Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Bổ sung, hiệu chỉnh và hoàn thiện Từ điển Anh-Việt chuyên ngành da-giầy chuyển sang dạng từ điển điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.99 MB, 155 trang )


BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU DA - GIẦY










BÁO CÁO TỔNG KẾT


Đề tài: Bổ sung, hiệu chỉnh và hoàn thiện từ điển Anh - Việt
chuyên ngành da - giầy chuyển sang dạng từ điển điện tử

Mã số 197.11/RD/HĐ-KHCN






Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Ngô Đại Quang
Cơ quan thực hiện: Viện Nghiên cứu Da - Giầy

















9693



HÀ NỘI, 2012

Mã số: 197.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy
Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 197.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011.
“Bổ sung, hiệu chỉnh và hoàn thiện từ điển Anh - Việt chuyên ngành da - giầy chuyển sang dạng từ
điển điện tử” - PGS.TS. Ngô Đại Quang



1
MỤC LỤC

Trang

TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
3
PHẦN I. TỔNG QUAN 5
1. Cơ sở pháp lý và xuất xứ của đề tài
5
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
5
3. Đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu
5
4. Phương pháp nghiên cứu
6
5. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
6
5.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
6
5.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
6
6. Một số cơ sở lý thuyết áp dụng trong đề tài
7
6.1. Từ điển
7
6.1.1 Khái niệm
7
6.1.2. Một số đặc tính tiêu biểu của từ điển
8
6.2. Giới thiệu tổng thể về giao diện từ điển điện tử
10
6.2.1. Thiết kế giao diện Module từ điển
10
6.2.2. Nội dung thông tin Module từ điển

11
6.2.3. Hạ tầng cơ sở kỹ thuật
11
6.3. Lựa chọn công nghệ & công nghệ xây dựng từ điển điện tử
11
6.3.1. Lựa chọn công nghệ
11
6.3.2. Công nghệ xây dựng từ điển điện tử
13
6.4. Thiết kế bảo mật
14
PHẦN II. QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN 17
1. Bổ sung từ ngữ chuyên ngành
18
2. Hiệu chỉnh, hiệu đính
18
3. Xây dựng bản từ điển điện tử:
18
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
PHỤ LỤC 22


Mã số: 197.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy
Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 197.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011.
“Bổ sung, hiệu chỉnh và hoàn thiện từ điển Anh - Việt chuyên ngành da - giầy chuyển sang dạng từ
điển điện tử” - PGS.TS. Ngô Đại Quang




2

DANH SÁCH NHÓM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

STT Họ và tên Chức vụ, cơ quan công tác
1 PGS.TS. Ngô Đại Quang Viện trưởng
Viện Nghiên cứu Da - Giầy
Chủ nhiệm đề tài
2 ThS. Nguyễn Mạnh Khôi Phó viện trưởng
Viện Nghiên cứu Da - Giầy
Cộng tác viên
3 KS. Nguyễn Hữu Cung Chủ tịch hội đồng khoa học
Viện Nghiên cứu Da - Giầy
Cộng tác viên
4 KS. Trần Văn Hà Hiệp Hội Da Giầy Việt Nam
Cộng tác viên
5 KS. Nguyễn Văn Hiền Viện Nghiên cứu Da - Giầy
Cộng tác viên


Mã số: 197.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy
Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 197.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011.
“Bổ sung, hiệu chỉnh và hoàn thiện từ điển Anh - Việt chuyên ngành da - giầy chuyển sang dạng từ
điển điện tử” - PGS.TS. Ngô Đại Quang



3

TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI



Tên đề tài: “Bổ sung, hiệu chỉnh và hoàn thiện Từ điển Anh -Việt chuyên
ngành da - giầy chuyển sang dạng từ điển điện tử”
Mã số đề tài: 197.11.RD/HĐ- KHCN
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Ngô Đại Quang
Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu Da- Giầy
Cơ sở pháp lý của đề tài :
Hợp đồng đặt hàng sản xuất và cung cấp dịch vụ sự nghiệp công nghiên
cứu khoa học và phát triển công nghệ số 197.11.RD/HĐ-KHCN giữa Bộ Công
Thương và Viện Nghiên cứu Da- Giầy ký ngày 05/5/2011.
Xuất xứ của đề tài : đề tài được đề xuất trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề
tài «Nghiên cứu biên soạn cuốn từ điển Anh-Việt chuyên ngành Da-Giầy »
Mục tiêu của đề tài
- Bổ sung, hiệu chỉnh và hoàn thiện cuốn “Thuật ngữ chuyên ngành Da-
Giầy Anh Việ
t” thành cuốn từ điển Anh-Việt chuyên ngành và đưa sang dạng từ
điển điện tử để đưa lên website của Viện phục vụ cho việc tra cứu sử dụng
chung.
- Góp phần vào việc quản lý, nghiên cứu và đào tạo, tăng cường khả năng
phát triển khoa học, kỹ thuật công nghệ, thời trang, thương mại cho ngành Da-
Giầy Việt Nam.
- Đáp ứng nhu cầu tìm kiếm, sử
dụng thuật ngữ chuyên ngành từ tiếng
Anh thuận tiện, nhanh chóng.
- Góp phần nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ kỹ thuật và quản lý
của ngành.
Nội dung thực hiện
- Bổ sung thêm khoảng 500 từ ngữ chuyên ngành


Mã số: 197.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy
Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 197.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011.
“Bổ sung, hiệu chỉnh và hoàn thiện từ điển Anh - Việt chuyên ngành da - giầy chuyển sang dạng từ
điển điện tử” - PGS.TS. Ngô Đại Quang



4
- Hiệu chỉnh và hiệu đính cuốn Thuật ngữ chuyên ngành Da – Giày thành
cuốn từ điển Anh-Việt chuyên ngành Da-Giầy.
- Xây dựng bản từ điển điện tử trên cơ sở dữ liệu là cuốn từ điển Anh-Việt
chuyên ngành Da-Giầy đã được hoàn thiện có bổ sung thêm hình ảnh, sơ đồ,
hình vẽ minh hoạ và đưa lên trang thông tin của Viện trên mạng Internet.
Kết quả và ứng dụ
ng
Đã hiệu chỉnh, hiệu đính cuốn Thuật ngữ chuyên ngành Da-Giày; bổ
sung hình ảnh, sơ đồ, hình vẽ minh hoạ; bổ sung khoảng 3.000 từ mới cho cuốn
từ điển nâng tổng số từ lên khoảng 5.000 từ. Đã làm xong các thủ tục đăng ký để
đưa từ điển lên trang thông tin của Viện trên trang Internet.




































