Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty cổ phần Sứ Viglacera Thanh Trì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.54 KB, 21 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp
MỤC LỤC
SV: Nguyễn Thị Luyến Lớp: QTKD Tổng hợp
Báo cáo thực tập tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Cánh cửa nối liền thị trường Việt Nam và thị trường thế giới đã thực sự mở
rộng cho chúng ta từ tháng 12- năm 2006 khi Việt Nam gia nhập WTO đem lại
nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các công ty còn non trẻ của chúng ta. Sự
kiện này lại càng đặc biệt có ý nghĩa với các công ty dù là Công ty Nhà nước hay
Công ty tư nhân, dù là Công ty lớn hay Công ty nhỏ bởi đây là mô hình phát
triển mang lại nhiều thành quả tốt đẹp cho nền kinh tế hiện nay. Bên cạnh đó,
Việt Nam lại là nước đang phát triển mà theo nhận xét của nhiều chuyên gia kinh
tế là đang trong thời kỳ công trường xây dựng với sự mọc lên ồ ạt của các toà
nhà lớn, các công trình tiện nghi phục vụ cho đời sống ngày càng tăng lên của
người dân. Điều này một mặt là cơ hội cho các doanh nghiệp trong nghành xây
dựng phát triển, mặt khác cũng đặt ra thách thức cho chính họ phải luôn luôn đổi
mới để phù hợp với sự biến đổi không ngừng của thị trường và yêu cầu ngày
càng cao của khách hàng. Công ty cổ phần Sứ Viglacera Thanh trì cũng không
nằm ngoài vòng xoáy đó.
Trong thời gian học tập tại trường đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội, được
sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Văn Phúc em đã hoàn thành bài báo cáo
thực tập tổng hợp sau. Báo cáo thực tập này nhằm đề cập tới các vấn đề chung
của Công ty để giúp chúng ta có thể hiểu rõ về lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức
và tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Sứ Viglacera Thanh trì
trong những năm gần đây.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 26 tháng 02 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Thị Luyến

SV: Nguyễn Thị Luyến Lớp: QTKD Tổng hợp


1
Báo cáo thực tập tổng hợp
PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỨ VIGLACERA
THANH TRÌ
1. Giới thiệu chung về Công ty.
٭ Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần sứ Viglacera Thanh Trì
٭ Hình thức pháp lý: Theo luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 được Quốc
hội thông qua ngày 29/12/2005 theo quyết định số 409/QĐ – BXD ngày 25/3/2008
của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng.
٭ Tên tiếng Anh: Viglacera Thanh Tri Sanitary Ware Stock Company.
٭Mã số thuế: 0100107557.
٭ Trụ sở chính: Phường Thanh Trì - Quận Hoàng Mai – TP. Hà Nội.
٭ Ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất, kinh doanh sứ vệ sinh cao cấp mang nhãn hiệu: Viglacera và
Monaco. Phụ kiện sứ vệ sinh, các loại vật liệu xây dựng khác.
- Xây lắp,hoang thiện các công trình công nghiệp và dân dụng.
- Tư vấn, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản
xuất tiêu dùng.
- Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng ô tô theo hợp đồng.
- Sản phẩm phân phối độc quyền cho: Công ty cổ phần Thương Mại
Viglacera.
٭ Giám đốc Công ty: Ông Ngô Trung Dũng.
2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
Trong tháng 3 năm 2011, Công ty Cổ phần Sứ Viglacera Thanh trì sẽ tổ chức
kỷ niệm 50 năm ngày thành lập công ty. Trong 50 nam qua, công ty đã trải qua
nhiều giai đoạn phát triển từ Xí nghiệp gạch Thanh trì nay trở thành công ty lớn
mạnh như hôm nay:
٭22/03/1961 : Xí nghiệp gạch Thanh trì được thành lập theo quyết định số

326/KT của Bộ trưởng Bộ Kiến trúc (nay là Bộ xây dựng) tại quận 7,ngoại thành
SV: Nguyễn Thị Luyến Lớp: QTKD Tổng hợp
2
Báo cáo thực tập tổng hợp
Hà nội ( nay là phường Thanh trì- Hoàng Mai- Hà Nội ).
٭ Từ năm 1976 đến năm 1991 Xí nghiệp được đổi tên thành Nhà máy Sành sứ
xây dựng Thanh trì.
٭ Từ năm 1992 đến năm 2008 Nhà máy được đổi tên thành Công ty Sứ Thanh trì.
٭ Từ năm 2008 đến nay Công ty Sứ Thanh trì được chuyển đổi thành Công ty
cổ phần Sứ Viglacera Thanh trì.
Kể từ khi đổi mới, ngoài việc đầu tư vào công nghệ mới để nâng cao sản
lượng, chất lượng và mẫu mã sản phẩm mà công ty còn thực hiện việc đổi mới cả trong
công tác tổ chức cán bộ, công tác quản lý và đặc biệt là công tác tiêu thụ sản phẩm:
+ Công tác quản lý, tổ chức cán bộ: công ty luôn xác định công tác phát triển
nguồn nhân lực, đầu tư vào con người là một việc quan trọng phải làm thường xuyên.
+ Công tác tiêu thụ: Sản phẩm công ty không những có mặt trên thị trường cả
nước mà còn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài như: Nga, Italy, Pháp, Mianma,
Ixraen, Bangladesh, Singapore… và Nhật Bản, một thị trường “khó tính” đã chấp
nhận sản phẩm của công ty. Dự kiến trong tương lai công ty sẽ đặt văn phòng đại
diện tại Matxcova và xây dựng một nhà máy sản xuất tại Ucraina.
Với 50 năm xây dựng và trưởng thành, công ty đã đạt được khá nhiều thành tích:
- Là đơn vị đầu tiên nghiên cứu và áp dụng thành công việc sản xuất sứ vệ
sinh theo tiêu chuẩn “Vitreuos China” tại Việt Nam.
- Năm 1997, công ty trở thành hội viên chính thức của Hiệp hội sứ Anh quốc
(Cream Research).
- Năm 1998, trở thành thành viên chính thức của phòng Thương Mại và Công
Nghiệp Việt Nam (Vietnam Chamber of Commerce and Industry – VCCI)
Năm 2000, Công ty chính thức nhận được chứng chỉ đảm bảo chất lượng ISO
9002 do 2 tổ chức: BVQI ( Vương Quốc Anh ) và QUACERT ( Việt Nam ) cấp…
Sản phẩm sứ vệ sinh mang nhãn hiệu Viglacera do Công ty sản xuất hiện đã

