Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Thẩm định dự án đầu tư tại NHNoPTNT, Chi nhánh huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (561.71 KB, 101 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Phan Thu Hiền
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam vừa trải qua giai đoạn hết sức khó khăn do ảnh hưởng
của cuộc suy thoái kinh tế thế giới. Trong thời kỳ phục hồi sau khủng hoảng, hoạt
động của ngành ngân hàng rất quan trọng vì khi nền kinh tế đi vào ổn định thì việc
đầu tư phát triển là hết sức cần thiết. Do khả năng về vốn của doanh nghiệp còn
nhiều hạn chế, việc huy động vốn của các doanh nghiệp qua phát hành cổ phiếu, trái
phiếu cũng rất khó khăn do thị trường chứng khoán nước ta còn đang ở giai đoạn sơ
khai nên các ngân hàng thương mại vẫn là những trung gian tài chính quan trọng, là
nguồn cung chủ yếu đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn cho các DAĐT. Thông
qua nghiêp vụ tín dụng, các ngân hàng thương mại cung ứng vốn cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, hoạt động cho vay này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nên ngân hàng cần có các
biện pháp phòng ngừa. Một trong những biện pháp cơ bản mà hữu hiệu nhất đang
được các ngân hàng sử dụng hiện nay là thẩm định dự án đầu tư trước khi cho vay.
Công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Việt Nam, chi nhánh
huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội đã đạt được khá nhiều thành tựu, đóng vai trò
quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro đối với các khoản đầu tư của Ngân hàng.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, công tác thẩm định tại Chi nhánh còn tồn
tại những hạn chế nhất định. Việc nhìn nhận lại những hạn chế và đưa ra những giải
pháp khắc phục đang là vấn đề đặt ra với Ngân hàng và các cơ quan chức trách có
liên quan.
Qua thời gian thực tập tại NHNo&PTNT Hoài Đức, em quyết định chọn đề
tài “Thẩm định dự án đầu tư tại NHNo&PTNT, Chi nhánh huyện Hoài Đức,
thành phố Hà Nội” để làm chuyên đề tốt nghiệp của mình, với mục đích đưa ra
một số giải pháp góp ý nhằm hoàn thiện hiệu quả công tác thẩm định dự án đầu tư
tại Chi nhánh.
Bản chuyên đề tốt nghiệp này có kết cấu như sau:
Chương I: Thực trạng thẩm định dự án đầu tư tại NHNo&PTNT chi
nhánh huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
Chương II: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm
định dự án đầu tư tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Hoài Đức, thành phố Hà


Nội.
1
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Phan Thu Hiền
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN HOÀI ĐỨC,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
1.1. Khái quát chung về NHNo&PTNT huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội là một đơn vị
thành viên của NHNo&PTNT Việt nam, là chi nhánh ngân hàng thương mại chủ đạo
trên địa bàn tỉnh Hà Tây cũ và là ngân hàng thương mại khá lớn trên địa bàn thành phố Hà
Nội hiện nay xét trên cả về quy mô và phạm vi hoạt động. Từ khi thành lập, chi nhánh
đã sớm ổn định về tổ chức, mạng lưới hoạt động kinh doanh, đến nay đã triển khai
nhiều điểm giao dịch tại các tụ điểm dân cư, thương mại trên toàn địa bàn thành
phố. Hoạt động của chi nhánh ngày càng mở rộng và đạt kết quả cao.
Chi nhánh đã thực hiện chương trình giao dịch bán lẻ, lắp đặt hệ thống các
trang thiết bị hiện đại: máy tính, máy ATM…và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa
dạng thoả mãn được yêu cầu của các thành phần kinh tế và sự đa dạng của khách
hàng. NHNo&PTNT Hoài Đức là đơn vị kinh doanh có hiệu quả, hệ số tiền lương
vượt so với mức khoán của NHNo&PTNT Việt Nam đề ra.
1.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

1.1.2.1) Cơ cấu tổ chức:
Mô hình tổ chức hiện tại của Chi nhánh NHNo&PTNT Hoài Đức là mô hình tổ
chức hiện đại, chuyên môn hóa. Đứng đầu là Ban giám đốc, trực tiếp nhận nhiệm vụ
từ Ban giám đốc là các phòng chức năng, gồm 3 phòng : phòng hành chính nhân sự,
phòng kế toán ,phòng tín dụng. Các phòng này có các tiểu ban nhỏ phụ trách các
mảng khác nhau của Ngân hàng. Việc phân chia các phòng này dựa trên chức năng,
nhiệm vụ mà phòng đảm nhiệm. Công việc được chuyên môn hóa nên được vận
hành trôi chảy và hiệu quả hơn, theo tác phong công nghiệp.

Từ đó, có thể khái quát mô hình tổ chức Ngân hàng theo sơ đồ sau :
2
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Phan Thu Hiền
Hình 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Hoài Đức
Nếu xếp theo các văn phòng giao dịch ta có sơ đồ sau.
Hình 2: Sơ đồ mạng lưới văn phòng giao dịch
.

1.1.2.2) Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban:
* Chức năng, nhiệm vụ khái quát của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Hoài Đức:
Chi nhánh NHNo&PTNT Hoài Đức có nhiệm vụ phát triển hoạt động kinh tế trên
địa bàn huyện Hoài Đức. Thông qua các dịch vụ của Ngân hàng, hỗ trợ các hoạt
3
BAN GIÁM ĐỐC
Bao gồm: giám đốc, phó
giám đốc 1, phó giám đốc 2
PHÒNG KẾ
TOÁN
PHÒNG TÍN
DỤNG
PHÒNG HÀNH
CHÍNH NHÂN
SỰ
CHI NHÁNH HOÀI ĐỨC
Văn phòng
giao dịch
Sơn Đồng
Văn phòng

giao dịch
Cát Quế
Văn phòng
giao dịch
Ngãi Cầu
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Phan Thu Hiền
động tiết kiệm, thúc đẩy đầu tư, tăng hiệu quả sử dụng vốn, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế.
Chi nhánh NHNo&PTNT Hoài Đức có nhiệm vụ góp phần mở rộng mạng lưới hoạt
động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, để phục vụ
khách hàng tốt hơn, tăng uy tín của NHNo&PTNT Việt Nam từ đó tăng lợi nhuận
cũng như qui mô của nguồn vốn.
Các chức năng chuyên môn của ngân hàng gồm có:
- Dịch vụ chuyển tiền trong nước.
- Dịch vụ rút tiền tự động 24/24 (ATM).
- Dịch vụ vấn tin qua điện thoại.
- Dịch vụ SMS Banking.
- Dịch vụ trả và nhận lương tự động.
- Giao dịch ngoại tệ giao ngay, hoán đổi ngoại tệ, giao dịch ngoại tệ kỳ han.
- Thu thuế, tiến tới trong tương lai gần có thể thu cả tiền điện nước, internet.
- Ngoài ra thi chi nhánh còn làm đại lý bảo hiểm và các loại hình dịch vụ khác.
* Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban:
Ban giám đốc điều hành:
- Giám đốc: Nguyễn Danh Toàn
Nhiệm vụ: là người chịu trách nhiệm cao nhất đối với mọi hoạt động của ngân
hàng, điều hành hoạt động chung của chi nhánh, ra quyết định cuối cùng đối với kế
hoạch của chi nhánh, trực tiếp chỉ đạo công việc cho các phó giám đốc, các trưởng
phòng chức năng, quản lý phòng hành chính nhân sự, điều động cán bộ trong ngân
hàng.
- Phó giám đốc 1:

Nhiệm vụ: phụ trách mảng kế hoạch kinh doanh, tín dụng, thẩm định, kinh doanh
ngoại hối.
- Phó giám đốc 2:
Nhiệm vụ: phụ trách mảng kế toán, công tác hành chính nhân sự, marketing.
Phòng hành chính nhân sự:
Chức năng của phòng là quản lý cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh Ngân
hàng. Cụ thể phòng làm các nhiệm vụ:
- Tuyển dụng nhân sự, bố trí, điều động, bãi nhiệm, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ
luật.
4
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Phan Thu Hiền
- Thực hiện các chế độ chính sách cho công nhân viên trong ngân hàng.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cán bộ công nhân
viên trong ngân hàng.
- Quản lý xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, quản lý bảo quản tài sản
của chi nhánh.
- Thực hiện công tác văn thư, lưu giữ sổ sách, trực tiếp quản lý con dấu của
chi nhánh.
- Quản lý các nhiệm vụ về công tác hành chính.
Phòng tín dụng:
* Phòng tín dụng: Chức năng của phòng là xác định khách hàng mục tiêu, tìm
kiếm khách hàng, thực hiện theo cơ chế một cửa thì phong tín dụng sẽ đảm nhiệm
việc cho vay vốn, từ khâu tiếp xúc khách hàng, thẩm địng dự án, ra hạn mức tín
dụng, theo dõi quá trình sử dụng vốn, tiến hành thu lời, tiền gốc. Xác định giới hạn
tín dụng với khách hàng, xây dựng chính sách khách hàng. Có thể nói, chức năng
của phòng tín dụng là rất quan trọng vì nó là đầu mối trong quan hệ khách hàng,
quyết định đến đầu ra cho vốn huy động được của ngân hàng, ảnh hưởng trực tiếp
đến doanh thu, lợi nhuận, sự tồn tại của ngân hàng.
Phòng kế toán:
Chức năng của phòng là:

- Thực hiện thu chi các loại ngoại tê, nội tệ, giám định tiền thật, tiền giả;
chuyển tiền mặt, các loại séc; điều chuyển và điều hòa tiền mặt VNĐ, ngoại tệ và
các giấy tờ có giá trong nội bộ ngân hàng; quản lý quỹ nghiệp vụ, tài sản thế chấp,
kho tiền.
- Phát hành thẻ tín dụng, ATM, rút tiênd trên POS đối với các văn phòng giao
dịch chưa có cây rút tiền ATM
- Thu thuế, thu ngân sách nhà nước, thu phạt vi phạm hành chính
- Thu thập, ghi chép kịp thời, đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kinh tế tài
chính phát sinh của ngân hàng theo đối tượng, quản lý toàn bộ tài khoản khách hàng
và các tài khoản nội và ngoại bảng tổng kết tài sản; kiểm tra, giám sát chặt chẽ các
khoản thu chi tài chính, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến chi tiêu nội bộ và các
nghiệp vụ khác.
5
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Phan Thu Hiền
- Thực hiện các nghiệp vụ như bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp
đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh đảm bảo chất lượng, bảo lãnh hoàn thanh toán,bảo
lãnh cho du học sinh v.v
-Chuyển tiền ra nước ngoài, thanh toán xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp,
chiết khấu chứng từ v.v
* Các tiểu ban cung cấp dịch vụ khác: thực hiện các nghiệp vụ như huy động
vốn tại quầy giao dịch, thu đổi ngoại tệ tự do chuyển đổi, chi trả kiều hối, dịch vụ
bảo lãnh trong nước.
1.1.3. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong giai đoạn 2006
- 2009
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế
Việt Nam, lại thêm tình hình lạm phát ở mức phi mã khiến nền kinh tế nước ta gặp
nhiều khó khăn. Hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng bị tác động rất lớn,
NHNo&PTNT Hoài Đức cũng không nằm ngoại lệ. Đứng trước những khó khăn
đó, thực hiện định hướng chung của Ngân hàng Nhà Nước, được sự chỉ đạo của
NHNo&PTNT Việt Nam, ban lãnh đạo và tập thể cán bộ NHNo&PTNT Hoài Đức

đã nỗ lực, cố gắng duy trì hoạt động của ngân hàng. Kết quả đạt được là hoạt động
kinh doanh của Chi nhánh vẫn giữ mức tăng trưởng, tiếp tục tạo uy tín đối với
khách hàng, góp phần cải thiện tình hình kinh tế trên địa bàn huyện Hoài Đức nói
riêng và thành phố Hà Nội nói chung. Kết quả đó thể hiện rõ qua phân tích hoạt
động huy động vốn, hoạt động tín dụng và các hoạt động đầu tư phát triển trong
ngân hàng.
1.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn được coi là một mảng kinh doanh trọng tâm của Ngân hàng, trong
những năm qua hoạt động này đã đạt được các kết quả khả quan so với các đơn vị khác
cùng ngành Ngân hàng trên địa bàn Huyện.
6
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Phan Thu Hiền
Bảng 1: Nguồn vốn huy động của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Hoài Đức giai đoạn 2006 – 2009.
Đơn vi: tỷ đồng
ST
T
Chỉ tiêu
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Hết quí 3
năm 2010
Tổng nguồn vốn (*) 535 520 670 945 790
I Phân theo loại tiền

1 Bằng VNĐ 483.3 469.5 614.6 884.4 735.37
2 Bằng ngoại tệ quy đổi 51.7 50.5 55.4 60.6 54.625
II Phân theo TP kinh tế
1 Huy động từ dân cư 465 443 571 660 570
2 Tiền gửi của các TCKT 70 77 99 235 220
3
Tiền gửi, tiền vay các TCTD
khác 0 0 0 50 0
4
TiÒn göi kho bạc vµ vốn
khác 0 0 0 0 0
III
Phân theo kỳ hạn tiền
gửi
1 Có kỳ hạn 500 490 610 903 722
2 Không kỳ hạn 35 30 60 42 68
Ghi chú : (*) Không bao gồm vốn chủ sở hữu.
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2006 – hết quí III năm 2010 của Chi nhánh
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoài Đức)
Qua bảng trên chúng ta có thể rút ra một số nhận xét. Thứ nhất đó là lượng
vốn huy động chủ yếu là băng nội tệ, đồng ngoại tệ chiếm một tỷ trọng không cao
không quá 10% thậm chí các năm 2009 và 2010 tỷ lệ này còn thấp hơn. Điều nãy
cũng là hợp lý bởi vì trên địa bàn huyện chủ yế là các doanh nghiệp nhỏ hoạt động
chủ yếu ở thị trường trong nước, chỉ có một số ít các doanh nghiệp xuất khẩu, và
7
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Phan Thu Hiền
chủ yếu là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ.
Thứ hai đó là lượng vốn huy động chủ yếu từ khu vực dân cư, còn từ khu vực các tổ
chức kinh tế chiếm một tỷ lệ không cao, và chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn.
Ngoài ra xét theo bối cảnh chung của năm 2009 chúng ta có thể thấy đây, cũng