Mã số: 197.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy
Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 197.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011.
“Bổ sung, hiệu chỉnh và hoàn thiện từ điển Anh - Việt chuyên ngành da - giầy chuyển sang dạng từ
điển điện tử” - PGS.TS. Ngô Đại Quang




5


PHẦN I. TỔNG QUAN

1. Cơ sở pháp lý và xuất xứ của đề tài
1. 1. Căn cứ pháp lý để thực hiện đề tài
Hợp đồng Đặt hàng sản xuất và cung cấp dịch vụ sự nghiệp công nghiên
cứu khoa học và phát triển công nghệ số 197.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng
05 năm 2011 giữa Bộ Công Thương và Viện Nghiên cứu Da - Giầy.
1.2. Xuất xứ của đề tài : đề tài được đề xuất trên cơ sở kết quả nghiên cứ
u của
đề tài « Nghiên cứu biên soạn cuốn từ điển Anh-Việt chuyên ngành Da-Giầy »
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Bổ sung, hiệu chỉnh và hoàn thiện cuốn “Thuật ngữ chuyên ngành Da
Giầy Anh Việt” do Viện Nghiên cứu Da Giầy soạn thảo bước đầu thành cuốn từ
điển Anh - Việt chuyên ngành và đưa sang dạng từ điển điện tử để đưa lên
website của Viện phụ
c vụ cho việc tra cứu sử dụng chung.
- Góp phần vào việc quản lý, nghiên cứu và đào tạo, tăng cường khả năng
phát triển khoa học, kỹ thuật công nghệ, thời trang, thương mại…cho ngành Da
Giầy Việt Nam.
- Đáp ứng nhu cầu tra cứu tìm kiếm, sử dụng thuật ngữ chuyên ngành từ
tiếng Anh thuận tiện, nhanh chóng.
- Góp phần nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ kỹ thuật và quản lý
của ngành.
3. Đối t
ượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Từ điển.
- Từ điển Anh-Việt.
- Từ điển điện tử.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Từ điển Anh -Việt chuyên ngành Da-Giầy và Từ điển Anh-Việt chuyên
ngành Da-Giầy dạng điện tử.

Mã số: 197.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy
Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 197.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011.
“Bổ sung, hiệu chỉnh và hoàn thiện từ điển Anh - Việt chuyên ngành da - giầy chuyển sang dạng từ
điển điện tử” - PGS.TS. Ngô Đại Quang



6
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Bổ sung thêm khoảng 500 từ ngữ chuyên ngành.
- Hiệu chỉnh và hiệu đính cuốn Thuật ngữ chuyên ngành Da Giầy Anh
Việt thành cuốn từ điển Anh - Việt chuyên ngành da giầy.
- Xây dựng bản từ điển điện tử trên cơ sở dữ liệu là cuốn từ điển Anh -
Việt chuyên ngành da giầy đã được hoàn thiện có bổ sung thêm hình ảnh, sơ đồ,
hình vẽ minh họa và đưa lên trang thông tin củ
a Viện Nghiên cứu Da Giầy trên
mạng Internet.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã áp dụng đồng thời các phương
pháp dưới đây:
- Phương pháp sưu tầm tài liệu
- Phương pháp kế thừa
- Phương pháp chuyên gia

5 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
5.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Những năm gần đây, ngành công nghiệp da - giầy thế giới phát triển rất
mạnh đồng thời là sự xu
ất hiện của khối lượng rất lớn tài liệu bằng tiếng Anh
phục vụ cho quản lý, sản xuất, kinh doanh thương mại, đào tạo, khoa học công
nghệ, thời trang v.v ngành da giầy. Trong quan hệ giao lưu quốc tê nói chung và
của ngành da giầy nói riêng, ngôn ngữ được sử dụng chính cũng là tiếng Anh.
Đáp ứng nhu cầu tiếng Anh chuyên ngành, các nước có ngành công
nghiệp Da – Giầy phát triển đã biên soạn và xuất bản những cuốn t
ừ điển hay tài
liệu thuật ngữ chuyên ngành. Tuy nhiên các ấn phẩm này chủ yếu phục vụ cho
người bản ngữ, chưa có cuốn sách tương tự nào ở dạng song ngữ Anh - Việt và
càng chưa có cuốn từ điển như vậy ở dạng điện tử.
5.2.Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Trong những năm qua, ngành Da-Giầy Việt Nam đã có bước phát triển
vượt bậc v
ề mọi mặt và Việt Nam đã trở thành một trong các nước sản xuất và

Mã số: 197.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy
Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 197.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011.
“Bổ sung, hiệu chỉnh và hoàn thiện từ điển Anh - Việt chuyên ngành da - giầy chuyển sang dạng từ
điển điện tử” - PGS.TS. Ngô Đại Quang