đạt tiêu chuẩn Châu Âu, có kiểu dáng phong phú, mẫu mã đa dạng và được khách hàng
trong và ngoài nước đánh giá cao. Điều đó đã đem lại cho công ty nhiều huy chương,
giải thưởng chất lượng ở các cuộc triển lãm trong và ngoài nước như giải thưởng Ngôi
Sao Vàng Quốc Tế tại Genever 2002, thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam năm 2006,
SV: Nguyễn Thị Luyến Lớp: QTKD Tổng hợp
3
Báo cáo thực tập tổng hợp
hàng Việt Nam chất lượng cao 2007 do người tiêu dùng bình chọn…
3. Sản phẩm, khách hàng và thị trường chủ yếu của Công ty.
- Các sản phẩm chủ yếu của Công ty là: Xí bệt, chậu, xổm, tiểu nữ, tiểu nam.
+ Bệt: VI66, VI88, VI28, VI55, VI77, KA1, BTE1, VC11, VI105, VI107,
B767, BL1, BL5,…
+ Chậu: VI2 ,VI3, VTL2, VTL3, VTL3N, VI2N, VI3N, VN9, VI1T…
+ Chân chậu: VI5, VI2, VI2N, VI3, VI3N, CTE1…
+ Bidet ( tiểu nữ ): VB1, VB3…
+ Xổm: ST4, ST8, ST8M…
+ Tiểu nam: TT5, TA2, TA3, T1…
- Khách hàng
Công ty Sứ Thanh Trì đã sử dụng hệ thống kênh phân phối là các chi nhánh,
các đại lý và các cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc để đưa sản phẩm của Công ty đến
tận tay người tiêu dùng hoặc cũng có thể đến tận phòng kinh doanh của Công ty để
mua. Khách hàng của Công ty có thể là các hộ gia đình hay các công ty xây dựng.
Khách hàng lớn, tiềm năng và thường xuyên của Công ty chính là các công ty xây
dựng. Mục tiêu chính của Công ty là ký được hợp đồng với các công ty xây dựng và
lắp đặt các công trình vệ sinh tại các công trình xây dựng của họ.
Ngoài ra Công ty còn luôn cố gắng tìm kiếm và phát triển các bạn hàng nước
ngoài nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, phát triển thị phần, tăng doanh thu tiêu thụ.
- Thị trường
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty không chỉ rộng khắp cả nước mà
còn mở rộng xuất khẩu ra cả nước ngoài như: Nga, Italy, Pháp, Mianma, Ixraen,

