánh giữa các vị trí phình giãn của nhóm bệnh với vị trí mạch vành bình thường của
nhóm chứng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mặc dù dòng máu tưới cơ tim lúc nghỉ ở
vị trí phình tương tự nhóm chứng nhưng lúc tăng hoạt ñộng gây ra bởi truyền ATP
thì lại giảm rõ rệt ( ATP có tác dụng giãn ðMV do giãn cơ trơn thành ñộng mạch).
19

Vì thế dự trữ vành ở những vùng ðMV có phình giãn thấp hơn so với nhóm chứng (
3.53 ml/g/giây so với 4.60 ml/g/giây). Khi làm test lạnh dòng máu tưới cơ tim tăng
nhẹ ở nhóm chứng nhưng giảm nhiều ở nhóm bệnh có tổn thương ðMV. Khi cơ thể
bị lạnh sẽ kích thích hệ thần kinh làm tăng nồng ñộ cathecolamin. Ở những ðMV có
chức năng lớp nội mô bình thường thì β adrenergic sẽ tác ñộng làm giãn ðMV do
ñó tăng dòng máu ñến mạch vành. Khi có tổn thương lớp nội mô thì giãn ðMV
không xảy ra khi cơ thể bị lạnh. Như vậy PET là phương pháp hữu ích không xâm
lấn ñể ñánh giá chức năng lớp nội mô và dự trữ vành ở bệnh nhân Kawasaki sau giai
ñoạn cấp.
3. Chụp cắt lớp vi tính ña dãy ðMV:
Chụp cắt lớp vi tính ña dãy (MSCT) ðMV sẽ cho ta thấy tổn thương giãn phình và
canxi hoá của mạch vành rõ hơn siêu âm [50].
Năm 1995, Hamada Rousei [15] ñã sử dụng MSCT ñể phát hiện tổn thương canxi
hoá của thành mạch vành ở bệnh nhân Kawasaki sau giai ñoạn cấp. Tốc ñộ scan là
700 ms/slice và ñộ rộng của mỗi slice vào khoảng 4 – 5 mm. Thuốc cản quang ñược
bơm với liều 2 ml /kg cơ thể và với tốc ñộ 3 ml/s. Tác giả nhận thấy tình trạng canxi
hoá lên tới 53% ở nhóm bệnh nhân có giãn phình ðMV ở giai ñoạn cấp. Ở bệnh
nhân Kawasaki tổn thương thành mạch chủ yếu là hiện tượng vôi hoá và canxi hoá,
trái ngược với người lớn là xơ vữa ñộng mạch. Theo Muneuchi J. hiện tượng vôi
hoá và canxi hoá thường ở vị trí ðMV ñã bị giãn trong giai ñoạn cấp [36]. Khi so
sánh giữa siêu âm tim và MSCT Chu Winnie W. và Khositseth A. cho thấy MSCT

có ưu thế hơn trong việc xác ñịnh tổn thương giãn phình ðMV ở ñoạn xa ñặc biệt là
giãn hình thoi của các nhánh nhỏ mà siêu âm tim dễ bỏ sót [8], [23].
MSCT là một phương pháp không xâm lấn, có ñộ phân giải là 0.6 x 0.6 mm trên
trục x, y và 1.0 mm trên trục z do ñó cho phép ñánh giá toàn bộ hệ thống mạch vành
cả ñoạn gần và ñoạn xa về mức ñộ phình giãn, mức ñộ hẹp cũng như hiện tượng vôi
hoá và canxi hoá thành mạch. Ta có thể ño ñược chiều dài và ñường kính của các
ðMV chính. Năm 2003, Sato Yuichi [43] ñã tiến hành chụp cắt lớp vi tính ña dãy
cho 4 bệnh nhân Kawasaki tuổi từ 13 ñến 18. Trước ñó bệnh nhân ñã ñược chụp
ðMV ñể so sánh kết quả. MSCT ñã phát hiện ñược 6 vị trí phình ðMV, 2 vị trí tắc
hoàn toàn và 3 vị trí hẹp tương tự như kết quả chụp ðMV. ðây là nghiên cứu ñầu
20

