Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

CHUYÊN ĐỀ CÁC BƯỚC TỔ CHỨC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN CẤP TIỂU HỌC “THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC” VÀ HỒ SƠ LƯU KIỂM ĐỊNH MÔN TẬP ĐỌC LỚP 4.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.23 KB, 25 trang )

/>TƯ LIỆU CHUYÊN MÔN TIỂU HỌC.

CHUYÊN ĐỀ
CÁC BƯỚC TỔ CHỨC
SINH HOẠT CHUYÊN MÔN CẤP TIỂU HỌC
“THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC”
VÀ HỒ SƠ LƯU KIỂM ĐỊNH
MÔN TẬP ĐỌC LỚP 4.
HẢI DƯƠNG – NĂM 2015
/> />LỜI NÓI ĐẦU
Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học: Là đổi mới
phương pháp dạy học cũng là một trong các nội dung đổi mới Sinh
hoạt tổ chuyên môn (SHTCM).
- Tiết dạy là công trình tập thể
- Các bước đổi mới SHTCM theo nghiên cứu bài học:
1. Chuẩn bị bài dạy nghiên cứu
2. Tiến hành dạy minh họa và dự giờ.
3. Suy ngẫm và thảo luận bài học.
4. Rút kinh nghiệm và vận dụng vào các bài giảng sau.
1.1 Cách quan sát của GV đi dự giờ
- Gv chọn cho mình chỗ ngồi dự giờ phù hợp, tốt nhất là ngồi hai
bên để tiện quan sát học sinh
- Người dự có thể mang theo máy ghi hình, quay phim chụp ảnh học
sinh
- Đặc biệt chú ý đến khả năng lĩnh hội, quan sát hành vi học tập của
học sinh trong giờ học
1.2. Lấy hành vi học tập của học sinh làm trung tâm thảo luận
- Chú ý trả lời hệ thống câu hỏi:
+HS học như thế nào?
+Lớp dạy đang gặp khó khăn gì?
+Nội dung và phương pháp giảng dạy có phù hợp và gây hứng thú


cho HS không?
/> />+Kết quả cuối cùng có được cải thiện hay không?
+Nếu cần điều chỉnh thì điều chỉnh gì và điều chỉnh như thế nào?
1.3. Không có một mẫu giáo án nào là chuẩn nhất, chỉ có giáo án
phù hợp với khả năng của học sinh trong từng lớp.
- SHCM theo nghiên cứu bài học không tập trung vào đánh giá
giờ học, xếp loại giờ dạy như trước đây mà hướng đến khuyến khích
GV tìm ra nguyên nhân tại sao HS chưa đạt kết quả như mong
muốn và kịp thời có biện pháp khắc phục. Không chỉ tạo cơ hội cho
mọi cá thể được tham gia vào quá trình học tập mà cách làm này
còn giúp GV chủ động điều chỉnh cách dạy “hợp gu” với đối tượng
HS lớp mình, trường mình hơn.
- GV có quyền và mạnh dạn điều chỉnh mục tiêu, nội dung và thời
lượng bài học sao cho sát với thực tế.
- Nên tìm ra giáo án phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình,
đừng hướng đến những cái cao siêu trong khi khả năng lĩnh hội của
học sinh còn hạn chế.
2. Mục tiêu chung:
- Đảm bảo cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia thực sự vào quá
trình học tập, Giáo viên quan tâm đến khả năng học tập của từng
học sinh, đặc biệt những học sinh khó khăn về học.
- Tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kĩ
năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các
phương pháp, kĩ thuật dạy học thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo
luận,chia sẻ khi dự giờ.
- Nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.
/> /> - Góp phần làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường: Cải
thiện mối quan hệ giữu Ban giám hiệu với giáo viên; giáo viên với
giáo viên, giáo viên với học sinh, cán bộ quản lí/giáo viên/học sinh
với các nhân viên trong nhà trường; giữa học sinh với học sinh. Tạo