Bangladesh, Singapore… và Nhật Bản, một thị trường “khó tính” đã chấp nhận sản
phẩm của công ty. Dự kiến trong tương lai công ty sẽ đặt văn phòng đại diện tại
Matxcova và xây dựng một nhà máy sản xuất tại Ucraina.
* Thị trường trong nước:
Thị trường tiêu thụ của Công ty cổ phần Sứ Vigalacera Thanh Trì được chia
làm 3 miền Bắc, Trung, Nam. Riêng thị trường Miền Bắc lại được chia thành 5 khu
SV: Nguyễn Thị Luyến Lớp: QTKD Tổng hợp
4
Báo cáo thực tập tổng hợp
vực như sau:
+ Khu vực 1: Gồm các tỉnh Hà Nội và Hà Tây.
+ Khu vực 2: Gồm các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình,
Quảng Ninh.
+ Khu vực 3: Gồm các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ
An, Hà Tĩnh.
+ Khu vực 4: Gồm các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Sơn La, Lai
Châu, Hoà Bình, Thái Nguyên.
+ Khu vực 5: Gồm các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai.
* Thị trường nước ngoài:
Không chỉ dừng lại ở việc củng cố và đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh
doanh ở trong nước. Công ty cổ phần Sứ Viglacera Thanh Trì còn rất chú trọng đến
thị trường ngoài nước. Thị trường ngoài nước đã và đang mở ra cho công ty nhiều
triển vọng mới. Đó là một thị trường rất khó tính nhưng rất rộng lớn, tiềm năng tiêu
thụ sản phẩm ở thị trường này rất cao .
Sản phẩm sứ vệ sinh của công ty cổ phần Sứ Viglacera Thanh Trì không những
được khách hàng trong nước công nhận mà nó đã được xuất khẩu sang các nước như:
Nga, Pháp, Italy, Đài Loan, Nhật doanh thu xuất khẩu của công ty chiếm khoảng
trên dưới 20% về cả doanh thu cũng như sản lượng sản xuất kinh doanh của công ty.
Để đạt được thành tích này, Công ty đã cố gắng rất nhiều vượt qua mọi khó khăn để
dần khẳng định chất lượng của hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Phương hướng trong thời gian tới, bên cạnh các thị trường truyền thống, công
ty sẽ mở rộng thêm các đại lý trên thị trường Nga và Đông Âu, đẩy mạnh công tác
xuất khẩu hướng tới mục tiêu toàn cầu hoá của Công ty nói riêng và Tổng Công ty
nói chung trong thời gian tới.
SV: Nguyễn Thị Luyến Lớp: QTKD Tổng hợp
5
Báo cáo thực tập tổng hợp
PHẦN 2
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
1. Sản phẩm và dịch của Công ty.
٭ Mặt hàng sản xuất chủ yếu của công ty là sứ vệ sinh phục vụ cho xây dựng gồm:
- Két nước các loại.
- Xí bệt các loại.
- Chậu các loại
Các sản phẩm của Công ty có mẫu mã, kiểu dáng đa dạng được quy định kí hiệu
thống nhất theo các mã số để dễ dàng trong việc gọi tên và phân biệt từng loại sản
phẩm. Nhưng tất cả các sản phẩm đều có các bộ phận và cách lắp đặt giống nhau.
- Xí bệt VI 88 gồm có: két nước, nắp nhựa, bệt, cột cấp nước và cột xả nước
+ Ưu điểm: Rất tiện lợi khi sử dụng, có hai nút ấn xả nước, một nút ấn xả
nước khi đi tiểu tiện và nút ấn xả nước khi đi đại tiện.
+ Nhược điểm: khi xả nước độ xoay của đường thoát nước không mạnh nên
nhiều khi vẫn còn ứ đọng chất thải trong bệt.
- Chậu rửa VR1 gồm có: chậu và vòi.
٭ Các dịch vụ của công ty:
Ngày nay, người tiêu dùng mua sản phẩm hàng hóa không có nghĩa là chỉ
mua bản thân hàng hoá đó mà còn là mua dịch vụ kèm theo hàng hoá như: lắp đặt
và hướng dẫn sử dụng đối với sản phẩm mới, bảo hành, sửa chữa sản phẩm mỗi khi
hỏng hóc,…Công ty Sứ Thanh Trì cũng có bộ phận bảo hành, lắp đặt thuộc biên chế
của phòng kinh doanh. Tuy nhiên bộ phận này chỉ gồm rất ít nhân viên chỉ tiến hành
các hoạt động sửa chữa khi khách hàng báo hỏng, không đủ nhân lực để có thể bảo

dưỡng thường xuyên sản phẩm nhất là tại các công trình đã lắp đặt với số lượng lớn.
Ngoài sản xuất sản phẩm Công ty cổ phần Sứ Viglacera Thanh Trì còn sản
xuất các phụ kiện kèm theo để thuận tiện cho việc thay thế phụ kiện hỏng hóc trong
quá trình sử dụng. Thông thường phần sứ của Công ty được bảo hành vĩnh viễn,
phần phụ kiện được bảo hành 2 năm. Chính sách bảo hành này thể hiện mức độ
cạnh tranh cao của Công ty. Sau 2 năm tuỳ từng loại phụ kiện mà Công ty có chính
SV: Nguyễn Thị Luyến Lớp: QTKD Tổng hợp
6
Báo cáo thực tập tổng hợp
sách sửa chữa, bảo hành miễn phí hay khách hàng phải thanh toán.
Do chất lượng phần sứ và phần phụ kiện không đồng đều, phụ kiện của Công
ty dùng hết thời gian bảo hành thường có dấu hiệu hỏng hóc mà nhân viên bảo hành
của Công ty quá ít, ngay cả khi huy động đội ngũ bảo hành ở các cửa hàng, đại lý
vẫn không đáp ứng được hết nhu cầu sửa chữa. Do đó thời gian chờ sửa chữa, bảo
dưỡng kéo dài gây tâm lý không hài lòng cho khách hàng
2. Đặc điểm về sản xuất kinh doanh của Công ty.
2.1.Đặc điểm về tổ chức.
Công ty cổ phần sứ Viglacera Thanh Trì hiện có 6 PX sản xuất. Bao gồm:
- PX khuôn: là nơi trực tiếp nghiên cứu, thiết kế, chế tạo mẫu sản phẩm theo ý
tưởng và đơn đặt hàng của nước ngoài làm ra những mẫu sản phẩm đạt yêu cầu cung
cấp cho các PX tiến hành đưa vào sản xuất sản phẩm trên dây chuyền công nghệ.
- PX tạo hình: là nơi tạo ra các sản phẩm (mộc) với các hình dáng khác nhau,
tùy thuộc vào thị hiếu người tiêu dùng.
- PX kỹ thuật men đảm nhiệm việc pha chế men, phun men.
- PX lò nung: có nhiệm vụ nung các sản phẩm (mộc) sau khi được phun men
đến một nhiệt độ nhất định để thành sản phẩm sứ.
- PX cơ điện: đảm nhiệm việc lắp ráp, sửa chữa bảo quản các thiết bị máy móc
và hệ thống cung cấp điện chung cho toàn nhà má, kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng
định kỳ các hệ thống máy móc ở các PX khác để đạt được hiệu quả cao nhất.
- PX phân loại sản phẩm (PX KCS): đảm nhiệm việc phân loại, kiểm sản

