Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tìm hiểu quy trình vệ sinh bao bì tái sử dụng và tiêu chuẩn phẩm màu in ấn bao bì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (595.24 KB, 17 trang )

Quy trình vệ sinh bao bì tái sử dụng & Tiêu chuẩn phẩm màu in trên bao bì
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Môn: Công nghệ bao bì đóng gói thực
phẩm
TIỂU LUẬN
Đề tài: Tìm hiểu quy trình vệ sinh bao bì tái sử
dụng và tiêu chuẩn phẩm màu in ấn bao bì


GVHD: Đỗ Vĩnh Long
SVTH: Nhóm 15
LỚP: 02DHTP4; thứ 2, Tiết 1-2; phòng F203
GVHD: Đỗ Vĩnh Long Page 1
Quy trình vệ sinh bao bì tái sử dụng & Tiêu chuẩn phẩm màu in trên bao bì
Mục lục
Lời mở đầu
An toàn vệ sinh thiết bị, dụng cụ chế biến thực phẩm cũng như vật liệu bao bì,
vật chứa đựng thực phẩm cũng là 1 phần quan trọng đối với tiêu chuẩn an toàn vệ sinh
thực phẩm. Chai lọ thủy tinh mới được sản xuất được vệ sinh sạch sẽ trước khi sử
dụng, trong quá trình tái sử dụng chai lọ được rửa sạch trước khi sử dụng đựng thực
phẩm.
Ngoài yếu tố chất lượng sản phẩm, bao bì và hộp giấy chính là yếu tố tác động
đầu tiên đến người dùng khi họ đang tìm kiếm cho mình một sản phẩm ưng ý và phù
hợp. Với một bao bì hay hộp giấy được thiết kế chuyên nghiệp và bắt mắt, sẽ dễ dàng
tiếp cận với khách hàng hơn cho dù đó là một sản phẩm hoàn toàn mới trên thị trường.
Ngoài ra, đối với một sản phẩm đã quen thuộc trên thị trường, một bao bì hay hộp
giấy được thiết kế độc đáo và ấn tượng sẽ dễ dàng ghi dấu ấn đối với người dùng và
tạo sự nhận diện. Nhưng để sản xuất bao bì thực phẩm đúng tiêu chuẩn, thì các nhà
sản xuất phải đảm bảo là không có bất kỳ sự nhiễm những chất có hại của bao bì vào


thực phẩm, đảm bảo không nhiễm chất tiềm ẩn.
1. Quy trình vệ sinh bao bì tái sử dụng
1.1. Nguồn ô nhiễm bao bì thủy tinh và lon
• Một số ảnh hưởng tới quy trình vệ sinh
Thông thường bao bì thủy tinh và vỏ lon sau khi được hoàn thành sẽ được đưa
ngay vào sản xuất chứa đựng sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên
trong một số trường hợp bao bì sau khi được sản xuất phải qua một giai đoạn vận
chuyển tới nơi sản xuất mới được đưa vào rót sản phẩm, điều này dễ làm cho bao bì
nhiễm bẩn, mất vệ sinh, sau đây là một số nguyên nhân:
- Vật lý: bụi bẩn trong không khí dễ bám bẩn vào thành và lòng chai, lọ thủy tinh
hay lon kim loại nếu không có biện pháp che đậy hợp lý.
- Hóa học: Chai lọ thủy tinh nếu bảo quản không cẩn thận, để trầy xước tạo điều
kiện ăn mòn hóa học tạo nên axit flourhydric chẳng những làm bề mặt thủy
tinh bị nhám, lõm mất cảm quan mà còn sinh ra các chất không tốt cho sức
khỏe. Lon kim loại bị tróc lớp vecni bảo vệ dễ bị ăn mòn sinh ra các chất độc
hại cho cơ thể con người.
GVHD: Đỗ Vĩnh Long Page 2
Quy trình vệ sinh bao bì tái sử dụng & Tiêu chuẩn phẩm màu in trên bao bì
- Sinh học: chai lọ, lon không được bảo quản thích hợp, trong điều kiện không
khí ẩm tạo ra môi trường không thuận lợi cho sự phát triển của các loại nấm và
vi sinh vật.
Để đảm bảo chỉ tiêu cảm quan, ta chỉ rửa những bao bì chai lọ còn đảm bảo giá
trị cảm quan, và để làm điều đó càng quan tâm tới:
- Dung dịch rửa: cần chọn dung dịch rửa thích hợp đảm bảo vệ sinh mà không
làm ảnh hưởng tới chất lượng bao bì.
- Quy trình công nghệ: cần chọn quy trình rửa thích hợp, nhanh gọn, tiện lợi, đáp
ứng nhu cầu nơi chế biến.
Với các sản phẩm thu gom dù tái chế hay sử dụng đều cần phải rửa sạch các
loại tạp chất, chất bẩn dính vào bao bì. Các tác nhân này hết sức đa dạng nên cần phải
lựa chọn dung dịch rửa và quy trình rửa thích hợp.

