Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Phân tích thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần sữa Vinamilk Việt Nam giai đoạn 2005 đến 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.46 KB, 34 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
H m xu th tuy n tính : t = bo + b1t.à ế ế ŷ 19
H m xu th parabol: t = bo + b1t + b2t2à ế ŷ 19
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu, sự cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp trong cùng một lĩnh vực là rất gây gắt. Các nhà quản lý luôn phải tìm
những hướng đi mới phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội để giúp
doanh nghiệp mình tồn tại và phát triển. Để duy trì và phát triển doanh nghiệp
của mình thì trước hết phải đòi hỏi kinh doanh phải có hiệu quả.
Không ngừng nâng cao hiệu quả là không chỉ mối quan tâm của bất kỳ
nhà quản lý, mà là mối quan tâm của cả xã hội. Đó cũng là vấn đề bao trùm
và xuyên suốt thể hiện công tác quản lý. Bởi suy cho cùng quản lý kinh tế là
để đảm bảo tạo ra kết quả và hiệu quả cao nhất cho mọi quá trình trong sản
xuất kinh doanh.
Việc xem xét và phân tích hiệu quả kinh doanh cho phép các nhà quản trị
có cái nhìn khách quan hơn về hiệu quả hoạt động tìm ra nguyên nhân để đưa
ra các biện pháp thích hợp trên cả hai phương diện tăng kết quả giảm chi phí
và nâng cao hiệu quả. Chính vì vậy vận dụng các phương pháp thống kê vào
nghiên cứu các kết quả sản xuất, chí phí sản xuất nhằm đưa ra đựơc các nhận
xét khách quan phản ánh các hiệu quả sản xuất kinh doanh là một điều cần
thiết. Đó cũng là lý do em chọn đề tài: “Phân tích thống kê hiệu quả sản
xuất kinh doanh của công ty cổ phần sữa Vinamilk Việt Nam giai đoạn
2005 đến 2009” để thấy rõ kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty từ đó có cơ sở ra quyết định cho các hoạt động trong sản xuất.
1
CHƯƠNG I
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1. Khái niệm và ý nghĩa của chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.1. Khái niệm của chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh


Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự phát
triển kinh tế theo chiều sâu, nó phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực
trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh là thu được
lợi ích nhiều hơn.
Hiệu quả kinh tế là loại chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả
sản xuất kinh doanh (yếu tố đầu ra) với chi phí cho sản xuất kinh doanh (yếu
tố đầu vào) và ngược lại. Hiện nay có những cách hiểu khác nhau về việc so
sánh giữa yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra và tất nhiên sẽ có các loại chỉ tiêu
hiểu quả khác nhau.
Nếu so sánh đầu vào và đầu ra bằng cách trừ có hiệu quả tuyệt đối.
Nếu so sánh đầu vào và đầu ra bằng phép chia có hiệu quả tương đối
Theo quan điểm chung của hội nghị thống kê các nước của khối SEB: hiệu
quả là chỉ tiêu tương đối được biểu hiện bằng kết quả sản xuất kinh doanh so với
chi phí sản xuất (chỉ tiêu hiệu quả thuận) hoặc ngược lại (chỉ tiêu hiệu quả
nghịch). Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất còn được gọi là các chỉ tiêu năng suất.
1.2. ý nghĩa của chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là sử dụng hợp lý hơn các yếu tố
của qúa trình sản xuất, với chi phí không đổi nhưng tạo ra được nhiều kết quả
hơn. Hoặc với tốc độ tăng chi phí phải nhỏ hơn tốc độ tăng kết quả.
Như vậy, phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ làm giảm
giá thành. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp có thể giảm được giá bán mà vẫn tăng
được lợi nhuận bởi giá thành đã giảm (Lợi nhuận = giá bán – giá thành hay M
= P – Z). Đây là điều kiện cần thiết để tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
2
2. Bản chất và phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp
2.1. Bản chất của hiệu quả kinh tế
Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế của hoạt
động sản xuất kinh doanh nói riêng đã khẳng định bản chất của hiệu quả kinh tế
trong hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt
động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị

máy móc, nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng của
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp – mục tiêu tối đa hóa lợi
nhuận.
Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế của hoạt
động sản xuất kinh doanh, cũng cần phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm
hiệu quả và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiểu kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những gì mà doanh nghiệp đạt
được sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, kết quả cần đạt cũng
là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp.Trong khái niệm về hiệu quả sản xuất
kinh doanh người ta đã sử dụng cả hai chỉ tiêu là kết quả sản xuất (yếu tố đầu
ra) và chi phí của sản xuất (yếu tố đầu vào) để đánh giá hiệu quả sản xuất
kinh doanh. Vấn đề được đặt ra là: hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả
kinh tế của sản xuất kinh doanh nói riêng là mục tiêu hay phương tiện của
kinh doanh? Trong thực tế, nhiều lúc người ta sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả
như mục tiêu cần đạt và trong nhiều trường hợp khác người ta lại sử dụng
chúng như công cụ để nhận biết “khả năng” tiến tới mục tiêu cần đạt là kết
quả.
2.2. Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh
2.2.1 Theo pham vi tính toán, có thể phân thành:
- Hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả xã hội
- Hiệu quả an ninh quốc phòng
3
- Hiệu quả đầu tư
- Hiệu quả môi trường….
Trong sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải phấn đấu đạt tất cả các
loại hiệu quả trên, song trong thực tế khó có thể đạt đồng thời các mục tiêu
hiệu quả tổng hợp đó.
2.2.2. Theo nội dung phương pháp tính toán, phân thành:
- Hiệu quả tính dưới dạng thuận

