Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Ngữ văn 9 bài viết số 6 Chiếc lược ngà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.01 KB, 3 trang )

Trường: THCS An Hữu Thứ tư ngày 11 tháng 3 năm 2015
Họ và tên: Phạm Nguyễn Phát Huy Bài viết số 6 Ngữ văn 9
Lớp 9
1

Mã số: 05
Điểm Lời phê của GV
Đề bài Cảm nhận của em về đoạn trích “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang
Sáng.
Bài làm
Chiếc lược ngà- một tác phẩm tiêu biểu về cuộc sống của con người miền Nam
trước trong và sau chiến tranh 1966 - tác phẩm tuyệt vời ấy đã lại trong lòng
chúng ta những ấn tượng sâu sắc về những tình cảnh éo le và đau thương mà chiến
tranh để lại.Tác phẩm được viết bởi một nhà văn am hiểu sâu sắc về con người
miền Nam , Nguyễn Quang Sáng khi ông tham gia kháng chiến ở chiến trường
miền Nam.Nội dung của đoạn trích phần nào bộc tả dược tình cảm cha con đặc
biệt của người chiến sĩ cách mạng.
Tình cha con- một thứ tình cảm không những là sâu sắc mà đó còn là một thứ
trường tồn mà không thể chia rẽ bằng bắt cứ thừ gì. Nhưng thứ tình cảm ấy trong
đoạn trích của Nguyễn Quang Sáng thật lắm éo le và ngặt nghèo mà chiến tranh đã
đem lại đối với người chiến sĩ cách mạng đã cắn răng chịu đựng, hi sinh bảo vệ tổ
quốc. Đọc qua đoạn trích ta mới biết vả hiểu được nỗi đau tột cùng của nhân vật
ông Sáu- một người chiến sĩ cách mạng, do chiến tranh mà ông và con gái của
mình phải rời xa nhau để rồi ngày trở về lúc ông “thèm” nhất cài tình cảm cha con
ấy thì lại không được đáp trả dù chỉ một lần.
Rời xa con khi con chưa đầy một tuổi để ra đi bảo vệ tổ quốc rồi tám năm sau
ông trở về để khao khát được gặp con và để cảm nhân cài tình cảm cha con mà
bấy lâu nay ông chưa từng cảm nhận được. Nhưng một tình cảnh éo le đã xảy ra
khi bé Thu lại một mực không một lần nào gọi ông Sáu là cha.Trở về sau tám
năm, ông Sáu rất nôn nóng gặp con và bằng chứng là khi thuyền chưa đến nơi
thì ông đã nhảy tọt lên bờ và dang rộng hai tay để đón con vào lòng mình, nhưng


đáp lại ông là khuôn mặt tái đi của con bé và sự thất vọng , đau đớn tột cùng của
bản thân. Những ngày sau bé Thu vẫn tỏ ra lạnh nhạt và xa cách đối với người
cha của mình. Thậm chí là không một lần thốt lên một tiếng “ba” mả chỉ là
những câu nói trổng. Những hành động ấy có thể thấy Thu là một cô bé gan lì và
rất có cá tính. Nhất là trong hoàn cảnh tưởng chừng Thu buộc phải gọi lên một
tiếng “ba”- lúc mẹ bé Thu vắng nhà và một mình con bé lui cui dưới bếp mặc dù
mẹ dặn gọi ba giúp nhưng thực tế đã diễn ra thì lại hoàn toàn trái ngược với
những gì chúng ta nghĩ “Nó loay hoay rồi nhón gót lấy cái vá múc ra từng vá
nước, miệng lẩm bẩm điều gì không rõ”, đến mức mà tác giả cũng đã phải thốt
lên rằng “ Con bé đáo để thật”. Và khi đến bữa ăn thì thái độ lạnh nhạt ấy của
Thu cũng không hề thay đổi khi nó hất cái trứng cá mà ông Sáu gắp vào chén
cho nó, trước thái độ lạnh nhạt ấy của con bé thì ông Sáu không thể nào chấp
nhận được và đã đánh con bé nhưng có lẽ ai cũng hiểu được là khi đánh Thu thì
lòng ông đau biết nhường nào và không có từ ngữ nào có thể diển tả được cái
nỗi đau ấy, nỗi đau bị chính đứa con gái của mình tỏ thái độ lạnh nhạt và xa
cách như vậy. Mặc dù bị đánh nhưng Thu không khóc mà nhẹ nhàng gắp cái
trứng vào lại chén cơm rồi bỏ sang nhà ngoại, nó cố làm cho dây lòi tói khua
thật to. Nhưng sự lạnh nhạt ấy của bé Thu hoàn toàn có thể hiểu được và thông
cảm nhưng thông qua những hành động ấy cho thấy tình cảm bé Thu dành cho
ông Sáu là vô bờ bến, chỉ vì chiến tranh mà ông Sáu và bé Thu đã bị chia cách
và sau một khoảng gian dài và những éo le nghiệt ngã của chiến tranh mà bé
Thu không nhận ra ba vì người mà Thu gặp không giống ba Thu trong bức ảnh
vì ông Sáu có một vết sẹo dài trên má như vậy.Và sự nghi ngờ của bé Thu, chỉ
được bé Thu chỉ được gỡ khỏi lòng khi Thu sang nhà ngoại và được bà giải
thích về sự xuất hiện vết sẹo ấy trên má của cha nó. Sau đêm đó: “nó nằm im,
lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”. Bởi thế, tình yêu ba trong
Thu đã trỗi dậy một cách mãnh liệt vào cái giây phút bất ngờ nhất, giây phút ông
Sáu lên đường. Cái tiếng “ba” mà ông Sáu đã chờ đợi từ lâu bất ngờ vang lên
“Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó,
đến lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên: - Ba a a ba! Tiếng kêu của