1.2. Phương pháp vệ sinh bao bì thủy tinh
1.2.1. Nguyên tắc thực hiện
Vệ sinh bao bì thủy tinh chủ yếu là công việc làm sạch các tạp chất bên ngoài
bao bì. Tạp chất ở đây chủ yếu là các hợp chất vô cơ, các vi sinh vật lây nhiễm vào
bao bì trong quá trình sản xuất cũng như quá trình thu hồi.
1.2.2. Đặc điểm của quá trình sản xuất thủy tinh:
- Chai lọ được sản xuất ở nhiệt độ rất cao >1000
0
C.
- Ủ thủy tinh: Sản phẩm thủy tinh sau khi tạo hình đạt ở nhiệt độ khoảng 700-
800
0
C, được phủ nóng, được làm nguội xuống nhiệt độ 300
0
C, sau đó lại được
gia nhiệt đến 700
0
C và được làm nguội chậm đến nhiệt độ thường nhằm giảm
ứng xuất ở trong và thành ngoài của chai lọ thủy tinh, tạo cho thủy tinh có độ
bền cơ cao.
- Tôi thủy tinh: thủy tinh sau khi được tạo hình, phủ nóng và làm nguội đến
300
0
C thì được gia nhiệt đến 700
0
C và được làm nguội nhanh để tăng ứng suất
bên trong chai lọ và tạo ứng suất đồng đều trong cả sản phẩm. sản phẩm tôi
thủy tinh chịu được sự chênh lệch nhiệt độ cao đến 270
0
C. Sản phẩm thủy tinh

tôi bị vỡ sẽ tạo thành những mảnh vỡ lớn đảm bảo an toàn cho người sử dụng
trong trường hợp nó bị vỡ.
Như vậy dù sản xuất thủy tinh theo cách ủ thủy tinh hay tôi thủy tinh thì đều
thực hiện ở nhiệt độ cao. Nhiệt độ cao này ngoài việc phục vụ cho công việc sản xuất
thủy tinh, thì nó cũng đóng vai trò như tác nhân hạn chế sự bám nhiễm của vi sinh vật
lên bề mặt bao bì. Do đó nếu sử dụng bao bì thủy tinh mới được sản xuất thì ta không
cần rửa lại chai hoặc rửa nhẹ bằng dung dịch kiềm 1,5%, ở nhiệt độ 60-80
0
C. Việc lựa
chọn này tùy thuộc vào “độ sạch” của quy trình sản xuất, cũng như sự nối tiếp giữa
khâu sản xuất chai cho đến khâu đưa thực phẩm vào bao bì.
GVHD: Đỗ Vĩnh Long Page 3
Quy trình vệ sinh bao bì tái sử dụng & Tiêu chuẩn phẩm màu in trên bao bì
Do việc vệ sinh bao bì tái sử dụng (đặc biệt là chai lọ) phức tạp hơn, tổng quát
hơn và bao trùm cả trường hợp vệ sinh bao bì thủy tinh mới sản xuất, nên ở đây đặc
biệt đi sâu vào quy trình vệ sinh bao bì thủy tinh, mà cụ thể là chai lọ thủy tinh.
1.2.3. Đặc điểm của chai lọ tái sử dụng
Chai lọ thủy tinh tái sử dụng là việc sử dụng lại chai lọ thủy tinh đã qua sử
dụng. Do đó chai lọ loại này thường bẩn hơn chai mới sản xuất rất nhiều.
Vì vậy việc rửa chai ở đây nhằm loại bỏ hầu hết các vi sinh vật và loại tất cả
những vật chất có thể có trong chai như mảnh chai, cát, đất, nhãn chai cũ còn dính
trên chai.
Ở nhiệt độ thường, áp suất trong chai nước giải khát có gas sẽ đạt đến 400kPa,
tức là áp lực của CO
2
có thể tích bằng 4 lần thể tích chai, áp lực sẽ tăng lên 700kPa ở
40
0
C và đạt 1000kPa khi thanh trùng Pasteur.
Vì vậy thủy tinh phải chịu được áp lực tác động khoảng 1240 – 1380kPa mới

