Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH Cơm Nắm Mang Đi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 21 trang )

Đề tài: Cơm Nắm mang đi GVHD: Võ Thị
Quý
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HOÀ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Môn học: LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH
Tiểu luận: Cơm Nắm Mang Đi
GVHD: Võ Thị Quý
Nhóm : 02
Lớp : VB2K14-QT001
TP HỒ CHÍ MINH
THÁNG 03- 2013

Nhóm thực hiện : 02
1
Đề tài: Cơm Nắm mang đi GVHD: Võ Thị
Quý
Mục lục
I.Tóm tắt 1
II.Thông tin kinh doanh cơ bản 2
III.Tình trạng kinh doanh hiện tại 3
1. Khách hàng mục tiêu 3
2. Phân tích thói quen tiêu dùng 4
Khách hàng thường ăn khi nào? 4
Khách hàng thường ăn vào lúc nào? 4
Khách hàng thường quan tâm đến điều gì về sản phẩm? 4
Khách hàng ăn với ai 5
Khách hàng thường quan tâm đến điều gì về giá của sản phẩm 6
Khách hàng thường quan tâm đến điều gì về phân phối? 7
Yếu tố nào thu hút khách hàng biết đến sản phẩm? 8
Yếu tố nào khách hàng quan tâm nhất? 9


IV.Phân tích chiến lược 10
V.Kế hoạch kinh doanh chiến lược 13
VI.Kế hoạch marketing 13
VII.Kế hoạch vận hành 14
VIII.Quản lý, tổ chức và nhân sự 15
IX.Dự báo tài chính và hoạch định tài chính 16
X.Tài trợ 17
XI.Phân tích rủi ro 17
XII.Kế hoạch hành động 18
XIII.Phụ lục 19
XIV. Tóm tắt
Trong xã hội hiện đại thời gian đối với mỗi người vô cùng quí báu, thế nhưng ở Việt
Nam vẫn tồn tại hình thức phải chờ đợi vất vả khi muốn ăn một suất cơm. Ở Nhật hầu
như cơm bán theo suất đã được thay thế bằng cơm nắm, cơm công nghiệp … Ở các nước
phát triển như Mĩ, Anh, Pháp thì fast food lại được mọi người lựa chọn nhiều nhất. Chính
vì thế “cơm nắm mang đi” sẽ là một ý tưởng kinh doanh khả thi nếu được triển khai bài
bản vào thực tế.
Để có một suất cơm ăn trưa, ở những quán cơm do công sức, chi phí bỏ ra nhiều cho nên
một suất cơm bao giờ cũng có giá rất cao mà nhiều người lao động khó kham nổi.
Nhiều người vì không có thời gian nên không ăn tại quán cơm mà mua mang vào công
ty, trường học để ăn … Với cơm suất thì việc mang đi khá lỉnh kỉnh, lúc ăn thì rất khó
thực hiện nơi đông người. Đó là lí do khiến cho phạm vi bán của cơm suất không cao. Ở
Nhật cơm nắm được bán ở hầu hết các tiệm bán đồ ăn, siêu thị … Ai cũng có thể mua
cơm nắm bất cứ đâu và bất cứ lúc nào.
Người muốn bán cơm suất phải có mặt bằng, vốn lớn …, trong khi đó người bán cơm
nắm có thể len lỏi đi bất cứ đâu hoặc có thể thực hiện tại nhà rồi mang bỏ mối cho các
nơi.
Nhóm thực hiện : 02
2
Đề tài: Cơm Nắm mang đi GVHD: Võ Thị

Quý
Khi đi ăn cơm ở các quán cơm còn phát sinh rủi ro khi để xe ăn cơm. Thực tế có nhiều
trường hợp người ăn cơm dựng xe trước quán vào ăn khi ra bị mất đồ, mất xe …
Cuối cùng xét ở góc độ vệ sinh an toàn thực phẩm: Vì cơm suất bình dân được thực hiện
nơi lề đường gió bụi cho nên nhìn thấy mất vệ sinh. Nhiều lúc vì khách quá đông nhân
viên quán chỉ kịp lấy chén đĩa đã ăn lau sơ qua rồi bỏ cơm vào bán tiếp. Thực trạng này
tuy chưa phổ biến nhưng cũng đã xuất hiện ở nhiều nơi.

Với những lý do trên, Công ty TNHH 1 thành viên Lạc Việt đã ra đời với sản phẩm
Cơm Nắm mang đi.
Công ty TNHH 1 thành viên Lạc Việt:
Trụ sở chính: 310 Cách Mạng Tháng 8, Q3,TPHCM.
Lĩnh vực kinh doanh: Cơm nắm.
Loại hình đóng gói.
Mô hình kinh doanh sản phẩm: cơm nắm mang đi, đây là loại cơm được ép chung với gia
vị và đóng gói, giúp người không mất nhiều thời gian dùng bữa ăn mà vẫn đảm bảo ngon
miệng, chất cho an toàn vệ sinh thực phẩm.
Sứ mạng
Sự ra đời của công ty nhằm đem đến cho người tiêu dùng đặc biệt là nhân viên văn
phòng, công nhân ở các khu chế xuất những bữa ăn trưa đủ chất đảm bảo sức khỏe với
chi phí và thời gian thấp nhất.
Tầm nhìn
Đến năm 2020 Công ty sẽ cung cấp cơm nắm phục vụ bữa ăn trưa cho toàn nhân viên
văn phòng hoặc các công nhân ở các khu chế xuất tại TPHCM và các tỉnh lân cận, những
người muốn có bữa ăn trưa với chi phí và thời gian ít nhất mà vẫn ngon miệng, đủ chất
và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thị trường và khách hàng mục tiêu
Khách hàng của chúng tôi là những nhân viên văn phòng, các công nhân ở các khu chế
xuất, những đối tượng không có nhiều thời gian hoặc muốn có một suất ăn trưa đủ chất,
đảm bảo sức khỏe với giá cả phải chăng.

