Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Xác định giá trị năng lượng của một số loại thức ăn phổ biến cho bò

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.24 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN CHĂN NUÔI
NGUYỄN ĐỨC CHUYÊN
XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ NĂNG LƯỢNG CỦA MỘT SỐ LOẠI
THỨC ĂN PHỔ BIẾN CHO BÒ
Chuyên ngành: DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI
Mã số : 62.62.01.07
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS Nguyễn Xuân Trạch
2.TS. Đinh Văn Tuyền
HÀ NỘI – 2015
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc đánh giá giá trị năng lượng trong thức ăn nhằm xây dựng khẩu
phần đáp ứng vừa đủ nhu cầu dinh dưỡng cho con vật là hết sức cần
thiết. Hiện nay các nước trên thế giới đang sử dụng một trong 3 hệ thống
cơ sở là hệ thống năng lượng tiêu hoá (DE), hệ thống năng lượng trao
đổi (ME) và hệ thống năng lượng thuần (NE), trong đó hệ thống NE là
chính xác nhất. Ở Việt Nam, hiện tai hệ thống ME đang được áp dụng
cho gia súc nhai lại nói chung và bò nói riêng. Tuy nhiên, giá trị năng
lượng của các loại thức ăn hiện có chủ yếu được ước tính từ các công
thức sẵn có của nước ngoài như công thức của Crampton (1957), ARC
(1965), Moe và Tyrrell (1976), NRC (1976), Garrett (1980). Do đó, các
giá trị dinh dưỡng này có thể không thực sự chính xác vì các công thức
ước tính đó được xây dựng từ các thí nghiệm tiến hành trên gia súc, loại
thức ăn và trong điều kiện thời tiết khí hậu khác xa so với Việt Nam. Vì
vậy, chúng tôi tiến hành đề tài nhằm đánh giá chính xác hơn giá trị năng
lượng của các loại thức ăn phổ biến dùng cho bò ở Việt Nam.
2. Mục đích của đề tài


- Xây dựng cơ sở dữ liệu về thành phần hóa học, tỷ lệ tiêu hóa
toàn phần biểu kiến của các chất dinh dưỡng cơ bản (DM, CP, CF,
EE, NDF, ADF) trong một số loại thức ăn phổ biến cho bò.
- Bước đầu xây dựng bảng giá trị DE, ME, NE, NE
m
và NE
g
của một số loại thức ăn phổ biến cho bò.
- Xây dựng phương trình ước tính giá trị DE, ME, NE, NE
m

NE
g
của một số loại thức ăn phổ biến cho bò ở Việt Nam.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Đề tài đã góp phần bổ sung dữ liệu các giá trị DE, ME, NE, NE
m
và NE
g
của một số loại thức ăn phổ biến và xây dựng được các phương
2
trình ước tính giá trị năng lượng thức ăn đảm bảo độ chính xác cao hơn
so với với các số liệu hiện có, giúp cho việc xây dựng khẩu phần ăn có
hiệu quả cao hơn cho bò ở Việt Nam. Các kết quả của luận án là những
tài liệu khoa học để tham khảo trong công tác nghiên cứu khoa học và
giảng dạy ở các Trường đại học, Viện nghiên cứu. Đồng thời kết quả
nghiên cứu này cũng có thể ứng dụng trong việc xây dựng khẩu phẩn ăn
hiệu quả hơn cho sản xuất chăn nuôi.
4. Những đóng góp mới của đề tài
- Luận án đã xác định

ảnh
hưởng của giống gia súc đến tỷ lệ tiêu
hóa in vivo của các chất dinh dưỡng và giá trị
năng
lượng trao đổi của
một số loại thức ăn thô dùng cho gia súc nhai lại.
- Đã bước đầu xây dựng bảng giá trị DE, ME, NE, NE
m
, NE
g
của một số loại thức ăn phổ biến cho bò ở Việt Nam.
- Đã xây dựng các công thức ước tính giá trị năng lượng của thức
ăn cho gia súc nhai lại ở Việt nam, gồm: 1 phương trình ước tính DE,
2 phương trình để ước tính ME, 2 phương trình để ước tính NE
m
, 1
phương trình để ước tính NE
g
.
3
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ VỀ NGHIÊN CỨU
XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ NĂNG LƯỢNG CỦA THỨC ĂN CHO
GIA SÚC NHAI LẠI
1.1. Các dạng năng lượng ở gia súc nhai lại của thức ăn
Toàn bộ năng lượng hoá học có trong thức ăn được gọi là năng
lượng thô (GE) của thức ăn đó. Tuy nhiên, không phải toàn bộ GE
thu nhận được từ thức ăn đều được con vật sử dụng. Một phần bị mất
đi qua phân, qua nước tiểu và qua khí mêtan. Phần năng lượng thô
còn lại sau khi trừ đi năng lượng ở trong phân được gọi là năng lượng
tiêu hoá (DE). Sau khi trừ tiếp phần năng lượng mất qua nước tiểu và

qua khí mêtan, phần năng lượng còn lại được gọi là năng lượng trao
đổi (ME). Bản thân việc sử dụng ME để duy trì cơ thể và sản xuất
cũng đòi hỏi tiêu tốn năng lượng. Phần năng lượng tiêu tốn này cuối
cùng bị mất dưới dạng nhiệt và được gọi là nhiệt gia tăng (HI). Giá trị
năng lượng của thức ăn còn lại sau khi trừ đi HI được gọi là năng
lượng thuần (NE). Đó chính là năng lượng hữu ích được con vật sử
dụng cho duy trì cơ thể, lao tác, nuôi thai hay tạo sản phẩm. Toàn bộ
năng lượng duy trì cuối cùng được thải ra khỏi cơ thể ở dạng nhiệt
(Mc Donald và cs., 2002).
1.2. Phương pháp xác định các loại năng lượng của thức ăn cho
gia súc nhai lại
Giá trị GE có thể xác định chính xác bằng bomb calorimeter,
DE bằng các thí nghiệm tiêu hóa thông thường trên cũi tiêu hóa hay
cũi trao đổi chất. Giá trị ME và NE thường phải được xác định trong
các buồng hô hấp (ARC, 1980; NRC, 2001; Johnson và cs., 2003).
Trong thực tế thì rất khó để xác định ME và NE của tất cả thức ăn bằng
các thí nghiệm với buồng hô hấp (Van Soest, 1994; Pond và cs., 2005).
4
Trên thực tế GE thường được chẩn đoán từ thành phần hóa học, DE từ
thành phần hóa học và tỷ lệ tiêu hóa, ME và thậm chí NE từ thành phần
hóa học, tỷ lệ tiêu hóa và DE hay TDN (NRC, 1976; Abate và
Mayer, 1996; Yan và Agnew, 2004).
1.3. Các hệ thống năng lượng trong dinh dưỡngg Gia súc nhai lại
Một hệ thống năng lượng đều có hai thành phần (
Cottrill và
cs., 2008): (1) Hàm lượng năng lượng của thức ăn và (2) Nhu cầu
năng lượng của gia súc. Tuy nhiên, hiện nay các nước khác nhau sử
dụng các hệ thống đánh giá giá trị năng lượng khác nhau cho thức ăn
của nước mình. Đó có thể là DE, ME hay NE. trong đó, hệ thống sử
dụng NE là chính xác nhất vì nó phản ánh và đáp ứng sát thực nhất

