Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Giải pháp đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa danh nghiệp nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.42 KB, 58 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
LỜI NÓI ĐẦU
Phát triển nền kinh tế thống nhất là một trong những yếu tố quyết định
sự ổn định và phát triển của đất nước. Đối với một quốc gia, yêu cầu của sự
phát triển luôn luôn đòi hỏi phải có cơ cấu kinh tế hợp lý và một sự quản lý
đúng đắn từ Nhà nước. Trong tình hình kinh tế nước ta như hiện nay
(chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường)
thì việc cổ phần hoá là một biện pháp đúng đắn để cải thiện tình hình, do
đứng trước một cơ cấu kinh tế quá ư là cồng kềnh, trì trệ, làm ăn kém hiệu
quả: hơn 6000 Doanh nghiệp, nhà nước chiếm 88% tổng số vốn của các
doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
Hiện nay, chúng ta đã tiến hành cổ phần hoá trên toàn quốc, nhưng mới có
55 tỉnh thành là có doanh nghiệp đã cổ phần hoá.Tuy nhiên có nhiều tỉnh
còn có số doanh nghiệp cổ phần hoá quá chậm và quá ít. Vì vậy vấn đề đặt
ra là làm thế nào để tốc độ cổ phần hoá nhanh hơn nữa nhưng vẫn hợp lý.
Là một sinh viên của khoa Kế hoạch và Phát triển lại được thực tập ở
Phòng xúc tiến và đổi mới Doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Kế hoạch
và Đầu tư. Đứng trước một vấn đề đặt ra như trên, tôi đã quyết định chọn
đề tài “Giải pháp đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà
nước”.
Chuyên đề tốt nghiệp của tôi chia làm ba phần:
Phần 1: Cơ sở lý luận.
Phần 2: Thực trạng cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.
Phần 3: Giải pháp đẩy nhanh cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước.
Để hoàn thành Chuyên đề này tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí
trên Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đặc biệt là các đồng chí ở Phòng Xúc tiến và
đổi mới Doanh nghiệp nhà nước.
Cộng với sự giúp đỡ hết sức nhiệt tình của thầy giáo T.S Phạm Ngọc Linh.
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
PHẦN I


CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Tổng quan về cổ phần hoá:
1.1.1. Khái niệm:
Khi bàn về cổ phần hoá có rất nhiều ý kiến khác nhau, có thể chia
thành 3 ý kiến như sau:
- Nhóm ý kiến thứ nhất cho rằng cổ phần hoá thực chất là tư nhân hoá.
- Nhóm ý kiến thứ hai cho rằng cổ phần hoá là nhằm xác định chủ sở
hữu cụ thể đối với doanh nghiệp.
- Nhóm ý kiến khác cho rằng: cổ phần hoá thực chất là làm đa dạng
hoá quỳen sở hữu tài sản của doanh nghiệp.
Theo văn bản quy phạm pháp luật nước ta, tại điều 1 Thông tư số 50
TC/TCDN ngày 30/8/1996 của Bộ Tài chính về việc bán cổ phần và phát
hành cổ phần trong việc chuyển 1 số DNNNl thành công ty cổ phần, cổ phần
hoá được định nghĩa như sau:
“Cổ phần hoá doanh nghiệp là một biện pháp chuyển doanh nghiệp từ
sở hữu Nhà nước sang hình thức sở hữu nhiều thành phần, trong đó tồn tại
một sở hữu Nhà nước“.
1.1.2. Đặc điểm của cổ phần hoá :
- Cổ phần hoá là quá trình chuyển đổi hình thức hoạt động từ Doanh
nghiệp nhà nước sang cổ phần hoá.
- Khi đã chuyển sang Công ty cổ phần thì địa vị pháp lý của doanh
nghiệp đó hoàn toàn tuân theo quy định của pháp luật về công ty cổ phần
được pháp luật thông qua ngày 21/12/1990.
- Cổ phần hoá là biện pháp chuyển doanh nghiệp từ sở hữu Nhà nước
sang sở hữu nhiều thành phần.
Trước khi có cổ phần hoá, toàn bộ tài sản Nhà nước thuộc sỡ hữu
Nhà nước.
