Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

nguyên lý 80/20: bí quyết làm ít được nhiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.75 KB, 12 trang )

Nguyên lý 80/20. Bí quyết làm ít được nhiều (Richard Koch)
Mục lục:
Phần I. Mở đầu
1. Dẫn nhập về nguyên lý 80/20
2. Tư duy theo nguyên lý 80/20
Phần II. Thành công trong kinh doanh không nhất thiết là một điều huyền bí
3. Ngấm ngầm một làn sóng
4. Tại sao chiến lược của bạn sai lầm
5. Đơn giản là tốt đẹp
6. Câu đúng đối tượng khách hàng
7. Mười ứng dụng hàng đầu trong kinh doanh của nguyên lý 80/20
8. Quí hồ tinh “số ít quan yếu” đem lại thành công cho bạn
Phần III: Làm ít, thu và “thụ” nhiều hơn
9. Tự do
10. Cách mạng thời gian
11. Bao giờ bạn cũng có thể đạt được những gì mònh muốn
12. Với một ít hỗ trợ từ bằng hữu
13. Thông minh và lười nhác
14. Tiền, tiền, tiền
15. Bảy thói quen mang đến hạnh phúc
Phần IV: Mở rộng áp dụng nguyên lý 80/20 trong cuộc sống
16. Lấy lại phong độ

Lược thuật nội dung:
Phần 1: Mở đầu
Lệch chênh, vũ trụ này là thế!
- Nguyên lý 80/20 cho chúng ta biết rằng trong bất cứ một nhóm nào cũng đếu có một số đối tượng đóng vai trò
quan trọng hơn những đối tượng khác rất nhiều. Một mức chuẩn hoặc giả thuyết phù hợp là 80% những kết quả
hoặc sản phẩm được sản sinh ra từ 20% những nguyên nhân, và nhiều khi từ một tỷ lệ nhỏ hơn nhiều những
động lực có sức tác động lớn.
- Lời ăn tiếng nói thường nhật là một minh hoạ rất rõ cho thực tế này. Ngài Issac Pitman, người phát minh ra tốc


ký, khám phá ra rằng chỉ có 700 từ thông dụng mà đã chiếm đến 2/3 các từ ngữ dùng trong những cuộc nói
chuyện trao đổi qua lại giữa chúng ta với nhau. Pitman nhận thấy rằng, những từ ngữ này, kể cả những từ ngữ
phát sinh của chúng, chiếm 80% trong lời ăn tiếng nói thông thường. Trong trường hợp này, không tới 1% từ
ngữ (bộ từ điển New Oxford Shorter Oxford English Dictionary tập hợp nửa triệu từ) được sử dụng trong 80%
lượng thời gian. Chúng ta có thể gọi đây là nguyên lý 80/1. Tương tự, trên 99% những trao đổi, chuyện trò sử
dụng không tới 20% vốn từ: chúng ta có thể gọi đây là nguyên lý 99/20.
- Điện ảnh cũng có thể sử dụng để làm một minh hoạ cho nguyên lý 80/20. Một nghiên cứu mới đây cho thấy
rằng 1,3% các bộ phim đem về 80% tổng doanh thu từ vé xem phim ở rạp, và ta có thể xem đây là quy luật 80/1
(xem mục “Nguyên lý 80/20 phân loại phim - gà ra gà, công ra công…”)
- Nguyên lý 80/20 không phải là một công thức huyền bí gì. Nhiều khi mối quan hệ giữa kết quả và nguyên nhân
gần tỷ lệ 70/30 hơn là 80/20 hay 80/1. Nhưng có một thực tế là ít khi nào xảy ra trường hợp 50% các nguyên
nhân dẫn đến 50% kết quả. Chúng ta có thể thấy được vũ trụ này không cân đối, không bằng cân. Một thiểu số
lại đóng một vai trò quan yếu.
- Những con người và tổ chức thật sự có hiệu quả đều biết bám sát, tận dụng một số ít những động lực quan
trọng có thể phát huy hiệu quả trong lĩnh vực, thế giới của họ và chuyển chúng thành những lợi thế của họ.
1. Dẫn nhập về Nguyên lý 80/20
- Nguyên lý 80/20 là gì?
Khám phá của Pareto: thiếu cân đối, một tình trạng xảy ra một cách có thệ thống và có thể đoán trước được.
1949: Nguyên lý Thiểu Công của Zipf
1951: Quy luật về số ít quan yếu của Juran và sự hưng phát của Nhật Bản
Các thập niên 1960-1999: những tiến bộ từ việc áp dụng Nguyên lý 80/20
- Kẻ thắng gom tất
- Tại sao Nguyên lý 80/20 lại quan trọng đến thế
Nguyên lý 80/20 khẳng định rằng 20% sản phẩm, hoặc khách hàng, hoặc nhân viên mới thật sự tạo ra 80% lợi
nhuận. Điều có ý nghĩa ở đây là 80% các sản phẩm, hoặc khách hàng, hoặc nhân viên, chỉ đóng góp 20% lợi nhuận.
Trong hầu hết các trường hợp, chúng ta không nhận ra mức độ mà một số nguồn lực, dù chỉ là một thiểu số nhỏ, lại
có một năng suất siêu cao - cái mà Joseph Juran gọi là “số ít quan yếu” - trong khi những cái đa số - “số nhiều tào
lao” - lại đem lại rất ít năng suất hoặc có thể gây ra những tác động tiêu cực.
- Nguyên lý 80/20 và thuyết hỗn độn
Có một logic nội tại ẩn mình dưới một vẻ ngoài mất trật tự, một tính chất phi tuyến tính khả đoán.