là một năm đầy biến động của thị trường tài chính, ngân hàng. Cùng với Chính phủ,
ngành ngân hàng đã thực hiện các gói kích thích kinh tế như cho vay hỗ trợ lãi suất,
giảm lãi suất cho vay để giảm gánh nặng chi phí tài chính cho các doanh nghiệp.
Chính sách tiền tệ ổn định, lãi suất cơ bản duy trì 7%/năm trong 8 tháng, đến đầu
tháng 12 được điều chỉnh lên 8%/năm. Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao và nhanh
hơn tốc độ tăng nguồn vốn, đẩy các ngân hàng vào cuộc đua tăng lãi suất huy động,
lãi suất huy động gần bằng lãi suất cho vay. Thị trường ngoại tệ căng thẳng, mất cân
đối cung cầu, tỷ giá tăng cao, Ngân hàng nhà nước phải nhiều lần điều chỉnh biên
độ tỷ giá. Thị trường vàng cũng biến động khôn lường, giá vàng trồi sụt, các tin đồn
thất thiệt tác động tiêu cực đến tâm lý người dân cũng đã gây ảnh hưởng phần nào
đến hoạt động ngân hàng. Theo số liệu từ báo cáo tổng kết năm 2009 của Chi
nhánh NHNo&PTNT Hoài Đức:
- Tổng nguồn vốn: 945 tỷ tăng 275 tỷ (41%) so với năm 2008, đạt 150% so với
kế hoạch năm 2009.
Trong đó:
+ Nội tệ: 884.4 tỷ tăng 269.8 tỷ (43.8%) so với năm 2008, đạt 248%% kế hoạch
năm 2009.
+ Ngoại tệ: 60.6 tỷ tăng 5.2 tỷ (8.38%) so với năm 2008, đạt 60.66% so với kế
hoạch năm 2009.
- Cơ cấu nguồn vốn
+ Tiền gửi dân cư năm 2009 là: 660 tỷ, chiếm 69.84% tổng nguồn vốn, tăng 89 tỷ
(15.58%) so với năm 2008, đạt 147% kế hoạch năm 2009.
8
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Phan Thu Hiền
1.1.3.2. Hoạt động tín dụng.
Hoạt động tín dụng chính là hoạt động đem về lợi nhuận chủ yếu cho Ngân
hàng sau khi đã huy động được vốn, dưới đây là số liệu về tổng dư nợ qua các năm:
Bảng 2: Dư nợ của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Hoài Đức qua các năm (năm 2010 tính đến hết quí III)
Đơn vị tính: tỷ đồng

TT Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số
tiền
Tỷ lệ
(%)
Số
tiền
Tỷ lệ
(%)
Số
tiền
Tỷ lệ
(%)
Số
tiền
Tỷ lệ
(%)
Số
tiền
Tỷ lệ
(%)
Số
tiền
Tỷ lệ
(%)
Dư nợ 135 146 306 298 436 516

I Theo loại tiền tệ
1

Dư nợ bằng
VNĐ
129 95 132 90 297 97 279 93 412 94 495 95
2
Dư nợ bằng
ngoại tệ
6 5 14 10 9 3 19 7 24 6 21 5
II Theo thời hạn vay
1
Ngắn hạn
80 59 84 57 59 46 210 70 257 59 343 66
2
Trung hạn
45 33 46 31 70 54 88 30 179 41 173 34
3
Dài hạn
4 8 2 2 0 0 0 0 0 0
0 0
III Theo thành phần kinh tế
1 DNNN 21 16 22 15 29 9 25 8 35 8 48 9
2 DNNQD 80 60 83 56 215 69 135 48 392 89 400 77
3 Hộ SX, CN 30 24 41 28 62 20 128 44 33 13 68 14
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh giai đoạn 2006 - 2009,
NHNo&PTNT Hoài Đức)
Qua bảng trên chúng ra có thể rút ra một số nhận xét như sau.
Dư nợ qua các năm tuy có biến động nhưng có xu hướng tăng qua các năm
cụ thể dư nợ năm 2005 đạt 135 tỷ đồng, đến năm 2006 đạt 146 tỷ đồng tăng 108%.
Đến năm 2007 dư nợ cho vay tăng nên là do ảnh hưởng khách quan từ nền kinh tế,
9
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Phan Thu Hiền

khi nền kinh tế tăng cao, cộng với tác động cộng hưởng của việc Việt Nam gia nhâp
WTO lượng vốn đầu tư tăng cao. Sang năm 2008 dư nợ giảm xuống là do cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu tác động đến Việt Nam làm cho môi trường đầu tư
nói chung không thuận lợi . Đến năm 2009 sau khi nền kinh tế thế giới thoát khỏi
khủng hoảng, cùng với các gói kích thích kinh tế của chính phủ Việt Nam đã tạo
điều kiện tốt cho các hoạt động sản xuất kinh doanh chính vì vậy mà dư nợ trong
năm 2009 đạt mức rất cao so với các năm trước đó. Cụ thể dư nợ năm 2009 là 436
tỷ đồng cao hơn 138 tỷ đống so với năm 2008 là 298 tỷ đồng , đạt mức tăng
146.3% vợt kế hoạch năm 2009 là 20%. Đến năm 2010 thì dư nợ vẫn tiếp tục tăng
trưởng tính đến hết quí III thì tổng mức dư nợ đạt 516 tỷ đông. Như vậy có thể nhận
thấy dự nợ tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoài Đức
có mức tăng trưởng tốt đặc biệt là các năm 2009 và 2010.
Về loại đơn vi tiền tệ cho vay thì chủ yếu là Việt Nam Đồng, còn dư nợ cho
vay bằng đồng Đô la Mỹ chiếm tỷ trọng không cao chủ yếu là các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu có nhu cầu. Cụ thể tỷ lệ dư nợ bằng đồng ngoại tệ không quá 10%
và cú xu hướng giảm dần qua các năm bởi các doanh nghiệp có như cầu dùng ngoại
tệ chuyển dần sang các ngân hàng khác để vay vốn như ngân hàng xuất nhập khẩu
hay ngân hàng ngoại thương Việt Nam Vietcombank.
Về thời hạn cho vay vốn, qua bảng trên chúng ta có thể nhận thấy chủ yếu là
các khoản cho vay trung và ngắn hạn. Cụ thể trong giai đoạn 2006 là 8% đến năm
2007 là 2%. Còn lại các năm 2008 đến hết quí III năm 2010 thì tỷ lệ này là 0%. Đây
là do việc phân cáp quản lý của ngân hàng AGRIBANK Hà Nội.
Về cơ cấu các thành phần kinh tế tham gia vay vốn. Qua biểu đồ sau chúng
ta có thể nhìn thấy rõ nét hơn
10
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Phan Thu Hiền
Như vậy chúng ta có thể thấy tỷ lệ dư nợ của khu vực DNNN có xu hướng
giảm dần từ 16% năm 2005 , 15% năm 2006 và giảm xuống 8% năm 2008 và 2009.
Điều này cho thấy các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có tốc độ phát triển
nhanh hơn.

