Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư trong cho vay tại ngân hàng Techcombank chi nhánh Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.21 KB, 42 trang )

LuËn v¨n tèt nghiÖp
MỤC LỤC
NguyÔn Thu Thñy - TC12.22
LuËn v¨n tèt nghiÖp
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHNN Ngân hàng nhà nước
TMCP Thương mại cổ phần
NH Ngân hàng
TECOMBANK NH TMCP Kỹ thương
HY Hưng Yên
DA ĐT Dự án đầu tư
TĐ Thẩm định
SXKD Sản xuất kinh doanh
DN Doanh nghiệp
TS Tài sản
HĐV Huy động vốn
HĐKD Hoạt động kinh doanh
QĐ Quyết định
TSCĐ Tài sản cố định
VND Đồng Việt nam
USD Đồng đôla Mỹ
NguyÔn Thu Thñy - TC12.22
LuËn v¨n tèt nghiÖp
DANH MỤC BẢNG BIỂU
NguyÔn Thu Thñy - TC12.22
LuËn v¨n tèt nghiÖp
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, toàn cầu hoá nền kinh tế đã trở thành xu hướng phát triển chung
của nền kinh tế thế giới. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng trở nên mạnh
mẽ hơn. Do vậy các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì cần phải tìm ra
những ý tưởng mới, những dự án kinh doanh mới. Một dự án đầu tư có khả thi


hay không cần phải được xem xét và đánh giá đầy đủ, chính xác về dự án đó. Để
từ đó doanh nghiệp mới quyết định có nên đầu tư hay không. Tuy nhiên, các dự
án đầu tư thường đòi hỏi phải có một lượng vốn lớn mà không phải doanh
nghiệp nào cũng đủ khả năng tài chính để thực hiện dự án đầu tư mà họ đưa
ra.Các doanh nghiệp sẽ tìm đến các NHTM để vay vốn tài trợ cho các dự án đầu
tư của mình.Để có thể cho vay theo dự án đàu tư thì các NHTM cũng cần phải
xem xét ,đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp có dự án đầu tư để chắc
chắn ngân hàng có thể thu hồi lại vốn cho vay.Do đó việc thẩm định dự án đầu
tư là rất quan trọng.
Nhận thức được tầm quan trọng đó trong quá trình thực tập tại ngân hàng
Techcombank chi nhánh Hưng yên em đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất
lượng thẩm định dự án đầu tư trong cho vay tại ngân hàng Techcombank chi
nhánh Hưng yên’’ làm đề tài đi sâu nghiên cứu kỹ trong quá trình thực tập.
Nội dung chính bao gồm 3 chương :
ChươngI: Dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư trong cho vay tại
NHTM
ChươngII: Thực trạng thẩm định dự án đầu tư trong cho vay tại chi
nhánh Techcombank Hưng Yên
Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư
trong cho vay tại chi nhánh Techcombank Hưng Yên

NguyÔn Thu Thñy - TC12.22
1
LuËn v¨n tèt nghiÖp
CHƯƠNG I
DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
TRONG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Dự án đầu tư
1.1.1. Khái niệm DAĐT
DAĐT là một bộ hồ sơ tài liệu được trình bày một cách chi tiết và có hệ

thống các hoạt động ,chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và
thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
Đứng trên quan điểm của NHTM _ một trung gian tài chính và là một đơn
vị kinh doanh tiền tệ thì DAĐT là một tập hợp những đề xuất về nhu cầu vốn,
cách thức sử dụng vốn, kết quả thu được trong một khoảng thời gian nhất định
đối với một hoạt động xác định để sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển trong
một khoảng thời gian xác định trên 12 tháng.
1.1.2. Vai trò của DAĐT trong nền kinh tế
DAĐT có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia .DAĐT
mang lại cơ sở vật chất cho nền kinh tế ,tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát
triển ,góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân ,là công cụ
thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế của ngành ,vùng và nền kinh tế .
1.2. Thẩm định dự án đầu tư
1.2.1. Khái niệm thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định dự án đầu tư là việc rà soát, đánh giá một cách khoa học và toàn
diện mọi khía cạnh của dự án đứng trên góc độ của một nhà tài trợ, doanh
nghiệp, các tổ chức kinh tế và cá nhân. Hay, Thẩm định DAĐT là việc xem xét
dự án sẽ tạo ra được những lợi ích về mặt kinh tế gì trong tương lai từ những
nguồn lực tài chính đã đầu tư cho dự án ở hiện tại.
1.2.2. Vai trò của thẩm định dự án đầu tư
* Vai trò trong quyết định cho vay
- Thẩm định dự án giúp ngân hàng phân tích, rà soát, đánh giá lại một cách
khoa học, cụ thể, chính xác và toàn diện về mọi khía cạnh của dự án.
NguyÔn Thu Thñy - TC12.22
2
LuËn v¨n tèt nghiÖp
- Khi thẩm định dự án ngân hàng sẽ đánh giá được mức độ rủi ro của dự án
và chủ động phân tích các tình huống và đưa ra kết luận về sự thay đổi của các
nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của dự án. Qua đó NH sẽ chủ động kiểm
soát trong việc sử dụng vốn của dự án và phòng ngừa rủi ro phát sinh trong quá

