Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

công dân 11 bài 12: chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.06 KB, 9 trang )

Ngày soạn: 26/02/2012
TPPCT : 25
BÀI 12
CHÍNH SÁCH TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (1TIẾT)
I. Mục tiêu bài học
Học xong bài này học sinh cần nắm được:
1. Về kiến thức:
- Nêu được thực trạng tài nguyên, môi trường; phương hướng và biện pháp cơ bản
nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay.
- Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách tài nguyên và
bảo vệ môi trường.
2. Về Kỹ năng:
- Biết than gia thực hiện và tuyên truyền thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ
môi trường phù hợp với khả năng của bản thân.
- Biết cách đánh giá thái độ, hành vi của bản thân và của người khác trong việc thực
hiện chính sách bảo vệ tài nguyên, môi trường.
3. Thái độ:
- Tôn trọng, tin tưởng, ủng hộ chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường của Nhà
nước.
- Phản đối và sẵn sàng đấu tranh với các hành vi gây hại cho tài nguyên, môi trường.
II. Phương pháp và phương tiện giảng dạy:
1. Phương pháp:
- Sử dụng phối hợp các phương pháp sau: thuyết trình, tình huống, đàm thoại, trực
quan.
2. Phương tiện:
- SGK giáo dục công dân lớp 11, Sách giáo viên GDCD 11, Giáo án
- Tranh ảnh liên quan đến tài nguyên, môi trường
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
1


Câu hỏi: Em hãy cho biết tình hình việc làm ở nước ta hiện nay? Là học sinh, em làm
gì để góp phần thực hiện chính sách giải quyết việc làm của Đảng, Nhà nước?
Trả lời:
- Thiếu việc làm ở thành thị và nông thôn
- Thu nhập thấp
- Dân số trong độ tuổi lao động tăng.
- Chất lượng nguồn nhân lực thấp.
- Số sinh viên chưa có việc làm hoặc làm không đúng ngành học còn khá đông
- Dòng di chuyển lao động từ nông thôn về thành thị kiếm việc làm ngày càng
nhiều.
3. Dạy bài mới (36 phút)
* Đặt vấn đề:
Tài nguyên, môi trường có vai trò quan trọng đối với đời sống của mỗi con
người và sự phát triển của xã hội. Trên thế giới cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi
trường đã trở thành vấn đề nghiêm trọng. Cứu lấy trái đất là nhiệm vụ của nhân loại.
Đối với nước ta nằm trong vùng thuộc khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cho nên tài
nguyên, môi trường nước ta hết sức phong phú, đa dạng. Tuy nhiên một thực trạng
đáng quan tâm hiện nay là tình hình tài nguyên đang ngày một cạn kiệt, môi trường ô
nhiễm nghiêm trọng. Vậy thực chất vấn đề này là như thế nào? Chính sách giải quyết
của Đảng và Nhà nước ra sao? Để hiểu rõ hơn hôm nay chúng ta sẽ học bài 12
“Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường”.
* Dạy bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1 (5 phút): Sử dụng phương pháp
thuyết trình và trực quan để giới thiệu về phần tình
hình tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay:
- GV: Cho HS xem hình ảnh và hỏi: Em có nhận xét
gì về thực trạng tài nguyên, môi trường nước ta hiện
nay?
- GV nhận xét, bổ sung: Tài nguyên thiên nhiên, môi

