Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI SÂU HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH TRÊN CÂY LÚA Oryza Sativa L Ở HUYỆN HƯƠNG KHÊ, HÀ TĨNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 64 trang )


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM





PHẠM HỮU SƠN



ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI SÂU HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH TRÊN CÂY
LÚA (Oryza sativa L.) CỦA HUYỆN HƢƠNG KHÊ, TỈNH HÀ TĨNH




KHOÁ LUẬN

Ngành học : SP Sinh học



Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
PGS . TS Nguyễn Văn Thuận Phạm Hữu Sơn



HUẾ, KHOÁ HỌC 2008 – 2012








Lời Cảm Ơn


Để hoàn thành tốt khoá luận này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến PGS.TS Nguyễn Văn Thuận, giảng viên Khoa Sinh học,
Trường Đại học Sư phạm Huế, đã tận tình hướng dẫn trong quá
trình thực hiện.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Trần Văn Giang, đã cung
cấp tài liệu và có những góp ý quý báu cho đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Sinh
học, Trường Đại học Sư phạm Huế và bạn bè trong lớp đã động viên,
ủng hộ trong quá trình thực hiện khoá luận.

Huế, 04/ 2012
Sinh viên


Phạm Hữu Sơn


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1
2. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài 2
2.1. Cơ sở khoa học 2
2.2.Cơ sở thực tiễn 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 3
3.1. Mục tiêu 3
3.2. Nhiệm vụ 3
4. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 3
4.1. Nghiên cứu sâu hại lúa trên thế giới 3
4.2. Nghiên cứu sâu hại lúa ở Việt Nam 5
5. Đối tượng nghiên cứu 7
5.1. Sự đa dạng về thành phần loài của lớp Côn trùng và Hình nhện 7
5.2. Phân loại các bộ thuộc lớp Côn trùng và Hình nhện 9
6. Thời gian, địa điểm và phương pháp nghiên cứu 12
6.1. Thời gian nghiên cứu 12
6.2. Địa điểm nghiên cứu 12
6.3. Phương pháp nghiên cứu 14
6.3.1. Phương pháp điều tra - phỏng vấn 14
6.3.2. Phương pháp thu mẫu và xử lý mẫu 14
6.3.3. Phương pháp phân tích mẫu vật và định loại 15
7. Đặc điểm tự nhiên tỉnh hà tĩnh 16
7.1. Vị trí địa lý 16
7.2. Khí hậu, Thủy văn 18
7.3. Tài nguyên sinh vật 18
7.4. Ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết đến sự sinh trưởng và phát triển
của sâu bệnh 19
PHẦN 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 20
Chƣơng 1. TÌNH HÌNH SÂU HẠI LÚA (Oryza sativa L.) Ở HUYỆN
HƢƠNG KHÊ, TỈNH HÀ TĨNH 20
1. T ình hình sản xuất lúa từ năm 2009 đến 2011 20

2. Ả nh hưởng của sâu hại đến sản xuất lúa từ năm 2009 đến năm 2011
trên địa bàn huyện hương khê. 21
Chƣơng 2. THÀNH PHẦN LOÀI SÂU HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH TRÊN
CÂY LÚA (Oryza sativa L.) Ở HUYỆN HƢƠNG KHÊ, TỈNH HÀ TĨNH 24
1. Thành phần loài sâu hại và thiên địch 24
1.1. Thành phần loài sâu hại trên cây lúa (Oryza sativa L.) 24
1.2.Thành phần loài thiên địch trên cây lúa (Oryza sativa L.) của
huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. 27
2. Đặc điểm hình thái các loài sâu hại và thiên địch chính 30
2.1. Sâu hại 30
2.1.1. Cào cào xanh 30
2.1.2. Bọ trĩ 31
2.1.3.Rầy lưng trắng 32
2.1.4. Bọ xít dài 32
2.1.5.Sâu sừng xanh 33
2.1.6. Sâu keo 34
2.1.7. Nhện gié 35
2.2. Thiên địch 36
2.2.1. Chuồn chuồn kim 36
2.2.2. Sát sành 36
2.2.3. Dế nhảy 37
2.2.4. Nhện linh miêu vân xiên 37
Chƣơng 3. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU HẠI LÚA (O
sativa L.) 39
1. Các biện pháp người dân ở vùng nghiên cứu sử dụng để phòng trừ sâu
hại lúa. 39
1.1. Biện pháp kỹ thuật canh tác 40
1.2. Biện pháp hóa học 40
2. Đề xuất một số biện pháp phòng trừ sâu hại lúa ở huyện hương khê,
tỉnh hà tĩnh. 41

2.1. Biện pháp kỹ thuật canh tác 41
2.1.1. Biện pháp làm đất 41
2.1.2. Biện pháp bón phân và tưới nước 42
2.1.3. Biện pháp sử dụng các loại giống kháng sâu hại và điều chỉnh
thời vụ gieo trồng 43
2.1.4. Biện pháp dọn sạch đồng ruộng và tiêu diệt cỏ dại 44
2.1.5. Biện pháp vật lý 44
2.2. Biện pháp sinh học 45
2.3.1. Biện pháp bảo tồn thiên địch 45
2.3.2.Biện pháp gia tăng thiên địch 45
2.3. Biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM 46
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 49
1. Kết luận 49
2. Đề nghị 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
PHỤ LỤC