trình thực hiện dự án.
Thông qua thẩm định DAĐT, ngân hàng có những căn cứ chính xác để đưa
ra quyết định đồng ý hay từ chối cho vay. Và NH sẽ xác định các nội dung của
hợp đồng tín dụng với khách hàng như : Số lượng vốn vay, thời hạn cho vay,
thời điểm cho vay, lãi suất cho vay, thời điểm và thời gian thu nợ cả lãi vay và
gốc vay, tài sản đảm bảo.
- Thẩm định DAĐT là hoạt động không thể thiếu để ngân hàng tích luỹ
thêm kinh nghiệm trong hoạt động cho vay, hoàn thiện thêm công tác tổ chức,
điều hành quy trình nghiệp vụ tín dụng cho phù hợp với thực tế và các quy định
của luật pháp
* Vai trò đối với chất lượng tín dụng
- Hoạt động cho vay theo DAĐT là một trong những hoạt động kinh doanh
chủ yếu của các NHTM, hoạt động này chiếm tỷ lệ lớn trong việc tạo ra doanh
thu của NHTM.
- Với những đặc điểm riêng của hình thức cho vay theo DAĐT thì đây là
hình thức cho vay có mức độ rủi ro cao.Điều này thôi thúc các NHTM phải thận
trọng và kiểm soát tốt các khoản cho vay theo dự án đầu tư. Muốn vậy trong tất
cả các khâu của quy trình nghiệp vụ cho vay, đặc biệt trong khâu thẩm định tài
chính dự án phải được thực hiện thật tốt và có hiệu quả thì mới đảm bảo được
mục tiêu trong hoạt động cho vay, giúp cho ngân hàng hạn chế được tình hình
nợ xấu, nợ quá hạn, nợ khó đòi, đảm bảo sự an toàn vốn và giúp nâng cao chất
lượng tín dụng của ngân hàng.
NguyÔn Thu Thñy - TC12.22
3
LuËn v¨n tèt nghiÖp
1.2.3 Quy trình thẩm định dự án đầu tư trong cho vay của NHTM
a. Phòng thẩm định tiến hành tiếp nhận , kiểm tra hồ sơ của dự án xin
vay vốn
Trước khi tiến hành thẩm định dự án xin vay vốn , cần thực hiện việc kiểm
tra hồ sơ xin vay vốn của khác hàng. Các loại hồ sơ chính cần phảI có :

- Giấy đề nghị vay vốn
- Hồ sơ về khách hàng vay vốn
- Hồ sơ về dự án xin vay vốn
- Hồ sơ về đảm bảo vay nợ
Trường hợp hồ sơ dự án xin vay vốn chưa đủ cơ sở để tiến hành thẩm điịnh thì
chuyển lại ,để cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng bổ sung ,hoàn chỉnh hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ dự án xin vay vốn đã đủ cơ sở đẻ tiến hành thẩm định thì
ký giao nhận hồ sơ, ghi sổ theo dõi và chuyển hồ sơ dự án xin vay vốn cho cán
bộ thẩm định trực tiếp đi thẩm định.
b. Thẩm định đánh giá khách hàng xin vay vốn
* Thẩm định tư cách pháp nhân của khách hàng
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách
nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
- Có mục đích vay vốn hợp pháp.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
- Có dự án đầu tư khả thi và có hiệu quả.
- Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của khách hàng: giấy phép thành
lập, quyết định bổ nhiệm giám đốc, điều lệ hoạt động.
- Báo cáo tài chính trong thời gian gần nhất.
* Thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của khách
hàng
Căn cứ vào các chỉ tiêu sau :
Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản, nguồn vốn :
Hệ số nợ =
Tổng nợ
Tổng tài sản
NguyÔn Thu Thñy - TC12.22
4
LuËn v¨n tèt nghiÖp
Hệ số tự tài trợ =

Tổng VCSH
Tổng tài sản
Hệ số thanh toán lãi vay =
LN trước thuế và lãi vay
Lãi vay phải trả
Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán:
Hệ số thanh toán hiện thời =
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn

Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để thanh toán
các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp .Hệ số này càng cao càng tốt.
Hệ số này phản ánh khả năng hiện thực hơn so với khả năng thanh toán
hiện thời ,do việc loại trừ yếu tố giá trị hàng tồn kho là chủ yếu không dễ dàng
chuyển đổi thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn.Tỷ lệ này càng lớn càng tốt.
Hệ số thanh toán tức thời =
TM + khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn

Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán hiện thực nhất.Khoản tương
đương tiền là giá trị các khoản đầu tư ngắn hạn hoặc giấy tờ có giá sắp đến hạn
thanh toán
- Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời:
Tỷ suất LN trên doanh thu =
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
NguyÔn Thu Thñy - TC12.22
Hệ số thanh toán nhanh =
Tài sản ngắn hạn- HTK
Nợ ngắn hạn

5
LuËn v¨n tèt nghiÖp
Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng doanh thu thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận.Chỉ tiêu này càng cao càng tốt.
Tỷ suất LN trên tổng TS =
LN sau thuế và lãi vay
Tổng tài sản

Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của việc sử dụng các TS của doanh
nghiệp .Chỉ tiêu này càng cao càng tốt.
LN sau thuế
Tỷ suất LN trên VCSH =
VCSH bình quân
Chỉ tiêu này cho biết trong 1 đồng VCSH tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận.Nó phản ánh khả năng quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp.Chỉ
tiêu này càng cao càng tốt.
c. Thẩm định dự án đầu tư
* Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư
Chủ đầu tư cần cho ngân hàng thấy được sự cần thiết của đầu tư dự án và
được phép đầu tư của các cấp có thẩm quyền thông qua giấy phép đầu tư, đồng
thời phải chứng minh được khả năng sinh lợi của NH khi đồng ý cấp tín dụng
cho dự án. NH cần phải đặt ra một bảng câu hỏi dự trên cơ sở sau:
- Sự ra đời của dự án có phù hợp và đáp ứng được mục tiêu phát triển cuả
ngành, của địa phương, của đất nước?
- Khi dự án đi vào hoạt động sẽ ảnh hưởng như thế nào tới sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp?Xét về mục tiêu phát triển kinh tế xã hội thì NH và
chủ đầu tư được lợi gì khi thực hiện dự án?
- Dự đoán về thị trường của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ được tạo ra từ dự
án đầu tư trong tương lai. Khả năng cạnh tranh trên thị trường như thế nào?
* Thẩm định về sản phẩm, dịch vụ của DAĐT

