Tải bản đầy đủ (.ppt) (25 trang)

PHÂN TÍCH CÁC CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ VÀ LẠM PHÁT – Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 25 trang )

PHÂN TÍCH CÁC CHỨC NĂNG
CỦA TIỀN TỆ VÀ LẠM PHÁT –
Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU
Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh
GVHD : Thầy NGUYỄN MINH TUẤN
SVTH : TRẦN VĂN SỰ
PHẠM NGỌC THÔNG
NGUYỄN ĐẠI THẮNG
NHÓM: 4
GVHD : Thầy NGUYỄN MINH TUẤN
SVTH : TRẦN VĂN SỰ
PHẠM NGỌC THÔNG
NGUYỄN ĐẠI THẮNG
NHÓM: 4

PHẦN 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH LẠM PHÁT
VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

PHẦN 2: TIỀN TỆ - CHỨC NĂNG TIỀN TỆ

PHẦN 3: LẠM PHÁT

PHẦN 4: KẾT LUẬN
NỘI DUNG TRÌNH BÀY
PHẦN 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH LẠM PHÁT
& CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

2010, Chính sách tiền tệ nhằm cân bằng lạm phát và tăng
trưởng. Mục tiêu vừa thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, vừa kiềm chế
lạm phát có thể khiến Việt Nam chấp nhận những thay đổi về
chính sách tiền tệ, tài khóa năm 2010.



2011, Ngân hàng nhà nước sẽ điều hành chính sách tiền tệ
chủ động, linh hoạt và thận trọng nhằm mục tiêu hàng đầu là
kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần tăng
trưởng kinh tế.
Việt Nam

Cuối 2010 tình trạng “lạm phát” đã trở nên nghiêm trọng ở
các nước đang trỗi dậy kể cả Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và các
nước khác. Chỉ số CPI của Trung Quốc tháng 10/2010 tăng
4,4%, tháng 11/2010 tiếp tục leo lên 5,1%, mức kỉ lục từ trước
tới nay.

Chỉ số CPI năm 2010 của Braxin dự kiến tăng tới 5,5%,
CPI của Ấn Độ tháng 10/2010 tăng 7,5%, trong đó giá lương
thực thực phẩm liên tục tăng và vượt ngưỡng 10%, mức kỉ lục
trong nhiều năm qua làm dân chúng hoang mang.
PHẦN 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH LẠM PHÁT
& CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Thế giới
PHẦN 2: TIỀN TỆ - CHỨC NĂNG TIỀN TỆ
Tiền tệ là một thứ hàng hoá đặc
biệt, được tách ra khỏi thế giới hàng
hoá, dùng để đo lường và biểu hiện giá
trị của tất cả các loại hàng hoá khác.
Nó trực tiếp thể hiện lao động xã hội
và biểu hiện quan hệ sản xuất giữa
những người sản xuất hàng hóa. (Theo
Mác)
Tiền được định nghĩa là bất cứ cái

gì được chấp nhận chung trong việc
thanh toán để nhận hàng hoá, dịch vụ
hoặc trong việc trả nợ. (Theo các nhà
kinh tế hiện đại)
PHẦN 2: TIỀN TỆ - CHỨC NĂNG TIỀN TỆ
Vai trò của tiền
Tiền tệ là phương tiện không
thể thiếu để mở rộng và phát triển
nền kinh tế hàng hóa.
Tiền tệ là phương tiện để
thực hiện và mở rộng các quan
hệ quốc tế.
Tiền tệ là một công cụ để phục
vụ cho mục đích của người sử
dụng chúng.
PHẦN 2: TIỀN TỆ - CHỨC NĂNG TIỀN TỆ
Chức năng của tiền tệ
PHẦN 2: TIỀN TỆ - CHỨC NĂNG TIỀN TỆ
Chức năng thước đo giá trị
Tiền tệ thực hiện chức năng
thước đo giá trị khi tiền tệ đo
lường và biểu hiện giá trị của các
hàng hóa khác.
Với việc đảm nhận chức năng thước đo giá trị, tiền tệ đã
giúp cho mọi việc tính toán trong nền kinh tế trở nên đơn
giản như tính GNP, thu nhập, thuế khóa, chi phí sản xuất…
PHẦN 2: TIỀN TỆ - CHỨC NĂNG TIỀN TỆ
Chức năng phương tiện lưu thông
Tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện trao đổi khi tiền tệ
môi giới cho quá trình trao đổi hàng hóa.