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Sau khi cổ phần hoá , công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phiếu,
trái phiếu và bán trên thị trường. Mọi cá nhân, tổ chức thuộc mọi thành phần
kinh tế có quyền mua hàng hoá đó sẽ trở thành cổ đông sỡ hữu một phần
tài sản công ty tương ứng với phần vốn góp, đồng thời phải chịu trách
nhiệm khoản nợ tương ứng. Cổ phần hoá là biện pháp duy trì sở hữu Nhà
nước đối với tư liệu sả xuất dưới hình thức Cổ phần hoá.
Theo chủ trương của Đảng, chúng ta chỉ cổ phần hoá một số doanh
nghiệp Nhà nước mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn, một số
doanh nghiệp không giữ vị trí then chốt, trọng yếu trong nền kinh tế quốc
dân và có khả năng kính doanh có lãi. Tuỳ thuộc vào vị trí vai trò của nó,
Nhà nước xác định cổ phần cần nắm giữ. Chẳng hạn 100% vốn cổ phần
hoặc số cổ phần lớn hơn hai lần số cổ phần của cổ đông lớn nhất trong
công ty là Nhà nước đã toàn quyền kiểm soát công ty. Xét về mục tiêu, tính
chất hoạt động của công ty đó vẫn là Doanh nghiệp nhà nước.
1.1.3. Phân biệt cổ phần hoá và tư nhân hóa:
Hiện nay khi nhắc đến cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước người ta
thường nghĩ một cách đơn giản đó là hình thức tư nhân hóa một doanh
nghiệp Nhà nước nào đó. Nhưng sự thật không phải như vậy. Sự nhầm lẫn
cũng như mơ hồ về thực chất của hình thức cổ phần hoá là nguyên nhân
trực tiếp cản trở cải cách thành công các Doanh nghiệp nhà nước. Do đó
thực hiện thành công cổ phần hoá các Doanh nghiệp nhà nước, vấn đề đầu
tiên là phải đi sâu tìm hiểu đầy đủ và nhất trí các khái niệm cổ phần hoá và
tư nhân hoá.
Tư nhân hoá có thể hiểu được theo hai nghĩa. Theo nghĩa rộng có một
định nghĩa của Liên Hợp Quốc như sau: “Tư nhân hoá là sự biến đổi tương
quan giữa Nhà nước và thị trường trong đời sống kinh tế của một nước
theo hướng ưu tiên thị trường “.
Theo cách hiểu này thì toàn bộ những chính sách, luật lệ, thể chế nhằm
khuyến khích, mở rộng và phát triển khu vực kinh tế tư nhân hay các thành
phần kinh tế ngoài quốc doanh, giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước vào

các hoạt động kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở, dành cho thị trường
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
vai trò điều tiết thoả đáng qua tự do giá cả…. đều có thể coi là hoạt động tư
nhân hoá.
Hiểu một cách đơn giản hơn, tư nhân hoá là quá trình giảm bớt quyền sở
hữu Nhà nước hoặc sự kiểm soát của Chính phủ trong các Doanh nghiệp
nhà nước. Tư nhân hoá nhìn chung có thể được thực hiện bằng nhiều cách
như:
- Bán cho tư nhân, cho không cán bộ nhân viên hoặc toàn dân ( như
Liên bang Nga, Ba Lan, Tiệp Khắc đã làm ): Hai phương pháp này thường
áp dụng cho doanh nghiệp có quy mô nhỏ, các doanh nghiệp đang làm ăn
thua lỗ hoặc gặp khó khăn.
- Bán đấu giá tài sản, bán một phần tài sản thuộc sở hữu Nhà nước
cho các thành phần kinh tế khác: thường áp dụng cho doanh nghiệp có quy
mô vừa và lớn, đang làm ăn có lãi cũng có thể đang gặp khó khăn.
Cổ phần hoá là hình thức áp dụng cho doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vùa
vừa hoặc lớn đang kinh doanh có lãi; cho thuê, hợp đồng kế hoạch, thầu
khoán, phương thức BOT: áp dụng cho doanh nghiệp chưa muốn chuyển
đổi sở hữu.