trường rất gần gũi, luôn hiện hữu xung quanh chúng
ta, tuy nhiên tình trạng cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm
1. Tình hình tài nguyên, môi
trường ở nước ta hiện nay
(đọc thêm)
2
môi trường hiện nay đang ở cấp báo động.
- GV hỏi: Nguyên nhân dẫn đến thực trạng tài
nguyên, môi trường trên là gì?
- HS trả lời:
- GV nhận xét, kết luận:
+ Dân số tăng quá nhanh: Dân số đông, tăng nhanh,
để đáp ứng nhu cầu thiết yếu: ăn, ở, đi lại,…con
người đã tăng cường khai thác, sử dụng tài nguyên,
môi trường quá sức.
+ Quá trình đô thị hoá, CNH, HĐH diễn ra rầm rộ:
Các nhà máy, xí nghiệp thi nhau mọc và hoạt động
hết công xuất đã thải ra môi trường nhiều chất thải
độc hại, gây ô nhiễm bầu không khí, sông ngòi,
nguồn nước, đất đai…
+ Ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường chưa được
nâng cao: Vì lợi ích trước mắt, vì lợi nhuận cá nhân,
con người đã hành động trái lương tâm, huỷ hoại
cuộc sống của chính mình: chặt phá rừng, buôn gỗ
lậu, giết hại động vật trái phép, xả nước thải chưa
qua xử lý vào môi trường,
+ Chưa phát huy mọi nguồn lực tham gia bảo vệ tài
nguyên, môi trường.
- GV đặt câu hỏi: Thực trạng này gây nên hậu quả
gì?

- HS trả lời:
- GV nhận xét, kết luận:
Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người và sự
phát triển kinh tế - XH của đất nước:
+ Hàng năm nước ta có 200.000 người mắc bệnh ung
thư có liên quan đến ô nhiễm môi trường, và nhiều
thứ bệnh khác…
+ Hiện nay Việt Nam được tổ chức Liên Hợp Quốc
3
cảnh báo là một trong 05 quốc gia chịu ảnh hưởng
trực tiếp và nặng nề nhất của hiện tượng biến đổi khí
hậu đang mang tính toàn cầu: (Trái đất đang nóng
lên nhanh chóng, băng tan, nước biển dâng cao, tác
động lớn đến đời sống cư dân ven biển); và là một
trong 10 quốc gia bị thiên tai, lũ lụt nặng nề nhất thế
giới. Việt Nam tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề
trước những diễn biến thất thường của thiên tai: Rét
đậm, rét hại; bão đến sớm thất thường; mưa lũ phức
tạp, sạt lỡ đường xá, cuốn trôi nhà cửa : Năm 2006,
Đà Nẵng đã hứng chịu cơn bão số 06-bão SanSen;
cuối năm 2010, đồng bào miền Trung phải chống
chọi với 2 đợt bão lũ liên tiếp gây thiệt hại lớn về
người và của; ở miền Nam, hiện tượng thuỷ triều
dâng cao, ngập nhà dân, đường xá diễn ra càng trầm
trọng và thường xuyên. Nếu chúng ta không ý thức
bảo vệ môi trường thì chính chúng ta sẽ lại là người
hứng chịu hậu quả.
- GV chuyển ý: Tài nguyên, môi trường nước ta
đang đứng trước tình hình đáng lo ngại. Nguyên
nhân chủ yếu là do ý thức của người dân còn kém.

Vậy Đảng và Nhà nước ta có những mục tiêu và
phương hướng gì để bảo vệ tài nguyên, môi trường?
* Hoạt động 2 (20 phút): Sử dụng phương pháp
đàm thoại kết hợp thuyết trình để giảng dạy phần
2:
- GV đặt câu hỏi: Trước thực trạng tài nguyên, môi
trường trên, Đảng, Nhà nước đã đề ra những mục
tiêu gì nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường?
- HS trả lời:
- GV nhận xét, kết luận:
2. Mục tiêu, phương hướng
cơ bản của chính sách tài
nguyên và bảo vệ môi trường
a. Mục tiêu:
- Sử dụng hợp lí tài nguyên.
- Bảo vệ môi trường.
- Bảo tồn đa dạng sinh học.
- Nâng cao chất lượng môi
trường.
4
- GV tiếp tục đặt câu hỏi: Để đạt được mục tiêu trên,
chúng ta cần thực hiện tốt phương hướng cơ bản
nào?
- HS trả lời:
- GV nhận xét, kết luận:
+ Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về bảo vệ môi
trường, nghiêm khắc trừng phạt những cá nhân, công
ty có hành vi gây ô nhiễm môi trường. Ví dụ: Đối
với hành vi xả nước thải độc hại chưa qua xử lý vào
dòng sông Thị Vải của Công ty Veđan, ngoài biện