nhu cầu của con vật.
1.4. Tìnhh Hình nghiên cứu xác định giá trị năng
lượng của thức ăn cho gia súc nhai lại ở việt nam
Ở Việt Nam, trước đây đã có nhiều nghiên cứu về giá trị năng
lượng của thức ăn cho gia súc, gia cầm. Các kết quả của nghiên cứu đã
được xuất bản trong cuốn “Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng
thức ăn gia súc, gia cầm Việt nam” (Viện Chăn nuôi, 1962; 1983;
1992; 2001) và “Sổ tay thành phần dinh dưỡng thức ăn gia súc Việt
Nam” (Nguyễn Văn Thưởng và cs., 1992). Gần đây có một số nghiên
cứu mới hơn về giá trị năng lượng của thức ăn cho gia súc nhai lại
(Pozy và cs., 2001; 2002; Vũ Chí Cương và cs., 2003; 2004a; 2004b,
2004c; 2006a; 2006b; 2007c; Nguyễn Xuân Bả và cs., 2004; Đinh Văn
Cải, 2005a; 2005b). Tuy nhiện, ở Việt Nam, giá trị năng lượng thường
được ước tính dựa trên các công thức sẵn có từ nước ngoài từ thành
phần hóa học và tỷ lệ tiêu hóa của các loại thức ăn. Từ năm 2008, Viện
Chăn nuôi bắt đầu triển khai sử dụng buồng hô hấp để xác định giá trị
năng lượng của các loại thức ăn cho gia súc nhai lại.
5
CHƯƠNG II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
- Thức ăn: thô xanh (5 loại cỏ voi), thô khô và ủ chua (cỏ stylo
khô, cỏ pangola khô, cỏ ruzi khô, rơm ủ 4% urê, cây ngô đã thu bắp ủ
chua và cỏ voi ủ chua), thức ăn tinh (bột sắn, bột ngô, hạt bông, bã bia).
- Gia súc: Bò đực Lai Sind trưởng thành, bò cái tơ lai ¾ HF và
cừu đực trưởng thành.
- Buồng trao đổi chất.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
- Trung tâm thực nghiệm và bảo tồn vật nuôi, Viện Chăn nuôi.

- Phòng phân tích thức ăn và sản phẩm chăn nuôi, Viện Chăn nuôi.
- Bộ môn dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi, Viện Chăn Nuôi.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ 2009 – 2012 và kế thừa số liệu thí nghiệm tiêu hóa từ năm 2008.
2.3. Nội dung nghiên cứu
a. Xác định thành phần hóa học của thức ăn.
b. Xác định tỷ lệ tiêu hóa của thức ăn
- Ảnh hưởng của loại gia súc đến tỷ lệ tiêu hóa của thức ăn thô.
- Tỷ lệ tiêu hóa của các loại thức ăn xác định trên bò thịt.
c. Xác định giá trị năng lượng của thức ăn bằng buồng hô hấp
- Xác định giá trị ME của thức ăn thô trên các loại gia súc khác
nhau
.
- Xác định giá trị GE, DE, ME và NE
m
của thức ăn phổ biến cho
bò.
- Xác định giá trị năng lượng thuần cho tăng trọng (NE
g
) của
thức ăn cho bò.
6
- Ước tính giá trị năng lượng của hạt bông từ tỷ lệ tiêu hóa của
các khẩu phần có bổ sung hạt bông ở các mức khác nhau.
d. Xây dựng phương trình ước tính giá trị DE, ME, NE, NE
m

NE
g
của một số loại thức ăn.

2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Xác định thành phần hóa học của thức ăn
DM: Xác định theo TCVN 4326 - 86.
CP: Được tính từ hàm lượng nitơ tổng số xác định bằng phương pháp
Micro Kjeldahl theo TCVN 4328 - 86. CP (%) = Nitơ tổng số x 6,25.
CF: Xác định theo TCVN 4329.
EE: Xác định theo TCVN 4331 - 2001
Ash: Xác định theo TCVN 4327 - 93
NDF: Xác định bằng phương pháp của Goering và Van Soest (1970).
2.4.2. Xác định tỷ lệ tiêu hóa
2.4.2.1. Ảnh hưởng của loại gia súc đến tỷ lệ tiêu hóa
Thí nghiệm tiêu hoá các loại thức ăn thô được tiến hành lặp lại
trên 04 bò đực Lai Sind trưởng thành, 04 bò cái tơ lai ¾ HF (18-20
tháng tuổi) không mang thai hay 04 cừu đực trưởng thành. Quy trình
thí nghiệm xác định tỷ lệ tiêu hoá
in
vivo do Viện Chăn nuôi hiệu
chỉnh từ qui trình của trường Đại học Công giáo Lovain
(Bỉ).
Sau khi
kết thúc thí nghiệm với mỗi loại thức ăn, gia súc (cừu, bò sữa, bò thịt)
được nuôi chuẩn bị cho thí nghiệm với một loại thức ăn mới.
Số liệu được phân tích phương sai (ANOVA) bằng phần mềm
Minitab 14.0. So sánh cặp đôi các giá trị trung bình giữa các loại gia
súc băng phương phát Turkey với P<0,05.
2.4.2.2. Xác định tỷ lệ tiêu hóa thức ăn trên bò thịt.
Thí nghiệm in vivo được tiến hành như quy trình nêu trên (mục
2.4.2.1) cho từng loại thức ăn, lặp lại trên 4 bò.
7
2.4.3. Xác định giá trị năng lượng của thức ăn bằng thí nghiệm

trong buồng hô hấp
2.4.3.1.
Xác định giá trị năng lượng trao đổi (ME)
Thí nghiệm được tiến hành theo 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Thí nghiệm tiêu hoá in vivo trên cũi trao đổi chất
Quy trình thí nghiệm xác định tỷ lệ tiêu hoá
in
vivo do Viện
Chăn nuôi hiệu chỉnh từ qui trình của trường Đại học Công giáo
Lovain
(Bỉ).
Giai đoạn 2: Xác định tổng trao đổi nhiệt trong buồng hô hấp
Sau giai đoạn nuôi trong cũi trao đổi chất bò được đưa vào
buồng hô hấp trong 4 ngày, vẫn cho ăn và theo dõi các chỉ tiêu
giống như giai đoạn 1. Ngoài ra, gia súc (cừu, bò sữa, bò thịt) được
đo trao đổi hô hấp để xác định tổng nhiệt sản sinh (HP) thông qua
xác định tổng lượng O
2
tiêu thụ, CH
4
và CO
2
thải ra.
ME = GE thức ăn - GE phân - GE nước tiểu - GE khí mêtan
2.4.3.2. Xác định hàm lượng GE, DE, ME và NE
m
của thức ăn
Thí nghiệm được tiến hành trên 04 bò đực Lai Sind trưởng thành
theo 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 là giai đoạn thí nghiệm tiêu hóa
in vivo trên cũi trao đổi chất, giai đoạn 2 là xác định tổng trao đổi nhiệt