Xét theo cơ cấu các khoản cho vay tín dụng cụ thể trong năm 2009 chúng ta có số
liệu như sau:
+ Nợ đủ tiêu chuẩn: 424.356 triệu đồng,
+ Nợ dưới tiêu chuẩn: 11.651 triệu đồng,
+ Nợ nghi ngờ: 15 triệu đồng,
+ Nợ khó đòi: 150 triệu đồng.
Như vậy chúng ta có thể tháy tỷ lệ nợ xấu là 2,7% đây là một kết quả rất khả
quan so với thông lệ quốc tế là 5%.
Tính đến hết quí III năm 2010, tổng dư nợ đạt 516 tỷ đồng, tỷ lệ đầu tư cho các
doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 77% trong tổng dư nợ và doanh nghiệp Nhà nước
chiếm 9% trong tổng dư nợ, dư nợ với khu vực hộ SXKD là 14%.
Doanh số cho vay theo dự án tăng đều qua các năm đã cho thấy sự phát triển ổn
định và vững chắc của hoạt động tín dụng này.
1.1.3.3 Hoạt động đầu tư phát triển trong Ngân hàng
Bên cạnh hoạt động huy động vốn và cho vay vốn, thì các động đầu tư cho
cơ sở vật chất, đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đầu tư phát triển sản phẩm mới,
11
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Phan Thu Hiền
đầu tư nghiên cứu thị trường, đầu tư phát triển thương hiệu đều được Chi nhánh
NHNo&PTNT huyện Hoài Đức chú trọng thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh của đơn vị mình trong những năm qua.
Đối với đầu tư cho cơ sở vật chất, Ngân hàng đã chủ động đề xuất và xây
dựng kế hoạch mua sắm trang thiết bị, sửa chữa thường xuyên, mua sắm văn phòng
phẩm kịp thời đáp ứng nhu cầu giao dịch một cửa cũng như đảm bảo cho hoạt động
kinh doanh. Chi nhánh luôn có định hướng đúng đắn về phát triền, mở rộng mạng
lưới. Trong năm 2002, chi nhánh đã mở thêm một phòng giao dịch và đã đi vào
hoạt động ổn định và có hiệu quả. Bên cạnh việc nghiên cứu đầu tư thêm địa điểm
giao dịch mới, các box ATM, Chi nhánh Ngân hàng Hoài Đức còn thường xuyên
chăm lo hiện đại hóa cơ sở vật chất tại các điểm giao dịch sẵn có, thực hiện đồng bộ
hóa cơ sở vật chất nhằm tạo điều kiện tốt nhất để phát triển hoạt động kinh doanh.

Đầu tư phát triển nguồn nhân lực đã có những thay đổi tích cực, công tác
hành chính nhân sự đã giải quyết đúng đắn và đầy đủ các chế độ của người lao
động, bố trí lao động hợp lí sau khi có sự thay đổi về nhân sự và tình hình hoạt động
kinh doanh của đơn vị.
1.1.3.4. Các hoạt động cung ứng dịch vụ khác
* Công tác thanh toán quốc tế
Công tác thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT Hoài Đức ngày càng nâng
cao được vị thế. Hiện nay chi nhánh đã thực hiện thanh toán với rất nhiều ngân
hàng trên toàn thế giới, hàng năm mở hàng trăm L/C nhập khẩu với giá trị hàng
triệu USD và các loại ngoại tệ khác. Hoạt động thanh toán quốc tế đã nhanh chóng
tạo được sự tín nhiệm của nhiều khách hàng trong nước và nước ngoài, đến nay
NHNo&PTNT Hoài Đức đã mở rộng thanh toán biên mậu với các nước trên thế
giới, nhất là Trung Quốc, và Mỹ, thực hiện các dịch vụ thu đổi ngoại tệ, mua bán
ngoại tệ, chi trả kiều hối
* Công tác ngân quỹ
Với số lượng phòng giao dịch đông đảo, NHNo&PTNT Hoài Đức đã tổ chức
tốt công tác ngân quỹ, đảm bảo cung ứng đầy đủ kịp thời các giao dịch với khách
hàng, mở rộng thu tiền tại chỗ cho một số doanh nghiệp.
* Công tác phát triển dịch vụ ngân hàng
Ngoài những nhiệm vụ chính NHNo&PTNT Hoài Đức đã mở rộng các loại
hình dịch vụ tiện ích khác như chuyển tiền, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện
12
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Phan Thu Hiền
hợp đồng, mở LC nhập khẩu, Phonebanking, thẻ ATM, thẻ tín dụng nội địa, thẻ ghi
nợ, thu tiền tại nhà mang nhiều tiện lợi cho khách hàng cũng như tăng thu dịch vụ
cho Ngân hàng, bình quân thu dịch vụ chiếm 11-14% trên tổng thu.
1.2. Thực trạng thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại NHNo&PTNT Chi nhánh
huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
1.2.1. Mục đích và yêu cầu thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh
1.2.1.1. Mục đích thẩm định

Mục đích của công tác thẩm định tại NHNo&PTNT Hoài Đức là nhằm đánh
giá dự án có khả thi và đạt hiệu quả kinh tế hay không để có quyết định cho vay hợp
lý.
Đối với việc đánh giá tính khả thi của dự án được thể hiện thông qua việc
xem xét tính hợp lý và khả năng thực hiện của dự án. Tính hợp lý được thể hiện ở
từng nội dung và cách thức tính toán của dự án. Đánh giá khả năng thực hiện của dự
án còn phải xem xét đến các kế hoạch tổ chức thực hiện, môi trường pháp lý của dự
án. Dự án ban đầu mới được đánh giá tính khả thi đứng trên góc độ của chủ đầu tư.
Do đó, việc thẩm định tính khả thi của dự án sẽ đánh giá lại tính khả thi của dự án
trên quan điểm của ngân hàng để đảm bảo tính khách quan và chính xác.
Tính hiệu quả của dự án được xem xét trên hai phương diện hiệu quả tài
chính và hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. Đối với các dự án vay vốn tại
NHNo&PTNT Hoài Đức thì thường xem xét đến phương diện hiệu quả tài chính
nhiều hơn.
1.2.1.2. Yêu cầu của công tác thẩm định
Để có thể được vay vốn tại NHNo&PTNT Hoài Đức thì khách hàng cần phải
đảm bảo các yêu cầu sau:
Điều kiện 1: Khách hàng phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi
dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
Điều kiện 2: Mục đích sử dụng vốn vay phải hợp pháp.
Điều kiện 3: Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
Điều kiện 4: Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi và có
hiệu quả.
13
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Phan Thu Hiền
Điều kiện 5: Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của
Chính phủ, của NHNN Việt Nam và của NHNo&PTNT Việt Nam.
Quy trình thẩm định nhằm kiểm tra năm điều kiện trên để Ngân hàng có thể
đưa ra quyết định cho vay hay không. Nếu thẩm định tốt, ra quyết định đúng sẽ
ngăn chặn được nợ xấu, giảm thiẻu rủi ro cho Ngân hàng. Còn nếu thẩm định không

