Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Ngân hàng NoPTNT Việt Nam chi nhánh Láng Hạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.64 KB, 46 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp
MỤC LỤC
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH VÀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN TẠI CHI NHÁNH LÁNG HẠ TRONG THỜI GIAN QUA 1
CHƯƠNG I 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NO&PTNT 3
VIỆT NAM CHI NHÁNH LÁNG HẠ 3
PHẦN II 11
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH VÀ 11
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CHI NHÁNH 11
LÁNG HẠ TRONG THỜI GIAN QUA 11
KẾT LUẬN 45
Đỗ Trọng Hưng Kinh tế Đầu tư 49A
Báo cáo thực tập tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại các trường Đại học, mỗi một sinh
viên đều được đào tạo, được giảng dạy theo một hệ thống kiến thức hết sức cơ bản và
đầy đủ, để từ đó mỗi người có thể tiếp cận với thực tế một cách hiệu quả nhất. Để trở
thành một cử nhân kinh tế, mỗi sinh viên không chỉ cần có kiến thức về lý thuyết mà
còn cần những hiểu biết về thực tế. Nhưng thực hiện như thế nào, quy trình cụ thể thế
nào thì chỉ có những hoạt động trong thực tiễn mới có câu trả lời chính xác nhất.
Là một sinh viên của khoa kinh tế đầu tư, trường đại học Kinh Tế Quốc Dân, qua
những năm học trên giảng đường đại học, Em đã trang bị cho mình những kiến thức cần
thiết về chuyên ngành đầu tư như: lập và quản lý dự án đầu tư, thẩm định dự án đầu tư,
quản trị rủi ro cho dự án. Và kỳ thực tập này là cơ hội để em có thể thực hành những
kiến thức đã học và cũng là cơ hội để em có thể học hỏi trau rồi kinh nghiệm cho bản
thân.
Ngân hàng có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế, là một loại hình tổ
chức tài chính, kinh doanh thương mại trên lĩnh vực tiền tệ. Hoạt động kinh doanh của
ngân hàng thương mại có quan hệ sâu rộng trong đời sống kinh tế và ảnh hưởng sâu sắc
đến quá trình phát triển của nền kinh tế quốc dân. Do đó, em cũng đã chọn Ngân hàng


No&PTNT Việt Nam chi nhánh Láng Hạ là nơi thực tập,với mong muốn được tìm hiểu
sâu hơn về lĩnh vực và nghiệp vụ của ngân hàng liên quan đến đầu tư. Qua thời gian đầu
thực tập tại đây em đã nắm được tình hình tổng quan về quá trình hình thành và phát
triển của chi nhánh Láng Hạ, tình hình hoạt động cũng như những thành tựu và hạn chế
cần khắc phục của chi nhánh trong thời gian vừa qua.
Bản báo cáo thực tập tổng hợp gồm 3 phần chính.
Chương I: Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng No&PTNT Việt Nam chi
nhánh Láng Hạ.
Chương II: Thực trạng công tác thẩm định và hoạt động đầu tư phát triển tại
chi nhánh Láng Hạ trong thời gian qua.
Chương III: Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định và
Đỗ Trọng Hưng Kinh tế Đầu tư 49A
1
Báo cáo thực tập tổng hợp
hoạt động đầu tư phát triển tại chi nhánh
Được sự giúp đỡ của khoa Kinh Tế Đầu Tư trường đại học Kinh Tế Quốc
Dân, và sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt và Ths. Hoàng thị Thu
Hà cùng các anh chị đang công tác tại chi nhánh NHN
O
&PTNT Láng Hạ đặc biệt là
các anh chị đang làm việc tại phòng tín dụng, em xin trình bày những hiểu biết về
chi nhánh NHN
O
&PTNT Láng Hạ. Do điều kiện còn hạn chế nên một số hoạt động
và nghiệp vụ tại chi nhánh em không có điều kiện tìm hiểu sâu. Mặc dù đã rất cố
gắng nhưng trong báo cáo tổng hợp này không thể tránh khỏi những thiếu sót, em
rất mong có sự góp ý của thầy cô trong khoa kinh tế đầu tư để bài viết của em hoàn
thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
Đỗ Trọng Hưng Kinh tế Đầu tư 49A
2

Báo cáo thực tập tổng hợp
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG No&PTNT
VIỆT NAM CHI NHÁNH LÁNG HẠ
1. Lịch sử phát triển chi nhánh Láng Hạ
Năm 1996 hệ thống ngân hàng ở Việt Nam đã có những sự thay đổi lớn. Một
trong những sự kiện đó là Quyết định số 280/QĐ-NHNN ngày 15/11/1996 của
thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền đổi
tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn Việt Nam hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90.
Ngân hàng No&PTNT Việt Nam đã thể hiện định hướng trong chủ chương
chính sách của Đảng và Nhà nước những tháng cuối năm 1996: Củng cố và giữ
vững thị trường nông thôn, tiếp cận nhanh và từng bước giữ vững thị phần tại thị
trường thành thị, phát triển kinh doanh đa năng, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng,
góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước.
Trong quá trình mở rộng quy mô và lĩnh vực hoạt động của mình, Ngân hàng
đã cho ra đời một số chi nhánh Ngân hàng No&PTNT tại các thành phố lớn, khu đô
thị và trung tâm kinh tế trên cả nước giai đoạn 1996 – 1997. Ngày 1/8/1996, theo
quyết định số 334/QĐ – NHNo – 02 của Tổng giám đốc Ngân hàng No&PTNT Việt
Nam, chi nhánh ngân hàng No&PTNT Láng Hạ được thành lập và chính thức đi vào
hoạt động từ 17/3/1997 có trụ sở đặt tại 44 Láng Hạ, nay là 24 Láng Hạ - quận Đống
Đa - Hà Nội.
Ngân hàng làm việc theo Luật các tổ chức tín dụng và điều lệ hoạt động của
NHNo&PTNT Việt Nam. Ngân hàng là đơn vị hạch toán độc lập, có quyền tự chủ
kinh doanh, có con dấu riêng và được mở tài khoản giao dịch tại Ngân hàng Nhà
nước cũng như các tổ chức tín dụng trong cả nước.
Là một chi nhánh ngân hàng trẻ, nhưng NHNo&PTNT Láng Hạ từng bước
hoàn thiện và đổi mới bắt kịp với xu thế vận động của xã hội và nền kinh tế. Nhờ
vậy Ngân hàng đã vượt qua đợt khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, tháng 7 năm
1997, và bây giờ là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới những tháng cuối năm 2008.

