CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020,
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU (2011 – 2015)
QUẬN 1, TP. HỒ CHÍ MINH
Quận 1, tháng 03 năm 2014
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020,
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU (2011 – 2015)
QUẬN 1, TP. HỒ CHÍ MINH
Ngày tháng năm
CƠ QUAN THẨM ĐỊNH
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
(Ký tên, đóng dấu)
Ngày tháng năm
CƠ QUAN LẬP QUY HOẠCH
SỬ DỤNG ĐẤT
(Ký tên, đóng dấu)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020,
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU (2011 – 2015)
QUẬN 1, TP. HỒ CHÍ MINH
Ngày tháng năm
ĐƠN VỊ TƯ VẤN LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
CHI NHÁNH TRUNG TÂM ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ
TÀI NGUYÊN ĐẤT PHÍA NAM
GIÁM ĐỐC
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
I. TÍNH CẤP THIẾT 1
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 2
2.1. Căn cứ pháp lý 2
2.2. Các tài liệu khác có liên quan 6
III. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP QUY HOẠCH SỬ
DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 CỦA QUẬN 1 6
3.1. Mục đích, yêu cầu 6
3.2. Nội dung quy hoạch sử dụng đất 7
3.3. Phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất 7
IV. SẢN PHẨM BÀN GIAO 8
Phần I 10
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI 10
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 10
1.1. Điều kiện tự nhiên 10
1.1.1. Vị trí địa lý 10
1.1.2. Địa hình, địa chất công trình 10
1.1.3. Khí hậu 11
1.1.4. Thuỷ văn 11
1.2. Các nguồn tài nguyên 12
1.2.1. Tài nguyên đất 12
1.2.2. Tài nguyên nước 12
1.2.3. Tài nguyên nhân văn 12
1.3. Thực trạng môi trường 13
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI 14
2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 14
2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 15
2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập 20
2.4. Thực trạng phát triển đô thị 22
2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 23
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TƯ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI
TRƯỜNG 33
3.1. Những thuận lợi 33
3.2. Những khó khăn 34
Phần II 41
TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT 41
I. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI 41
II. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2011 VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT GIAI
ĐOẠN 2005 - 2011 49
2.1. Phân tích hiện trạng sử dụng đất năm 2011 49
2.2. Phân tích, đánh giá biến động các loại đất 55
2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, tính hợp lý của việc sử dụng
đất 62
2.3.1. Đánh giá hiệu quả KT-XH, môi trường của việc sử dụng đất 62
2.3.2. Tính hợp lý của việc sử dụng đất 63
2.4. Những tồn tại trong việc sử dụng đất 64
III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QHSDĐ KỲ TRƯỚC 65
3.1. Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất 65
3.2. Đánh giá nguyên nhân tồn tại trong việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất 67
Phần III 71
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT DÀI HẠN 71
I. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI 71
1.1. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ phát triển thương mại, dịch vụ và du
lịch 72
1.2. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng 73
II. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT DÀI HẠN 74
2.1. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cho giai đoạn 20
năm tới và giai đoạn tiếp theo 74
2.2. Quan điểm sử dụng đất 75
2.3. Định hướng sử dụng đất cho giai đoạn 20 năm tới và giai đoạn tiếp theo 76
Phần IV 81
PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 81
I. CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG THỜI KỲ QUY HOẠCH 81
1.1. Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 81
1.2. Chỉ tiêu quy hoạch phát triển kinh tế 81
1.3. Chỉ tiêu dân số, lao động, việc làm và thu nhập. 81
1.4. Chỉ tiêu phát triển đô thị 82
1.5. Chỉ tiêu phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. 83
II. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 83
2.1. Tổng hợp và dự báo nhu cầu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch 83
2.2. Khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng đất đai cho nhu cầu sử dụng đất.84
2.3. Diện tích các loại đất phân bổ cho các mục đích sử dụng 85
2.3.1. Diện tích các loại đất được Thành phố phân bổ 86
2.3.2. Diện tích các loại đất để phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương. 106
2.4. Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng phải xin phép trong kỳ quy hoạch 113
III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN
KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG 114
3.1. Đánh giá tác động đến phát triển kinh tế 114
3.2. Đánh giá hiệu quả xã hội 115
3.3. Đánh giá vấn đề tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo
tồn văn hoá các dân tộc của phương án quy hoạch sử dụng đất 115