trong buồng hô hấp khi gia súc ăn khẩu phần duy trì và giai đoạn 3 là
xác định giá trị NE
m
thông qua xác định tổng nhiệt trao đổi đói (FHP).
2.4.3.3. Xác định hàm lượng năng lượng thuần cho tăng trọng (NE
g
)
Mỗi loại thức ăn thử nghiệm được sử dụng để nuôi 4 bò thí
nghiệm ở 2 mức ăn khác nhau của cùng loại thức ăn hoặc khẩu phần:
Ở mức thấp, giá trị NE
m
được xác định để đảm bảo duy trì cân bằng
năng lượng dương (RE >0); ở mức cho ăn cao, các loại thức ăn thô
được cho ăn tự do còn các loại thức ăn tinh được cho thêm vào khẩu
phần cơ sở với mức từ 0,5 – 0,8 kg/con/ngày. Sau khi hoàn thành thí
8
nghiệm cho mức cao của mỗi loại thức ăn, gia súc được nuôi chuẩn bị
để vào thí nghiệm cho mức ăn thấp của thức ăn tiếp theo.
2.4.3.4. Ước tính giá trị năng lượng của hạt bông
Thí nghiệm tiêu hóa in vivo thực hiện trên cũi trao đổi chất với 3
khẩu phần ăn tương ứng với 3 mức hạt bông khác nhau (0, 1,5 và 3
kg/con/ngày). Hai nhóm bò lai gồm: 3 bò cái tơ hướng sữa lai HF
và 3 bò đực hướng thịt lai ½ Red Angus được sử dụng cho ăn các
khẩu phần này trong thí nghiệm thiết kế theo dạng ô vuông la-tinh
kép 3 x 3 x 2.
Giá trị ME của hạt bông được ước tính theo phương pháp sai
khác từ sự chênh lệch lượng DM và tổng ME thu nhận giữa 2 khẩu
phần có bổ sung hạt bông so với khẩu phần đối chứng (không bổ sung
hạt bông). Giá trị NE
m

và NE
g
của hạt bông được ước tính từ ME theo
công thức của NRC (1996).
2.4.4. Xây dựng phương trình ước tính các giá trị
năng lượng
Dựa trên cơ sở các số liệu đã thu được về thành phần hóa học, tỷ
lệ tiêu hóa và các giá trị năng lượng đã xác định được từ các thí nghiệm
trên 13 loại thức ăn khác nhau, các phương trình hồi qui đa biến được
xây dựng để xác định mối liên hệ giữa hàm lượng DE, ME, NE
m

NE
g
xác định được của các thức ăn thử nghiệm với thành phần hóa học
và/hoặc thành phần các chất dinh dưỡng tiêu hóa của các thức ăn đó.
CHƯƠNG III
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
9
3.1. Thành phần hóa học của thức ăn
3.1.1. Thành phần hóa học của cỏ voi
Nhìn chung các loại cỏ voi cắt ở các thời điểm khác nhau trong
nghiên cứu này đều có hàm lượng xơ cao, dao động từ 33,97 đến
38,47%. Đối với cỏ voi thì hàm lượng DM, CF, NDF và ADF có xu
hướng tăng dần theo tuổi tái sinh của cỏ. Ảnh hưởng của tuổi tái
sinh đến hàm lượng NDF và ADF của cỏ voi trong nghiên cứu này
cũng tương tự kết quả đã được nhiều tác giả khác ghi nhận ở cỏ voi.
Hàm lượng NDF và ADF tăng khi tuổi tăng lên (Seyoum và cs.,
1998; Tessema và cs., 2002; Adane, 2003; Bayble và cs., 2007).
3.1.2. Thành phần hóa học của thức ăn thô khô và phụ phẩm

Thức ăn thô khô và phụ phẩm nhiều xơ có thành phần hóa học
biến động tùy thuộc vào loại cây cỏ, loại phụ phẩm. Phạm vi biến
động của các giá trị CP, CF, NDF, ADF khá lớn.
Rơm ủ urê và cỏ stylo khô có hàm lượng CP cao hơn 12%, các
thức ăn còn lại có CP rất thấp. Như vậy, các thức ăn này ít nước, có
hàm lượng CP, EE ở mức thấp; CF, NDF, ADF rất cao. Tất cả các thức
ăn thô khô, phụ phẩm nghiên cứu đều có hàm lượng NDF vượt ngưỡng
60% rất nhiều (trừ cây ngô ủ chua là 58,52%), đây là ngưỡng chất khô
ăn vào bắt đầu giảm (Meissner và cs., 1991).
3.1.3. Thành phần hóa học của thức ăn tinh
Thức ăn tinh có thành phần hóa học khá biến động, tùy thuộc
vào loại thức ăn. Bã bia có DM thấp nhất (23,21%), CP cao nhất
(28,0%), CF, NDF và ADF khá cao. Bột sắn có CP và EE là thấp nhất
(tương ứng 3,24% và 1,84%). Bột ngô có CF và Ash là thấp nhất
(tương ứng 2,57% và 1,58%). Hạt bông có EE, CF, NDF, ADF là cao
nhất (tương ứng 12,17%, 24,80%, 63,71% và 41,5%). Thành phần
10
hóa học của thức ăn tinh trong nghiên cứu này nằm trong khoảng dao
động của thành phần hóa học của thức ăn tinh trong các nghiên cứu
khác (Chumpawadee và Pimpa, 2008, Chumpawadee và cs., 2007a;
Songsak và cs., 2006; Pozy và cs., 2002; Sebastian và cs., 2008; Paya
và cs., 2007; Seven và cs., 2007; Ismail và cs., 2005; Chanjula và cs.,
2003).
3.2. Tỷ lệ tiêu hóa in vivo của thức ăn
3.2.1. Ảnh hưởng của loại gia súc đến tỷ lệ tiêu hóa của thức ăn
thô
3.2.1.1. Tỷ lệ tiêu hóa của cỏ voi
So sánh về tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng chung cho tất cả các
mẫu cỏ voi trên các loại gia súc khác nhau (bảng 3.1) cho thấy chỉ có tỷ
lệ tiêu hóa của mỡ là không sai khác giữa các nhóm gia súc còn lại các