1
PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong những cây lương thực chính của
nhiều nước trên thế giới. Khoảng 46% dân số trên thế giới sử dụng lúa gạo
làm nguồn lương thực chính, hơn 110 quốc gia có sản xuất và tiêu thụ gạo với
mức độ khác nhau. Theo Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA, 2007), tổng nhu cầu
tiêu thụ gạo trung bình hàng năm của cả thế giới lên đến 424,5 triệu tấn (2007)

[3]. Trên thế giới hiện có 140 triệu hécta đất trồng lúa, trong đó châu Á có 125
triệu hécta, chiếm 89,3% [4].
Ở nước ta, với đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm đã tạo điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển của nghề trồng lúa. Với nền văn minh lúa nước lâu
đời kết hợp với việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thì nghề trồng lúa nước
ta đã đạt được những thành tựu to lớn, tạo ra một lượng lớn lúa gạo cung cấp
cho nhu cầu lương thực trong nước và trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ
2 thế giới [3].
Tuy nhiên, với khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm còn tạo điều kiện cho sự
phát triển mạnh mẽ của các loài côn trùng gây hại. Sự phá hoại của các loài
sâu hại là nguyên nhân chính làm giảm năng suất và chất lượng cây lúa. Ở
châu Á, sâu hại làm giảm năng suất lúa trung bình khoảng 34,4% tổng sản
lượng, theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu lúa Quốc tế là 46% [9].
Tác hại của côn trùng đến cây lúa là rất lớn và người nông dân cũng đã
có các biện pháp phòng chống sâu hại, bảo vệ cây lúa nhưng chỉ mới hạn chế
được một phần tác hại của chúng. Mặt khác, sự hiểu biết về sâu hại và các
biện pháp phòng trừ còn hạn chế nên việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học còn
bừa bãi làm ảnh chất lượng lúa và gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Vì
vậy, việc điều tra tìm hiểu các loài côn trùng hại lúa là rất cần thiết, làm cơ sở
khoa học cho việc sử dụng hợp lý và hiệu quả các biện pháp phòng trừ sâu
hại, tăng năng suất phẩm chất cây lúa, bảo vệ môi trường sống.
Từ những lý do đó, tôi chọn đề tài: “ Điều tra thành phần loài sâu hại và
thiên địch trên cây lúa (Oryza sativa L.) của huyện Hƣơng Khê, tỉnh Hà Tĩnh”
2
2. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. Cơ sở khoa học
Đối với cây lương thực nói chung và cây lúa nói riêng có rất nhiều đối
tượng sâu hại hoạt động phá hoại và phần lớn chúng thuộc lớp Côn trùng
(Insecta). Sâu hại là một trong các yếu tố hạn chế sản lượng lúa ở nhiều nước
trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Sự thiệt hại do chúng gây ra cho cây lúa ở

châu Á trung bình là 34,4%, trong thí nghiệm ở Viện nghiên cứu lúa Quốc tế
là khoảng 46% [9].
Hiện nay, các tài liệu về thành phần loài côn trùng gây hại cho cây lúa
cũng như thiên địch ở vùng nghiên cứu chưa đầy đủ. Do đó, thiếu những dẫn
liệu làm căn cứ khoa học cho việc phòng chống sâu hại. Vì vậy, đề tài sẽ cung
cấp những dẫn liệu về thành phần loài sâu hại và thiên địch trên cây lúa. Từ
đó, làm cơ sở khoa học cho việc phòng chống sâu hại một cách hiệu quả.
2.2.Cơ sở thực tiễn
Nước ta là một nước nông nghiệp với nghề trồng lúa nước có từ lâu đời,
với nền khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm thích hợp cho việc trồng cây lương
thực. Tuy nhiên, khí hậu cũng thích hợp cho sự phát triển mạnh của sâu hại về
thành phần loài và số lượng đã gây thiệt hại lớn cho ngành nông nghiệp. Mang
đặc điểm khí hậu chung của cả nước, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh cũng có
những nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. Trên thực tế sản xuất,
bà con nông dân ở đây tiến hành trồng từ 2 - 3 vụ lúa trên đồng ruộng. Quá
trình thâm canh tăng vụ đã làm cho sâu bệnh phát triển ngày càng mạnh do
sâu bệnh có được nơi trú ngụ từ vụ mùa này đến vụ mùa tiếp theo. Khi có sâu
bệnh, người nông dân cũng đã có các biện pháp phòng chống sâu hại, bảo vệ
cây lúa nhưng chỉ mới hạn chế được một phần tác hại của chúng. Mặt khác,
việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học còn bừa bãi, làm ảnh chất lượng lúa và gây
ô nhiễm môi trường xung quanh. Chính vì vậy, việc xác định được các loài
côn trùng gây hại và các loài thiên địch có ý nghĩa to lớn. Sử dụng thiên địch
để trừ các loài dịch hại mà không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
3
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục tiêu
Điều tra thành phần loài sâu hại, thiên địch và tình hình sâu hại lúa
(Oryza sativa L.) ở huyện Hương Khê qua một số năm gần đây nhằm đề xuất
các biện pháp phòng trừ.
3.2. Nhiệm vụ