Đỗ Trọng Hưng Kinh tế Đầu tư 49A
3
Báo cáo thực tập tổng hợp
Trải qua 2 cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhưng chi nhánh Láng Hạ vẫn không
ngừng lớn mạnh và phát triển, cũng như khẳng định được vị thế của mình trong
khối Ngân hàng tài chính.
2. Cơ cấu tổ chức tại Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ.
Trong nhiều năm qua, cùng với sự mở rộng của hệ thống NHN
O
&PTNTVN và
sự phát triển của chi nhánh cũng kéo theo những thay đổi về cơ cấu tổ chức theo
hướng mở rộng hơn, nhiều phòng ban mới, nhiều chi nhánh mới, số lượng cán bộ
công nhân viên vì thế mà cũng tăng lên để đáp ứng được yêu cầu mới
Cùng với sự mở rộng của hệ thống NHN
O
&PTNTVN và sự phát triển của chi
nhánh kéo theo những thay đổi về cơ cấu tổ chức theo hướng mở rộng hơn. Cơ cấu
hiện nay của chi nhánh được mô tả theo sơ đồ:
Đỗ Trọng Hưng Kinh tế Đầu tư 49A
4
Báo cáo thực tập tổng hợp
Đỗ Trọng Hưng Kinh tế Đầu tư 49A
Giám đốc
Phó giám đốc Phó giám đốcPhó giám đốc
Phòng kiểm tra kiểm
soát NB
- Phòng kế hoạch tổng hợp
- Phòng dịch vụ và Marketing
- Phòng tín dụng
- Phòng kinh doanh ngoại hối

- Phòng hành chính nhân sự
- Phòng kế toán ngân quỹ
- Phòng giao dịch
- PGD 02 Phùng Hưng
- PGD 03 Doãn Kế Thiện
- PGD 05 Trung Kính
- PGD 07 Đào Tấn
- PGD 08 Khuất Duy TIến
- PGD 11 Nguyễn Phong Sắc
5
Báo cáo thực tập tổng hợp
3. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.
3.1. Phòng kế hoạch tổng hợp.
Đối với Phòng kế hoạch tổng hợp có chức năng và nhiệm vụ chính sau đây:
• Trực tiếp quản lý tăng trưởng cân đối nguồn vốn, đảm bảo các cơ cấu về kỳ
hạn, loại tiền gửi… và quản lý các hệ số an toàn theo quy định. Tham mưu cho
giám đốc Chi nhánh điều hành nguồn vốn và chịu trách nhiệm đề xuất chiến lược
khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa bàn và giải pháp phát triển nguồn vốn.
• Đầu mối, tham mưu cho Giám đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn,
trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam.
• Đầu mối quản lý thông tin (thu thập, tổng hợp, quản lý, lưu trữ, cung cấp về
kế hoạch phát triển, tình hình thực hiện kế hoạch, thông tin kinh tế, thông tin phòng
ngừa rủi ro tín dụng, thông tin về nguồn vốn và huy động vốn, thông tin khách hàng
theo quy định.
• Tổng hợp, theo dõi, giao các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế
hoạch đến các đơn vị, phòng giao dịch trực thuộc.
• Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo các báo cáo sơ
kết, tổng kết Chi Nhánh
3.2. Phòng tín dụng.
• Đầu mối tham mưu đề xuất với giám đốc Chi Nhánh xây dựng chiến lược

khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với
từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư khép kín: Sản xuất, chế
biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.
• Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kĩ thuật, danh mục khách hàng để
lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.
• Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án Tín dụng theo phân cấp ủy quyền.
Thẩm định các khoản vay do Giám đốc Chi nhánh quy định và thẩm định những
món vay vượt quyền phán quyết của Giám đốc phòng giao dịch.
• Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình Ngân hàng cấp trên theo phân
cấp ủy quyền đối với các khoản vay vượt mức phán quyết của Giám đốc Chi nhánh.
Đỗ Trọng Hưng Kinh tế Đầu tư 49A
6
Báo cáo thực tập tổng hợp
• Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước,
nước ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ ủy thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, bộ, ngành
khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.
• Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa
bàn đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết, đề xuất Tổng giám đốc cho phép
nhân rộng.
• Thường xuyên phân loại dư nợ theo quy định, phân tích nợ quá hạn, tìm
nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.
• Thiết lập, mởi rộng, phát triển hệ thống khách hàng, giới thiệu các sản phẩm
tín dụng, dịch vụ cho khách hàng, chăm sóc, tiếp nhận yêu cầu và ý kiến phản hồi
của khách hàng.
• Phổ biến, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng về các quy định quy
trình tín dụng, dịch vụ của Ngân hàng.
• Quản lý (hoàn chỉnh, bổ sung, bảo quản, lưu trữ, khai thác….) hồ sơ tín dụng
theo quy định; tổng hợp, phân tích, quản lý (thu thập, lưu trữ, bảo mật, cung cấp)
thông tin và lập báo cáo về công tác tín dụng theo phạm vi được phân công.
• Kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay tín dụng thuộc phòng

quản lý. Đồng thời giúp Giám đốc Chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng
của các đơn vị, phòng giao dịch trực thuộc. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ tín dụng
cho cán bộ tại chi nhánh.
3.3. Phòng Kế toán – Ngân quỹ.
• Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định
của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, NHNo&PTNT Việt Nam.
• Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính,
quỹ tiền lương tại chi nhánh trình Ngân hàng cấp trên phê duyệt.
• Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo&PTNT
Việt Nam.
• Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo
cáo theo quy định.
• Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo luật định.
Đỗ Trọng Hưng Kinh tế Đầu tư 49A
7
Báo cáo thực tập tổng hợp
• Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước theo quy định.
• Chấp hành quy định về an toan kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định.
• Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh
theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.
3.4. Phòng hành chính và Nhân sự.
Chức năng và nhiệm vụ của phòng hành chính và Nhân sự
• Tham mưu cho Giám đốc xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý
của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình
đã được giám đốc chi nhánh phê duyệt.
• Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến Ngân hàng và các văn bản
định chế của Ngân hàng nông nghiệp.
• Trực tiếp quản lý con dấu của Chi nhánh; Thực hiện công tác hành chính,
văn thư, lễ tân, quản lý phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của Chi nhánh.
• Dự thảo quy định lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức

Đảng, Công đoàn, chi nhánh trực thuộc trên địa bàn.
• Tham gia đề xuất mở rộng mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho mở rộng mạng
lưới, hoàn tất hồ sơ, thủ tục liên quan đến phòng giao dịch, chi nhánh.
• Đề xuất, hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của Nhà nước, Ngân
hàng Nhà nước trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, nhân
viên trong phạm vi cấp ủy quyền của Tổng Giám đốc Ngân hàng nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam.
• Chấp hành công tác báo cáo thống kê, kiểm tra chuyên đề.
3.5. Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
Chức năng và nhiệm vụ Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ gồm:
• Xây dựng chương trình công tác năm, quý phù hợp với chương trình công
tác kiểm tra, kiểm soát của NHNo&PTNT Việt Nam và của chi nhánh.
• Tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm soát theo đề cương, chương trình công tác
của NHNo&PTNT Việt Nam và kế hoạch của Chi nhánh, nhằm đảm bảo an toàn
trong hoạt động kinh doanh ngay tại hội sở và các phòng giao dịch trực thuộc.
Đỗ Trọng Hưng Kinh tế Đầu tư 49A
8
Báo cáo thực tập tổng hợp
• Đầu mối phối hợp với các đoàn kiểm tra của NHNo&PTNT Việt Nam, các cơ
quan thanh tra, kiểm toán để thực hiện các cuộc kiểm tra tại Chi nhánh theo quy định.
• Bảo mật hồ sơ, tài liệu, thông tin liên quan đến công tác kiểm tra, thanh tra vụ
việc theo quy định; thực hiện quản lý thông tin (bảo mật hồ sơ kiểm tra nội bộ, thu thập,
xử lý, lưu trữ, cung cấp ) và lập các báo cáo về kiểm tra nội bộ theo quy định.
3.6. Phòng Kinh doanh ngoại hối.
Chức năng và nhiệm vụ của Phòng Kinh doanh ngoại hối gồm:
• Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua, bán, chuyển đổi), thanh
toán quốc tế trực tiếp theo quy định.
• Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
• Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh

toán quốc tế.
• Thực hiện các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng
nước ngoài.
• Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh trong công tác chỉ đạo, kiểm tra hoạt
động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế tại đơn vị.
3.7. Phòng dịch vụ và Marketing.
Chức năng nhiệm vụ của Phòng dịch vụ và Marketing gồm:
• Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng (từ khâu tiếp xúc,
tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng, hướng dẫm thủ tục
giao dịch, mở tài khoản, gửi tiền, rút tiền, thanh toán, chuyển tiền, ) tiếp thị giới
thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng về
dịch vụ Ngân hàng; tiếp thu, đề xuất hướng dẫn cải tiến để không ngừng đáp ứng sự
hài lòng của khách hàng.
• Triển khai các phương án tiếp thị, thông tin tuyên truyền theo chỉ đạo của
Ngân hàng nông nghiệp và Giám đốc Chi nhánh.
• Tổ chức triển khai và quản lý giám sát nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo quy
định của NHNo&PTNT Việt Nam
Đỗ Trọng Hưng Kinh tế Đầu tư 49A
9
Báo cáo thực tập tổng hợp
• Nghiên cứu thị trường, xây dựng và triển khai kế hoạch tìm kiếm, tiếp cận,
thu hút khách hàng mới, khai thác mở rộng quan hệ khách hàng. Xây dựng chiến
lược chăm sóc và duy trì khách hàng truyền thống, đối tác chiến lược, các khách
hàng, dự án lớn theo sự chỉ đạo của Giám đốc.
3.8. Phòng Giao dịch.
Chức năng, nhiệm vụ chính của Phòng giao dịch là:
• Huy động vốn trong nước cả nội tệ và ngoại tệ của các tổ chức, dân cư, cá
nhân thuộc mọi thành phần kinh tế theo quy định về các hình thức huy động vốn
trong hệ thống Ngân hàng nông nghiệp.
• Nghiên cứu, tìm hiểu, giới thiệu khách hàng, phân loại khách hàng.

• Tổ chức dải ngân, thu nợ, thu lãi theo hợp đồng tín dụng đã được phê duyệt
• Mở tài khoản tiền gửi và làm dịch vụ chuyển tiền.
• Thực hiện thu chi tiền mặt
• Đảm bảo an toàn quỹ tiền mặt, các loại chứng từ có giá trị, thẻ phiếu trắng
các hồ sơ lưu về khách hàng và quản lý tốt tài sản, trang thiết bị làm việc.
Đỗ Trọng Hưng Kinh tế Đầu tư 49A
10
Báo cáo thực tập tổng hợp
PHẦN II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH VÀ
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CHI NHÁNH
LÁNG HẠ TRONG THỜI GIAN QUA
1. Tổng quan hoạt động kinh doanh của chi nhánh
1.1. Các lĩnh vực hoạt động tại chi nhánh
1.1.1. Công tác huy động vốn
Bằng cách đa dạng hoá hình thức huy động vốn, khối lượng vốn chi nhánh
huy động được từ cá nhân, các tổ chức kinh tế đã không ngừng gia tăng qua các
năm. Tổng nguồn vốn đến 31/12/2010 là 9.888 tỷ đồng
Biểu đồ huy động vốn giai đoạn 2005 - 2010
Sau đây là cơ cấu nguồn vốn huy động của Chi nhánh được phân theo các
tiêu chí: loại tiền, theo kỳ hạn và phân theo thành phần kinh tế.
Đỗ Trọng Hưng Kinh tế Đầu tư 49A
11
Báo cáo thực tập tổng hợp
Cơ cấu nguồn vốn huy động qua các năm
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng vốn 4.023 5.321 7.275 6.463 7.656 9.888
Phân theo loại tiền
1. Nội tệ 3.136 4.269 6.230 5.450 5.218 8.345