Ngoài ra Cơm nắm mang đi sẽ gợi nhớ đến hình ảnh cơm nắm của Việt Nam trong thời
kì kháng chiến À ơi câu hát lời ru/đưa hồn con trẻ tìm bờ dừng chân” vì vậy khách hàng
chúng tôi còn nhắm đến những người muốn tìm hiểu về những món ăn truyền thống
mang tính lịch sử một thời…
XV.Thông tin kinh doanh cơ bản
Theo thống kê tính từ ngày 1-1 đến ngày ngày 15-2, trên địa bàn TP.HCM đã có 2.667
doanh nghiệp được cấp phép hoạt động, với tổng số vốn đăng ký là 11.312 tỉ đồng. Theo
Cục Thống kê TPHCM, số doanh nghiệp thành lập mới trong gần 2 tháng đầu năm tăng
14% về số lượng.
Nhóm thực hiện : 02
3
Đề tài: Cơm Nắm mang đi GVHD: Võ Thị
Quý
Xét về số doanh nghiệp hiện nay, riêng ở quận 1 (nơi mà địa bàn khách hàng của công
ty Lạc Việc chú trọng tới trong năm nay) thì hiện nay ở quận 1 có 7.919 công ty, trong
đó : Công ty cổ phần: 1.621, Công ty trách nhiệm hữu hạn: 5.699, Công ty hợp doanh:
12, Doanh nghiệp tư nhân: 508, Hợp tác xã: 22, Văn phòng luật sư: 57 doanh nghiệp
đang hoạt động trên địa bàn quận, tăng 1.090 doanh nghiệp so với năm trước.
Đa số các công nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp đều phải sử dụng bữa ăn trưa
có thể tại các quán ăn, các nhà hàng, các cửa hàng thức ăn nhanh. Một số mang cơm từ
nhà đi ăn.
Theo khảo sát về ngành công nghiệp thức ăn nhanh của Nielsen Việt Nam (2010), chỉ ra
rằng có đến 86% khách hàng sử dụng sản phẩm này thuộc độ tuổi từ 20 – 35. Trong khi
đó, Việt Nam có dân số xấp xỉ 90 triệu người với khoảng trên 65% ở độ tuổi dưới 35.
Thị trường thức ăn nhanh của Việt Nam đang trở thành ngành có tốc độ tăng trưởng cao
và ổn định trong các ngành hàng tiêu dùng thực phẩm hiện nay (Bộ Công Thương,
2012).
Theo thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, tổng doanh số của ngành thức ăn nhanh
Việt Nam năm 2011 ước tính đạt 870 tỉ đồng, tăng 30% so với năm 2010. Tuy vậy, thị
phần chỉ tập trung chủ yếu thuộc về các thương hiệu nổi tiếng nước ngoài như KFC

(Mỹ), Lotteria (Hàn Quốc) và Jollibee (Philippines).
Hiện tại, các thương hiệu thức ăn nhanh của Việt Nam còn ít hoặc không có khả năng
cạnh tranh với thương hiệu ngoại nhập.
Tuy nhiên, Ở Việt nam nói chung và TPHCM nói riêng thì thức ăn dùng bữa thường
xuyên vẫn là cơm.
Những thức ăn nhanh của các thương hiệu nổi tiếng nhập vào Việt Nam dù có có ngon
đến đâu thì người dân cũng không thể thường xuyên dùng thay cho các bữa cơm truyền
thống. Điều này là cơ sở và là niềm tin cho sự thành công kinh doanh cơm nắm mang đi,
đặc biệt trong phân khúc giá bình dân phục vụ cho các công nhân viên có thu nhập không
cao mà vẫn đảm bảo duy trì được bữa cơm như thường lệ với chi phí giá và thời gian tiết
kiệm mà vẫn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
XVI. Tình trạng kinh doanh hiện tại
Tại Âu Mỹ, người ta đã nhận ra rằng thức ăn nhanh tuy đáp ứng, phù hợp với nhu cầu lối
sống công nghiệp, nhưng do chứa quá nhiều năng lượng và chất đạm, lại quá ít, quá thiếu
chất khoáng và vitamin, sự bất cân xứng thành phần này đã gây ra tác hại. Các nhà dinh
dưỡng phương Tây giờ đây nhận định “không thể có thức ăn vừa nhanh vừa tốt, khỏe”.
Ở Việt Nam hiện này nói chung và ở TPHCM nói riêng, thị trường thức ăn nhanh cũng
đang phát triển mạnh. Có thể kể ra các nhãn hiệu như KFC, Lotteria,… Ban đầu khách
hàng tìm đến vì sự mới lạ trong cung cách phụ vụ và loại thức ăn lạ tiện dụng. Tuy nhiên
xét về lâu dài thì cũng như các nước Âu Mỹ thì dần người dùng sẽ nhận ra rằng “không
thể có thức ăn vừa nhanh vừa tốt, khỏe”. Do đó không thể dùng thường xuyên với loại
thức ăn này.
Chúng ta đã tìm ra một khoảng trống trên thị trường cho sản phẩm cơm nắm – có thể gọi
nó là “ việt hóa fastfood”.
So với fast-food Âu Mỹ, sản phẩm cơm nắm có ba ưu điểm. Một là nguyên liệu đầu vào,
phần đường bột thường sử dụng các loại tinh bột gạo, đậu, nếp vốn có chỉ số đường
huyết thấp hơn bột mì và thành phần đạm thường dùng nhiều loại không đơn điệu. Hai là
cách chế biến, đầu bếp ta hay dùng cách hấp luộc hơn là chiên xào nên lượng chất béo
Nhóm thực hiện : 02
4

