Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

VẤN ĐỀ SỐNG THỬ CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.85 KB, 22 trang )

Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn

ĐỀ TÀI:
VẤN ĐỀ SỐNG THỬ CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY
THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP
GVHD: Phạm Hồng Hải
SVTH: Bùi Ngọc Phi
Lớp: 10(Giáo Dục K11)
SBD: 1156120101
TP. HCM, ngày 12 tháng 12 năm 2012
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Lời nói đầu……………………………………………………………1
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài………………………………………………… 2
2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………….…2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu……………………………… 2
4. Giả thuyết khoa học…………………………………………….… 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………….…3
6. Phương pháp nghiên cứu……………………………………….… 3
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1. Khái niệm và phân loại về sống thử…………………………… 4
1.1. Khái niệm……………………………………………………… 4
1.2. Phân loại………………………………………………………… 4
2. Nguyên nhân dẫn đến việc sống thử 5
2.1. Sống để tiết kiệm hơn…………………………………………… 5
2.2. Sống thử để có nhiều thời gian bên nhau hơn…………………… 6
2.3. Sống thử theo trào lưu…………………………………………… 7
Chương II: THỰC TRẠNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN SỐNG


THỬ
1. Tình trạng sống thử của sinh viên hiện nay…………………….
1.1. Những kết thúc của việc sống thử……………………………….
1.2. Kết thúc có hậu…………………………………………………
1.3. Kết thúc đi đến đổ vỡ…………………………………………….
2. Quan điểm về việc sống thử………………………………………
2.1. Quan điểm của những người trong cuộc…………………………
2.2. Quan điểm của ngững người ngoài cuộc…………………………
2.2. Quan điểm của chuyên gia………………………………………
3. Hậu quả của việc sống thử………………………………………
3.1. Không thể trưởng thành…………………………………………
3.2. Bị mang tiếng……………………………………………………
3.3. Trở thành những ông bố bà mẹ trẻ………………………………
Chương III: BIỆN PHÁP LÀM GIẢM TÌNH TRẠNG SỐNG THỬ
1. Sự quan tâm từ gia đình
2. Nhà trường và những hoạt động xã hội………………………….
2.1. Từ phía nhà trường………………………………………………
2.2. Các hoạt động xã hội……………………………………………
3. Có cách nghĩ đúng về tình yêu và quan hệ trước hôn nhân…….
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết Luận……………………………………………………………………….
2. Lời cảm ơn……………………………………………………………………
3. Một số khuyến nghị…………………………………………………………
4. Tài liệu tham khảo……………………………………………………………
LỜI NÓI ĐẦU
Cuộc sống ngày càng hiện đại và kéo theo đó là cả một hệ lụy, con người phải hiện
đại theo. Hiện đại về phong cách và lối sống để kịp với cuộc sống thời @ của
những người trẻ tuổi hiện nay. Tình yêu là thứ tình cảm tốt đẹp, thiêng liêng của
lứa đôi nhưng ngày nay cùng với sự phát triển của kinh tế, sự hiện đại của phong
cách và lối sống, sự du nhập của văn hóa phương Tây mà mỹ từ “tình yêu” đang