có thể cân bằng được với áp lực tác động của khí (gas) bên trong chai.
Thí nghiệm đã cho thấy chai mới sản xuất có thể có ứng lực chỉ còn 2331kPa;
và sau một thời gian sử dụng ứng lực tiếp tục giảm dần cho đến khi ứng lực của chai
S> 1524KP thì chai vẫn còn có thể sử dụng được, và tương ứng của cổ chai là
>690kPa.
Ở các xí nghiệp sử dụng chai đựng các loại nước, thì chai được tái sử dụng và
không cần có sự kiểm tra ứng lực. Nếu chai đã bị mòn bề mặt do chu kỳ sử dụng tăng
cao và vệ sinh chai bằng kiềm thì độ dày thành chai bị giảm hoặc trở nên không đồng
đều, hoặc ứng lực chịu đựng của chai thấp dưới mức giới hạn <1500kPa (<1524kPa)
thì chai có thể tự vỡ trong quá trình chiết rót, đóng nắp hoặc thanh trùng.
1.2.4. Quy trình vệ sinh chai thủy tinh:
Đưa chai vào máy
Rửa lần 1
Rửa lần 2
Rửa lần 3, cào nhãn
Rửa lần 4 và cào nhãn
Rửa lần 5
Rửa lần 6
GVHD: Đỗ Vĩnh Long Page 4
Quy trình vệ sinh bao bì tái sử dụng & Tiêu chuẩn phẩm màu in trên bao bì
Rửa lần 7ửa
Làm ráo
Nước 55
0
C
Nước 30
0
C
Kiềm 1,5% 60
0

C
Kiềm 1,5% 80
0
C
Nước 60
0
C
Nước 50
0
C
Nước clo 2ppm 30
0
C
• Thuyết minh quy trình
Nhập chai vào máy rửa chai. Thao tác trên máy rửa chai như sau: chai được
đưa vào ngăn của băng tải theo từng hàng (20-30 chai/hàng). Băng tải sẽ chuyển chai
đi trong máy rửa qua các buồng rửa khác nhau với thời gian lưu đủ để chai được rửa
sạch (trong thời gian di chuyển chai được dốc ngược và luôn luôn được phun nước rửa
vào bên trong), chai được rửa theo các bước chính qua các bể như sau:
1_ Ngâm và phun nước để làm sạch bụi. Nước cần sử dụng chỉ cần nước ấm
30
0
C.
2_Chai được bang tải chuyển ngược đầu để dốc hết nước trong chai ra ngoài.
3_Chai được tiếp tục đưa vào bể nước ấm 55
0
C.
4_Chai được băng tải chuyển ngược đầu để dốc hết nước trong chai ra ngoài.
5_Chai được chuyển vào bể chứa dung dịch kiềm 1,5% ở nhiệt độ 60
0

C. Chai
được di chuyển trong bể chứa dung dịch kiềm ở nhiệt độ 60
0
C, cũng bằng thời gian
ngâm chai trong bể, đồng thời chai được cào bỏ nhãn giấy và sau đó được dốc ngược
để tháo hết dịch trong chai:
Ở đây ta dùng dung dịch kiềm NaOH 1.5% rửa ở nhiệt độ cao. Vai trò của
NaOH trong trường hợp này là:
GVHD: Đỗ Vĩnh Long Page 5
Quy trình vệ sinh bao bì tái sử dụng & Tiêu chuẩn phẩm màu in trên bao bì
 Dung dịch có tác dụng lên cặn bẩn giúp hòa tan chất bẩn trên bao bì,
như dầu mỡ.
 Làm nở cặn khô đến trạng thái mềm bở.
 Sát trùng.
Nhiệt độ làm cho các phản ứng hóa lý xảy ra nhanh hơn, tốc độ thấm ướt
nhanh. Chai lọ được rửa sạch là nhờ cả vào tác dụng hóa học và tác dụng nhiệt của
dung dịch tẩy rửa.
6_ lặp lại bước 5 nhưng ở nhiệt độ 80
0
C.
7_Chai đươc rửa bằng nước sạch ở 60
0
C và được dốc ngược để tháo nước trong
chai.
8_Chai được rửa sạch trong bể nước 50
0
C và được dốc ngược để tháo nước.
9_Sau đó chai được rửa bằng nước sạch ở 30
0
C có nồng độ clorine 2ppm và

được làm ráo hoặc sấy khô.
• Lựa chọn làm ráo hoặc sấy chai:
Nếu chai thủy tinh chứa đựng thực phẩm có qua thanh trùng thì chỉ cần làm ráo
chai.
Với những chai đựng thực phẩm không có giai đoạn thanh trùng sau chiết rót,
thì phải sấy chai ở nhiệt độ 115
0
C trong 15 phút trước khi chiết rót thực phẩm vào
chai.
Chai PET cũng được rửa theo quy trình như trên nhưng với nồng độ và nhiệt độ
nước rửa thấp hơn để chai không bị biến dạng.
• Một số lưu ý
Cần tuân theo sự tăng giảm nhiệt độ như sau: chai được nâng lên nhiệt độ cao
có sự chênh lệch 42
0
C nếu được giảm nhiệt độ thì có thể theo từng bậc 28
0
C. Thông
thường chai thủy tinh mới rời khỏi máy rửa chai nếu được chiết dung dịch lạnh thì dễ
vỡ. Thời gian rửa chai trong máy là 15 – 20 phút.
1.3. Thiết bị vệ sinh bao bì tái sử dụng
1.3.1. Máy rửa hộp sắt kiểu băng chuyền
Máy rửa hộp sắt kiểu băng chuyền gồm một hệ thống băng tải bằng thép không
rỉ và các buồng phun nước lạnh, buồng phun nước nóng, buồng phun hơi nước, buồng
sấy hộp. Băng tải mang hộp nằm ngang di chuyển lần lượt qua các buồng. Bên trong
buồng có các vòi phun nước hoặc hơi nước được bố trí dọc hai bên thành của băng
GVHD: Đỗ Vĩnh Long Page 6
Quy trình vệ sinh bao bì tái sử dụng & Tiêu chuẩn phẩm màu in trên bao bì
chuyền. Các vòi phun được bố trí thành hàng liên tiếp nhau nhờ đó hộp được phun
nhiều lần trong suốt thời gian di chuyển trong mỗi buồng. Hộp lần lượt được phun