Muốn tiền thực hiện tốt chức năng phương tiện trao đổi đòi
hỏi hệ thống tiền tệ của một quốc gia phải có sức mua ổn
định, số lượng tiền tệ phải đủ liều lượng đáp ứng nhu cầu trao
đổi trong mọi hoạt động kinh tế, hệ thống tiền tệ phải có đủ
các loại tiền, đáp ứng kịp thời, nhanh chóng nhu cầu giao dịch
của dân chúng.
PHẦN 2: TIỀN TỆ - CHỨC NĂNG TIỀN TỆ
Chức năng phương tiện thanh toán
Khi thực hiện chức năng phương tiện
thanh toán, tiền tệ không còn là môi
giới của trao đổi hàng hóa, mà là khâu
bổ sung cho quá trình trao đổi, tức là
tiền tệ vận động tách rời sự vận động
của hàng hóa.
Tiền tệ khi thực hiện chức năng làm phương tiện chi trả đã
tạo ra khả năng làm cho số lượng tiền mặt cần thiết cho lưu
thông giảm đi tương đối vì sự mua bán chịu, thực hiện thanh
toán bù trừ lẫn nhau.
Chức năng phương tiện cất trữ

Tiền tệ chấp hành chức năng phương tiện tích lũy khi tiền
tệ tạm thời rút khỏi lưu thông, trở vào trạng thái tĩnh, chuẩn
bị cho nhu cầu chi dùng trong tương lai.

Ưu điểm: dễ lưu thông và
thanh khoản.

Nhược điểm: có thể dễ
mất giá khi nền kinh tế có
lạm phát.

PHẦN 2: TIỀN TỆ - CHỨC NĂNG TIỀN TỆ
Chức năng tiện tệ thế giới
Thước đo giá trị, phương
tiện trao đổi, phương tiện
thanh toán, phương tiện tích
lũy, tiền tệ thế giới là chúng
phải có sức mua ổn định,
bền vững, tạo được niềm tin
và sự tín nhiệm của dân
chúng.
PHẦN 2: TIỀN TỆ - CHỨC NĂNG TIỀN TỆ
Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ
PHẦN 2: TIỀN TỆ - CHỨC NĂNG TIỀN TỆ
Lạm phát là một phạm trù kinh tế
gắn liền với lưu thông hàng hóa – tiền
tệ. Biểu hiện của lạm phát là mức giá
chung của các hàng hóa và dịch vụ
tăng liên tục và đồng loạt.
Lạm phát là “hiện tượng giảm mãi
lực của đồng tiền”. Điều này cũng
đồng nghĩa với “ vật giá leo thang”,
giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng cao với
cùng một số lượng tiền, người tiêu thụ
mua được ít hàng hóa hơn hoặc phải
trả giá cao hơn để hưởng cùng một
dịch vụ.
PHẦN 3: LẠM PHÁT

Siêu lạm phát: xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng ở mức độ
ba con số hàng năm trở lên.


Lạm phát vừa phải: xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng chậm
ở mức độ một con số hàng năm (dưới 10% một năm).