chính xác, Ngân hàng ra quyết định cho vay sai thì có thể dẫn đến không có khả
năng thu hồi nợ đúng hạn, rủi ro tín dụng sẽ rất lớn.
1.2.2. Các căn cứ thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh
1.2.2.1. Hồ sơ vay vốn của khách hàng
Tại NHNo&PTNT Chi nhánh Hoài Đức, Hà Nội thì CBTD là đầu mối quan
hệ với khách hàng, tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn của khách hàng, tiến hành thẩm
định theo quy định của ngân hàng, nếu đủ điều kiện cho vay thì CBTD hướng dẫn
khách hàng hoàn thiện Hồ sơ vay vốn.
Nguyên tắc tiếp nhận hồ sơ: Các tài liệu gửi đến Chi nhánh ngân hàng phải là
bản chính, trừ trường hợp khách hàng chỉ có 01 bản chính duy nhất thì Ngân hàng
nhận bản sao có xác nhận của công chứng hoặc cơ quan có thẩm quyền. Riêng đối
với những văn bản hồ sơ được quy định trong một số trường hợp cụ thể Ngân hàng
có thể nhận bản photo hay bản sao có đóng dấu sao y của chính khách hàng sau khi
CBTD đã kiểm tra, đối chiếu đúng với bản chính.
Hồ sơ cấp tín dụng của khách hàng bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị tín dụng: Đề nghị vay vốn/bảo lãnh theo hạn mức hoặc theo
món (01 bản gốc);
- Hồ sơ pháp lý của khách hàng;
- Hồ sơ về tình hình tài chính của khách hàng;
- Hồ sơ về dự án, phương án tín dụng;
- Hồ sơ đảm bảo tiền vay/nghĩa vụ bảo lãnh.
1.2.2.2. Các tài liệu, căn cứ chung phục vụ cho công tác thẩm định dự án tại chi
nhánh.
- Văn bản về chủ trương đường lối phát triển kinh tế của Nhà nước, nhiệm vụ
phát triển ngành và địa phương.
14
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Phan Thu Hiền
- Quy hoạch phát triển được duyệt hay các nhiệm vụ cụ thể được Nhà nước
giao (chỉ thị, nghị quyết… của các cấp lãnh đạo Nhà nước). Các tài liệu quy hoạch
về vùng kinh tế.

- Dự án (luận chứng kinh tế kỹ thuật) đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Các thông tin về tình hình giá cả đối với hàng hóa vật tư, thiết bị, sản phẩm
dịch vụ… có liên quan đến dự án.
- Các tiêu chuẩn về định mức kinh tế kỹ thuật, suất đầu tư.
- Tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính và pháp lý của khách hàng đến
thời điểm gần nhất.
- Tham khảo các dự án tương tự (nếu có).
- Quy chế cho vay hiện hành của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và các
quy định bảo đảm tiền vay đang có hiệu lực.
1.2.2.3. Hệ thống văn bản pháp quy
- Luật các tổ chức tín dụng số 07/1999/QH10 thông qua ngày 12/12/1997 và
sửa đổi ngày 15/06/2004.
- Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 có hiệu lực từ 01/07/2006.
- Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 có hiệu lực từ
01/04/2006.
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11.
- Nghị định 52/1999/NĐ-CP về quản lý đầu tư xây dựng công trình
- Nghị định 12/2000/NĐ-CP bổ sung sửa đổi một số điều của Nghị định 52.
- Nghị định 07/2003/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 12.
- Thông tư 04/2004/TT-BKH ngày 17/6/2003 về hướng dẫn thẩm tra, thẩm
định dự án.
- Nghị định 16/2005/NĐ-CP về Quản lý các dự án đầu tư xây dựng công
trình.
- Nghị định 112/2006/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung Nghị định 16.
- Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về sửa đổi bổ sung Nghị định
16 và Nghị định 112.
- Thông tư 03/2009/TT-BXD ngày 26/03/2009 Quy định chi tiết một số nội
dung của Nghị định 12.
- Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 về hướng dẫn thực hiện
Luật Đầu tư.

15
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Phan Thu Hiền
- Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007 về Quản lý chi phí xây dựng
công trình.
- Thông tư 05-BXD ngày 25/07/2007 về hướng dẫn thi hành Nghị định 99.
- Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001.
- Cuối cùng là các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, các tài liệu
có thể được thay đổi, bổ sung theo từng thời điểm nhất định. Khi tiến hành thẩm
định phải căn cứ vào hiệu lực của các văn bản có liên quan để xem xét cho phù hợp.
1.2.2.4. Các tiêu chuẩn, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật trong từng lĩnh
vực cụ thể
Đối với mỗi ngành, mỗi lĩnh vực đều có những tiêu chuẩn, quy phạm khác
nhau do Bộ chủ quản ngành phối hợp với các Bộ có liên quan xây dựng. Do vậy tùy
từng dự án cụ thể mà CBTD sẽ có sự so sánh đối chiếu và đánh giá giữa các tiêu chí
chủ đầu tư đưa ra trong dự án với các định mức kinh tế - kỹ thuật của từng ngành cụ
thể.
1.2.3. Quy trình thẩm định được áp dụng tại Chi nhánh
Công tác thẩm định DAĐT ở NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Hoài Đức,
thành phố Hà Nội thuộc chức năng của phòng Tín dụng. Phòng tín dụng chịu trách
nhiệm thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền,
đồng thời thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình NHNo&PTNT cấp trên theo
phân cấp uỷ quyền.
Quy trình thẩm định dự án là hướng dẫn nội bộ của Chi nhánh về trình tự và
thủ tục trong nghiệp vụ thẩm định một khoản cho vay, bảo lãnh, quy định trình tự
tác nghiệp phối hợp giữa các phòng nghiệp vụ, đơn vị trực thuộc để thực hiện các
bước công việc, cách thức tiến hành cũng như trách nhiệm trong việc thẩm định dự
án của CBTD và Trưởng phòng Tín dụng làm cơ sở để tổ chức thực hiện nghiệp vụ
thẩm định.