3.4 Đánh giá tác động đến môi trường 116
IV. PHÂN KỲ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 116
4.1. Phân kỳ diện tích các loại đất phân bổ cho các mục đích 116
4.2. Phân kỳ diện tích đất chuyển mục đích sử dụng phải xin phép 120
V. LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ ĐẦU 121
5.1. Chỉ tiêu sử dụng đất theo mục đích sử dụng đến từng năm 121
5.1. Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng phải xin phép đến từng năm 122
5.3. Danh mục các công trình, dự án trong kỳ kế hoạch 125
5.3. Dự kiến các khoản thu, chi liên quan đến đất đai trong kỳ kế hoạch 134
VI. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 136
6.1. Giải pháp về chính sách 136
6.2. Giải pháp về nguồn lực và vốn đầu tư 137
6.3. Giải pháp về khoa học, công nghệ 138
6.4. Giải pháp bảo vệ đất và bảo vệ môi trường 138
6.5. Giải pháp về tổ chức thực hiện 138
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 140
I. KẾT LUẬN 140
II. KIẾN NGHỊ 141
PHẦN PHỤ LỤC 142
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1. Giá trị sản xuất và doanh thu ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
theo loại hình doanh nghiệp qua các năm 2007 – 2011. 15
Bảng 2. Thống kê về số cơ sở và số lao động trong lĩnh vực công nghiệp và tiểu
thủ công nghiệp giai đoạn 2006-2011 16
Bảng 3. Các ngành sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm
2011 17
Bảng 4. Thống kê số cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ tư nhân cá thể 18
Bảng 5. Thống kê số lượng doanh nghiệp ngoài nhà nước phân theo từng năm 19
Bảng 6. Dân số, mật độ dân số Quận 1 (tính tới thời điểm 31/12/2011) 20
Bảng 7. Dân số biến động tự nhiên 21
Bảng 8. Tình hình mức sống dân cư Quận 1 qua các năm (2006-2011) 22
Bảng 9. Thống kê cơ sở y tế công lập trên địa bàn Quận 1 27
Bảng 10. Một số chỉ tiêu tổng hợp cán bộ y tế địa phương phân theo trình độ 27
Bảng 11. Thống kê các hoạt động văn hóa Quận 1 qua các năm (2006-2011) 29
Bảng 12. Thống kê số liệu thể dục, thể thao Quận 1 qua các năm (2006-2011) . 31
Bảng 13. Thống kê số lượng và diện tích được giao đất giai đoạn 2001-2011 43
Bảng 14. Thống kê số thu về đất giai đoạn 2005-2012 46
Bảng 15. Hiện trạng sử dụng đất năm 2011 của Quận 1 54
Bảng 16. Biến động đất đai từ năm 2000 đến năm 2005 56
Bảng 17. So sánh biến động các loại đất chính năm 2005 và năm 2011 60
Bảng 18. So sánh biến động các loại đất chính năm 2000 và năm 2011 61
Bảng 19. Thống kê số lượng các công trình quy hoạch sử dụng đất kỳ trước 65
Bảng 21: Chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2020 85
Bảng 22. Danh mục các công trình trụ sở cơ quan, CTSN trong kỳ quy hoạch 86
Bảng 23. Danh mục các công trình có sử dụng đất quốc phòng 88
Bảng 24. Danh mục các công trình có sử dụng đất an ninh 90
Bảng 25. Danh mục các công trình di tích trong kỳ quy hoạch 91
Bảng 26. Danh mục các công trình có sử dụng đất tôn giáo, tín ngưỡng 93
Bảng 27. Danh mục các công trình quy hoạch đất văn hóa 95
Bảng 28. Danh mục các công trình y tế trong kỳ quy hoạch 97
Bảng 29. Danh mục các công trình giáo dục, đào tạo trong kỳ quy hoạch 99
Bảng 30. Các công trình đất ở đô thị trong kỳ quy hoạch 103
Bảng 31. So sánh các chỉ tiêu năm 2020 của phương án QHSDĐ với các chỉ tiêu
do thành phố phân bổ 105
Bảng 32. Các công trình giao thông trong kỳ quy hoạch 108
Bảng 33. So sánh chỉ tiêu sử dụng đất năm 2011 và năm 2020 112
Bảng 34. Phân kỳ các chỉ tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch 119
Bảng 35. Kế hoạch sử dụng đất phân theo từng năm kỳ đầu 122
Bảng 36. Thống kê tổng số thu từ đất giai đoạn 2005-2012 135
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
HĐND: Hội đồng nhân dân
UBND: Ủy ban nhân dân
CNQSDĐ: Chứng nhận quyền sử dụng đất
QHSDĐ: Quy hoạch sử dụng đất
QH – KHSDĐ: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
THCS: Trung học cơ sở
BHYT: Bảo hiểm y tế
HLV: Huấn luyện viên
VĐV: Vận động viên
HCV: Huy chương vàng
HCB: Huy chương bạc
HCĐ: Huy chương đồng
CLB: Câu lạc bộ
VH – TDTT: Văn hóa – thể dục, thể thao
TMDV: Thương mại, dịch vụ
TP. Hồ Chí Minh: Thành phố Hồ Chí Minh
KT-XH: Kinh tế, xã hội
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
I. TÍNH CẤP THIẾT
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư,
phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội và quốc phòng an ninh.
Luật Đất đai năm 2003 (Mục 2, Điều 21- 30) khẳng định quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất theo ngành, theo cấp lãnh thổ hành chính là một trong 13 nội
dung quản lý Nhà nước về đất đai, và được quy định cụ thể tại Nghị định số
181/2004/NĐ-CP ngày 29/20/2004 của Chính phủ.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không
chỉ trước mắt mà còn lâu dài, là cơ sở pháp lý quan trọng để bố trí sử dụng đất
một cách hợp lý, có hiệu quả, góp phần bảo vệ cảnh quan môi trường, đồng thời
đáp ứng yêu cầu thống nhất quản lý nhà nước về đất đai. Đặc biệt trong giai
đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc lập quy hoạch kế hoạch sử
dụng đất là yêu cầu ngày càng cấp thiết đối với mọi cấp địa bàn lãnh thổ.
