Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Chuyên đề tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư vào ngành Dệt May tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (681.03 KB, 107 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Thu Hà
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan chuyên đề thực tập với đề tài “ Hoàn thiện công tác thẩm
định các dự án đầu tư vào ngành Dệt May tại ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Thành” là công trình nghiên cứu độc lập
của bản thân tôi với sự hướng dẫn của Th.s. Hoàng Thị Thu Hà và các anh chị
phòng kế hoạch – kinh doanh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt
Nam chi nhánh Hà Thành. Những thông tin, dữ liệu đưa ra trong chuyên đề được
trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồn gốc, được thu thập tổng hợp bởi chính cá nhân
tôi, đảm bảo tính khách quan và trung thực.
Sinh viên
Nguyễn Thị Thức
SV: Nguyễn Thị Thức Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Thu Hà
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
SV: Nguyễn Thị Thức Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Thu Hà
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHNNo & PTNT VN : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
AGRIBANK : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
TTQT : Thanh toán quốc tế
KDNT : Kinh doanh ngoại tệ
DA : dự án
CBTĐ : Cán bộ thẩm định
SV: Nguyễn Thị Thức Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Thu Hà
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
SƠ ĐỒ
BẢNG BIỂU
Bảng 1 : Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh qua các năm 7


Bảng 2 : Hoạt động tín dụng của chi nhánh trong những năm gần đây Error:
Reference source not found
Bảng 3: Kết quả phát hành thẻ ATM Error: Reference source not found
Bảng 4 : Phân tích SWOT doanh nghiệp ngành Dệt MayError: Reference source not
found
Bảng 5: Dòng tiền của dự án Error: Reference source not found
Bảng 6: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Error: Reference source not found
Bảng 7: Bảng cân đối kế toán Error: Reference source not found
Bảng 8: Quan hệ với các tổ chức tín dụng của Hanosimex Error: Reference source
not found
Bảng 9 :Tổng hợp thiết bị và số máy cần đầu tư Error: Reference source not found
Bảng 10 : Chi phí dự kiến mua sắm thiết bị Error: Reference source not found
Bảng 11 : Chi phí lắp đặt và tháo dỡ thiết bị Error: Reference source not found
Bảng 12: Kế hoạch trả nợ Error: Reference source not found
Bảng 13 : Doanh thu từ sản phẩm chính của dự ánError: Reference source not found
Bảng 14: Dòng tiền của dự án Error: Reference source not found
Bảng 15: Kỳ hạn trả nợ cụ thể như sau: Error: Reference source not found
Bảng 16: Tình hình thẩm định dự án đầu tư Error: Reference source not found
SV: Nguyễn Thị Thức Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Thu Hà
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ và toàn diện dù
chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng kinh tế Việt Nam vẫn
đạt được những thành tích đáng kích lệ. Dệt May là một ngành công nghiệp nhẹ có
nhiều đóng góp lớn cho nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt gần 20%
trong nhiều năm qua, sản phẩm Dệt May là sản phẩm xuất khẩu chiếm vị trí quan
trọng trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó các dự án Dệt May
có nhiều lợi thế so sánh về nhân công giá rẻ. Vì vậy để phát triển ngành Dệt May
cần có các dự án đầu tư tốt, có mục tiêu định hướng rõ ràng, đặc biệt cần ưu tiên

phát triển các khu cụm công nghiệp. Các dự án như vậy cần đòi hỏi nguồn vốn lớn,
chủ yếu là nguồn vốn vay từ các ngân hàng. Do đó vai trò vị trí của các ngân hàng
trong các hoạt động kinh tế và các hoạt động đầu tư ngày càng được đề cao.
Tuy nhiên, công tác cho vay các dự án nói chung cũng như các dự án Dệt May
nói riêng là một hoạt động có nhiều rủi ro cho ngân hàng vì đây là các dự án lớn
thời gian cho vay dài, các máy móc phục vụ cho ngành thường là nhập khẩu, nguồn
trả nợ gốc và lãi đều ở tương lai, các kết quả tính toán đều chỉ là dự báo. Để nâng
cao hiệu quả và đảm bảo cho sự an toàn của nguồn vốn mà ngân hàng đã tài trợ một
nhiệm vụ cấp thiết đặt ra là cần phải phân tích tỉ mỉ, cẩn thận, nghiêm túc các vấn
đề liên quan đến dự án, đặc biệt là phải thực hiện tốt công tác thẩm định.
Thực tế trong thời gian qua các hoạt động đầu tư xin vay vốn tại ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nói chung và tại ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Thành nói riêng đã phát sinh
nhiều rủi ro: khả năng thu hồi vốn chậm, phát sinh các khoản nợ xấu làm ảnh hưởng
trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp. Nguyên
nhân là do công tác thẩm định còn gặp nhiều hạn chế khó khăn nhằm tránh các rủi
ro trong các hoạt động đầu tư trong chiến lược phát triển kinh doanh AGRIBANK
Hà Thành đã có những mục tiêu, phương hướng cụ thể nhằm nâng cao công tác
thẩm định các dự án đầu tư nói chung và các dự án thuộc ngành Dệt May nói riêng.
Xuất phát từ những kiến thức thực tế trên và những kiến thức đã được học
trong trường cùng với những tìm hiểu trong quá trình thực tập tại phòng kế hoạch –
kinh doanh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh hà
Thành. Với sự giúp đỡ của Th.S. Hoàng Thị Thu Hà và các anh chị phòng kế
SV: Nguyễn Thị Thức Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Thu Hà
hoạch – kinh doanh AGRIBANK Hà Thành em đã lựa chọn đề tài “ Hoàn thiện công
tác thẩm định dự án đầu tư vào ngành Dệt May tại ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Thành” làm chuyên đề tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu

+ Đánh giá thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư vào ngành Dệt
May tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà
Thành từ 2007- 2010.
+ Đề xuất một số giải pháp cụ thể góp phần nâng cao hiệu quả công tác thẩm
định tại AGRIBANK Hà Thành nói riêng và AGRIBANK nói chung.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Công tác thẩm định các dự án đầu tư vào ngành Dệt May tại ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Thành ( 2007- 2010).
4. Kết cấu của chuyên đề
- Lời mở đầu
- Nội dung chính
Chương I: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư vào ngành Dệt
May tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh
Hà Thành
Chương II: Định hướng và một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm
định các dự án đầu tư vào ngành Dệt May tại ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Thành
- Kết luận
- Danh mục tài liệu tham khảo
- Phụ lục
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
các thầy cô giáo khoa đầu tư, Th.S . Hoàng Thị Thu Hà và các anh chị phòng kế
hoạch – kinh doanh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi
nhánh Hà Thành đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Do hạn chế
về kiến thức, hiểu biết và thời gian nên chuyên đề thực tập vẫn còn nhiều thiếu sót rất
mong nhận được sự đóng góp từ phía các thầy cô giáo và các bạn sinh viên.