dần đánh mất đi ý nghĩa đích thực của nó.
Theo phong tục của người Việt Nam, thì những đôi trai gái chỉ được sống như vợ
chồng sau khi làm lễ cưới. Nhưng có một thực trạng hiện nay ở Việt Nam là số
sinh viên, thanh niên sống chung với nhau trước hôn nhân ngày càng tang mà giới
báo chí trong nước gọi là “sống thử”. Vậy chúng ta nhìn nhận vấn đề này như thế
nào? Việc sống thử của sinh viên hiện nay đem lại những lợi ích gì? Tác hại ra
sao? Câu trả lời không còn phải là vấn đề lo ngại của các nhà chức trách mà đang
trở thành vấn đề rất nỏng bỏng của toàn xã hội.
Để hiểu rõ hơn, sau đây tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ tìm hiểu về thực trạng
sống thử của sinh viên hiện nay”. Từ đó đưa ra những mặt tiêu cực và tích cực của
vấn đề để chúng ta có một cách nhìn đúng đắn hơn về vấn đề này.
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Có thể nói sống thử đang là xu hướng phổ biến trong lối sống của sinh viên hiện
nay, giới trẻ hiện nay có cách nghĩ, lối sống hiện đại hơn và có quan niệm về giới
tính tháng hơn trước đây. Lối sống thử trong xã hội hiện nay đã thể hiện phần nào
lối sống “tây hoá” của một bộ giới trẻ trong đó có cả học sinh, sinh viên. Cuối cùng
là phần lớn sinh viên đang sống phụ thuộc vào nguồn trợ cấp của gia đình, đồng
thời còn lo cho công việc học tập của tương lai. Như vậy, vấn đề sống thử đang là
xu hướng mà nhiều sinh viên hiện nay đang muốn hướng đến.
2. Mục đích nghiên cứu
Sống thử không còn là một vấn đề mới mẻ đối với sinh viên. Các mặt lợi và hại
của sống thử ngày càng được xã hội quan tâm và đánh giá. Đề tài nghiên cứu nhằm
cung cấp cái nhìn toàn diện nhất về tình trạng sống thử của sinh viên hiện nay và
hậu quả của việc sống thử đối với cá nhân, gia đình, xã hội… Cùng với đó là các ý
kiền phân tích giúp chúng ta thấy được các mặt tồn tại của vấn đề này.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu trong đề tài là: Lối sống của sinh viên Việt Nam hiện nay
Đối tượng nghiên cứu: Nhận thức và thái độ của sinh viên về nguyên nhân và ảnh
hưởng của việc sống thử.

4. Giả thuyết khoa học
Thông qua đề tài này chúng ta có thể biết được bản chất của việc sống thử của sinh
viên hiện nay là tốt hay xấu. Và những ảnh hưởng tốt và xấu đó có tác động đến
đời sống cá nhân, gia đình, xã hội như thế nào?.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ của đề tài là nghiên cứu tình trạng sống thử của sinh viên hiện nay. Nhận
thức, đánh giá thực trạng mức độ quan tâm của sinh viên đến việc sống thử. Tìm
hiểu các nguyên nhân dẫn đến việc sống thử của sinh viên hiện nay và các hậu quả
mà những cặp đôi phải gánh chịu. Sau đó đưa ra giải pháp và những khuyến nghị
cho thực trạng này.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài thì tôi đã dùng các phương pháp như: Phương pháp nghiên cứu
tài liệu, phương pháp thống kê.
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1. Khái niệm và phân loại sống thử
1.1 Khái niệm
Sống thử là tình trạng hai người khác giới sống chung với nhau như vợ chồng mà
không đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật.
• Phân biệt sống thử và quan hệ tình dục trước hôn nhân
Về hình thức, sống thử nói về hành động quan hệ tình dục với người yêu. Còn
quan hệ tình dục trước hôn nhân thì có thể xảy ra với nhiều đối tượng.
Về bản chất, sống thử được hình thành xuất phát từ mong muốn được chia sẽ
không chỉ là nhu cầu sinh lý mà cồn về tình cảm của hai người. Còn quan hệ tình
dục trước hôn nhân có thể chỉ xuất phát từ nhu cầu sinh lý.
• Nhận diện sống thử trên bình diện:
Tính nhân sinh: Sống thử là một trong những hoạt động của con người.
Tính lịch sử: Sống thử đã xuất hiện từ khá lâu ở các nước phương Tây nhưng ở
Việt Nam thì mới xuất hiện từ những năm 90 trở lại đây.
Tính giá trị: Sống thử nhằm bù đắp them tình cảm, làm mất đi cảm giác cô đơn,