7
cung cấp giầy dép chủ yếu cho thê giới. Trong quá trình hội nhập, nhu cầu sử
dụng từ điển tiếng Anh nói chung, từ điển tiếng Anh chuyên ngành nói riêng
ngày càng nhiều. Tuy nhiên ở nước ta hầu như chưa có các công trình nghiên

cứu, xây dựng cuốn từ điển chuyên ngành da giầy Anh - Việt cả ở dạng từ điển
tra cứu thông thường cũng như ở dạng điện tử.
Trướ
c nhu cầu của ngành, năm 2007, Viện Nghiên cứu Da - Giầy đã đề
xuất và chủ trì thực hiện đề tài ”Nghiên cứu, biên soạn cuốn Thuật ngữ chuyên
ngành da giầy Anh-Việt ”. Sản phẩm của đề tài là cuốn thuật ngữ chuyên ngành
được đánh giá cao, tuy nhiên cuốn thuật ngữ này mới chỉ có khoảng 2.000 từ và
vẫn cần phải hoàn thiện do vậy mới chỉ được sử dụng như một tài liệ
u tham
khảo và chưa được phát hành chính thức.
6. Một số cơ sở lý thuyết áp dụng trong đề tài
6.1. Từ điển
6.1.1 Khái niệm
: từ điển là danh sách các từ, ngữ được sắp xếp thành các từ vị
chuẩn . Một từ điển thông thường cung cấp các giải nghĩa các từ ngữ đó hoặc
các từ ngữ tương đương trong một hay nhiều thứ tiếng khác. Ngoài ra còn có thể
có thêm thông tin về cách phát âm, các chú ý ngữ pháp, các dạng biến thể của
từ, lịch sử hay từ nguyên, cách sử dụng hay các câu ví dụ, trích dẫn. Đối với các
ngôn ngữ sử dụ
ng ký tự Latin thì các từ có thể được sắp xếp theo thứ tự chữ cái.
Đối với các ngôn ngữ tại Đông Á sử dụng ký tự là đơn vị ngôn ngữ có nghĩa thì
từ điển được gọi là tự điển. Thông thường từ điển được trình bày dưới dạng
sách, ngày nay từ điển còn được số hóa và cung cấp dưới dạng phần mềm máy
tính hay truy cập trực tuyế
n trên web, trên trình nhắn tin nhanh, hay có trong các
thiết bị số cá nhân như PDA, điện thoại
Từ điển là nơi giải thích thông tin về ngôn ngữ của con người một cách dễ
hiểu và khách quan nhất. Từ điển, nhất là từ điển bách khoa toàn thư, có nhiệm
vụ giúp người xem hiểu và vận dụng (sử dụng) chính xác một từ, ngữ, thuật ngữ,
thành ngữ, khái niệm, phạm trù hay một vấn đề

cụ thể trong đời sống xã hội con
người. Từ nhiệm vụ này, từ điển đã được hình thành dưới nhiều dạng thức tồn

Mã số: 197.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy
Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 197.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011.
“Bổ sung, hiệu chỉnh và hoàn thiện từ điển Anh - Việt chuyên ngành da - giầy chuyển sang dạng từ
điển điện tử” - PGS.TS. Ngô Đại Quang



8
tại khác nhau, góp phần giải quyết (hay đáp ứng) một hoặc nhiều nhu cầu khác
nhau trong đời sống xã hội loài người. Đến nay, đã có các dạng thức từ điển
như: từ điển bách khoa toàn thư, từ điển triết học, từ điển thành ngữ, từ điển
song ngữ, từ điển thần học, từ điển tiếng lóng,

6.1.2. Một số đặc tính tiêu biểu của từ điển
Tính chuẩn mực
Từ điển là nơi cung cấp thông tin hoặc giải thích một sự vật hay hiện
tượng một cách ngắn gọn và chính xác nhất. Trừ phương pháp định nghĩa theo
lối hàn lâm, bác học (phương pháp này sử dụng phổ biến trong từ điển triết học
hay những từ điển chuyên ngành khác), ph
ương pháp kiến giải của hầu hết từ
điển là luôn dùng những ngôn từ đơn giản và phổ biến nhất trong xã hội. Thông
tin trong từ điển luôn được kiểm chứng và thừa nhận rộng rãi trong cộng đồng
xã hội.
Tính tương đối
Từ điển chứa đựng những thông tin đã có, đã được kiểm chứng - do đó,
nó luôn bị thay đổi hoặc bổ sung theo thời gian, cùng v
ới sự thăng trầm của sự

vật hoặc hiện tượng mà nó đã đề cập. Từ điển luôn đi sau những thay đổi hoặc
tiến bộ của xã hội loài người.
Hiện nay đã có rất nhiều loại từ điển khác nhau. Chúng gần như hoàn toàn
độc lập với nhau. Một trong những đặc điểm lạ lùng nhất của từ điển h
ọc là các
nhà từ điển rất ít trao đổi kinh nghiệm với nhau. Sự phân lập này có thể dẫn đến
hiện tượng mâu thuẫn về nội dung của cùng một vấn đề trong các từ điển khác
nhau. Như vậy, tính tương đối của tự điển có thể phát sinh khi xem xét về cùng
một vấn đề ở hai từ điển khác nhau.
Từ điển mang đậm phong cách của nhóm tác giả biên so
ạn ra nó. Tính
tương đối của từ điển còn có nguyên nhân từ sự khác biệt của mỗi nền văn hóa -
văn minh, ngôn ngữ, dân tộc, quốc gia trên thế giới. Mỗi thành tố trên có thể lý
giải về cùng một hiện tượng xã hội theo nhiều quan điểm, tư tưởng hay chính

Mã số: 197.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy
Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 197.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011.
“Bổ sung, hiệu chỉnh và hoàn thiện từ điển Anh - Việt chuyên ngành da - giầy chuyển sang dạng từ
điển điện tử” - PGS.TS. Ngô Đại Quang



9
kiến khác nhau. Do đó, có thể cùng một khái niệm, nhưng tùy theo mỗi nền văn
hóa khác nhau, có thể có cách sử dụng (vận dụng) khác nhau.
Như vậy, tính tương đối của từ điển có thể xuất phát từ sự chậm trễ khi
cập nhật, sự phân lập của các nhà từ điển học hoặc sự khác biệt của các nền văn
hóa trên Trái Đất.
Tính đa dạng
Thông tin trong từ