- Nhu cầu hiện tại và dự báo nhu cầu tương lai về sản phẩm, dịch vụ sản
xuất ra có phải là sản phẩm trên thị trường đang có nhu cầu không?
NguyÔn Thu Thñy - TC12.22
6
LuËn v¨n tèt nghiÖp
- Các sản phẩm, dịch vụ có đáp ứng được yêu cầu chất lượng?
- Mức độ cạnh tranh của các đối thủ khác trên thị trường?
* Thẩm định nguồn nhân lực mà dự án đầu tư cần
Nguồn nhân lực ảnh hưởng tới chất lượng thu hồi của khoản vay. Một dự
án được thực hiện hay không là phụ thuộc vào số lượng, chất lựợng, cũng như
cơ cấu nhân sự của nguồn nhân lực.
* Thẩm định các yếu tố đầu vào của dự án đầu tư
- Thẩm định về tính sẵn có và ổn định của nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào
- Thẩm định về chi phí thời gian, giá cả các phương án lựa chọn khi thu
mua nguyên liệu từ nơi cung cấp đến địa điểm thực hiện dự án .
- Thẩm định về uy tín, kinh nghiệm của các nhà cung cấp .
* Thẩm định về Thị trường tiêu thụ
Thẩm định thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của dự án là khâu hết sức
quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành bại của dự án:
•Xác định nhu cầu của thị trường hiện tại:
- Thị trường trong nước: Các sản phẩm cùng loại, sản phẩm có tình chất
theo mùa, theo thời vụ tiêu thụ.
- Xác định thói quen, tập quán tiêu dùng của khách hàng.
•Xác định nhu cầu thị trường tiêu thụ trong tương lai khi DA đi vào
hoạt động
- Xác định số lượng hoặc trị giá sản phẩm đã tiêu dùng trong những năm
gàn nhất để tìm ra quy luật biến động, dự kiến nhu cầu trong tương lai bằng cách
xác định tốc độ tăng trưởng bình quân:
- Nhu cầu tiêu thụ trong năm = Lượng tiêu thụ năm trước * Tốc độ tăng
trưởng bình quân

* Thẩm định biện pháp đảm bảo tiền vay
- Giá trị của tài sản đảm bảo phải lớn hơn giá trị của số tiền vay, tuỳ theo
tính chất và rủi ro của dự án mà giá trị của tài sản đảm bảo lớn hơn bao nhiêu
lần so với giá trị của khoản vay
NguyÔn Thu Thñy - TC12.22
7
LuËn v¨n tèt nghiÖp
- Tài sản dùng làm đảm bảo nợ vay phải tạo ra được dòng tiền, nghĩa là
phải có giá trị thị trường và có thị trường tiêu thụ.
* Thẩm định về Tài chính dự án
Đây là một nội dung quan trọng và phức tạp trong công tác thẩm định dự
án đầu tư. Yêu cầu đặt ra là phải toàn diện, chính xác và nhanh
Thẩm định Tổng vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư của dự án
- Thẩm định Tổng vốn đầu tư của dự án.
- Tổng vốn đầu tư là giới hạn chi phí tối đa mà người có thẩm quyền quyết
định đầu tư, cho phép chủ đầu tư lựa chọn phương án thực hiện đầu tư.
- Thẩm định tổng vốn đầu tư giúp NH xác định lại xem nhu cầu vốn đầu
tư của dự án đưa ra có hợp lý hay không để xác định được số vốn cần đầu tư.
Thẩm định doanh thu, chi phí và lợi nhuận hàng năm của dự án
- Doanh thu của dự án gồm : Doanh thu từ hoạt động kinh doanh (doanh
thu do bán sản phẩm chính, sản phẩm phụ, phế liệu, phế phẩm) ;doanh thu từ
hoạt động tài chính và doanh thu khác .
- Chi phí sản xuất của dự án bao gồm: chi phí nguyên vật liệu(chính+phụ ),
chi phí bán thành phẩm và dịch vụ mua ngoài, nhiên liệu, năng lượng, nước, tiền
lương, bảo hiểm, bảo dưỡng máy móc thiết bị, chi phí phân xưởng, chi phí quản
lý xí nghiệp, khấu hao, chi phí dự phòng…. Trong các loại chi phí của dự án, chi
phí khấu hao không phải là chi phí trực tiếp bằng tiền nhưng nó có ảnh hưởng
rất lớn đến việc xác định dòng tiền hàng năm của dự án .
- Lợi nhuận của dự án :
- Doanh thu thuần =Tổng DT(trừ thuế GTGT) – các khoản giảm trừ (1)

- Tổng chi phí sản xuất,chi phí quản lý và chi phí bán hàng (2)
- Lợi nhuận trước thuế ( 3 =1-2 )
- Lợi nhuận chịu thuế ( 4 = 3 + Lỗ luỹ kế các năm trước )
- Thuế thu nhập doanh nhiệp (5 = 4 x % thuế suất thuế TNDN)
- Lợi nhuận sau thuế ( 6 = 4- 5 )
Thẩm định dòng tiền hàng năm của dự án
- Dòng tiền của dự án là khoản chi và thu được kỳ vọng xuất hiện tại các
mốc thời gian khác nhau trong suốt chu kỳ của dự án .
NguyÔn Thu Thñy - TC12.22
8
LuËn v¨n tèt nghiÖp
- Dòng tiền ròng của dự án là phần chênh lệch giữa dòng tiền vào và dòng
tiền ra phát sinh liên quan đến việc hình thành và vận hành dự án đầu tư.
Có hai phương pháp giúp NH xác định dòng tiền ròng của dự án gồm:
- Phương pháp trực tiếp:
•Dòng tiền vào gồm: Doanh thu thuần, thu thanh lý tài sản cố định (sau
thuế), thay đổi số dư tiền mặt và thay đổi các khoản phải thu.
•Dòng tiền ra gồm: Vốn đầu tư tài sản cố định, thay đổi các khoản phải trả, chi
phí sản xuất, chi phí quản lý bán hàng, và thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
Dòng tiền ròng = Tổng dòng tiền vào – Tổng dòng tiền ra
- Phương pháp gián tiếp:
Ngân hàng thẩm định báo cáo dòng tiền trên cơ sở số liệu của báo cáo thu
nhập và bảng cân đối tài sản. Dòng tiền được tính bằng cách lấy thu nhập ròng
sau thuế cộng với khấu hao và điều chỉnh tăng, giảm tài sản và các khoản phải
trả cuối kỳ để xác định dòng tiền sau thuế.
• Dòng tiền tại thời điểm bỏ vốn đầu tư (CF0):
CF
0
= Tổng vốn đầu tư
• Dòng tiền ròng ở cuối mỗi năm thực hiện dự án (trừ năm cuối):