Như vậy theo phân tích trên cổ phần hoá hẹp hơn và chỉ là một phạm trù
của Tư nhân hoá.
1.1.4. Đối tượng của cổ phần hoá.
TRong giai đoạn đầu của cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước, chúng
ta chưa thể tiến hành cổ phần hoá hang loạt được. Theo NGhị định 44/CP.
Ra ngày 26/6/1998, các doanh nghiệp được chọn cổ phần hoá phải thoả
mãn điều kiện sau:
-Doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ.
Theo quy định của Nhà nước thì doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ
là doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước < 200 tỷ (đối với doanh nghiệp sản

xuất ) và <100 tỷ (đối với doanh nghiệp dịch vụ ). Có chủ trương trên vì trong
giai đoạn đầu của cổ phần hoá , các bước sẽ khó khăn hơn và nếu có sai
xót
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
sẽ làm thất thoát một số vốn lớn của nhà nước hoặc gây ra những hậu
quả mà ta không lường trước được.
- Doanh nghiệp không thuộc diện được Nhà nước đầu tư 100% vốn.
-Doanh nghiệp đang làm ăn có lãi hoặc trước mắt tuy gặp khó khăn
nhưng có triển vọng hoạt động tốt.
Bản thân doanh nghiệp Nhà nước hiện nay vẫn còn chứa đựng hàng
loạt các yếu tố bất cập như: tham ô nghiêm trọng, lãng phí còn nhiều, có lãi
thì tỷ suất lợi nhuận rất thấp so với doanh nghiệp cùng nghành của các
thành phần kinh tế khác. Do đó muốn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh và xoá bỏ các tiêu cực khác thì biện pháp quan trọng nhất là phải
thay đổi quyền sỡ hữu bằng việc đa dạng hoá sỡ hữu mà trọng tâm là cổ
phần hoá.
1.1.5. Mục tiêu cổ phần hoá :
Mục tiêu to lớn của chương trình cổ phần hoá là chuyển đổi các Doanh
nghiệp nhà nước không mang tính chiến lược có quy mô vừa và nhỏ thành
các công ty cổ phần nhằm huy dộng vốn từ cán bộ, công nhân viên của
doanh nghiệp nói riêng và các nhà đầu tư nói chung để đổi mới công nghệ
kỹ thuật và phát triển doanh nghiệp. Tại điều 1 Nghị định số 64/2002/NĐ-
CP.có ghi rõ:
- “Cổ phần hoá góp phần nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của
doanh nghiệp, đồng thời tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sỡ hữu
trong đó có đông đảo người lao động, tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế
quản lý năng động cho doanh nghiệp để sử dụng hiệu quả vốn, tìa sản của
Nhà nước và của doanh nghiệp“ .
- “Huy động vốn của toàn thể xã hội bao gồm: cá nhân, các tổ chức

kinh tế, tổ chức xã hội trong và ngoài nước để đầu tư mới công nghệ, phát
triển doanh nghiệp“.
- “Phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của các cổ
đông; tăng cường sự giám sát của các nhà đầu tư đối với doanh nghiệp;
bảo đảm sự hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và
người lao động“.
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Như vậy, ngoài mục tiêu thu hút vốn đầu tư, tạo động lực mới thúc đẩy
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh doanh nghiệp, chương trình cổ phần
hoá còn góp phần từng bước cải tiến và nâng cao đời sống xã hội, giúp cho
người dân thấy được vai trò của mình trong công cuộc xây dựng và phát
triển đất nước.
1.1.6. Các hình thức cổ phần hoá:
Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là một con đường chông gai,
một cuộc cách mạng thực sự. Bên cạnh đó các điều kiện hết sức thuận lợi
như đường lối, chính sách của Đảng, các cơ hội mới, các kinh nghiệm của
bạn bè thế giới…là vô vàn những khó khăn. Đó là các tư tưởng cục bộ, bảo
thủ, ngại khó… Điều đó nhắc nhở chúng ta rằng không nên đơn giản hoá và
nóng vội trong công cuộc cổ phần hoá. Phải cân nhắc rất kỹ lưỡng những
ưu điểm của cổ phần hoá để đưa ra những quyết định đúng đắn, bới
phương thức cổ phần hoá được ví như kim chỉ nam của hành động cổ phần
hoá.