môi trường làm việc, dạy học và dân chủ, cải thiện cho tất cả mọi
người.
3. Mục tiêu cụ thể.
1.Thông qua các quy trình nghiên cứu bài học, giúp giáo viên tìm
các giải pháp trong quá trình dạy học nhằm nâng cao kết quả học
tập của học sinh. Người dự giờ tập chung phân tích hoạt động học
của HS, phát hiện những khó khăn mà học sinh gặp phải, tìm các
giải pháp nhằm nâng cao kết quả học tập, mạnh dạn đưa ra những
thay đổi, điều chỉnh nội dung, cách dạy cho phù hợp.
2. Giáo viên nắm được cách thức tiến hành, phân tích nguyên nhân
, kết quả . Tạo cơ hội cho GV phát triển năng lực chuyên môn, tiềm
năng sáng tạo. Thông qua việc dạy và dự giờ minh họa mỗi GV tự
rút ra bài học kinh nghiệm để vận dụng trong quá trình dạy học của
mình.
3. Giúp GV chủ động điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp với
đối tượng HS
4. Xây dựng vững chắc hơn khối đoàn kết trong tổ chuyên môn.
- Tổ chức một tiết dạy minh họa (nên GV “có sao làm vậy” không
cần dạy trước, luyện tập trước cho HS theo kiểu đối phó.)
/> />- GV đến dự giờ, tập trung vào cả hai hoạt động giảng dạy của
thầy và quan sát hoạt động của trò (sử dụng các phương tiện để
quan sát, ghi chép, quay phim…)
- Tổ chức SHCM, trình chiếu lại quá trình quan sát, ghi chép.
- Bàn bạc thảo luận mọi hoạt động giảng dạy GV và học tập
của HS, từ đó phát hiện những khó khăn mà các em gặp phải để có
cách tháo gỡ kịp thời. (Các em học tập như thế nào, có hứng thú và
đạt kết quả cao hay không? Suy nghĩ của cả nhóm là bằng mọi cách
phải tìm ra được nguyên nhân vì sao HS chưa tích cực tham gia vào
hoạt động học và học chưa đạt kết quả như ý muốn… Trên cơ sở đó
cùng đưa ra biện pháp hữu hiệu có thể chỉnh sửa cách dạy, xén gọt

bớt nội dung sao cho phù hợp với từng con người riêng lẻ, rút ra
kinh nghiệm cho quá trình giảng dạy.)
- Sau tiết dạy không đánh giá xếp loại khá, giỏi hay trung bình
theo các tiêu chí đã được định sẵn như trước đây mà chỉ đánh giá
khả năng lĩnh hội tri thức của HS trong lớp mà thôi. Tuy nhiên
thước đo thành công hay thất bại tiết dạy là ở thái độ, hành vi,
phản úng của học sinh trong giờ dạy đó và đây là nguyên tắc đầu
tiên khi tiến hành nghiên cứu bài học.
Trân trọng giới thiệu cùng quý vị thầy cô giáo, các bậc phụ
huynh và các bạn đọc cùng tham khảo, trải nghiệm tài liệu:
CHUYÊN ĐỀ: CÁC BƯỚC TỔ CHỨC SINH HOẠT CHUYÊN
MÔN CẤP TIỂU HỌC “THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC” VÀ
HỒ SƠ LƯU KIỂM ĐỊNH MÔN TẬP ĐỌC LỚP 4.
Chân trọng cảm ơn!
/> />NỘI DUNG
1.KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI:
2.THIẾT KẾ BÀI DẠY THỰC HÀNH:
3.CÁC BIÊN BẢN CHUYÊN ĐỀ:
+ BIÊN BẢN TRIỂN KHAI CHUYÊN ĐỀ
+ BIÊN BẢN THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
4.NỘI DUNG THỐNG NHẤT SAU CHUYÊN ĐỀ:
/> />CHUYÊN ĐỀ: CÁC BƯỚC TỔ CHỨC SINH HOẠT CHUYÊN
MÔN CẤP TIỂU HỌC “THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC” VÀ
HỒ SƠ LƯU KIỂM ĐỊNH MÔN TẬP ĐỌC LỚP 4.
1.KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI:
PGD THỊ XÃ ………… CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH ……… Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
Năm học: 2014 - 2015
………, ngày …. tháng … năm 2015
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI

SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
TỔ CHUYÊN MÔN 4 + 5.
Tên chuyên đề sinh hoạt chuyên môn theo nhiên cứu bài học:
Đổi mới phương pháp dạy học môn Tập đọc lớp 4 theo Chuẩn
KTKN môn học và phát huy tính tích cực tự giác và sáng tạo của
học sinh khi tiếp nhận kiến thức.
1.Mục tiêu:
- Đảm bảo cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia thực sự vào
quá trình học tập, giáo viên quan tâm đến khả năng học tập của từng
học sinh, đặc biệt những học sinh có khó khăn về học tập.
- Tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên
môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp
dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học thông qua việc dự giờ, trao
đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ.
/> />- Nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.
- Góp phần làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường, tạo
môi trường làm việc, dạy và học dân chủ, thân thiện cho tất cả mọi
người.
2. Triển khai thực hiện chuyên đề theo từng bước:
2.1. Thống nhất thời gian: Thứ hai ngày … tháng … năm 2015
2.2. Địa điểm: Phòng học ……… Thành phần: Toàn thể giáo viên
trong tổ.
2.3.Tên bài dạy: CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT.
2.4. Chọn lớp học sinh dạy: Lớp 4B.
2.5. Tổ chuyên môn nhất trí phân công nhóm soạn bài: Khối 5 của
tổ chuyên môn. Giáo viên trong nhóm soạn giáo án của bài học nghiên
cứu cân trao đổi với các thành viên trong khối, tổ chuyên môn để chỉnh
sửa lại giáo án cho thật hoàn thiện, cụ thể, dễ hiểu để giúp người dạy
thực hiện tốt nhất.

2.6. Người dạy minh họa: Đồng chí …………… giáo viên dạy lớp
5C thuộc khối 5. Người dạy cần trao đổi với các thành viên để hiểu
sâu sắc các nội dung, nhập tâm khi giảng bài tự tin, thoải mái nhất
có thể.
2.7. Tổ chuyên môn phân công người hỗ trợ thiết bị: Đ/C … , phụ
trách thiết bị.
2.8. Người viết biên bản: Đ/C …… Người viết biên bản cần ghi
chi tiết, cụ thể nội dung cuộc họp phân công, ý kiến tham gia của
các thành viên sau khi dự giờ nghiên cứu bài học.
2.9. Cách bố trí dự giờ, phương tiện dự giờ:
/> />+ Giáo viên ngồi dự giờ đối diện với học sinh ngồi học hoặc ngồi
hai bên phòng học sao cho quan sát được tất cả các học sinh thuận
tiện nhất.
+ Phương tiện: Giáo viên dự giờ ghi lại diễn biến các hoạt động học
tập của học sinh bằng hình thức ghi chép hoặc quay camera, chụp
ảnh.
- GV dự giờ phải đảm bảo nguyên tắc: không làm ảnh hưởng đến
việc học tập của học sinh; không gây khó khăn cho giáo viên dạy
minh họa
2.10.Toàn thể giáo viên trong tổ dự giờ sinh hoạt chuyên đề theo
nghiên cứu bài học cần chọn chỗ ngồi thuận lợi để quan sát được
học sinh (không bỏ sót em nào) và ghi chép lại quan sát đó một cách
cụ thể, chi tiết từ đó có nhận định chính xác và tìm ra nguyên nhân
cũng như giải pháp khắc phục hợp lí nhất.
Trên đây là kế hoạch tổ chức Sinh hoạt tổ chuyên môn
theo nghiên cứu bài học của tổ chuyên môn 4+5. Tập thể giáo viên
tổ chuyên môn cùng thực hiện kế hoạch này.
Kế hoạch được xây dựng qua thảo luận và thống nhất của
các thành viên trong tổ. Vì vậy giáo viên trong tổ cần thực hiện
nghiêm túc, trách nhiệm để các chuyên đề đạt được kết quả cao. Rất

mong nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường
để kế hoạch được thực hiện thành công tốt đẹp.
Tổ trưởng
BGH DUYỆT
(Kí ghi rõ họ tên)
/> />2.THIẾT KẾ BÀI DẠY THỰC HÀNH:
GIÁO ÁN LỚP 4
MINH HỌA CHUYÊN ĐỀ
SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN
THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
TẬP ĐỌC
DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY!
I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn: bác bỏ, sửng sốt,
phản bảo, cổ vũ, vẫn quay, giản dị, Ga - li - lê; Cô - pec -
ních,
- Đọc rành mạch, trôi chảy ; đọc đúng tên riêng nước
ngoài, biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được
thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi những nhà khoa học chân
chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. (trả lời
được các câu hỏi trong SGK).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌ:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
/> />1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Cho hs đọc và trả lời câu hỏi:
+ Những chi tiết nào thể hiện