2.Ngoại tệ 888 1.052 1.045 1.013 1.853 1.543
Phân theo kỳ hạn
1. Nguồn vốn không kỳ hạn 985 1.279 1.982 985 2.326 1319
2. Nguồn vốn có kỳ hạn 3.038 4.042 5.293 5.478 7.976 8.569
Phân theo thành phần kinh tế
1.Nguồn vốn dân cư 1.491 2.221 2.367 2.075 2.465 4.498
2. Nguồn vốn tổ chức kinh tế 1.444 3.054 4.528 4.068 4.078 4.890
3. Nguồn vốn tổ chức tín dụng 88 46 380 320 527 500
Nguồn: Báo cáo tổng kết qua các năm của chi nhánh
 Theo nguồn huy động: Tổng vốn huy động được của Chi nhánh nhìn chung
tăng lên theo các năm, tuy nhiên đến năm 2008 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế
nên lượng vốn bị suy giảm chỉ ước đạt 6.463 tỷ đồng bằng 88.8% so với năm 2007,
nhưng đến năm 2009 với sự khởi sắc của nền kinh tế lượng vốn huy động được của
Chi nhánh lại tăng trở lại và đạt 7656 tỷ đổng tăng 18,5% so với năm 2008. Tiếp tục
với sự phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế năm 2010 lượng vốn huy động của chi
nhánh cũng tiếp túc có sự tăng trưởng đáng khích lệ với tốc độ tăng 29% so với năm
2009 tướng ứng tăng 2.332 tỷ đồng lên mức 9.888 tỷ đồng. Tốc độ huy động vốn
được thể hiện ở bảng dưới đây:
Tốc độ tăng trưởng tổng vốn
Năm Đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tốc độ tăng trưởng tổng vốn % - 32,3 36,7 -11,2 18,5
29
 Theo kỳ hạn: nguồn vốn gửi theo kỳ hạn vẫn chiếm ưu thế so với nguồn
vốn gửi không có kỳ hạn. Nhìn chung qua các năm từ năm 2005 – 2010 tiền gửi có
kỳ hạn liên tục tăng từ 3.038 tỷ đồng năm 2005 lên 7.976 tỷ năm 2009 và đạt mức
8.569 tỷ đồng năm 2010. Ngược lại với tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn
Đỗ Trọng Hưng Kinh tế Đầu tư 49A
12
Báo cáo thực tập tổng hợp
tăng giảm thất thường qua các năm từ 985 tỷ năm 2005 tăng lên 1982 tỷ năm 2007

rồi lại giảm xuống 985 tỷ năm 2008 dường như đó là quy luật hình Sin và nó tiếp
tục xảy ra cho đến năm 2010. Nguyên nhân của sự việc trên là do những cuộc chạy
đua lãi suất giữa các ngân hàng để huy động tiền gửi và do tình hình lạm phát có xu
hướng tăng cao trong vài năm trở lại đây.
 Theo loại tiền gửi: Tiền gửi bằng ngoại tệ khá ổn định tăng đều qua các
năm nhưng tốc độ gửi bằng đồng nội tệ vẫn có tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng cao
hơn ngoại tệ.
Bảng tỷ trọng nguồn vốn phân theo loại tiền gửi
năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Nội tệ 77.95% 80.23% 85.64% 84.33% 68.16% 84.4%
Ngoại tệ 22.05% 19.77% 14.36% 15.67% 31.84% 15.16%
1.1.2. Lĩnh vực dịch vụ bảo lãnh
Bằng cách cung cấp đa dạng hóa dịch vụ như dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ thanh
toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ… thu nhập từ hoạt động này của Chi nhánh đã
tăng lên đáng kể, trong đó phải kể đến doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh chiếm tỉ trọng
lớn trong thu từ dịch vụ:
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ bảo lãnh
Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010
Thu nhập từ dịch vụ Tỷ đồng 15 16 22,3 19,4 19,9
Thu nhập từ dịch vụ bảo lãnh Tỷ đồng 9.9 11 14 10,3 10,3
Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi nhánh
Quán triệt phương hướng đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng trong gian đoạn đổi
mới và hội nhập kinh tế quốc tế của hệ thống ngân hàng để ngày càng nâng cao khả
năng cạnh tranh, phục vụ khách hàng tốt hơn và đặc biệt ngày càng mang lại nhiều
lợi nhuận cho ngân hàng, các dịch vụ mới đang từng bước được ứng dụng thành
công tại hệ thống nói chung và chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ nói riêng như:
cho vay gián tiếp qua các tổ chức trung gian, cho vay luân chuyển, dịch vụ thuê
mua, cho vay trả góp, bảo lãnh trong đó, hoạt động bảo lãnh trong cho vay tín
dụng là một trong những lĩnh vực dịch vụ mang lại cho chi nhánh nguồn thu nhập
đáng kể qua các năm. Năm 2006 thu nhập từ hoạt động bảo lãnh là 9.9 tỷ đồng

Đỗ Trọng Hưng Kinh tế Đầu tư 49A
13
Báo cáo thực tập tổng hợp
chiếm trên 66% tổng thu nhập từ dịch vụ. Năm 2007 thu nhập từ bảo lãnh đạt 11 tỷ
đồng chiếm 68.8% thu nhập dịch vụ và tăng 11.11% năm 2006. Và đến năm 2010
con số trên đạt 10.3 tỷ đồng chiếm 51.8% thu nhập từ dịch vụ. Con số đó được dự
tính ngày càng tăng trong những năm tiếp theo vì đây là một trong các thế mạnh của
chi nhánh.
1.1.3. Lĩnh vực kinh doanh ngoai tệ và thanh toán quốc tế
Kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế là một trong những hoạt động
dịch vụ của chi nhánh. Trong thời gian qua, Chi nhánh đã thực hiện kịp thời chính
xác không sai sót trong nghiệp vụ hạch toán kế toán ngoại tệ, hạch toán chuyển tiền
thanh toán biên giới, quản lý tài khoản kiều vốn, nghiệp vụ kiều hối Dưới đây là
doanh số kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế của Chi nhánh giai đoạn từ
2006-2010
Doanh số kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế của Chi nhánh
Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010
Doanh số mua ngoại tệ Triệu USD 299 369 366 449,1 304
Doanh số bán ngoại tệ Triệu USD 313 372 380 452,7 304
Doanh số thanh toán quốc tế Triệu USD 442 550 540 608 750
Doanh số chuyển tiền Triệu USD 72 98 79 44 85
Thanh toán L/C Triệu USD 370 452 459 564 603
Thanh toán biên giới Triệu USD 3 3 - - 0,4
Phí thu từ dịch vụ kiều hối Triệu USD 1,95 3,9 0,142 - -
Nguồn: Báo cáo tổng kết qua các năm 2006 -2010
Trong năm 2006 doanh số mua bán ngoại tệ quy đổi ra USD đạt 612 triệu USD.
Sang năm 2007, tổng doanh số mua bán ngoại tệ đạt 741 triệu USD, tăng 21.08% so
với năm trước. Đến năm 2008 doanh số mua bán ngoại tệ đạt 746 triệu USD tăng
0.8% so với năm trước, năm 2009 doanh thu mua bán ngoại tệ đạt 901.8 triệu USD
tăng 20.9% so với năm 2008 và đến năm 2010 con số này đạt 608 triệu USD và chỉ