- Phân tích diễn biến tình hình sâu hại lúa (Oryza sativa L.) trong những
năm gần đây ở huyện Hương Khê.
- Xác định thành phần loài sâu hại và thiên địch trên cây lúa (Oryza
sativa L.) ở một số vùng của huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
- Mô tả đặc điểm hình thái và sinh học của một số loài sâu hại và thiên
địch trên cây lúa (Oryza sativa L.) ở vùng nghiên cứu.
- Đề xuất các biện pháp phòng trừ sâu hại lúa ở vùng nghiên cứu.
4. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu sâu hại lúa trên thế giới
Việc nghiên cứu côn trùng được bắt đầu từ Pháp vào cuối thế kỷ 18.
Năm 1919, Vitalis de Salvaza đã thống kê một số loài sâu hại ở Đông
Dương. Năm 1889 - 1934 có một số thông báo các kết quả nghiên cứu của
người Pháp về côn trùng gây hại những cây trồng có giá trị kinh tế như chè,
bông, đậu, mía…[4].
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu côn trùng hại lúa chủ yếu
thực hiện trên 3 hướng chính: Nghiên cứu thành phần loài sâu hại và thiên
địch, nghiên cứu về quản lý dịch hại, nghiên cứu sử dụng các phương pháp
khác nhau để phân loại côn trùng. Linn H. Th. (1968) đã đưa ra các nguyên tắc
về phân loại côn trùng dựa vào phương pháp hóa sinh [25]. Ở Bangladesh, các
nhà khoa học đã xác định được 159 loài côn trùng hại lúa, thuộc 7 bộ và 44 họ
(1983). Trong số đó, phần lớn các loài thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera) với 58
loài và bộ cánh đều (Homoptera) với 44 loài, một số loài sâu hại chính như:
Sâu đục thân 2 chấm (Scirpophaga incertulas Walker, 1863), sâu cuốn lá nhỏ
4
(Cnaphalocrocis medinalis Guenée, 1854). Bên cạnh đó, các nhà khoa học
cũng đã ghi nhận 85 loài thiên địch là kí sinh trùng gây bệnh cho côn trùng hại
lúa. Trong đó, 71 loài thuộc bộ cánh màng (Hymenoptera) và 14 loài thuộc bộ
hai cánh (Diptera) [34].
Way M.J., Heong K.L. (1994), đã đưa ra một số mô hình về quản lý tổng
hợp dịch hại trên cây lúa [27]. Rami K. et al. (2002), xác định được sự phân

bố, tình trạng gây hại và mức độ thiệt hại về năng suất do các loài sâu bướm
thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera) gây ra trên các loài cây ngũ cốc ở Châu phi.
Tác giả cũng đã xác nhận sâu đục thân châu phi (Busseola fusca) và sâu đục
thân Chilo partellus là 2 loài gây hại quan trọng nhất của các loài cây ngũ cốc
[29]. Stevenson DE et al. (2005), đưa ra một số mô hình có hiệu quả trong
phòng trừ sâu đục thân (Scirpophaga incertulas) cho cây lúa tại tỉnh Quảng
Đông, Trung Quốc dựa trên yếu tố nhiệt độ [31]. Tanwar R.K. et al. (2010) đã
xác nhận 18 loài thực vật (mía, lúa ) là đối tượng phá hoại của loài bướm
đêm (Spodoptera mauritia) [33]. Julien M. Beuzelin (2011), xác định vai trò
của các yếu tố sinh thái trong nông nghiệp đến sự phát triển của sâu đục thân
hại mía và lúa [24]. Peijian Shi et al. (2011), nghiên cứu về tác động nóng lên
của khí hậu toàn cầu đối với sự phát triển của quần thể sâu đục thân
(Scirpophaga incertulas Walker). Tác giả đã chứng minh rằng sự nóng lên của
khí hậu có thể làm giảm số lượng quần thể sâu đục thân [28].
Sajid Nadeem et al. (2011), mô tả sở thích ăn và giai đoạn phát triển của
ba loài gây hại: Mọt đục hạt nhỏ (Rhyzopertha Dominica), mọt bột đỏ
(Tribolium castaneum), mọt cứng đốt (Trogoderma granarium Evert) gây hại
trong khâu bảo quản lúa. Các giống lúa nghiên cứu là giống địa phương: IR - 6,
NIAB - IRRI - 9, Basmati - 370 và DM - 25. Kết quả thể hiện rằng DM - 25 bị
thiệt hại thấp nhất, tiếp theo là IR - , Basmati -370 và NIAB - IRRI - 9 đối với
các loài sâu hại trên; Trong 3 loài thì mọt cứng đốt (Trogoderma granarium
Evert) gây hại nghiêm trọng nhất [27]. Raghavaiah D.G. et al. (2011 - 2012),
tổng hợp các loài sâu hại cây trồng chính về vị trí phân loại, phân bố, cây chủ,
triệu chứng gây hại và các phương pháp phòng trừ dịch hại [32].
5
Jiranan P. et al. (2012), nghiên cứu giới hạn chịu đựng về nhiệt độ của
loài rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal). Tác giả đã xác nhận ở các giai đoạn
khác nhau trong quá trình phát triển thì giới hạn chịu đựng về nhiệt độ của
chúng là khác nhau; Giai đoạn ấu trùng có khả năng chịu đựng nhiệt độ thấp
hơn giai đoạn trưởng thành. Cụ thể, giới hạn chịu đựng nhiệt độ của ấu trùng

