Tải bản đầy đủ (.pptx) (40 trang)

Bài giảng đau bụng cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.09 KB, 40 trang )

ĐAU BỤNG CẤP
Cơ chế
Đau do tạng: kích thích các thụ cảm đau ở tạng

Tạng rỗng bị co thắt, kéo giãn hoặc sưng to

Tăng áp suất nội bao tạng đặc

Tạo và tích lũy những chất trong phản ứng viêm và hoại tử

Đau thường mơ hồ, định vị không rõ ràng, thường khó khăn để mô tả

Thường cảm giác đau ở đường giữa (thượng vị, quanh rốn, hạ vị)

Đau như cắn, quặn thắt, nóng rát

Các ảnh hưởng thứ phát về TK tự động: vã mồ hôi, bồn chồn lo lắng,
buồn nôn, nôn…

Bệnh nhân xoay trở để tìm tư thế giảm đau
Cơ chế
Cơ chế
Đau lá thành:

Do kích thích hoặc viêm của phúc mạc
thành

Đau thường liên tục, mức độ đau nặng
hơn và dễ xác định vị trí hơn đau do tạng

Đau điển hình tăng lên khi cử động và khi


ho
Cơ chế
Đau do liên quan:

Đau được cảm nhận ở vị trí khác nơi bị kích
thích nhưng trong vùng được chi phối bởi
cùng 1 dây thần kinh hoặc kề cận.

Cảm giác đau có thể nông hay sâu nhưng
thường khu trú rõ. Đau xuất hiện khi kích thích
gây đau cho tạng càng lúc càng tăng.

Đau có nguồn gốc từ tá tràng hay tụy lan ra
sau lưng, từ đường mật lan lên vai phải
TIẾP CẬN

Thời gian đau < 1 tuần

Điều quan trọng khi tiếp cận BN đau
bụng cấp là loại trừ bệnh ngọai khoa
cần phải mổ cấp cứu
Bệnh sử

Yêu cầu BN mô tả đặc điểm đau bằng chính
từ của họ. Sau đó nói BN chỉ chỗ đau.

Vị trí

Thời gian đau: rất hữu ích để chẩn đoán, tiến
triển ra sao, kéo dài trong bao lâu


Diễn tiến đau

Cường độ

Khởi phát đau: đột ngột hay từ từ
Bệnh sử

Hướng lan

Tính chất đau: đau từng cơn hay đau liên tục.
Đau liên tục thường do đau tạng tặc. Đau từng
cơn thường do tạng rỗng như ruột non và đại
tràng

Đặc điểm đau: nóng rát, cắn, quặn thắt

Yếu tố làm tăng hoặc giảm đau: liên quan đặc
biệt với thức ăn, antacid, rượu, tư thế BN…

Triệu chứng kèm theo
Tiền căn

Tiền căn đau bụng những lần trước

Thuốc đang dùng

Thói quen: hút thuốc, uống rượu…

Tiền căn ngoại khoa


Nữ: chu kỳ kinh nguyệt, tiền căn thai
nghén
Khám

Tổng trạng

Lấy dấu hiệu sinh tồn và kiểm tra lại sau 1 khoảng
thời gian đều đặn

Dấu hiệu của giảm thể tích lưu thông: nhịp tim nhanh,
hạ huyết áp tư thế, thở nhanh, co mạch, đổ mồ hôi.
Những dấu hiệu này đi kèm với đau bụng thường do
BN mất máu trong ổ bụng với số lượng lớn (vỡ phình
động mạch chủ), mất dịch lượng lớn (viêm tụy cấp)
shock nhiễm trùng (thủng tạng rổng hoặc áp xe).
Khám bụng
Nhìn:

Tư thế nằm của BN

Bụng chướng do báng bụng hay tắc ruột

Khối u ở bụng

Vết mổ cũ

Bụng có di động theo nhịp thở không

Nhu động ruột


Phải khám vùng bẹn tìm thoát vị
Khám bụng
Nghe:

Nhu động ruột tăng, âm sắc cao: tắc ruột

Nhu động ruột giảm hay mất trong liệt ruột,
viêm phúc mạc, rối loạn điện giải, viêm tụy
cấp…

Âm thổi từ mạch máu
Khám bụng
Gõ:

Gõ vang: tắc ruột

Gõ giúp xác định ranh giới tạng to

Gõ đục vùng thấp: có dịch trong ổ bụng
Khám bụng
Sờ: phải rất nhẹ nhàng

Tìm xem BN có dấu hiệu của viêm phúc mạc
không. Thông thường thì phản ứng dội được
dùng để đánh giá xem BN có viêm phúc mạc hay
không. Tuy nhiên, khi BN đã bị viêm phúc mạc thì
phản ứng dội sẽ làm BN rất đau. Vì vậy, nếu BN
than đau nhiều, nên yêu cầu BN ho


Chú ý tìm khối u có mạch đập của vỡ phình

Tạng to
Khám bụng

Khám trực tràng-âm đạo: tìm chỗ đau,
khối u. Khám thấy có máu gợi ý viêm đại
tràng cấp hoặc thiếu máu mạc treo.
Khám bụng

Các yếu tố có thể liên quan đến bụng
ngoại khoa:

Đau < 48h

Đau kèm nôn ói

Có trụy mạch

Bụng đề kháng
Nguyên nhân
I. Đau có nguồn gốc trong ổ bụng:
.
Phúc mạc thành bị viêm:
.
Nhiễm trùng: ruột thừa vỡ, bệnh viêm nhiễm
vùng chậu…
.
Kích thích hóa học: thủng ổ loét, viêm tụy…
.

Tắc nghẽn cơ học tạng rỗng:
.
Tắc ruột non hoặc đại tràng
.
Tắc nghẽn đường mật
.
Tắc nghẽn niệu quản
Nguyên nhân

Bất thường mạch máu:

Thuyên tắc hoặc huyết khối gây thiếu máu ruột

Vỡ phình động mạch chủ bụng

Thiếu máu hồng cầu hình liềm

Rối loạn ở thành bụng:

Xoắn hoặc kéo căng mạc treo

Chấn thương hoặc nhiễm trùng cơ thành bụng

Căng bề mặt tạng (bao gan hoặc bao thận)
Nguyên nhân

Nguyên nhân ngoài ổ bụng:

Ngực: viêm phổi, nhồi máu cơ tim


Cột sống

Cơ quan sinh dục: xoắn tinh hoàn

Nguyên nhân chuyển hóa:

Ngoại sinh: ngộ độc chì…

Nội sinh: ĐTĐ nhiễm ceton, HC ure huyết cao…

Nguyên nhân thần kinh: Herpes zoster, giang
mai thần kinh…
Đau khắp bụng, lan tỏa

Thủng ruột

Phình ĐM chủ bụng

Viêm tụy cấp

Tắc ruột
Đau quanh rốn

Viêm ruột thừa giai
đoạn đầu

Tắc ruột non

Viêm tụy cấp


Vỡ phình ĐM chủ
bụng

Thiếu máu mạc treo
Đau thượng vị

Viêm loét dạ dày – tá
tràng

Viêm thực quản

Viêm tụy cấp

Phình ĐM chủ bụng

Nhồi máu cơ tim
Đau hạ sườn phải

Viêm túi mật

Viêm đường mật

Viêm gan, áp xe
gan, K gan

Loét tá tràng

Viêm đáy phổi phải

Áp xe dưới hoành

Đau hạ sườn trái

Loét dạ dày

Viêm tụy cấp

Vỡ lách, nhồi máu lách

Áp xe dưới hoành

Viêm phổi
Đau hạ vị

Viêm bàng quang

Viêm nhiễm vùng chậu

Thai ngoài tử cung

Viêm túi thừa

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×