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và xa hơn nữa, với vị thế là một khu
vực trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, Quận 1 có định hướng phát triển kinh
tế thương mại, dịch vụ, đòi hỏi nhu cầu đất đai rất lớn. Để đáp ứng được nhu cầu
đó, Quận 1 cần phải sắp xếp quỹ đất sao cho vừa đảm bảo mục tiêu phát triển
kinh tế, vừa đảm bảo mục tiêu phát triển xã hội và môi trường. Do vậy, việc xây
dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của Quận 1 là cần thiết.
Đây là hành lang pháp lý quan trọng cho việc quản lý và sử dụng đất; cụ thể hóa
các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất của thành phố; làm cơ sở để quận thực hiện
việc giao đất, cho thuê đất và thu hồi các loại đất; tạo điều kiện thuận lợi để hình
thành các chương trình phát triển, thúc đẩy các dự án đầu tư, phát triển kinh tế -
xã hội; đồng thời điều hòa các mối quan hệ sử dụng đất trên địa bàn.
Xuất phát từ tầm quan trọng và tính cấp thiết của công tác quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất, thực hiện sự chỉ đạo của UBND Thành phố Hồ Chí Minh,
UBND Quận 1 phối hợp với đơn vị tư vấn là Chi nhánh Trung tâm Điều tra, Đánh
giá Tài nguyên đất phía Nam (thuộc Trung tâm Điều tra, Đánh giá Tài nguyên đất –
Tổng cục Quản lý đất đai) xây dựng “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế
hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) Quận 1 – TP. Hồ Chí Minh”.
2
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
2.1. Căn cứ pháp lý
2.1.1. Các văn bản chung
- Luật Đất đai năm 2003 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi
hành Luật Đất đai;
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định
bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư;
- Nghị định 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về quản lý
cây xanh đô thị;
- Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ quy định
bổ sung về quản lý và phát triển đô thị;
- Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh, thẩm định quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất;
- Thông tư số 06/2010/TT-BTNMT ngày 10/6/2010 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về Định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Thông tư số 13/2011/TT-BTNMT ngày 15/4/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy
hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
- Công văn số 5763/BTNMT-ĐK-TK ngày 25/12/2006 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc hướng dẫn áp dụng định mức sử dụng đất trong công tác lập
và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Công văn 429/TCQLĐĐ-CQHĐĐ ngày 16/4/2012 của Tổng cục quản lý
đất đai về việc hướng dẫn về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
2.1.2. Các căn cứ pháp lý lập Quy hoạch sử dụng đất
- Quyết định số 752/QĐ-TTg ngày 19/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước thành phố Hồ Chí Minh
đến năm 2020;
- Quyết định số 1547/QĐ-TTg ngày 28/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực thành phố Hồ Chí Minh;
3
- Quyết định 24/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về
việc Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh
đến năm 2025;
- Quyết định số 729/QĐ-TTg ngày 19/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về
phê duyệt quy hoạch cấp nước thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025;
- Chỉ thị số 01/CT-BTNMT ngày 17/3/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc tăng cường công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Quyết định số 6493/QĐ-BCT ngày 09/12/2010 của Bộ Công thương về
phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển diện lực thành phố giai đoạn 2015 có
xét tới 2020;
- Nghị quyết số 03/2013/NQ-HĐND ngày 13/5/2013 của Hội đồng nhân
dân thành phố Hồ Chí Minh về việc thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;
- Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 06/01/2014 của Chính phủ về quy hoạch
sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của
thành phố Hồ Chí Minh;
- Quyết định số 02/2003/QĐ-UBND ngày 03/01/2003 của UBND thành
phố Hồ Chí Minh về phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới trường học
ngành giáo dục và đào tạo thành phố đến năm 2020;
- Quyết định số 165/2004/QĐ-UBND ngày 02/7/2004 của UBND thành
phố Hồ Chí Minh về duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở vật chất ngành
Y tế thành phố đến năm 2020;
- Quyết định số 3291/QĐ-UBND ngày 31/7/2008 của UBND thành phố
Hồ Chí Minh về duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử
dụng đất 5 năm (2006-2010) Quận 1;
- Quyết định số 17/2009/QĐ-UB ngày 12/02/2009 của UBND thành phố
Hồ Chí Minh về phê duyệt Quy hoạch định hướng phát triển hệ thống chợ - siêu
thị - trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2009-
2015, tầm nhìn 2020;
- Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND ngày 14/5/2011 của UBND thành
phố Hồ Chí Minh về ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng
bộ thành phố lần thứ IX về chương trình hỗ trợ chuyển dịch kinh tế, chuyển đổi
mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố giai đoạn 2011-2015;
4
- Quyết định số 25/2011/QĐ-UB ngày 14/5/2011 của UBND thành phố Hồ
Chí Minh về ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành
phố lần thứ IX về Chương trình, giảm ùn tắc giao thông giai đoạn 2011-2015;
- Quyết định số 26/2011/QĐ-UBND ngày 14/5/2011 của UBND thành
phố Hồ Chí Minh về ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
thành phố lần thứ IX về chương trình giảm ngập nước giai đoạn 2011-2015;