là 34,9

3
º
C, con cái trưởng thành là 37,0

1
°
C, con đực trưởng thành là
37,4

2
º
C; Giới hạn nhiệt độ gây chết đối với ấu trùng là 41,8

1
º
C, trưởng
thành là 42,5

1
º
C. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, với sự nóng lên của khí hậu
toàn cầu có thể làm giảm sự phát triển của rầy nâu. Trong giai đoạn hiện nay,
ấu trùng rầy nâu đang phải sống gần với ngưỡng nhiệt độ giới hạn của nó. Khí
hậu nóng lên và các hiện tượng thời tiết cực đoan gây ra nhiệt độ cao có khả
năng hạn chế sự phát triển và phân bố của rầy nâu [23].
4.2. Nghiên cứu sâu hại lúa ở Việt Nam
Trước năm 1945, đoàn nghiên cứu tổng hợp của Pháp mang tên "Mission
Pavie" đã tiến hành cuộc viễn du ở Đông Dương từ năm 1879 đến 1905 và

bước đầu nghiên cứu hệ côn trùng Đông Dương. Đoàn đã điều tra và thu thập
được 1020 loài côn trùng. Các mẫu này hiện đang được lưu giữ tại bảo tàng
Pari, London, Giơnevơ, Stôckhôm [4].
Sau năm 1954, có nhiều nghiên cứu thành phần côn trùng hại cây trồng
trong đó có cây lúa. Công tác điều tra được các cơ quan: Cục Bảo vệ và Kiểm
dịch thực vật (1962 -1963), Bộ Nông trường (1961 - 1968), Bộ Nông nghiệp
(1967 - 1968), Tổ Côn trùng thuộc Uỷ ban KHKT Nhà nước (1960 - 1970)
thực hiện. Ở miền Bắc (1967 - 1968) qua điều tra đã phát hiện có 88 loài sâu
hại lúa. Ở miền Nam (1977 - 1979) đã phát hiện được 78 loài với 6 loài gây
hại chủ yếu gồm: Rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân bướm 2 chấm, bọ xít
dài, sâu năn, sâu phao và 15 loài gây hại thứ yếu [ 9].
Sau ngày giải phóng năm 1975, Viện Bảo vệ Thực vật đã tiến hành điều
tra thành phần sâu bệnh hại cây trồng ở các tỉnh phía Nam từ 1977 đến 1980.
Từ cuối thập kỷ 70 đến đầu thập kỷ 80, công tác nghiên cứu khu hệ thiên
6
địch của sâu hại lúa được Viện Bảo vệ Thực vật, Viện Sinh thái tài nguyên
sinh vật, bộ môn côn trùng (Đại học Nông nghiệp I) tiến hành [9].
Phạm Văn Lầm (2000) đã tổng hợp 133 loài côn trùng và nhện nhỏ gây
hại trên cây lúa. Chúng thuộc 8 bộ, 33 họ, 9 giống của lớp côn trùng và nhện.
Bộ cánh nửa (Hemiptera) có số lượng loài gây hại trên lúa nhiều nhất 32 loài,
bộ cánh vảy (Lepidoptera) với số lượng là 29 loài, bộ cánh thẳng (Orthoptera)
với 25 loài, bộ cánh đều (Homoptera) có 21 loài và bộ cánh cứng (Cleoptera)
có 16 loài. Các bộ khác mỗi bộ mới ghi nhận được một vài loài [9]. Nguyễn
Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2003), đã mô tả về sự phân bố, ký chủ cũng như
đặc điểm về hình thái và sinh học của một số loài sâu hại lúa: Sâu phao
(Nymphula depunctalis Guenée ), sâu keo (Spodoptera mauritia Boisduval ),
bọ xít hôi (Leptocorisa acuta Thunberg )…[7]. Nguyễn Ngọc Đệ (2008), đã
mô tả về đặc điểm gây hại, vòng đời và cách phòng trừ một số loài sâu hại lúa:
Rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal ), rầy lưng trắng (Sogatella furcifera ), rầy
bông (Recilia dorsalis )… [3].

Về thành phần loài thiên địch ở Việt Nam: Từ năm 1967 đến 1968, theo
điều tra của các Viện bảo vệ thực vật xác định được 10 loài. Tiếp theo đó là
nghiên cứu của Mai Quí và cộng sự đã xác định được 4 loài. Cho đến nay có
nhiều họ côn trùng gồm nhiều thiên địch đã được nghiên cứu đầy đủ; Họ Bọ
rùa (Coccinellidae) có 246 loài trong đó có 200 loài sống theo kiểu ăn thịt
(Hoàng Đức Nhuận, 1989). Họ Ong ký sinh (Scelionidae) có 221 loài (Lê
xuân Huệ , 1989). Họ Carabidae có 75 loài (Lê Khương Thuý, 1989). Họ Ong
ký sinh (Ichneumonidae) có 27 loài, Họ Braconidae có 36 loài. Nhện lớn có
34 loài thuộc 11 họ, 25 giống (Phạm Văn Lầm, 2000). Nhiều công trình của
Vũ Quang Côn (1986), Hà Quang Hùng (1984), Bùi Trần Việt (1990) thống
kê các loài ong ký sinh, ruồi ký sinh, ong cự ký sinh các loài sâu bướm hại
lúa. Ở Việt Nam, đến năm 2008 đã phát hiện 332 loài thiên địch trên đồng lúa
thuộc 13 bộ, 52 họ, 201 giống. Trong đó gồm 11 loài ký sinh, 167 loài ăn thịt,
29 loài nhện lớn ăn thịt, 5 loài gây bệnh cho côn trùng hại [12].
7
Ở vùng nghiên cứu, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đề
cập một cách đầy đủ về thành phần loài sâu hại và thiên địch trên cây lúa.
5. Đối tƣợng nghiên cứu
Các loài sâu hại và thiên địch thuộc lớp Côn trùng (Insecta) và lớp Hình
nhện (Arachnida) thuộc ngành Chân khớp (Arthropoda) trên cây lúa.
Bảng 1. Các lớp và đặc điểm chính trong ngành chân khớp.
Các lớp chính trong ngành chân khớp (Arthropoda)
Phân ngành
Đại diện
Phân đốt
của cơ thể
Số
lượng
đôi chân
Vai trò trong nông nghiệp