NCF
t
=
TN sau thuế + Khấu hao +Lãi vay ± Mức giảm
(tăng) nhu càu vốn lưu động ròng hằng năm

Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án
Chỉ tiêu lợi nhuận ròng
Đây là chỉ tiêu đành giá quy mô lãi của dư án đầu tư. Chỉ tiêu lợi nhuận
ròng được tính cho từng năm hoặc từng giai đoạn hoạt động của đời dự án. chỉ
tiêu này chỉ có tác dụng so sánh giữa các năm hoạt động của dự án
Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu – Tổng chi phí – Tổng thuế phải nộp
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư nói lên mức độ thu hồi vốn ban đầu từ
lợi nhuận thuần thu được hằng năm
NguyÔn Thu Thñy - TC12.22
9
LuËn v¨n tèt nghiÖp
Tỷ suất LN vốn đầu tư =
Lợi nhuận ròng
Vốn đầu tư
Giá tại hiện tại thuần (NPV-Net Present Value):
- Giá trị hiện tại thuần là số chênh lệch giữa giá trị hiện tại của các khoản
thu do đầu tư mang lại trong tương lai với giá trị hiện tại của vốn đầu tư bỏ ra
- Đây là chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất . NPV so sánh vốn đầu tư bỏ ra
với thu nhập nhận được từ việc thực hiện dự án và được quy về thời điểm hiện
tại, phản ánh giá trị tăng thêm cho chủ dự án do thực hiện dự án mang lại.
( )
CF
k

CF
n
t
t
t
NPV
0
1
1
−=

+
=
Trong đó:
NPV : Giá trị hiện tại thuần của khoản đầu tư
CF
t
: Khoản thu của năm t
CF
0
: Khoản vốn đầu tư bỏ ra
k : Tỷ lệ chiết khấu
n : Số năm đầu tư dự án
Thực chất ,NPV là xem xét tổng thu nhập của dự án đầu tư có lớn hơn
tổng chi phí cho dự án đầu tư không sau khi qui 2 dòng tiền này về cùng một
thời điểm ban đầu
• Dự án có NPV > 0 : dự án được chọn vì dự án sẽ đem lại lợi ích cho nhà
đầu tư sau khi đã bù đắp các khoản chi phí
• Dự án có NPV = 0 : dự án có thu nhập vừa đủ bù đắp chi phí bỏ ra
• Dự án có NPV < 0 : dự án bị loại bỏ vì thu nhập đem lại từ dự án không

bù đắp nổi chi phí bỏ ra
• Một dự án độc lập được gọi khả thi khi có NPV > 0.
• Đối với các dự án mang tính chất loại trừ nhau, dự án nào có NPV dương
càng cao thì tính hiệu quả của dự án đó càng cao, nghĩa là dự án có NPV dương
và lớn nhất được chọn.
NguyÔn Thu Thñy - TC12.22
10
LuËn v¨n tèt nghiÖp
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (Internal Rate of Return - IRR):
- Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là một lãI suất với mức lãI suất đó thì giá trị hiện
tại của các khoản thu mang lại trong tương lai bằng với giá trị hiện tại của vốn
đầu tư .Hay là mức lãi suất nếu dùng nó để chiết khấu các dòng tiền của dự án
về hiện tại thì sẽ cho gía trị NPV = 0.
0
1
0
)1(
=−=

+
=
n
t
t
t
CF
IRR
CF
NPV
- Không thể tính trực tiếp IRR mà cần phải thông qua công thức nội suy.

Với hai mức lãi suất chiết khấu k1 và k2 giả sử k1 < k2 ta có hai giá trị hiện tại
thuần tương ứng là NPV1 và NPV2 sao cho NPV1 > 0 và NPV2 < 0. Khi đó
IRR cần tính tương ứng với NPV = 0 sẽ nằm giữa hai mức lãi suất k1 và k2:
( )
NPVNPV
NPV
kkk
IRR
21
1
121

×−+=
- DAĐT sẽ có lãi khi lãi suất chiết khấu nhỏ hơn lãi suất nội tại (IRR). Có
thể nói tiêu chuẩn để chấp nhận hay loại bỏ một dự án khi phân tích, thẩm định
là lãi suất chiết khấu. Trong một số dự án đầu tư độc lập, dự án nào có IRR cao
hơn sẽ có vị trí cao hơn về khả năng sinh lời. Đối với các dự án mang tính chất
loại trừ nhau, lựa chọn dự án có IRR dương và lớn nhất.
Chỉ số sinh lời (Profit Index - PI):
- Chỉ số phản ánh khả năng sinh lơì của dự án, tính bằng tổng giá trị hiện
tại của các dòng tiền trong tương lai chia cho vốn đầu tư bỏ ra ban đầu.
- Chỉ số sinh lời cho biết một đồng vốn đầu tư bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu
đồng thu nhập, thu nhập này chưa tính đến chi phí vốn đầu tư.
CF
k
CF
n
t
t
t