ước đạt bằng 67.42% năm 2009. Nhìn chung doanh số mua bán ngoại tệ của chi
nhánh tăng qua các năm, năm sau cao hơn năm trước, xong trong năm 2010 con số
nằm lại tụt giảm do thị trường ngoại tệ có những biến động phức tạp khó lường và đặc
biệt tình trạng đầu cơ ngoại tệ ngày càng có xu hướng tăng cao. Ngoài thu đổi, mua bán
Đỗ Trọng Hưng Kinh tế Đầu tư 49A
14
Báo cáo thực tập tổng hợp
ngoại tệ của các đại lý, qua thị trường tự do và thị trường liên ngân hàng, chi nhánh còn
khai thác, thu mua từ các doanh nghiệp xuất khẩu, đơn vị có nguồn ngoại tệ lớn, đồng
thời theo dõi sát sao luồng tiền đi – đến, tỷ giá, hạn mức, điều chuyển vốn… Do vậy
không có rủi ro, trạng thái ngoại tệ được khắc phục, tuân thủ theo đúng quy định của
ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Kết quả lãi gộp từ hoạt
động này thu được 4231 triệu đồng, trong đó mua bán ngoại tệ 3112 triệu đồng, lãi thu
từ điều chuyển ngoại tệ nội bộ 1119 triệu đồng.
Về hoạt động thanh toán quốc tế, nhìn chung doanh số thanh toán quốc tế của chi
nhánh tăng trưởng đều đặn qua các năm. Năm 2008 đạt 540 triệu USD, năm 2009 đạt
608 triệu USD tăng 12.6%. Đến năm 2010 con số này đạt 750 triệu USD tăng 23.4%.
Những con số thống kê trên hoàn toàn thể hiện đúng với xu hướng hội nhập kinh tế
quốc tế ngày càng sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam mà trong đó lĩnh vực tài chính –
ngân hàng luôn đi đầu. Thành công trên đạt được là do các cán bộ Ngân hàng luôn
phục vụ khách hàng tận tình, chu đáo bởi vậy mà Ngân hàng luôn được khách hàng
đánh giá cao. Điều này đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao uy tín của chi
nhánh nói riêng mà còn nâng cao chất lượng phục vụ khác hàng của hệ thống ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nói chung.
1.1.4. Lĩnh vực phát hành thẻ
Trong những năm qua số lượng thẻ phát hành của chi nhánh không ngừng
tăng lên, đến 31/12/2010, toàn chi nhánh phát hành được 11.216 thẻ, hoàn thành
vượt mức kế hoạch được giao 125%, số dư tiền gửi không kỳ hạn trên thẻ là 45 tỷ
đồng. Tăng số lượng thẻ chi nhánh đã phát hành là trên 54 nghìn thẻ. Dưới đây là số
lượng thẻ mà chi nhánh đã phát hành trong các năm.

Số lượng thẻ được phát hành tại chi nhánh
Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010
Sổ lượng phát hành Thẻ 9.524 26.947 16.255 9.050 11.216
Số dư tài khoản thẻ Tỷ đồng 1,9 28 0,313 43,2 45
1.1.5. Công tác phát triển khách hàng
Đỗ Trọng Hưng Kinh tế Đầu tư 49A
15
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Đến 31/12/2010, số lượng khách hàng doanh nghiệp mở tài khoản tại Chi
nhánh là 1.147 doanh nghiệp.
- Đăng ký dịch vụ SMS Banking cho 1.946 khách hàng, dịch vụ VN- Top up
cho 295 khách hàng.
- Lắp đặt và đưa vào sử dụng 06 máy EDC, 03 POS, số lượng doanh nghiệp
sử dụng dịch vụ thanh toán lương tự động tại chi nhánh là 127 doanh nghiệp trong
đó 90 đơn vị hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước.
1.1.6. Hoạt động sử dụng vốn.
Trước yêu cầu của nhiệm vụ mới chuyển hoạt động sang kinh doanh đa năng
tổng hợp, có thể nói, tín dụng là một hoạt động then chốt của Ngân hàng, và là tiếp
nối của hoạt động huy động vốn. Hoạt động tín dụng thực sự phát triển lớn mạnh cả
về chiều rộng và chiều sâu góp phần thúc đẩy mọi thành phần kinh tế phát triển, mở
rộng hoạt động đầu tư, kinh doanh, thương mại.
A, Quy trình cho vay
Để tăng hiệu quả và hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra, các ngân hàng thường đặt
ra một quy trình cho vay hay còn gọi là quy trình phân tích tín dụng. Quy trình tín
dụng của Chi nhánh gồm năm bước được thực hiện bởi các cán bộ tín dụng và các
phòng ban có liên quan.
Đỗ Trọng Hưng Kinh tế Đầu tư 49A
Tiếp nhận hồ sơ
vay vốn. Thu thập
xử lý thông tin

Phân tích tín
dụng, tiến hành
thẩm định
Xây dựng và ký
kết hợp đồng
tín dụng
Giải ngân và
kiểm soát khoản
vay
Thu nợ, xử lý các
khoản vay có vấn
đề
16
Báo cáo thực tập tổng hợp
Sơ đồ quy trình cho vay tín dụng tại chi NHNo&PTNT Láng Hạ
Trong quy trình cho vay thì bất kỳ công đoạn nào cũng đều có tầm quan trọng
riêng nhưng công việc phân tích khách hàng có lẽ là quan trọng hơn cả, bởi hoạt
động tín dụng của ngân hàng ẩn chứa nhiều rủi ro. Bằng việc phân tích khách hàng
chi tiết sẽ giúp các ngân hàng hạn chế được rủi ro, gia tăng lợi nhuận.
Khi tiến hành phân tích khách hàng cần phải xem xét tới năm yếu tố cốt lõi của
doanh nghiệp vay vốn đó là:
+ Danh tiếng (character)
+ Năng lực (Capacity)
+ Vốn (Capital)
+ Các điều kiện (Conditions)
+ Tài sản đảm bảo ( Collateral)
Như vậy, với mục đích chính là xác định khả năng và ý muốn của người vay
trong việc hoàn trả tiền vay, phù hợp với các điều khoản của hợp đồng tín
dụng, phân tích tín dụng đóng vai trò trọng tâm trong quy trình tín dụng ngân
hàng.