- Hiệu quả tính dưới dạng nghịch
2.2.3. Theo phạm vi tính, có thể chia:
- Hiệu quả toàn phần: tính chung cho toàn bộ kết quả và toàn bộ chi phí
của từng yếu tố hoặc tính chung cho tổng nguồn lực
- Hiệu quả đầu tư tăng thêm: chỉ tính cho phần đầu tư tăng thêm và kết
quả tăng thêm của thời kỳ tính toán.
2.2.4. Theo hình thái biểu hiện, có:
- Hiệu quả hiện
- Hiệu quả ẩn
3. Hệ thống chỉ tiêu thống kê phân tích hiệu quả sản xuất kinh
doanh công ty cổ phần sữa Vinamilk Việt Nam
3.1. Công thức tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh
Bảng 1: Các dạng chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh
Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu ∆
KQ là kết quả sản xuất kinh doanh
KQ
0
KQ
1
∆KQ = KQ
1
– KQ
0
CP là chi phí cho quá trình sản
xuất kinh doanh
CP
0
CP
1
∆CP = CP

1
– CP
0
H là hiệu quả đầy đủ dạng thuận
H
0
=KQ
0
/CP
0
H
1
=KQ
1
/CP
1
H’ là hiệu quả đầy đủ dạng nghịch
H
0
=CP
0
/KQ
0
H
1
=CP
1
/KQ
1
E là hiệu quả đầu tư tăng thêm

dạng thuận
E =∆KQ/∆CP
E’ là hiệu quả đầu tư tăng thêm
dạng nghịch
E’ =∆CP/∆KQ
= ICOR
4
5
- Nhóm chỉ tiêu H nói lên rằng: Bỏ ra 1 đơn vị chi phí chúng ta làm ra
bao nhiêu đơn vị kết quả tăng thêm.
- Nhóm chỉ tiêu H’ nói lên rằng: Để làm ra 1 đơn vị kết quả chúng ta
phải bỏ ra bao nhiêu đơn vị chi phí.
- Nhóm chỉ tiêu E nói lên rằng: Với 1 đơn vị chi phí đầu tư tăng thêm
chúng ta làm ra được bao nhiêu đơn vị kết quả.
- Nhóm chỉ tiêu E’ có ý nghĩa ngược lại, nghĩa là muốn làm tăng thêm 1
đơn vị kết quả phái đầu tư thêm bao nhiêu đơn vị chi phí.
3.2. Xác định các chỉ tiêu kết quả và chi phí sản xuất kinh doanh của
công ty cổ phần sữa Vinamilk Việt Nam
3.2.1. Chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần sữa
Vinamilk Việt Nam( KQ)
(1) Tổng doanh thu: là toàn bộ số tiền thu được do tiêu thụ hàng hóa và
dịch vụ của công ty cổ cổ phần sữa Vinamilk VN trong các năm báo cáo
+ Doanh thu nội địa
+ Doanh thu xuất khẩu
(2) Tổng doanh thu thuần: là tổng doanh thu của công ty trừ đi các khoản
giảm trừ của công ty như: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, giá trị
hàng bán bị trả lại, các loại thuế như: tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế
giá trị gia tăng hàng bán nội địa, thuế khác…
(3) Lợi nhuận( M): chỉ tiêu lợi nhuận của công ty là một trong số chỉ tiêu
quan trọng nhất đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

+ Lợi nhuận gộp của công ty là hiệu số của doanh thu thuần với giá vốn
hàng bán phát sinh trong từng năm.
+ Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty là kết quả tài
chính trước thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động kinh doanh chính của
công ty trong từng năm. Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở lợi nhuận gộp của
công ty trừ đi chi phí bán hàng và chi phí quản lý của công ty phân bổ cho hàng
hóa, thành phẩm và dịch vụ mà công ty đã tiêu thụ trong từng năm báo cáo.
6
+ Thu nhập hoạt động tài chính của công ty
+ Lợi nhuận trước thuế của công ty: là tổng số lợi nhuận mà công ty cổ
phần sữa Vinamilk đạt được trong từng năm báo cáo trước khi trừ đi thuế thu
nhập doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh và từ thu nhập khác.
+ Lợi nhuân sau thuế của công ty: là lợi nhuận thuần từ các hoạt động của
công ty trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong từng năm báo cáo.
3.2.2. Chỉ tiêu phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh của công ty cổ
phần sữa Vinamilk Việt Nam
Muốn tiến hành tái sản xuất công ty cần phải có vốn để mua sắm TSCĐ,
dự trữ nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất. Tài sản của công ty tồn tại dưới
nhiều dạng khác nhau
(1) Chi phí về lao động của công ty
+ Chi phí về nguồn lực lao động của công ty được biểu hiện bằng số lao
động làm việc trung bình trong từng năm báo cáo;
+ Chi phí về thời gian lao động của công ty( còn gọi là chi phí thường
xuyên hay chi phí một lần mà công ty phải chi trả)
Tổng số ngày.người làm việc trong năm
Tổng số giờ.người làm việc trong năm
Tổng số phút.người làm việc trong năm
+ Chi phí về tiền công:
Tổng quỹ lương của công ty: là tổng số tiền công trả cho người lao động
làm việc trong công ty dưới mọi hình thức: tiền lương theo sản phẩm, theo