nước lạnh, nước nóng, hơi nước và sau đó sấy khô bằng không khí nóng. Bụi bẩn sẽ
được mang ra theo dòng nước. Trong buồng sấy khô, một hệ thống quạt thổi không
khí nóng làm khô hộp trong khi di chuyển. Ðể tiết kiệm nước, thông thường các máy
rửa có hệ thống lọc nước đã sử dụng, chỉ bổ sung thêm phần hao hụt.
Hình 1: Máy rửa hộp sắt kiểu băng chuyền
Hình 2: Phun rửa bên trong hộp trên băng tải
1.3.2. Máy rửa chai thủy tinh-chai nhựa
Ðặc tính của bao bì thủy tinh là không chịu được sự thay đổi nhiệt độ đột ngột
nhưng chịu được các hóa chất mạnh. Do đó, bao bì thủy tinh có thể được rửa sạch
bằng cách ngâm trong dung dịch kiềm nóng.
Máy rửa chai thủy tinh gồm có 2 sợi xích thép chạy song song nhau. Các giá
giữ chai bằng thép nối giữa 2 sợi xích sẽ làm cho cả hệ thống xích-giá giữ chai di
GVHD: Đỗ Vĩnh Long Page 7
Quy trình vệ sinh bao bì tái sử dụng & Tiêu chuẩn phẩm màu in trên bao bì
chuyển. Xích chạy vòng trong máy đi qua các thùng chứa nước và dung dịch hoá chất
theo một trong hai cách: di chuyển từng nấc: di chuyển-dừng-di chuyển hoặc di
chuyển liên tục với vận tốc không đổi.
Trong máy rửa chuyển động theo phương pháp thứ nhất, ở chu kỳ dừng, tại vị
trí nhận, chai sẽ được một hệ thống tay gạt sắp xếp thẳng hàng đưa vào giá giữ chai.
Sau khi nhận, chai được chuyển dần xuống bên dưới và được ngâm trong bể chứa
nước ấm. Tại đây phần lớn các loại cặn bẩn thô sẽ rơi ra và lắng xuống đáy bể ngâm.
Nhãn chai bằng giấy sẽ trôi ra dễ dàng trong giai đoạn nầy. Kế tiếp chai được đưa
sang bể ngâm dung dịch kiềm nóng, các chất bẩn còn bám trên bề mặt sẽ bở tơi nhanh
chóng. Thời gian ngâm trong dung dich kiềm phải đủ để tất cả các chất bẩn mềm ra và
dễ dàng tách ra, kể cả một ít nhãn còn sót lại. Sau khi ngâm trong dung dịch kiềm,
chai được đưa lên trên, dốc ngược và được phun dung dịch rửa phía bên trong nhờ các
vòi phun vận tốc cao được bố trí đúng tâm của chai trong giai đoạn dừng của băng
chuyền Bên ngoài chai cũng được phun rửa. Sau đó, chai được tráng lại nhiều lần
bằng nước nóng rồi nước lạnh. Dòng nước mạnh sẽ cuốn trôi tất cả các bụi bẩn bên
trong chai. Chai được giữ ở tư thế dốc ngược trong một thời gian để ráo bớt nước