Chân môi
(Chilopoda)
Rết

Nhiều
Nhiều
Ăn một số loại côn trùng hại
cây
Giáp xác
(Crustacea)
Sowbugs,
pillbugs
2
5
Một số loài sâu hại thứ yếu
Hình nhện
(Arachnida)
Nhện, ve, bét
2
4
Một số bọ ve là loài gây hại
chủ yếu trong nông nghiệp
Cuốn chiếu
(Diplopoda)
Cuốn chiếu
Nhiều
Nhiều
Một số loài sâu hại thứ yếu
Đa túc
(Symphyla)

Bọ nhiều
chân
2
12
Một số loài sâu hại chủ yếu
Côn trùng
(Insecta)
Bọ cánh
cứng, bọ chét
3
13
Một số loài có ích, một số loài
gây hại trong nông nghiệp

(Theo Arthur L. Antonelli, 2005)
5.1. Sự đa dạng về thành phần loài của lớp Côn trùng và Hình nhện
Lớp Côn trùng (Insecta) thuộc ngành Chân khớp (Arthropoda). Đây là
một lớp với khoảng hơn 10 triệu loài, trong đó hơn 1 triệu loài đã được định
danh. Hàng năm trên thế giới phát hiện được 7000 - 10000 loài mới. Số loài
côn trùng chiếm khoảng 3/4 tổng số loài động vật. Số lượng cá thể của một
loài rất lớn, nhất là khi thành dịch [5]. Chúng phân bố rộng rãi ở những điều
kiện khác nhau trên trái đất.
8
Trong số các bộ thuộc lớp côn trùng thì số lượng loài chiếm số lượng nhiều
nhất là 4 bộ: Cánh cứng (Coleoptera), Hai cánh (Diptera), Cánh màng
(Hymenoptera) và Cánh vảy (Lepidoptera). Trong đó, nhiều nhất là Bộ cánh
vảy (Lepidoptera) với 2038 loài được mô tả hàng năm (Bảng 2).
Trong số các loài côn trùng người ta đã phát hiện được hơn 100 loài hại
lúa ở vùng nóng ẩm nhiệt đới, trong đó khoảng 20 loài gây hại chủ yếu: Sâu
cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrosis medinalis Guenée), Rầy nâu (Nilaparvata lugens

Stal), Sâu keo (Spodoptera mauritia Boisduval)…Và một số loài thường
xuyên gây hại thành dịch ở nhiều vùng sinh thái lúa là: Rầy xanh đuôi đen
(Nephotettex virescens Distan), rầy lưng trắng (Sogatella furcifera Horvath),
bọ trĩ (Stenchaetothrip biformis Bagnall)…[4].
Bảng 2. Số lƣợng loài đƣợc mô tả của một số bộ côn trùng.
Bộ
Số lượng loài đã được mô tả
Số lượng loài được mô tả hàng
năm
Bộ cánh cứng
(Coleoptera)
300000 - 400000
2308
Bộ hai cánh
(Diptera)
110000 - 120000
642
Bộ cánh màng
(Hymenoptera)
90000 - 150000
1048
Bộ cánh vảy
(Lepidoptera)
100000 - 125000
1196

(Theo Vincent H. Resh,Ring T. Cardé, 2009)

Lớp Hình nhện (Arachnida) thuộc ngành chân khớp (Arthropoda) gồm
khoảng 40000 loài. Bên cạnh các loài gây hại cho cây trồng, có nhiều loài

nhện có vai trò quan trọng trong đấu tranh sinh học bảo vệ cây trồng chủ yếu
thuộc bộ Nhện lớn (Araneida) và bộ Nhện nhỏ (Acarina).
9
5.2. Phân loại các bộ thuộc lớp Côn trùng và Hình nhện.
Theo tác giả Hồ Khắc Tín, hệ thống phân loại các bộ thuộc lớp Côn
trùng (Insecta) được thể hiện như sau: (Hình 1).
Bộ hai cánh (Diptera)
Bộ cánh dài (Mecoptera)
Bộ cánh da (Dermaptera)
Bộ cánh úp (Plecoptera)
Bộ đuôi bật
(Collembola)
Bộ hai đuôi (Diplura)
Bộ ba đuôi (Thysanura)
Bộ đuôi nguyên thuỷ (Protura)
Hình 1. Sơ đồ các bộ thuộc lớp Côn trùng
(Insecta).