thời gian, các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương;
Tổng quỹ lương phân phối lần đầu cho người lao động
Tổng thu nhập lần đầu của người lao động làm việc trong công ty= Tổng
quỹ phân phối lần đầu cho người lao động + các khoản mà công ty phải nộp
thay cho người lao động.
(2) Chi phí về vốn( tài sản) của công ty
+ Tổng tài sản dài hạn bình quân của công ty trong năm(
DH
V
)
7
+ Tổng tài sản ngắn hạn bình quân của công ty trong năm(
NH
V
)
+ Tổng số tài sản có bình quân của công ty trong năm hay tống số vốn
bình quân trong năm(
TV
)
+ Tổng mức khấu hao TSCĐ trong năm( C
1
)
3.3. Hệ thống chỉ tiêu thống kê phân tích hiệu quả sản xuất kinh
doanh của công ty cổ phần sữa Vinamilk Việt Nam
3.3.1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phân tích hiệu
quả sản xuất kinh doanh
Muốn tính được chỉ tiêu hiệu quả của công ty trước hết cần xác định
được các chỉ tiêu đo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Số
lượng chỉ tiêu hiệu quả ở mỗi dạng tùy thuộc vào số chỉ tiêu kết quả và số chỉ
tiêu chi phí thu nhập được trong các báo cáo tài chính của công ty qua các

năm cần nghiên cứu. Viêc lựa chọn chỉ tiêu biểu hiện kết quả và chi phi
SXKD để tính hiệu quả cần đảm bảo nguyên tắc sau:
- Hệ thống chỉ tiêu phải có tính hướng đích: Phục vụ tốt cho yêu cầu của
công tác quản trị sản xuất kinh doanh của công ty. Nó phải đáp ứng tốt nhất
cho người ra quyết định nắm bắt được thực tế hoạt động SXKD của công ty.
So sánh các chỉ tiêu đó với các đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực sản
xuất sữa của công ty để biết được tọa độ công ty mình trên thị trường trong và
ngoài nước để có chiến lược kinh doanh hợp lý.
- Phải có tính thực tiễn: Hệ thống chỉ tiêu có thể thu nhập được từ hệ
thống hạch toán mà công ty đã và đang áp dụng, hoặc có thể sẽ được tổ chức
ghi chép thong tin trong tương lai gần.
- Hệ thống chỉ tiêu phải phù hợp với khả năng tính toán của công ty.
- Đảm bảo tính hữu ích: Hệ thống chỉ tiêu phải có tác dụng thiết thực
phục vụ cho công tác quản trị sản xuất kinh doanh của các công ty.
3.3.2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh
của công ty cổ phần sữa Vinamilk Việt Nam
Với công ty cổ phần sữa Vinamilk VN ta thu thập được chỉ tiêu kết quả
là lợi nhuận( M); doanh thu( D) và 3 chỉ tiêu chi phí: số lao đông làm việc
8
bình quân trong năm(
L
); tổng tài sản hay tổng vốn bình quân trong năm(
TV
)
gồm tổng tài sản dài hạn bình quân, tổng tài sản ngắn hạn bình quân và chỉ
tiêu tổng tài sản cố định bình quân(
K
)
Từ các chỉ tiêu này ta có hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh
doanh của công ty Vinamilk như sau:

Dạng thuận:
Bảng 2: Ma trận hiệu quả đầy đủ dạng thuận
Kết quả/ Chi phí D M
L
D/
L
(1) M/
L
(2)
TV
D/
TV
(3) M/
TV
= ROA(4)
DH
V
D/
DH
V
(5) M/
DH
V
(6)
K
D/
K
(7) M/
K
(8)