B, Tình hình sử dụng vốn.
a. Thị phần tín dụng.
Như chúng ta đã biết nghiệp vụ chủ yếu căn bản của ngân hàng là đi vay để
cho vay điều đó quyết định đến lợi nhuận và sự phát triển của chi nhánh. Thế mạnh
của chi nhánh chính là tín dụng và tăng trưởng tín dụng mà hoạt động mạnh mẽ
nhất là hoạt động cho vay. Mặc dù trên địa bàn quận Đống Đa – Hà Nội hiện nay có
khá nhiều đối thủ cạnh tranh với sự góp mặt của hầu hết các NHTMQD và cổ phần
lớn như: Vietcombank, Viettinbank, BIDV, ACB, Teachcombank, VIB bank, Ngân
hàng hàng hải… nhưng hoạt động tín dụng của chi nhánh vẫn không ngừng tăng
trưởng về cả số lượng và chất lượng. Thị phần trong khu vực của chi nhánh khá ổn
định và tăng đều qua các năm.
Thị phần tín dụng của Ngân hàng trên địa bàn quận Đống Đa
Đơn vị: %
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Đỗ Trọng Hưng Kinh tế Đầu tư 49A
17
Báo cáo thực tập tổng hợp
Thị phần tín dụng 30% 30% 39% 40% 41% 43%
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm (2005-2010
Ta thấy thị phần tín dụng của chi nhánh vẫn giữ khá ổn định là 30% trong
những năm đầu 2005, 2006 tăng đột phá nhất là trong năm 2007 ( tăng hơn năm
2006 là 9%), năm 2008, 2009 và 2010 tăng nhẹ và khá ổn định. Điều này có được là
do ngân hàng luôn mở rộng, đa dạng hóa các sản phẩm cho vay với các ngành nghề
khác nhau, cung cấp các sản phẩm giá cạnh tranh và đảm bảo chất lượng. Ngân
hàng rất chú trọng công tác khách hàng đặc biệt là các khách hàng truyền thống.
Chi nhánh Láng Hạ chuyên cho vay trong lĩnh vực khai thác, chế biến quặng, cho
vay đóng, chế biến gang thép, xây dựng thủy điện và các dự án quan trọng nằm
trong chiến lược phát triển quốc gia. Chi nhánh có mối quan hệ tốt với nhiều doanh
nghiệp trên khắp cả nước và thị phần cho vay ngoài địa bàn nhiều khi cao hơn cho
vay trong địa bàn quận Đống Đa – Hà Nội.

b. Thực trạng hoạt động sử dụng vốn trong thời gian qua.
Diễn biến dư nợ và cấu trúc dư nợ ( 2005-2010)
Ta nhận thấy tổng dư nợ của ngân hàng qua các năm 2005-2010 có sự ra tăng
đáng kể. Năm 2005 là 1.876 tỷ đồng, tăng đều qua các năm. Đến năm 2008 thì tổng
dư nợ đã lên tới 2.172 tỷ đồng bằng 96% so với năm 2007, giảm 4% (số tuyệt đối
giảm 97 tỷ đồng), vẫn đạt 114% kế hoạch, sau đó đến năm 2009 tổng dư nợ năm tăng
với tốc độ bức phá kể từ 6 năm trở lại đây với mức tăng trưởng 132.18% tướng ứng
Đỗ Trọng Hưng Kinh tế Đầu tư 49A
18
Báo cáo thực tập tổng hợp
tăng 2.871 tỷ lên mức 5.043 tỷ đồng và đến năm 2010 thì đã giảm xuống còn 4.338 tỷ
đồng. Nguyên nhân của sự suy giảm trong năm 2008 là do những tháng cuối năm
2008 tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp. Khủng hoảng tài chính và suy
thoái kinh tế toàn cầu tác động trực tiếp tới nền kinh tế nước ta, tốc độ tăng trưởng
kinh tế có xu hướng chậm lại, thấp hơn kế hoạch đã điều chỉnh. Tình hình khó khăn
trong và ngoài nước đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của ngân
hàng nói chung và của Chi nhánh Láng Hạ nói riêng. Nhưng sau đó bước sang năm
2009 nền kinh tế thế giới nói chung có những tín hiệu phục hồi rất khả quan trong đó
Việt Nam và một số nước trên thế giới đã đi đầu trong tiến trình phục hồi của nền
kinh tế thế giới nói trên. Do đó, các lĩnh vực kinh tế trong nước bắt đầu lấy lại được
đà tăng trưởng và đặc biệt là lĩnh vực dich vụ trong đó có tài chính ngân hàng, không
nằm ngoài xu hướng đó chi nhánh ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn Láng
Hạ đã có những bước phát triển đáng khích lệ trong thời điểm này
Bên cạnh sự tăng trưởng của những năm trước, thì dư nợ nội tệ vẫn có sự
giảm sút từ 1101 tỷ đồng năm 2005 xuống còn 987 tỷ đồng năm 2006 và bắt đầu
tăng trở lại từ năm 2008 trở lại đây, dư nợ trung và dài hạn cũng có xu hướng biến
đổi thất thường tăng giảm qua các năm không giữ được mức ổn định cần thiết. Dư
nợ phân theo thời gian chủ yếu là dư nợ ngắn hạn. Điều này đảm bảo an toàn trong
kinh doanh vì rủi ro đối với cho vay trung và dài hạn là rất lớn. Còn năm 2010 dư
nợ nội tệ đạt 3.364 tỷ đồng, bằng 72.38% so với cùng kỳ năm trước, bằng 103% kế

hoạch năm. Dư nợ ngoại tệ đạt 704 tỷ đồng, bằng 146% so với kế hoạch năm.
Đỗ Trọng Hưng Kinh tế Đầu tư 49A
19
Báo cáo thực tập tổng hợp
Cơ cấu Dư nợ tại NHNo&PTNT Láng Hạ
Năm
Chỉ tiêu
2005 2006 2007 2008 2009 2010
Giá trị
(tỷ đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
(tỷ
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
(tỷ
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
(tỷ
đồng)
Tỷ
trọng