- Quyết định số 27/2011/QĐ-UBND ngày 14/5/2011 của UBND thành
phố Hồ Chí Minh về ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
thành phố lần thứ IX về chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2011-
2015, định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 44/2011/QĐ-UBND ngày 11/7/2011 của UBND Thành
phố Hồ Chí Minh về ban hành đơn giá dự toán lập và điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất các cấp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Quyết định số 6708/QĐ-UBND ngày 29/12/2012 của UBND Thành phố
Hồ Chí Minh về duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 (quy
hoạch phân khu) Khu Trung tâm hiện hữu thành phố Hồ Chí Minh (930 ha);
- Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 8/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ:
Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí
Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020;
- Quyết định số 2033/QĐ-UBND ngày 23/4/2013 của UBND thành phố
Hồ Chí Minh về giao kế hoạch vốn kinh phí sự nghiệp năm 2013 (đợt 1) thực
hiện các nhiệm vụ, dự án quy hoạch của các Sở, Ngành, Quận - huyện;
- Quyết định số 2631/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;
- Công văn 2105/BTNMT-TCQLDĐ ngày 10/6/2010 về việc hướng dẫn xây
dựng Dự án và Dự toán kinh phí lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020;
- Công văn số 2761/UBND-ĐTMT ngày 12/6/2012 của UBND TP. Hồ Chí
Minh về triển khai công tác lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử
dụng đất 05 năm kỳ đầu (2011-2015) của Thành phố;
- Công văn số 805/UBND-ĐTMT ngày 19/02/2013 của UBND Thành
phố Hồ Chí Minh về điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 khu
Trung tâm phức hợp Sài Gòn – Ba Son, phường Bến Nghé, quận 1;
5
- Công văn số 483/UBND-ĐTMT ngày 27/01/2014 của UBND Thành
phố Hồ Chí Minh về việc thực hiện nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 06/01/2014
của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất
05 năm kỳ đầu (2011-2015) của Thành phố.
- Công văn số 2279/TNMT-KH ngày 19/4/2010 của Sở Tài nguyên và
Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh về việc triển khai công tác quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015);
- Công văn số 3888/TNMT-KH ngày 05/7/2012 của Sở Tài nguyên và
Môi trường thành phố Hồ Chí Minh về triển khai công tác quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất;
- Công văn số 4087/TNMT-KH ngày 16/7/2012 của Sở Tài nguyên và
Môi trường thành phố Hồ Chí Minh về việc xây dựng dự toán thực hiện công tác
lập Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-
2015) các quận, huyện và phường xã, thị trấn.
2.1.3. Các văn bản của Quận 1
- Quyết định số 1102/2008/QĐ-UBND ngày 07/07/2008 của UBND quận
1 về phê duyệt đồ án điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000
phường Tân Định, quận 1;
- Quyết định số 1105/2008/QĐ-UBND ngày 07/07/2008 của UBND quận
1 về phê duyệt đồ án điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000
phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1;
- Quyết định số 1106/2008/QĐ-UBND ngày 07/07/2008 của UBND quận
1 về phê duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 phường
Cầu Ông Lãnh, quận 1;
- Quyết định số 1107/2008/QĐ-UBND ngày 07/07/2008 của UBND quận
1 về phê duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 phường Cô
Giang, quận 1;
- Quyết định số 3899/QĐ-UBND ngày 10/11/2010 của UBND Quận 1 về
việc thành lập Ban chỉ đạo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử
dụng đất 05 năm (2011-2015) của Quận 1;
- Quyết định số 2751/QĐ-UBND ngày 12/5/2011 của UBND quận 1 về
phê duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 phường Cầu
Kho, quận 1;
- Công văn số 2899/UBND-TNMT ngày 05/11/2012 của UBND Quận 1
về việc triển khai công tác lập QHSDĐ đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 05
năm kỳ đầu (2011-2015) của Quận 1;
6
- Quyết định số 3323/QĐ-UBND ngày 17/12/2012 của Chủ tịch UBND
Quận 1 về phê duyệt đề cương dự án và tổng dự toán kinh phí lập quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 05 năm (2011-2015) Quận 1 –
Thành phố Hồ Chí Minh;
- Quyết định số 223/QĐ-UBND ngày 28/3/2013 của Chủ tịch UBND
Quận 1 về việc phê duyệt kết quả chỉ định gói thầu lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất cấp quận thuộc dự án Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế
hoạch sử dụng đất 05 năm (2011-2015) Quận 1;
2.2. Các tài liệu khác có liên quan
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2010-2015;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quận 1 nhiệm kỳ 2010-2015;
- Niêm giám thống kê Quận 1 các năm 2010, 2011, 2012;
- Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh của
Quận 1 trong giai đoạn 2010-2015.
- Tài liệu, số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 và thống kê 2011 của Quận 1;
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của Quận 1;
- Các tài liệu điều tra cơ bản ở địa phương.
III. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP QUY
HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 CỦA QUẬN 1
3.1. Mục đích, yêu cầu
3.1.1. Mục đích
- Tạo cơ sở pháp lý và khoa học cho việc xúc tiến đầu tư, tiến hành các
thủ tục thu hồi đất, giao đất, sử dụng đất đúng pháp luật, đúng mục đích, có hiệu
quả; từng bước ổn định tình hình quản lý và sử dụng đất.
- Tạo khung chung và làm cơ sở cho việc lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết
các phường cũng như quy hoạch của các ngành, các lĩnh vực trên địa bàn Quận.