(1) Mức doanh thu bình quân 1 lao động: chỉ tiêu nêu lên bình quân 1 lao
động của công ty trong năm tạo được ra bao nhiêu đồng doanh thu cho công ty
(2) Mức lợi nhuận bình quân 1 lao động: chỉ tiêu nêu lên bình quân 1 lao
động của công ty trong năm làm ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận cho công ty;
(3) Mức doanh thu bình quân đạt được từ bình quân 1 đồng tổng vốn của
công ty;
(4) Tỷ suất lợi nhuận tính theo tổng tài sản: chỉ tiêu nêu lên bình quân 1
đồng tổng vốn của công ty trong năm làm được ra bao nhiêu đồng lợi nhuận;
(5) Mức doanh thu bình quân đạt được từ bình quân 1 đồng vốn dài hạn
của công ty;
(6) Tỷ suất lợi nhuận tính theo tai` sản dài hạn: nêu lên bình quân 1 đồng
vốn cố định của công ty trong năm làm ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận cho
công ty;
(7) Sức sản xuất của TSCĐ( hiệu quả sử dụng TSCĐ) chỉ tiêu này cho
biết một đồng TSCĐ bình quân đem lại bao nhiêu đồng doanh thu;
(8) Sức sinh lời của TSCĐ( hiệu quả sử dụng TSCĐ) chỉ tiêu này cho
biết 1 đồng TSCĐ bình quân đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho công ty.
9
Dạng nghịch:
Bảng 3: Ma trận hiệu quả đầy đủ dạng nghịch
Kết quả/ Chi phí D M
L
L
/ D (1)
L
/ M(2)
TV
TV
/ D (3)
TV

/ M (4)
DH
V
DH
V
/ D(5)
DH
V
/ M(6)
K
K
/ D(7)
K
/ M(8)
(1), (2) là chỉ tiêu năng suất lao động người dưới dạng nghịch, còn được
gọi là mức hao phí lao động để làm ra 1 đơn vị kết quả cho công ty( doanh thu,
lợi nhuận) hoặc để làm ra 1 đơn vị lợi nhuận thì công ty cần bao nhiêu lao động;
(3), (4) là các chỉ tiêu phản ánh tổng lượng vốn mà công ty cần có để làm
ra 1 đơn vị kết quả cho công ty( doanh thu, lợi nhuận);
(5), (6) là các chỉ tiêu năng suất vốn cố định tính dưới dạng nghịch, nó
phản ánh lượng vốn cố định mà công ty cần có để làm ra 1 đơn vị kết quả cho
công ty( doanh thu, lợi nhuận);
(7), (8) Suất hao phí TSCĐ: chỉ tiêu thể hiện cho ta thấy để có 1 đồng
doanh thu hay lợi nhuận công ty cần bao nhiêu đồng TSCĐ.
10
CHƯƠNG II
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VINAMILK VIỆT NAM
1. Phương pháp chỉ số

1.1. Khái niệm, đặc điểm và tác dụng của chỉ số trong thống kê
1.1.1. Khái niệm
- Chỉ số trong thống kê là số tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa
hai mức độ của một hiện tượng.
- Chỉ số trong thống kê được xác định bằng cách thiết lập quan hệ so
sánh giưa hai mức độ của hiện tượng ở hai thời gian hoặc không gian khác
nhau nhằm nêu lên sự biến động qua thời gian hoặc sự khác biệt về không
gian đối với hiện tượng nghiên cứu.
1.1.2. Đặc điểm của phương pháp chỉ số
- Xây dựng chỉ số đối với hiện tượng kinh tế phức tạp thì biểu hiện về
lượng của các phần tử được chuyển về dạng chung để có thể trực tiếp công
được với nhau, dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa nhân tố nghiên cứu với các
nhân tố khác.
- Khi có nhiều nhân tố tham gia trong công thức chỉ số việc phân tích
biến động của 1 nhân tố được đặt trong điều kiện giả định các nhân tố khác
không thay đổi.
1.1.3. Tác dụng của chỉ số trong thống kê
Biểu hiện biến động của hiện tượng nghiên cứu qua thời gian( chỉ số
phát triển)
Biểu hiện biến động của hiện tượng qua những điều kiện không gian
khác nhau( chỉ số không gian)
Biểu hiện nhiệm vụ kế hoạch và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch
đối với các chỉ tiêu nghiên cứu
11
1.2. Các loại chỉ số chủ yếu
- Căn cứ vào đặc điểm thiết lập quan hệ so sánh
+ Chỉ số phát triển: biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện
tượng ở hai thời gian khác nhau.
+ Chỉ số kế hoạch: biểu hiện quan hệ so sánh giữa các mức độ thực tế và
kế hoạch của chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm chỉ số nhiệm vụ kế hoạch và chỉ số