Đề tài: Cơm Nắm mang đi GVHD: Võ Thị
Quý
chắc chắn ít hơn. Ba là thường có thêm thức ăn kèm như các loại rau tươi sống, dưa,
hành, ớt tỏi, nước chấm các kiểu cũng là nguồn cấp thêm chất khoáng và vitamin cho
bữa ăn hoàn chỉnh. Về dinh dưỡng, bữa ăn hợp lý cần có nhiều loại thức ăn. Với những
ưu điểm trên, rõ ràng cơm nắm của chúng ta hơn hẳn.
Ngoài ra “cơm nắm việt” ra đời còn là sự kết hợp giá trị hiện đại với tinh thần truyền
thống: bánh cơm thoảng mùi khói lam chiều, như một ký ức về những bữa cơm gia đình
ngày xưa ở nông thôn với rơm rạ, với khói bếp.
1. Khách hàng mục tiêu
Trong ngắn hạn (trong năm 2013) khách hàng mục tiêu mà công ty nhắm đến là các
công nhân viên đang làm việc tại các công ty văn phòng trên địa bàn quận 1.
Trong dài hạn, đối tượng khách hàng mục tiêu của công ty sẽ được mở rộng hơn qua
phân tích thống kê dưới đây:
Nhìn chung, nhóm 24 – 29 tuổi có mức độ dùng fastfood khá cao, chủ yếu 1 -2 lần / tuần.
Ngược lại, nhóm tuổi từ 30 trở lên lại có mức độ ăn fastfood có phần thấp hơn, tập trung
chủ yếu ở 2 – 3 lần / tháng. Trong khi đó, nhóm tuổi 16 – 23 tuổi lại có mức độ trải đều
từ 1-2 lần / tuần đến 2 – 3 lần / tháng.
Đối với những người đã có thói quen dùng fastfood thì mức độ dùng khá cao, bình quân
khoảng 2 tuần một lần. Trong đó, 24 – 29 là nhóm tuổi có tỷ lệ sử dụng fastfood cao nhất, nên
đây sẽ là khách hàng mục tiêu mà công ty nhắm đến. Bên cạnh nhóm khách hàng trẻ tuổi và
giới văn phòng, nhóm khách hàng đã có con thường xuyên đến các cửa hàng fastfood cùng
con của họ nên đây sẽ là một phân khúc mà công ty cần tiếp cận được nhóm đối tượng rộng
lớn này.
Qua khảo sát sơ bộ 421 đáp viên, có đến 73.6% người dùng fastfood trong 3 tháng vừa qua.
Trong đó, nữ giới chiếm tỷ lệ sử dụng nhiều hơn nam giới
Nhóm thực hiện : 02
5
Đề tài: Cơm Nắm mang đi GVHD: Võ Thị
Quý

 Từ phần phân tích trên ta có thể nhận ra 1 lượng khách hàng tiềm năng là nhóm khách
hàng trẻ tuổi, nhân viên văn phòng, trẻ em và khi đối tượng là nữ chiếm tỉ lệ sử dụng nhiều
hơn thì chúng ta có thể thiết kế sản phẩm gần gũi hơn với đối tượng này (phần cơm mini cho
trẻ em, phần cơm nhiều rau củ cho phụ nữ v.v phần này sẽ trình bày chi tiết trong phần chiến
lược sản phẩm).
2. Phân tích thói quen tiêu dùng
Khách hàng thường ăn khi nào?
60.7% người được khảo sát dùng fastfood Khi được người khác mời. Ngoài ra, đáp viên cũng
thường dùng fastfood vào Các dịp cuối tuần hoặc Những lúc cảm thấy thèm
 Vào dịp cuối tuần nên có dự trù lượng khách đến quán nhiều hơn ngày thường, nên có kế
hoạch về nhân viên (có thể làm bán thời gian) để đảm bảo khách hàng không phải chờ lâu
trong những ngày cuối tuần hoặc ngày lễ.
Khách hàng thường ăn vào lúc nào?
Nhóm thực hiện : 02
6
Đề tài: Cơm Nắm mang đi GVHD: Võ Thị
Quý
Dùng fastfood vào Buổi tối sau 6g là thói quen của hơn 1 / 2 đối tượng được nghiên cứu.
Người dân Hà Nội có xu hướng dùng thức ăn nhanh vào các khung giờ linh hoạt khác
nhau. Trong khi đó, số đông khách hàng ở khu vực Tp.HCM có thói quen dùng fastfood
vào Buổi tối.
Đối với các nhóm tuổi được khảo sát, phần lớn thường dùng fastfood vào Buổi tối hoặc
Buổi chiều (4 – 6g). Ngoài ra, nhóm tuổi 24 – 29 tuổi còn thường dùng vào Buổi trưa
 Xâm nhập thị trường trong thời gian đầu sẽ là ở tp.hcm nên thói quen ăn vào buổi tối
sẽ được lưu ý. Ngoài ra, xây dựng qui trình tổ chức hoạt động của đội ngũ nhân viên phải
đảm bảo khách hàng không phải chờ đợi lâu khi đến cửa hàng vào giờ cao điểm (trình
bày chi tiết trong phần mô hình kinh doanh-nhân sự)
Khách hàng thường ăn với ai?
Nhóm thực hiện : 02
7