trước khi được đẩy khỏi giá giữ chai ra ngoài.
Đối với máy có chuyển động liên tục, xích di chuyển với vận tốc không đổi,
không dừng lại khi nhận chai vào và lấy chai ra khỏi máy. Bộ phận đưa chai vào và
lấy ra sẽ có chuyển động cùng tốc độ với xích, do đó chai được thao tác êm hơn. Ở
giai đoạn phun nước, vòi phun sẽ tự động di chuyển theo chai bảo đảm tia nước luôn
luôn được phun vào đúng miệng chai, nhờ vậy chai được rửa sạch hoàn toàn. Máy này
cần phải có độ chính xác khi chế tạo cũng như khi làm việc cao hơn nhiều so với máy
chạy từng nấc.
Nước và dung dịch sút trong máy được lọc để tái sử dụng nhằm tiết kiệm nước
và hoá chất. Nhiệt độ được duy trì nhờ các ống gia nhiệt bằng hơi nước lắp phía dưới
đáy.
GVHD: Đỗ Vĩnh Long Page 8
Quy trình vệ sinh bao bì tái sử dụng & Tiêu chuẩn phẩm màu in trên bao bì
Hình 3: Máy rửa chai thủy tinh
Hình 4: Qui trình máy rửa chai sử dụng sút 2 lần (Krones –CHLB Đức)
Đối với chai nhựa, thường không cần phải rửa bằng các loại hoá chất mà chỉ
cần súc tráng bằng tia nước mạnh, bởi vì chai nhựa chỉ sử dụng một lần không quay
vòng, nên bên trong chai tương đối sạch. Máy rửa loại nầy có hai dạng: dạng máy
thẳng và dạng bàn quay. Dạng thẳng thích hợp cho các qui trình năng suất nhỏ, còn
dạng bàn quay áp dụng cho năng suất lớn
GVHD: Đỗ Vĩnh Long Page 9
Quy trình vệ sinh bao bì tái sử dụng & Tiêu chuẩn phẩm màu in trên bao bì
1.4. Tiêu chuẩn của bao bì thủy tinh sau khi vệ sinh
Tiêu chuẩn an toàn vệ sinh vật liệu thiết bị bao gói chứa đựng thực phẩm được
ban hành trong “ Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực thực phẩm” của Bộ
Y tế ngày 4/4/1998.
- Chai lọ được tái sử dụng sau khi rửa sạch. Việc rửa chai nhằm loại bỏ
các vi sinh vật và tất cả các vật chất có thể có trong chai, cát đất, nhãn
cũ còn dính trên chai.
- Chai lọ thủy tinh đảm bảo các chỉ tiêu vi sinh, vật lý hóa học.

- Bao bì thủy tinh phải bền chắc, không độc, không gỉ, mặt nhẵn, không bị
ăn mòn, không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
- Bao bì phải đảm bảo vệ sinh an toàn, các điều kiện khử trùng, vô trùng
đạt tiêu chuẩn.
- Hình dạng cấu trúc và thành phần vật liệu không được biến đổi sau quá
trình vệ sinh.
- Giữ được độ bền cơ học, độ bền nhiệt.
- Khả năng cho ánh sáng chiếu qua vẫn được đảm bảo chứa đựng thực
phẩm.
2. Tiêu chuẩn phẩm màu in ấn bao bì
2.1. Điều luật áp dụng cho mực in bao bì
Trong các lĩnh vực sản xuất khác, việc sử dụng các chất liệu và các phụ liệu
nào đó hoặc là được chấp thuận hoặc là bị nghiêm cấm. Nhưng mực in và vec-ni
thì phức tạp hơn rất nhiều. Không có những phê chuẩn chính thức nào về các chất
liệu có trong vật liệu dùng cho bao bì mặc dù những quy của định pháp luật được
áp dụng thì hết sức rộng và đa dạng liên quan đến các chất tiếp xúc với thực phẩm.
GVHD: Đỗ Vĩnh Long Page 10
Quy trình vệ sinh bao bì tái sử dụng & Tiêu chuẩn phẩm màu in trên bao bì
Hình 5: In ấn bao bì
Chỉ thị số 86/109/EEC của các nước Châu âu, liên quan đến chất liệu tiếp xúc
với thực phẩm thì mang tính quyết định về sản phẩm bao bì làm từ những vật liệu
chứa các chất như vậy (bao bì cho dược phẩm thông thường cũng xử lý như với
bao bì thực phẩm). Chỉ thị này đề cập đến bao bì một một cách khái quát, bất kể
đến cấu trúc và quy trình sản xuất. Hơn nữa, vật liệu làm bao bì trên thực tế (giấy,
bìa cứng, nhựa và kim loại), chất kết dính, chất phủ, các loại vec-ni và mực in
cũng bị kiểm soát bằng Chỉ thị hoặc bằng luật pháp của các nước thuộc Châu Âu
(và Thụy Sĩ) bắt nguồn từ Chỉ thị này. Tương tự, Mỹ có khung luật được quy định
bởi Tổ chức quản lý dinh dưỡng và dược phẩm (FDA).
Ngoài khung luật nêu trên, một số các luật định chi tiết hơn quy định về điều
luật liên quan đến sự tiếp xúc giữa vật liệu bao bì và thực phẩm, chẳng hạn như