chất dinh dưỡng khác (DM, OM, CP, EF, NDF) đều bị ảnh hưởng bởi
loại gia súc, trong đó tỷ lệ tiêu hóa xác định trên cừu thấp hơn đáng kể
so với các giá trị tương ứng xác định trên bò sữa và bò thịt. Kết quả của
này thống nhất với kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả khác (Playne,
1978).
Bảng 3.1. Tỷ lệ tiêu hóa (%) trung bình của tất cả các mẫu cỏ voi
trên các loại gia súc
Thành phần
dinh dưỡng
Cừu Bò sữa Bò thịt
Mean SD Mean SD Mean SD
Chất khô 56,80
b
8,38 63,70
a
5,06 62,20
a
5,41
Chất hữu cơ 59,70
b
6,92 66,40
a
5,08 65,10
a
4,82
Protein thô 59,80
b
11,22 66,50
a
5,93 64,00

ab
8,67
Mỡ thô 42,20 15,27 46,20 13,02 46,20 14,03
Xơ thô 57,10
b
7,37 62,90
a
9,32 62,10
a
9,45
NDF 57,90
b
5,50 64,80
a
5,34 63,60
a
4,48
11
Ghi chú: Các giá trị TB trong cùng một hàng có chỉ số trên bằng chữ khác nhau thì
sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Do có sự khác nhau đáng kể về tỷ lệ tiêu hóa DM của cỏ voi trên
cừu so với bò sữa và bò thịt, chúng tôi tiến hành xây dựng phương
trình hồi qui ước tính tỷ lệ tiêu hóa trên bò sữa và bò thịt theo tỷ lệ
tiêu hóa trên cừu. Phương trình hồi qui có hệ số xác định tương đối
cao (R
2
= 0,62) và đáng tin cậy (P<0,05). Do đó có thể sử dụng
phương trình này (TLTH trên bò sữa = 0,712 x TLTH trên cừu +
21,46) để ước tính tỷ lệ tiêu hóa DM của cỏ voi khi sử dụng làm thức
ăn cho bò sữa từ tỷ lệ tiêu hóa xác định trên cừu.

Phương trình hồi qui giữa tỷ lệ tiêu hóa DM của cỏ voi tươi xác
đinh trên cừu và giá trị tương ứng xác định trên bò thịt có hệ số xác
định thấp (R
2
= 0,377), do đó không nên sử dụng để ước tính tỷ lệ tiêu
hóa DM của cỏ voi khi sử dụng làm thức ăn cho bò thịt từ tỷ lệ tiêu
hóa xác định trên cừu.
3.2.1.2. Tỷ lệ tiêu hóa thức ăn thô khô
Tỷ lệ tiêu hóa của thức ăn thô khô (rơm ủ urê và cỏ stylo khô) có sự
sai khác đáng giữa các loại gia súc khác nhau (bảng 3.2 và 3.3).
Bảng 3.2. Tỷ lệ tiêu hóa (%) của rơm ủ urê trên các loại gia súc
Thành phần
dinh dưỡng
Cừu Bò sữa Bò thịt
Mean SD Mean SD Mean SD
Chất khô 43,20
c
3,81 64,00
a
1,39 61,40
b
2,66
Chất hữu cơ 49,20
c
1,61 68,90
a
1,95 66,30
b
2,27
Protein thô 48,00

c
2,79 67,20
a
0,97 61,10
b
2,90
Mỡ thô 38,10 4,36 52,90 2,12 45,20 6,36
Xơ thô 49,00
c
2,18 66,30
a
1,47 65,90
b
2,45
NDF 49,20
c
3,02 68,90
a
1,03 66,90
b
2,51
Ghi chú: Các giá trị TB trong cùng một hàng có chỉ số trên bằng chữ khác nhau thì
12
sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Đối với mẫu rơm ủ urê ngoại trừ tỷ lệ tiêu hóa mỡ thô là không
khác nhau còn lại tỷ lệ tiêu hóa của các chất dinh dưỡng khác đều có
sự sai khác đáng kể giữa các loại gia súc, trong đó tỷ lệ tiêu hóa xác
định trên cừu là thấp nhất, tiếp đến là trên bò thịt và cao nhất là trên
bò sữa.
Sự khác nhau về tỷ lệ tiêu hóa của các chất dinh dưỡng trong cỏ

stylo khô trên các loại gia súc khác nhau được trình bày qua bảng 3.3.
Bảng 3.3. Tỷ lệ tiêu hóa (%) của cỏ stylo khô trên các loại gia súc
Thành phần
dinh dưỡng
Cừu Bò sữa Bò thịt
Mean SD Mean SD Mean SD
Chất khô 47,00
b
0,66 62,20
a
0,75 59,80
a
2,05
Chất hữu cơ 50,90
b
0,19 64,60
a
0,66 62,20
a
1,98
Protein thô 53,70
b
1,40 70,50
a
1,02 65,20
a
1,64
Mỡ thô 22,50
b
4,08 60,10

a
2,34 53,50
a
4,48
Xơ thô 45,40
b
1,74 55,80
ab
1,60 54,80
a
5,65
NDF 40,80
b
0,72 53,20
ab
0,85 50,20
a
3,36
Ghi chú: Các giá trị TB trong cùng một hàng có chỉ số trên bằng chữ khác
nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô, chất hữu cơ, protein thô và mỡ thô
của cỏ stylo khô xác định trên cừu là thấp hơn đáng kể so với xác
định trên bò sữa và bò thịt (P<0,05). Còn các giá trị xác định trên bò
sữa so với bò thịt không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
3.2.2. Tỷ lệ tiêu hóa của các loại thức ăn trên bò
thịt
3.2.2.1. Tỷ lệ tiêu hóa của cỏ voi
Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của cỏ voi không có sự sai
khác lớn ở các mẫu thức ăn. Tỷ lệ tiêu hóa OM của cỏ voi dưới 70%
13