Sơ đồ : quy trình thẩm định tín dụng cho vay theo dự án.
16
Khách hàng
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Phan Thu Hiền
(Nguồn: thông báo qui trình thẩm định dự án tại chi nhánh)
Quy trình thẩm định ở NHNo&PTNT Hoài Đức bao gồm 7 bước:
Bước 1: Tiếp xúc với khách hàng, hướng dẫn lập Hồ sơ vay vốn:
CBTD tiếp xúc với các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn, hướng dẫn khách
hàng cách lập hồ sơ xin vay vốn và các giấy tờ cần thiết có liên quan. Theo đó chủ
đầu tư lập hồ sơ hợp lệ gửi tới ngân hàng.
Bước 2: Tiến hành thẩm định dự án:
Trưởng phòng Tín dụng phân công cán bộ thực hiện thẩm định và vào sổ
theo dõi. Dựa trên hồ sơ chủ đầu tư gửi đến ngân hàng, CBTD sẽ tiến hành thẩm
định các nội dung của dự án đầu tư. Sau đó CBTD sẽ tập hợp tài liệu lập thành tờ
trình thẩm định.
17
Phòng tín dụng
Tiếp nhận hồ sơ
Thẩm định khách
hàng vay vốn
Thẩm định dự án
Thẩm định biện pháp
bảo đảm tiền vay
Ban thẩm định
Đề xuất về việc
cho vay
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Phan Thu Hiền
Bước 3: Lập báo cáo thẩm định:
Trên cơ sở các kết quả thẩm định đã được tiến hành ở bước 2, CBTD lập Báo
cáo thẩm định cho vay. Đây là tài liệu dạng văn bản trong đó phải nêu rõ, cụ thể

những kết quả của quá trình thẩm định, đánh giá phương án đầu tư xin vay vốn của
khách hàng cũng như các ý kiến đề xuất đối với đề nghị của khách hàng.
Đối với những khoản vay Chi nhánh trình lên NHNo&PTNT cấp trên:
- Nội dung Báo cáo thẩm định phải đảm bảo chi tiết, đầy đủ làm cơ sở để các
cấp lãnh đạo của Trung tâm điều hành xem xét.
- Tại NHNo&PTNT cấp trên, việc thẩm định mang tính kiểm tra, thẩm định
lại kết qủa đã được thẩm định của Chi nhánh.
Bước 4: Kiểm tra kiểm soát:
Căn cứ Báo cáo thẩm định của CBTD trình lên, trưởng/ phó phòng tín dụng
trực tiếp kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp, tính chính xác của Báo cáo thẩm định, tính
pháp lý của Hồ sơ vay vốn, có ý kiến cụ thể và chịu trách nhiệm trước cấp trên và
pháp luật về ý kiến của mình.
Bước 5: Báo cáo lên Ban giám đốc:
Căn cứ bộ Hồ sơ cho vay cũng như ý kiến đã đề xuất của BCBTD và Trưởng
phòng tín dụng, các khoản vay sẽ được Ban giám đốc Chi nhánh phê duyệt:
- Đối với các khoản vay thuộc quyền phán quyết, sau khi kiểm tra lần cuối
Hồ sơ pháp lý, Hồ sơ vay vốn, Ban giám đốc sẽ quyết định :
+ Duyệt đồng ý cho vay
+ Duyệt cho vay có điều kiện
+ Không cho vay
- Đối với các khoản vay vượt quyền phán quyết: Hội đồng tín dụng sẽ đưa
lên Ngân hàng cấp trên chờ phê duyệt. Chỉ khi được phê duyệt, có thông báo, Chi
nhánh mới được phép giải ngân
- Trong trường hợp các khoản vay lớn và phức tạp, Ban giám đốc sẽ đưa ra
hội đồng tín dụng trước khi quyết định.
Bước 6: Thông báo cho khách hàng:
- Đối với các dự án được duyệt, CBTD thông báo cho khách hàng, hướng
dẫn khách hàng hoàn tất hồ sơ và các điều kiện vay vốn và tiến hành giải ngân.
- Đối với các dự án bị bác bỏ, CBTD sẽ gửi văn bản từ chối, giải thích cho
khách hàng.

18
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Phan Thu Hiền
Bước 7: Lưu trữ hồ sơ và thực hiện kiểm tra trong và sau khi cho vay theo
quy định
Thời gian thực hiện: trong phạm vi 15 ngày làm việc đối với cho vay trung
và dài hạn kể từ khi nhận đủ hồ sơ và thông tin cần thiết khác về khách hàng, phòng
Tín dụng phải có báo cáo trình Giám đốc.
Nhận xét: Quy trình thẩm định được áp dụng tại NHNo&PTNT Hoài Đức có
trình tự khá khoa học, logic, từ khâu tiếp nhận hồ sơ, tiến hành thẩm định, lập tờ
trình, xét duyệt cho vay, đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến vay vốn tại
Ngân hàng.
1.2.4. Các phương pháp thẩm định được áp dụng tại Chi nhánh
NHNo&PTNT Hoài Đức
1.2.4.1. Phương pháp thẩm định theo trình tự.
Phương pháp này được CBTD tại Chi nhánh áp dụng đối với tất cả các nội
dung của dự án, được tiến hành theo một trình tự từ tổng quát tới chi tiết, kết luận
trước làm tiền đề cho kết luận sau.
Thẩm định tổng quát: CBTD xem xét khái quát các nội dung cơ bản của
dự án, từ đó đánh giá một cách chung nhất về tính đầy đủ, hợp lý của dự án. Nếu
kết luận của thẩm định tổng quát bác bỏ dự án thì có thể không tiến hành thẩm định
chi tiết. Ngược lại, kết luận tổng quát chấp nhận dự án không có nghĩa dự án được
tài trợ mà phải xem xét đến kết luận của thẩm định chi tiết.
Thẩm định chi tiết: CBTD đánh giá một cách đầy đủ, chi tiết các khía cạnh
của dự án nhưng tùy theo đặc điểm của từng dự án mà mức độ chi tiết khác nhau, ở
các khía cạnh khác nhau. Khi thẩm định chi tiết, nếu một số nội dung cơ bản bị bác
bỏ thì có thể bác bỏ dự án mà không cần thẩm định các nội dung còn lại.
1.2.4.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu.
So sánh, đối chiếu các chỉ tiêu là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong
hầu hết tất cả các nội dung thẩm định dự án đầu tư bởi các tiêu chí như đơn giản, dễ
thực hiện. Nội dung chính của phương pháp này là so sánh, đối chiếu nội dung dự