Chỉ thị của các quốc gia Châu Âu về nhựa số 90/128/EEC, và Tổ chức FDA của
Mỹ đoạn 175 đến 177 liên quan đến các loại nhựa, giấy và các lớp phủ ngoài tiếp
xúc với thực phẩm. Một số đường lối chính sách và luật định của các quốc gia
Châu âu riêng lẽ (Pháp, Hà Lan, Ý, Đức) hàm chứa cái được coi là "các danh sách
xác thực đáng tin cậy" về các chất liệu vừa mới được đưa ra để xác định và kiểm
tra chất độc rất tốn kém.
Ở Việt Nam, quyết định số 867/1998/QĐ-BYT ngày 4/4/1998 về:”Tiêu chuẩn
An toàn vệ sinh vật liệu bao bì” màu dùng để in ấn nhãn hàng hóa trang trí bao bì
được yêu cầu là: phẩm màu cho phép dùng trong thực phẩm. Các phẩm màu tổng
hợp được phép trong thực phẩm với lượng màu tối đa cho phép nhiễm vào thực
phẩm từ dụng cụ, vật liệu bao bì chứa đựng theo quy định:” Danh mục các chất
GVHD: Đỗ Vĩnh Long Page 11
Quy trình vệ sinh bao bì tái sử dụng & Tiêu chuẩn phẩm màu in trên bao bì
phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm” ban hành kèm theo quyết định số
3742/2001/QĐ-BYT ngày 31/8/2001.
2.2. Tiêu chuẩn mực in ấn bao bì
Hình 6: Mực In offset
Sự đảm bảo an toàn vệ sinh cho thực phẩm được bao gói bằng bao bì plastic
chính là đảm bảo không nhiễm chất tiềm ẩn, bên cạnh đó cũng đảm bảo không có
sự nhiễm độc từ sự in ấn bao bì; điều này cũng bao hàm cả quy định không được
in trên mặt trong của bao bì thực phẩm tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm với các
loại mực in theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Những vật liệu dùng làm bao bì và các lớp phủ ngoài bao bì tiếp xúc trực tiếp
với thực phẩm chỉ được chấp nhận khi nó chỉ chứa đựng các chất đã được liệt kê
trong danh sách xác thực về các chất được phép dùng cho vật liệu làm bao bì.
Trong trường hợp các chất trong vật liệu dùng làm bao bì hoặc có khả năng nhiễm
vào thực phẩm một lượng nằm trong phạm vi cho phép hoặc là phạm vi sự nhiễm
chất từ vật liệu được ghi rõ tức là số lượng chất có thể nhiễm vào thực phẩm được
là có giới hạn.
Như là nhà sản xuất hàng đầu về mực in dành cho các loại bao bì thực phẩm,

Sicpa đã lập ra công thức theo nguyên lý "good manufacturer Practice" áp dụng
GVHD: Đỗ Vĩnh Long Page 12
Quy trình vệ sinh bao bì tái sử dụng & Tiêu chuẩn phẩm màu in trên bao bì
cho các chi nhánh của họ tại 38 quốc gia trên thế giới. Các nguyên lý này thể hiện
một sự bảo đảm là các công thức mực in đã được phân tích thường xuyên về cấu
tạo với các quy định có hiệu lực và rằng những loại mực in và các loại sơn bóng
vec-ni được tung ra và giới thiệu với khách hàng tuân thủ theo đúng các tiêu chuẩn
bắt buộc.
Được sự bảo trợ của "good Manufacturing Practice", một danh sách sơ lược
về "due diligences" là phận sự của nhà in ấn và người sử dụng bao bì in. Đây là
những người thực hiện trách nhiệm pháp lý về tính không độc hại của bao bì,
những bao bì bảo đảm được những tính năng hoạt động của nó từ vật liệu, sự ẩm
ướt, mực chưa xử lý. Sáu điều luật được liệu kê dưới đây áp dụng cho nhà in ấn
bao bì thực phẩm và bao bì dược phẩm được trích từ bản tin của tổ chức SICPA:
- Không tiếp xúc trực tiếp giữa mực in và thực phẩm. Nhà in bao bì phải đảm bảo là
không có sự tiếp xúc trực tiếp nào có thể xảy ra giữa mặt in bao bì và thực phẩm
cho dù chỉ vài vị trí nhỏ của bao bì. Nguyên lý không nhiễm chất đã được chấp
nhận rộng rãi của thế giới trên tổng thể các quy chế ngăn cấm hầu hết in các loại
mực thông thường lên mặt trong bao bì thực phẩm. Một vài trường hợp ngoại lệ
của luật cấm này liên quan đến các loại mực in được làm vô cùng tinh vi, loại mực
này được lập công thức với mục đích nhằm tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
- Phải có vật bảo vệ chức năng, nhà in bị bắt buộc phải đảm bảo là có sự hiện diện
của các vật bảo vệ hữu hiệu giữa các màng in mực và thực phẩm (ví dụ như những
lớp màng thích hợp hoặc là màng nhôm). Những điều kiện quy định về vật cản bảo
vệ là hiệu quả của nguyên lý không nhiễm chất liên quan đến các hoạt động của
nó, liên quan đến tổng thể quy trình đóng gói nghĩa là việc in lên mặt ngoài bao bì
thì được. Chẳng hạn, lớp vecni in lên mặt trong bao bì thì không tạo nên một lớp
bảo vệ thích hợp. Giấy, nhựa tổng hợp Politen cũng có một ít các tính năng cản
bảo vệ nói riêng trong những trường hợp mà sản phẩm đóng gói ở trong tình trạng
ẫm ướt hoặc nhờn. Ngoài ra, ở nhiệt độ cao, đặc biệt trong môi trường ẩm ướt