- Hình thức 1:
+ Tách từng đơn vị trực thuộc Doanh nghiệp nhà nước được thành lập
để cổ phần hoá nhiều công ty cổ phần mới.
+ Ưu điểm: các doanh nghiệp có quy mô nhỏ thường năng động và
nhạy bén trong cơ chế thị trường. Vốn của họ ít lại hay phân tán đầu tư nên
khi rủi ro xáy ra, thiệt hại thường không nghiêm trọng. Bên cạnh đó, quy mô
nhỏ cũng đồng nghĩa với một cơ cấu quản trị đơn giản, gọn nhẹ nên việc ra

quyết định nhanh gọn và họ rất dễ chuyển hướng kinh doanh khi thị trường
biến động. Đồng thời, cũng nên tách rời những đơn vị trong cùng một doanh
nghiệp khi có những mối liên hệ nội bộ rời rạc, không những giúp ích cho
nhau mà còn cản trở nhau phát triển, giải toả sự cồng kềnh, quan liêu vốn có
trong Doanh nghiệp nhà nước. Chính việc tách rời giúp tiến trình cổ phần
hoá diễn ra nhanh hơn.
+ Nhược điểm: Tuy nhiên, mỗi đơn vị trực thuộc khi tiến hành cổ phần
hoá riêng lẻ đều cần tiến hành các thủ tục giống nhau khi tiến hành cổ phần
hoá như thành lập Ban sáng lập, kiểm kê tài sản, định giá doanh nghiệp, xây
6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
dựng phương án cổ phần hoá…Do đó chi phí cổ phần hoá được nhân lên
gấp bội, tốn kém vô cùng.
- Hình thức 2:
+ Chuyển Doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần duy nhất.
+ Ưu điểm: Phương thức này có ưu điểm rất lớn về chi phí cũng như
khả năng hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần. Các chi phí cổ phần
hoá, chi phí điều hành nhân sự giảm xuống đáng kể vì mọi chí phí của Công
ty đều tập trung về một nơi. Bên cạnh đó, các Công ty lớn dễ dàng thu hút
những nhà quản trị có khả năng, uy tín. Vốn lớn nên có thể đầu tư vào nhiều
lĩnh vực, lợi nhuận bình quân tăng lên, đồng thời có thể thay mới các dây
chuyền công nghệ hiện đại, chú trọng chiến lược con người, mở rộng thị
trường tiêu thụ, khuyếch trương thanh thế….Đấy là những yếu tố cơ bản
đảm bảo hiệu quả sản xuất kính doanh cho mỗi doanh nghiệp trong nền kinh
tế thị trường động như hiện nay.
+ Do có quy mô lớn, khối lượng công việc đồ sộ, phức tạp nên áp dụng
phương pháp cổ phần hoá này, doanh nghiệp tốn rất nhiều thời gian.
1.2. Vai trò của cổ phần hoá:
1.2.1. Sự cần thiết tiến hành cổ phần hoá:
Cổ phần hoá những Doanh nghiệp nhà nước mà Nhà nước không cần

giữ 100% vốn là một nội dung quan trọng trong qúa trình đổi mới và nâng
cao hiệu quả kinh doanh Doanh nghiệp nhà nước. Kết quả đạt được cổ
phần hoá về cơ bản là tích cực. Qua đó đã giảm bớt được số doanh nghiệp
kính doanh kém hiệu quả, hình thành loại hình doanh nghiệp có nhiều hình
thức sở hữu, huy động thêm nguồn vốn của xã hội và phát triển sản xuất
kinh doanh, tạo thêm động lực và cơ chế quản lý có hiệu quả, đảm bảo lợi
ích Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Sự cần thiết của cổ phần
hoá đối với các Doanh nghiệp nhà nước bới các lý do sau:
- Công ty cổ phần có khả năng huy động vốn vô hạn: Sự có mặt của
Công ty cổ phần tao điều kiện cho những gia đình, cá nhân chỉ với những số
tiền bé nhỏ không đủ sức hoặc không muốn tự mình đứng ra kính doanh sẽ
7
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
có cơ hội đầu tư một cách thuận lợi và hết sức an toàn. Hình thức cổ phần
hoá có sức hấp dẫn riêng mà các loại hình thức khác không thể có được vì :
+> Việc mua cổ phần đem lại cổ đông lợi tức cổ phần (bằng hoặc cao
hơn lãi suất ngân hàng).