án với các chuẩn mực luật pháp quy định, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật
thích hợp, cũng như các thông lệ trong nước và quốc tế.
19
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Phan Thu Hiền
Đặc biệt, với phương pháp này, CBTD có thể sử dụng chính những kinh
nghiệm tích lũy được trong quá thẩm định các dự án tương tự để so sánh kiểm tra
tính hợp lý của dự án cần thẩm định với dự án tương tự đã được thực hiện. Từ đó,
CBTD có thể dễ dàng đánh giá hiệu quả dự án.
Nội dung áp dụng: phương pháp thẩm định này áp dụng với hầu hết nội dung
thẩm định dự án, từ thẩm định nội dung pháp lý đến thị trường, kỹ thật, nhân sự, tài
chính và kinh tế xã hội tổng quát, đặc biệt là sử dụng nhiều trong các dự án mang
nặng tính chất kỹ thuật.
1.2.4.3. Phương pháp dự báo.
Với phương pháp này CBTD sử dụng các số liệu điều tra thống kê đã có
hoặc tự tiến hành điều tra và sử dụng các phương pháp phù hợp để đánh giá tính
khả thi của dự án. Theo quy định của NHNo&PTNT, CBTD chỉ sử dụng số liệu
điều tra thống kê của 3 năm gần nhất tính đến thời gian thực hiện thẩm định.
Phương pháp này được áp dụng đối với nội dung thẩm định khía cạnh thị
trường, kỹ thuật, tài chính của dự án sử dụng phương pháp này để dự báo nhu cầu
thị trường, giá cả biến động trong tương lai; công suất của dự án trong những năm
đi vào hoạt động; dự báo doanh thu, chi phí và lợi nhuận hàng năm của dự án; các
yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình vận hành và khai thác kết quả đầu tư.
1.2.4.4. Phương pháp phân tích độ nhạy.
CBTD sử dụng phương pháp này nhằm kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả
tài chính của dự án. CBTD giả định một số tình huống có thể xảy ra với dự án, chủ
yếu theo hướng tiêu cực như: giá bán sản phẩm trong tương lai giảm, tổng chi phí
tăng, dự án đi vào vận hành khai thác không đạt công suất thiết kế…Trên cơ sở đó
tính toán lại các chỉ tiêu hiệu quả để đưa ra kết luận các yếu tố có ảnh hưởng đến
hiệu quả của dự án và mức độ tác động của các yếu tố đó.
Phương pháp phân tích độ nhạy thường được CBTD tại Chi nhánh áp dụng

trong các nội dung thẩm định tài chính và thị trường tiêu thụ của dự án.
• Điều kiện áp dụng:
Phương pháp này thường được áp dụng cho các dự án lớn, phức tạp và
các dự án có hiệu quả cao hơn mức bình thường nhưng có nhiều yếu tố thay
đổi do khách quan Đây là một phương pháp hiện đại được áp dụng trong nội
dung thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư
20
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Phan Thu Hiền
1.2.4.5. Phương pháp triệt tiêu rủi ro
Do dự án là một tập hợp các yếu tố dự kiến trong tương lai nên từ khi thực
hiện dự án đến khi đi vào khai thác, thời gian hoàn vốn thường rất dài và có nhiều
rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án. Rủi ro được định nghĩa là một
biến cố trong tương lai có khả năng xảy ra và sẽ ảnh hưởng đến dự án. Để đảm bảo
dự án được hoàn thành và đi vào hoạt động hiệu quả, phải dự đoán được những rủi
ro có thể xảy ra để từ đó có biện pháp phòng ngừa và hạn chế tối đa tác động mà rủi
ro đó gây ra, hoặc phân tán rủi ro cho các đối tác liên quan đến dự án.
Thông thường, rủi ro được phân ra làm hai giai đoạn:
Giai đoạn thực hiện dự án:
- Rủi ro chậm tiến độ thi công.
- Rủi ro vượt tổng mức đầu tư.
- Rủi ro về cung cấp dịch vụ kỹ thuật – công nghệ không đúng tiến độ, chất lượng
không đảm bảo.
- Rủi ro về tài chính như thiếu vốn, giải ngân không đúng tiến độ.
- Rủi ro bất khả kháng. Có rất nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến dự án mà không thể
lường trước hoặc né tránh được, như các rủi ro do điều kiện tự nhiên bất lợi, hoàn
cảnh chính trị - xã hội khó khăn.
Giai đoạn sau khi dự án đi vào hoạt động:
- Rủi ro về cung cấp các yếu tố đầu vào không đầy đủ, không đúng tiến độ.
- Rủi ro về tài chính như thiếu vốn kinh doanh.
- Rủi ro trong khâu quản lý, điều hành dự án. Những cán bộ, nhân viên không đủ

năng lực và đạo đức sẽ làm cho chất lượng hoạt động của doanh nghiệp giảm
xuống, mất uy tín với khách hàng, thiệt hại về lợi nhuận và thậm chí còn cấu kết với
người ngoài để trục lợi và phá hỏng bộ máy hoạt động của doanh nghiệp.
- Rủi ro bất khả kháng. Quá trình doanh nghiệp hoạt động khó tránh khỏi có lúc gặp
rủi ro về tài sản và con người như hỏa hoạn, lũ quét
Điều kiện áp dụng: phương pháp áp dụng với những dự án xây dựng lớn, quan
trọng cần đảm bảo tính an toàn và hiệu quả đầu tư cao. Những dự án chịu sự tác
động nhiều của các yếu tố bên ngoài: điều kiện thời tiêt, giá nguyên vật liệu tăng…
1.2.5 Tình hình thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NHNo&PTNT Hoài Đức
(Giai đoạn 2005 -2009)
21
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Phan Thu Hiền
Thẩm định dự án đầu tư là một khâu rất quan trọng trong qui trình cho vay
vốn. Trong những năm qua chi nhánh NHNo&PTNT Hoài Đức luôn coi trọng công
tác này xác định đây là một nhiệm vụ trọng tâm. Đối với số lượng dự án được thẩm
định, vốn đầu tư cũng như ngành lĩnh vực của các dự án này được thể hiện qua bảng
sau
Bảng 3: Thông tin các dự án đầu tư vay vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Hoài
Đức giai đoạn 2005-2009.
Năm
Chỉ tiêu
2005 2006 2007 2008 2009
Số dự án 18 22 23 45 46
Tổng vốn đầu tư( tỷ đồng) 320 450 472 804 992
Số dự án
thuộc các
lĩnh vực
đầu tư
Công nghiệp 7 9 10 29 24
Nông nghiệp 8 9 9 14 19

Dịch vụ 2 4 4 2 3
Nguồn: Trích thống kê các dự án vay vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Hoài Đức
giai đoạn 2005 – 2009.
Qua bảng trên chúng ta thấy số lượng các dự án vay vốn tăng lên qua từng
năm. Năm 2005 có 18 dự án được vay vốn, năm 2006 là 22 dự án, đặc biệt vào năm
2008 đạt 45 dự án do có sự xát nhập địa giới hành chính nhập tình Hà Tây cũ vào
thành phố Hà Nội do đó đã có một tác động tốt đến kinh tế của huyện đặc biệt là có
nhiều các dự án bất động sản đựoc cấp phép.
Đối với tổng số vốn đầu tư của các dự án cũng có sự tăng lên tương ứng, trong năm
2009 tổng số vốn đầu tư của các dự án vay vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Hoài
Đức đạt 992 tỷ đồng tăng gấp 3,1 lần so với năm 2005.
Về các lĩnh vực đầu tư chúng ta có thể thấy các lĩnh vực đầu tư chủ yếu là đầu
tư vào ngành công nghiệp và nông nghiệp chiếm tỷ lệ bình quân vào năm 95% vào
năm 2008 và 2009 là 93%.
1.2.6. Nội dung thẩm định
Khi thẩm định dự án đầu tư vay vốn, CBTD của Chi nhánh cần tiến hành
thẩm định theo các nội dung sau:
22
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Phan Thu Hiền
1.2.6.1. Thẩm định khía cạnh pháp lý của dự án
Thẩm định Hồ sơ vay vốn.
Khi xem xét tính pháp lý của bộ hồ sơ dự án, CBTD áp dụng phương pháp
so sánh, đối chiếu nhằm kiểm tra tính đầy đủ và xác thực của Hồ sơ vay vốn.
Khi thẩm định yêu cầu một số hồ sơ cơ bản sau:
- Dự án đầu tư và quyết định phê duyệt dự án đầu tư của cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền.
- Giấy phép xây dựng công trình.
- Thiết kế kỹ thuật; thiết kế kỹ thuật thi công về nội dung.
- Tổng dự toán công trình được phê duyệt.
- Các giấy tờ liên quan về đất và địa điểm xây dựng.