phẩm và đóng gói. PX KCS là khâu cuối cùng quan trọng quyết định sản phẩm sẽ
tiêu thụ trên thị trường hoặc sẽ bị xử lý phế thải.
2.2. Đặc điểm về nhân sự.
Tổng số lao động trong Công ty dao động qua các năm tương đối thấp.
Tổng số lao động nam có số lượng cao hơn lao động nữ và tăng đều qua các
năm. Số lao động nữ có xu hướng giảm nhẹ.Điều này là hợp lý vì đây là doanh
nghiệp sản xuất mặt hàng sứ vệ sinh là công việc nặng nhọc và có tính chất độc hại
(đặc biệt là ở bộ phận nhà máy Sứ) nên phù hợp với nam giới hơn. Lao động nữ
trong công ty chủ yếu làm ở bộ phận dịch vụ, bán hàng và tạp vụ. Cả lao động nam
SV: Nguyễn Thị Luyến Lớp: QTKD Tổng hợp
7
Báo cáo thực tập tổng hợp
và nữ của công ty tương đối ổn định chỉ dao động không đáng kể.
Nhìn chung lao động của Công ty có sự biến động qua từng năm nhưng vẫn
tương đối ổn định. Điều đó chứng tỏ Công ty đã có chính sách quản lý nhân lực rất
tốt và có hiệu quả, ít thuyên chuyển, thay thế nhân lực gây tốn kém, lãng phí.
2.3 Đặc điểm về vốn.
Công ty Cổ phần Sứ Viglacera Thanh Trì có hình thức pháp lý là Công ty Nhà
nước nên được Nhà nước cấp vốn ưu đãi hàng năm. Nhờ số vốn đó, Công ty được
đánh giá là có tổng vốn kinh doanh khá cao so với các doanh nghiệp trong ngành.
- Vốn cố định của Công ty qua cả năm 2009 và 2010 đều chiếm khoảng hơn
2/3 tổng số vốn. Vốn cố định lớn do Công ty đã đầu tư máy móc, dây chuyền công
nghệ hiện đại vào trong quá trình sản xuất dẫn đến quy mô tài sản cố định lớn.
Điều này đem lại hiệu quả sản xuất cao, có thể sản xuất ra sản phẩm với số lượng
lớn, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt nhưng lại là bất hợp lý vì số vốn cố định quá lớn sẽ
khiến cho Công ty không thể có tốc độ quay vòng vốn nhanh làm tăng lợi nhuận.
- Vốn ngân sách cấp chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng nguồn vốn của Công ty
nhưng lại có xu hướng giảm. Trong khi đó vốn tự có và vốn vay có xu hướng tăng,
trong đó vốn tự có có xu hướng tăng nhanh hơn vốn vay. Điều này thể hiện tình
hình tài chính rất khả quan của Công ty.

2.4. Đặc điểm về nguyên vật liệu.
Để sản xuất ra một sản phẩm sứ vệ sinh công ty Sứ Viglacera Thanh trì sử
dụng các lạo nguyên vật liệu như sau:
- Đất sét
- cao lanh
- thạch cao,
- men, feldpar
- thủy tinh lỏng
Những nguyên vật liệu này được trộn với nhau theo tỷ lệ quy định rồi được
nghiền trong máy nghiền bi với nước để tạo gia hồ nhằm gia công tạo hình sản phẩm.

SV: Nguyễn Thị Luyến Lớp: QTKD Tổng hợp
8
Báo cáo thực tập tổng hợp
3.Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Sứ Viglacera Thanh trì giai đoạn 2007-2010.
TT Chỉ tiêu
Đơn
vị
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009
Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%)
1 SP sản xuất Sp 1572359 1195600 1087951 2744596 (376759) 76.04 (107649) 90.99 1656645 252.3
2 SP tiêu thụ Sp 191263 1020287 998523 2610310 829024 533.44 (21.764) 97.87 1611787 261.41
3 SP tồn kho Sp 139953 228570 273399 123281 88617 163.31 44829 119.61 (1501118) 45.09
4 Doanh thu
Ng/.đ 110832674366 103596271387 93071824161 190987457621 (7236402979) 93.5
(10524447226
)
89.84 97915633460 205.2

5 Lợi nhuận Ng/.đ 1374488569 2206040286 202024730 2852274035 381551717 160.5 (2004015556) 9.16 2650249305 1411.84
6 Số nộp NS
Ng./đ 4184575844 4135274395 4005287396 4124581354 (49301449) 98.82 (29986999) 96.85 119293958 102.98
7 Lao động Ng 569 612 635 610 43 107.56 23 103.76 (25) 69.06
8 Thu nhập
BQLĐ
đ/ng 189228 1923540 1915835 2500000 25312 101.33 (7705) 99.6 584165 130.5
SV: Nguyễn Thị Luyến Lớp: QTKD Tổng hợp
9
Báo cáo thực tập tổng hợp
Trong hơn 50 năm tiến hành sản xuất kinh doanh Công ty cổ phần Sứ
Viglacera Thanh Trì đã gặp những khó khăn và đạt được những thành tựu sau:
- Số sản phẩm sản xuất và tiêu thụ của Công ty tăng mạnh trong năm 2010 nhu
cầu tiêu thụ mặt hàng sứ vệ sinh trên thị trường ngày càng cao. Cụ thể, số sản phẩm
sản xuất cao nhất là năm 2010 là 2.744.596 sản phẩm bằng 174.55 % so với năm
2007, bằng 229.55 % so với năm 2008 và bằng 252.3% so với năm 2009. Số sản
phẩm tiêu thụ cao nhất cũng là năm 2010 với 2.610.310 sản phẩm chiếm 1364.8%
so với năm 2007, chiếm 255.84 % so với năm 2008 và chiếm 261.41% so với năm
2009. Do công tác dự báo thị trường và tính toán kế hoạch không chính xác nên số
sản phẩm sản xuất luôn lớn hơn số lượng tiêu thụ do đó tỷ lệ tồn kho và số sản
phẩm lưu kho khá cao dẫn đến chi phí lưu kho bị đẩy lên. Công ty cần phải quan
tâm chú trọng hơn nữa công tác điều tra nghiên cứu thị trường đặc biệt là nghiên
cứu cầu để có thể ước lượng chính xác nhu cầu thị trường cả về số lượng, chất
lượng và chủng loại để có thể giảm chi phí cho sản phẩm lưu kho.
- Doanh thu của Công ty có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn từ 2009 –
2010 và giảm trong giai đoạn 2007 - 2009. Năm 2009, doanh thu chỉ đạt hơn 110.83
tỷ VNĐ đến năm 2010 doanh thu đã tăng thêm hơn 97.915.633.460 tỷ VNĐ tức 205.2
% so với năm 2009. Năm 2008 và năm 2009 là một năm có biến động mạnh về thị
trường xây dựng nên nhu cầu về sản phẩm sứ xây dựng cũng bị giảm đáng kể, do đó
doanh thu năm 2009 giảm hơn 105.2 tỷ VNĐ tương ứng 89.84 % so với năm 2008