điển ghi nhận tất cả sự nhìn nhận, đánh giá, sử dụng
hay vận dụng một khái niệm (phạm trù) theo nhiều hướng khác nhau. Sự đa
dạng này có nguồn gốc từ sự khác biệt giữa các nền văn hóa, văn minh và tiến
bộ của các cộng đồng, dân tộc hoặc các quốc gia trên thế giới.
Tính trung lập
Tính đa dạng của từ điển bắt buộc nó ph
ải thể hiện quan điểm trung lập
trong tất cả các vấn đề mà nó đã đề cập. Bản thân sự đa dạng luôn hàm chứa
nhiều mâu thuẫn hay đối lập nhau. Do đó, tính trung lập của từ điển còn nhằm
tránh các xung đột có thể xảy ra giữa các nền văn hóa, văn minh trên Trái Đất.
Tính lịch sử
Trong từ điển luôn chứa đựng đầy đủ sự hình thành và phát triển c
ủa một
khái niệm hay phạm trù mà nó lưu giữ. Ở đó, người xem tiếp cận được cả cách
sử dụng (vận dụng) từ ngữ từ lúc sơ khai cho đến hiện tại.
Từ điển có thể phân thành
hai nhóm lớn như sau:
• Nhóm cung cấp kiến thức: Đó là những bài viết cung cấp kiến thức cho
cộng đồng về những vật, nhân vật, sự kiện lịch sử, địa danh cụ thể hay
một tổ chức kinh tế, chính trị có thực trong xã hội. Nhóm bài viết này
luôn bám sát thực tế, chuẩn mực và có thể kiểm chứng được. Nhóm bài
viết này có phổ biến trong từ điển bách khoa hay từ điển bách khoa toàn
th
ư.
• Nhóm giải thích từ, ngữ: đây là hướng đi đầu tiên và phổ biến nhất của
từ điển. Theo nhóm này, khi tiếp cận từ điển nói chung, độc giả có thể
hiểu và vận dụng chính xác một từ, chữ, khái niệm, thuật ngữ hay thành

Mã số: 197.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy
Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 197.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011.

“Bổ sung, hiệu chỉnh và hoàn thiện từ điển Anh - Việt chuyên ngành da - giầy chuyển sang dạng từ
điển điện tử” - PGS.TS. Ngô Đại Quang



10
ngữ đã có trong xã hội. Nhóm bài viết này có trong mọi loại từ điển khác
nhau.
Từ điển trực tuyến
Từ điển trực tuyến là một website cho phép người dùng tra cứu các từ
hoặc cụm từ theo nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Ưu điểm:
• Cho phép truy cập trực tuyến, mọi lúc, mọi nơi
• Phát hành miễn phí, tất cả mọi người đều có thể sử dụng.
• Thường xuyên được cập nhật từ mới.
• Sản phẩm của cộng đồng: mọi người có thể đóng góp, có thể sửa đổi.
• Tra cứu đa ngôn ngữ: Anh - Pháp - Nhật - Hàn Quốc - Việt
Nhược điểm:
• Không truy cập được nếu không có Internet
6.2. Giới thiệu tổng thể về giao diện từ điển điện tử
6.2.1. Thiết kế giao diện Module từ điển
Giao diện từ điển điện tử được thiết kế dựa trên yêu cầu sử dụng và yêu
cầu về tính năng của một từ điển online thân thiện, chuyên nghiệp, đẹp và ti
ện
dụng.
Thiết kế giao diện Module từ điển có những ưu điểm sau:
 Giao diện Module từ điển được thiết kế duy nhất và đặc biệt, không
trùng lặp với bất cứ một giao diện nào hiện có.
 Thiết kế baner, giao diện chuẩn, đẹp và nhẹ làm giảm thời gian tải của
trình duyệt

 Giao diện Module từ điển
được thiết kế theo đúng chuẩn CSS 2.0 thế
giới đang áp dụng.
 Cấu trúc hình ảnh, dữ liệu được nén ở mức tốt nhất có thể, trong khi
vẫn giữ nguyên vẻ đẹp của đồ họa giao diện.
 Giao diện Module từ điển thiết kế tương thích với mọi trình duyệt khác
nhau: Internet Explorer (6,7,8,9), FireFox, Opera, Chrome,…

Mã số: 197.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy
Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 197.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011.
“Bổ sung, hiệu chỉnh và hoàn thiện từ điển Anh - Việt chuyên ngành da - giầy chuyển sang dạng từ
điển điện tử” - PGS.TS. Ngô Đại Quang



11
 Hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng script (tập lệnh) điều này sẽ
giúp web thân thiện hơn với các trình duyệt với các công cụ tìm kiếm
và với cả người sử dụng và còn rất nhiều tính năng khác…
6.2.2. Nội dung thông tin Module từ điển
Nội dung thông tin Module từ điển được cập nhật một cách nhanh chóng,
đảm bảo tính bảo mật, đảm bảo d
ễ dàng mở rộng hệ thống khi có nhu cầu sau
này.
6.2.3. Hạ tầng cơ sở kỹ thuật
Module từ điển được thiết kế và xây dựng với kỹ thuật và công nghệ tiên
tiến và có tính mở đáp ứng được nhu cầu, yêu cầu trước mắt và khả năng mở
rộng trong tương lai ở cả ba khía cạnh tăng phạm vi nội dung, tăng quy mô sử
dụng và tiến bộ
công nghệ, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trên Module từ

điển.
Cụ thể: Hạ tầng kỹ thuật đảm bảo các yêu cầu chủ yếu như sau:
 Công nghệ hiện đại theo chuẩn hệ thống mở phù hợp với xu hướng
phát triển của Internet;
 Đảm bảo được nhu cầu gia tăng các dịch vụ, tăng số lượng người dùng
trong tương lai;
 Tính ổn định cao nh
ằm đảm bảo khả năng hoạt động liên tục của
Module từ điển;
 Độ tin cậy cao nhằm đảm bảo hiệu suất khai thác dịch vụ tối đa, hạn
chế xẩy ra lỗi;
 Tính an toàn nhằm đảm bảo độ an toàn thông tin dữ liệu tối đa, chống
các hành vi tấn công và phá hoại mạng;
 Hiệu suất sử dụng cao trên cơ sở t
ối ưu hoá các nhu cầu khai thác dịch
vụ, phân phối sử dụng tài nguyên thông tin một cách hợp lý;
 Thuận lợi, dễ dàng trong vận hành và quản trị mạng