- Phân bố lại quỹ đất hợp lý cho các mục đích sử dụng, phù hợp với định
hướng phát triển không gian về lâu dài; đáp ứng nhu cầu về đất để phát triển các
ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Quận phù hợp với các chỉ tiêu
sử dụng đất của các ngành, các phường cụ thể đến năm 2020 và trong tương lai xa.
- Khoanh định, phân bố các chỉ tiêu sử dụng đất cho các ngành, các
phường theo quy hoạch phải được cân đối trên cơ sở các nhu cầu sử dụng đất,
đảm bảo không bị chồng chéo trong quá trình sử dụng.
7
3.1.2. Yêu cầu
- Các nhu cầu sử dụng đất phải được tính toán chi tiết đến từng công trình,
từng phường, đồng thời được phân kỳ kế hoạch thực hiện cụ thể đến từng năm của
giai đoạn, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và những yêu cầu cụ thể.
- Bảo đảm mối quan hệ hài hòa giữa khai thác và sử dụng đất để phát triển
kinh tế xã hội với sử dụng đất bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của Quận 1 phải phù hợp với quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của Thành phố, cũng như quy hoạch chung
xây dựng của Thành phố đến năm 2025;
- Quy hoạch sử dụng đất phải đảm bảo tính khả thi cao, phù hợp với năng
lực thực hiện các công trình đã đưa vào QH – KHSDĐ của quận đến năm 2020;
3.2. Nội dung quy hoạch sử dụng đất
Căn cứ Điều 5 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính
phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư, nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp quận bao gồm:
- Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đấ kỳ trước
nhằm rút ra những kết quả đạt được và những mặt tồn tại cần khắc phục trong kỳ
quy hoạch này;
- Xác định cụ thể diện tích các loại đất trên địa bàn quận đã được phân bổ
trong quy hoạch sử dụng đất của Thành phố Hồ Chí Minh;
- Xác định diện tích các loại đất để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã
hội của cấp quận bao gồm: Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp cấp quận;
đất cơ sở sản xuất kinh doanh; đất phát triển hạ tầng cấp quận; đất có mặt nước
chuyên dùng … do quận quản lý;
- Diện tích các loại đất chuyển mục đích sử dụng phải xin phép cơ quan
nhà nước có thẩm quyền để đáp ứng nhu cầu của quận;
- Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất của cấp quận;
- Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
3.3. Phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất
Việc lập quy hoạch sử dụng đất của Quận 1 được thực hiện bằng các
phương pháp cụ thể như sau:
8
- Phương pháp điều tra trực tiếp: Tiến hành thu thập số liệu, tài liệu, bản
đồ phục vụ công tác lập QHSDĐ đến năm 2020 của Quận 1 trực tiếp tại các
phòng, ban thuộc quận và UBND 10 phường; qua đó xác định nhu cầu sử dụng
đất của các ngành, các địa phương trong kỳ quy hoạch đến năm 2020 (thông qua
danh mục công trình);
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Dựa trên các tài liệu thu thập được,
tiến hành phân tích, tổng hợp bằng phần mềm Excel để xác định diện tích
chuyển mục đích của từng loại đất, sau đó tổng hợp thành hệ thống mẫu biểu
theo quy định của Thông tư 19/2009/TT-BTNMT 02/11/2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh, thẩm định quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Phương pháp dự báo: Căn cứ vào tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ gia tăng
dân số để tính toán nhu cầu sử dụng đất và bố trí quy hoạch theo quy chuẩn, định
mức sử dụng đất của các cấp, các ngành.
- Phương pháp chuyên gia: Tổ chức hội thảo, lấy ý kiến đóng góp của các
Sở, Ngành thành phố, đại diện Quận ủy, UBND quận, lãnh đạo các phòng, ban và
UBND 10 phường của Quận 1 về phương án QHSDĐ đến năm 2020 của Quận 1;
- Phương pháp kế thừa: Phân tích các tài liệu đã có trên địa bàn quận, quy
hoạch của các ngành đã và đang được xây dựng có liên quan đến việc sử dụng
đất để nhận định quy luật phát triển, biến động đất đai; đồng thời tiếp tục triển
khai và đưa vào quy hoạch những công trình, dự án đang và sẽ thực hiện của
quy hoạch kỳ trước mà phù hợp với quy hoạch sử dụng đất kỳ tiếp theo.
- Phương pháp bản đồ: Sử dụng phần mền bản đồ MicroStation để xây
dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2011, bản đồ quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2020 của Quận 1. Trong đó, dùng các công cụ của phần mềm để xác
định diện tích các loại đất chuyển mục đích khi thực hiện các công trình, dự án
đến năm 2020.
IV. SẢN PHẨM BÀN GIAO
4.1. Về báo cáo
Bố cục báo cáo theo mẫu quy định, ngoài phần mở đầu, kết luận - kiến nghị,
danh mục biểu, báo cáo gồm 4 phần chính:
Phần I: Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.
9
Phần II: Tình hình quản lý sử dụng đất đai.
Phần III: Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng dài hạn sử dụng đất.
Phần IV: Phương án quy hoạch sử dụng đất.
4.2. Về bản đồ
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2011 tỷ lệ 1/5.000
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tỷ lệ 1/5.000
4.3. Tài liệu kèm theo
Quyết định xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các văn bản
pháp lý có liên quan trong quá trình lập, thẩm định trình xét duyệt phương án
quy hoạch sử dụng đất.