(65,0-68,8 %), phù hợp với các kết quả của nhiều tác giả khác (Aumont
và cs.,1995); Chenost,1975); Tudor và Minson,1982); Minson,1981);
Kariuki và cs.,2001); Bayble và cs.,2007), theo đó tỷ lệ tiêu hóa OM
của cỏ nhiệt đới thường nhỏ hơn 70%, chỉ đạt trên 70% trong trường
hợp cỏ non và thường giảm 0,2 - 0,4% /ngày sau 28 ngày.
3.2.2.2. Tỷ lệ tiêu hóa của thức ăn thô khô
Tỷ lệ tiêu hóa của các mẫu cỏ khô trên bò thịt nhìn chung đều
khá thấp. Tỷ lệ tiêu hóa DM của cỏ ruzi khô chỉ đạt trung bình
44,5%, của OM cũng chỉ đạt 46,1%, trong khi tỷ lệ tiêu hóa CP là rất
thấp (16,4%). Tỷ lệ tiêu hóa trung bình của các thành phần CF đều
khá thấp, và của EE đạt 40,7%. Tương tự, tỷ lệ tiêu hóa của cỏ
Pangola khô cũng khá thấp với tỷ lệ tiêu hóa DM đạt trung bình
47,7% và tỷ lê tiêu hóa OM là 49,4%.
3.2.2.3. Tỷ lệ tiêu hóa của thức ăn ủ chua
Tỷ lệ tiêu hóa của các mẫu cỏ ủ chua được xác định trên bò thịt
đều ở mức trung bình. Tỷ lệ tiêu hoá OM của cây ngô ủ chua trong
nghiên cứu này tương đương với kết quả của Calabrò và cs. (2007);
Andrieu và cs. (1989). Theo các tác giả trên cây ngô chín sáp ủ có tỷ lệ
tiêu hóa OM là 57,0 - 64,1%.
3.2.2.4. Tỷ lệ tiêu hóa của thức ăn tinh
Các thức ăn giàu tinh bột (bột sắn và bột ngô) trong nghiên cứu
này có tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng khá cao (68,0- 79,7%), cao
hơn so với thức ăn giàu protein.
3.3. Giá trị năng lượng của các loại thức ăn
3.3.1. Giá trị ME của thức ăn thô trên các loại gia súc khác nhau
Giá trị ME xác định theo phương pháp trực tiếp thấp hơn đáng kể so
với giá trị ME xác định bằng công thức. Do đó chúng tôi tiến hành xây
14
dựng phương trình hồi qui giữa hai giá trị này. Phương trình ME thực =
ME công thức x 1,051 - 423,2 (R

2
= 0,928; P<0,001). Như vậy, với các
loại thức ăn thô, giá trị ME có thể được tính theo công thức của INRA
nhưng sau đó phải hiệu chỉnh theo phương trình hồi qui trên.
Kết quả phân tích phương sai các phương trình hồi qui cho thấy
cả 3 phương trình đều đáng tin cậy và có hệ số xác định cao (R
2
=
0,81-0,92). Do đó có thể sử dụng phương trình: ME thực = ME theo
công thức x 1,968 -1964 để hiệu chỉnh các giá trị ME của thức ăn thô
đã xác định từ các thí nghiệm tiêu hóa in vivo trên cừu.
3.3.2. Giá trị DE, ME và NE
m
của thức ăn trên bò thịt
3.3.2.1. Giá trị DE, ME và NE
m
của cỏ voi
Kết quả cho thấy tổng lượng GE ăn vào không khác nhau đáng
kể về thống kê (P>0,05). Tuy nhiên, tổng GE mất đi trong phân, nước
tiểu và khí mêtan có sự khác nhau. Kết quả này dẫn đến các mẫu thức
ăn khác nhau có hàm lượng DE và ME khác nhau, NE
m
cũng khác
nhau và giảm dần theo tuổi tái sinh của cỏ (bảng 3.4).
Bảng 4.4: Cân bằng năng lượng và giá trị DE, ME và NE
m
của cỏ voi
(Mean ± SD)
Chỉ tiêu CV1 CV35 CV40 CV45 CV50
KLTĐ (W

0.75
) 61,9±5,9 62,1±1,2 63,4±1,1 61,5±0,9 62,5±1,1
DMI (kg) 3,6±0,3 4,1±0,2 4,2±0,3 4,4±0,2 4,4±0,2
GE ăn vào
(Kcal/kg W
0,75
)
198,8
± 56,2
235,0
± 23,6
236,4
± 25,9
253,8
± 21,5
245,0
± 26,3
GE mất đi (Kcal/kg W
0,75
)

15
- Phân 57,2±2,1 61,1±14,8 62,6±12,1 71,1±13,7 71,1±12,9
- Nước tiểu 19,9±14,4 18,8±2,3 21,3±3,2 25,4±1,9 27,0±2,4
- Khí mêtan 22,1±8,7 28,2±3,8 29,5±3,2 33,0±4,1 31,9±2,7
DE
(Kcal/kg DM)
2434,7
± 106,7
2633,9

± 98,7
2623,6
± 79,3
2553,6
± 110,9
2470,2
± 105,1
ME
(Kcal/kg DM)
1712,6
± 78,5
1922,1
± 78,7
1856,7
± 82,8
1737,4
± 79,3
1633,5
± 72,7
- MEI
(Kcal/kgW
0,75
)
99,6
± 41,3
126,9
± 12,4
122,9
± 10,9
124,4

± 11,5
115,2
± 8,7
- HP
(Kcal/kgW
0,75
)
97,33
± 37,5
119,1
± 10,5
123,0
± 12,4
127,8
± 11,7
127,0
± 10,2
- FHP
(Kcal/kgW
0,75
)
82,68
± 23,8
72,4
± 8,1
72,1
± 10,4
73,9
± 11,2
73,8

± 7,8
NE
m
(Kcal/kg DM)
1460,7
± 65,8
1214,7
± 50,6
1086,9
± 65,7
985,4
± 59,3
880,7
± 48,9
3.3.2.2. Giá trị DE, ME và NE
m
của thức ăn thô khô
Kết quả cân bằng năng lượng và giá trị DE, ME và NE
m
của thức
ăn thô khô được trình bày ở bảng 3.5. Nhìn chung, các loại thức ăn
thô khô có giá trị năng lượng thấp, trừ cỏ Stylo khô.
Bảng 3.5: Cân bằng năng lượng và giá trị DE, ME và NE
m
của thức
ăn thô khô (Mean ± SD)
Chỉ tiêu theo dõi
Rơm ủ
ure
Cỏ Stylô

khô
Cỏ Pangola khô
Cỏ ruzi
khô
KLTĐ (W
0.75
) 63,3

± 5,9 59,4

± 6,1 62,7 ± 1,3 61,0 ± 1,2
DMI (kg) 3,7

± 0,4 3,4

± 0,5 4,1 ± 0,2 4,0 ± 0,2
GEI (Kcal/kg W
0,75
)
194,8

±76,3 198,8± 56,2 231,9± 27,8 233,2± 19,5
GE mất đi (Kcal/kg W
0,75
)
- Phân 52,5

± 14,3 54,5

± 17,5 64,9 ± 13,2 72,3 ± 10,8

16
- Nước tiểu 19,5 ± 15,2 13,7 ± 11,6 23,2 ± 2,0 23,3 ± 1,8
- Khí mê tan 16,9 ± 9,7 13,7 ± 9,7 25,5 ± 3,1 30,3 ± 2,9
DE (Kcal/kg DM)
2434,5
± 76,8
2521,0
± 96,2
2553,9
± 84,5
2453,7
±102,4
ME (Kcal/kg DM)
1811,7
± 57,2
2042,3
± 82,4
1809,1
± 69,8
1636,3
± 65,4
- MEI (Kcal/kg W
0,75
)
105,9
± 31,5
116,9
± 31,7
118,3
± 9,2