Mã số: 197.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy
Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 197.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011.
“Bổ sung, hiệu chỉnh và hoàn thiện từ điển Anh - Việt chuyên ngành da - giầy chuyển sang dạng từ
điển điện tử” - PGS.TS. Ngô Đại Quang



12
6.3. Lựa chọn công nghệ & công nghệ xây dựng từ điển điện tử
6.3.1. Lựa chọn công nghệ
Hiện nay có rất nhiều công nghệ được sử dụng để phát triển và thiết kế từ
điển điện tử (PHP, ASP, ASP.NET, JSP ) Nhóm nghiên cứu đề tài đã phân tích

và so sánh chọn được giải pháp tốt nhất cho từ điển điện tử. Các so sánh này dựa
trên các thông số cơ bản trong thiết kế từ điển như: tính kinh tế, khả năng ứng
dụng, mức độ bào mật, môi trường hỗ trợ và tốc độ xử lý
Bảng 1. So sánh các công nghệ xây dựng từ điển điện tử
Công nghệ PHP Công nghệ ASP.NET Công nghệ ASP
Công nghệ JSP/
java
- Tốc độ xử lý
nhanh, hiệu quả
cao
- Tốc độ xử lý nhanh,
hiệu quả cao
-Tốc độ xử lý rất
chậm
- Hơi chậm
- Chi phí giá thành
thấp (ngôn ngữ
miễn phí không
tốn chi phí mua
bản quyền)
- Chi phí giá thành cao
(do một phần phải
mua bản quyền)
- Chi phí giá thành
trung bình (do
một phần phải
mua bản quyền)
- Chi phí giá thành
cao
- Thời gian lập

trình và triển khai
nhanh, đơn giản
- Thời gian lập trình
và triển khai hơi phức
tạp, chậm hơn PHP
- Thời gian lập
trình và triển khai
trung bình
- Thời gian lập trình
và triển khai hơi
phức tạp, chậm hơn
PHP
- Số lượng nhà
cung cấp máy chủ
nhiều, dễ lựa chọn
-Số lượng nhà cung
cấp máy chủ không
nhiều, vì vậy khó cho
việc lựa chọn
-Số lượng nhà
cung cấp máy chủ
không nhiều, vì
vậy khó cho việc
lựa chọn
- Số lượng nhà cung
cấp máy chủ ít, khó
tìm

Mã số: 197.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy
Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 197.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011.

“Bổ sung, hiệu chỉnh và hoàn thiện từ điển Anh - Việt chuyên ngành da - giầy chuyển sang dạng từ
điển điện tử” - PGS.TS. Ngô Đại Quang



13
- Số nhà cung cấp
Module từ điển
nhiều, khả năng
chọn lựa một trang
web phù hợp tốt
hơn
- Số nhà cung cấp
Module từ điển nhiều,
khả năng chọn lựa một
trang web phù hợp tốt
hơn
- Số nhà cung cấp
Module từ điển ít
- Số nhà cung cấp
Module từ điển ít,
khả năng chọn lựa
để xây dựng 1trang
web phù hợp rất khó
- Khả năng mở
rộng và phát triển
dễ dàng và nhanh
chóng
- Mở rộng và phát
triển Module từ điển

dễ dàng
- Khả năng mở
rộng và phát triển
Module từ điển
khó khăn
- Khả năng mở rộng
và phát triển Module
từ điển khó khăn
- Các công cụ và
công nghệ hỗ trợ
phong phú, đa
dạng. Phát triển
web trên nền web
2.0. Sử dụng công
nghệ Ajax làm cho
quá trình duyệt
web nhanh chóng
và thân thiện hơn
đối với người
dùng.
- Các công cụ và công
nghệ hỗ trợ phong
phú, đa dạng. Phát
triển web trên nền web
2.0. Sử dụng công
nghệ Ajax làm cho
quá trình duyệt web
nhanh chóng và thân
thiện hơn đối với
người dùng.

- Công cụ và công
nghệ hỗ trợ ít, khó
tìm.
- Công cụ và công
nghệ hỗ trợ ít, khó
tìm.

Với bản so sánh các công nghệ xây dựng từ điển điện tử trên, nhóm
nghiên cứu đưa ra lựa chọn công nghệ sau:
- Đối với đa số Module từ điển nên chọn ngôn ngữ phát triển web
PHP/MySQL vì giá thành tương đối rẻ, tốc độ xử lý nhanh, dễ lựa chọn nhà
cung cấp.

Mã số: 197.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy
Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 197.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011.
“Bổ sung, hiệu chỉnh và hoàn thiện từ điển Anh - Việt chuyên ngành da - giầy chuyển sang dạng từ
điển điện tử” - PGS.TS. Ngô Đại Quang



14
- Một số từ điển cung cấp dịch vụ quan trọng sử dụng ngôn ngữ
ASP.NET/MS SQL .
6.3.2. Công nghệ xây dựng từ điển điện tử
Công nghệ để xây dựng từ điển điện tử (sau đây gọi tắt là công nghệ) sẽ
phát triển theo hướng sau:
 Công nghệ xây dựng từ điển điện tử sẽ được phát triển hoàn toàn trên
công nghệ Web động ASP.NET, trên nền Web 2.0 với số lượng trang
web không bị giới hạn, hoàn toàn tùy thuộc vào nhu cầu phát triể
n