Đề tài: Cơm Nắm mang đi GVHD: Võ Thị
Quý
71.7% những người được khảo sát thường đi ăn cùng Bạn bè / đồng nghiệp của mình.
Người yêu / chồng (vợ) và Người thân trong gia đình là hai đối tượng thường được đi ăn
cùng tiếp theo, chiếm tỷ lệ lần lượt là 62.1% và 47.4%.
Nếu người nữ có xu hướng đi ăn cùng Bạn bè / đồng nghiệp cao hơn nam, thì nam
giới lại đi ăn cùng Người yêu / chồng (vợ) hơn người nữ
Đối với người đã có con, ngoài thường ăn cùng Bạn bè / đồng nghiệp, họ còn đi cùng với
Con cái. Trong khi đó, người chưa có con chủ yếu đi ăn cùng Bạn bè / đồng nghiệp tiếp
sau là Người yêu / chồng (vợ)
 Thiết kế các phần ăn dành cho 2 người, giảm giá cho phần ăn này so với phần ăn lẻ…
(trình bày chi tiết trong phần chiến lược sản phẩm- giá)
Khách hàng thường quan tâm đến điều gì về sản phẩm?
Nhóm thực hiện : 02
8
Đề tài: Cơm Nắm mang đi GVHD: Võ Thị
Quý
Q. Mức độ quan tâm vào các yếu tố về chất lượng sản phẩm.
1 – Hoàn toàn không quan tâm đến 5 – Hoàn toàn quan tâm
Khách hàng thường quan tâm đến điều gì về giá của sản phẩm?
Q. Mức độ quan tâm vào các yếu tố về giá
1 – Hoàn toàn không quan tâm đến 5 – Hoàn toàn quan tâm
Khách hàng thường quan tâm đến điều gì về phân phối?
Q. Mức độ quan tâm vào các yếu tố về phân phối
1 – Hoàn toàn không quan tâm đến 5 – Hoàn toàn quan tâm
Nhóm thực hiện : 02
9
Đề tài: Cơm Nắm mang đi GVHD: Võ Thị
Quý
 Nằm ở khu trung tâm và Chi nhánh rộng khắp là vấn để mà khách hàng quan tâm

nhiều nhất đối với kênh phân phối. (trình bày chi tiết trong phần phân phối)
Yếu tố nào thu hút khách hàng biết đến sản phẩm?
 Yếu tố Được nhiều người biết đến và Nhiều quảng cáo (Báo, tivi…) thu hút sự quan tâm
lớn nhất của khách hàng với vấn đề chiêu thị. (trình bày chi tiết trong phần chiến lược chiêu
thị)
Yếu tố nào khách hàng quan tâm nhất?
Nhóm thực hiện : 02
10
Đề tài: Cơm Nắm mang đi GVHD: Võ Thị
Quý
 Mức giá trung bình cho một khẩu phần ăn còn khá cao so với mức chi tiêuchung của người
dân Việt Nam.Khi nhóm khách hàng được yêu cầu cho điểm về mức độ quan tâm của họ với
các nhóm yếu tố của cửa hàng fastfood như: sản phẩm, phân phối, chiêu thị và giá cả. Thì yếu
tố giá cả đạt 4.22 điểm trên thang điểm 5 chiếm vị trí cao nhất so với ba yếu tố còn lại. Vì vậy,
ta cần lưu ý cân đối giữa sản phẩm và giá cả để có thể tiếp cận được nhóm đối tượng rộng lớn
hơn.
Khách hàng thường thường trả bao nhiêu cho 1 lần đến cửa hàng?
 Nhóm khách hàng tiềm năng là những người trẻ tuổi, nhân viên văn phòng có thu
nhập khá, họ sẵn sàng trả khoảng 100 ngàn cho 1 lần ăn, tuy nhiên như trên đã phân tích
khách hàng thường quan tâm đến giá cả nên ta sẽ thiết kế những phần ăn cơ bản từ 25-30
ngàn để có thể tiếp cận nhóm khách hàng trẻ tuổi thu nhập không cao là học sinh sinh
Nhóm thực hiện : 02
11
Đề tài: Cơm Nắm mang đi GVHD: Võ Thị
Quý
viên, ngoài ra còn có các phần ăn đặc biệt cho nhân viên văn phòng là nữ có thu nhập khá
hơn (trình bày chi tiết trong phần chiến lược giá-sản phẩm)
XVII. Phân tích chiến lược
1. Chiến lược sản phẩm-giá:
Tập trung vào phân khúc giá bình dân, đảm bảo thấp hơn một suất cơm trưa thông