107,3
± 7,9
- HP (Kcal/kg W
0,75
)
97,7
± 32,4
105,6
± 27,9
118,6
± 8,9
129,4
± 9,6
- FHP (Kcal/kg W
0,75
)
82,0
± 25,3
88,9
± 25,4
70,8
± 8,6
74,8
± 6,9
NE
m
(Kcal/kg DM)
1543,2
±55,8
1750,6

± 55,3
1078,1
± 73,2
803,7
± 57,7
Ghi chú: KLTĐ là khối lượng trao đổi, DMI là chất khô ăn vào, GEI là năng lượng
thô ăn vào, MEI là năng lượng trao đổi ăn vào.
3.3.2.3. Giá trị DE, ME và NE
m
của thức ăn ủ chua
Kết quả cân bằng năng lượng và giá trị DE, ME và NE
m
của thức
ăn ủ chua được trình bày ở bảng 3.6.
Bảng 3.6: Cân bằng năng lượng và giá trị DE, ME và NE
m
của
thức ăn ủ chua (Mean ± SD)
Chỉ tiêu theo dõi Cây ngô ủ chua Cỏ voi ủ chua
KLTĐ (W
0.75
) 63,4 ± 1,9 63,1 ± 1,2
DMI (kg) 3,5 ± 0,1 4,0 ± 0,2
GEI (Kcal/kg W
0,75
)
196,7 ± 17,8 220,0 ± 23,7
GE mất đi (Kcal/kg W
0,75
)

- Phân 45,3 ± 11,3 57,2 ± 12,9
- Nước tiểu 19,7 ± 2,2 24,2 ± 1,9
17
- Khí mê tan 15,7 ± 2,7 22,0 ± 3,4
DE (Kcal/kg DM) 2742,5 ± 114,3 2568,2 ± 107,9
ME (Kcal/kg DM) 2101,3 ± 92,3 1839,4 ± 73,1
- MEI (Kcal/kg W
0,75
) 116,1 ± 8,9 116,6 ± 7,5
- HP (Kcal/kg W
0,75
) 114,9 ± 10,7 123,5 ± 8,4
- FHP (Kcal/kg W
0,75
) 70,7 ± 8,3 71,6 ± 7,1
NE
m
(Kcal/kg DM) 1302,4 ± 83,2 1020,6 ± 80,1
Ghi chú: KLTĐ là khối lượng trao đổi, DMI là chất khô ăn vào, GEI là năng lượng
thô ăn vào, MEI là năng lượng trao đổi ăn vào.
Nhóm thức ăn ủ chua gồm thân cây ngô ủ và cỏ voi ủ, các thức ăn
này có ME nhỏ hơn 9 MJ/kg DM. Như vậy, đây là nhóm có giá trị năng
lượng trung bình. Giá trị năng lượng của thức ăn ủ chua trong nghiên cứu
của chúng tôi không khác nhiều so với kết quả thu được ở các nghiên cứu
khác. Trong các nghiên cứu của Hulya và cs. (2005); Pozy và cs. (2002)
cây ngô chín sáp ủ có ME vào khoảng 8,76-10,05 MJ/kg DM.
3.3.2.4. Giá trị DE, ME và NE
m
của thức ăn tinh
Hàm lượng năng lượng DE, ME và NE

m
của bột sắn và bột ngô
là tương đương nhau. Bột sắn có hàm lượng DE là 3399 Kcal/kg DM,
còn bột ngô là 3235 Kcal/kg DM. Hàm lượng ME của bột sắn và bột
ngô lần lượt là 3002 và 2946 Kcal/kg DM, còn NE
m
của các thức ăn
này tương ứng là 2012 và 1889 Kcal/kg DM.
3.3.3. Giá trị NE
g
của thức ăn trên bò thịt
3.3.3.1. Giá trị NE
g
của cỏ voi
Nhìn chung, hàm lượng năng lượng thuần cho tăng trọng (NE
g
) của
cỏ voi tươi đều khá thấp và chịu ảnh hưởng lớn bởi thời điểm thu cắt. Đối
với mùa hè, cỏ voi cắt tại thời điểm 35 ngày tuổi tái sinh có hàm lượng
NE
g
cao nhất (600,4 Kcal/kg DM) và tuổi tái sinh càng cao thì hàm lượng
năng lượng càng giảm. Nếu cắt lúc 40 ngày tuổi, thì hàm lượng NE
g
giảm
18
xuống chỉ còn 509 Kcal/kg DM; đến thời điểm cắt lúc 45 ngày, hàm lượng
giảm còn 235,1 Kcal NE
g
/kg DM và kéo đến 50 ngày mới thu cắt thì hàm

lượng NE
g
gần như không đáng kể, chỉ còn 46 Kcal/kg DM.
3.3.3.2. Giá trị NE
g
của thức ăn thô khô
Nhìn chung các thức ăn thô khô đều có hàm lượng NE
g
thấp, kể
cả cỏ họ đậu stylo khô. Cỏ ruzi khô có hàm lượng NE
g
thấp nhất
trong số các thức ăn thô xác định trong nghiên cứu này. Rơm sau khi
được ủ urê có hàm lượng NE
g
cao hơn so với cỏ Pangola khô. Giá trị
NE
g
của rơm ủ urê đạt 499,4 Kcal/kg DM, trong khi của cỏ pangola
khô chỉ là 246,6 Kcal/kg DM.
3.3.3.3. Giá trị NE
g
của thức ăn ủ chua
Cây ngô đã thu bắp ủ chua có hàm lượng NE
g
khá cao(865,7 Kcal/kg
DM). Tuy nhiên, nếu so với ngô ủ chua ở Mỹ thì hàm lượng NE
g
của của
cây ngô ủ chua trong nghiên cứu này vẫn thấp hơn đáng kể. Theo NRC

(1996) thì cây ngô ủ chua có hàm lượng NE
g
là 1.080 Kcal/kg DM. Đối
với mẫu cỏ voi ủ chua, hàm lượng NE
g
cũng khá thấp (469,4 Kcal/kg
DM). Tuy nhiên, nếu so sánh với cỏ voi tươi cắt lúc 40 ngày tuổi (cùng
tuổi thu hoạch) thì hàm lượng NE
g
chỉ thấp hơn 39,8 Kcal/kg DM. Điều
đó cho thấy việc ủ chua cỏ voi có thể làm giảm hàm lượng năng lượng của
cỏ (do quá trình lên men làm tổn hao OM) nhưng không quá lớn.
3.3.3.4. Giá trị NE
g
của thức ăn tinh
Bột sắn có hàm lượng NE
g
cao nhất (1503,8 Kcal/kg DM), kế đến
là hạt bông (1435,9 Kcal/kg DM) và thấp nhất là bã bia (930,2 Kcal/kg
DM). Như vậy, đây là những thức ăn tinh có hàm lượng NE
g
cao có thể
dùng làm nguồn thức ăn cung cấp năng lượng tốt cho bò thịt.
19
3.3.4. Ước tính giá trị năng lượng của hạt bông của các khẩu phần
có bổ sung hạt bông ở các mức khác nhau
3.3.4.1. Cân bằng năng lượng và giá trị ước tính năng lượng khẩu
phần
Kết quả (bảng 3.7) cho thấy các khẩu phần khác nhau có hàm
lượng DE và ME khác nhau, tăng dần theo mức bổ sung hạt bông

trong khẩu phần.
Bảng 3.7: Giá trị DE và ME của các khẩu phần
Chỉ tiêu theo dõi
NT1 NT2 NT3
SEM P0 kg
HB
1,5kg
HB
3kg HB
KLTĐ (W
0,75
) 82,9 79,4 82,5 1,17 0,140
Tổng DM ăn vào 6,3
a
6,9
a
8,2
b
0,26 0,006
GE ăn vào (Kcal/kg W
0,75
) 324,8
b
386,6
a
410,6
a
19,98 0,004
GE mất đi (Kcal/kg W
0,75