và giảm hơn 177.6 tỷ VNĐ tương ứng 83.92 % so với năm 2007. Tuy doanh thu
năm 2008 và 2009 đã có sự giảm sút nhưng là do nguyên nhân bên ngoài tác động,
các yếu tố bên trong Công ty như: đội ngũ lao động, chất lượng sản phẩm…ảnh
hưởng không đáng kể.
- Lợi nhuận của Công ty có xu hướng tăng vào năm 2008 giảm vào năm 2009
và lại tăng mạnh vào năm 2010 do tình hình kinh doanh năm 2009 gặp rất nhiều
khó khăn. Điều đó thể hiện sự cố gắng, nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ nhân
viên trong Công ty.
- Lao động bình quân của Công ty tương đối ổn định qua các năm, chỉ dao
động ở mức thấp với số lượng và cơ cấu như đã nhận xét ở phần trên.
SV: Nguyễn Thị Luyến Lớp: QTKD Tổng hợp
10
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Thu nhập bình quân lao động của Công ty khá cao, dao động ở mức từ gần
1.9-2,5 triệu VNĐ và có xu hướng tăng trong giai đoạn từ 2007-2010.
4. Những khó khăn trở ngại chủ yếu của Công ty.
Trong 50 năm tiến hành sản xuất kinh doanh Công ty cổ phần Sứ Viglacera
Thanh Trì đã đạt được những thành tựu đáng kể. Nhưng do công tác dự báo thị
trường và tính toán kế hoạch không chính xác nên số sản phẩm sản xuất luôn lớn
hơn số lượng tiêu thụ do đó tỷ lệ tồn kho và số sản phẩm lưu kho khá cao dẫn đến
chi phí lưu kho bị đẩy lên. Công ty cần phải quan tâm chú trọng hơn nữa công tác
điều tra nghiên cứu thị trường đặc biệt là nghiên cứu cầu để có thể ước lượng chính
xác nhu cầu thị trường cả về số lượng, chất lượng và chủng loại để có thể giảm chi
phí cho sản phẩm lưu kho.
Là công ty đã có thương hiệu lâu năm trên thị trường kinh doanh sản phẩm sứ
vệ sinh cao cấp,nhưng do phải cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường nên công ty
đã gặp rất nhiều khó khăn
Ngày nay khi thu nhập của người dân Việt Nam ngày càng được nâng cao
thì mặt hàng sứ vệ sinh với ưu điểm sạch sẽ, bền đẹp và sang trọng trở nên không
thể thiếu trong tất cả các căn hộ đặc biệt là ở thành phố. Tuy nhiên, thu nhập càng

cao người dân càng có tâm lý “ sính ngoại ” tức là thích tiêu dùng hàng ngoại hơn
vì cho rằng chất lượng hàng ngoại nhập sẽ tốt hơn. Công ty cổ phần Sứ Viglacera
Thanh Trì sẽ phải cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài có tiềm lực về tài chinh và
công nghệ lớn mạnh.
SV: Nguyễn Thị Luyến Lớp: QTKD Tổng hợp
11
Báo cáo thực tập tổng hợp
PHẦN 3
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH
QUẢN TRỊ KINH DOANH CỦA CÔNG TY
1. Cơ chế quản lý và tổ chức quản lý bán sát tổ chức.
٭ Mô hình tổ chức quản lý của Công ty.
SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN SỨ VIGLACERA
THANH TRÌ
SV: Nguyễn Thị Luyến Lớp: QTKD Tổng hợp
12
Báo cáo thực tập tổng hợp

SV: Nguyễn Thị Luyến Lớp: QTKD Tổng hợp
13
PX. KCS
Tổng Giám Đốc
Phó Tổng Giám Đốc
( phụ trách sản xuất)
Phó Tổng Giám Đốc
( phụ trách kỹ thuật )
Phó Tổng Giám Đốc
( phụ trách xản xuất )
Phòng Kỹ Thuật
Phòng Kinh Tế