Lớp phụ không
cánh
(Apterygota)

Lớp phụ có cánh

(Pterygota)
Tổng bộ biến
thái không
hoàn toàn
(Hemimetabola
)

Tổng bộ biến
thái hoàn toàn
(Holometabola)
Lớp Côn
trùng
(Insecta)
Bộ phù du (Ephemerida)
Bộ chuồn chuồn (Odonata)
Bộ gián (Blattaria)
Bộ bọ ngựa (Mantodea)
Bộ cánh bằng (Isoptera)
Bộ bọ que (Phasmida)
Bộ cánh thẳng (Orthoptera)
Bộ có răng (Corrodentia)
Bộ cánh quấn (Strepsiptera)
Bộ cánh rộng (Megaloptera)
Bộ bọ lạc đà (Rhaphiđioea)
Bộ cánh mạch (Neuroptera)
Bộ cánh lông (Trichoptera)
Bộ cánh vẩy (Lepidoptera)
Bộ cánh màng (Hymenoptera)
Bộ bọ chét (Siphonaptera)
Bộ cánh tơ (Thysanoptera)
Bộ cánh cứng (Coleoptera)
10
Bảng 3 thể hiện một số đặc điểm cơ bản của các bộ chính thuộc lớp
côn trùng:
Bảng 3. Các bộ chính của lớp côn trùng.
Các bộ chính của lớp Côn trùng (Insecta)
Bộ

Đại diện
Biến thái
Phần phụ miệng
Cánh
Bộ cánh cứng
(Coleoptera )
Bọ cánh cứng
Hoàn toàn
Nghiền
2 cặp
Bộ đuôi bật
(Collembola)
Bọ đuôi bật
Không biến thái
Nghiền
Không
Bộ hai cánh
(Diptera)
Ruồi
Hoàn toàn
Nghiền hoặc chích hút
1 cặp
Bộ cánh nửa
(Hemiptera)
Rệp
Không hoàn toàn
Chích hút
2 cặp
Bộ cánh đều
(Homoptera)

Bọ vừng
Không hoàn toàn
Chích hút
2 cặp
Bộ cánh màng
(Hymenoptera)
Ong, kiến
Hoàn toàn
Nghiền
2 cặp hoặc
không
Bộ cánh vảy
(Lepidoptera)
Bướm, sâu bướm
Hoàn toàn
Nghiền hoặc hút
2 cặp
Bộ chuồn
chuồn
(Odonata)
Chuồn chuồn
Hoàn toàn
Nghiền
2 cặp
Bộ cánh thẳng
(Orthoptera)
Châu chấu
Không hoàn toàn
Nghiền
2 cặp

Bộ cánh gân
(Neuroptera)
Rệp cây
Hoàn toàn
Nghiền
2 cặp
Bộ bọ chét
(Siphonoptera)
Bọ chét
Hoàn toàn
Chích hút
Không
Bộ cánh tơ
(Thysanoptera)
Bọ trĩ
Trung gian
Chích hút
2 cặp
Bộ ba đuôi
(Thysanura)
Cá bạc
Không hoàn toàn
Nghiền
Không
(Theo Arthur L. Antonelli, 2005)

11

Hình 2. Các bộ thuộc lớp hình nhện (theo Giribet và cộng sự, 2002)
Lớp Hình nhện (Arachnida) bao gồm 16 bộ. Trong đó có 3 bộ đã tuyệt

chủng là bộ Trilobita, Euripterida và Trigonotarbida [18] (Hình 2).
Chú thích:
1. Bộ Trilobita: Đã tuyệt chủng (†).
2. Bộ Xiphosura (đuôi kiếm): 5 loài.
3. Bộ Euripterida: Đã tuyệt chủng (†).
4. Bộ Scorpiones (bọ cạp): 2000 loài.
5. Bộ Opiliones (chân dài): 6300 loài.
6. Bộ Pseudoscorpionida (bọ cạp giả):
3000 loài.
7. Bộ Solifugae (nhện lông): 900 loài.
8. Bộ Acari (ve bét): 30000 loài.
9. Bộ Palpigradi (chân đều): 80 loài.
10. Bộ Pycnogonids (nhện biển): 1300 loài.
11. Bộ Trigonotarbida: Đã tuyệt chủng (†).
12. Bộ Ricinulei: 60 loài.
13. Bộ Araneae (nhện): 40000 loài.
14. Bộ Amblypygi: 140 loài.
15. Bộ Thelyphonida: 100 loài.
16. Bộ Schizomida: 220 loài.

12
6. Thời gian, địa điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 9/2011 đến tháng 4/2012.
6.2. Địa điểm nghiên cứu
Ruộng lúa thuộc các xã Hòa Hải, Hương Bình, Hương Long, Phúc
Đồng của huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh (Hình 3).
13



















Hình 3. Bản đồ vùng nghiên cứu.
14
6.3. Phương pháp nghiên cứu
6.3.1. Phương pháp điều tra - phỏng vấn
- Điều tra số liệu qua Chi cục Bảo vệ thực vật huyện Hương Khê: Điều
tra diện tích đất trồng lúa của toàn huyện, mùa vụ sản xuất trong năm và tình
hình khí hậu, điều kiện tự nhiên của vùng. Thu thập số lượng loài sâu hại và
thiên địch trên cây lúa, các loài sâu hại chính, thời điểm và mức độ gây hại
trong các năm gần đây.
- Sử dụng phiếu điều tra: Bao gồm phiếu điều tra về các loài sâu hại và
về biện pháp phòng trừ. Phát phiếu điều tra cho các hộ dân với các mục đã
chuẩn bị sẵn (30 hộ dân).
- Phóng vấn: Tiến hành phóng vấn nông dân trồng lúa tại các địa điểm
nghiên cứu. Trong quá trình phóng vấn có sự ghi chép cẩn thận.