chiều rộng và chiều sâu nội dung từ điển điện tử.
 Vai trò quản trị được bảo mật với tài khoản đăng nhập riêng, giúp quản
lý việc tạo mới - cập nhật - xuất bản tin tức trên trang từ điển điện tử.
Tất cả các thông tin tương tác động đều được lưu trữ và trích xuất hiển
thị từ cơ
sở dữ liệu MS-SQL 2005 Server. Hệ thống soạn thảo và quản
lý tin trực quan, dễ sử dụng. Tin tức được phân loại theo các chủ đề
thích hợp (các chủ đề có thể được thay đổi, bổ sung mềm dẻo tùy nhu
cầu thực tế). Cấu trúc mỗi đơn vị tin tức thống nhất với các phần tiêu
đề, tóm lược, nội dung (văn bản và hình ảnh). Chức năng tìm kiếm
giúp nhanh chóng truy xuất thông tin l
ưu trữ khi cần thiết.
 Việc phân cấp cấu trúc thông tin được đảm bảo linh hoạt, cho phép
chỉnh sửa thêm bớt khi cần thiết.
 Hệ thống lấy tin tự động giúp người quản trị trong việc cập nhật
(update) tin tức mới từ những nguồn trên Module từ điển nội bộ,
Module từ điển thành viên và trên internet.
 Có khả năng quản trị đượ
c các cơ sở dữ liệu và lượng thông tin dữ liệu
tương đối lớn.
 Thuận lợi cho hoạt động nâng cấp, mở rộng các ứng dụng và phổ biến
thông tin lên Internet;
 Phù hợp với xu hướng phát triển của công nghệ xây dựng và phát triển
ứng dụng dựa trên Web trong tương lai.

Mã số: 197.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy
Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 197.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011.
“Bổ sung, hiệu chỉnh và hoàn thiện từ điển Anh - Việt chuyên ngành da - giầy chuyển sang dạng từ
điển điện tử” - PGS.TS. Ngô Đại Quang




15
 Ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt được hỗ trợ với cấu trúc và thông
tin đồng nhất cả trong phần quản trị nội dung lẫn phần hiển thị phía
ngoài.
6.4. Thiết kế bảo mật
6.4.1. Bảo mật
Để đảm bảo an toàn dữ liệu, bảo mật từ lâu là mối bận tâm rất lớn trong
giới thông tin, nhóm nghiên cứu hiểu rằng, hệ thống lưu trữ các thông tin vô
cùng quan tr
ọng và không phải ai cũng có thể truy xuất hoặc thao tác với chúng.
Đáp ứng nhu cầu an toàn, bảo mật thông tin, nhóm nghiên cứu cung cấp mô
hình bảo mật 3 lớp như sau:
Bảo vệ bằng hệ điều hành mạng: Windows Server cung cấp cách thức bảo vệ
và tránh các truy cập, thao tác trái phép trên mạng bằng việc cung cấp tên người
sử dụng, mật khẩu và quyền của người đó. Dựa vào quyền hạn được cho, người
sử dụng sẽ chỉ được truy xuất và xử lý các thông tin đã giao quyền.
Bảo vệ bằng cơ chế bảo mật của hệ quản trị cơ sở dữ liệu (CSDL): SQL
Server tích hợp với Windows server trong việc cho phép người sử dụng có
quyền gì trên từng bảng dữ liệu mà nó lưu trữ. Người sử dụng có thể vào được
mạng nhưng vẫn phải cung cấp cho SQL Server tên và mậ
t khẩu để có thể truy
xuất CSDL mình cần.
Bảo vệ bằng chương trình ứng dụng: Các chương trình ứng dụng mà đề tài sử
dụng đều cung cấp các chức năng cho phép quản trị hệ thống cấp quyền cho
từng người sử dụng. Tùy thuộc vào quyền của từng người mà chương trình cho
phép người đó có thể can thiệp vào một số chức năng của Module từ
điển.


Mã số: 197.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy
Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 197.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011.
“Bổ sung, hiệu chỉnh và hoàn thiện từ điển Anh - Việt chuyên ngành da - giầy chuyển sang dạng từ
điển điện tử” - PGS.TS. Ngô Đại Quang



16

6.4.2. Sao lưu an toàn dữ liệu





Bảo vệ ban đầu: Điều này phụ thuộc vào cách thức quản lý của đơn vị về
việc bảo quản các thiết bị tin học như: bảo quản và đảm bảo an toàn hệ thống
máy chủ, máy trạm và mạng nội bộ. Thực hiện các biện pháp bảo vệ cần thiết
để đảm bảo chỉ có các cán bộ
có nhiệm vụ mới có thể sử dụng hệ thống các
máy trạm và máy chủ.
Sao lưu số liệu: Windows server, SQL Server cho phép người sử dụng định
ra lịch sao lưu số liệu tự động sang các thiết bị lưu trữ khác như Tape, CD-
ROM hay Hard Disk. Với công nghệ lưu trữ trên Tape hoặc trên CD-ROM
như hiện nay, với giá thành rất rẻ, người sử dụng dễ dàng có bản sao số liệu
đem cất gi
ũ tại vị trí an toàn đề phòng các sự cố xảy ra cho hệ thống. Ngoài
Người sử dụng
Database
Cơ sở DL

Windows Server
Có được quyền cập nhật vào hệ thống không?
Hệ thống Website
Các chức năng được phép sử dụng tích hợp trong Web
SQL Server 2005
Có được quyền truy xuất CSDL không? Được truy xuất vào
CSDL nào? Quyền các CSDL đó?
Cơ sở dữ liệu
chính
Cơ sở dữ liệu
dự phòng

Mã số: 197.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy
Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 197.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011.
“Bổ sung, hiệu chỉnh và hoàn thiện từ điển Anh - Việt chuyên ngành da - giầy chuyển sang dạng từ
điển điện tử” - PGS.TS. Ngô Đại Quang



17
ra SQL Server và Windows server cũng cung cấp các chức năng Restore
(phục hồi) dữ liệu từ các thiết bị lưu trữ vào hệ thống một cách dễ dàng.
Công nghệ Clustering: Để đảm bảo máy chủ hoạt động liên tục, hệ thống sẽ
cần thêm một máy chủ nữa để làm chức năng sao lưu dữ liệu cho máy chủ
hiện tại. Cả hai máy chủ sẽ cùng chạy dưới sự đi
ều khiển của cơ chế
Clustering. Khi server chính gặp sự cố hỏng hóc nào đó, server phụ sẽ tự
động đảm nhận vai trò chính. Giao dịch của người sử dụng vẫn được thực
hiện bình thường và không gặp bất kỳ hiện tượng không bình thường nào.