thực hiện kế hoạch.
+ Chỉ số không gian: biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện
tượng ở hai điều kiện không gian khác nhau.
- Căn cứ vào phạm vi tính toán
+ Chỉ số đơn: là chỉ số phản ánh biến động của từng phần tử, từng đơn vị
trong một tổng thể.
+ Chỉ số tổng hợp: là chỉ số phản ánh biến động chung của một nhóm
đơn vị hoặc toàn bộ tổng thể nghiên cứu
- Căn cứ vào tính chất của chỉ tiêu nghiên cứu
+ Chỉ số chỉ tiêu khối lượng: được thiết lập đối với chỉ tiêu khối lượng, là
những chỉ tiêu biểu hiện quy mô, khối lượng chung của hiện tượng nghiên cứu.
+ Chỉ số chỉ tiêu chất lượng: được thiết lập đối với chỉ tiêu chất lượng
như chỉ số giá, chỉ số giá thành, chỉ số năng suất lao động…
1.3. Hệ thống chỉ số
1.3.1. Khái niệm, tác dụng của hệ thống chỉ số
- Khái niệm
Hệ thống chỉ số là một dãy các chỉ só có liên hệ với nhau, hợp thành một
phương trình cân bằng
Cấu thành của một hệ thống chỉ số bao gồm một chỉ số toàn bộ và chỉ số
nhân tố.
- Tác dụng của hệ thống chỉ số
Xác định vai trò và mức độ ảnh hưởng biến động của các nhân tố đối với
sự biến động của hiện tượng được cấu thành từ nhiều nhân tố. Trong đó, ảnh
12
hưởng của từng nhân tố được biểu hiện bằng số tương đối hoặc tuyệt đối. Căn
cứ vào so sánh ảnh hưởng của các nhân tố có thể đánh giá được nhân tố nào
có tác dụng chủ yếu đối với biến động chung nhằm phân tích mối liên hệ giữa
các hiện tượng trong quá trình biến động và giải thích được nguyên nhân cơ
bản đối với sự biến động của một hiện tượng.
1.3.2. Xây dựng hệ thống chỉ số phân tích biến động lợi nhuận sau thuế

của công ty cổ phần sữa Vinamilk Việt Nam qua hai năm báo cáo
Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế của công ty chịu ảnh hưởng biến động của
hai nhân tố: do biến động của tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân và
biến động của tổng tài sản bình quân.
Ký hiệu:
M
1
và M
0
là Lợi nhuận sau thuế năm nghiên cứu và năm gốc;
R
1
và R
0
là tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản( ROA) năm nghiên cứu và năm gốc;
V
1
và V
0
là Tổng tài sản( tổng vốn sxkd) bình quân năm nghiên cứu và năm gốc.
Hệ thống chỉ số phân tích biến động lợi nhuận sau thuế của công ty được
thể hiện như sau:
Biến động tuyệt đối:
(
0011
VRVR ∑−∑
) = (
1011
VRVR ∑−∑
) + (

0010
VRVR ∑−∑
)
(1) (2) (3)

M
= ∆
(
R
)
+ ∆
(∑V)

Trong mô hình trên:
Chỉ số (1) phản ánh biến động của mức lợi nhuận sau thuế do ảnh hưởng
của cả hai nhân tố;
Chỉ số (2) phản ánh biến động của tỷ suất lợi nhuận trên tống tài sản
bình quân và ảnh hưởng biến động đối với lợi nhuận sau thuế
Chỉ số (3) phản ánh biến động của tổng tài sản( vốn) bình quân đến biến
động của lợi nhuận sau thuế.
13
2. Phương pháp dãy số thời gian
2.1. Khái niệm chung
- Khái niệm về dãy số thời gian mặt lượng của hiện tượng thường xuyên
biến động qua thời gian, việc nghiên cứu sự biến động này được thực hiện
trên cơ sở phân tích dãy số thời gian.
- Một dãy số thời gian gồm hai yếu tố: Thời gian và các số liệu của hiện
tượng nghiên cứu.
- Các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu có thể được biểu hiện
bằng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân và được gọi là các mức độ của

dãy số.
- Dựa vào các mức độ của dãy số phản ánh quy mô( khối lượng) của
hiện tượng qua thời gian, có thể phân dãy số thời gian thành dãy số thời kỳ và
dãy số thời điểm.
- Để phân tích dãy số thời gian được chính xác thì yêu cầu cơ bản khi
xây dựng dãy số thời gian là phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa
các mức độ trong dãy số:
+ Nội dung và phương pháp tính chỉ tiêu qua thời gian phải thống nhất.
+ Phạm vi hiện tượng nghiên cứu qua thời gian phải nhất trí
+ Các khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau, nhất là đối với
dãy số thời kỳ.
Trong thực tế, do những nguyên nhân khác nhau, các yêu cầu trên có thể
bị vi phạm, khi đó đòi hỏi có sự chỉnh lý phù hợp để tiến hành phân tích.
- Tác dụng
Việc phân tích dãy số thời gian cho phép nhận thức các đặc điểm biến
động của hiện tượng qua thời gian, tính quy luật của sự biến động, từ đó tiến
hành dự đoán về mức độ của hiện tượng trong thời gian tới.
14
2.2. Phân tích đặc điểm biến động của tý suất lợi nhuận trên tổng tài
sản của công ty cổ phần sữa Vinamilk Việt Nam qua các năm
2.2.1.Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân qua các năm
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân phản ánh mức độ
đại diện cho các tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của từng năm, đây là dãy số thời
kỳ, ta có công thức tính tý suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân qua các
năm như sau:
= =
y
i
(i= 1,2,… ,n) là các tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản của từng năm.
2.2.2. Lượng tăng( hoặc giảm) tuyệt đối của tý suất lợi nhuận trên tổng

tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động tuyệt đối về tỷ suất lợi nhuận trên
tổng tài sản giữa hai năm
- Lượng tăng( hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn( hay từng năm) của tỷ suất
lợi nhuận trên tổng tài sản: phản ánh sự biến động tuyệt đối về tỷ suất lợi
nhuận trên tổng tài sản của công ty giữa hai năm liền nhau và được tính theo
công thức sau đây:
δ
i
= y
i
– y
i-1
( với i = 2, 3,…,n)
δ
i
: Lượng tăng( hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn( hay từng năm) của tỷ
suất lợi nhuận trên tổng tài sản ở năm i so với năm đứng liền trước đó là i-1
y
i
: tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản năm i
y
i-1
: tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản năm i-1
Nếu y
i
> y
i-1
thì δ
i

> 0: phản ánh mức tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
của công ty tăng;
Nếu y
i
< y
i-1
thì δ
i
< 0: phản ánh mức tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
của công ty giảm.
- Lượng tăng( hoặc giảm) tuyệt đối định gốc của tỷ suất lợi nhuận trên
tổng tài sản: phản ánh sự biến động tuyệt đối về tý suất lợi nhuận trên tổng tài
sản của công ty trong những khoảng thời gian dài và được tính theo công thức
sau đây:
15

i
= y
i
– y
1
( với i= 2,3,…,n)

i
: Lượng tăng( hoặc giảm) tuyệt đối định gốc của tỷ suất lợi nhuận trên
tổng tài sản ở năm i so với năm đầu dãy số;
y
i
: tý suất lợi nhuận trên tổng tài sản năm i;
y

1
: tý suất lợi nhuận trên tổng tài sản năm đầu dãy số.
- Lượng tăng( hoặc giảm) tuyệt đối bình quân của tỷ suất lợi nhuận trên
tổng tài sản: phản ánh mức độ đại diện của các lượng tăng( hoặc giảm) liên
hoàn của các mức tý suất lợi nhuận trên tổng tài sản và được tính theo công
thức sau đây:
=
1

32

+++
n
n
δδδ
= =
2.2.3. Tốc độ phát triển của tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
Chỉ tiêu phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của tỷ suất lợi nhuận
trên tổng tài sản qua thời gian.
- Tốc độ phát triển liên hoàn của mức tỷ suất lợi nhuân trên tổng tài sản:
phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của mức tỷ suất lợi nhuận trên tổng
tài sản năm sau so với năm liền trước đó và được tính theo công thức sau đây:
t
i
= (100) (với i = 2,3, ,n)
t
i
: tốc độ phát triển liên hoàn của tý suất lợi nhuận trên tổng tài sản năm i
so với năm i-1 và có thể biểu hiện bằng lần hoặc %
- Tốc độ phát triển định gốc của mức tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản: phản

ánh tốc độ và xu hướng biến động của mức tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
trong các khoảng thời gian dài và được tính theo công thức sau đây:
T
i
=
1
y
y
i
(100) (với i = 2,3, ,n)
T
i
: Tốc độ phát triển định gốc của tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản năm
i so với năm đầu của dãy số và có thể biểu hiện bằng lần hoặc %
Giữa tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển định gốc của tý suất
lợi nhuận trên tổng tài sản có các mối quan hệ sau đây:
16
Thứ nhất: Tích các tốc độ phát triển liên hoàn của tỷ suất lợi nhuận trên
tổng tài sản bằng tốc độ phát triển định gốc của tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài
sản, tức là:
t
2.
t
3
t
n
= T
n
Thứ hai: Thương của tốc độ phát triển định gốc của tỷ suất lợi nhuận trên
tổng tài sản ở năm i với tốc độ phát triển định gốc tỷ suất lợi nhuận trên tổng

tài sản ở năm i-1 bằng tốc độ phát triển liên hoàn giữa hai năm đó, tức là:
1−i
i
T
T
=t
i
(với i = 2,3, ,n)
- Tốc độ phát triển bình quân của tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản: phản
ánh mức độ đại diện của các tốc độ phát triển liên hoàn của tỷ suất lợi nhuận
trên tổng tài sản
Từ mối quan hệ thứ nhất giữa các tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ
phát triển định gốc của tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản nên tốc độ phát triển
bình quân của tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản được tính theo công thức số
bình quân nhân, tức là:
= = =
Từ công thức tính tốc độ phát triển bình quân cho thấy: Chỉ nên tính chỉ tiêu
này đối với các mức tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản biến động theo một xu
hướng nhất định.
2.2.4. Tốc độ tăng( hoặc giảm) của tý suất lợi nhuận trên tổng tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh qua các năm, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản đã
tăng( hoặc giảm) bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu phần trăm.
- Tốc độ tăng(hoặc giảm) liên hoàn của mức tỷ suất lợi nhuân trên tổng
tài sản: phản ánh tốc dộ tăng( hoặc giảm) ở năm i so với năm i-1 và được tính
theo công thức sau đây:
a
i
= (100) = = (100) – 1(100) = t
i
(100) – 1(100)