SV: Nguyễn Thị Thức Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Thu Hà

CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
ĐẦU TƯ VÀO NGÀNH DỆT MAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI
NHÁNH HÀ THÀNH
1.1. Tổng quan về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
chi nhánh Hà Thành
1.1.1. Khái quát về NHNNo và PTNT VN chi nhánh Hà Thành
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà
Thành có tên viết tắt là chi nhánh NHNNo & PTNT Hà Thành, đặt trụ sở tại số 236
– đường Lê Thanh Nghị - quận Hai Bà Trưng – TP Hà Nội
Trước đây, chi nhánh có tên gọi là chi nhánh NHNNo & PTNT Chợ Mơ là chi
nhánh cấp II trực thuộc chi nhánh NHNNo & PTNT Thăng Long. Chi nhánh Chợ
Mơ bắt đầu đi vào hoạt động ngày 12 tháng 3 năm 2001, địa chỉ là số nhà 486 phố
Bạch Mai – quận Hai Bà Trưng –TP Hà Nội. Ban đầu chi nhánh Chợ Mơ gồm 1
phòng giao dịch mang tên phòng giao dịch Kim Đồng. Ngày 12 tháng 01 năm 2004,
chi nhánh Chợ Mơ mở thêm phòng giao dịch Trương Định theo quyết định số
31/QĐ-TCCB&ĐT của giám đốc chi nhánh NHNNo& PTNT Thăng Long, trụ sở
làm việc tại 484- đường Trương Định – quận Hai Bà Trưng – TP Hà Nội
Theo quyết định số 1292/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 29/11/2007 của chủ tịch hội
đồng quản trị NHNNo& PTNT Việt Nam, chi nhánh Chợ Mơ được điều chỉnh
thành chi nhánh cấp I mang tên chi nhánh NHNNo& PTNT Hà Thành và trực thuộc
NHNNo&PTNT Việt Nam, đồng thời chuyển địa điểm về số nhà 236- đường Lê
Thanh Nghị -quận Hai Bà Trưng – TP Hà Nội
Khi đuợc nâng cấp và chuyển địa điểm thì chi nhánh đã mở rộng và có thêm
nhiều các phòng ban chức năng và phòng giao dịch .
Với phương châm “ Mang phồn thịnh đến với khách hàng” chi nhánh thực
hiện kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân
hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không ngừng nâng cao
lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ

phát triển kinh tế đất nước:
- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức và cá nhân
SV: Nguyễn Thị Thức Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Thu Hà
- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức tín dụng trong và
ngoài nước
- Vay vốn ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng khác .
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với các tổ chức cá nhân
- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá.
- Thực hiện thanh toán giữa các khách hàng
- Thực hiện kinh doanh ngoại tệ
- Thanh toán quốc tế và thực hiện các dịch vụ khác liên quan đến thanh toán
quốc tế
- Thực hiện chuyển tiền trong nước và ngoài nước dưới nhiều hình thức
- Tư vấn tài chính tín dụng cho khách hàng
 .Nhiệm vụ của NHNNo& PTNT Việt Nam chi nhánh Hà Thành
Cũng như các chi nhánh khác của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thông Việt Nam nói chung, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi
nhánh Hà Thành có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
 Huy động vốn
Khai thác nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán
của các tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài
bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kì phiếu và các hình thức huy động
vốn khác theo quy định của NHNNo& PTNT Việt Nam hiện nay
Đựợc vay vốn các tổ chức tài chính tín dụng trong nước khi tổng giám đốc
NHNNo&PTNT Việt Nam cho phép
Vay vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo quy định của NHNNo&PTNT Việt Nam
 Cho vay

Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh
doanh, dịch vụ, đời sống cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
 Các hoạt động khác
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ, chi trả kiều hối, phát hành bảo lãnh, tái bảo
lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối theo
chính sách ngoại hối của chính phủ, ngân hàng nhà nước và ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thông Việt Nam
Hoạt động thanh toán: thanh toán séc du lịch, thanh toán thẻ, thanh toán liên
SV: Nguyễn Thị Thức Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Thu Hà
ngân hàng, thanh toán điện tử, chuyển tiền ngoại tệ qua mạng SWIFT.
Dịch vụ ngân quỹ: chi trả lương qua tài khoản, qua thẻ ATM, thu hộ chi hộ.
Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng bao gồm: mua bán vàng bạc, dịch vụ thẻ,
két sắt, nhận bảo quản, cất giữ các loại giấy tờ có giá, nhận ủy thác và cho vay của
các tổ chức tài chính, cá nhân trong nước và ngoài nước mà NHNNo& PTNT Việt
Nam cho phép.
 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban
Sơ đồ 1 : Cơ cấu tổ chức chi nhánh
SV: Nguyễn Thị Thức Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
5
Ban giám
đốc
Ban giám
đốc
Phòng
kế
hoạch-
kinh
doanh

Phòng
kế
hoạch-
kinh
doanh
Phòng
kế toán
– ngân
quỹ
Phòng
kế toán
– ngân
quỹ
Phòng
dịch vụ
market
-ing
Phòng
dịch vụ
market
-ing
Phòng
kiểm
soát
nội bộ
Phòng
kiểm
soát
nội bộ
Phòng

thanh
toán
quốc tế
Phòng
thanh
toán
quốc tế
Phòng
hành
chính
nhân
sự
Phòng
hành
chính
nhân
sự
Phòng
giao
dịch
Phòng
giao
dịch
PGD
Chợ

PGD
Chợ

PGD

Kim
Liên
PGD
Kim
Liên
PGD
Kim
Đồng
PGD
Kim
Đồng
PGD
Trương
Định
PGD
Trương
Định
PGD
Lê Đại
Hành
PGD
Lê Đại
Hành
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Thu Hà
•Phòng kế hoạch kinh doanh:
Có nhiệm vụ là xây dựng các kế hoạch kinh doanh tổng hợp, theo dõi các chỉ
tiêu có kế hoạch kinh doanh. Cho vay các doanh nghiệp quốc doanh, các doanh
nghiệp tư nhân và cho vay kinh tế hộ gia đình. Huy động vốn, thực hiện các dịch vụ
cầm cố bảo lãnh cho các đơn vị kinh tế, xây dựng đề án và chiến lược kinh doanh
hàng năm phù hợp. Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm

nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục. Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án
tín dụng theo phân cấp ủy quyền.
•Phòng kế toán ngân quỹ:
Làm nhiệm vụ hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy
định của chi nhánh NHNNo& PTNT Việt Nam chi nhánh Hà Thành. Xây dựng chỉ
tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương đối với
chi nhánh NHNNo& PTNT Hà Thành trình cấp trên phê duyệt. Thực hiện nhiệm vụ
thanh toán trong và ngoài nướ. Quản lý sử dụng các quỹ chuyên dùng đồng thời
chấp hành quy định an toàn về kho quỹ.
•Phòng hành chính nhân sự:
Làm công tác văn phòng, hành chính, văn thư lưu trữ và phục vụ hậu cần. Có
nhiệm vụ theo dõi nhân sự, tiếp nhận và tổ chức đào tạo cán bộ.
•Phòng dịch vụ marketing:
Nghiên cứu phân loại thị trường, phân loại khách hàng hiện tại, khách hàng
tiềm năng về vốn đồng thời phân loại thị trường đầu tư vốn và thị trường tín dụng.
Nghiên cứu thị trường để đưa ra các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
•Phòng thanh toán quốc tế:
Làm nhiệm vụ kinh doanh ngoại tệ bằng các hình thức mở L/C, lập các bộ
chứng từ với các đơn vị xuất nhập khẩu, mua bán kinh doanh và thu đổi ngoại tệ.
•Phòng kiểm soát nội bộ:
Làm nhiệm vụ kiểm tra kiểm soát mọi hoạt động của chi nhánh về thực hiện
các quy định quy chế của NHTW, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam và chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Thành.
Hiện tại, chi nhánh NHNNo&PTNT Hà Thành có 98 người, trong đó:
- Trình độ trên đại học: 7
- Trình độ đại học : 75
- Trình độ cao đẳng : 3
- Trình độ trung cấp : 6
- Trình độ khác : 7
SV: Nguyễn Thị Thức Lớp: Kinh tế đầu tư 49A