Phòng TCHC
PX. Kỹ thuật men
Bộ Phận Kho
PX. Tạo hình
hình
PX. Lò nung
PX. Cơ điện
PX. Khuôn
Hội Đồng Quản Ttrị
Báo cáo thực tập tổng hợp
٭ Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu
ra, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan
đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại
hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ giám sát Tổng Giám đốc
điều hành và những người quản lý khác trong Công ty. Quyền và nghĩa vụ của
HĐQT do Pháp luật và Điều lệ Công ty, các Quy chế nội bộ của Công ty và Nghị
quyết Đại hội đồng cổ đông quy định.
٭ Ban giám đốc gồm 3 người: Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc (phụ trách
sản xuất) và Phó Tổng Giám đốc (phụ trách kỹ thuật)
- Tổng Giám đốc : Là người điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến
hoạt động hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Tổng
công ty, trước pháp luật và toàn thể người lao động trong công ty về kết quả sản
xuất kinh doanh và tình hình tuân thủ pháp luật của công ty.
- Các Phó Tổng Giám đốc giúp việc Tổng Giám Đốc và chịu trách nhiệm
trước Tổng Giám đốc về các nội dung công việc được phân công, chủ động giải
quyết những công việc đã được Tổng giám đốc ủy quyền theo quy định của Pháp
luật và Điều lệ Công ty.
* Các phòng ban chức năng chính:
−Phòng Kinh tế:
+ Tham mưu cho giám đốc về mặt tài chính kế toán, thực hiện hạch toán các

nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thanh quyết toán với nhà nước, Tổng công ty và các
bên liên quan.
+ Thực hiện lập kế hoạch bao gồm: kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch sản
xuất, kế hoạch huy động vốn… Quản lý các hoạt động xuất khẩu sản phẩm sứ vệ
sinh của công ty ra nước ngoài, cũng như việc nhập khẩu các thiết bị, máy móc, phụ
tùng phục vụ cho quá trình cải tiến kỹ thuật, sản xuất sản phẩm.
− Phòng tổ chức hành chính: : Tham mưu cho Tổng Giám đốc
công ty về việc sắp xếp và bố trí cán bộ, đào tạo và phân loại lao động cho phù hợp
SV: Nguyễn Thị Luyến Lớp: QTKD Tổng hợp
14
Báo cáo thực tập tổng hợp
công việc, thanh quyết toán chế độ cho người lao động theo chính sách, chế độ của
Nhà nước và quy chế của công ty…
− Phòng kỹ thuật: Kiểm tra chất lượng của các nguyên vật liệu
trước khi nhập kho, hiệu chuẩn thiết bị đo lường và thử nghiệm trong quá trình sản
xuất, phân tích dữ liệu thống kê thu thập được trong quá trình sản xuất, phát hiện sự
không phù hợp tại các công đoạn sản xuất trong dây chuyền để khắc phục và phòng
ngừa, kiểm tra chất lượng bán thành phẩm, thành phẩm sau mỗi công đoạn chế biến
và kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị máy móc kỹ thuật sản xuất của công ty.
2. Chức năng quản lý .
Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Cơ cấu này vừa đảm
bảo thực hiện chế độ một thủ trưởng vừa phát huy được quyền dân chủ sáng, độc lập
tương đối của các phòng ban. Theo cơ cấu này, Tổng Giám đốc là người trực tiếp
điều hành các phòng ban, phân xưởng, chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động
của Công ty. Trợ giúp cho Tổng Giám đốc là 2 Phó Tổng Giám đốc: Phó Tổng Giám
đốc phụ trách kỹ thuật và Phó Tổng Giám đốc phụ trách kinh doanh. Cấp dưới nữa là
các phòng ban và Nhà máy Sứ viglacera Thanh Trì.
Đội ngũ lãnh đạo của Công ty trong lĩnh vực kinh doanh còn rất trẻ, chỉ trên
30 tuổi. Phó Tổng giám đốc kinh doanh là người phụ trách tiêu thụ sản phẩm, tổ
chức mạng lưới bán hàng, các đại lý tiêu thụ sản phẩm cho Công ty, được uỷ quyền

ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm của Công ty và chịu trách nhiệm trước Tổng
Giám đốc về tình hình kinh doanh của Công ty. Trợ giúp cho Phó Tổng Giám đốc
kinh doanh là trưởng phòng kinh doanh. Do đội ngũ lãnh đạo trẻ tuổi, nhiệt tình,
năng động nên rất nhạy bén trước các cơ hội kinh doanh, nắm bắt được các thời cơ
và nhạy cảm trước các nguy cơ giúp Công ty đề ra các chính sách tiêu thụ hợp lý.
3. Nhân sự.
Tính đến thời điểm tháng 2 năm 2011 công ty cổ phần Sứ Viglacera Thanh trì
có tất cả 688 CBCNV.
Trong đó 80 người có trình độ đạ học, 27 người có trình độ cao đẳng và 50
người có trình độ trung cấp. Với đội ngũ nhân viên trẻ , năng động, ham học hỏi,
SV: Nguyễn Thị Luyến Lớp: QTKD Tổng hợp
15
Báo cáo thực tập tổng hợp
công ty cổ phần Sứ Viglacera Thanh trì co cơ sở để đào tạo và hoàn thiện bộ máy
nhân sự.Đồng thời xây dựng được một tập thể đoàn kết- chuyên nghiệp, tổ chức-
phân bổ chức năng nhiệm vụ nhằm đạt được mục tiêu chung của công ty. Nguồn
nhân lực của công ty phần lớn được đào tạo cơ bản và có thời gian nhất định tham gia
vào công việc chuyên môn, có tính độc lập cao trong công viêc. Đây là nguồn tài
nguyên lớn của công ty, là cơ sở để công ty triển khai kế hoạch phát triển kinh doạnh.
4. Marketting.
- Xây dựng hệ thống kênh phân phối
- Phát triển sản phẩm mới, mở rộng loại hình kinh doanh và xâm nhập thị
trường chưa có cạnh tranh.
- Xây dựng các chính sách tiêu thụ sản phẩm.
- Công ty cổ phần Sứ viglacera Thanh Trì chủ động tiến hành các hoạt động
quảng cáo ( gồm các hoạt động quảng cáo ngoài trời như biển quảng cáo, pano,
quảng cáo trên truyền hình do Tổng công ty Thuỷ Tinh và Gốm xây dựng thực
hiện ); các hình thức khuyến mại ( như thưởng, tặng quà cho các cửa hàng, đại lý,
tham gia hội chợ và triển lãm do Tổng công ty Thuỷ Tinh và Gốm xây dựng đứng
ra tổ chức, trưng bày sản phẩm mẫu tại các cửa hàng, đại lý ); và có nhiều hoạt động