+> Cổ phần còn hứa hẹn mang đến cho cổ đông một khoản thu nhập
ngầm nhờ việc tăng giá trị cổ phiếu được pháp luật bảo vệ.
+> Cổ đông có quyền mua cổ phiếu, trái phiếu ưu đãi trươc khi công ty
cổ phần bán chúng rộng rãi cho dân chúng.
Chính những lý do trên làm cho công ty cổ phần có sức hấp dẫn riêng,
quyền sỡ hữu của cổ đông trở nên cụ thể và hứa hẹn sinh lời cao. Các cá
nhân đổ xô đi mua cổ phiếu, trái phiếu thay cho việc gửi tiết kiệm tại các
ngân hang hay các tổ chức tín dụng như trước đây. Các nguồn vốn bé nhỏ,
bị xé lẻ nay được tập trung lại, tạo cho Công ty cổ phần một lượng vốn
khổng lồ.
- Tính chất xã hội hoá của các Công ty cổ phần là một ưu thế nổi bật
hơn các loại hình công ty khác. Tính chất xã hội này được thể hiện ở những
mặt sau: Chủ sở hữu Công ty không phải những người thân hữu của gia

đình hay Nhà nước là một số lượng các cổ đông, đặc biệt bao gồm cả
những người lao động và các nhà quản trị của Công ty.
Người kiểm soát hoạt động của Công ty không chỉ là nhóm thiểu số các
cổ đông mà chủ yếu là thị trường, là cả xã hội. Hằng ngày, các thông tin về
tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty được công
khai niêm yết tại các Sở giao dịch chứng khoán và trên các phương tiện
thông tin đại chúng. Các nhà đầu tư sẽ xem xét cân nhắc, đánh giá để chọn
ra một danh mục đầu tư trong bạt ngàn các thông tin đó, rồi mới đưa ra các
quyết định cuối cùng là có nên đầu tư vào các Công ty đó hay không.
Hình thức Công ty cổ phần góp phần điều động vốn linh hoạt từ lĩnh
vực này sang lĩnh vực khác, tạo những sức ép xã hội to lớn buộc các Công
ty phải thay đổi hoạt động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Thời gian tồn tại của các Công ty cổ phần thường dài hơn khả năng
đóng góp của các cổ đông. Các cổ đông tham gia sỡ hữu công ty có thể gặp
8
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
khó khăn về sức khoẻ, tài chính, pháp luật…thì vẫn có thể nhượng bán, di
chúc lại cho người khác…Nhờ ưu thế đó mà Công ty cổ phần vẫn hoạt động
bình thường và hoàn toàn chủ động trong sản xuất kinh doanh.
- Công ty cổ phần có các ưu điểm nổi bật:
Công ty cổ phần là loại công ty tiên tiến nhất, có trình độ cao nhất ưu
việt nhất. Băng chứng là sự đóng góp to lớn của nó trong sự phát triển kinh
tế văn hoá xã hội của quốc gia trong nền kinh tế thị trường, mà trước đó
không một hình thái kinh tế nào sánh kịp:
+> Công ty cổ phần tạo ra một chế độ phân bố rủi ro đặc thù
+> Các cổ đông tham gia sở hữu Công ty cổ phần và chỉ chịu trách
nhiệm cũng như quyền lợi trong phạm vi vốn góp. Với một số lượng lớn
cổ đông tham gia thì khi có biến cố vỡ nợ hay kinh doanh thua lỗ thì rủi ro
sẽ được phân tán, tránh những ghánh nặng đè lên vai một hoặc một vài
cá nhân, ngăn chặn những hành vi tiêu cực có tác dụng xấu hơn với cộng

đồng.