tiên dùng MSCT ñể ñánh giá tổn thương ðMV có ñối chiếu với kết quả chụp mạch
vành. Chụp mạch vành và MSCT ñã cho hình ảnh rõ nét cấu trúc của ðMV. Cũng
tương tự, năm 2004 Sohn S. và cộng sự ñã sử dụng chụp cắt lớp vi tính 16 dãy ñể
ñánh giá tổn thương ðMV ở bệnh nhân Kawasaki trong quá trình theo dõi. Các tác
giả nhận thấy so với chụp ðMV, MSCT có ưu thế hơn trong việc phân biệt tổn
thương hẹp ðMV là do vôi hoá hay do xơ vữa [46].
Hiện nay nhiều cơ sở ñã sử dụng chụp cắt lớp vi tính 64 dãy. Theo Leschka
Sebastian và cộng sự [28] kỹ thuật này có ñộ nhậy là 94% và ñộ ñặc hiệu là 97%
trong việc phát hiện hẹp ðMV. Peng Yun và cộng sự cũng cho rằng chụp cắt lớp vi
tính 64 dãy phát hiện ñược chính xác tổn thương hẹp, huyết khối, canxi hóa hơn
siêu âm tim [42].














Ghi chú:
Hình A là hình ảnh chụp ðMV phải thấy có 2 vị trí phình
Hình B là hình ảnh chụp cắt lớp vi tính 16 dãy ðMV phải (cùng một bệnh nhân)
thấy 2 vị trí phình tương tự như trên phim chụp mạch.[46]

Mặc dù kỹ thuật này có khả năng phát hiện tổn thương ðMV cao, nhưng do ñộ
phân giải theo thời gian là 250 ms ñối với máy 4 ñầu dò và 210 ms với máy 16 ñầu

21

dò do ñó hạn chế sử dụng ở trẻ em vì ñòi hỏi nhịp tim chậm khoảng 70 lần/ phút mới
cho hình ảnh rõ nét. Do ñó trước khi tiến hành chụp bệnh nhân ñược uống
metoprolol ñể làm giảm nhịp tim. Ngoài ra kỹ thuật còn ñòi hỏi có sự hợp tác của
bệnh nhân như phải nằm yên hoặc nín thở khoảng 15 ñến 20 giây khi chụp nên khó
áp dụng ở trẻ nhỏ.
4. Chụp cộng hưởng từ ðMV
Chụp cộng hưởng từ không nhiễm phóng xạ nên an toàn cho thầy thuốc và bệnh
nhân. ðồng thời ñây là kỹ thuật không xâm lấn do ñó an toàn, nên ñược sử dụng
trước khi quyết ñịnh chụp ðMV. Chụp cộng hưởng từ cho phép ñánh giá tổn thương
ðMV, chức năng thất trái và hình ảnh viêm cơ tim trong giai ñoạn cấp mà các
phương pháp chẩn ñoán hình ảnh khác có thể bỏ sót [13], [29], [30]. Chụp cộng
hưởng từ còn ñánh giá ñược sự tưới máu cơ tim khi tiêm thuốc cản quang
Gadolinium. Greil Gerald F. và cộng sự [14], ñã tiến hành nghiên cứu tổn thương
ðMV ở trẻ Kawasaki sau giai ñoạn cấp bằng chụp cộng hưởng từ và có so sánh với

kết quả chụp ðMV. Tác giả nhận thấy chụp cộng hưởng từ ñã chẩn ñoán chính xác
11 vị trí phình giãn với ñường kính giãn tương tự khi chụp ðMV. Ngoài ra còn phát
hiện 2 vị trí hẹp ðMV và 2 vị trí tắc ðMV giống với kết quả khi chụp mạch. ðường
kính lớn nhất của chỗ phình, chiều dài chỗ phình, ñường kính ñoạn gốc cũng như
chiều dài từ chỗ xuất phát ðMV tới vị trí phình là như nhau giữa hai phương pháp
ño. Mavrrogeni S. cũng có nhận xét tương tự [29].Tuy nhiên do ñộ phân giải không
gian thô nên chụp cộng hưởng từ có khả năng phát hiện tổn thương giãn phình hoặc
hẹp ở ñoạn gần của các ðMV chính nhưng lại hạn chế trong việc ñánh giá tổn
thương ở ñoạn xa. Chụp cộng hưởng từ có ñộ phân giải cao ñã khắc phục phần nào
nhược ñiểm trên [24]. Bên cạnh ñó nhiều nghiên cứu ñã chỉ ra rằng tổn thương
ðMV trong bệnh Kawasaki chủ yếu là ở ñoạn gần nên ñây vẫn là phương pháp thăm
dò ñược nhiều trung tâm tim mạch sử dụng [5], [12].