quan hệ công chúng - PR - ( như tài trợ bóng đá, tham gia các hoạt động xã hội, các
cuộc thi do Nhà nước tổ chức như tin học, tìm hiểu lịch sử Đảng, thiết lập website
riêng để giới thiệu về Công ty và sản phẩm…) Các hoạt động trên đã đem lại kết
quả đáng kể cho Công ty, khiến doanh số tiêu thụ của Công ty ngày càng tăng.
- Đối với thị trường xuất khẩu công ty đã nghiên cứu về phong tục tập quán
cũng như những luật lệ quy định bắt buộc tại các nước, thói quen tiêu dùng, văn hoá
xã hội của vùng đó, để từ đó đưa ra các chương trình quảng cáo và quảng cáo trên
các phương tiện thích hợp.
5. Đổi mới sản phẩm, công tác nghiên cứu phát triển và quản lý nghiên cứu
phát triển.
٭ Đổi mới sản phẩm:
Ngày nay khi thị trường có nhiều nhà cung ứng cùng một loại sản phẩm, dịch
SV: Nguyễn Thị Luyến Lớp: QTKD Tổng hợp
16
Báo cáo thực tập tổng hợp
vụ thì chất lượng và sự khác biệt hoá sản phẩm là yếu tố quan trọng để nâng cao
năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và cho sản phẩm doanh nghiệp cung ứng.
Nhận thức được điều này, Công ty Sứ Thanh Trì đã cố gắng không ngừng cải tiến
và nâng cao chất lượng sản phẩm , đặt trọng tâm vào sản xuất những sản phẩm có
chất lượng và đặc điểm riêng biệt về kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm để bán với giá
cao hơn giá trung bình làm tăng lợi nhuận nhưng vẫn thu hút được khách hàng có
thu nhập cao. Chẳng hạn như Công ty đã nghiên cứu và đi vào sản xuất bộ bệt két
liền: BL1, BL5, B767; bộ bệt cung đình; các phụ kiện cảm ứng tự động; các sản
phẩm có men chống dính, men chống nấm mốc diệt khuẩn…Những sản phẩm và
phụ kiện trên tung ra thị trường đã được khách hàng đặc biệt quan tâm và ưa thích.
٭ Nghiên cứu phát triển và quản lý nghiên cứu phát triển:
Công ty tiến hành nghiên cứu cầu cả bằng phương pháp trực tiếp và gián tiếp.
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của Công ty là các chủ đại lý, cửa hàng và một số
khách hàng tại các đại lý, cửa hàng đó. Khi tiến hành nghiên cứu cầu, Công ty chia
khách hàng thành các nhóm:

+ Nhóm khách hàng mua sản phẩm dùng vào các công trình xây dựng
+ Nhóm khách hàng tiêu dùng gia đình
+ Nhóm khách hàng nước ngoài
Nhân viên tiếp thị của phòng kinh doanh thường xuyên đi thị trường ở tất cả
các khu vực đến các cửa hàng, đại lý để bán và giới thiệu sản phẩm. Thông qua các
cửa hàng, đại lý đó đội ngũ thị trường xác định và phỏng đoán nhu cầu khách hàng
về sản phẩm trong tương lai. Đó có thể là sản phẩm Công ty chưa hề sản xuất hoặc
những tính năng, công dụng của sản phẩm khách hàng mong muốn mà chưa có
trong sản phẩm của Công ty. Sau đó đội ngũ tiếp thị sẽ tổng hợp lại rồi báo cáo với
trưởng phòng kinh doanh. Trưởng phòng kinh doanh sẽ đề xuất những ý kiến đó lên
Ban lãnh đạo để Ban lãnh đạo xem xét và quyết định.
Công ty cũng đã chú trọng đến việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh nhưng chỉ
dừng lại ở việc nghiên cứu qua các tài liệu được công bố trên phương tiện thông tin
đại chúng của đối thủ hay do tổng cục thống kê thu thập được chứ không trực tiếp
SV: Nguyễn Thị Luyến Lớp: QTKD Tổng hợp
17
Báo cáo thực tập tổng hợp
điều tra thu thập thông tin. Do những thông tin như vậy khá chung chung và khái
quát nên tính chính xác của quá trình phân tích thông tin nhận được sẽ không cao.
Nhân viên làm nhiệm vụ tổng hợp số liệu trong phòng kinh doanh đảm nhận vai trò
này để phân tích và rút ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ hoặc đánh giá
từng nhân tố thông qua thang điểm từ đó đưa ra chính sách tiêu thụ hợp lý. Trưởng
phòng kinh doanh sẽ xem xét lại và ra quyết định trước khi báo cáo cấp trên.
Việc nghiên cứu hệ thống kênh phân phối cũng được Công ty quan tâm nhưng
không chú trọng. Nhân viên bán hàng ngoài việc bán và giới thiệu sản phẩm ở các
cửa hàng, đại lý còn có nhiệm vụ quan sát, thu thập số liệu về các cửa hàng, đại lý
đó để thấy được điểm mạnh, yếu của từng thành viên trong kênh phân phối rồi báo
cáo lại với cấp trên.
6. Những khó khăn bất cập trong công tác quản trị của Công ty.
Gốm sứ xây dựng là ngành sản xuất đem lại lợi nhuận khá cao. Do đó, nó đã