6
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Thu Hà
1.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hà Thành
1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn tại chi nhánh
Trong những năm qua, hoạt động huy động vốn của chi nhánh NHNNo&
PTNT Hà Thành đều có sự tăng trưởng. Đáng chú ý là năm 2008 có sự tăng trưởng
rất cao sở dĩ là do chi nhánh đã chuyển từ cấp 2 lên cấp 1 và mở thêm một số phòng
giao dịch mới
Nguồn vốn chủ yếu của chi nhánh vẫn là đồng nội tệ (VNĐ). Nguồn này thường
chiếm khoảng 60% tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh. Nguồn vốn bằng ngoại tệ
vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng nguồn vốn nhưng trong năm 2009 đã có sự gia
tăng đáng kể, tạo sự cân bằng hơn giữa nguồn vốn nội tệ và ngoại tệ.
Bảng 1 : Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh qua các năm
Chỉ tiêu Đơn vị 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010
Tổng NVHĐ Tỷ đồng 552.201 2.322.012 2.404 1.865
Nội tệ Tỷ đồng 479.180 2.054.012 1.410 1.613
Ngoại tệ Tỷ đồng 73.021 268 994 252
Tốc độ tăng trưởng % 320,5 3,53% -28,9%
( Nguồn từ báo cáo thường niên của chi nhánh NHNNo&PTNT Hà Thành)
Tính đến 31/12/2009, tổng nguồn vốn huy động đạt 2.404 tỷ tăng 82 tỷ so với
31/12/2008 ( tăng khoảng 4% ). Nếu tính cả nguồn vốn huy động hộ sở giao dịch
qua ngân hàng ngoại thương Việt Nam 900 tỷ thì tổng nguồn vốn huy động không
phải là 2.404 tỷ mà là 3.304 tỷ
- Nguồn vốn nội tệ đạt 1.410 tỷ, giảm 648 tỷ so với năm 2008. So với kế hoạch
năm 2009 giảm 1.510 tỷ. Chiếm 58,8% tổng nguồn vốn huy động.
- Nguồn ngoại tệ đạt 54.891 tỷ USD, tăng 39.127 ngàn USD ( tăng 248% ) so
với năm 2008. So với kế hoạch TW giao năm 2009 tăng 24.891ngàn USD, đạt
183% ( tăng 83%). Chiếm 41,2 tổng nguồn vốn huy động.
Sang năm 2010 nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam bước
vào giai đoạn phục hồi và có nhiều biến động do đó tổng nguồn vốn huy động của

chi nhánh tính đến hết ngày 31/12/2010 đạt 1.865 tỷ giảm 539 tỷ so với 2009 ( giảm
hơn 2%)
- Nguồn vốn nội tệ đạt 1.613 tỷ, tăng 203 tỷ so với 31/12/2009. Chiếm 86%
tổng nguồn vốn huy động.
- Nguồn vốn ngoại tệ đạt 12.823 ngàn USD giảm 42.068 ngàn USD so với
SV: Nguyễn Thị Thức Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
7
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Thu Hà
31/12/2009
Năm 2010 nguồn vốn ngoại tệ giảm là do chi nhánh trả hết nguồn vốn
ngoại tệ thị trường II theo chỉ đạo của NHNNo& PTNT Việt Nam.
1.1.2.2. Hoạt động tín dụng tại chi nhánh
Hoạt động tín dụng bao giờ cũng là một hoạt động quan trọng và chiếm vị trí
chủ đạo trong hoạt động của các ngân hàng. Trong 2 năm gần đây, do ảnh hưởng
chung của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động xấu đến hoạt động ngân
hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Đối với NHNNo & PTNT chi
nhánh Hà Thành thì hoạt động tín dụng vẫn có tốc độ tăng trưởng so với các năm
trước và là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng.
Là một chi nhánh trực thưộc NHNNo & PTNT Việt Nam, chi nhánh Hà Thành
thực hiện hoạt động tín dụng nhằm phát triển nông nghiệp và nông thôn, hỗ trợ cho
nhu cầu phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng của ngành nông nghiệp… ngoài ra, chi
nhánh cũng thực hiện các khoản cho vay, tài trợ theo dự án đối với các doanh
nghiệp, hộ sản xuất nhỏ và cho vay tiêu dùng. Hoạt động tín dụng chủ yếu của chi
nhánh là hoạt động cho vay còn các hoạt động khác như chiết khấu giấy tờ có giá,
bảo lãnh, cho thuê… chiếm một phần rất nhỏ.
Bảng 2 : Hoạt động tín dụng của chi nhánh trong những năm gần đây
Đơn vị : tỷ đồng
TT Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010
1 Doanh số cho vay
Số tiền

536.048 736.212 1.290 2.335
So với năm trước
37,34% 75,32% 81%
2 Doanh số thu nợ
Số tiền
608.986 550.113 958.475 1.745
So với năm trước
-9,66% 74,23% 81%
3 Tổng dư nợ
Số tiền
225.24 423 758 1350
So với năm trước
87,8% 79,24% 78,1%
4 Nợ quá hạn
Số tiền 0,248 0,888 17,439 9,5
NQH/ Tổng dư nợ
0,11 0,21 2,3 0,7
( Nguồn từ báo cáo thường niên của chi nhánh NHNNo&PTNT Hà Thành )
Tổng dư nợ năm 2009 của chi nhánh đạt 758 tỷ tăng 355 tỷ so với năm 2008
SV: Nguyễn Thị Thức Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
8
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Thu Hà
đạt 79,24% so với kế hoạch năm 2008
Tổng dư nợ đến ngày 31/12/2010 đạt 1350 tỷ đồng ( bao gồm cả ngoại tệ quy
đổi) so với 31/12/2009 tăng 592 tỷ. So với kế hoạch năm 2009 đạt 78,1% kế hoạch
dư nợ TW giao 2010. Mặc dù chưa đạt kế hoạch nhưng vì năm 2010 là một năm
khó khăn nên để đạt được kết quả trên, chi nhánh đã phải rất nỗ lực, tích cực mở
rộng hoạt động của mình, thu hút thêm nhiều khách hàng.
Năm 2008 số nợ xấu của chi nhánh là 0,21 tỷ nhưng đến năm 2009 đã
tăng lên 2,3 tỷ nguyên nhân là do năm 2009 là năm nền kinh tế đất nước bước