10
Phần I
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Quận 1 nằm ở trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh với tổng diện tích
tự nhiên 772,62 ha, được bao bọc bởi sông Sài Gòn, rạch Thị Nghè và rạch Bến
Nghé. Ranh giới hành chính được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp quận Bình Thạnh, quận Phú Nhuận;
- Phía Đông giáp quận 2;
- Phía Đông Nam giáp quận 4;
- Phía Tây Nam giáp quận 5;
- Phía Tây giáp quận 3;
Với vị trí là trung tâm của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh, Quận 1 có
mạng lưới giao thông bộ và giao thông đường thủy khá thuận lợi, là nơi tập
trung các đầu mối giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị của vùng, trong
nước và quốc tế. Tất cả đã tạo cho Quận 1 có nhiều ưu thế trong kinh tế phát
triển, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ, thương mại.
1.1.2. Địa hình, địa chất công trình
Về địa hình, Quận 1 có một địa hình cao hơn mặt nước biển từ 2 - 6 m, là
vùng tương đối thấp của một nền móng đất nén dẽ, giàu đá ong gọi là phù sa cổ
Đồng Nai, có tới mấy vạn năm tuổi.
Về địa chất công trình, theo các tài liệu về địa chất công trình, tại khu vực
trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và Quận 1 nói riêng cấu trúc nền
có đặc điểm chung là: bên dưới là các phức hệ thạch học cát tuổi Pleistoxen trên
(am
S
Q
1
3
) nằm ở độ sâu thay đổi từ từ 3.0m tới 20.0m, bề dày thay đổi từ 5.0m
tới 40.0m, trạng thái chặt vừa đến chặt xen kẹp cát pha phân bố ngay trên lớp
sét, sét pha trạng thái nửa cứng đến cứng thuộc phức hệ am
CM
Q
2-3
ở độ sâu thay
đổi từ 19.0m tới 56.0m, bề dày thay đổi từ 5.0m tới 25.0m. Trong lớp cát tuổi
Pleistoxen trên (am
S
Q
1
3
) đôi chỗ xen kẹp lớp mỏng cát pha, trạng thái nửa cứng
đến cứng có bề dày trung bình từ 1.0m tới 3.0m.
Với những đặc điểm địa chất công trình nêu trên, khi xây dựng công trình
trên địa bàn Quận 1 cần lưu ý xử lý nền móng.
11
1.1.3. Khí hậu
Quận 1 nằm trong đới khí hậu gần ven biển hướng gió mát từ Cần Giờ về.
Trong năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng
12 đến tháng 4 năm sau.
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ cao và điều hòa trong năm, trung bình cả năm
khoảng 28
0
C, cao nhất đạt 30
0
C (tháng 4) thấp nhất là 25,8
0
C (tháng 12). Lượng
bức xạ dồi dào (trung bình khoảng 140 Kcal/cm
2
/năm) nhưng có sự khác biệt về
cấu trúc mùa. Mùa khô có bức xạ mặt trời cao, thời kỳ có bức xạ cao vào tháng
4 và 5 (đạt 400 - 500 cal/cm
2
/ngày). Mùa mưa có bức xạ mặt trời thấp hơn,
cường độ bức xạ cao nhất đạt 300 - 400 cal/cm
2
/ngày.
- Nắng: Số giờ nắng cả năm là 1.892 giờ, tháng 5 có số giờ nắng nhiều
nhất 204 giờ (6 - 7 giờ/ngày), tháng 11 có số giờ nắng ít nhất 136 giờ (4 - 5
giờ/ngày).
- Độ ẩm không khí: Trung bình đạt 76%, nhìn chung không ổn định và có
sự biến thiên theo mùa, cao nhất vào tháng 8 (mùa mưa) lên đến 82%, thấp nhất
vào tháng 2 (mùa khô) là 70%, Sự chênh lệch độ ẩm không khí giữa 2 mùa
khoảng 10 - 15%.
- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm đạt 1.800 mm, đây là một trong
vài khu vực của Thành phố được hưởng sự thông thoáng, ẩm mát quanh năm.
Song lượng mưa phân bố không đều, tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 11,
lớn nhất thường xảy ra vào tháng 7 hoặc tháng 10.
- Gió: Quận 1 nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió mùa chủ
yếu: từ Biển Đông thổi vào theo hướng Đông Nam - Tây Bắc (chủ yếu từ tháng
2 đến tháng 4); từ Ấn Độ Dương thổi vào theo hướng Tây Nam - Đông Bắc (chủ
yếu từ tháng 06 đến tháng 10). Ngoài ra còn có hướng gió từ phương Bắc thổi
về, thịnh hành vào tháng 11, 12 và tháng 01.
1.1.4. Thuỷ văn
Thủy văn của Quận 1 chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ dao động bán nhật
triều của sông Sài Gòn thông qua kênh rạch Bến Nghé và rạch Thị Nghè, với mực
nước triều bình quân thấp nhất là 1,2 m và cao nhất là 2,0 m.
Nhìn chung, hệ thống sông, kênh, rạch trực tiếp chi phối chế độ thuỷ văn
của Quận và nét nổi bật là sự xâm nhập của thuỷ triều.
12
1.2. Các nguồn tài nguyên
1.2.1. Tài nguyên đất
Toàn quận có tổng diện tích tự nhiên là 772,62 ha (trong đó có khoảng
7,22% là sông, mặt nước). Theo kết quả thăm dò địa chất cho thấy nền địa chất
của Quận 1 còn mang nhiều dấu vết của rừng già, giàu cây dầu, sao, bằng lăng.