cuốn hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thị trường sứ vệ
sinh ngày càng phong phú, cạnh tranh sôi động hơn. Hiện nay, trên thị trường xuất
hiện nhiều thương hiệu uy tín như TOTO (Nhật), VILLEROG & BOCH (Đức),
INAX… với những chủng loại, mẫu mã sản phẩm phong phú, đa dạng đang cạnh
tranh mạnh mẽ với sản phẩm “VIGLACERA”.
Giống như các doanh nghiệp khác, Công ty cổ phần Sứ Viglacera Thanh Trì
chịu ảnh hưởng của các văn bản pháp luật về Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp
luật về kinh doanh, thương mại. Luật và các văn bản dưới luật trong lĩnh vực này đang
trong quá trình hoàn thiện. Do đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có thể
gặp những rủi ro về mặt luật pháp khi Luật Doanh nghiệp và Chứng khoán đã ban
hành nhưng những nghị định, văn bản hướng dẫn vẫn trong giai đoạn hoàn chỉnh.
Nền kinh tế thị trường cùng với xu thế hội nhập đặt ra cho Công ty rất nhiều
những cơ hội cũng như thách thức. Những biến động về giá vật tư đầu vào; Yêu cầu
về tiêu chuẩn chất lượng, đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, thương hiệu, mẫu mã chất
lượng sản phẩm ngày càng tăng; đòi hỏi Công ty phải có một bộ máy quản lý giỏi,
tâm huyết, có kinh nghiệm thực tế mới có thể đứng vững và phát triển trong môi
SV: Nguyễn Thị Luyến Lớp: QTKD Tổng hợp
18
Báo cáo thực tập tổng hợp
trường cạnh tranh ngày càng tăng. Đây là một trong những rủi ro và thách thức lớn
nhất đối với Công ty hiện tại và trong tương lai.
Công ty đã tiến hành phân khúc thị trường thành 3 nhóm để quản lý và triển
khai tổ chức kinh doanh đó là: nhóm thị trường gia đình, nhóm thị trường đại lý,
nhóm thị trường khách hàng dự án. Tuy nhiên, khi thực hiện chiến lược kinh doanh
thì công y đã gặp phải khó khăn đó là:
- Nhóm thị trường gia đình: Có tốc độ tăng trưởng cao, khả năng thanh toán
tốt và có tỷ suất lợi nhuận cao. Tuy nhiên, đây là thi trường không tập trung, phân
bố rộng theo địa bàn, doanh số trên địa bàn nhỏ. Đồng thời, đây là nhóm thị trường
ít am hiểu thông tin về sản phẩm nên phụ thuộc vào tư vấn của các đơn vị. Trong
khi đó, lực

lượng của bộ phận kinh doanh chưa đủ lớn mạnh để đáp ứng được tất cả yêu
cầu của nhóm thị trường này.
- Nhóm thị trường khách hàng dự án: Đây là nhóm thị trường có quy mô lớn,
có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, giá trị hợp đồng lớn và hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên đây là thị trường phân bổ rộng, không tập trung vì vậy việc tiếp cận thị
trường đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao và lâu dài.
- Nhóm thị trường đại lý: Đây là nhóm thị trường dể triển khai tiếp caanjquanr
lý và tôt chức hoạt động kinh doanh, là đối tượng gia tăng doanh thu. Tuy nhiên đây
là nhóm thị trường mang lại hiệu quả kinh doanh không cao, dễ tồn đọng vốn ở
nhóm đối tượng này và tính cạnh tranh của thị trường là rất cao.
Hiện nay sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thi trường ngày càng gay
gắt vì vậy đòi hỏi vông ty phải có một chiến lược kinh doanh mang tính đột phá và
hiệu quả để thu hút khách hàng và tăng doanh thu trong lĩnh vực cung cấp thiết bị
sứ vệ sinh.
SV: Nguyễn Thị Luyến Lớp: QTKD Tổng hợp
19
Báo cáo thực tập tổng hợp

KẾT LUẬN

Lĩnh vực sản xuất sứ vệ sinh là lĩnh vực được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm
do có tỷ suất lợi nhuận tương đối lớn và có triển vọng phát triển trong tương lai.
Công ty cổ phần Sứ Viglacera Thanh Trì là doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh
doanh trong lĩnh vực sứ vệ sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn do phải cạnh tranh với
nhiều doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên nếu biết phát huy những điểm mạnh,
khắc phục những tồn tại, những hạn chế và cải tiến trong sản xuất Công ty sẽ đạt
được những thành công đáng kể trong tương lai, doanh thu và lợi nhuận ngày càng
được nâng cao.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Văn Phúc đã nhiệt
tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập để em hoàn thành bản báo cáo tổng hợp

này một cách tốt nhất có thể.
Em xin chân thành cảm ơn!
SV: Nguyễn Thị Luyến Lớp: QTKD Tổng hợp
20

×