vào giai đoạn khủng hoảng và đến năm 2010 khi nền kinh tế bước vào thời kỳ
phục hồi nên tỷ lệ nợ xấu đã giảm xuống chỉ còn 0,7 tỷ đó là một thành công
đáng kích lệ của chi nhánh.
1.1.2.3. Thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối
Chi nhánh đã thực hiện và chấp hành tốt các quy định của nhà nước và
NHNNo & PTNT Việt Nam về quản lý, mua bán kinh doanh ngoại tệ và TTQT. Kết
quả đạt được ở năm 2010 như sau:
Về kinh doanh ngoại tệ:
+ Doanh số mua ngoại tệ: 33,4 triệu USD tăng 18,5 triệu so với 2009 tăng 124%
+ Doanh số bán ngoại tệ : 33,8 triệu USD tăng 20,7 triệu so với 2009 tăng 158%
+ Tổng thu về KDNT: 3.728 triệu đồng.
+ Tổng chi về KDNT: 3.157 triệu đồng
+ Chênh lệch thu chi: 570 triệu đồng tăng 120 triệu so với 2009 tăng 26,6%
Về thanh toán quốc tế
+ Thanh toán hàng nhập khẩu: 26,1 triệu USD. Tăng 9,6 triệu so với 2009 tăng 58,1%
+ Thanh toán hàng xuất khẩu: 20,6 triệu USD tăng 3,2 triệu so với 2009 tăng 18,3%
+ Tổng thu nhập phí từ TTQT : 1.028 triệu đồng giảm 29 triệu đồng so với 2009
giảm 2,7% (Nguyên nhân của sự giảm sút này là do NHNNo &PTNT VN áp dụng biểu
phí cạnh tranh 2010 thấp hơn mức phí 2009 nên phí thu giảm so với 2009)
1.1.2.4. Phát hành thẻ ATM
Với dịch vụ chăm sóc khách hàng thân thiện và giữ chữ tín cùng với chất
lượng phục vụ tốt nhất chi nhánh đã rất thành công với việc huy động vốn thông
qua kênh phát hành thẻ ATM.
SV: Nguyễn Thị Thức Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
9
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Thu Hà
Bảng 3: Kết quả phát hành thẻ ATM
Đơn vị: thẻ
Năm 2008 2009 2010
Số lượng thẻ 1.562 4.115 5.640

( Nguồn từ báo cáo thường niên của chi nhánh NHNNo&PTNT Hà Thành )
Nếu như đến cuối năm 2008 số lượng thẻ ATM mà chi nhánh phát hành mới
chỉ là 1.562 thẻ thì đến năm 2009 con số đó là 4.115 thẻ tăng 2.553 thẻ. Đến năm
2010 số lượng thẻ ATM được phát hành tiếp tục tăng lên với con số ấn tượng 5.640
thẻ tăng 1.525 thẻ đạt tốc độ tăng 29,09% so với năm 2009. Với cam kết phục vụ
khách hàng tốt nhất số hứa hẹn số lượng thẻ ATM mà chi nhánh phát hành trong
năm 2011 sẽ còn tăng lên.
Tính đến cuối năm 31/12/2010 chi nhánh Hà Thành quản lý 8 máy ATM,
VISA đang hoạt động là 18.230 thẻ. Tính riêng 2010 chi nhánh đã phát hành được
5.640 thẻ. Trong đó, 5.587 thẻ ATM, 53 thẻ VISA. Lũy kế khách hàng sử dụng dịch
vụ Mobilebanking là 3.659 khách hàng. Số dư tiền gửi thẻ đến 31/12/2010 ước đạt
28 tỷ đồng.
1.2. Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư vào ngành Dệt May tại
NHNNo& PTNT Việt Nam chi nhánh Hà Thành
1.2.1. Đặc điểm của các dự án đầu tư Dệt May có ảnh hưởng đến công tác thẩm định
Để có thể thẩm định các dự án đầu tư vào ngành Dệt May một cách chính xác
khoa học, đảm bảo cho việc cấp vốn của ngân hàng được sử dụng đúng mục đích thì
cần làm rõ các đặc điểm của các dự án Dệt May. Từ các đặc điểm đó thì các cán bộ
thẩm định mới có thể xác định được các nội dung, yêu cầu khi thẩm định dự án đầu
tư vào ngành Dệt May.
Các đặc điểm nổi bật của ngành Dệt May và các dự án đầu tư vào ngành Dệt
May có thể ảnh hưởng đến công tác thẩm định là:
Thứ nhất: Đối với các thiết bị máy móc phục vụ cho dự án hầu hết là các thiết
bị ngoại nhập. Vì vậy các cán bộ thẩm định phải hết sức chú ý tới khía cạnh kỹ
thuật của dự án: liệu máy móc thiết bị này có đảm bảo hoạt động đúng quy trình, an
toàn và hiệu quả hay không, phương án chuyển giao máy móc thiết bị này ra sao.
Tất cả các vấn đề đều phải được kiểm tra kỹ lưỡng.
Thứ hai: Các sản phẩm của ngành Dệt May rất phong phú và đa dạng, hàng
hóa có thể là sản phẩm Dệt May, xơ hay là sợi… Vì vậy nguồn nguyên liệu cho mỗi
quá trình sản xuất là khác nhau, nhưng nguyên liệu đầu vào chủ yếu là bông.

SV: Nguyễn Thị Thức Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
10
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Thu Hà
Nguyên liệu này có thể có từ trong nước hoặc là phải nhập khẩu, chất lượng của các
nguyên liệu đầu vào ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của các sản phẩm. Vì vây,
khi thẩm định khía cạnh thị trường các cán bộ thẩm định phải thẩm định kỹ lưỡng
đầu vào của các nguyên liệu.
Thứ ba: Hầu hết các sản phẩm Dệt may không chỉ được tiêu thụ ở thị trường
trong nước mà còn là sản phẩm xuất khẩu ( tỷ trọng xuất khẩu có thể đến 70%-80% số
sản phẩm ). Do vậy, việc thẩm định khía cạnh thị trường là rất quan trọng liệu các thị
trường xuất khẩu này có hạng ngạch với sản phẩm Dệt May của dự án hay không, thuế
nhập khẩu có ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm hay không, chất lượng sản phẩm Dệt
May có đảm bảo được yêu cầu của các thị trường quốc tế khác hay không.
Thứ tư: ngành Dệt May là ngành có sử dụng nhiều lao động nữ và lao động
phổ thông. Tay nghề và trình độ chuyên môn là không cao. Do đó, khi tiến hành
thẩm định khía cạnh tổ chức quản lý nhân sự các CBTĐ tại chi nhánh cần phân tích,
đánh giá về nguồn lực của dự án: số lao động dự án cần, mức độ chuyên môn mà dự
án cần, kế hoạch đào tạo cũng như khả năng cung ứng nhân lực cho dự án.
Thứ năm: Các sản phẩm thành phẩm của ngành Dệt May phụ thuộc nhiều vào
nhu cầu, thị hiếu, thu nhập… của người tiêu dùng. Vì vậy khi tiến hành thẩm định
khía cạnh thị trường thì cần nghiên cứu, phân tích và làm rõ được nhu cầu, thị hiếu
của người tiêu dùng đối với sản phẩm của dự án.
Với các đặc điểm đó của ngành Dệt May yêu cầu đặt ra cho các cán bộ thẩm
định tại chi nhánh là cần phải tuân thủ quy trình thẩm định, các tiêu chuẩn của
ngành Dệt May trong khi thẩm định.
1.2.2. Mục đích và căn cứ thẩm định dự án đầu tư vào ngành Dệt May
1.2.2.1. Mục đích của công tác thẩm định
Thẩm định dự án đầu tư là công việc không thể bỏ qua của cán bộ thẩm định
trong phòng tín dụng (phòng kế hoạch- kinh doanh) của ngân hàng đó là công việc
được làm trước khi ngân hàng ra quyết định cho khách hàng vay vốn. Qua việc