thuận lợi cho sự tiếp xúc các phân tử, chúng có khả năng nhiễm chất qua không
khí hoặc xuyên qua các lớp màng nhựa cản không thích hợp. Trong những tình
huống như vậy phải được quan tâm đặc như bao bì cho tiệt trùng và bao bì thực
phẩm cho đun nóng trong lò.

- Giảm đến mức tối thiểu sự nhiễm chất bằng cách lựa chọn đúng loại mực in. Nếu
như mà vật liệu dùng làm bao bì in bị cuộn tròn hoặc là chồng lên nhau, bề mặt in
ngoài bao bì sẽ tiếp xúc sát với mặt trong của bao bì trong một thời gian khá lâu.
Những vật liệu nhiễm chất có thể đọng lại các chất này ở mặt trong bao bì và sau
đó lại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Đây là trường hợp của các loại mực in
không được phê duyệt cho sử dụng, thành phần cấu thành của nó là những chất dễ
GVHD: Đỗ Vĩnh Long Page 13
Quy trình vệ sinh bao bì tái sử dụng & Tiêu chuẩn phẩm màu in trên bao bì
nhiễm và hoạt động nhạy - Chúng nhỏ, dễ biến đổi và có các phân tử tan - được
dùng cho mục đích này, những sự lựa chọn kỹ càng mực in được yêu cầu thậm chí
trong trường hợp chúng được dùng với các loại thức ăn khô (ví dụ các loại bánh,
socola, trà, thuốc lá) mặt khác thì những sản phẩm này có thể hút, thẩm thấu các
chất dễ bay hơi của mực in qua không khí.
- Những yêu cầu về các sản phẩm được đóng gói và việc sử dụng của khách hàng.
Nhà in đòi hỏi phải để ý không những đến các chất nền, mực in và các phương
pháp in mà còn kể đến những cái xa hơn nữa cho đến khi quy trình sản xuất bao bì
hoàn thành - những đặc tính của bao bì thành phẩm và sử dụng cuối cùng bởi
khách hàng.
Nếu bao bì in được dùng cho các sản phẩm tiệt trùng cùng với sản phẩm
đóng gói sử dụng hâm nóng trong lò bánh hoặc là lò vi ba, nhà in ấn bắt buộc phải
dùng loại mực in với những tiêu chuẩn kỹ thuật dành riêng cho nó. Điều này cũng
được áp dụng cho các loại bao bì của sản phẩm như mỡ, thịt, thức ăn nấu sẵn,
nước trái cây và những loại thực phẩm tương tự. Những sản phẩm được đóng gói
như thế, có tiềm năng cao, nghĩa là nó thật sự đẩy nhanh những sự khuếch tán chất
nhiễm từ bao bì vào thực phẩm hoặc là trộn lẫn với các chất nhiễm từ bao bì.

Không có loại mực in nào chịu được nhiệt khi đun nóng vượt quá 200
0
C hoặc là
hơi nóng hoặc là nước nóng, có thể thoát ra các chất đã nhiễm vào thức ăn, chảy
những phẫm màu nhuộm, những sản phẩm hư có hại mà lần lượt nhiễm vào thức
ăn.
Trong những trường hợp này, các nhà in được khuyên nên tận dụng những
dịch vụ tư vấn của các nhà cung cấp mực in. Sự lưu ý đầu tiên, điều quan trọng để
chọn màu sắc của loại bột màu có khuynh hướng nhiễm chất tối thiểu. Có những
màu làm từ những loại bột màu có sức chiụ nhiệt cao và không chịu nhiệt. Những
sắc thái màu chính là có giá trị khác nhau về tiềm năng nhiễm chất của nó (ví dụ
sự chống lại mỡ, axit, cách chất tiệt trùng, sự diệt khuẩn theo phương pháp Pax-
tơ).
- Kiểm tra độ khô và độ lưu hoá. Nhà in ấn phải bảo đảm mực in là không dung môi
nếu có thể, hoặc rằng mực UV hay mực in offset được xử lý hoàn toàn phù hợp
đúng với các tiêu chuẩn để sử dụng trong từng ngành riêng. Thực tiễn này cũng
bao gồm những sự kiểm tra thường lệ những bức xạ UV. Thiếu khả năng kiểm tra
những nghiên cứu này sẽ đưa ra những mối nguy hiểm của mực in khi cuộn lại
hoặc là chồng lên nhau hoặc là sẽ xuất hiện những mối nguy hiễm về tính cảm
nhận và tính nhiễm chất của nó ảnh hưởng lên thức ăn.
- Sự cẩn thận của cơ sở in ấn trong việc cung cấp thông tin. Phải có sự cẩn thận của
các nhà in nhằm đạt được những thông tin thích hợp từ những nhà sản xuất bao bì
hay hơn nữa là người tiêu dùng liên quan đến mục đích mà mọi người mong đợi
cũng như cách sử dụng chúng. Vấn đề không chỉ ở chất lượng kỹ thuật mà còn ở
GVHD: Đỗ Vĩnh Long Page 14
Quy trình vệ sinh bao bì tái sử dụng & Tiêu chuẩn phẩm màu in trên bao bì
các chất hoá học lưu trú từ bao bì vào người tiêu dùng. Nếu thất bại, nhà in phải
thu lại những thực phẩm đóng gói đã tung ra thị trường.
Ngoài ra người ta còn chủ động bảo vệ khả năng gây độc của phẩm in trên
bao bì bằng cách:

- Phủ bóng (màng polime, giấy bóng, parafin) lên bề mặt các bao bì in ấn, cũng
là vừa bảo vệ nhãn hiệu, cũng là vừa tăng độ bền của bản in).
- Chất liệu làm nền in là polime, màng kim loại hay dán phần nhãn in lên bao
bì.
2.3. Nguyên lý không nhiễm chất từ bao bì qua thực phẩm
Nguyên lý hết sức quan trọng trong đường lối chính sách chung đã đề cập ở
trên được hiểu một cách khái quát rằng không có chất liệu nào có thể nhiễm vào
thực phẩm trừ khi các chất này được phê duyệt một cách chính thức hoặc là cho tới
khi các chất này được chứng minh rằng sự nhiễm chất của nó vào thực phẩm là
không gây độc hại. Nguyên lý chung về sự không nhiễm chất từ bao bì qua thực
phẩm có hiệu lực tương đương với luật cấm về việc in lên mặt trong của bao bì
thực phẩm với các loại mực in tiêu chuẩn, chỉ khi những loại vật liệu này có cấu
trúc từ các chất được chính thức phê duyệt dành riêng cho các loại vật liệu có thể
tiếp xúc với thực phẩm.
GVHD: Đỗ Vĩnh Long Page 15
Quy trình vệ sinh bao bì tái sử dụng & Tiêu chuẩn phẩm màu in trên bao bì
Hình 7: Bao bì sản phẩm bánh kẹo
Sự không nhiễm chất vốn được áp dụng với in mặt ngoài hoặc in xen kẽ bao
bì bởi vì đây cũng là một phần của toàn bộ quá trình đóng gói. Sự nhiễm chất từ
mặt ngoài của bao bì trở thành một vấn đề. Sự nhiễm chất độc từ mực in cũng xảy
ra ở những trường hợp:
- In trên mặt ngoài bao bì: Khi in thì các vật liệu dùng làm bao bì được cuộn tròn lại
hoặc được chồng lên nhau và như vậy thì mặt in ngoài bao bì sẽ tiếp xúc trực tiếp
với mặt trong của nó trong một thời gian tương đối khá dài.
- In mặt trong của bao bì hai lớp, của lớp tiếp xúc thực phẩm của loại bao bì ghép
hai lớp, có thể xảy ra trong trường hợp vật liệu bao bì có chất lượng ngăn cản kém.
Do đó có thể xảy ra trường hợp lớp ngăn cản( lớp trong) bị thấm ướt hoắc bị thấm
chất béo từ thực phẩm hoặc các chất độc hữu cơ, dung môi hữu cơ còn lại sau quá
trình in thấm xuyên qua lớp ngăn cản nhiễm vào môi trường chứa thực phẩm;
trường hợp thực phẩm khô như bánh, chocolate sẽ dễ hấp thụ các chất bốc hơi này

gây mất giá trị cảm quan và cũng có thể gây độc, ảnh hưởng tới sức khỏe người
tiêu dùng.
GVHD: Đỗ Vĩnh Long Page 16
Quy trình vệ sinh bao bì tái sử dụng & Tiêu chuẩn phẩm màu in trên bao bì
Tài liệu tham khảo
[1] Đỗ Vĩnh Long(Chủ biên), Đặng Thị Yến, Nguyễn Thị Phượng, Công
nghệ bao bì và đóng gói thực phẩm, Trường đại học công nghiệp thực phẩm
TP.HCM.
[2] Đống Thị Anh Đào, Kỹ thuật bao bì thực phẩm, nhà xuất bản Đại học
Quốc gia TP.HCM.
[3] />44925/
[4] />pageid=11&mid=26&action=docdetailview&intDocId=43&intSetItemId=90&brea
dcrumb=90 Hiệp hội bao bì việt nam
GVHD: Đỗ Vĩnh Long Page 17

×