pháp phạt nặng hành chính, cơ quan chức năng còn
buộc công ty này phải bồi thường thiệt hại cho
người dân sống ven sông chịu ảnh hưởng bởi chất
thải; hoặc thành lập đường dây điện thoại nóng
miễn phí bảo vệ động vật hoang dã.
+ Đảng, nhà nước ta đã có nhiều chương trình hành
động nhằm vận động nhân dân tham gia bảo vệ tài
nguyên, môi trường:
. Thực hiện “giờ Trái đất” với khẩu hiệu: “tắt đèn,
bật tương lai!”.
. Triển khai hành động một ngày đi xe đạp để giảm
bớt lượng khói thải do xe cộ thải ra.
. Tổ chức hoạt động dọn rác thải trên đường phố,
sông ngòi, trường học, ven biển nhân ngày Bảo vệ
môi trường - 05/06.
+ Coi trọng công tác nghiên cứu khoa học và công
nghệ; mở rộng hợp tác quốc tế, khu vực trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường: Chương trình hợp tác với các
- Phát triển KT-XH bền
vững.
- Nâng cao chất lượng
cuộc sống.
b. Phương hướng


- Tăng cường công tác quản lí
của Nhà nước về bảo vệ môi
trường

- Thường xuyên giáo dục,

tuyên truyền, xây dựng ý thức
trách nhiệm bảo vệ tài nguyên,
môi trường cho mọi người dân.

- Coi trọng công tác nghiên
cứu khoa học và công nghệ,
mở rộng hợp tác quốc tế và
khu vực trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường.
5
nước cùng có dòng sông Mêkông chảy qua.
+ Ví dụ: Xây dựng đê điều chống thuỷ triều dâng, sử
dụng tài nguyên tiết kiệm, đi đôi với cải tạo, hình
thành các khu bảo tồn, vườn quốc gia nhằm bảo vệ
và nuôi dưỡng các loại động - thực vật quý hiếm.
Hiện nay nước ta có khoảng 13 vườn quốc gia trải
dài từ Bắc vào Nam. Trong đó có một số vườn quốc
gia tiêu biểu: Vườn quốc gia Cúc Phương(Ninh
Bình), vườn quốc gia Cát Tiên - được UNESCO
công nhận là khu bảo tồn sinh quyển thế giới, vườn
quốc gia Bến En (Thanh Hoá), vườn quốc gia Tràm
Chim (Đồng Tháp)
+ Khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên
thiên nhiên.
+ Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài
nguyên.
- GV đặt câu hỏi: Em đã làm những gì để góp phần
bảo vệ tài nguyên và môi trường?
- HS trả lời:
- GV kết luận:

+ Giữ gìn vệ sinh nhà ở, trường lớp, nơi công cộng.
(Không xả rác bừa bãi).
+ Tích cực tham gia các hoạt động vì môi trường
xanh - sạch - đẹp do trường lớp, địa phương tổ
chức: Trồng cây xanh, thu gom rác thải, tham gia
công tác tuyên truyền, xây dựng cho người dân ý
thức bảo vệ tài nguyên, môi trường…
+ Sử dụng tiết kiệm nước sinh hoạt, năng lượng
điện,…
+ Lên án, phê phán những hành vi khai thác, sử
- Chủ động phòng ngừa,
ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện
môi trường, bảo tồn thiên
nhiên.

- Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết
kiệm tài nguyên thiên nhiên.
- Áp dụng công nghệ hiện đại
để khai thác tài nguyên và xử
lí chất thải
6
dụng tài nguyên không hợp lý, những việc làm gây ô
nhiễm môi trường…
* GV chuyển ý:
Bảo vệ tài nguyên, môi trường có một ý nghĩa vô
cùng quan trọng không chỉ với hiện tại mà còn đối
với cả tương lai, không chỉ đối với chính bản thân
chúng ta, mà còn tác động đến toàn thể cộng đồng
nhân loại. Bằng những công việc thiết thực bất cứ ai,
bất cứ tổ chức cơ quan nào cũng có thể làm được

điều đó. Vậy, đối với các em, với tư cách là một
công dân, các em có thể làm được gì? Tìm hiểu phần
3 sẽ cho chúng ta câu trả lời đó:
* Hoạt động 3 (10 phút): GV đưa ra tình huống và
yêu cầu học sinh xử lý để thông qua đó thấy rõ trách
nhiệm của công dân với chính sách bảo vệ tài
nguyên và bảo vệ môi trường:
- GV nêu tình huống:
Có một đàn voi rừng trong quá trình di chuyển chỗ
và kiếm ăn đã tàn phá nhiều vườn tược, hoa màu
của người dân. Nguy hiểm hơn, chúng còn tấn công,
dẫm chết và làm trọng thương một số người. Có ý
kiến cho rằng phải tiêu diệt hết bầy voi này để chúng
không còn gây hại cho con người nữa.
- GV hỏi: Em có tán thành ý kiến trên không? Tại
sao?
- HS thảo luận, trả lời ý kiến cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận: Con người là vốn quý nhất,
nên phải cứu lấy con người. Nhưng voi rừng không
còn nơi cư trú và đang đứng trước nguy cơ bị tiệt
chủng, vì diện tích rừng ngày càng thu hẹp, do con
người tàn phá. Vì vậy, mỗi chúng ta phải có trách
nhiệm bảo vệ voi: không chặt phá rừng bừa bãi, phải
3. Trách nhiệm của công dân
đối với chính sách bảo vệ tài
nguyên, môi trường.
- Chấp hành chính sách và
pháp luật về bảo vệ tài nguyên
môi trường.
- Tích cực tham gia các hoạt

động bảo vệ tài nguyên, môi
trường
- Vận động mọi người cùng
thực hiện, đồng thời chống các
hành vi vi phạm pháp luật về
tài nguyên và bảo vệ môi
trường.
7
tập sống chung với voi, đưa voi về các khu bảo tồn
động vật…
- Công dân có trách nhiệm gì đối với chính sách bảo
vệ tài nguyên và môi trường?
- HS trả lời, GV kết luận:
Qua tình huống trên, GV hệ thống lại trách nhiệm
của công dân trong việc bảo vệ tài nguyên và môi
trường.
4. Củng cố, luyện tập (4 phút)
Câu 1: Hãy chọn phương án mà em cho là góp phần bảo vệ tài nguyên, môi
trường :
a, Dọn vệ sinh đường phố
b, Dùng nước thật thoải mái
c, Tự đốt rác thải
d, Vứt rác xuống ao hồ, sông suối
e, Dùng bóng đèn có công suất thấp
f, Tham gia tết trồng cây
g, Đốt rừng làm nương rẫy
GV kết luận toàn bài: Tài nguyên, môi trường có vai trò rất quan trọng đối với
đời sống của mỗi con người và sự phát triển của mỗi quốc gia. Tài nguyên ngày càng
cạn kiệt, ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Cứu lấy tài nguyên, môi trường
là hành động chung của loài người. Thay việc con người khai thác tài nguyên, tận

dụng môi trường cho lợi ích của mình, cũng cần có thái độ thân thiện, hợp tác, học tập
giữa con người với tài nguyên, môi trường. Bảo vệ tài nguyên, môi trường là trách
nhiệm của chúng ta với tương lai.
5. Hoạt động tiếp nối (1 phút)
- Làm bài tập trong SGK và học bài cũ
- Chuẩn bị tiết 1 của bài 13, tìm hiểu trước một số hình ảnh về công tác GD - ĐT ở
nước ta hiện nay.
8
6. Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Đà Nẵng ngày 08/03/02/2012
BCĐTTSP Duyệt GVHDGD Duyệt SVTT
Lê Phước Dũng Nguyễn Vân Anh Đinh Thị Long
9

×