thẩm định, các cán bộ thẩm định cũng như ngân hàng có được sự đánh giá đúng đắn
về khách hàng vay vốn cũng như các dự án xin vay vốn. Qua đó có thể khẳng định
công tác thẩm định trong ngân hàng là nhân tố cơ bản và có tính quyểt định đến
hiệu quả của các hoạt động tín dụng của ngân hàng. Công tác thẩm định có những
mục đích cơ bản như sau:
- Công tác thẩm định giúp cho ngân hàng lựa chọn được các dự án khả thi: có
khả năng được thực hiện và có hiệu quả chắc chắn để tiến hành tài trợ vốn. Công
SV: Nguyễn Thị Thức Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
11
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Thu Hà
tác thẩm định tại chi nhánh Hà Thành các cán bộ thẩm định tiến hành xem xét, đánh
giá dự án đầu tư mà khách hàng đề nghị vay vốn. Hoạt động đầu tư tín dụng là hoạt
động phức tạp, chứa đựng nhiều rủi ro, hiệu quả của hoạt động đầu tư tín dụng gắn
liền với hiệu quả của các dự án cho vay. Vì thế, khi chủ đầu tư trình bày một dự án
khả thi: có khả năng được thực hiện và cho hiệu quả chắc chắn đồng nghĩa với việc
ngân hàng đảm bảo được an toàn cho đồng vốn mà mình bỏ ra. Trong quá trình
thẩm định bằng việc xem xét dự án một cách chi tiết và tỉ mỉ từng khía
cạnh là cơ sở tương đối vững chắc để xác định tính khả thi của dự án cũng
như khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn. Từ đó, ngân hàng sẽ ra quyết
định tài trợ cho những dự án có khả năng đảm bảo an toàn cho đồng vốn mà
ngân hàng bỏ ra tức là dự án cũng như khách hàng có khả năng hoàn trả cả
vốn và lãi cho ngân hàng đồng thời ngân hàng cũng từ chối những dự án
kém hiệu quả không có khả năng hoàn trả gốc và lãi.
- Thẩm định giúp ngân hàng hạn chế rủi ro: Trong kinh doanh, rủi ro là điều
không thể tránh khỏi đặc biệt là với ngành ngân hàng là một ngành đang trong đà
phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Do đó, hạn chế rủi ro là
điều vô cùng quan trọng và được quan tâm hàng đầu của ngành ngân hàng. Các yếu
tố rủi ro có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của ngân hàng vì vậy nó ảnh hưởng đến
quyết định tài trợ vốn của ngân hàng. Do đó, để có thể hạn chế tối đa rủi ro có thể
xảy ra ngân hàng tiến hành thẩm định trên phương diện: hiệu quả dự án đầu tư và cả

năng lực tài chính, uy tín của chủ đầu. Mặt khác, thẩm định giúp ngân hàng có thể
phát hiện và bổ xung các giải pháp cho chủ đầu tư nhằm nâng cao tính khả thi của
dự án từ đó cũng không làm mất đi những khách hàng tiềm năng.
- Thẩm định giúp ngân hàng đánh giá đúng tính hợp lý của các tài sản thế
chấp. Đối với các ngân hàng dù là ngân hàng nhà nước hay ngân hàng thương mại
thì đều yêu cầu các doanh nghiệp thế chấp tài sản bảo đảm khi vay vốn. Tuy nhiên
trong thực tế có nhiều doanh nghiệp đưa ra tài sản thế chấp có giá trị thực thấp hơn
rất nhiều so với giá trị ghi trong hồ sơ vay vố. Do đó, trong quá trình thẩm định
ngân hàng tiến hành kiểm tra, xem xét lại tài sản thế chấp nhằm xác định tính hợp
lý, hợp lệ của các tài sản, tránh các tranh chấp có thể xảy ra khi xử lý các tài sản thế
chấp đó.
1.2.2.2. Căn cứ tiến hành thẩm định các dự án vay vốn thuộc ngành dệt may
Khi tiến hành thẩm định các cán bộ thẩm định tại NHNNo&PTNT VN chi
nhánh Hà Thành dựa trên bốn căn cứ chính là :
SV: Nguyễn Thị Thức Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
12
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Thu Hà
•Hồ sơ thẩm định của chủ đầu tư
•Căn cứ pháp lý
•Các tiêu chuẩn, quy phạm và các định mức trong từng lĩnh vực kinh tế cụ thể
•Thông lệ quốc tế.
a.Hồ sơ trình thẩm định cho cơ quan ngân hàng bao gồm:
- Hồ sơ pháp lý
+ Quyết định thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận
đầu tư, giấy chứng nhận hành nghề (nếu có).
+ Điều lệ doanh nghiệp.
+ Quyết định bổ nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc
+ Quy chế tài chính
+ Quyết định giao vốn, biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập
+ Hợp đồng liên doanh (nếu có)

+ Các hồ sơ khác
-Hồ sơ tài chính
+ Kế hoạch sản xuất kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt
+ Báo cáo kết quả kinh doanh 2 năm liên tiếp
+ Báo cáo kiểm toán
+ Bản kê số dư tiền vay, bảo lãnh, mở L/C tại các tổ chức tín dụng và các tổ
chức tài chính
-Hồ sơ dự án
Các giấy tờ bắt buộc phải cung cấp trước và trong quá trình thẩm định:
+ Giấy đề nghị vay vốn dự án, phương án sản xuất kinh doanh.
+ Các loại hợp đồng về mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
+ Quyết định phê duyệt dự án đầu tư của các cấp có thẩm quyền
+ Hồ sơ đảm bảo tiền vay theo quy định.
Ngoài ra, một số giấy tờ có thể bổ xung sau khi dự án được phê duyệt cho vay:
+ Giấy phép xây dựng
+ Thiết kế kỹ thuật, tổng mức dự toán được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Hợp đồng thi công lắp đặt thiết bị.
+ Giấy phép nhập khẩu thiết bị.
b.Căn cứ pháp lý
Bao gồm:
- Các chiến lược quy hoạch, kế hoạch, chủ trương, chính sách phát triển kinh
tế xã hội của nhà nước của ngành, địa phương.
- Hệ thống pháp luật và hệ thống văn bản pháp luật chung gồm: luật doanh
SV: Nguyễn Thị Thức Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
13
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Thu Hà
nghiệp, luật xây dựng, luật lao động, luật môi trường, luật đất đai, luật sở hữu trí
tuệ, luật thuế( thuế TNDN và VAT) luật khoáng sản, luật tài nguyên…
- Các văn bản pháp luật và quy định có liên quan trực tiếp tới hoạt động đầu tư
như luật đầu tư do quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/07/2006 và các văn