(%)
Gía trị
(tỷ
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
(tỷ
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
I. Phân theo thời
hạn vay
1.876 100 2.057 100 2.841 100 2.172 100 5.043 100 4.338 100
1. Dư nợ ngắn hạn 988 52,7 1.269 61,7 1.731 61 1.370 63,08 1.098 21.77 1.183 29,1
2. Dư nợ trung,
dài hạn
888 47,3 788 38,3 1.110 39 802 36,92 3.945 78.23 1.892 46,5
II. Phân loại theo
loại tiền
1.876 100 2.057 100 2.841 100 2.172 100 5.043 100 4.338 100
1. Dư nợ nội tệ 1.101 58,7 978 47,5 1.451 51,1 1.547 71,23 4.648 92.17 3.364 83
2. Dư nợ ngoại tệ 775 41,3 1.079 52,5 1.389 48,9 625 28,78 395 7.83 704 17
Nguồn: Báo cáo tổng kết qua các năm của chi nhánh
c. Rủi ro tín dụng
Lượng vốn ngân hàng cho khách hàng vay tăng liên tục trong giai đoạn từ
2005 trở lại đây đến năm 2010 tăng lên tới 4.338 tỷ đồng. Tuy nhiên, kèm theo đó
là tỷ lệ nợ xấu tăng lên, cao điểm là vào năm 2008 tỷ lệ này là 1,9% và đến năm

2010 đã giảm còn 0.96%, trong đó chủ yếu là của doanh nghiệp ngoài quốc doanh
và cho vay tiêu dùng.
Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh
Năm Đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Nợ xấu Tỷ đồng 6,75 9,78 21,6 41,2 25,1 39
Tỷ lệ nợ xấu % 0,36 0,48 0,76 1,9 0,5 0.96
Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi nhánh
Chi nhánh cũng tiến hành phân loại nợ theo quyết định 493 đưa các loại nợ
vào các nhóm riêng biệt để từ đó có biện pháp xử lý kịp thời:
Đỗ Trọng Hưng Kinh tế Đầu tư 49A
20
Báo cáo thực tập tổng hợp
Thống kê phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro (2006-2010)
( Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2006 2007 2008 2009 2010
Giá
trị
Tỷ
trọng
%
Giá trị
Tỷ
trọng
%
Giá
trị
Tỷ
trọng
%

Giá
trị
Tỷ trọng
%
Giá trị
Tỷ
trọng
Tổng dư nợ 2.057 100 2.841 100 2.172 100 5.043 100 4.338 100
Nợ nhóm 1( Nợ đủ tiêu
chuẩn)
1546.9 75,2 1006.1 46,32 1428.5 50,28 3051.1 60,5 3036.6 70
Nợ nhóm 2(Nợ cần chú ý)
370.3 18 1100.8 50,68 1370.2 48,23 1961.7 38,9 1236.3 28.5
Nợ nhóm 3(Nợ dưới tiêu
chuẩn)
136 6,8 65.2 3 42.3 1,49 30.3 0,6 65.1 1.5
Nợ nhóm 4(Nợ nghi ngờ)
Nợ nhóm 5 Nợ có khả
năng mất vốn)
Trích dự phòng rủi ro 25 30 71 80 90
Nguồn: báo cáo tổng kết của chi nhánh
Nợ quá hạn của chi nhánh là thuộc nợ nhóm hai (nợ từ 0-90 ngày) điều này
cho thấy ngân hàng có một số lượng khách hàng suy giảm khả năng trả nợ nhưng
vẫn có khả năng thu hồi cả vốn và gốc ( tỷ lệ này đến hết năm 2008 là 0,31%). Nợ
xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5 Ở đây ta có thể thấy là không có nợ thuộc
nhóm 4, nhóm 5, và trích dự phòng rủi ro tăng qua các năm tăng mạnh nhất là trong
hai năm 2009 và 2010. Nguyên nhân do có thể là Ngân hàng đang gấp rút tiền hành
cổ phần hóa nên cần xử lý triệt để các khoản nợ. Dù sao giảm nợ xấu xuống mức
còn 0.96% như cuối năm 2010 cũng là một nỗ lực rất lớn của chi nhánh.
1.2. Đánh giá kết quả kinh doanh tại chi nhánh.

Năm 2010, năm thứ 2 liên tiếp Việt Nam có tốc độc tăng trưởng đáng kích lệ
hơn 5.5% vẫn là một trong những điểm sáng trong bức tranh u ám của nền kinh tế
thế giới sau khi bị cơn bão khủng hoảng tài chính hoành hành trong năm 2008.
Trong đó hoạt động ngân hàng vẫn là lĩnh vực đóng góp không nhỏ vào những
thành công của nền kinh tế Việt Nam, trong những năm qua ngân hàng đã có nhiều
chuyển biến tích cực, hoạt động tiền tệ, tín dụng tiếp tục phát triển tốt góp phần
kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến trình cổ phần hoá các ngân
Đỗ Trọng Hưng Kinh tế Đầu tư 49A
21
Báo cáo thực tập tổng hợp
hàng TMQD tạo động lực mạnh mẽ, đòi hỏi từng tổ chức tín dụng phải đổi mới để
nâng cao tính cạnh tranh trong môi trường kinh doanh quốc tế.
- Nhận thức được những thuận lợi và thách thức trên, tập thể CBVC Chi
nhánh Ngân hàng No&PTNT Láng Hạ đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, đoàn kết
nhất trí cao nhằm thực hiện có kết quả Kế hoạch kinh doanh năm 2010. Tính đến
31/12/2010, tổng nguồn vốn đạt 9.888 tỷ đồng, tăng 2.332 tỷ đồng so với năm 2009,
tăng 29 % so với năm 2009. Cơ cấu nguồn vốn từng bước được cải thiện theo
hướng hiêu quả và ổn định hơn. Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn chiếm gần 86.67% tổng
nguồn. Vốn huy động ngoại tệ nhìn chung vẫn giữ ổn định qua các năm, đạt 1.543
tỷ VND (quy đổi) vào năm 2010
- Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng đã thực hiện tốt công tác quảng bá thương
hiệu AGRIBANK với nhiều hình thức và các loại hình dịch vụ đã cung cấp như:
Dịch vụ thẻ, dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo lãnh, thanh toán quốc tế, dịch vụ MSM
Banking, chuyển khoản qua SMS, nối mạng thanh toán thành công với Ngân hàng
Liên Việt, là đầu mối thu tiền cước toàn quốc cho Tổng công ty Viễn thông Quân
đội Viettel.
- Trong những năm qua Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ đã thực hiện các
giải pháp nhằm chủ động kiểm soát mức độ tăng trưởng tín dụng, đảm bảo thực
hiện nghiêm túc các giới hạn tín dụng NHNo&PTNT giao, kiểm soát được rủi ro tín
dụng. Đồng thời chi nhánh nghiêm túc thực hiện việc chuyển nợ quá hạn theo quyết