Lạm phát cao (Lạm phát phi mã): xảy ra khi giá cả hàng hóa
tăng ở mức độ hai con số hàng năm (từ 10% - 100% một năm).
Phân loại Lạm phát
PHẦN 3: LẠM PHÁT
Nguyên nhân dẫn đến lạm phát
PHẦN 3: LẠM PHÁT
Tác động của lạm phát
PHẦN 3: LẠM PHÁT
Biện pháp kiềm chế lạm phát
Lạm phát do cầu
Áp dụng chính sách tài
khóa thu hẹp: giảm chi tiêu
ngân sách, tăng thuế.
Áp dụng chính sách tiền tệ
thu hẹp: giảm mức cung
tiền, tăng lãi suất…
PHẦN 3: LẠM PHÁT
Lạm phát do cung: phải làm
tăng tổng cung, giảm chi phí sản
xuất bằng cách:
Tìm nguyên liệu mới rẻ tiền
thay cho nguyên liệu cũ đắt tiền.
Giảm thuế, giảm lãi suất.
Cải tiến kỹ thuật sản xuất, áp
dụng công nghệ mới vào sản
xuất để tăng năng suất lao động,

giảm chi phí.
PHẦN 3: LẠM PHÁT
Biện pháp kiềm chế lạm phát
Thắt chặt khối cung tiền tệ: tăng lãi suất chiết khấu, tái chiết
khấu, tăng tỷ lệ dự trữ pháp định, không phát hành thêm tiền
vào lưu thông.
Kiềm chế giá cả
Nhập khẩu lượng hàng mà nền kinh tế thiếu.
Xuất kho dự trữ ra bán.
Thực hiện chính sách kiểm soát giá.
PHẦN 3: LẠM PHÁT
PHẦN 3: LẠM PHÁT
Biện pháp kiềm chế lạm phát
Ấn định mức lãi suất cao: khi lãi suất tiền gửi ấn
định ở mức cao sẽ thu hút bớt tiền trong lưu thông về,
tuy nhiên sử dụng biện phát này cần sự hổ trợ của
NHTW và NSNN.
Giảm chi tiêu ngân sách: Chi tiêu ngân sách là 1 bộ
phận quan trọng của tổng cầu, giảm chi ngân sách những
khoản chưa thật sự cần thiết sẽ làm sức ép đối với tổng
cầu và giá cả sẽ hạ xuống.
Hạn chế tăng tiền lương : tiền lương là một bộ phận quan
trọng trong chi phí sản xuất, tăng tiền lương sẽ làm tăng chi
phí sản xuất dẫn đến gi cả tăng lên, đồng thời tăng tiền
lương cũng làm tăng thu nhập gây sức ép cho tổng cầu.
PHẦN 3: LẠM PHÁT
Lạm phát chống lạm phát : nhà nước tăng đầu tư mở rộng sản
xuất, kết quả của đầu tư sẽ làm tăng cung tạo điều kiện cân bằng
quan hệ cung cầu.
Thực hiện chiến lươc thị trường cạnh tranh hoàn hảo: cạnh

tranh hoàn hảo nhằm tránh độc quyền đẩy giá lên, mặt khác cạnh
tranh thúc đẩy cải tiến kỹ thuật , tiết kiệm chi phí sản xuất góp phần
làm cho giá cả hàng hóa giảm xuống.
Mua lấy một tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát : lạm phát và thất
nghiệp là 2 yếu tố đối nghịch nhau, người ta có thể mua lấy một tỷ
lệ thất nghiệp và lạm phát vừa phải để đảm bảo nền kinh tế phát
triển bình thường và đời sống xã hội ổn định.
PHẦN 3: LẠM PHÁT
Trong tình kinh tế như hiện nay thì
chính sách tiền tệ là một công cụ hữu
hiệu để điều tiết lạm phát. Trong
năm 2012 sắp tới thì mục tiêu tổng
quát theo chỉ đạo của Thủ tướng, vẫn
là ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế
lạm phát. Tuy nhiên, tốc độ tăng
trưởng GDP sẽ phấn đấu đạt cao hơn
năm nay, đạt khoảng 6,5%.
PHẦN 4: KẾT LUẬN

×