bản hướng dẫn thi hành liên quan.
- Các thông tư, thông tư liên tịch, quyết định của ngân hàng nhà nước ban
hành để quản lý hoạt động của các ngân hàng trực thuộc ví dụ: thông tư số
15/2010/TT-NHNN, quyết định 1666/QĐ-NHNN, quyết định số 1627/QĐ-NHNN
ngày 31/12/2001 do ngân hàng nhà nước ban hành
- Các văn bản khác có liên quan
c.Các tiêu chuẩn, quy phạm và các định mức trong ngành dệt may
- Các văn bản pháp quy của nhà nước : các văn bản là: luật doanh nghiệp, luật
đầu tư, các văn bản liên quan, các báo cáo phê chuẩn tác động về môi trường, phòng
cháy chữa cháy…
- Các quy hoạch phát triển của ngành Dệt May đối với các dự án đầu tư vào lĩnh
vực này thì các văn bản được dùng để tham khảo là:
+ Quyết định số 161/1998/QĐ-TT ngày 04/09/1998 của thủ tướng chính phủ về
việc phê duyệt tổng thể phát triển nghành công nghiệp Dệt May đến năm 2010
+ Quyết định số 55/2001/QĐ—TT ngày 23/04/2001 của thủ tướng chính phủ về
việc phê duyệt chiến lược phát triển và một số cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện phát
triển nghành Dệt May Việt Nam đến năm 2020.
- Các tiêu chuẩn như: tiêu chuẩn vải, sợi, các tiêu chuẩn về máy móc ngành sợi,
ngành dệt, các tiêu chuẩn về mức độ bụi trong các phân xưởng dệt may…
d.Các quy ước và thông lệ quốc tế
- Các điều ước quốc tế chung đã ký kết giữa các tổ chức quốc tế hay nhà nước với
nhà nước( về hàng hải, hàng không, đường sông).
- Quy định của các tổ chức tài trợ vốn (WB, IMF,…).
- Các quỹ tín dụng xuất khẩu của các nước.
- Các quy định về thương mại, tín dụng, bảo lãnh, bảo hiểm.
- Các văn bản liên quan đến các hiệp định thương mại đã kí kết giữa Việt Nam và
các nước như: Hiệp định thương mại Việt –Mỹ, các hiệp định về Dệt May đã kí kết khi
gia nhập WTO, các thông lệ tiêu chuẩn về Dệt May của quốc tế.
Để có được các căn cứ thẩm định các dự án Dệt May như trên thì các cán bộ
SV: Nguyễn Thị Thức Lớp: Kinh tế đầu tư 49A

14
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Thu Hà
thẩm định tại AGRIBANK Hà Thành khi tiến hành thẩm định đã phải điều tra, thu thập
và phân tích các nguồn thông tin bằng nhiều hình thức như:
- Gặp gỡ trực tiếp khách hàng vay vốn: Mục đích của việc gặp gỡ trực tiếp này
nhằm giúp các CBTĐ quan sát thái độ, phương pháp và nội dung trả lời của khách
hàng nhằm phát hiện ra những mâu thuẫn cũng như các vấn đề không nhất quán giữa
hồ sơ vay vốn và nội dung trả lời trực tiếp của khách hàng. Từ đó có thể rút ra những
nhận xét ban đầu về năng lực, uy tín của khách hàng vay vốn.
- Thông tin do khách hàng vay vốn cung cấp như: Hồ sơ pháp lý, hồ sơ dự án,hồ
sơ bảo đảm tiền vay, các văn bản, giấy tờ khác có liên quan. Tuy nhiên các hồ sơ này
thường không chính xác so với thực tế vì vậy các CBTĐ phải phân tích kỹ lưỡng.
- Thông tin từ các tổ chức tín dụng có mối quan hệ với khách hàng vay vốn.
- Điều tra thực tế tại nơi hoạt động kinh doanh của khách hàng và địa điểm
thực hiện dự án.
- Thông tin từ thị trường. các đối thủ cạnh tranh, các doanh nghiệp trong và
ngoài ngành.
Dựa trên các căn cứ thẩm định mà CBTĐ tại chi nhánh sẽ tiến hành thẩm
định các nội dung của dự án Dệt May xin vay vốn.
1.2.3. Quy trình thẩm định các dự án đầu tư vào ngành Dệt May
Trình tự thực hiện thẩm định DA đầu tư vào ngành Dệt May tại chi nhánh
được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Phòng kế hoạch- kinh doanh (phòng tín dụng) tiếp nhận, kiểm tra hồ
sơ DA xin vay vốn. Nếu hồ sơ chưa đủ cơ sở để thẩm định thì chuyển lại để khách
hàng điều chỉnh, bổ sung. Nếu đã đủ cơ sở thẩm định thì ký giao nhận hồ sơ và sổ
theo dõi và giao hồ sơ cho cán bộ trực tiếp thẩm định.
Bước 2: Trên cơ sở đối chiếu các quy định, thông tin có liên quan và các nội
dung yêu cầu được quy định tại hướng dẫn, cán bộ thẩm định tổ chức xem xét thẩm
định DA đầu tư và khách hàng vay vốn.
Bước 3: Cán bộ thẩm định lập báo cáo trình trưởng phòng thẩm định xem xét.

Bước 4: Trưởng phòng thẩm định kiểm tra, kiểm soát về nghiệp vụ, thông qua
hoặc yêu cầu cán bộ thẩm định chỉnh sửa làm rõ nội dung.
Bước 5: Cán bộ thẩm định hoàn chỉnh nội dung báo cáo thẩm định, trình
trưởng phòng thẩm định ký thông qua, lưu hồ sơ tài liệu cần thiết và gửi trả hồ sơ
kèm theo báo cáo thẩm định cho phòng kế hoạch – kinh doanh (phòng tín dụng).
Sơ đồ 2 : Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh
SV: Nguyễn Thị Thức Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
15
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Thu Hà
1.2.4. Phương pháp thẩm định
Hiện nay, tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônViệt Nam chi
nhánh Hà Thành khi tiến hành thẩm định các dự án thuộc ngành Dệt May các cán
bộ thẩm định sử dụng kết một số phương pháp sau:
 Phương pháp đánh giá theo trình tự
 Phương pháp đánh giá so sánh các chỉ tiêu
 Phương pháp dự báo
 Phương pháp triệt tiêu rủi ro
SV: Nguyễn Thị Thức Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
16
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Thu Hà
Sau đây là nội dung cụ thể của từng phương pháp
1.2.4.1. Phương pháp thẩm định theo trình tự
Phương pháp thẩm định theo trình tự sẽ được cán bộ thẩm định tại ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hà Thành áp dụng khi
thẩm định các dự án vay vốn ngành dệt may theo 2 bước sau: thẩm định tổng
quát và thẩm định chi tiết.
+ Thẩm định tổng quát: Khi tiến hành tiếp nhận hồ sơ xin vay vốn các dự án
ngành Dệt May thì cán bộ thẩm định tại chi nhánh tiến hành kiểm tra một cách khái
quát các nội dung cần thẩm định của dự án, qua đó đánh giá một cách khái quát và
chung nhất tính đầy đủ, phù hợp và hợp lý của một dự án như: hồ sơ dự án, tư cách