)
- Phân 103,1 114,0 110,1 5,75 0,324
- Nước tiểu 34,4 34,6 31,2 3,16 0,691
- Khí mêtan 34,2 37,7 34,4 2,17 0,455
DE (Kcal/kg DM) 2917,3
b
3136,9
a
3023,3
a
0,053 0,001
ME (Kcal/kg DM) 2014,6
b
2304,9
a
2363,3
a
0,068 0,001
ME/DE 0,65
b
0,73
a
0,78
a
0,015 0,001
Ghi chú: Các giá trị trung bình trên cùng hàng có chỉ số trên khác nhau thì khác nhau.
Bảng 3.8: Cân bằng năng lượng và giá trị năng lượng xác định từ
các khẩu phần khác nhau
Chỉ tiêu theo dõi
NT1 NT2 NT3

SEM P
0 kg HB 1,5kg HB 3kg HB
Cân bằng năng lượng
MEI (Kcal/kg W
0,75
)
129,10
b
200,40
a
234,80
a
15,40 0,001
HP (Kcal/kg W
0,75
)
112,60 137,00 129,70 10,95 0,137
20
FHP (Kcal/kg W
0,75
)
77,10 79,30 77,20 4,49 0,314
RE (Kcal/kg W
0,75
)
16,50
b
63,30
b
105,20

a
15,62 0,005
Giá trị năng lượng khẩu phần
NE
m
(Kcal/kg DM)
1.231,70
b
1.642,10
b
1.834,10
a
0,137 0,003
NE
g
(Kcal/kg DM) 217,10
b
729,60
b
1057,40
a
0,134 0,001
k
m
(DT)
0,73 0,69 0,77 0,049 0,363
k
g
(TT)
0,14

b
0,27
b
0,39
a
0,047 0,001
Ghi chú: Các giá trị trung bình trên cùng hàng có chỉ số trên khác nhau thì khác
nhau; MEI: Năng lượng trao đổi ăn vào; HP: Tổng nhiệt sản sinh; FHP: Nhiệt sản
sinh khi trao đổi đói; RE: Năng lượng tích lũy; NE
m
: Năng lượng thuần cho duy trì;
NE
g
:Năng lượng thuần cho sản xuất thịt; k
m
: hệ số chuyển hóa năng lượng trao đổi
cho duy trì cơ thể; k
g
: hệ số chuyển hóa năng lượng trao đổi cho tăng trọng. NT1:
Nghiệm thức 1, NT2: Nghiệm thức 2, NT3: Nghiệm thức 3; HB là Hạt bông
Kết quả bảng 3.8 NE cho thấy hàm lượng NE
m
và NE
g
cũng tăng
(P<0,01) theo mức bổ sung hạt bông trong khẩu phần. Từ kết quả
này, chúng tôi đã xác định được hệ số chuyển hóa năng lượng trao
đổi cho duy trì cơ thể (k
m
) của các khẩu phần thí nghiệm dao động

trong khoảng 0,69 - 0,77 và không có sự sai khác giữa các khẩu phần.
Tuy nhiên, kết quả xác định hệ số k
g
cho thấy giá trị này tăng theo
mức bổ sung hạt bông trong khẩu phần.
3.3.4.2. Hàm lượng năng lượng của hạt bông
Kết quả xác định được hàm lượng ME của hạt bông là
khoảng 3,08 Mcal/kg DM (bảng 3.9).
Bảng 3.9: Giá trị năng lượng ước tính của hạt bông
Chỉ tiêu theo dõi
NT1 NT2 NT3
SEM P
0 kg
HB
1,5kg
HB
3kg
HB
DM ăn vào từ TĂ tinh
(kg/ngày)
2,8
a
4,1
b
5,4
c
0,12 0,001
DM hạt bông ăn vào
(kg/ngày)
0

a
1,3
b
2,6
c
0,12 0,001
21
Tổng MEI
(Mcal/ngày)
10,7
c
15,9
b
19,4
a
0,75 0,001
Tổng MEI từ hạt bông
(Mcal/ngày)
0
a
4,0
a
7,8
b
0,23 0,003
ME của hạt bông
(Mcal/kg DM)
- 3,08 3,00 - -
NE
m

của hạt bông
(Mcal/kg DM)*
- 2,09 2,03 - -
NE
g
của hạt bông
(Mcal/kg DM)*
- 1,43 1,37 - -
*Ước tính theo công thức của NRC (1996); Các giá trị trung bình trên cùng 1 hàng
có chỉ số trên khác nhau thì khác nhau. NT1: Nghiệm thức 1, NT2: Nghiệm thức 2,
NT3: Nghiệm thức 3; HB là Hạt bông
3.4. Phương trình hồi qui ước tính hàm lượng DE, ME, NE
m

NE
g
của các thức ăn cho bò thịt
3.4.1. Các phương trình hồi qui
Từ kết quả xác định thành phần hóa học và giá trị năng lượng
của 13 loại thức ăn, chúng tôi tiến hành xây dựng các phương trình
hồi qui ước tính giá trị DE, ME, NE
m
và NE
g
của các loại thức ăn cho
bò thịt từ thành phần hóa học, tỷ lệ tiêu hóa của các loại thức ăn này
Bảng 3.10 liệt kê các phương trình hồi qui có hệ số xác định cao
(R
2
>0,8) và đáng tin cậy (P<0,05) đã xây dựng được.