đem lại lợi ích về kinh tế và đáp ứng các nhu cấu tình cảm cũng như tình dục.
1.2. Phân loại sống thử
• Phân loại theo chủ thể
- Sinh viên: sống thử theo mốt, phong trào
- Công nhân: Sống thử để tiêt kiệm
- Công chức và những người thành đạt: sống thử vì nhu cấu tình cảm
• Phân loại theo hình thức
- Sống thử vì nhu cầu tình cảm
- Sống thử theo mốt, theo phong trào
- Sống thử vì lợi ích kinh tế
2. Nguyên nhân dẫn đến việc sống thử
Sống thử là tình trạng phổ biến của sinh viên hiện nay, việc sống thử tồn tại khách
quan nhưng nó lại có nguyên nhân từ quy luật tâm sinh lý chủ quan của mỗi người.
Có thể có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sống thử nhưng nguyên nhân chủ
yếu là:
2.1. Sống thử để tiết kiệm hơn
Đây là nguyên nhân mà những người trong cuộc hay ngoài cuộc đều cho là quan
trọng nhất. Xét về khía cạnh kinh tế thì đây là nguyên nhân rất hợp lý đối với cuộc
sống của sinh viên. Trong khi giá cả thị trường đang từng bước leo thang, giá nhà,
giá điện và các mặt hàng tiêu dùng ngày càng tăng mà có người cùng chia sẽ gánh
nặng về kinh tế thì đó là một việc hết sức hợp lý. Một số cặp đôi có ý trí và có định
hướng cho tương lai của mình một cách rõ rệt, họ có sự nhận thức đúng đắn về
việc sống thử. Đi học về thì cả hai người đều mệt mỏi và đói nhưng mỗi người
cùng nấu ăn thì sẽ nhanh hơn và vui vẻ hơn để không còn cảm thấy mệt nhọc. Khi
thời gian cho công việc đã xong thì đó là lúc họ dành thời gian cho nhau để nuôi
nấng tình cảm cho nhau nhưng vẫn giữ khoảng cách để tạo sự vui vẻ cho cả hai
người. Thường thì những cặp đôi mà đã xác định được như vậy thì sau khi sống
thử họ sẽ tiến đến hôn nhân và có một cuộc sống hạnh phúc. Theo thống kê thì
trong các đôi đã từng sống thử thì có khoảng 15% các đôi tiến đến mục tiêu cao
hơn đó là hôn nhân.

Nhưng nhìn về thực tế thì đó có phải là nguyên nhân căn bản để các cặp đôi dọn
đến ở chung với nhau? Hẳn khổng phải là hoàn toàn. Vì thay bằng lựa chọn sống
với người yêu thì các bạn nam sinh viên hoàn toàn có thể tìm những bạn cùng giới
với mình để chia sẽ gánh nặng đó. Các đôi uyên ương khi mới yêu nhau thì họ
dành tất cả thời gian cho người mình yêu, họ ở bên nhau cả ngày nhưng như thế thì
vẫn chưa đủ. Bởi vậy cái nguyên nhân sống thử để tiết kiệm được hầu hết những
người trong cuộc đưa ra, nhưng thực chất thì đó không phải là nguyên nhân mấu
chốt để họ dọn đến ở với nhau. Vì vậy tại sao hầu hết các cặp đôi này lại cho đây là
lý do chính? Một phần họ vẫn còn e ngại sự xăm soi của người đời, nói lý do đó có
vẻ như được nhiều người thông cảm cho họ. Thế nhưng đa số họ đã quá quen với
cảnh này của sinh viên, có lẽ không mấy ai còn thấy đây là lý do chính đáng nữa.
Như vậy nếu biết tận dụng đúng mặt tích cực của lý do “sống thử để tiết kiệm” thì
đây sẽ là một cơ hội để cho tất cả sinh viên có thể bớt đi gánh nặng về kinh tế cho
cá nhân họ, cho gia đình và cho xã hội.
2.2. Sống thử vì cần có nhiều thời gian bên nhau
Trong muôn vàn những lý do mà các đôi tình nhân sống thử đưa ra thì đây có thể là
lý do quan trọng và thực tế nhất. Khi mới yêu nhau thì hầu hết mỗi người đều cảm
thấy hạnh phúc khi được ở bên người mình yêu, họ gần nhau ban ngày thôi là chưa
đủ, vì vậy mà đã dọn về ở với nhau để có thể ở với nhau cả về ban đêm mặc những
nhăn cản của bạn bè xung quanh, mặc sự soi xét của hàng xóm láng giềng… Do xa
nhà không chịu sự quản lý trực tiếp của bố mẹ và gia đình, phải hoàn toàn quyết
định trong việc chi tiêu, sinh hoạt, chi phối thời gian… Thế nên nhiều sinh viên đã
không làm chủ được bản thân, cảm thấy thiếu thốn tình cảm và cần được quan tâm,
chăm sóc… Vì vậy đã vội vàng yêu và bắt đầu cuộc sống sinh viên bằng cách sống
thử để được quan tâm chăm sóc và chia sẽ trong cuộc sống. Cũng có rất nhiều các
bộ phận sinh viên muốn sống thử là để tự khẳng định mình, khẳng định tình cảm
của mình và coi đó như tiền đề để tiến đến hôn nhân.
Hầu hết các đôi khi yêu nhau đều cho rằng càng sống gần nhau thì họ sẽ càng hiểu
nhau và yêu nhau hơn. Cũng chính vì lý do này mà các đôi yêu nhau đã không ngại
dọn đến ở với nhau.