thường và thấp hơn nhiều so với các sản phẩm thức ăn nhanh khác cùng hàm lượng
Sản phẩm
Hình
thức
Số
lượng
Giá
thành
Giá bán
Cơm nắm Nhân thịt heo Cuộn 5 20.000 24.000
Nhân gà Cuộn 5 20.000 24.000
Thập cẩm Cuộn 5 20.000 24.000
Thức uống Trà sữa ly 1 12.000 15000
pepsi ly 1 12.000 15000
Compo 2
người
2 cơm nắm+2
thức uống
74.000 (tiết
kiệm 4.000 so
với phần lẻ)
Compo
gia đình
2 cơm nắm+2
thức uống+ 2
phần trẻ em
112.000 (tiết
kiệm 6.000 so
với phần lẻ)
Cơm trẻ

em
Hình đôremon Cuộn tròn 4 17.000 20.000
Compo
đặc biệt
1 cơm rau củ
(dưa chuột, cá
ngừ cung cấp
selenium- giữ cho
làn da mịn màng
chống oxy hóa )
+1 trà ít béo hoặc
1 coffee colagen
Cuộn tròn
Ly
5
1
30.000 36.000
Nhóm thực hiện : 02
12
Đề tài: Cơm Nắm mang đi GVHD: Võ Thị
Quý
(cơm nắm hình đôremon cho trẻ em-cơm rau cải đặc biệt cho phụ nữ)
Menu của công ty đưa ra có các phần ăn đặc biệt nhắm tới khách hàng là nữ, và trẻ em. Ngoài
ra khi khách hàng sử dụng phần compo cho 2 người (nhắm đến đối tượng khách hàng hay đi ăn
với người yêu hoặc vợ/chồng) hoặc compo gia đình (nhắm đến đối tượng khách hàng hay đi ăn
với đồng nghiệp, bạn bè, gia đình) thì sẽ được giảm giá so với phần ăn lẻ thông thường. Khi
thực hiện chiến lược này không những có thể tiếp cận được đúng khách hàng mục tiêu của
mình mà còn khuyến khích khách hàng giới thiệu sản phẩm đến những người khác nữa
2. Chiến lược phân phối
Chọn địa điểm trụ sở ở khu trung tâm,địa điểm chế biến sản phẩm là một vị trí ở quận

vùng ven để giảm chi phí. Chi nhánh rộng khắp là vấn đề mà khách hàng quan tâm nhiều
nhất đối với kênh phân phối.
=>Cửa hàng đầu tiên sẽ chọn địa điểm nằm trên đường CMT8, Q3.Nằm ở đầu mối giao
thông của các quận đi về khu trung tâm của thành phố nơi tập trung các cao ốc văn phòng
nhiều nhất. Địa điểm chế biến sản là ở quận Thủ Đức hoặc quận Bình Tân, gần với các
chợ đầu mới để tiện dụng trong việc mua các nguyên liệu chế biến.
3. Phân tích đối thủ cạnh tranh
KFC là thương hiệu được nhiều người dùng nhất trong vòng 3 tháng qua, chiếm
Nhóm thực hiện : 02
13
Đề tài: Cơm Nắm mang đi GVHD: Võ Thị
Quý
đến 90.8% người được phỏng vấn. Tiếp đến Lotteria và Pizza Hut nhưng có tỷ lệ thấp
cách biệt so với KFC lần lượt là 57.7% và 30.9%.
Bên cạnh hai thương hiệu được mọi nhóm tuổi nghiên cứu ưa chuộng sử dụng như KFC và
Lotteria, có một số khác biệt về các thương hiệu được sử dụng theo nhóm tuổi như:
- Jollibee được đáp viên ở tuổi 24 – 29 sử dụng nhiều chỉ sau Lotteria.
- Trong khi đó, độ tuổi từ 30 tuổi trở lên cũng dùng nhiều sản phẩm của Phở 24.
 Mục tiêu đạt được trong năm đầu tiên: mức độ nhận biết thương hiệu “cơm
nắm việt” đạt 20% (thực hiện các chiến lược sản phẩm, giá, phân phối, chiêu thị vv…
để đạt mục tiêu này)
4. Nhận diện điểm mạnh của công ty:
• Chỉ tập trung vào đối tượng nhân viên văn phòng bình dân và công nhân ở khu chế
xuẩt nên mức giá thấp, có thể thu hút được một lượng khách hàng lớn thích giá rẻ
trong phân khúc này.
• Đội ngủ chế biến sản phẩm có kinh nghiệm chế biến thức ăn và có kinh nghiệm
trong sản suất cơm nắm, làm giảm đáng kể chi phí ẩn.
• Sử dụng tên sản phẩm “Cơm nắm” gợi lại những hình ảnh về cơm nắm trong thời
kỳ chiến tranh sẽ kêu gọi người Việt có lòng tự tôn dân tộc sử dụng nhiều hơn.
5. Nhận diện điểm yếu của công ty:

 Công ty mới thành lập chưa có nhiều mối quan hệ đối với các công ty, cơ quan để có
thể ký kết hợp đồng cho các bữa ăn trưa cho công nhân viên.
 Công ty mới thành lập nên mức độ nhận điện thương hiệu chưa có, thị phần chưa có.
Nên việc thu hút khách hàng là một vấn đề rất khó khăn.
6. Cơ hội
Bất cứ nhân viên, công nhân nào đi làm thì buổi ăn trưa đều quan trọng để tái tạo sức
lao động cho cả buổi chiều. Trong năm 2013, kinh tế đang gặp nhiều khó khăn nên
tiết kiệm chi tiêu luôn làm yêu cầu cho các nhân viên văn phòng hay công nhân có
mức lương thấp. Vì vậy, cơm nắm mang đi với giá rẻ hơn sẽ thu hút được nhiều đối
tượng khách hàng này.
7. Thách thức
Nhóm thực hiện : 02
14
Đề tài: Cơm Nắm mang đi GVHD: Võ Thị
Quý
 Sự thành công của cơm kẹp VietMac(1 sản phẩm thức ăn nhanh cũng sử dụng
nguyên liệu chính là cơm) với mô hình kinh doanh tương tự đang là thách thức to
lớn cho công ty chúng tôi. Ngoài ra, trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay
nếu VietMac có thêm những sản phẩm vào phân khúc khách hàng của công ty chúng
tôi thì thách thức đó càng lớn hơn.
 Làm sao thay đổi thói quen của nhiều công nhân viên quen sử dụng các quá cơm
bình dân giá rẻ.
 Ngoài ra các kích cỡ của gói cơm kẹp của VietMac từng bị đánh giá là quá ít cho
một suất ăn của nam giới nhưng nếu dùng hai gói thì chi phí quá nhiều một suất ăn.
Vì vậy chúng tôi sẽ nghiên cứu điều này cho việc tung các sản phẩm với các khối
lượng phù hợp hơn.
XVIII. Kế hoạch kinh doanh chiến lược
1. Thiết kế cửa hàng
Hình ảnh cửa hàng: đây là đặc điểm để khách hàng nhận dạng cửa hàng cũng như phân
biệt với các sản phẩm khác. Ví dụ như khi nhắc đến xe Phương Trang, khách hàng nghĩ

ngay đến hình ảnh chiếc xe màu cam. Cho nên, cửa hàng sẽ chọn chính hình ảnh cơm
nắm để làm hình ảnh đặc trưng cho cửa hàng. Hình ảnh này sẽ được dùng để trang trí
cửa hàng cũng như in trên túi giấy, đồng phục nhân viên. Tất cả nhằm mục đích tạo ấn
tượng trong tâm trí người tiêu dùng, khi nhắc đến cơm nắm thì họ nghĩ ngay đến hình
ảnh này cũng như thương hiệu này.
Vì sản phẩm chủ yếu là mang đi (take away) nên mặt bằng cửa hàng không cần quá
lớn. Diện tích cửa hàng: 20m
2
.(4x5m), diện tích bếp: 8m
2
, tổng diện tích: 28 m
2
. Lý do
là cần mặt tiền rộng rãi thuận tiện việc mua bán cho nên chiều rộng sẽ hơn chiều dài
cửa hàng.
2. Mô hình phục vụ: có 02 dạng
Khách ghé qua cửa hàng mua và mang đi  nhân viên chỉ cần tiếp nhận thông tin
khách hàng, thực hiện theo yêu cầu, giao cho khách và thu tiền. Khách hàng chỉ mất
khoảng 10 phút cho qui trình từ chọn món (3 phút), chờ (7 phút)
Khách gọi điện đến đặt và yêu cầu đem giao tận nơi (đối với hóa đơn trên 500 ngàn,
giai đoạn đầu chỉ giao hàng trong phạm vi quận 1)  nhân viên tiếp nhận thông tin qua
điện thoại, thực hiện theo yêu cầu, đem giao tận nơi cho khách và thu tiền.
3. Sử dụng công cụ mua theo nhóm như groupon hay nhóm mua để kích thích số lượng mua
hàng nhiều hơn
XIX. Kế hoạch marketing
Yếu tố mà khách hàng thường nhận biết 1 thương hiệu thức ăn nhanh chủ yếu là qua
Được nhiều người biết đến và Nhiều quảng cáo (Báo, tivi…)
 Chương trình quảng cáo sản phẩm mới:
 Quảng cáo trên Tivi & Internet: Ý tưởng quảng cáo sẽ là không gian trở về ngày
xưa: những người nông dân ngồi nghĩ trưa dưới gốc cây và cùng nhau ăn cơm nắm

Nhóm thực hiện : 02
15
Đề tài: Cơm Nắm mang đi GVHD: Võ Thị
Quý
và chuyện trò vui vẻ. Thông điệp về thực phẩm tự nhiên và mang tính chất truyền
thống được đưa ra giới thiệu.
 Sau khi người tiêu dùng bắt đầu nhận thức về sản phẩm. Tiến hành khai trương và
bán sản phẩm ra thị trường.
 Dùng thử sản phẩm: Dùng thử sản phẩm tại cửa hàng. Làm các chương trình demo
tại cổng các Khu công nghiệp, siêu thị, khu có đông người dân sinh sống.
 Quảng cáo bằng tờ rơi trong ngày khai trương và tại các công ty, khu công nghiệp
có đông công nhân viên.
 Mở rộng hình thức giao cơm tận nhà trong thời gian nhanh nhất như các cửa hàng
Fastfood.
 Chương trình giảm giá:
 Chương trình mua 2 tặng 1 trong 3 ngày khai trương đầu tiên.
 Khi mua trên 10 phần sẽ được tặng 1 phần, 20 phần tặng 2 phần.
XX. Kế hoạch vận hành
XXI.Quản lý và tổ chức nhân sự
1. Cơ cấu tổ chức ban đầu:
Nhóm thực hiện : 02
16
Phó Giám đốc phụ trách
bán hàng và marketing
Phó Giám đốc phụ trách
Chế biến sản xuất
Phục vụ
giao hàng
Bảo vệ
Bếp trưởng