Tức là: Tốc độ tăng( hoặc giảm) liên hoàn của mức tỷ suất lợi nhuân
trên tổng tài sản bằng tốc độ phát triển liên hoàn của mức tỷ suất lợi nhuân
17
trên tổng tài sản ( biểu hiện bằng lần) trừ 1 (nếu tốc độ phát triển liên hoàn
biểu hiện bằng phần trăm thì trừ 100)
- Tốc độ tăng( hoặc giảm) định gốc của tý suất lợi nhuận trên tổng tài sản
: phản ánh tốc độ tăng( hoặc giảm) tý suất lợi nhuận trên tổng tài sản ở năm i
so với năm đầu trong dãy số và được tính theo công thức sau đây:
A
i
=
1
y
i

(100) =
1
1
y
yy
i

=
1
y
y
i
(100) – 1(100) = T
i
(100) – 1(100)

Tức là: tốc độ tăng( hoặc giảm) định gốc của mức tỷ suất lợi nhuận trên
tổng tài sản bằng tốc độ phát triển định gốc của mức tỷ suất lợi nhuận trên
tổng tài sản( biểu hiện bằng lần) trừ 1 ( nếu tốc độ phát triển định gốc biểu
hiện bằng phần trăm thì trừ 100)
- Tốc độ tăng( hoặc giảm) bình quân của tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài
sán: phản ánh tốc độ tăng( hoặc giảm) đại diện cho các tốc độ tăng( hoặc
giảm) liên hoàn của các tỷ suất lợi nhuận và tính theo công thức sau đây:
= – 1 ( nếu biểu hiện bằng lần)
= (%) – 100 (nếu biểu hiện bằng %)
2.2.5. Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng( hoặc giảm) liên hoàn của tý
suất lợi nhuận trên tổng tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1% tăng( hoặc giảm) của tốc độ tăng( hoặc
giảm) liên hoàn của mức tý suất lợi nhuận thì tương ứng với một quy mô cụ
thể là bao nhiêu và tính được bằng cách chia lượng tăng( hoặc giảm) tuyệt đối
liên hoàn của mức tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cho tốc độ tăng( hoặc
giảm) liên hoàn của mức tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, tức là:
g
i
= =
Chỉ tiêu này không tính đối với tốc độ tăng( hoặc giảm) định gốc vì luôn
là một số không đổi và bằng y
1
/100
18
2.3. Biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng
2.3.1. Mở rộng khoảng cách thời gian
Phương pháp này được sử dụng đối với dãy số thời kỳ có khoảng cách
thời gian tương đối ngắn và có nhiều mức độ mà qua đó chưa phản ánh xu
hướng phát triển của hiện tượng.
2.3.2. Dãy số bình quân trượt

Số bình quân trượt( còn gọi là số bình quân di động) là số bình quân
cộng của một nhóm nhất định các mức độ dãy số thời gian được tính bằng
cách loại dần các mức độ đầu đồng thời thêm vào các mức độ tiếp theo, sao
cho số lượng các mức độ tính số bình quân không đổi.
Việc chọn bao nhiêu mức độ để tính số bình quân trượt phải dựa vào đặc
điểm biến động và số lượng mức độ của dãy số thời gian.
2.3.3. Hàm xu thế
Trong phương pháp này các mức độ của dãy số thời gian được biểu hiện
bằng một hàm số và gọi là hàm xu thế. Dạng tổng quát của hàm xu thế là:
ŷ = f(t) với t=1,2,3,…,n: Thứ tự thời gian của dãy số
Hàm xu thế tuyến tính : ŷ
t
= b
o
+ b
1
t.
Hàm xu thế parabol: ŷ
t
= b
o
+ b
1
t + b
2
t
2
Hàm xu thế hypebol: ŷ
t
= b

o
+
Hàm xu thế hàm mũ: ŷ
t
= b
o
.b
2.4. Phân tích các thành phần của dãy số thời gian
Các mức độ của dãy số thời gian y
t
có thể được phân chia ra 3 thành
phần sau đây:
- Xu thế, ký hiệu f
t
, phản ánh xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng
kéo dài theo thời gian.
- Thời vụ, ký hiệu s
t
, sự biến động có tính chất lặp đi lặp lại trong những
19
khoảng thời gian nhất định của năm.
- Ngẫu nhiên, ký hiệu z
t
, sự biến động do các yếu tố ngẫu nhiên xảy ra ở
những khoảng thời gian khác nhau
Ba thành phần trên có thể kết hợp lại với nhau theo một trong hai dạng
sau đây:
- Kết hợp cộng:
y
t

= f
t
+ s
t
+ z
t
- Kết hợp nhân
y
t
= f
t
.s
t
.z
t
2.5. Dự đoán thống kê
Dự đoán thống kê là xác định mức độ của hiện tượng trong tương lai
bằng cách sử dụng tài liệu thống kê và áp dụng các phương pháp phù hợp.
2.5.1. Các phương pháp dự đoán thống kê thường được sử dụng
- Dự đoán dựa vào lượng tăng( hoặc giảm) tuyệt đối bình quân( khi các
lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau)
1.
ˆ
1
δ
+=
+
nn
yy
với 1= 1,2,3,….