2.3. Sống thử theo trào lưu
Sống thử gần đây đã xuất hiện rất nhiều ở giới sinh viên và công nhân. Sống thử
được coi là mốt hay còn gọi là phong trào sống thử. Phân tích nguyên nhân của lối
sống mới mẻ này nhiều chuyên gia cho rằng đó là kết quả của sự vận động xã hội,
là xu hướng tất yếu của giới trẻ hiện đại, không cưỡng lại được.
Phải thừa nhận rằng, việc sống thử chỉ vì chạy theo trào lưu của các sinh viên như
hiện nay thì đó là một việc hết sức sai lầm trong suy nghĩ và rất đáng lo ngại.
Chúng ta cần phải nhận thức đúng đắn rằng việc sống thử chỉ mang lại hiệu quả
tích cực khi chúng ta biết khai thác nó một cách hợ lý.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN SỐNG
THỬ
1. Tình trạng sống thử của sinh viên hiện nay
Sống thử đang trở thành xu hướng của một bộ phận giới trẻ Việt Nam trong thời
đại @. Đặc biệt nó như một thứ “mốt” đối với sinh viên sống xa nhà, thiếu thốn
tình cảm, khó khăn trong cuộc sống nhưng chưa đủ bản lĩnh để bươn trải vào đời.
Ở một góc độ nào ấy có thể coi “sống thử” là một chiêu bài để thử nghiệm, nếu coi
“sống thử” như “sống thật” thì đây có thể là cơ hội để trại nghiệm, để tích lũy cho
việc xây dựng cuộc sống hôn nhân bền vững sau này.
Theo thăm dò của báo VnExpress của 13.500 độc giả thăm dò ý kiến với câu hỏi
“Có nên sống thử?” mặc dù được khuyến cáo những mặt lợi và hại song có tới
56% đồng ý với quan điểm sống thử và chỉ có 36% không ủng hộ.
Sống thử đa phần là học đòi theo mốt chứ chưa định hướng tương lai là có lấy
nhau hay không. Xét theo truyền thống đạo đức, thuần phong mỹ tục của Việt Nam
thì sống thử là một lối sống không phù hợp, không nên có khuyến khích, nó có tác
động xấu đến đời sống và mang lại nhiều hậu quả đáng tiếc cho bản thân và xã hội.
Đồng thời sống thử khố được toàn xã hội chấp nhận, đó là lối sống sai lầm, buông
thả, phóng túng, làm bang hoại các giá trị đạo đức truyền thống, là một biểu hiện
của sự xuống cấp về đạo đức trong lối sống thực dụng hiện nay.
Hơn nữa, sống thử còn là một trong những thực trạng của xã hội, nó đang có nguy
cơ lan rộng như một “dịch bệnh”. Đối tượng được nói đến cách phổ biến, lại rơi

vào các học sinh, sinh viên, công nhân, viên chức hay người trẻ vốn phải sống xa
nhà.
1.1. Những kết thúc của việc sống thử
1.1.1. Kết thúc có hậu
Là trường hợp hai bạn sống chung khi trên tay đã đeo nhẫn đính hôn và ngày cưới
đã ấn định, hay ít nhất cả hai đều biết rằng: “không lâu nữa chúng ta sẽ kết hôn với
nhau”. Chưa thấy bằng chứng nào cho thấy chung sống trong một khoảng thời gian
nhất định trước hôn nhân sẽ khiến hai người sau này không thể trọn đời vui vẻ,
hạnh phúc. Chưa kể một số lợi ích từ thực tế cần được công nhận: Hai người có thể
tiết kiệm chi phí sinh hoạt, đủ đầy chuyện ấy ở cái tuổi chưa thể dừng lại.
Tuy nhiên hiếm có cặp đôi nào sống thử trong điều kiện chin mùi để có được “kết
thúc có hậu” như vậy. Đa phần các bạn dọn về với nhau khi còn đang học, công
việc chưa ổn định, tương lai về một đám cưới rất mù mờ.
1.1.2. Kết thúc không có hậu
Kiểu chung sống mà chưa hoạch định rõ mối quan hệ của hai người sẽ dẫn tới đâu
là điều hết sức nên tránh. Bạn chuyển đến ở với người yêu vì bản hợp đồng thuê
nhà của bạn đã hết hạn vì thế thì tiện chăm sóc nhau hơn, tiết kiệm chi phí sinh
hoạt hơn… tất cả chỉ là lý do tức thời, có phần bồng bột. Sống thử dẫn đến chia tay
cũng giống như một cuộc ly hôn nhỏ, hậu quả là bạn đã mất thời gian cho người
không phải một nữa đích thực của mình.
2. Quan điểm về sống thử
2.1. Quan điểm của những người trong cuộc
Cuộc sống xã hội hiện đại ngày nay khiến cho nhiều người đã thay đổi cách suy
nghĩ của mình. Nếu trước đây sống thử được coi là tội lỗi thì hiện nay, giới trẻ
thường nghĩ phải sống thử trước hôn nhân hơn và xem đó là một thời thượng. Rất
nhiều sinh viên hiện nay ủng hộ sống thử trước hôn nhân và họ đưa ra những lý do
như: Sống thử cũng là biểu hiện của tình yêu vì nó mạng lại lợi ích cả về mặt tình
cảm cũng như sinh lý, sự chia sẽ vật chất, tiền bạc và khó khăn của hai bên. Sống
thử không chỉ ràng buộc về mặt pháp lý, không bị nặng nề về lương tâm và nghĩa
vụ như hôn nhân. Hai bên có thể chia tay bất cứ khi nào cảm thấy không hợp để