lòng dũng cảm của Ga-vrốt?
+Vì sao tác giả lại nói Ga-vrốt
là một thiên thần?
- Nhận xét.
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn luyện đọc
- Cho hs đọc bài.
- Chia đoạn : Gồm 3 đoạn
- Lần 1: Sửa cho Hs phát âm
các từ.
- Lần 2: Hs kết hợp giải nghĩa
từ trong SGK
- Hs luyện đọc theo cặp
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài:
giọng kể, rành mạch.
c) Tìm hiểu bài:
- Cho hs đọc từng đoạn và trả
lời câu hỏi.
+ Ý kiến của Cô - péc - ních
có điểm gì khác ý kiến chung
lúc bấy giờ?
+ Đoạn 1 cho em biết điều gì?
- Đọc bài và trả lời câu
hỏi

- Lớp lắng nghe.
- 3 HS đọc theo trình tự.
+ Luyện đọc các tiếng:
Ga-li-lê, Cô-péc-ních.

- Luyện đọc theo cặp
- Các nhóm đọc bài
- Cô - péc - ních thì lại
chứng minh ngược lại:
Chính Trái đất mới là
hành tinh quay quanh
Mặt trời.
+ Sự chứng minh khoa
/> />- Ghi ý chính đoạn 1.
+ Ga-li - lê viết sách nhằm
mục đích gì?
+ Nội dung đoạn 2 cho biết
điều gì?
- Ghi bảng ý chính đoạn 2.
- Lòng dũng cảm của Cô - péc
- ních và Ga - li - lê thể hiện ở
chỗ nào?
+ Nội dung đoạn 3 cho biết
điều gì?
- Ghi bảng ý chính đoạn 3.
- Bài đọc nói lên điều gì?
- Ghi nội dung chính của bài.
d) Đọc diễn cảm:
- 3 HS đọc từng đoạn của bài.
- Cả lớp theo dõi để tìm ra
cách đọc hay.
học về Trái Đất của Cô
- péc - ních.
- Ga - li - lê viết sách
nhằm bày tỏ sự ủng hộ

với nhà khoa học Cô -
péc - ních.
+ Tòa án lúc bấy giờ
phạt Ga - li - lê vì cho
rằng ông đã chống đối
quan điểm của Giáo hội,
nói ngược lại lời phán
bảo của chúa trời.
- HS nêu theo ý hiểu
+ Nội dung đoạn 3 nói
lên: Tinh thần dũng
cảm không sợ nguy
hiểm để bảo vệ chân lí
khoa học của hai nhà
bác học Cô - péc - ních
và G -li-lê.
+ Ca ngợi những nhà
khoa học chân chính đã
dũng cảm, kiên trì bảo
vệ chân lí khoa học.
- HS đọc, lớp đọc thầm.
- 3 HS tiếp nối đọc 3
/> />-Treo bảng phụ ghi đoạn văn
luyện đọc
(Đoạn 2).
- HS luyện đọc.
- Cho HS thi đọc diễn cảm cả
câu truyện
- Nhận xét về giọng đọc .
- Tổ chức cho HS thi đọc toàn

bài.
- Nhận xét.
4.Củng cố – dặn dò:
- Bài đọc giúp em hiểu điều
gì?
- Nhận xét tiết học.
đoạn.
- Rèn đọc từ, cụm từ, câu
khó
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3 đến 5 HS thi đọc diễn
cảm.
- 3 HS thi đọc cả bài.
- HS trả lời.
- HS cả lớp thực hiện.
/> />3.CÁC BIÊN BẢN CHUYÊN ĐỀ:
PGD THỊ XÃ ………… CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH ………… Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
Năm học: 2014 - 2015
BIÊN BẢN TRIỂN KHAI
SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
TỔ CHUYÊN MÔN 4 + 5.
Tên chuyên đề sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học:
Đổi mới phương pháp dạy học môn Tập đọc lớp 4 theo Chuẩn
KTKN môn học và phát huy tính tích cực tự giác và sáng tạo của
học sinh khi tiếp nhận kiến thức.
Đơn vị: Tổ chuyên môn 4 + 5, trường tiểu học ………
I. KIỂM DIỆN
- Có mặt: …………………- Vắng:

……………………………………
II. NỘI DUNG:
* Đ/C ……… (Tổ trưởng) chủ toạ: Báo cáo triển khai kế hoạch
sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
Sau khi nghe Đ/C tổ trưởng triển khai thực hiện chuyên đề sinh
hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, tổ chuyên môn thảo
luận và thống nhất theo từng bước:
1.Mục tiêu:
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
/> />………………………………………………………………………
………………………………………………………
2.1. Thống nhất thời gian: …………
2.2. Địa điểm: ……….
2.3.Tên bài dạy: ………
2.4. Chọn lớp học sinh dạy: ……….
2.5. Tổ chuyên môn nhất trí phân công nhóm soạn bài:
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………
2.6. Người dạy minh họa:
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………
2.7. Tổ chuyên môn phân công người hỗ trợ thiết bị:
………………………………………………………………………
………….
2.8. Người viết biên bản:

………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………
2.9. Cách bố trí dự giờ, phương tiện dự giờ:
/> />………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………
2.10. Thành phần tham dự:
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………
THƯ KÍ TỔ TRƯỞNG

Chữ kí của các thành viên.
/> />PGD THỊ XÃ ………… CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH ………… Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
Năm học: 2014 - 2015
BIÊN BẢN THỰC HIỆN
SINH HOẠT CHUYÊN MÔN

THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
TỔ CHUYÊN MÔN 4 + 5.
Tên chuyên đề sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học:
Đổi mới phương pháp dạy học môn Tập đọc lớp 4 theo Chuẩn
KTKN môn học và phát huy tính tích cực tự giác và sáng tạo của
học sinh khi tiếp nhận kiến thức.
Đơn vị: Tổ chuyên môn 4 + 5, trường tiểu học ……
1. Thời gian - Địa điểm – Thành phần sinh hoạt:
1.1. Thống nhất: Thứ hai ngày … tháng … năm 2015
Địa điểm: Phòng tổ chuyên môn 4 + 5. Thành phần: …………….
Vắng:
1.2. Thực hiện: Thứ hai ngày … tháng … năm 2015
Địa điểm: Thành phần:
Vắng:
2. Giáo viên thực
hiện:
3. Nội dung:
3.1. Nội dung chia sẻ sau bài giảng: (ghi lại một cách tóm tắt nội
dung chia sẻ)
/> />+.Đ/C:























3.2. Nội dung thống nhất thực hiện: (ghi lại một cách tóm tắt nội
dung thực hiện)
/> />













3.3. Rút kinh nghiệm việc thực hiện chuyên đề:






THƯ KÍ TỔ TRƯỞNG

Chữ kí của các thành viên.
/> />4.NỘI DUNG THỐNG NHẤT SAU CHUYÊN ĐỀ:
4.1.Cải tiến một số hình thức dạy học:
1. Chuẩn bị cho tiết tập đọc:
a) Đối với giáo viên:
- Đọc bài trước để nắm nội dung bài Tập đọc.
- Xác định giọng điệu chung của cả bài như thế nào.
- VD: Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất. Đọc với giọng rõ
ràng, chậm rãi, cảm hứng ngợi ca.
- Lưu ý từ khó đọc, câu dài.
- Xem xét hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa cho từng đối
tượng học sinh.
b) Đối với học sinh :
- Biết chuẩn bị bài, đọc nhiều lần.
- Tìm hiểu các từ ngữ phần chú giải.
- Xác định nội dung của bài học.
- Chú ý ngắt nghỉ những câu văn dài.
2. Các hình thức luyện đọc cho học sinh:
- Để giờ học nhẹ nhàng, đem lại hiệu quả thiết thực, giáo viên cần
lưu ý một số điểm có thể điều chỉnh nội dung và phương pháp như
sau:
- Khi dạy Tập đọc giáo viên cần tập trung thực hiện yêu cầu cơ
bản đọc đúng, rõ, rành mạch, rõ ràng, tiến tới đọc lưu loát văn bản,
nắm được ý cơ bản của bài tập đọc. Để đạt yêu cầu này, giáo viên