PI
0
1
)1(

+
=
=
Điểm hoà vốn:
Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ trang trải các khoản chi
NguyÔn Thu Thñy - TC12.22
11
LuËn v¨n tèt nghiÖp
phí bỏ ra. Tại điểm hoà vốn tổng doanh thu bằng tổng chi phí do đó tại đây dự
án chưa có lãI nhưng cũng không bị lỗ. Bởi vậy, chỉ tiêu này cho biết khối lượng
sản phẩm hoặc mức doanh thu thấp nhất cần phảI đạt được của dự án để đảm
bảo bù đắp được chi phí bỏ ra.
Điểm hòa vốn được thể hiện bằng chỉ tiêu hiện vật ( sản lượng tại điểm hòa
vốn) và chỉ tiêu giá trị (doanh thu tại điểm hòa vốn). Nếu sản lượng hoặc doanh
thu của cả đời dự án lớn hơn sản lượng hoặc doanh thu tại điểm hòa vốn thì có
lãi, và ngược lại đạt thấp hơn thì bị lỗ. Do đó chỉ tiêu điểm hòa vốn càng nhỏ
càng tốt, mức độ an toàn của dự án càng cao, thời hạn thu hồi vốn càng ngắn.
Thông thường người ta chọn một năm đặc trưng để tính.
Điểm hoà vốn có thể được thể hiện bằng mức sản lượng hoặc doanh thu như sau:
Sản lượng hoà vốn: Q
hv
VP
FC
Q
HV


=
Doanh thu hoà vốn : R
hv
Trong đó: FC : là tổng chi phí
P : đơn giá 1 đơn vị sản phẩm
V : chi phí biến đổi 1 đơn vị sản phẩm


NguyÔn Thu Thñy - TC12.22
12
P
V
FC
VP
FC
PP
Q
R
HV
HV

=

×=×=
1
LuËn v¨n tèt nghiÖp
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG
CHO VAY TẠI CHI NHÁNH TECHCOMBANK HƯNG YÊN

2.1 . Khái quát về HĐKD của chi nhánh Techcombank Hưng Yên
2.1.1. Hoạt động huy động vốn
Chi nhánh Techcombank Hưng Yên huy động vốn thông qua các hoạt động :
- Huy động tiền gửi của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước
- Nhận vốn điều hoà từ Hội sở chính Techcombank.
- Huy động vốn bằng vàng, phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi… có sự
phê duyệt của Tổng giám đốc và được thường trực Hội đồng quản trị chuẩn y.
- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác khi được Tổng giám đốc và được
thường trực Hội đồng quản trị chuẩn y.
- Nhận vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư của các tổ chức tài chính trong nước và
ngoài nước được Tổng giám đốc cho phép và được thường trực Hội đồng quản
trị chuẩn y.
Trong đó:
Bảng 1: Kết quả huy động vốn
Đơn vị : triệu đồng
STT Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 10/09
Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ Trọng Số tiền %
1
Tổng số nguồn
vốn huy động
155.337 100% 291.525 100% 136.188 87,67
1 Không kì hạn 16.615 10,69% 36.928 12,67% 20.313 122,25
2 Có kì hạn 138.722 89,31% 254.597 87,33% 115.875 83,53
(Nguồn: Phòng kế toán - kho quỹ Chi nhánh Techcombank Hưng Yên)
Qua bảng số liêu trên ta thấy năm 2010 tiền gửi không kì hạn là 36.928
triệu đồng, tăng 20.313 triệu đồng tương ứng là 122,25% , tiền gửi có kì hạn là
254.597 triệu đồng, tăng 115.875 triệu đồng , tương ứng là 83,53% so với năm
2009.Do đó tổng số vốn huy động được phân theo thời hạn năm 2009 là 291.525
NguyÔn Thu Thñy - TC12.22

13
LuËn v¨n tèt nghiÖp
triệu đồng tăng 136.188 triệu đồng ,tương ứng tăng 87,67% so với năm 2009. Có
được những kết quả như trên là do chi nhánh đã đi vào hoạt động được một thời
gian và đã tạo được lòng tin với khách hàng và đã đưa ra những sản phẩm huy
động mới như: tiết kiệm điện tử, tiết kiệm phát lộc, tiết kiệm định kỳ “Vì tương
lai”… với một lãi suất hấp dẫn so với các ngân hàng khác trong khu vực.
2.1.2. Hoạt động cho vay
Bảng 2 : Dư nợ cho vay tại Chi nhánh trong những năm gần đây
Dư nợ tín dụng Đơn vị
Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền %
Tổng dư nợ cho vay Triệu đồng 218.982 100% 647.331 100% 428.394 196,5%
I. Phân theo loại tiền
Cho vay bằngVND Triệu đồng 159.746 72,9% 475.016 73,4% 315.270 197,4%
Cho vay bằng USD Triệu đồng 59.236 27,1% 172.315 26,6% 113.079 190,9%
II.Phân theo kỳ hạn Triệu đồng 218.982 100% 647.331 100% 428.394 196,5%
Ngắn hạn Triệu đồng 204.430 93,4% 594.779 91,9% 390.349 190,9%
Trung hạn Triệu đồng 14.342 6,5% 23.997 3,7% 9.655 67,3%
Dài hạn Triệu đồng 210 0,1% 28.555 4,4% 1.203 572,9%
III. Phân theo thành phần kinh tế 218.982 100% 647.331 100% 428.394 196,5%
Doanh nghiệp nhà nước Triệu đồng - - - -
Cty TNHH Triệu đồng 131.390 60% 407.818 63% 276.428 210,4%
Cty Cổ phần Triệu đồng 70.074 32% 194.199 30% 124.125 177,1%