Sau khi thu thập số liệu sẽ tiến hành phân tích, xử lý để đưa ra kết luận.
6.3.2. Phương pháp thu mẫu và xử lý mẫu
6.3.2.1. Thu mẫu
- Chọn ngẫu nhiên một số địa điểm trong vùng nghiên cứu để tiến hành
thu mẫu.
- Thu mẫu vào các giai đoạn khác nhau bao gồm giai đoạn lúa đẻ nhánh,
làm đòng, trổ, chín…để có thể thu được các mẫu về các loài sâu gây hại ở
những thời điểm khác nhau.
- Tiến hành thu mẫu bằng các dụng cụ đơn giản như: Vợt, bẫy, bình
thí nghiệm.
- Trong khi thu mẫu tiến hành chụp ảnh để phục vụ cho việc định loại.
6.3.2.2. Xử lý mẫu
Mẫu vật sau khi thu được đưa về phòng thí nghiệm để xử lý:
+ Đối với côn trùng.
Ấu trùng: Ngâm mẫu vật trong cồn 70
°
.
Thành trùng: Giết chết và bảo quản mẫu vật bằng cồn 90
°
.
+ Đối với hình nhện (Arachnida)
Ngâm mẫu vật trong cồn 70
°
.
15
6.3.3. Phương pháp phân tích mẫu vật và định loại
6.3.3.1. Phân tích mẫu vật
- Mẫu vật được bảo quản trong cồn. Sau đó sẽ được sấy khô để tiến hành
phân tích.
- Sử dụng các dụng cụ: Kính hiển vi soi nổi, kính lúp cầm tay, kẹp côn

trùng và kim nhọn để tiến hành phân tích các đặc điểm dùng trong định loại
như: Hình dạng, kích thước, màu sắc cơ thể; đặc điểm của cánh; cấu tạo phần
phụ miệng; râu đầu; đốt bàn chân (Hình 4).


6.3.3.2. Định loại
- Căn cứ vào các đặc điểm hình thái của côn trùng, các bộ phận cũng như
bộ phận phụ của chúng.
- Việc định loại thành phần sâu hại và thiên địch theo khóa định loại
của các tác giả Hồ Khắc Tín [13], Nguyễn Viết Tùng [14] và tài liệu “Danh
mục các loài sâu hại lúa và thiên địch của chúng ở việt nam” của tác giả
Phạm Văn Lầm [9].
Hình 4. Cấu tạo ngoài của côn trùng điển hình.
Nguồn:
16
7. Đặc điểm tự nhiên tỉnh Hà Tĩnh
7.1. Vị trí địa lý
Hà Tĩnh thuộc vùng Bắc Trung bộ, có toạ độ địa lý từ 17
°
53'50'' đến
18
°
45'40'' vĩ độ Bắc và 105
°
05'50'' đến 106
°
30'20'' kinh Đông. Phía Bắc giáp
tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Đông giáp biển Đông,
phía Tây giáp với nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (Hình 5).
Hương Khê là một trong 10 huyện của tỉnh Hà Tĩnh có diện tích 127809,09

km
2
. Phía Bắc giáp huyện Vũ Quang và Can Lộc, phía Nam giáp tỉnh Quảng
Bình, phía Đông giáp huyện Cẩm Xuyên và Thạch Hà, Phía Tây giáp Lào [16].
17

Hình 5. Bản đồ hành chính tỉnh Hà tĩnh.
Nguồn : http//dpihatinh.gov.vn/


18
7.2. Khí hậu, Thủy văn
Hà Tĩnh nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng
của khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh. Tuy nhiên, mùa đông bớt lạnh hơn
và ngắn hơn so với các tỉnh miền Bắc do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ
lục địa Trung Quốc khi tràn về đã bị suy yếu. Nhiệt độ bình quân mùa đông
thường từ 18 - 22
°
C và mùa hè bình quân nhiệt độ đất từ 25,5 - 33
°
C. Lượng
mưa bình quân hàng năm đều trên 2000 mm [17].
Hệ thống sông nhiều nhưng thường ngắn có thể chia thành 3 hệ thống
sông chính: Hệ thống sông Ngàn Sâu có lưu vực rộng 2061 km
2
và nhiều
nhánh sông bé như sông Tiêm, Rào Trổ, Ngàn Trươi. Hệ thống sông Ngàn
Phố dài 86 km, có lưu vực rộng 1065 km
2
. Hệ thống cửa sông và cửa lạch ven