tìm đối tác khác và thử tiếp cho đến khi tìm được ý trung nhân.
Một số ý kiến khác cho rằng sống thử chỉ là dạng quan hệ cộng hưởng theo kiểu
đôi bên cùng có lợi. Bởi đa số sinh viên đều sống xa gia đình, sự thiếu thốn về tình
cảm cộng với sự phát triển về tâm sinh lý chính là con đường dẫn sinh viên gần gũi
với nhau hơn và chung sống theo kiểu góp gạo thổi cơm chung, đồng thời chia sẽ
với nhau về mặt tình cảm.
Chấp nhận sống thử là một quan niệm tiến bộ nếu người trong cuộc có đủ chín
chắn và có trách nhiệm. Nhưng trên thực tế thì một sinh viên nam và nữ sống với
nhau như vợ chồng thì sự chung sống đó không còn là thử mà là cuộc sống thật.
Thật sự với ý nghĩa như thế thì sống thử không hẳn là đáng chê trách mà còn có
các khía cạnh tốt . và tình dục ở đây chỉ là một điểm, dù rất quan trọng nhưng
không phải là tất cả đối với việc sống thử.
Sống thử trước hôn nhân luôn đòi hỏi sự bản lĩnh của người trong cuộc và cả may
mắn nữa, xấu hay tốt về chuyện hạnh phúc cá nhân, người ngoài không nên xâm
phạm và can thiệp vào.
2.2. Quan điểm của những người ngoài cuộc
Bên cạnh ý kiến đồng ý với việc sống thử thì còn có một luồng ý kiến khác. Đó là
quan điểm của những người ngoài cuộc.
Phần lớn các bậc phụ huynh đều đưa ra ý kiến là không đồng ý với việc sống thử,
họ cho rằng bát nước hắt xuống đất rồi thì không thể múc lại cho đầy được nữa. Bố
mẹ nào sinh con chẳng muốn con mình trưởng thành, chín chắn, thành đạt. Ai mà
chẳng giận khi con cái không nghe lời cha mẹ, bỏ ngoài tay những lời răn dạy để
chạy theo một lối sống hưởng thụ, ích kỷ, xem thường tương lai.
2.3 Quan điểm của các chuyên gia
Các chuyên gia đều nhìn nhận sống thử là một vấn đề tế nhị, nhiều người ngại đề
cập đến. Tiến sĩ Triết học, chuyên gia nghiên cứu gia đình và trẻ em Nguyễn Linh
Khiếu cho rằng: “Không nên dung từ sống thử mà là chung sống trước hôn nhân.
Đối với Việt Nam hiện tượng này còn mới nhưng ở phương Tây việc chung sống
trước hôn nhân là việc rất bình thường. Đấy không phải sống thử mà là sống thật,
sống hết sực nghiêm túc chứ không phải chuyện đùa. Tất cả tình cảm, tình dục, chi