Bảng 3.10: Một số phương trình hồi qui ước tính hàm lượng năng
lượng DE, ME, NE
m
và NE
g
của các thức ăn cho bò thịt
TT Phương trình R
2
P
1 DE (Kcal/kg DM) = 3317,1 – 22,426 CP +
69,962 EE – 13,953 CF
0,84 0,001
2 ME (Kcal/kg DM) = 3023,99 – 23,698 CP +
123,439 EE – 16,379 NDF
0,94 0,001
22
3 ME (Kcal/kg DM) = 1,476 DE -2079,04 0,8 0,001
4 ME (Kcal/kg DM) = 14407,6 – 9,858 DE +
0.00193DE
2
0,91 0,001
5 NE
m
(Kcal/kg DM) = 1833,3 + 39,148 EE –
45,072 CF + 20,151 ADF
0,87 0,001
6 NE
m
(Kcal/kg DM) = 1,273 DE – 2321,2 0,81 0,001
7 NE

m
(Kcal/kg DM) = 10105,5 – 7,270DE +
0,00145DE
2
0,89 0,001
8 NE
m
(Kcal/kg DM) = 0,852 ME - 505,6 0,97 0,001
9 NE
m
(Kcal/kg DM) = 1,462 ME - 0.000129 ME
2
-1190,4
0,98 0,001
10 NE
g
(Kcal/kg DM) = 1495,8 + 71,672 EE –
17,311 NDF
0,86 0,001
11 NE
g
(Kcal/kg DM) = 0,9127 ME -1277,6 0,94 0,001
12 NE
g
(Kcal/kg DM) = 3,2495 ME - 0.000493
ME
2
-3900,1
0,97 0,001
Ghi chú: CP: protein thô (g/kg DM); EE: mỡ thô (g/kg DM); EF: Xơ thô (g/kg DM);

N
DF:
Xơ không tan trong môi trường trung tính
(%)
Đối với DE, chỉ có phương trình ước tính DE từ CP, CF và EE là
đáng tin cậy (P<0,001) và có hệ số xác định cao (R
2
= 0,84). Các phương
trình xây dựng từ các thành phần hóa học khác là không đáng tin cậy
và/hoặc có hệ số xác định thấp.
Đối với ME, các phương trình hồi qui ME theo CP, EE, EF và
NDF là đáng tin cậy và có khả năng ước tính tốt (R
2
= 0,94), còn các
phương trình hồi quy ME theo các thành phần hóa học khác là không
tin cậy.
3.4.2. Kiểm tra độ chính xác của phương trình
Để kiểm tra mức độ chính xác của các phương trình đã được xây
dựng chúng tôi tiến hành so sánh các giá trị xác định từ công thức với
23
các giá trị thực xác định được của 2 loại thức ăn là cỏ voi tươi cắt lúc 40
ngày tuổi và cỏ stylo khô. Đây là 2 loại thức ăn không sử dụng trong việc
xây dựng phương trình ước tính nói trên. Kết quả cho thấy việc ước tính
giá trị DE và ME từ thành phần hóa học cho kết quả khá sát so với kết
quả thực tế với mức chênh lệch chỉ khoảng 2,64-6,76%. Như vậy, đối
với cỏ voi tươi có thể ước tính tương đối chính xác hàm lượng DE (công
thức số 1) từ kết quả xác định thành phần CP, EE, EF của mẫu và hàm
lượng ME (công thức số 2) từ kết quả xác định thành phần CP, EE và
NDF. Tương tự, mức độ chênh lệch giữa giá trị NE
m

ước tính từ thành
phần hóa học (công thức số 5) với giá trị NE
m
thực tính là rất thấp, chỉ
xấp xỉ 2,43% còn mức chênh lệch giữa giá trị NE
g
ước tính (công thức số
10) và NE
g
thực xác định chỉ là 1,29%. Điều này chứng tỏ giá trị NE
m
của cỏ voi có thể được ước tính một cách khá chính xác từ hàm lượng
các chất EE, EF và ADF còn giá trị NE
g
có thể được ước tính chính xác
từ hàm lượng EE và NDF của mẫu.
Kết quả kiểm chứng cho thấy nhìn chung công thức ước tính DE,
ME và NE
g
từ thành phần hóa học của các thức ăn (công thức số 1, 2
và 10) cho kết quả sát với thực tế. Công thức số 4 ước tính ME từ DE,
công thức số 8 và 9 ước tính NE
m
từ giá trị ME đều cho kết quả tương
đương giá trị thực xác định trên cả 2 loại thức ăn và vì vậy việc sử
dụng các công thức này để ước tính ME và NE
m
là đáng tin cậy.
Các công thức số 3 (ước tính ME từ DE theo dạng hàm bậc 1), số 6
(ước tính NE

m
từ DE theo dạng hàm bậc 1) và số 12 (ước tính NE
g
từ
ME theo dạng hàm bậc 2) cho kết quả chênh lệch khá lớn so với giá trị
thực xác định trên cả 2 mẫu thức ăn và do đó không nên sử dụng để ước
tính các giá trị năng lượng của thức ăn cho bò. Riêng các công thức còn
lại (số 5, 7, 11) cho kết quả không ổn định nên cần tiếp tục hoàn thiện
(tăng dung lượng và chủng loại mẫu vào xây dựng phương trình).
24
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
- Các loại thức ăn trong nghiên cứu này đều có hàm lượng xơ
cao, kể cả cỏ khô họ đậu stylo. Ở cỏ voi hàm lượng DM, CF, NDF và
ADF có xu hướng tăng dần theo tuổi tái sinh của cỏ. Nhóm thức ăn
thô khô, phụ phẩm nhiều xơ có thành phần hóa học biến động tùy
thuộc vào loại cây cỏ, phụ phẩm. Phạm vi biến động của các giá trị
CP, CF, NDF, ADF khá lớn và tương ứng là: 3,23 – 14,15; 30,27 –
42,09; 58,52 – 75,45; 32,50 – 49,86%. Thành phần hóa học thức ăn
tinh nằm trong khoảng dao động trung bình.
- Loại gia súc có ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ tiêu hóa chất khô,
chất hữu cơ, protein thô, xơ thô và NDF trong thức ăn thô, trừ tỷ lệ
tiêu hóa của mỡ; trong đó tỷ lệ tiêu hóa xác định trên cừu thấp hơn
đáng kể so với các giá trị tương ứng xác định trên bò sữa và bò thịt.
- Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của cỏ được xác định trên
bò thịt không có sự sai khác nhiều (DM 62,0 - 66,4%, OM 65,0 -
68,8%, CP 65,1 - 71,4%). Tỷ lệ tiêu hóa của cỏ khô nhìn chung đều
khá thấp. Tỷ lệ tiêu hóa DM và OM của bột ngô và bột sắn là tương
đương nhau, của hạt bông là khá cao (67,8 và 68,0%).
- Các loại thức ăn thô thường dùng cho bò có hàm lượng năng

lượng trao đổi, năng lượng thuần cho duy trì, năng lượng thuần cho
tăng trọng khá thấp, ngoại trừ cây ngô cả bắp ủ chua. Các loại thức ăn
tinh có hàm lượng ME, NE
m
, NE
g
khá cao.
- Giá trị ME của thức ăn thô được xác định bằng công thức của
INRA (1989) cao hơn so với giá trị ME thực xác định từ kết quả phân
tích hàm lượng năng lượng thô trong thức ăn, phân, nước tiểu và khí
25

×