Mã số: 197.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy
Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 197.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011.
“Bổ sung, hiệu chỉnh và hoàn thiện từ điển Anh - Việt chuyên ngành da - giầy chuyển sang dạng từ
điển điện tử” - PGS.TS. Ngô Đại Quang



18

PHẦN II. QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Trên cơ sở hợp đồng thuê khoán chuyên môn và thuyết minh đề cương đã
được phê duyệt, ban chủ nhiệm đề tài đã lập kế hoạch và triển khai thực hiện
những nội dung sau:
Thu thập tài liệu, phân tích và lựa chọn:

Để đạt được mục tiêu của đề tài nhóm thực hiện đề tài đã tiến hành các
công việc sau:
- Tổng hợp các vấn đề tồn tại đối với cuốn Thuật ngữ Anh -Việt chuyên
ngành Da-Giầy.
- Khảo sát nhu cầu về từ điển chuyên ngành (ở dạng thông thường và
dạng điện tử).
- Nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh trước khi chuyển cuốn từ đi
ển sang
dạng điện tử.
1. Bổ sung từ ngữ chuyên ngành
Trên cơ sở cuốn Thuật ngữ Anh - Việt chuyên ngành Da-Giầy, nhóm thực

hiện đề tài đã biên soạn, hiệu chỉnh, hiệu đính các từ, thành ngữ; bổ sung thêm
khoảng trên 3.000 từ chuyên ngành thuộc các lĩnh vực thuộc da, chế biến đồ da,
thương mại, xử lý môi trường . v.v. Cụ thể:
- Rà soát, loại bỏ từ trùng lập
- Diễn đạt lại (ở một số từ)
- Thêm nội hàm của từ hoặc cách diễn đạt mới (từ địa phương).
- Ghi chú thích rõ thêm về từ (danh từ, tính từ, động từ, tính động từ,…)
- Bổ sung từ, cụm từ mới.
Ngoài ra nhóm thực hiện đề tài đã chọn lọc những từ có tính đặc thù của
ngành mà để hiểu rõ hơn ý nghĩ
a của chúng cần phải có những hình ảnh, sơ đồ
minh hoạ đi kèm. Một số hình ảnh với ý nghĩa như vậy đã được bổ sung vào
cuốn từ điển.
Bản thảo cuốn từ điển Anh-Việt chuyên ngành Da-Giầy sau đó đã được
gửi tới các chuyên gia trong ngành để xin ý kiến về bố cục, nội dung cũng như

Mã số: 197.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy
Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 197.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011.
“Bổ sung, hiệu chỉnh và hoàn thiện từ điển Anh - Việt chuyên ngành da - giầy chuyển sang dạng từ
điển điện tử” - PGS.TS. Ngô Đại Quang



19
sự chính xác trong diễn đạt tiếng Việt.
Để lấy ý kiến rộng rãi hơn đóng góp cho cuốn dự thảo từ điển chuyên
ngành Da - Giầy, nhiều cuộc hội thảo khoa học với các chuyên gia và với các
cán bộ chuyên môn ngành Da-Giầy đã được tổ chức. Các nhà khoa học, các nhà
quản lý đã đóng góp nhiều ý kiến về bố cục; về thêm hoặc bớt các nội dung
trong cuốn dự thảo từ

điển chuyên ngành Da - Giầy; chỉnh lý và sắp xếp các từ
cho phù hợp, logic và khoa học; chuẩn hoá các thuật ngữ và diễn đạt sao cho
Việt hóa hơn. Cuốn từ điển đã được trình bày thống nhất theo đúng chuẩn từ
điển đã được ban hành, kể từ các chi tiết nhỏ nhất; cố gắng hạn chế đến mức
thấp nhất các sai sót có thể có.
2. Hiệu chỉnh, hiệu
đính
Trên cơ sở các nhận xét và đóng góp của các chuyên gia, từ điển chuyên
ngành Da-Giầy Anh Việt đã được hiệu chỉnh, hiệu đính lại một cách khoa học,
sát với thực tế và được diễn đạt một cách chính xác, trong sáng hơn.
3. Xây dựng bản từ điển điện tử:
Để chuyển cuốn từ điển chuyên ngành sang dạng điện tử, nhóm thực hiện
đề tài đã phối hợp cùng các cộng tác viên là các chuyên gia trong lĩnh vực công
nghệ thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu, lựa chọn và thiết kế hệ thống chương
trình phần mềm có tính mô phỏng (chi tiết về giao diện xem phần phụ lục).
Cuốn từ điển điện tử sơ bộ đã được trình chiếu để lấy ý kiến đóng góp chỉnh sửa
bổ sung. Sau mộ
t số lần hội thảo, cấu trúc và giao diện của cuốn từ điển điện tử
đã được nhất trí lựa chọn. Sau khi hoàn thành nội dung này, cuốn từ điển Anh -
Việt chuyên ngành da giầy đã được hoàn thiện có bổ sung thêm hình ảnh, sơ đồ,
hình vẽ minh hoạ đã được chuyển sang dạng điện tử và đưa lên trang thông tin
của Viện nghiên cứu Da-Giầy trên mạng Internet.