Bên dưới lớp rừng này là một chiều dày hơn 200 m phù sa cổ do hệ thống sông
Đồng Nai bồi đắp suốt nửa triệu năm. Dưới lớp phù sa cổ là móng đá phiến sét
không thấm, nó ngăn nước không cho tụt sâu hơn nữa.
Đất có kết cấu chặt, tương đối thuận lợi cho việc bố trí xây dựng các công
trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của
một khu vực đô thị.
1.2.2. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Phụ thuộc chủ yếu vào lượng nước mưa tự nhiên hàng
năm (bình quân 1.800 mm/năm) và lưu lượng nước của sông Sài Gòn thông qua
kênh Bến Nghé -Thị Nghè. Chất lượng nước mặt tại các tuyến kênh trong thời gian
qua đã được cải thiện đáng kể do thành phố đầu tư các dự án cải tạo các tuyến kênh
Nhiêu Lộc – Thị Nghè và kênh Bến Nghé – Thị Nghè, từng bước nâng cao chất
lượng môi trường, xây dựng mỹ quan đô thị thành phố, đồng thời nâng cao đời
sống tinh thần của người dân.
- Nguồn nước ngầm: Quận 1 có nguồn nước ngầm phong phú. Kết quả khảo
sát cho thấy có 3 tầng chứa nước: ở tầng trên, độ sâu từ 30 - 40 m; tầng giữa ở độ
sâu từ 80 - 100 m; tầng cuối ở độ sâu từ 100 - 200 m. Tuy nhiên, lượng nước ngầm
biến động theo mùa và thường hạ xuống thấp vào mùa khô.
1.2.3. Tài nguyên nhân văn
Quận 1 là một trong những quận trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh có
lịch sử phát triển từ lâu đời với nhiều công trình kiến trúc mang tính di tích lịch sử,
văn hoá xã hội và nơi tập trung các trung tâm khoa học kỹ thuật, kinh tế của thành
phố và cả nước như: Nhà hát Lớn, Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện trung tâm, Trụ sở
UBND Thành phố, Dinh Độc Lập (Hội trường Thống Nhất),…Ngoài ra, trên địa
bàn quận có nhiều dân tộc và tôn giáo cùng chung sống: Kinh, Hoa, Chăm,
Khơme, , Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành, Cao đài, Hòa hảo,…tạo nên nền
văn hoá phong phú, đa dạng và đặc sắc.
13
Lực lượng lao động của Quận 1 dồi dào (chiếm khoảng 62% tổng số dân),
được thừa hưởng những điều kiện cơ sở vật chất khá đầy đủ, được đào tạo khá
bài bản, đủ năng lực tiếp thu nền khoa học kỹ thuật tiên tiến. Đây là một trong
những động lực chính thúc đẩy phát triển kinh tế của quận theo hướng thương
mại, dịch vụ.
Trong thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế, với sự năng động và nhạy
bén, người dân quận đã mở rộng các lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ,
góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của quận trong thời gian qua.
Với lợi thế của một quận trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh có lịch sử
phát triển lâu đời, hệ thống hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, tập trung đông dân cư
tỷ lệ dân có trình độ nhận thức và chất xám cao Quận 1 có tiềm năng để phát
triển kinh tế - xã hội, giao lưu văn hoá.
1.3. Thực trạng môi trường
Trong những năm qua, công tác bảo vệ môi trường đã nhận được sự quan
tâm ngày càng nhiều của các cấp chính quyền từ thành phố đến quận, phường.
Thành phố đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường, đồng
thời nạo vét, xây dựng bờ kè cải tạo hai bên bờ tuyến kênh Nhiêu Lộc – Thị
Nghè và kênh Tàu Hủ. Bên cạnh đó, việc cấm các loại xe tải nặng (các loại xe
tải có trọng tải từ 2,5 tấn trở lên hoặc có tổng trọng tải từ 5 tấn trở lên) lưu thông
trong khu vực trung tâm Thành phố từ 6g đến 21g mỗi ngày đã góp phần giảm
thiểu tác động đến môi trường không khí trên địa bàn quận. Kết quả là thực
trạng môi trường của Quận 1 trong những năm qua đã có sự thay đổi đáng kể.
* Thực trạng môi trường không khí
Theo kết quả quan trắc của Chi cục Bảo vệ môi trường TP. Hồ Chí Minh,
chất lượng môi trường không khí của Quận 1 (đo tại trạm ngã tư Đinh Tiên
Hoàng – Điện Biên Phủ) trong năm 2012 như sau:
+ Nồng đồ CO: Có chiều hướng giảm mạnh, từ khoảng 18 mg/m
3
vào
tháng 01 giảm xuống còn khoảng 09 mg/m
3
vào tháng 12. Kết quả đạt được thấp
hơn so với QCVN 05:2009 – CO (30 mg/m
3
)
+ Nồng độ bụi: Biến động tăng trong khoảng từ tháng 01 đến tháng 06
(biên độ từ 0,4 mg/m
3
đến 0,7 mg/m
3
), sau đó biến động giảm từ 07 đến tháng
12 (biên độ từ 0,6 mg/m
3
đến 0,48 mg/m
3
). Đến tháng 12 năm 2012, nồng độ bụi
đo được tại trạm Đinh Tiên Hoàng – Điên Biên Phủ là 0,48 mg/m
3
. Kết quả đo
được tại trạm trong năm 2012 cao hơn so với QCVN 05:2009 – Bụi (0,3 mg/m
3
)
14
+ Nồng độ chì: Kết quả đo được vào tháng 01/2012 là gần 0,35 mg/m
3
,
đến tháng 12/2012, kết quả đo được là khoảng 0,31 mg/m
3
, xu hướng giảm dần.