Trong đó:
1
1


=
n
yy
n
δ
y
1
: mức độ đầu tiên của dãy số
y
n
: mức độ cuối cùng của dãy số
- Dự đoán dựa vào tốc độ phát triên bình quân( khi các tốc độ phát triển
liên hoàn xấp xỉ nhau)
( )
t
nn
yy
1
1
ˆ
=
+
với 1= 1,2,3,….
Trong đó
1

1

=
n
n
y
y
t
- Dự đoán dựa vào hàm xu thế
20
ŷ
t
= f(t) với t= 1,2,3,….
Dựa vào hàm xu thế kết hợp cộng với biến động thời vụ:
ttt
sfy
ˆ
ˆ
ˆ
+=
Dựa vào hàm xu thế kết hợp nhân với biến động thời vụ:
ttt
sfy
ˆ
.
ˆ
ˆ
=
2.5.2. Dự đoán theo phương pháp san bằng mũ
- Mô hình đơn giản

ttt
yyy
ˆ
)1(
ˆ
1
αα
−+=
+
Β= (1- α)
α,β được gọi là các tham số san bằng với α+ β= 1 và nhận giá trị nhận
giá trị trong khoảng[ 0;1]. Như vậy mức độ dự đoán
1
ˆ
+
t
y
là trung bình cộng
gia quyền của y
t

t
y
ˆ
- Mô hình xu thế tuyến tính và không có biến động thời vụ
1
ˆ
+
t
y

= a
0
(t) + a
1
(t)
Trong đó
a
0
(t)= αy
t
+ (1- α)[a
0
(t- 1)+ a
1
(t- 1)]= αy
t
+ (1- α)
t
y
ˆ
a
1
(t)= γ[a
0
(t)- a
0
(t- 1)]+ (1- γ)a
1
(t- 1)
α, γ được gọi là các tham số san bằng và nhận giá trị nhận giá trị trong

khoảng[ 0;1]. Giá trị α, γ được chọn tốt nhất là các giá trị làm cho tổng bình
phương của sai số dự đoán là bé nhất. Việc lựa chọn các giá trị ban đầu có thể
tiến hành như sau:
21
a
0
(0) có thể là mức độ đầu tiên trong dãy số
a
1
(0) có thể là lượng tăng( giảm) trong tuyệt đối trung bình.
- Mô hình xu thế tuyến tính và biến động thời vụ
1
ˆ
+
t
y
= [a
0
(t) + a
1
(t)]+ S(t+1)
Trong đó:
a
0
(t)= α[y
t
- S(1- k)]+ (1- α)[a
0
(t- 1)+a
1

(t- 1)]
a
1
(t)= γ[a
0
(t)- a
0
(t- 1)]+ (1- γ)a
1
(t- 1)
S(t)= δ[y
t
- a
0
(t)]+ (1- δ)(t- k)
22
CHƯƠNG III
VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ
ĐỂ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1 Tổng quan về công ty cổ phần sữa Vinamilk Việt Nam
Theo doanh số và sản lượng, Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu tại
Việt Nam.Theo Euromonitor, Vinamilk là nhà sản xuất sữa hàng đầu tại Việt
Nam trong 3 năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2007. Từ khi bắt đầu đi vào
hoạt động năm 1976, Công ty đã xây dựng hệ thống phân phối rộng nhất tại
Việt Nam và đã làm đòn bẩy để giới thiệu các sản phẩm mới như nước ép, sữa
đậu nành, nước uống đóng chai và café cho thị trường.
Phần lớn sản phẩm của Công ty cung cấp cho thị trường dưới thương
hiệu “Vinamilk”, thương hiệu này được bình chọn là một “Thương hiệu Nổi
tiếng” và là một trong nhóm 100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ Công Thương

bình chọn năm 2006. Vinamilk cũng được bình chọn trong nhóm “Top 10
Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 1995 đến năm 2007.
Sản phẩm Công ty chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và
cũng xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài như Úc, Campuchia, Irắc,
Philipines và Mỹ.
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Sự kiện quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của Công ty
như sau:
1976: Tiền thân là Công ty Sữa, Café Miền Nam, trực thuộc Tổng Công
ty Lương Thực, với 6 đơn vị trực thuộc là Nhà máy sữa Thống Nhất, Nhà
máy sữa Trường Thọ, Nhà máy sữa Dielac, Nhà máy Café Biên Hòa, Nhà
máy Bột Bích Chi và Lubico.
1978: Công ty được chuyển cho Bộ Công Nghiệp thực phẩm quản lý và
Công ty được đổi tên thành Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I.
1988: Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa bột và bột dinh dưỡng trẻ em
tại Việt Nam.
23

×