tiêu… đều là thật.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái giảng viên trường Đại học Khoa Học Xã Hội Và
Nhân Văn cho rằng hiện tượng sống thử mang trong nhiều yếu tố tiêu cực hơn là
tích cực. Tiêu cực ở chổ sống thử làm cho con người tự do phóng túng, tình cảm bị
chai sạn và đặc biệt nó tàn phá tình yêu – món quàn thượng đế ban tặng. Đó là
chưa kể đến hậu quả về sức khỏe khi bạn nữ mang thai, phải sinh con hoặc nạo hút
thai… Tích cực thì như bạn trẻ đã nói là thỏa mãn nhu cầu tình dục, tiết kiệm chi
phí sinh hoạt. Tuy nhiên tiện ích mà sống thử mang lại không thể bù đắp những tổn
thất do nó gây ra. Dưới góc độ văn hóa, Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng
phần lớn người Việt Nam hiện đại gốc gác là nông dân, khó mà chấp nhận việc
sống thử. Nhưng đó là một sự thật “đắng lòng” của xã hội hiện đại nên buộc phải
chấp nhận. Nếu những bạn trẻ muốn sống thử theo cách của phương Tây thì nên
nhìn nhận nó từ góc nhìn văn hóa phương Đông để diều chỉnh và chọn lọc cho phù
hợp, nên tiếp thu tư tưởng triết học khỏe mạnh của phương Tây. Đó là thái độ độc
lập, tự chịu trách nhiệm về tình cảm và hành động của mình. Trong quá trình
chung sống thì đôi nam nữ rất cân phải đối thoại thẳng thắn với nhau về tất cả vấn
đề. Còn nếu cứ duy trì một cuộc sống thử vô nguyên tắc, duy tình, tối tăm, mụ
mị… thì tất nhiên phải nhậnl ấy quả đắng. Đó là quan điểm của Tiến sĩ Nguyễn
Thị Minh Thái.
Với lập luận gia đình vững chắc và cốt lõi của xã hội, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoài
Đức cho rằng: Nếu xã hội mà toàn bộ thanh niên chỉ thích sống thử không thích
xây dựng gia đình ổn định thì sẽ bất an vô cùng, sẽ không bao giờ có được những
nhà bác học thiên tài. Thực tế thì các thiên tài như là Bill Gates, Beethoven đều
sinh ra trong một gia đình nề nếp, có căn bản vững chắc.
Dù chưa tiến hành nghiên cứu nhưng tiến sĩ Đức cũng cho rằng sau quá trình sống
thử rất ít các bạn trẻ tiền đến hôn nhân. Lý do là khi yêu mọi thứ đều rất đẹp nhưng
khi sống chung thì va chạm rất nhiều, từ chổ chàng ngáy ngủ hay dơ bẩn thì cũng
khiến nàng tức giận và tất nhiên là sẽ dẫn đến xung đột rồi vỡ mộng rồi chia tay.
3. Hậu quả của việc sống thử
3.1. Không thể trưởng thành

Đó là tình trạng của một số ít trong những cặp đôi sống thử. Khi người nữ hoặc
người nam tỏ ra quá đảm đang (nhưng đa phần rơi vào phái nữ) sẽ khiến cho chính
người yêu của mình rơi vào thế bị động hay nói khác hơn là quen với thói ỉ lại mà
tỏ ra thụ động trong công việc. Đó cũng là những nguy hiểm cho xã hội khi những
cá nhân đó bước ra ngoài làm việc. Xã hội ngày càng phát triển thì càng cần những
cá nhân năng động và sáng tạo để có những sáng kiến, những ý tưởng mang tính
đột phá.
Nếu cứ đào tạo ra những cá nhân thụ động thì xã hội sẽ chỉ ngày càng đi xuống mà
thôi.
3.2. Bị mang tiếng
Khi sống thử, các bạn nữ phải chịu nhiều điều tai tiếng. Thế nhưng đó cũng là điều
không ít bạn nam phải chịu.
Lúc sống thử ai cũng nghĩ đến chuyện sẽ tiến tới hôn nhân. Đến khi chia tay rồi
mới thấy khó kiếm được tình yêu mới. Chuyện này cũng dễ hiểu bởi tâm lý các
bạn nam cũng như nữ, có thể chấp nhận người mình yêu đã từng yêu ai đó chứ khó
có thể chấp nhận người mình yêu đã từng sống với người khác.
3.3. Trở thành những ông bố bà mẹ trẻ
Đây là một vấn đề mà không ít bạn nam khi sống thử mắc phải. Mặc dù đã bảo
nhau có kế hoạch nhưng nhiều khi vẫn có “sự cố” ngoài ý muốn. Cũng bởi chủ
quan và ít kinh nghiệm cho nên khi quá muộn rồi mới phát hiện ra. Không thể phá
thai, các bạn phải chấp nhận là bố, làm mẹ dù đang ngồi trên ghế giảng đường đại
học.
Sống thử dần được xã hội nhìn nhận với con mắt thông cảm hơn. Thế nhưng đó
cũng không phải là lý do để các bạn trẻ có thể đơn giản hóa chuyện này. Khi sống
thử, sẽ có rất nhiều vấn đề không chỉ của riêng các bạn nữ. Các bạn nam cũng phải
gánh chịu nhiều hậu quả. Các bạn trẻ đang yêu nên cân nhắc kỹ để không chỉ bảo
vệ được tình yêu mà còn cả tương lai phía trước.
Chương III: BIỆN PHÁP LÀM GIẢM TÌNH TRẠNG SỐNG THỬ
1. Sự quan tâm từ gia đình
Các gia đình có con ở trong độ tuổi học sinh, sinh viên thì cần cố những biện pháp