cần chú trọng hình thức đọc cá nhân để rèn luyện uốn nắn cho từng
học sinh, kết hợp hình thức đọc theo nhóm, theo cặp để mỗi em
được đọc nhiều lần và được giúp đỡ nhau luyện đọc trong tiết học.
Có thể giảm thời gian cho bước luyện đọc diễn cảm (luyện đọc lại)
và hạn chế đọc phân vai nếu khả năng đọc của học sinh còn chưa
chắc chắn.
- Trong quá trình học sinh đọc nối tiếp theo đoạn, giáo viên chú ý
theo dõi để nhận xét, gợi ý tưởng về cách phát âm, nghỉ hơi câu dài
hay tốc độ đọc sau cho thích hợp.
/> /> - Đọc thành tiếng để luyện đọc hay (đọc diễn cảm) giáo viên : Cần
căn cứ vào nội dung, phong cách văn bản để dễ dẫn dắt, gợi mở học
sinh tìm ra cách đọc và tập thể hiện bằng giọng.
+ Đối với văn bản nghệ thuật : Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc
diễn cảm thông qua việc dẫn dắt, học sinh thể hiện tình cảm, thái độ
qua giọng đọc phù hợp với sự việc, hình ảnh, cảm xúc, tình cảm
nhân vật trong bài. Tuy nhiên, đọc diễn cảm cũng còn phụ thuộc
vào cảm nhận riêng của từng cá nhân, giáo viên không nên áp đặt
cho hs một cách đọc theo khuôn mẫu.
+ Đối với văn bản khác: giáo viên hướng dẫn học sinh về ngữ điệu
đọc sao cho phù hợp với mục đích thông báo, khắc phục những cách
đọc nghiên về hình thức hoặc diễn cảm tùy tiện của học sinh tiểu
học.
- Giáo viên lắng nghe học sinh đọc để phát hiện khả năng đọc của
mỗi em, từ đó có cách rèn luyện thích hợp cho từng em ; khuyến
khích học sinh đọc trong lớp trao đổi, nhận xét về chỗ được hay
chưa được của bạn, nhằm giúp học sinh rút kinh nghiệm để đọc tốt
hơn.
3) Phần hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Trong quá trình tìm hiểu các câu hỏi trong sách giáo khoa, giáo
viên cần chú ý rèn cho hs cách trả lời câu hỏi, cách diễn đạt bằng

câu văn gọn, rõ ràng, dùng từ đúng.
- Nêu rõ câu hỏi để định hướng cho hs đọc thầm (đoạn, bài) và trả
lời đúng nội dung (có thể kết hợp cho 1 hs đọc thành tiếng, những
HS khác đọc thầm sau đó trao đổi, thảo luận về vấn đề giáo viên nêu
ra.
- Dùng nguyên văn câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa hoặc có
thể chia tách thành 1, 2 ý nhỏ để HS dễ thực hiện.
4) Luyện đọc lại:
- Luyện đọc lại được thực hiện sau khi học sinh nắm được nội
dung bài học. Hình thức tổ chức hs luyện đọc lại và thi đọc (theo
nhóm, cá nhân) đọc truyện theo vai, thi đọc tốt một đoạn hay cả
/> />bài, giáo viên có thể giúp HS bước đầu có ý thức đọc diễn cảm
đọc diễn cảm với yêu cầu cụ thể như sau:
+ Thể hiện giọng của từng nhân vật.
+ Thể hiện tình cảm của tác giả.
- Với những bài dạy có yêu cầu HTL, giáo viên cần cho hs đọc
kĩ hơn.
Quy trình một tiết Tập đọc:
1) KIểm tra bài cũ.
2) Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn hs luyện đọc và tìm hiểu bài.
- Luyện đọc:
+ Hs đọc thành tiếng đoạn văn (khổ thơ).
Một học sinh đọc cả bài – giáo viên chia đoạn.
Đọc nối tiếp nhau trước lớp theo đoạn.
Đọc theo nhóm.
Hs đọc toàn bài.
+ Giáo viên đọc mẫu:.
- Tìm hiểu nội dung bài:

- Luyện đọc lại:
- Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 đoạn văn ( thơ):
- Hs thi đọc diễn cảm.
- Hs học thuộc long đối với những yêu cầu HTL.
- Nêu nội dung bài học.
3. củng cố - dặn dò.
4.2. Các hình thức dạy học:
a. Dạy học theo nhóm: Chỉ nên dạy theo hình thức nhóm cộng
tác, nhóm chia sẻ. Quy trình tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm:
-Bước 1: Hình thành các nhóm: (Theo cách chia nhóm như là:
nhóm theo tổ, theo bàn, theo số, theo sở thích, theo trình độ để giáo
viên dễ uốn nắn và bổ xung lỗ hổng kiến thức cho học sinh,…)
/> /> -Bước 2: Cử nhóm trưởng: (Mỗi nhóm cử một nhóm trưởng do
giáo viên cử, hoặc do tổ tự bầu ra).
-Bước 3: Giao và nhận nhiệm vụ: Giáo viên giao việc cho các nhóm
và nhóm trưởng cần nói rõ yêu cầu về nội dung công việc và thời
gian thực hiện.
-Bước 4: Các nhóm làm việc: Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt
động, mỗi thành viên trong nhóm đều phải hoạt động không được ỷ
lại vào nhóm trưởng và các thành viên khác trong nhóm, cần suy
nghĩ độc lập trước khi trao đổi giúp đỡ nhau. Giáo viên theo dõi
giúp đỡ các nhóm trưởng và giải quyết thắc mắc của các nhóm nếu
có.
-Bước 5: Các nhóm trình bày: Cử một hoặc một vài đại diện (không
nhất thiết phải là nhóm trưởng) trình bày kết quả làm việc của nhóm
mình trước tập thể, cả lớp tìm hiểu công việc của nhóm khác.
-Bước 6: Các nhóm trình bày xong cuối cùng tổng hợp và kết luận.
Giáo viên tổng hợp ý kiến của các nhóm và kết luận nhằm xác định
sự đúng sai và động viên khuyến khích học sinh. Việc dạy học theo
nhóm cũng có nhiều thế mạnh song nếu tổ chức không tốt thì cũng

dẫn đến chất lượng và hiệu quả thấp. Ví dụ: Nếu để nhóm đông quá
thì giáo viên khó có thể kiểm soát được hoạt động học tập của tất cả
các nhóm. Nếu lạm dụng chia nhóm vào những lúc không cần thiết
thì mất thời gian vô ích, nếu tổ chức hoạt động theo nhóm để rồi học
sinh chỉ biết phần việc của nhóm mình được giao thì cuối tiết học
kiến thức của bài học trở lên thành một mảnh chắp vá trong đầu học
/> />sinh. Vì thế, ngoài hình thức dạy học nói trên còn có thể sử dụng
hình thức dạy học khác.
b- Dạy học cá thể hoá hoạt động học của học sinh: Hình thức này
có ưu điểm là phát huy tính độc lập suy nghĩ của từng học sinh
trong quả trình dạy học:
Quy trình dạy học cá thể hoá hoạt động học của từng học sinh
thường được điều hành qua các bước sau:
-Bước 1: Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị sẵn các phiếu bài tập, các
tình huống vào phiếu bài tập.
-Bước 2: Giao và nhận nhiện vụ: Giáo viên nêu yêu cầu phát cho
mỗi em một tờ phiếu đã chuẩn bị.
-Bước 3: Học sinh suy nghĩ trả lời theo yêu cầu của phiếu (ở phần
để trống)
-Bước 4: Học sinh trình bày sản phẩm của mình. Học sinh khác
nhận xét.
-Bước 5: Tổng hợp và kết luận.
*Học sinh tự đánh giá mình, đánh giá bạn. *Giáo viên nhận xét ý
kiến trình bày của học sinh - kết luận xác định đúng sai.
c. Dạy học cả lớp: Cần chú ý cách đặt câu hỏi cho phù hợp: việc
thiết kế hệ thống câu hỏi trong dạy toán là rất quan trọng. Câu hỏi
có thể được dùng trong đàm thoại, khi vấn đáp phát hiện vấn đề có
tính chất toán học, khuyến khích học sinh suy nghĩ, tìm tòi, khám
phá, sáng tạo,… Tránh dùng những câu hỏi đúng có dạng câu trả lời
là đúng hoặc sai (có hoặc không đặt câu hỏi có vấn đề tạo tình

huống toán học cho học sinh phải suy nghĩ; câu hỏi để gợi ý cho học
/> />sinh dự đoán nhờ nhận xét trực quan và thực nghiệm; lật ngược vấn
đề; xem xét tương tự; khái quát hoá; phát hiện nguyên nhân và cách
sửa sai,…
Giáo viên căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng của bài học để
thiết kế các hoạt động nhằm tổ chức cho học sinh tham gia nhiệm
vụ học tập, giúp các em hình thành kiến thức qua các hoạt động đó.
Tổ chức sao cho mọi học sinh cùng tham gia hoạt động học, sao cho
học sinh thấy mình tự phát hiện, tìm ra kiến thức chứ không phải
/>

×