pháp lý của chủ đầu tư. Từ đó các cán bộ thẩm định có thể hình dung khái quát về
dự án, các vấn đề chủ yếu của dự án, mục tiêu các giải pháp chủ yếu, các lợi ích cơ
bản, hình dung ra quy mô, tầm cỡ của dự án. Có thể chỉ ra dự án ngành dệt may đó
có phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển chung của toàn ngành công nghiệp
nói chung cũng như ngành Dệt May nói riêng. Dự án có thể bị bác bỏ ngay nếu như
không đáp ứng được các yêu cầu pháp lý. Kết quả của quá trình thẩm định tổng quát
giúp cán bộ thẩm định làm cơ sở cho các bước thẩm định tiếp theo.
+ Thẩm định chi tiết: được các cán bộ thẩm định tiến hành sau bước thẩm
định tổng quát vì các dự án Dệt May của nước ta phụ thuộc vào các nguồn nguyên
liệu như bông sợi, mà những nguyên liệu này nước ta không chủ động được hoàn
toàn, các máy móc thiết bị cho ngành Dệt May cũng khá là phức tạp vì mang tính tỉ
mỉ tới từng chi tiết nên các cán bộ thẩm định tại chi nhánh Hà Thành tiến hành thẩm
định tỉ mỉ, chi tiết với từng nội dung của dự án từ việc thẩm định các điều kiện pháp
lý đến việc thẩm định khía cạnh thị trường, kĩ thuật, tổ chức quản lý, tài chính và
kinh tế xã hội của mỗi dự án. Mỗi nội dung xem xét đưa ra những ý kiến đánh giá
đồng ý hay không đồng ý hay cần sửa đổi bổ xung hay không thể chấp nhận được.
Đây là cơ sở để ngân hàng đưa ra quyết định có đồng ý cho vay không, nếu có
thì cần bổ xung thêm những tài liệu những vấn đề gì.
Phương pháp này có thể giúp chi nhánh cũng như tất cả các ngân hàng trong
hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam tiết kiệm được
thời gian, công sức, chi phí thẩm định các nội dung khác của dự án khi một số nội
dung ban đầu đã không đạt yêu cầu.
Khi tiến hành thẩm định các dự án Dệt May ngân hàng tập trung nhiều vào
phân tích tài chính của dự án, đôi khi các nội dung như thị trường, quản lý nhân sự,
SV: Nguyễn Thị Thức Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
17
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Thu Hà
kinh tế xã hội còn bị các cán bộ thẩm định tiến hành sơ sài, qua loa.
Tại NHNNo& PTNT Hà Thành phương pháp thẩm định theo trình tự được
các cán bộ thẩm định áp dụng để thẩm định tất cả các nội dung của dự án Dệt

May như là: thẩm định khác hàng vay vốn, thẩm định các căn cứ pháp lý, thẩm
định khía cạnh thị trường, thẩm định khía cạnh kỹ thuật, thẩm định khía cạnh
tài chính, thẩm định khía cạnh tổ chức và quản lý nhân sự, thẩm định khía cạnh
kinh tế xã hội.
1.2.4.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu
Đây là một phương pháp đơn giản và được các cán bộ thẩm định tại chi nhánh
dùng rất phổ biến trong khi thẩm định các dự án Dệt May cũng như các dự án xin
vay vốn khác. Phương pháp này được sử dụng khi các cán bộ thẩm định tiến hành
thẩm định nội dung thị trường, tài chính và đặc biệt là khía cạnh kỹ thuật của dự án
Dệt may. Khi tiến hành thẩm định các dự án các cán bộ thẩm định đã so sánh, đối
chiếu từng nội dung của dự án với các chuẩn mực luật pháp quy định, các tiêu
chuẩn, các định mức luật pháp quy định, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế xã hội
thích hợp, thông lệ trong nước và quốc tế cũng như các kinh nghiệm thực tế, phân
tích, so sánh để lựa chọn phương án tối ưu. Tại ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Thành phương pháp so sánh đối chiếu
được sử dụng để tiến hành thẩm định các nội dung sau của các dự án Dệt May:
- Thẩm định khía cạnh pháp lý của dự án: các cán bộ thẩm định so sánh đối
chiếu với các văn bản pháp luật của nhà nước ban hành trong ngành Dệt May, các
quy hoạch tổng thể của Nhà Nước, địa phương.
- Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án: Các cán bộ thẩm định so sánh,
đối chiếu với tình hình thực tế các sản phẩm của dự án trên thị trường
- Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án: các cán bộ thẩm định sử dụng các
chỉ tiêu để so sánh đối chiếu là:
+ Các tiêu chuẩn trong thiết kế, xây dựng, tiêu chuẩn về công trình do nhà
nước quy định hoặc điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được.
+ Các định mức về kỹ thuật ( sản xuất,vật liệu, nhân công…) theo định mức-
kinh tế kỹ thuật hiện hành.
+ Thông lệ trong nước và thông lệ quốc tế để phân tích và lựa chọn phương án
tối ưu.(địa điểm xây dựng, giải pháp kỹ thuật, tổ chức xây dựng…).
- Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án: các cán bộ thẩm định sẽ so sánh,

đối chiếu với các tiêu chuẩn hiệu quả sau đây:
SV: Nguyễn Thị Thức Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
18
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Thu Hà
+ Các chỉ tiêu tổng hợp về nguồn vốn, cơ cấu vốn, xuất đầu tư…
+ Các chỉ tiêu hiệu quả của dự án:NPV, IRR, B/C, T,…
1.2.4.3. Phương pháp dự báo
Các dự án Dệt May sử dụng các máy móc ngoại nhập và có nhiều biến động
do ngành có đặc thù là sử dụng nhiều lao động nữ và là các lao động phổ thông, các
sản phẩm của ngành phụ thuộc nhiều vào thu nhập thị hiếu của người tiêu dùng và
còn là sản phẩm xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn vì vậy có nhiều yếu tố biến động làm
ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của các dự án. Nên các cán bộ thẩm định tại
AGRIBANK Hà Thành đã chú ý điến việc sử dụng phương pháp dự báo khi
thẩm định nội dung thị trường của các dự án Dệt May. Với phương pháp này
cán bộ thẩm định sử dụng các số liệu điều tra thống kê, phương pháp dự báo thích
hợp để kiểm tra cung cầu về các sản phẩm của dự án dệt may hay các nguyên vật
liệu đầu vào, các thiết bị máy móc phục vụ cho quá trình sản xuất…ảnh hưởng trực
tiếp đến tính khả thi của dự án. Từ đó đưa ra xu hướng phát triển của sự vật hiện
tượng trong tương lai. Tại chi nhánh các CBTĐ đã sử dụng phương pháp ngoại suy
thống kê để tiến hành dự báo cung cầu sản phẩm dự án
Theo quy định của AGRIBANK Hà Thành, cán bộ thẩm định chỉ sử dụng số
liệu điều tra thống kê của 3 năm gần nhất tính đến thời điểm thực hiện thẩm định dự
án. Chính vì vậy chỉ nghiên cứu các số liệu thống kê trong khoảng thời gian ngắn
nên đôi khi các dự báo về thị trường đầu ra các sản phẩm Dệt May, các nguyên liệu
đầu vào, khả năng thay thế các máy móc thiết bị trong tương lai không chính xác,
gây ra những tính toán sai lệch khi tính toán các chỉ tiêu hiệu quả. Các cán bộ thẩm
định mới chỉ sử dụng phương pháp dự báo khi tiến hành thẩm định khía cạnh thị
trường của dự án mà chưa áp dụng khi thẩm định các nội dung khác của dự án như
khía cạnh kỹ thuật, khía cạnh tài chính của dự án.
1.2.4.4. Phương pháp triệt tiêu rủi ro