Mã số: 197.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy
Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 197.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011.
“Bổ sung, hiệu chỉnh và hoàn thiện từ điển Anh - Việt chuyên ngành da - giầy chuyển sang dạng từ
điển điện tử” - PGS.TS. Ngô Đại Quang




20

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN
Đề tài được thực hiện theo đúng nội dung, tiến độ như trong Hợp đồng và
thuyết minh đã ký với Bộ Công Thương, cụ thể:
- Cuốn từ điển Anh - Việt chuyên ngành da giầy đã được hiệu chỉnh có bổ
sung thêm từ, hình ảnh, sơ đồ, hình vẽ minh hoạ từ vần M đến vần Z đồng th
ời
hoàn thiện toàn bộ cuốn từ điển với khoảng 5.000 từ.
- Hoàn thành việc xây dựng giao diện.
- Cuốn từ điển đã được hiệu chỉnh bổ sung đã được chuyển sang dạng
điện tử và đưa lên trang thông tin của Viện nghiên cứu Da-Giầy trên mạng
Internet. Việc truy cập đơn giản; thông tin dữ liệu dễ dàng cập nhật, bổ sung,
chỉnh sửa đáp
ứng các nhu cầu của người sử dụng cũng như của các nhà cung
cấp thông tin.
KIẾN NGHỊ
Đề nghị Bộ Công Thương cho phép Viện được tiếp tục hiệu chỉnh, hoàn
thiện, bổ sung từ ngữ để xây dựng cuốn từ điển đáp ứng yêu cầu phát triển của
ngành Da-Giầy Việt Nam.

Mã số: 197.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy
Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 197.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011.
“Bổ sung, hiệu chỉnh và hoàn thiện từ điển Anh - Việt chuyên ngành da - giầy chuyển sang dạng từ
điển điện tử” - PGS.TS. Ngô Đại Quang




21

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Lê Khả Kế, Từ điển Anh-Việt English-Vietnamese Dictionary, Nhà
xuất bản Khoa học xã hội, (1997).
[2] Bùi Phụng, Từ điển Vietnamese-English Dictionary, Nhà xuất bản Thế
giới, (1997).
[3] Đỗ Thị Hồi, Trần Văn Hà, Lương Minh Phương, Nguyễn Thị Tòng,
Cẩm nang kỹ thuật ngành Da Giầy, Tổng công ty Da Giầy Việt Nam,
(1997).
[4] Ban Từ điển Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuậ
t, Từ điển Khoa học và
Công nghệ Việt-Anh Vietnamese-English Dictionary of Science and
Technology, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, (1998).
[5] Lưu Hữu Thục, Nguyễn Trí Hạnh, Nguyễn Hữu Cường, Sổ tay kỹ thuật
thuộc da, Viện Nghiên cứu Da - Giầy, (2001).
[6] Đỗ Thị Hồi, Bùi Văn Huấn, Trần Thị Tuyết Mai, Công nghệ sản xuất
giầy, Viện Nghiên cứu Da - Giầy, (2002).
[7] Việ
n ngôn ngữ học Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia,
Từ điển Anh-Việt, Nhà xuất bản Thế giới, (2004).
[8] Ban Từ điển Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Từ điển Khoa học &
Công nghệ, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, (2006).
[9] Trần Văn Hà, Lưu Hữu Thục, Thuật ngữ chuyên ngành Da Giầy Anh
Việt, Viện Nghiên cứu Da - Giầy, (2007).

[10]
Ban Từ điển Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Từ điển Hoá học,
Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, (2008).
[11] John Arthur Wilson, ScD, Modern Practice In Leather Manufacture,
Reinhold Publishing Corporation ,USA, (1941).
[12] British Standard Glossary of Leather Terms, BS2780 (1966).

Mã số: 197.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy
Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 197.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011.
“Bổ sung, hiệu chỉnh và hoàn thiện từ điển Anh - Việt chuyên ngành da - giầy chuyển sang dạng từ
điển điện tử” - PGS.TS. Ngô Đại Quang



22
[13] Prof. Dr. Ing. Gh. Chirita, Technologia Pielii Si Blanurilor, Vol. I, II,
Bucuesti, (1966).
[14] Ing. I. Rotaru, Ing. Gh. Schultz, Technologia pieilor, Bucuesti, (1972).
[15] Strakhov, Khimia i tekhnologia kodzi i mekha, Moscow,
Liogprombưtrizdat, (1985).
[16] J. H. Sharphause, B.Sc, Leather Technical Handbook, Leather
Producer’s Assosiation (Great Britain), (1989).
[17] Bayer Company, Tanning, Dyeing, Finishing,AG Leverkusen,
Hausdruckerei, Germany (1990).
[18] Document of VIE/85/013 Project, (1990).
[19] Theory and Practice of Leather Manufacture, KT Sarkar, 2005.
[20] Anthony D Covington, Tanning Chemistry The Science of Leather,
University of Northampton, Northampton, UK, (2009).
[21] The Journal of the American Leather Chemists’ Association.
[22] Some view on the Mechanical action of drums, BASF Ludwigshafen,

West Germany.
[23] Leather international Journal.
[24] Bereau of Indian Standards, FDDI, Product Knowledge, Glossary of
Terms relating to Footwear, Ministry of Commerce, Government of
India.
[25] JanPievecka and Siegfried Laure, The Shoelast , ISMS, Zech Republic.
[26] Swayam Siddha, The Assembly and Closing of a men’s Plain vamp
Oxford Upper, Footwear Design and Development Institute, India.
[27] Awilliam, Huthig, Tips for Shoe Production, Volume 1, 2, 3 Second
Edition, Gernany.
[28] Alan Hart, Understanding Footwear, CFI, London, England.
[29] Pocket Book for the Leather Technologist, BASF Aktiengesellschalt
Ludwigshaten, Germany.

Mã số: 197.11.RD/HĐ-KHCN Viện Nghiên cứu Da - Giầy
Đề tài được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng số 197.11/RD/HĐ-KHCN ngày 05 tháng 05 năm 2011.
“Bổ sung, hiệu chỉnh và hoàn thiện từ điển Anh - Việt chuyên ngành da - giầy chuyển sang dạng từ
điển điện tử” - PGS.TS. Ngô Đại Quang



23

PHỤ LỤC

BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU DA - GIẦY
TỪ ĐIỂN

Chuyên ngành

Da Giầy



ANH - VIỆT


ENGLISH - VIETNAMESE
DICTIONARY OF LEATHER AND FOOTWEAR










HÀ NỘI, NĂM 2012

×