- Thuyết hỗn độn và Nguyên lý 80/20 soi sáng minh chứng cho nhau
+ Nguyên lý không cân bằng: Nguyên nhân và kết quả ít khi có một mối liên hệ cân bằng theo công thức 50/50.
+ Vũ trụ không vận động theo một đường thẳng đuột.
- Trâu chậm uống nước đục:
Nguyên lý 80/20 khẳng định rằng một thiểu số nguyên nhân tác động gây ra một đa số kết quả. Nguyên lý này cho
ta biết rằng, ở bất kỳ thời điểm nào, một đa số của một hiện tượng sẽ được giải thích hoặc tạo ra bởi một thiểu số
những tác nhân tham gia vào hiện tượng ấy. 80% kết quả là từ 20% nguyên nhân. Một số cái có một tầm quan trọng
đặc biệt; đa số còn lại thì không.
- Hướng dẫn sử dụng cuốn sách này:
* Những ai đang đi tìm đường để có những cải thiện lợi nhuận lớn lao cho một doanh nghiệp lớn hay nhỏ sẽ thấy
đây là một cuốn sách vỡ lòng rất hữu ích và là nội dung đầu tiên xuất hiện trong một cuốn sách.
* Ví dụ: 80% hạnh phúc hoặc thành tích trong cuộc đời của một người bình thường xảy ra trong một tỷ lệ phần trăm
nhỏ của cuộc đời ấy.
* Phần này sẽ gợi ý những triển khai ứng dụng từ Nguyên lý 80/20 cho quyền lợi của công chúng cũng như việc tạo
ra của cải lợi nhuận cho các doanh nghiệp và sự thăng tiến của từng cá nhân.
- Tại sao Nguyên lý 80/20 đem lại tin mừng
+ Lẽ đương nhiên, nguyên lý này đã nêu ra những điều có thể đã hẳn nhiên rồi: rằng đã có một khối lượng lãng phí
vô cùng lớn ở mọi nơi, trong cách vận hành của tự nhiên, trong sản xuất kinh doanh, trong xã hội, và trong chính đời
sống của từng cá nhân chúng ta.
+ Trước mắt chúng ta đang sẵn có một “vùng đất” bao la để có thể thực hiện những cải tiến, bằng cách sắp xếp lại
và điều chỉnh lại cả tự nhiên lẫn cuộc sống của chúng ta.
+ Những cái thuộc số ít có hiệu quả cao cần được xác định, chăm bón, nuôi dưỡng, và nhân rộng. Đồng thời, những
cái lãng phí - là đa số những cái lúc nào cũng chỉ dừng ở mức giá trị thấp - cần phải loại bỏ hoặc mạnh tay cắt giảm.
2. Tư duy theo Nguyên lý 80/20 như thế nào?
- Định nghĩa Nguyên lý 80/20: Theo nguyên lý 80/20, luôn sẵn có một sự chênh lệch nội tại giữa nhân và quả,
gieo và gặt, cũng như nỗ lực và thành công.
- Thông thường nhất, những nguyên nhân và nỗ lực này có thể chia thành 2 loại:
+ Loại đa số, có ảnh hưởng rất nhỏ
+ Loại thiểu số, có tác động rất lớn
- Nguyên lý 80/20 hữu ích ra sao?