Doanh nghiệp tư nhân Triệu đồng 5.584 2% 17.477 2,7% 11.893 213%
Cá nhân, hộ kinh doanh Triệu đồng 11.934 6% 15.193 4,3% 3.259 27,3%
(Nguồn: Phòng Kinh doanh - Chi nhánh Techcombank Hưng Yên)
NguyÔn Thu Thñy - TC12.22
14
LuËn v¨n tèt nghiÖp
Qua bảng số liệu ta thấy :dư nợ của chi nhánh năm 2010 là 647.331 triệu
đồng tăng 428.394 triệu đồng so với năm 2009(tương ứng tăng 195,6%).Cụ thể:
Về dư nợ theo loại tiền của chi nhánh : dư nợ bằng đồng Việt Nam chiếm
tỷ trọng lớn.Năm 2010, cho vay bằng VND là 475.016 triệu đồng,chiếm tỷ trọng
73,4% tổng cho vay ,tăng 315.270 triệu đồng so với năm 2009(tương ứng
197,4%). Và cho vay bằng USD năm 2010 là 172.315 triệu đồng ,chiếm tỷ trọng
26,6%,tăng so với năm 2009 tương ứng với tăng 190,9% . Cơ cấu dư nợ VND
và USD chịu ảnh hưởng lớn bởi sự biến đọng tỷ giá trong những năm qua.
Về dư nợ theo kỳ hạn của chi nhánh:Năm 2010, dư nợ ngắn hạn là 594.779
triệu đồng ,chiếm tỷ trọng rất lớn là 91,9% ,tăng 390.349 triệu đồng so với năm
2009(tương ứng 190,9%).Trong 2 năm ,dư nợ ngắn hạn đều chiếm tỷ trọng
lớn ,đều hơn 90% của tổng dư nợ, dự nợ trung hạn và dài hạn chiếm tỉ trọng
nhỏ.Tuy nhiên dư nợ trung hạ và dài hạn đều có xu hướng ngày càng tăng. Và
cho vay theo kì hạn đều tăng mạnh so vớ năm 2009, đặc biệt là cho vay dài hạn.
Về dư nợ theo TPKT,dư nợ tăng theo từng TPKT từ năm 2010 so với năm
2009.Cụ thể ,năm 2010,dư nợ theo CtyTNHH tăng 276.428 triệu đồng (tương
ứng 210,4%) so với năm 2009.Dư nợ theo Cty cổ phần tăng 124.125 triệu đồng
(tương ứng 177,1%),dư nợ theo doanh nghiệp tư nhân tăng 11.893 triệu đồng
(tương ứng 213%) và dư nợ theo cá nhân,hộ kinh doanh tăng 3.259 triệu đồng
(tương ứng 27,3%) so với năm 2009.Có kết quả như trên là do khu vực công
nghiệp Phố Nối ,Mỹ Hào chủ yếu tập trung các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do đó
tỉ trọng cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này vẫn chiếm phần lớn.
NguyÔn Thu Thñy - TC12.22
15

LuËn v¨n tèt nghiÖp
2.1.3. Hoạt động bảo lãnh và thanh toán
Bảng 3: Mô tả kết quả bảo lãnh và
thanh toán quốc tế tại chi nhánh trong những năm qua.
Đơn vị: triệu đồng
Phân loại Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch
Số tiền %
I. Tổng bảo lãnh 8.699 7.306 -1.393 -1.393
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng 3.014 2.560 -454 -15%
Bảo lãnh dự thầu 516 1.380 864 167,4%
Bảo lãnh thanh toán 1.560 2.326 766 49,1%
Bảo lãnh khác 3.609 1.040 -2.569 -71,2%
II. Thanh toán quốc tế(USD)
1.369.333 1.517.500
148.16
7
10,8%
Tổng thanh toán quy đổi (VND)
24.648 27.315 2.667
10,8%
(Nguồn: Phòng Kinh doanh-chi nhánh Techcombank Hưng Yên)
Qua bảng số liệu ta thấy:
Về hoạt động bảo lãnh của chi nhánh , năm 2010 ,bảo lãnh đạt 7.306 triệu
đồng ,giảm 1.393 triệu đồng (tương ứng giảm 16%) so với năm 2009.
Về thanh toán quốc tế của chi nhánh ,năm 2010 là 27.315 triệu đồng,tăng
2.667 triệu đồng (tương ứng tăng 10,8%) so với năm 2008.
Mặc dù trong bối cảnh hoạt động xuất nhập khẩu của cả nước trong có những
biến động nhưng kết quả hoạt động thanh toán quốc tế của Chi nhánh vẫn khả quan.
Tuy nhiên hoạt động bảo lãnh của chi nhánh lại chưa đem lại hiệu quả.
2.1.4. Tình hình kết quả tài chính của Chi nhánh Ngân hàng TMCP

Techcombank Hưng Yên
Bảng 4: Kết quả tài chính của chi nhánh Techcombank Hưng Yên.
Đơn vị: triệu đồng
STT Phân loại Năm 2009 Năm 2010
Chênh lệch
Sốtiền %
I Tổng thu 51.313 81.055 29.742 58
II Tổng chi 61.851 67.892 6.041 9,8
III Chênh lệch thu chi -10.538 13.163 23.701 225
(Nguồn: Phòng Kinh doanh-chi nhánh Techcombank Hưng Yên)
NguyÔn Thu Thñy - TC12.22
16
LuËn v¨n tèt nghiÖp
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy: Năm 2009 kết quả hoạt động kinh doanh
của chi nhánh là lỗ. Và chênh lệch thu chi là -10.538 triệu đồng.Tuy nhiên sang
đến năm 2010 kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã có lãi.Cụ thể năm
2010 tổng thu là 81.055 triệu đồng, tăng 29.742 triệu đông tương ứng tăng
58%.Tổng chi là 67.892 triệu đồng tăng 9,8%, và chênh lệch thu chi tăng 225%
so với năm 2009.Năm 2009 do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế
năm 2008 khiến lãi xuất cho vay thấp, kết quả hoạt động kinh doanh của chi
nhánh bị thua lỗ. Nhưng sang đén năm 2010 tình hình kinh tế chung đã trở lại ổn
định, các doanh nghiệp tập trung đầu tư mạnh vào hoạt động sản xuất kinh
doanh của đơn vị mình. Do đó mà tình hình họa đọng kinh doanh của chi nhánh
cũng dần khởi sắc.Đây là một kết quả đáng mừng thể hiện chi nhánh đã vượt
qua lúc khó khăn và lại đi vào hoạt động có hiệu quả.
2.2 Công tác thẩm định DAĐT trong cho vay tại Techcombank chi
nhánh Hưng Yên
2.2.1 Quy trình thẩm định
Bước 1 : Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính đầy đủ,
hợp pháp hợp lệ của hồ sơ.