Bếp phụ
Đóng gói sản
phẩm
Nhân viên
bán hàng
Giám đốc
điều hành
Kế toán
trưởng
Phụ trách
nhân sự
Đề tài: Cơm Nắm mang đi GVHD: Võ Thị
Quý
2. Nhân sự ban đầu:
Giám đốc điều hành :1
Phó giám đốc : 2 (một phụ trách bán hàng và marketing, một phụ trách chế biến sản
xuất)
Kế toán trưởng : 1
Phụ trách nhân sự: 1
Bếp trưởng : 1
Phụ bếp : 3
Phục vụ, đóng gói sản phẩm: 2,
Giao hàng: 2
Bảo vệ : 1
3. Quy mô công ty trong 3 năm tới:
XXII. Dự báo tài chính và hoạch định tài chính
Chi phí vốn đầu tư ban đầu
STT Khoản mục Chi phí (đvt: triệu)
1 Đăng kí kinh doanh 5
Nhóm thực hiện : 02

17
Đề tài: Cơm Nắm mang đi GVHD: Võ Thị
Quý
2 Thuế môn bài 1
3 Trang trí cửa hàng 25
4 Dụng cụ làm bếp (tủ lạnh, lò
nướng)
50
5 Thiết bị (Điện thoại, quạt, lò) 35
6 Bàn ghế 10
7 Đồng phục nhân viên 3
8 Nghiên cứu&phát triển sản phẩm 15
9 Quảng cáo 15
Tổng cộng 159
Chi phí hàng tháng
STT Khoản mục Chi phí (đvt: triệu)
1 Thuê mặt bằng 40
2 Tiền lương nhân viên 21.5
3 Điện nước, ga 10
4 Chi phí khác 10
Tổng cộng 81.5
Chi phí tiền lương nhân viên/tháng
STT Chức vụ Số
lượ
ng
Tổng
Lương (đvt:
triệu)
1 Giám đốc 1 15
2 Phó giám đốc 2 20

3 Kế toán trưởng 1 8
4 Phụ trách hành
chánh nhân sự
1 6
5 Bếp trưởng 1 4
6 Phụ bếp 3 4.5
7 Phục vụ 2 4
8 Giao hàng 2 4
Tổng cộng 70.5
XXIII. Tài trợ:
Công ty hoạt động dựa trên vốn của bà Nguyễn Thị Ngọc Loan. Bà Loan là một trong
những nhà đầu tư mạo hiểm chuyên đầu tư các dự án kinh doanh về chế biến thực phẩm
và sản xuất thức ăn. Bà Loan đã có nhiều năm là nhà đầu tư trong lĩnh vực này.
XXIV. Phân tích rủi ro
Rủi ro của mô hình kinh doanh công ty có thể chỉ ra như sau:
1. Đối thủ cạnh tranh hạ giá: như đã phân tích ở trên VietMac chính là đối thủ lớn nhất
của công ty, VietMac đã có chỗ đứng trên thị trường, nếu VietMac hạ giá thành sản
phẩm thì Cơm nắm sẽ thực sự khó khăn.
2. Chi phí sản xuất và thiết kế cao hơn mức dự đoán : do sự biến động của thị trường
Nhóm thực hiện : 02
18
Đề tài: Cơm Nắm mang đi GVHD: Võ Thị
Quý
làm nguyên liệu đầu vào tăng đột biến làm giá thành sản phẩm tăng sẽ ảnh hưởng đến
chiến lược giá rẻ nhất của công ty.
3. Một kế hoạch quảng cáo quan trọng thất bại : làm tăng chi phí nhưng không tăng
doanh thu.
4. Các đối thủ cạnh tranh vượt trội bằng việc tung ra sản phẩm, dịch vụ mới tốt hơn
5. Thói quen tiêu dùng của khách hàng mục tiêu thay đổi: Không thích ăn cơm năm nữa,
chỉ thích ăn KFC hay lotteria,…