Các dự án đầu tư bất kỳ nào thì cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro trong khi thực
hiện do ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan và khách quan vì thế cán bộ thẩm định
tại AGRIBANK Hà Thành đã áp dụng phương pháp triết tiêu rủi ro khi thẩm định
các dự án đầu tư vào ngành Dệt May. Để đảm bảo tính chắc chắn về hiệu quả cũng
như khả năng trả nợ của dự án, các cán bộ thẩm định đã phân tích và dự đoán những
rủi ro có thể xảy ra với các dự án Dệt May khi thực hiện. Các rủi ro thường gắn với
các giai đoạn của quá trình đầu tư:
+ Trong giai đoạn thực hiện dự án: Chậm tiến độ thi công, vượt tổng mức đầu
SV: Nguyễn Thị Thức Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
19
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Thu Hà
tư, rủi ro về tài chính, cung cấp kỹ thuật và các rủi ro bất khả kháng.
+ Trong giai đoạn sau khi dự án đi vào hoạt động: Cung cấp các yếu tố đầu
vào, quá trình tiêu thụ sản phẩm, rủi ro về tài chính, quản lý bộ máy điều hành và
các rủi ro bất khả kháng khác.
+ Các rủi ro thực tế khác: Chính sách của doanh nghiệp, tình hình nội tại của
doanh nghiệp cũng là những rủi ro thường gặp và cần được các CBTĐ xem xét.
Trên cơ sở xem xét mức độ rủi ro có thể xảy ra các cán bộ thẩm định đề xuất
các biện pháp để quản lý rủi ro, đánh giá các rủi ro có hệ thống, các rủi ro phi hệ
thống, tác động của các rủi ro tới các chỉ tiêu hiệu quả của dự án. Chi nhánh cũng
dựa trên phương pháp này để ra quyết định cho vay, định mức lãi suất cũng như giải
ngân đối với các dự án. Hiện nay chi nhánh đã yêu cầu các chủ đầu tư bắt buộc phải
có các biện pháp hạn chế rủi ro như : Bảo lãnh xây dựng, Bảo hiểm xây dựng…
Phương pháp triệt tiêu rủi ro được các cán bộ thẩm định tại chi nhánh sử
dụng thẩm định khía cạnh thị trường và tài chính của các dự án Dệt May.
1.2.5. Nội dung thẩm định dự án Dệt May tại AGRIBANK Hà Thành
Đối với các dự án đầu tư vào ngành Dệt May xin vay vốn tại ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Thành, các cán bộ thẩm
định tiến hành trình tự theo các nội dung sau:
1.2.5.1.Thẩm định hồ sơ vay vốn

Hồ sơ vay vốn của các dự án ngành Dệt May cũng như các hồ sơ xin vay vốn
khác tại AGRIBANK đều phải đáp ứng được các yêu cầu của ngân hàng nông nghiệp
nói chung và chi nhánh Hà Thành nói riêng. Qua thẩm định hồ sơ vay vốn các CBTĐ
phải đánh giá được sự phù hợp với các căn cứ pháp lý, sự cần thiết và mục tiêu đầu tư
của dự án Dệt May, đánh giá được thị trường cạnh tranh, hình thức đầu tư xây dựng,
điều kiện cung cấp nguyên vật liệu, các yếu tố đầu vào đầu ra, quy mô, diện tích, các
phương án kỹ thuật, công nghệ khi tiến hành thục hiện dự án. Các nội dung của hồ sơ
vay vốn được các cán bộ thẩm định so sánh đối chiếu với các tài liệu như:
- Các quyết định của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt các dự án đầu tư
- Quyết định của Bộ Trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt quy hoạch chi
tiết khu vực và ngành nghề đầu tư.
- Quyết định của UBND tỉnh, thành phố về việc quyết định xây dựng hay thu hồi,
tạm giao đất, giải phóng mặt bằng nhằm xây dựng các khu công nghiệp, các nhà máy
dệt may.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi đã được hội đồng công ty phê duyệt.
- Các quyết định của Hội đồng thành viên công ty và tổng giám đốc về việc đầu
SV: Nguyễn Thị Thức Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
20
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thị Thu Hà
tư dự án.
- Biên bản họp hội đồng công ty về việc phê duyệt phương án vay vốn đầu tư
- Các văn bản liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng đây là điều quan trọng
đầu tiên để có thể tiến hành xây dựng các nhà máy xí nghiệp nói chung và các nhà
máy, khu công nghiệp Dệt May nói riêng.
- Phê duyệt thiết kế, các tiêu chuẩn định mức kỹ thuật của các cơ quan có thẩm
quyền như cục công nghiệp, bộ công thương.
- Các văn bản liên quan đến quá trình đấu thầu thực hiện dự án.
- Hợp đồng thi công lắp đặt thiết bị.
- Phê duyệt các báo cáo đánh giá tác động của môi trường
- Các văn bản liên quan khác đến ngành Dệt May.

1.2.5.2. Thẩm định khách hàng vay vốn
Khách hàng vay vốn là đối tượng trực tiếp thực hiện các hoạt động đầu tư và là
người chịu trách nhiệm trực tiếp với các ngân hàng vì vậy khi tiến hành thẩm định các
khách hàng vay vốn các cán bộ thẩm định tiến hành một cách tỉ mỉ và thận trọng. Khi
thẩm định nội dung này CBTĐ sử dụng phương pháp thẩm định theo trình tự,
phương pháp so sánh, đối chiếu với các văn bản, quyết định để kiểm tra tính chính
xác, xác thực. Các nội dung thẩm định cụ thể là :
a.Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng
Cán bộ thẩm định sẽ xem xét về năng lực pháp lý và lịch sử hình thành và
phát triển của khách hàng vay vốn. Chủ đầu tư của các dự án Dệt May phải có năng
lực pháp lý theo quy định của pháp luật, phải có đầy đủ hồ sơ chứng minh năng lực pháp
lý theo yêu cầu, quy định của pháp luật hiện hành. CBTĐ tiến hành xem xét và so sánh
đối chiếu các giấy tờ văn bản liên quan đến khách hàng với các tài liệu:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Thông tin về vốn điều lệ, giấy tờ tài liệu chứng minh về vốn pháp định, vốn
chủ sở hữu được cơ quan có thẩm quyền xác định.
- Điều lệ doanh nghiệp
- Biên bản bầu hội đồng quản trị
- Quyết định bổ nhiệm bầu HĐQT, tổng giám đốc, Kế toán trưởng…
- Báo cáo tài chính 3 năm gần nhất đã được kiểm toán
- Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
- Cán bộ thẩm định cần thiết tiến hành kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của:
+ Quyết định thành lập đối với các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp
được thành lập theo luật công ty
SV: Nguyễn Thị Thức Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
21

×