5. Chụp ðMV:
Chụp ðMV là kỹ thuật chính xác nhất trong việc xác ñịnh mức ñộ tổn thương
ðMV, ñặc biệt là tổn thương hẹp tắc, huyết khối và tuần hoàn bàng hệ, do ñó có giá
trị chẩn ñoán cao hơn siêu âm. Tuy nhiên chụp ðMV là kỹ thuật thăm dò có chảy
22

máu và bệnh nhân phải chịu thời gian chiếu tia dài do ñó không ñược sử dụng
thường qui. Trước khi chụp ðMV, cần phải cân nhắc giữa ích lợi của kỹ thuật với
nguy cơ biến chứng có thể xảy ra trong quá trình tiến hành thủ thuật. Ở những bệnh
nhân chỉ giãn nhẹ hoặc giãn hình thoi mức ñộ nhẹ trên siêu âm tim, chụp ðMV
không ñược khuyên dùng vì không ñem lại nhiều thông tin về tổn thương hơn siêu
âm. Chỉ ñịnh chụp ðMV khi có bất thường về mạch vành trên siêu âm 2D (giãn
phình lớn, nghi ngờ hẹp nặng, có huyết khối) hoặc bệnh nhân có dấu hiệu thiếu máu
cơ tim hoặc hở van hai lá có thể nghe ñược bằng ống nghe hoặc giảm chức năng thất
trái hoặc ñể ñiều trị huyết khối trong lòng mạch vành [38]. Ở những bệnh nhân có
phình ðMV khổng lồ, cần phải kiểm tra thêm các mạch khác như mạch thận, ñộng
mạch chậu…Thời ñiểm chụp ðMV thay ñổi tuỳ theo bệnh nhân và tuỳ theo từng

trung tâm. Thường là 6 ñến 12 tháng sau khi bị bệnh hoặc sớm hơn. Chụp ðMV nên
nhắc lại sau 2 năm. ðược ñánh giá là tổn thương mạch vành ñã hồi phục khi hình
thái ðMV hoàn toàn bình thường trên phim chụp, tức là không còn giãn phình hay
bất thường lòng mạch vành. Siêu âm 2D có thể bỏ sót những tổn thương nhỏ hoặc ở
ñoạn xa. Chụp ðMV kết hợp với siêu âm trong lòng mạch cho phép ñánh giá chính
xác mức ñộ hẹp, ñộ dày của lớp trung nội mô và chức năng mạch vành [27], [30]
Chụp ðMV cho phép ñánh giá tổn thương chính xác ñể từ ñó có thể lựa chọn
phương pháp can thiệp thích hợp. Việc nong bóng thường thành công khi tiến triển
hẹp xảy ra trong vòng 6 năm sau khi bị bệnh. Với những tổn thương hẹp kèm theo
vôi hoá thành mạch nhiều thì nên áp dụng kỹ thuật khoan phá mảng xơ vữa [4], [19].
Chỉ ñịnh chụp ðMV ở bệnh nhân Kawasaki:[30], [38]
- Khi có bất thường mạch vành trên siêu âm tim (giãn phình lớn, nghi ngờ hẹp
nặng, có huyết khối)
- Bệnh nhân có dấu hiệu thiếu máu cơ tim ( ñau ngực trái, biến ñổi của ST và sóng
T trên ñiện tâm ñồ)
- Hở van hai lá có thể nghe ñược bằng ống nghe
- Giảm chức năng thất trái hoặc ñể ñiều trị huyết khối trong lòng mạch vành
- Trước và sau tim mạch can thiệp ( nong mạch vành bằng bóng, ñặt stent, khoan
phá mảng xơ vữa) hoặc phẫu thuật cầu nối chủ vành.
- Khi có biến chứng nhồi máu cơ tim.

×