Bước 2 : Thẩm định hiệu quả và khả năng trả nợ
Bước 3 : Cán bộ thẩm định lập “ Báo cáo thẩm định dự án’' ,trình trưởng
phòng thẩm định xem xét
Bước 4 :Trình Trưởng phòng thẩm định kiểm tra
Bước 5 Trưởng phòng thẩm định phê duyệt
2.2.2. Nội dung thẩm định
Bước 1 : Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính đầy đủ,
hợp pháp hợp lệ của hồ sơ.
* Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn
CBTĐ chịu trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập và hoàn thiện hồ sơ vay
vốn. Hồ sơ gồm : Giấy đề nghị vay vốn, hồ sơ pháp lý về khách hàng, hồ sơ về
tình hình sản xuất kinh doan và tài chính, hồ sơ về dự án vay vốn, hồ sơ về đảm
bảo tiền vay.
NguyÔn Thu Thñy - TC12.22
17
LuËn v¨n tèt nghiÖp
* Kiểm tra hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ
CBTĐ chịu trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ về số lượng và tính pháp lý
của hồ sơ vay vốn và báo cáo trưởng phòng xin ý iến chỉ đạo. Nếu đủ thì tiến
hành thực hiện các bước tiếp theo. Trường hợp thiếu chưa đủ thẩm định thì đề
nghị khách hàng bổ sung hoàn thiện.
Bước 2 : Thẩm định hiệu quả và khả năng trả nợ
* Thẩm định hiệu quả và khả năng trả nợ.
- Thẩm định về năng lực pháp lý của khách hàng
- Thẩm định về tình hình sản xuất kinh doanhtài chính, năng lực hoạt động
và uy tín của khách hàng
- Thẩm định về khả năng đáp ứng nguồn vốn, lãi suất, thời hạn cho vay của
bản thân ngân hàng.
- Thẩm định về hiệu quả và kha năng trả nợ của dự án.
- Thẩm định về kinh tế kĩ thuật của dự án theo nội dung hướng dẫn thẩm

định ban hành kèm theo quy trình thẩm định
- Thẩm định các biện pháp đảm bảo tiền vay
Sau khi tiến hành thẩm định chung theo các nội dung đã nêu CBTĐ chịu
trách nhiệm lập tờ trình trưởng phòng để xem xét kiểm tra, kiểm soát lại hồ sơ
vay vốn, những nội dung đã nêu trong tờ trình. Bổ sung thêm những thông tin về
khách hàng và dự án ( nếu có ), có ý kiến độc lập đề xuất cho vay, không cho
vay…Sau đó tập hợp lại hồ sơ, tờ trình của phòng thẩm định trình lãnh đạo
quyết định.
Bước 3 : Cán bộ thẩm định tiến hành lập “ Báo cáo thẩm định dự án’' ,trình
trưởng phòng thẩm định xem xét
Bước 4 : Trình Trưởng phòngthẩm định kiểm tra
Trưởng phòng thẩm định kiểm tra, kiểm soát về nghiệp vụ, có thể thông
qua hoặc yêu cầu cán bộ thẩm định chỉnh sửa, làm rõ nội dung trong “ Báo cáo
thẩm định dự án đầu tư’’.
Bước 5 : Trưởng phòng thẩm định phê duyệt
NguyÔn Thu Thñy - TC12.22
18
LuËn v¨n tèt nghiÖp
Cán bộ thẩm định hoàn chỉnh nội dung “ Báo cáo thẩm định dự án đầu tư’’,
trình trưởng phòng ký thông qua, lưu hồ sơ, tài liệu cần thiết và gửi trả hồ sơ
kèm theo “ Báo cáo thẩm định dự án đầu tư ’’ cho phòng tín dụng.
2.2.3 Ví dụ về nội dung và quy trình thẩm định đối với đối với dự án vay
vốn của công ty TNHH Thép không gỉ Hà Anh
a. Giới thiệu về dự án vay vốn.
Dự án được thẩm định của Công ty TNHH Thép không gỉ Hà Anh
- Tên dự án: Dự án mua máy sản xuất ống Inox.
- Chủ đầu tư dự án: Công ty TNHH Thép không gỉ Hà Anh.
- Hình thức đầu tư: Nâng cao công suất hiện tại và mở rộng quy mô kinh doanh.
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Xã Dị Sử, Huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên
b. Thẩm định khách hàng

* Thẩm định tư cách pháp nhân của Công ty vay vốn
- Quyết định thành lập doanh nghiệp số 1418, theo quyết định của Tỉnh
Hưng Yên, tuy nhiên tới năm 2007 công ty mới chính thức đi vào hoạt động.
- Giấy đăng ký kinh doanh số 0502000068 cấp lần đầu ngày 22/03/2006 và
thay đổi lần 2 vào ngày 05/12/2007.
- Ngành nghề kinh doanh:
 Chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thép.
 Gia công sản xuất các sản phẩm từ kim loại.
 Gia công, chế tạo mua bán và xuất khẩu máy móc, thiết bị, linh kiện,
nguyên liệu, phụ liệu dùng trong ngành công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp,
điện và điện tử.
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty Trách nhiệm hữu hạn.
- Vốn điều lệ: 15.000.000.000 VNĐ ( Mười năm tỷ đồng chẵn./.)
- Người đại diện công ty: Ông Trần Văn Diệp – Chức vụ: Giám đốc. Theo
quyết định của Hội đồng thành viên
* Thẩm định tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
NguyÔn Thu Thñy - TC12.22
19
LuËn v¨n tèt nghiÖp
Bảng 5: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010
Doanh thu 59.398 324.812
Giá vốn hàng bán (56.535) (298.827)
Lợi nhuận gộp 2.863 25.985
Chi phí quản lý bán hàng (380) (1.181)
Chi phí tài chính (8) (13.226)
Lợi nhuận trước thuế 2.476 11.429
Lợi nhuận sau thuế 2.476 11.429