Trước tiên họ nhận ra rằng đối với hầu hết các công ty, 80% lợi nhuận xuất phát từ 20% khách hàng.
Vấn đề cốt lõi thứ hai mà công ty nhận thức được là ở bất kỳ khách hàng nào, 80% kết quả sẽ xuất phát từ việc tập
trung vào 20% những vấn đề quan trọng nhất.
- Bạn đang làm giàu cho người khác hay cho chính mình?
- Làm việc đúng nơi, đúng chỗ của mình thì tốt hơn là thông minh và làm việc cật lực cho người khác.
Tiền kiếm được từ sức lao động có thể chẳng là gì nếu so với lợi nhuận từ đầu tư. Nguyên lý 80/20 chủ trương rằng
hãy chọn một cái giỏ cẩn thận, cho tất cả các quả trứng vào đó, rồi chăm bẵm toàn tâm toàn ý với giỏ trứng ấy.
- Theo thông lệ, Nguyên lý 80/20 cần đến cách phân tích 80/20, đó là phương pháp định lượng để thiết lập mối
quan hệ chính xác giữa một bên là nguyên nhân/tác động/nỗ lực và một bên là hệ quả/thu hoạch/thành quả.
- Phương pháp Phân tích 80/20
+ Tại sao gọi là phương pháp Phân tích 80/20?
+ Phương pháp phân tích 80/20 dùng để làm gì?
+ Tại sao lối tư duy 80/20 là cần thiết?
+ Tư duy 80/20 có giá trị rất quan trọng nên việc áp dụng nó không nên chỉ hạn chế vào những trường hợp
có được dữ liệu và phép phân tích hoàn hảo. So với phần hiểu biết nhỏ nhoi mà dữ liệu định lượng mang lại cho ta,
thì trực giác và cảm giác có thể mang lại cho ta hàng khối kiến thức. Đây là lý do tại sao tư duy 80/20, dù được dữ
liệu hỗ trợ, nhất thiết không thể để dữ liệu hạn chế.
- Để tham gia vào hoạt động tư duy 80/20, chúng ta phải thường xuyên tự vấn: đâu là tác nhân 20% dẫn đến
thành quả 80%.
- Nguyên lý 80/20 đảo lộn lối suy nghĩ thông thường
Nguyên lý 80/20 gợi ra cho chúng ta những điều cần làm sau đây:
+ Tôn vinh hiệu suất đặc biệt hơn là gia tăng nỗ lực trung bình.
+ Tìm con đường tắt thay vì đi cả một quãng đường dài
+ Cố gắng kiểm soát đời sống chúng ta với nỗ lực tối thiểu có thể được
+ Chọn lọc công việc để làm, không phải làm toàn bộ
+ Tìm kiếm cái tuyệt hảo ở số ít hơn là cái thường thường bậc trung ở số nhiều (Quý hồ tính bất quý hồ đa)
+ Giao quyền và chia sẻ công việc càng nhiều càng tốt trong đời sống hàng ngày, và hãy để hệ thống thuế
khoá khuyến khích chúng ta thay vì cản trở chúng ta làm việc này (thuê người làm vườn, thợ sửa xe, nhà trang trí và
các nhà chuyên môn khác để làm việc cho ta đến mức tối đa thay vì tự làm việc).
+ Hãy chọn nghề nghiệp và những người chủ của chúng ta hết sức cẩn thận, và nếu có thể được hãy sử dụng

người khác thay vì tự mình làm.
+ Hãy làm những việc sở trường nhất của chúng ta và hợp với sở thích nhất.
+ Hãy khám phá những cái bất thường và lạ lùng dưới vẻ bề ngoài của cuộc sống.
+ Ở mọi lĩnh vực quan trọng, hãy tìm xem nơi nào 20% nỗ lực có thể dẫn đến 80% thành quả.
+ Hãy bình tâm, làm việc ít đi và nhắm vào một số mục tiêu giới hạn nhưng rất giá trị, những mục tiêu mà
Nguyên lý 80/20 tỏ ra hữu hiệu, hơn là theo đuổi mọi vận hội có thể có.
+ Hãy tận dụng những cơ hội may mắn trong đời để “phất” khi cờ tới tay.
- Nguyên lý 80/20 không có giới hạn
Phần 2: Thành công trong kinh doanh không nhất thiết là một điều huyền bí
3. Ngấm ngầm một làn sóng
Cuốn sách này hầu như chắc chắn là cuốn đầu tiên viết về đề tài này.
- Trào lưu đầu tiên của nguyên lý 80/20: Cuộc cách mạng về chất lượng.
- Làn sóng 80/20 thứ hai: Cuộc cách mạng về thông tin
Giới doanh thương lâu nay luôn bám sát theo nguyên tắc 80/20, điều này đặc biệt đúng với phần mềm, lĩnh vực
trong đó 80% ứng dụng của một sản phẩm tận dụng chỉ 20% năng lực của nó. Điều đó có nghĩa rằng đa số chúng ta
đều phải trả tiền cho những thứ mà chúng ta không muốn hay chúng ta không cần. Các chuyên gia phát triển phần
mềm cuối cùng dường như hiểu được điều này, và nhiều người đang đánh cược rằng các ứng dụng module hóa sẽ
giải quyết được vấn đề.
- Cuộc cách mạng thông tin còn cả một hành trình dài phía trước.
Một cơ sở dữ liệu, cho dù phong phú đến thế nào đi chăng nữa, cũng không phải là thông tin. Nguồn thông tin mà
một doanh nghiệp chủ yếu dựa vào chỉ tồn tại dưới dạng thô và hỗn độn. Những gì mà một doanh nghiệp cần nhất
cho việc ra quyết định- đặc biệt đối với các quyết định chiến lược - là dữ liệu về những gì diễn ra bên ngoài doanh
nghiệp đó. Chỉ ở bên ngoài doanh nghiệp mới có những kết quả, cơ hội, và mối đe doạ.
- Tại sao Nguyên lý 80/20 có thể phát huy tác dụng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh
Thuyết 80/20 cho doanh nghiệp: Thuyết 80/20 cho doanh nghiệp đưa ra những nhận định sau:
+ Trong bất kỳ thị trường nào, có vài nhà cung ứng luôn làm tốt hơn những nhà cung ứng khác trong việc giảm
thiểu tỷ lệ chi phí trên doanh thu. Nói cách khác, sản phẩm của những nhà cung ứng này sẽ có giá thành sản phẩm
thấp hơn sản phẩm của những nhà cung ứng khác, với cùng sản lượng và doanh thu; hoặc là họ có khả năng tạo ra
sản lượng tương đương nhưng với chi phí sản xuất thấp hơn.
+ Một số nhà cung ứng luôn tạo ra nhiều giá trị thặng dư hơn những nhà cung ứng khác. (cụm từ “giá trị thặng dư”