nhắc nhở, kiểm soát, giáo dục các bạn trẻ nhận ra được sai lầm của việc sống thử.
Các bậc phụ huynh nên đặt mình vào hoàn cảnh của con để chúng ta có thể cảm
nhận được con mình suy nghĩ những gì? Muốn gì?. Để chúng ta có những biện
pháp thích hợp và giáo dục con mình tốt hơn.
2. Nhà trường và những hoạt động xã hội
2.1. Về phía nhà trường
Trước hết nhà trường cần phải giáo dục, tuyên truyền về vấn đề giới tính và sức
khỏe sinh sản nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh, sinh viên. Đồng thời, cần
phải bổ sung đội ngủ giáo viên có chuyên môn cao và am hiểu về tâm lý học sinh
đê từ đó học sinh, sinh viên có thể nhận thức được vấn đề này. Bên cạnh đó cần
phải tăng cường những buổi sinh hoạt ngoại khóa để học sinh, sinh viên có thể học
hỏi và chia sẽ kinh nghiệm về cuộc sống.
2.2. Các hoạt động xã hội
Nhà nước và các cơ quan chức năng cần quan tâm hơn nữa về vấn đề nhà ở của
sinh viên, xây dựng các Làng sinh viên phù hợp với hoàn cảnh của từng sinh viên,
nâng cấp và cải tạo các khu trọ của sinh viên đồng thời ổn định giá cả thuê phòng
của sinh viên cho hợp lý.
Nâng cao tinh thần, trách nhiệm cho sinh viên trong lối sống tập thể.
Tuyên truyền các lối sống văn hóa, lành mạnh cho sinh viên ở các khu trọ tạo tinh
thần đoàn kết giữa các thành viên trong khu trọ.
Đồng thời làm công tác tư tưởng đến các hộ gia đình trong việc giúp đỡ những sinh
viên thuê phòng trọ để tạo không khí hòa đồng giữa chủ nhà và người thuê phòng
trọ.
3. Có cách nghĩ đúng về tình yêu và quan hệ trước hôn nhân
Cấm đoán chưa bao giờ là biện pháp hữu hiệu, nhất là đối với những nhu cầu sinh
lý cơ bản của con người như tình dục. Theo tôi thì chúng ta chỉ có một cách là giáo
dục sức khỏe giới tính. Sinh viên là những người trí thức và có kiến thức tương đối
vững vàng vì vậy họ sẽ tự chọn cho mình một cách thức sinh hoạt đúng.
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN

Nhìn chung thì vấn đề sống thử không còn là vấn đề mới mẻ nhưng nó vẫn thu hút
được sự quan tâm của nhiều người trong xã hội. Mặc dù chỉ mới du nhập vào Việt
Nam từ những năm 90 nhưng đối với vấn đề này có rất nhiều quan điểm , ý kiến
khác nhau. Có quan điểm đồng tình, ủng hộ với cách nhìn thoáng, bên cạnh đó là
quan điểm không đồng tình , phản đối với cách nhìn truyền thống văn hóa phương
Đông(đặc biệt là các bậc phụ huynh). Bên cạnh những tích cực về mặt vật chất thế
nhưng không thể phủ nhận được những hệ quả tiêu cực là rất lớn đối với những
cặp đôi sống thử. Không những thế lối sống được coi là “mốt” này đang làm đảo
lộn các chuẩn mực đạo đức trong xã hội. Trinh tiết, phẩm hạnh của người con gái
Việt đã và đang bị coi thường và cho rằng không quan trọng như trước nữa. Đã có
những giải pháp được đưa ra từ phía nhà trường, gia đình, xã hội nhưng đây là một
vấn đề vẫn còn tồn tại trong giới sinh viên nói chung nên cần phải tích cực tuyên
truyền
2. NHỮNG KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆC SỐNG THỬ CUẢ SINH VIÊN
Theo quan điểm cá nhân thì tôi vẫn đồng ý với việc sống thử, nhưng sống thử theo
chiều hướng tích cực, phải tạm gác nhu cầu về tình dục sang một bên và phải có
mục đích rõ ràng là sau khi học xong thì phải tiến đến hôn nhân. Nhưng theo tình
hình hiện nay thì việc sống thử của sinh viên đa phần là không đi theo chiều hướng
tích cực đó. Sau đây là những kiến nghị của tôi cho việc sống thử của sinh viên
nay:
 Trước tiên thì phải tuyên truyền cho viên biết những hậu quả của việc sống thử và
đánh vào tư tưởng của sinh viên để họ có thể nhận thức được những việc nên làm
và không nên làm.
 Kiến nghị thứ 2: Cơ quan có chức năng nên thêm một điều nữa vào nội quy của
phòng trọ là: “Trong một phòng trọ nếu có sự chung sống của hai người khác giới
thì phải có giấy chứng nhận kết hôn ‘tạm thời’ của cơ quan chức năng và được sự
đồng ý của chủ phòng trọ”
Khi có nội quy này thì đòi hỏi những cặp đôi muốn sống thử thì phải thật sự
cân nhắc và có quyết định thật đúng đắn.
Nếu không có giấy chứng nhận này thì các chủ trọ không được cho các cặp

đôi này vào chung sống trong dãy trọ của mình, nếu có trường hợp này xảy ra thì
sẽ có những hình phạt thích đáng dành cho những cặp đôi và chủ trọ.
Trong trường hợp những cặp đôi cảm thấy không hợp nhau nữa và muốn chia
tay thì phải có giấy xác nhận ly hôn của cơ quan chức năng tại nơi mà các cặp đôi
này đăng ký giấy kết hôn “tạm thời” và kèm theo đó là những hình phạt dành cho
cặp đôi đó, ví dụ như: Cấm không cho đăng ký giấy kết hôn tạm thời ở nơi mà đã
đăng ký trước đó.
3. LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên Phạm Hồng Hải đã tích cực giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập để tôi đạt được kết quả là bài nghiên cứu này. Không những
thế thầy Hải đã trao dồi cho tôi những kiến thức chuyên môn cũng như các kiến
thức khác trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Những điều mà thầy chia sẽ và truyền tải
cho tôi là tiền đề cho những mục đích xa hơn, có thể là đề tài nghiên cứu cấp
trường…
Có thể nói, là một người thầy thì sẽ sẳn sàng chia sẽ những kiến thức của mình cho
sinh viên nhưng chưa chắc là nhận được sự tiếp thu theo chiều hướng tích cực của
sinh viên. Và tôi là một trong số sinh viên đó, tôi đã thực sự sai lầm khi không chú
ý lắng nghe lời thầy giảng. Mỗi lời nói của thầy luôn rất quan trọng cho chúng tôi
thế nhưng tôi đã nhận ra điều đó hơi muộn. Có thể, bài thi cuối kỳ của tôi chưa đạt
yêu cầu, nhưng tôi vẫn chấp nhận vì tôi phải trả giá cho những sai lầm của cá nhân.
Có lẽ những lời nói này đi ra ngoài trọng tâm nhưng tôi vẫn phải nói để thấy thoải
mái hơn, tôi hy vọng những lời nói đi quá xa này không ảnh hưởng đến điểm số
của bài thi.
Một lần nữa tôi xin gởi những lời cảm ơn chân thành đến thầy Phạm Hồng Hải.
Chúc thầy luôn thành công trong sự nghiệp giảng dạy và có một sức khỏe thật dồi
dào.
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các trang mạng xã hội như:
Giadinh.net
Tailieu.vn

Giaoduc.net.vn
Báo VnExpress.net

×