Bảng 6: Bảng cân đối kế toán Công ty hà Anh
Đơn vị: triệu đồng
Khoản mục 31/12/2009 31/12/2010
Tiền mặt 280 1.234
Các khoản phải thu 9.733 14.193
Hàng tồn kho 34.544 137.591
Tài sản cố định 16.249 63.623
Tổng tài sản 60.806 216.641
Nợ ngắn hạn - 101.286
Phải trả người bán 35.679 48.570
Nợ dài hạn 7.651 37.810
Vốn kinh doanh 15.000 15.000
Lợi nhuận giữ lại 2.476 13.975
Tổng nguồn vốn 60.806 216.641
Theo kế hoạch kinh doanh năm 2010, dự kiến doanh thu của công ty đạt
khoảng 158 tỷ và lợi nhuận sau thuế đạt 5 tỷ đồng. Tuy nhiên, tính đến hết ngày
31/12/2010 thì tổng doanh thu đã đạt 324,812 tỷ đồng, tăng gấp 2.06 lần so với
dự kiến và lợi nhuận sau thuế đạt 11,43 tỷ đồng, tăng 2.28 lần so với năm 2009.
Như vây, đánh giá chung về tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế tăng hơn so
với kế hoạch ban đầu mà ban lãnh đạo công ty đã đề ra .
* Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng
Tổng Tài sản và cơ cấu Tài sản của công ty.
Bảng 7: Tình hình Tài sản của Công ty
NguyÔn Thu Thñy - TC12.22
20
LuËn v¨n tèt nghiÖp
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010
A. Tài Sản
I. Tài sản ngắn hạn 44.557 153.018

1. Tiền 280 1.234
2. Phải thu khách hàng 7.672 9.233
3. Hàng tồn kho 34.544 137.591
4. Khoản phải thu khác. 2.061 4.960
II. Tài sản dài hạn 16.249 63.623
1. Tài sản cố định hữu hình 9.602 58.389
Nguyên giá 9.602 59.033
Hao mòn luỹ kế 0 (644)
2. Tài sản cố định vô hình 0 4.799
Nguyên giá 0 4.823
Hao mòn luỹ kế 0 (24)
3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 6.647 435
Tổng Tài sản 60.806 216.641
- Tổng tài sản lưu động của công ty tăng khá nhanh: năm 2010 tăng
108,461 tỷ đồng (tăng 2,43 lần) so với năm 2009 trong đó hàng tồn kho tăng
103,047 tỷ đồng(tăng 2,98 lần) so với năm 2009. Hàng tồn kho tăng chủ yếu là
do năm 2010 công ty nhập khẩu và mua nguyên liệu về dự trữ sản xuất.
- Hàng tồn kho tăng cao trong khi tỷ lệ các khoản phải trả và các khoản
phải thu không thay đổi lớn là nguyên nhân giải thích nợ vay ngắn hạn để đầu tư
vào hàng tồn kho cũng tăng cao. Ngoài nợ vay ngắn hạn tại các tổ chức tín
dụng(101 tỷ đồng), công ty còn được trả chậm người bán 48 tỷ đồng trong đó trả
chậm của công ty Tiến Đạt là 34 tỷ đồng.
- Tài sản cố định của công ty gồm tài sản cố định hữu hình là nhà xưởng,
máy móc thiết bị, trị giá 58,4 tỷ đồng và tài sản cố định vô hình là giá trị của
quyền thuê đất(trả trước 20 năm)
Nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn của công ty
NguyÔn Thu Thñy - TC12.22
21
LuËn v¨n tèt nghiÖp
Bảng 8 : Tình hình nguồn vốn của khách hàng

Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009
I. Nợ phải trả 43.330 187.666
1. Nợ ngắn hạn 0 0
2. Nợ dài hạn đến hạn trả 0 101.286
3. Phải trả người bán 35.680 48.570
4. Nợ dài hạn 7.650 37.810
II. Nguồn vốn Chủ sở hữu 17.476 28.975
1. Nguồn vốn kinh doanh 15.000 15.000
2. Lợi nhuận chưa phân phối 2.476 13.905
3. Quỹ khen thưởng và phúc lợi 0 70
Tổng Nguồn vốn 60.806 216.641
- Tổng Nguồn vốn năm 2010 tăng 155.835 triệu đồng so với năm 2009.
Trong đó:
- Các khoản vay và nợ phải trả của công ty có xu hướng tăng cao qua các
năm, cụ thể: Nợ dài hạn đến hạn phải trả năm 2010 tăng 101.286 triệu so với
năm 2009. Phải trả người bán của công ty tăng 12.890 triệu so với năm 2009
- Vốn chủ sở hữu trong năm 2010 tăng thêm 11.499 triệu đồng tương
đương với tỷ lệ 65,8% so với năm 2009. Việc tăng thêm Vốn chủ sở hữu của
công ty còn nhằm mục đích đáp ứng được yêu cầu của các tổ chức tín dụng khi
xem xét cho công ty vay vốn về điều kiện đảm bảo đủ vốn cho hoạt động của
công ty.
* Thẩm định hiệu quả hoạt động của Công ty
Chỉ tiêu thể hiện khả năng kinh doanh
NguyÔn Thu Thñy - TC12.22
22

×