- Ý kiến của cơ quan quản lý ngành, cơ quan chuyên môn chính quyền sở tại
địa điểm thực hiện dự án đầu tư.
- Nghị quyết của HĐQT, sáng lập viên… về đầu tư dự án.
- Quyết định thành lập Ban chỉ đạo dự án, Ban chủ nhiệm dự án, Ban quản lý
dự án.
- Các hồ sơ có liên quan khác.
Thẩm định mục đích vay vốn
- Kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn (đối chiếu nhu cầu xin vay
với danh mục những hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện
theo quy định của Chính phủ).
- Đối với những khoản vay vốn bằng ngọai tệ, kiểm tra mục đích vay vốn
đảm bảo phù hợp với quy định quản lý ngoại hối hiện hành.
Nhận xét: Cơ sở pháp lý là tiền đề đầu tiên để tiếp tục thẩm định các khâu
khác đối với DAĐT. Các DA tại NHNo&PTNT Hoài Đức được thẩm định nội dung
này khá đầy đủ, và chi tiết phù hợp với những yêu cầu chung như giấy chứng nhận
đầu tư, báo cáo tiền khả thi, báo cáo khả thi và phù hợp với đặc điểm riêng có của
từng DA.
1.2.6.2. Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư
Đối với bất kỳ dự án nào, việc phân tích, đánh giá nhằm làm rõ được sự cần
thiết phải đầu tư là xuất phát điểm để tiếp tục hoạch định các nội dung khác. Thông
thường việc đánh giá sự cần thiết phải đầu tư tại NHNo&PTNT Hoài Đức dựa trên
23
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Phan Thu Hiền
một số nội dung sau:
- Tính chất, mục tiêu đầu tư dự án.
- Chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, phát triển của địa phương, chiến
lược đầu tư của Công ty.
- Căn cứ vào tình hình SXKD, khả năng hoạt động, tình hình vay và trả nợ
vay với các tổ chức tín dụng.
- Căn cứ vào quy mô, hình thức đầu tư.

Các nội dung trên sẽ tiếp tục được đánh giá hoặc phân tích cụ thể tại các
phần sau. Việc đánh giá ở phần này chỉ mang tính chất tổng quát để thấy được
những nét sơ bộ về dự án, thấy được những thuận lợi, khó khăn của dự án và là cơ
sở để Ngân hàng quyết định việc đầu tư vốn cho dự án là hợp lý.
Nhận xét: Nội dung thẩm định sự cần thiết đầu tư tuy không lớn nhưng cũng
cần thiết để xem xét nếu thực hiện DA ĐT có đạt mục đích đề ra ban đầu hay
không? NHNo&PTNT Hoài Đức luôn thực hiện đầy đủ các bước trong nội dung
này, tạo cơ sở tiếp tục thẩm định các nội dung tiếp theo.
1.2.6.3. Thẩm định khách hàng vay vốn
Trong nội dung này, hoạt động thẩm định phải đảm bảo việc phân tích được
tiến hành toàn diện, khách quan, đánh giá đúng năng lực pháp lý, tư cách đạo đức,
uy tín cũng như năng lực tài chính, năng lực kinh doanh của khách hàng vay vốn
bởi nó quyết định đến khả năng trả nợ của khách hàng.
Khi tiến hành thẩm định khách hàng vay vốn, CBTD áp dụng phương pháp
so sánh đối chiếu các chỉ tiêu của dự án với các tài liệu thu thập được từ khách hàng
và các tài liệu từ cơ quan quản lý nhà nước, tiến hành kiểm tra một số nội dung:
Đánh giá năng lực pháp lý của khách hàng vay vốn:
Việc thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng vay vốn là hộ sản xuất kinh
doanh hay của doanh nghiệp được thực hiện đối với những tài liệu, hồ sơ khác nhau
theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. Đối với khách hàng là hộ sản xuất thì
việc thẩm định nội dung này cũng đơn giản hơn nhiều do những hộ đó đã gắn bó lâu
dài ở địa phương nên nguồn thông tin mà ngân hàng có được về những khách hàng
này cũng nhiều và chính xác hơn. Còn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là những
doanh nghiệp mới thành lập thường thiếu các thông tin về tình hình hoạt động, về
uy tín trong kinh doanh nên CBTD cần thận trọng hơn khi xem xét nội dung này.
24
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Phan Thu Hiền
Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh, đánh giá khả năng tài chính của
khách hàng vay vốn
Nội dung này được thực hiện thông qua việc kiểm tra tính chính xác của các

báo cáo tài chính được lập tại thời điểm gần nhất, phân tích tình hình quan hệ của
doanh nghiệp với ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, qua đó xác định mối
quan hệ lâu dài giữa khách hàng với ngân hàng trong tương lai.
Còn đối với khách hàng là hộ sản xuất, do không có những báo cáo tài chính
này, hoặc có nhưng không đầy đủ nên khi thẩm định tài chính đối với loại khách
hàng này, CBTD gặp phải nhiều khó khăn khi thu thập thông tin. Thông tin có thể
phải được thu thập từ kho lưu trữ của ngân hàng, từ phía khách hàng hoặc CBTD
phải thường xuyên xuống tận cơ sở để thu thập thông tin trực tiếp.
Phân tích tình hình tài chính của khách hàng, ngân hàng sử dụng các chỉ tiêu
sau:
- Phân tích khả năng tự tài trợ, tự trang trải về vốn trong kinh doanh của
khách hàng. Khi tính toán khả năng tự chủ về tài chính của khách hàng, ngân hàng
sử dụng một trong hai hệ số sau:
Vốn chủ sở hữu
Hệ số tự tài trợ =
Tổng nguồn vốn khách hàng đang sử dụng
Hệ số này càng cao, thể hiện tình hình tài chính của khách hàng càng vững
vàng.
Vốn vay
Tỷ lệ vốn vay so với doanh số hoạt động =
Doanh số hoạt động
Tỷ số này có giá trị nhỏ hơn 1 thì khách hàng được đánh giá là có khả năng
tự tài trợ tốt. Doanh số hoạt động lớn chứng tỏ vốn của khách hàng bỏ vào kinh
doanh lớn, vốn luân chuyển cao.
- Khả năng thanh toán của khách hàng có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ rủi
ro trong một khoản vay. Một khách hàng có khả năng thanh toán tốt là có đủ khả
năng trả nợ khi đến hạn. Các chỉ tiêu ngân hàng thường sử dụng để phân tích khả
năng thanh toán của doanh nghiệp là:
TSLĐ – Hàng tồn kho
Khả năng thanh toán nhanh =

25

×