nó như tiếng xé, xé sự im lặng, xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là
tiếng ba nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay như vỡ tung từ đáy lòng nó, nó
vừa kêu, vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai
tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:
-Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!” Tình cảm con với ba được
thể hiện một cách mãnh liệt, mạnh mẽ, cuống quýt, hối hả và có xen lẫn phần
hối hận. Đó là những cảm xúc đã dồn nén từ lâu bỗng vỡ òa ra: “Ba bế nó lên.
Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, và hôn cả vết thẹo dài bên
má của ba nó nữa”. Bà con và người kể chuyện cũng như người đọc không thể
kìm được nỗi xúc động như có ai đang nắm chặt tim mình bởi vì cái éo le của
tình cha con ở đây. Lúc cha con nhận nhau lại cũng chính là lúc người cha phải
ra đi. Sự níu kéo của đứa con càng khắc sâu sự éo le của chiến tranh: “Con bé
hét lên, hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba
nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó và đôi vai nhỏ bé của nó run run”.
Những nỗ lực của Thu không giữ được ba nó. Ông Sáu vẫn phải ra đi dù giây
phút cha con nhận nhau thật ngắn ngủi.Và chỉ kịp để lại lời hứa làm chiếc lược
ngà.
Tình yêu con của ông Sáu ở chiến khu là sự ân hận vì trong lúc nóng giận mà
đã ra tay đánh con mình trong ông lại càng thêm day dứt bằng chứng là ông đã ra
sức làm chiếc lược ngà để dành tặng cho đứa con bé bỏng của mình như lời hứa
của ông với Thu trong giây phút chia tay nhau để ông Sáu ra đi trở lại miền Đông.
Khi kiếm được chiếc ngà voi ông hớn hở cứ như một đứa trẻ được quà và sau đó
ông dành hết tâm trí, công sức vào việc làm ra cây lược. “Những lúc rỗi, anh cưa
từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc”. Phải chăng,
bao nhiêu tình yêu thương con ông dồn vào việc làm cây lược ấy? Rồi ông gò lưng
tỉ mỉ, khắc từng nét chữ lên sống lưng lược: “Yêu nhớ tặng Thu con của
ba”. Nhưng rồi một chuyện không may đã xảy ra với ông, trong một trận càn lớn
của quân Mỹ ngụy, ông Sáu bị một viên đạn bắn vào ngực. “Trong giờ phút cuối
cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là
không thể chết được”, tất cả tàn lực cuối cùng chỉ còn cho ông làm một việc “đưa

tay vào túi, móc cây lược” đưa cho người bạn chiến đấu. Đó là điều trăng trối
không lời nhưng nó thiêng liêng hơn cả những lời di chức đó là chiếc lược của tình
phụ tử thiêng liêng và kể từ đó chiếc lược phụ tử ấy đã biến ông Ba trở thành
người cha thứ hai của bé Thu. Khi đọc đến những dòng thơ ấy chắc nhiều người
đã không cầm được nước mắt khi nhớ lại hình ảnh bé Thu khóc thét khi nào giờ
thì điều ấy sẽ không thể nào lập lại dược một lần nào nữa.
Tóm lại, Nguyễn Quang Sáng đã thực sự thành công trong việc xây dựng
cốt truyện chặt chẽ, lựa chọn tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí, miêu tả diễn
biến tâm lí nhân vật tinh tế và sâu sắc, nhất là đối với nhân vật bé Thu. Nguyễn
Quang Sáng đã cảm nhận đến tận cùng những biểu hiện tình cảm của nhân vật để
miêu tả một cách sinh động và tinh tế. Ngoài ra, tác giả cũng rất thành công trong
việc lựa chọn ngôi kể và ngôn ngữ lời thoại mang đậm chất địa phương Nam Bộ,
đem đến cho người đọc nhiều xúc động. Tất cả đã góp phần tạo nên sức thuyết
phục, hấp dẫn cho chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
Qua tác phẩm ta có thể thấy được tình phụ tử là thiêng liêng biết nhường
nào và chiến tranh là một thứ đáng ghét và làm cho chúng ta mất đi thứ tình cảm
ấy bất cứ lúc nào. Những người chiến sĩ ấy đã hi sinh để bảo vệ tổ quốc để ta có
cuộc sống như ngày hôm nay. Một lần nữa tác giả đã khẳng định lại: Bom đạn và
chiến tranh có thể hủy diệt được sự sống, nhưng tình cha con – tình phụ tử thiêng
liêng không gì có thể phá hoại được !

×