+ Nồng độ NO
2
: Kết quả đo được vào tháng 01/2012 là gần 0,25 mg/m
3
,
đến tháng 12/2012, kết quả đo được là khoảng 0,17 mg/m
3
, xu hướng giảm dần.
Nồng độ NO
2
tại trạm ngã tư Đinh Tiên Hoàng – Điên Biên Phủ trong năm 2012
thường dao động xung quanh 0,2 mg/m
3
(QCVN 05:2009 – NO
2
).
Như vậy, chất lượng môi trường không khí trên địa bàn Quận 1 trong
những năm gần đây đã có sự cải thiện đáng kể.
* Thực trạng môi trường nước
+ Nước ngầm: Theo kết quả thống kê chưa đầy đủ, hiện nay trên toàn
thành phố có trên 200.000 giếng khoan đang khai thác nước dưới đất, tập trung
chủ yếu vào hai tầng Pleistocen và tầng Pliocen trên, các giếng khoan trong tầng
Pleistocen chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt (trên 150.000 giếng khoan),
ăn uống hằng ngày của người dân do điều kiện khai thác đơn giản, tầng chứa
nước phân bố nông, chất lượng, trữ lượng có thể đáp ứng được cho nhu cầu sinh
hoạt hằng ngày của người dân.
+ Nước mặt: Hiện nay, chất lượng nguồn nước mặt tại kênh Nhiêu Lộc –
Thị Nghè và kênh Tàu Hủ (đi qua địa bàn Quận 1) đã được cải thiện đáng kể.
Rác và lớp bùn bẩn dưới lòng kênh đã được nạo vét. Các nhà dân ở hai bên bờ
kênh đã được di dời, thay thế bằng những bờ kè đá trồng cây xanh. Nước thải
sinh hoạt đã được xử lý tại các trạm bơm trước khi đưa xuống kênh. Kết quả,
những dòng nước sông nhiễm bẩn đen ngòm đầy rác, bốc mùi hôi thối đã được
thay thế bằng những dòng nước sạch hơn và mùi hôi đã giảm đi rất nhiều.
* Đánh giá chung
Chất lượng môi trường nước và không khí trên địa bàn Quận 1 đang từng
bước được cải thiện thông qua các công trình, dự án được Thành phố đầu tư
trong thời gian qua, góp phần cải thiện mỹ quan đô thị, đồng thời nâng cao đời
sống tinh thần của người dân Thành phố.
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI
2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong giai đoạn 2005-2010, kinh tế trên địa bàn Quận 1 tăng trưởng đều,
đóng góp vào ngân sách luôn đạt chỉ tiêu và năm sau cao hơn năm trước. Mức
15
tăng trưởng về dịch vụ bình quân hàng năm là 38,61%; Mức lưu chuyển hàng
hóa tăng bình quân hàng năm là 29,88%; Vốn đầu tư tăng bình quân hàng năm
là 25,02%.
Kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng thương mại, dịch vụ và du lịch
với mức tăng trưởng về dịch vụ, luân chuyển hàng hóa khá cao, tạo môi trường
thuận lợi, thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư lâu dài.
2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
Là trung tâm của một đô thị lớn, kinh tế Quận 1 gồm hai khu vực là công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ. Trong đó, các ngành kinh
tế thuộc khu vực thương mại dịch vụ có doanh thu lớn hơn so với các ngành
thuộc khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và được xác định là thế
mạnh của Quận 1, đặc biệt là các ngành thương mại, dịch vụ cao cấp.
2.2.1. Khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân
hàng năm giai đoạn 2007 – 2011 là 6,50% (tính theo giá cố định 1994). Tuy
nhiên, trong giai đoạn này có sự tăng giảm theo từng năm do di dời các cơ sở
sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, đồng thời đáp ứng phương án
quy hoạch cụ thể của quận. Các ngành truyền thống tiếp tục khôi phục và phát
triển mạnh như sơn mài, giày da, đồ gỗ, may thêu, máy tính văn phòng
Bảng 1. Giá trị sản xuất và doanh thu ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
theo loại hình doanh nghiệp qua các năm 2007 – 2011.
Đơn vị: triệu đồng
NỘI DUNG
Năm
2007 2008 2009 2010 2011
I/. GIÁ TRỊ TỔNG SẢN LƯỢNG
(giá số định năm 1994)
861.060
913.571
992.096
1.028.581
1.125.123
1. Doanh nghiệp ngoài nhà
nước
826.505
873.686
939.056
980.749
1.027.962
- Công ty cổ phần 207.632
233.159
253.548
259.263
273.386
- Công ty trách nhiệm hữu hạn 610.491
626.086
661.223
697.522
729.146
- Doanh nghiệp tư nhân 8.382
14.441
24.285
23.964
25.430
2. Hợp tác xã 853
1.241
1.419
1.239
1.316