biển gồm Nhóm Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng, Cửa Khẩu. Hai hệ thống
sông Ngàn Sâu và Ngàn Phố đổ ra sông La, sau đó hợp với sông Lam chảy ra
Cửa Hội [17].
Huyện Hương Khê của tỉnh Hà Tĩnh mang đặc điểm khí hậu chung của
tỉnh. Tuy nhiên, do vị trí địa lý quy định nên mùa hè thường khô và nóng hơn
với nhiệt độ trung bình 33,5
°
C, đặc biệt từ tháng 6 đến tháng 7 nhiệt độ lên
đến 39
°
C - 40
°
C. Mùa đông khắc nghiệt, nhiệt độ trung bình xuống thấp dưới
20
°
C, có khi thấp nhất xuống 4 - 6
°
C. Lượng mưa trung bình trong năm
khoảng 1590 - 2400mm. Huyện có hệ thống sông Ngàn Trươi chảy từ thượng
nguồn đổ ra sông Ngàn Sâu [16].
7.3. Tài nguyên sinh vật
Hà Tĩnh hiện có 276003 ha rừng. Trong đó, rừng tự nhiên chiếm 199847
ha với trữ lượng 2113 triệu m
3
, rừng trồng 76156 ha với trữ lượng 201 triệu
m
3
, độ che phủ của rừng đạt 45%. Thảm thực vật rừng đa dạng, có trên 86 họ
và 500 loài cây gỗ. Trong đó, có nhiều loại gỗ quý như lim xanh, sến, táu,
đinh, gụ, pơmu Có nhiều loài thú quý hiếm như hổ, báo, hươu đen, dê sừng

thẳng, trĩ, gà lôi và các loài bò sát khác [17].
19
Tỉnh có 2 khu bảo tồn: Khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang có diện tích là
61283 ha với hơn 300 loài thực vật và nhiều loài động vật quý hiếm trong đó
có 2 loài mới được phát hiện là Sao la và Mang lớn. Khu bảo tồn thiên nhiên
Kẻ gỗ có diện tích 35000 ha với hơn 400 loài thực vật, 170 loài thú, 280 loài
chim, là một địa điểm có giá trị du lịch và giá trị bảo tồn [17].
7.4. Ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết đến sự sinh trưởng và phát triển của
sâu bệnh
Huyện Hương Khê nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và
mang đầy đủ đặc điểm của vùng khí hậu này. Với đặc điểm khí hậu nóng ấm,
mưa nhiều đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng các loài cây nông nghiệp.
Nhưng với điều kiện khí hậu, thời tiết như vậy cũng đã tạo điều kiện cho các
loài sâu hại phát triển mạnh mẽ. Do điều kiện thời tiết và khí hậu nên các vụ
lúa trong năm có tính chu kỳ, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các loài sâu hại
có thể thích nghi và gây hại. Trong một mùa vụ thường có nhiều loài sâu hại
phát triển thành dịch năm này qua năm khác.
Hiểu biết về quy luật diễn biến của thời tiết, khí hậu có ý nghĩa to lớn
cho việc quy hoạch vùng trồng trọt, lựa chọn cây trồng thích hợp. Đồng thời
dự báo tình hình sâu bệnh cây trồng cho từng vùng, từng loại cây trồng để
tránh sự phá hoại của sâu hại.










20
PHẦN 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Chƣơng 1. TÌNH HÌNH SÂU HẠI LÚA (Oryza sativa L.) Ở
HUYỆN HƢƠNG KHÊ, TỈNH HÀ TĨNH

Trên địa bàn huyện Hương Khê, công tác bảo vệ thực vật do Trạm Bảo
vệ Thực vật huyện chịu trách nhiệm quản lý. Đây là cơ quan nhà nước có
nhiệm vụ điều tra, dự báo và chủ trì công tác phòng trừ dịch hại cho cây trồng.
Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành thu thập các số liệu
từ trạm để tiến hành đánh giá diễn biến tình hình sâu hại lúa qua các năm
(2009 - 2011). Từ đó, làm căn cứ cho việc điều tra thành phần loài sâu hại và
thiên địch trên cây lúa ở huyện Hương Khê.
1. Tình hình sản xuất lúa từ năm 2009 đến 2011
Việc sản xuất lúa trên địa bàn huyện được tiến hành qua vụ Đông Xuân
và vụ mùa. Vụ Đông Xuân từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 3 âm lịch và vụ
mùa từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 8 âm lịch. Nhưng thực chất, ở đây tiến
hành gieo trồng qua ba vụ mỗi năm. Vì sau khi thu hoạch vụ Đông Xuân, do
một số vùng đất thấp dễ bị ngập lũ nên trên diện tích đó sẽ được gieo trồng lúa
Hè Thu. Tức là ngay sau vụ Đông Xuân bà con sẽ tiến hành làm đất để gieo
vụ Hè Thu (khoảng tháng 4) để thu hoạch trước khi lũ về. Còn lại diện tích đất
ít bị ảnh hưởng bởi lũ lụt sẽ tiến hành gieo cấy vào vụ mùa. Theo báo cáo thực
hiện kế hoạch kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của huyện Hương Khê
trong các năm 2009, 2010, 2011:
Năm 2009: Tổng diện tích trồng lúa của toàn huyện là 5600 ha; Trong
đó, vụ Đông xuân 3200 ha, vụ Hè thu 1300 ha và vụ mùa 1100 ha. Năm 2009,
tiến hành gieo trồng trên diện tích là 5463 ha. Trong đó vụ Đông Xuân gieo,
cấy 2896 ha với năng suất bình quân đạt 36,89 tạ/ha. Vụ Hè Thu 1072 ha,
năng suất bình quân đạt 27,35 tạ/ha. Vụ mùa 1495 ha, năng suất bình quân đạt
29,03 tạ/ha.

×