định số 127/2005/QĐ- NHNN ngày 03/02/2005 của Thống đốc NHNN, thực hiện
phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quyết định số 493/2005/QĐ-
NHNN của Thống đốc, từ đó đánh giá chính xác hiệu quả và xây dựng các biện
pháp nâng cao hiệu quả của công tác tín dụng, đảm bảo an toàn hệ thống. Năm
2006, nợ xấu trong toàn chi nhánh là 9,8 tỷ, chiếm 0,48% trên tổng dư nợ, thấp hơn
so với tỷ lệ được giao và thấp nhất trong 6 năm nghiên cứu. Năm 2007 tỷ lệ nợ xấu
là 21,6 tỷ đồng chiếm 0,76% tổng dư nợ, thấp hơn kế hoạch đề ra là 3% /tổng dư
nợ, năm 2008 dư nợ xấu Chi nhánh là 41,2 tỷ đồng, chiếm 1,9% tổng dư nợ cao đột
biến trong 6 năm, sau đó tỷ lệ nợ xấu giảm xuống vào năm 2009 và đến năm 2010
tăng lên đôi chút với mức 0.96% tương ứng với 39 tỷ nhưng vẫn trong tiêu chuẩn
Đỗ Trọng Hưng Kinh tế Đầu tư 49A
22
Báo cáo thực tập tổng hợp
cho phép. Tỷ trọng nợ xấu/ tổng dư nợ có chiều hướng giảm. Đây là dấu hiệu tốt,
cho thấy Ngân hàng đang thực hiện tăng cường quản trị rủi ro, giảm thiểu tới mức
thấp nhất rủi ro vay nợ.
- Bên cạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ tín dụng phát triển bền vững, hiệu
quả, Chi nhánh cũng chú trọng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoài tín dụng, tăng
cường thu nhập từ các hoạt động này. Năm 2010, doanh số thanh toán quốc tế đạt
hơn 750 triệu USD, doanh số mua bán ngoại tệ đạt 608 triệu USD, đạt 110% kế
hoạch năm.
- Chi nhánh cũng không ngừng đổi mới, nâng cao phong cách giao dịch văn
minh, lịch sự, tư vấn giúp khách hàng sử dụng các nghiệp vụ ngân hàng tiên tiến…
qua đó đã có thêm 11.216 thẻ ATM phát hành mới trong năm 2010, tăng 70%, hoàn
thành vượt mức kế hoạch được giao 125%, với số dư trên 45 tỷ đồng.
- Thực hiện mục tiêu đã đề ra, Chi nhánh đã động viên, khuyến khích toàn thể
CBCNV đang ở bất kỳ vị trí công tác nào, chức vụ nào cũng đều phải có ý thức tiếp
cận các nguồn vốn huy động, phát huy tối đa các mối quan hệ với các cơ quan TW, các
đơn vị kinh tế xã hội địa phương, các tổ chức có nguồn vốn lớn, có mạng lưới hoạt
động trong cả nước để tranh thủ nguồn vốn và mở rộng dịch vụ thanh toán. Đến nay,

AGRIBANK Láng Hạ đã tiếp cận và khai thác phục vụ nhiều dự án có vốn ODA
- Để làm tốt hoạt động marketing, AGRIBANK Láng Hạ đã tích cực mở rộng
mạng lưới hoạt động tại các khu vực kinh doanh có môi trường thuận lợi, mạnh dạn
tiếp thị vào các địa bàn mới như khu đô thị mới, trường học… và luôn coi trọng
nguồn vốn ổn định từ dân cư. Đến nay, Chi nhánh đã có 2 chi nhánh cấp II và 6
phòng giao dịch kinh doanh có hiệu quả, có tổng nguồn vốn tới 1.174 tỷ đồng.
Xác định hướng ưu tiên là phát triển các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao,
chi nhánh đã triển khai nhiều dịch vụ và tiện ích mới, đa dạng hoá loại hình sản
phẩm như: dịch vụ chuyển tiền nhanh, thanh toán, dịch vụ bảo hiểm, Collect-Call,
Phone-banking, thanh toán biên mậu, chi lương…
2. Công tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Láng Hạ.
2.1. Căn cứ thẩm định.
Đỗ Trọng Hưng Kinh tế Đầu tư 49A
23
Báo cáo thực tập tổng hợp
Toàn bộ hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nói chung
và chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ nói riêng thực hiện thẩm định dự án đầu tư
dựa trên các căn cứ sau:
- Căn cứ pháp lệnh kế toán thống kê ngày 10/05/1988.
- Luật doanh nghiệp nhà nước ngày 20/04/1995.
- Luật doanh nghiệp ngày 12/06/1999.
- Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12/11/1996 và luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam số 18/2000/QH10 ngày
09/06/2000.
- Luật HTX ngày 20/03/1996.
- Nghị định 59/CP và Nghị định 27/CP của Chính phủ về chế độ tài chính
đối với DNNN
- Nghị định 52/CP, Nghị định 88/CP và các văn bản khác có liên quan về
công tác ĐTXD.
- Qui chế cho vay hiện hành của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và các

quy định về bảo đảm tiền vay đang có hiệu lực
- Quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính,
ban hành chế độ kế toán đối với doanh nghiệp.
- Căn cứ định mức kinh tế kỹ thuật theo từng ngành nghề, từng vật nuôi,
cây trồng do các cơ quan có chức năng ban hành.
- Căn cứ tiềm năng phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương, khu vực,
trong cả nước.
- Các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan
Các văn bản trên có thể được thay đổi, bổ sung theo từng thời điểm nhất
định, nên khi tiến hành thẩm định phải căn cứ vào hiệu lực của các văn bản có liên
quan để xem xét cho phù hợp.
2.2. Quy trình thẩm định
Thẩm định dự án đối với ngân hàng là việc tổ chức xem xét một cách khách
Đỗ Trọng Hưng Kinh tế Đầu tư 49A
24

×