6. Rủi ro nhân sự: Tay nghề của nhân viên chế biến không được tuyển dụng kỹ dẫn đến
chất lượng sản phẩm giảm hoặc làm gia tăng chi phí ẩn.
XXV. Kế hoạch hành động
1. Thuê bằng mặt làm trụ sở chính của công ty địa điểm nằm trên đường CMT8, Q3:
Thời gian dành cho công việc này trong 1 – 3 tuần.
2. Thuê mặt bằng tại địa điểm thuộc quận quận Bình Tân, gần với các chợ đầu mối
Bình Điền để làm nơi chế biến sản xuất sản phẩm. Công việc này thực hiện trong 1
tuần vì vị trí quận ngoại thành nên việc tìm kiếm mặt bằng như thể này dễ dàng hơn
ở nội thành.
Việc chọn lựa mặt bằng này cần nghiên cứu kỹ để ký hợp đồng dài hạn.
3. Tiến hành trang trí công ty công việc này tiến hành ngay sau khi nhận bàn giao mặt
bằng và thực hiện trong 1-2 tuần.
4. Đăng ký giấy phép kinh doanh: công việc này thực hiện trong 1 tuần.
5. Mua sắm máy móc, thiết bị, công cụ phục vụ cho chế biến sản xuất: thực
hiện trong 1 tuần.
6. Tuyển dụng nhân sự: Ngoài các vị trí ban Giám đốc đã tuyển từ trước, các vị
Nhóm thực hiện : 02
19
Đề tài: Cơm Nắm mang đi GVHD: Võ Thị
Quý
trí còn lại sẽ được tuyển dụng bởi Giám đốc và các phó Giám đốc phụ trách.
Liên hệ với công ty săn đầu người để tìm kiếm nhanh ứng viên không cần
phải đăng báo tuyển dụng. Thời gian cho hoạt động này dự kiến trong tối đa
1 tháng.
7. Tiến hành quảng cáo và marketing
• Đăng các quảng cáo PR về sản phẩm cơm nắm trước khi đưa sản phẩm ra
khoảng 2 tuần để gây sự chú ý và tò mò của khách hàng.
• Ngày khai trương công ty tổ chức họp báo ra mắt sản phẩm. Tổ chức ngay
tại trụ sở công ty. Trình chiếu các video giới thiệu qui trình sản xuất và đặc
điểm các sản phẩm.

• Đăng bài PR trên các báo Sài gòn tiếp thị và các tuổi trẻ, thanh niên lien
tục 3 ngày trước ngày khai trương công
• Giới thiệu các chương trình giảm giá để kích thích khách hang mua hàng
và biết đến sản phẩm của công ty ngay ngày khai trương.
• Thực hiện chương trình Viral-seeding trên facebook để thu hút nhiều người
biết đến sản phẩm.
• Sử dụng công cụ bán hàng như Groupon, nhóm mua để khuyến khích mua
hàng với số lượng lớn. Công cụ này sẽ được duy trì và phát triển vì thường
những công nhân viên hay đi ăn trưa với nhau thành từng nhóm, nếu sử dụng
công cụ này sẽ khuyến khích nhóm nhân viên trong công ty thường xuyên mua
hàng hơn.
Nhóm thực hiện : 02
20
Đề tài: Cơm Nắm mang đi GVHD: Võ Thị
Quý
XXVI. Phụ lục
Phụ lục 1: Qui mô công ty
Trong năm 2013 công ty mới thành lập nên qui mô công ty là một công ty nhỏ với chỉ
một trụ sở dùng trưng bày sản phẩm và bán hàng.
Năm 2014 công ty sẽ mở rộng địa bàn hoạt động ra các quận lân cận và mở rộng them đối
tượng khách hang, mở rộng them địa điểm bán hang. Qui mô công ty sẽ chuyển sang quy
mô công ty vừa, với số nhân sự ước lượng trên 50 người.
Kể từ năm 2015 công ty sẽ mở rộng phạm vi hoạt động ra toàn thành phố và các tỉnh
thành lân cận và các thành phố lớn khác. Tuy nhiên công ty sẽ chọn chiến lược nhượng
quyền kinh doanh để giảm chi phí. Với những khu vực khó kiểm soát thì công ty sẽ thực
hiện nhượng quyền trước sau đó lien doanh để tham gia điều hành kiểm soát chất lượng
phục vụ.
Phụ lục 2: Bản giới thiệu về ban quản lý công ty cổ phần Lạc Việt
1. Ban giám đốc:
Giám đốc : Phạm Gia Cần: Có kinh nghiệm 5 năm điều hành các công ty công ty

kinh doanh thức ăn nhanh.
Phó Giám đốc phụ trách bán hàng và marketing: Quách Thanh Toàn: từng đảm
nhiệm vị trí giám đốc marketing của nhiều công ty kinh doanh lớn nhỏ khác nhau.
Người luôn có những ý tưởng sáng tạo trong kinh doanh đặt biệt là các ý tưởng tổ
chức bán hàng và các chương trình khuyến mãi độc đáo.
Phó Giám đốc phụ trách chế biến & sản xuất : Lê Nguyên Di. Có kinh nghiệm trên
5 năm điều hành các công ty sản xuất và chế biến thức ăn nhanh.
2. Trách nhiệm của các thành viên ban giám đốc .
Giám đốc Phạm Gia Cần: Phụ trách điều hành hoạt động của toàn bộ công ty, chỉ đạo trực
tiếp hai phó Giám đốc và bộ phận kế toán và nhân sự.
Phó Giám đốc Quách Thanh Toàn : Chỉ đạo trực tiếp và điều hành bộ phận bán hành và
marketing, chịu trách nhiệu các chương trình marketing, khuyến mãi sản phẩm và tổ
chức mạng lưới hoạt động của công ty. Chịu trách nhiệm độc lập trước Giám đốc về hoạt
động và hiệu quả của bộ phận mình đảm nhận.
Phó Giám đốc Lê Nguyên Di: trực tiếp chỉ đạo và điều hành bộ phận sản xuất và chế biến
sản phẩm. Chịu trách nhiệm các quản lý các nguồn nhập nguyên liệu để chế biến thực
phẩm, đồng thời chịu trách nhiệm chất lượng sản phẩm. Chịu trách nhiệm độc lập trước
Giám đốc về hoạt động và hiệu quả của bộ phận mình đảm nhận.
Nhóm thực hiện : 02
21

×