được dùng thay cho “lợi nhuận” bởi vì cụm từ sau thường ám chỉ lợi nhuận để chia cho các cổ đông. Khái niệm giá
trị thặng dư ám chỉ đến nguồn ngân quỹ sẵn có để chia lợi nhuận và tái đầu tư ngoài những thứ cần thiết thông
thường để đảm bảo cho bộ máy hoạt động). Giá trị thặng dư cao sẽ dẫn đến một hay nhiều thứ sau đây: (1) tái đầu
tư nhiều hơn cho sản phẩm và dịch vụ, nhằm sản xuất ra sản phẩm/dịch vụ ưu việt hơn và hấp dẫn khách hàng hơn;
(2) đầu tư vào việc giành thị phần thông qua nỗ lực tiếp thị và bán hàng nhiều hơn và/hoặc thôn tính các hãng khác;
(3) đem lại lợi ích cao hơn cho người lao động, điều này thường có khuynh hướng ảnh hưởng đến việc giữ chân và
thu hút nhân tài trên thị trường và/hoặc (4) đem lại lợi ích cao hơn cho cổ đông, điều này thường có khuynh hướng
làm tăng giá cổ phiểu và làm giảm chi phí vốn, làm thuận lợi cho hoạt động đầu tư và/hoặc thôn tính.
+ Qua thời gian, 80% thị trường có khuynh hướng được đáp ứng bởi 20% hay một tỷ lệ ít hơn các nhà cung ứng, và
các nhà cung ứng này thông thường cũng đạt lợi nhuận nhiều hơn.
Tại điểm này, cơ cấu thị trường có lẽ đạt được điểm cân bằng, mặc dù nó sẽ rất khác với loại cân bằng từ mô hình
cạnh tranh hoàn hảo được ưa thích của các nhà kinh tế học. Tại điểm cân bằng 80/20, chỉ một vài nhà cung ứng lớn
nhất sẽ cung cấp cho khách hàng giá trị tốt hơn và có được lợi nhuận cao hơn những đối thủ cạnh tranh nhỏ. Điều
này thường được quan sát trong đời sống thực tế, mặc dù theo thuyết cạnh tranh hoàn hảo thì không thể. Chúng ta
có thể đặt tên cho lý thuyết mang tính thực tiễn cao hơn này là quy luật cạnh tranh 80/20.
- Nhưng thế giới thực tiễn thường không ngừng nghỉ lâu dài trong trạng thái cân bằng tĩnh lặng. Sớm hay
muộn (thường thì sớm) luôn luôn có những sự thay đổi cơ cấu thị trường do các đổi mới, cải tiến của các đối
thủ cạnh tranh gây ra.
+ Cả những nhà cung ứng hiện hữu và những nhà cung ứng mới sẽ tìm tòi để cải tiến và giành được thị phần cao
hơn từ phần nhỏ nhưng có khả năng bảo vệ được của mỗi thị trường (“phân khúc thị trường”). Sự phân khúc này có
thể xảy ra bằng việc cung cấp sản phẩm hay dịch vụ chuyên môn hoá cao hơn phù hợp một cách lý tưởng đối với

×