- Cổ phần hoá tạo điều kiện cho người lao động thực sự làm chủ
doanh nghiệp
Một trong những vấn đề vướng mắc mà các Doanh nghiệp nhà nước
thường gặp là việc giải quyết quyền làm chủ người lao động. Chúng ta chưa
có những chính sách, cơ chế cụ thể để người lao động thực sự làm chủ về
kinh tế. Từ đó quyền làm chủ mới chỉ dừng lại ở nguyên tắc, khẩu hiệu chứ
chưa đi vào thực chất.
Với việc cổ phần hoá các Doanh nghiệp nhà nước, tất cả các cán bộ
công nhân viên trong doanh nghiệp đều có thể tham gia mua cổ phiếu công
ty. Họ trở thành người chủ thực sự của doanh nghiệp, có quyền bỏ phiếu và
tham gia bầu cử vào Hội đồng quản trị. Họ cống hiến cho Công ty cũng
chính vì lợi ích của họ, điều này sẽ kích thích sự sáng tạo và niềm say mê
trong công việc, đảm bảo kết quả mỹ mãn nhất
9
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
- Cổ phần hoá tác động tích cực đến việc cải tiến híệu quả hơn: Trước đây
giám đốc là người quản lý và điều hành mọi hoạt động trong Doanh nghiệp
nhà nước, do Nhà nước bổ nhiệm và hoàn toàn ngoại phạm trước vận mệnh
của doanh nghiệp. Chính căn bệnh vô chủ đó đã gặm nhấm và phá huỷ các
Doanh nghiệp nhà nước. Khi tiến hành cổ phần hoá, cấu trúc trong doanh
nghiệp được hoàn toàn cách tân. Nay chủ nhân của doanh nghiệp đã hoàn
toàn được xác định, đó là Hội động quản trị, bao gồm các cổ đông sở hữu
phần lớn cổ phần của Công ty, là cơ quan quyền lực tối cao quyết định mọi
hoạt động của Công ty và phải chịu trách nhiệm về hiệu quả vốn, hiệu quả
sản xuất kinh doanh đối với tất cả cổ đông góp vốn. Họ làm việc để bảo vệ
chính quyền lợi bản thân họ, những người có tỷ lệ vốn góp cao nhất nên
việc không ngừng cải tiến kỹ thuật, phương pháp công nghệ cũng như tận
dụng thủ thuật trong kinh doanh nhằm tối đa hoá giá trị tài sản công ty là một
tất yếu. Chính cơ chế này cho phép tìm và thay thế một nhà quản trị tài giỏi

hơn. Đấy là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển đi lên của các Công ty
cổ phần trong nền kinh tế hiện đại.
1.2.2 Các điều kiện để tiến hành cổ phần hoá
- Điều kiện về kinh tế.
Như đã nói, các Doanh nghiệp nhà nước dù muốn hay không muốn cổ
phần hoá đều thuộc đối tượng quy hoạch của Chính phủ. Và để tiến hành cổ
phần hoá phải có những yếu tố nhất định hứa hẹn và đảm bảo cổ phần hoá
thành công. Trong các yếu tố đó, điều kiện kinh tế được nêu ra đầu tiên và
được coi là vấn đề mang tính chất quyết định, bao gồm chi tiết như:
- Các báo cáo tài chính có số dương và đã được kiểm toán xác nhận
tính trung thực và lành mạnh.
- Các tài sản hữu hình còn giá trị sử dụng.
- Các tài sản vô hình còn thời gian sử dụng có giá trị.
- Các điều kiện kinh doanh:
10
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Thứ nhất, sản phẩm còn có thị trường tiêu thụ và hứa hẹn nhiều thị phần
tiềm năng.
Thứ hai, hiện trạng công nghệ không quá lạc hậu, còn có thể sử dụng và
tiếp tục đầu tư hiện đại thêm.
Thứ ba, nghành hoạt động không bế tắc.
Thứ tư, các nguông cung cấp nguyên liệu vật liệu ổn định.
Thứ năm, cơ sở hạ tầng không bị giải toả.
Thứ sáu, cán bộ công nhân viên đa số chưa hết hạn hợp đồng làm việc
cho doanh nghiệp.
- Điều kiện pháp lý.
Bên cạnh các yếu tố nói trên, điều kiện pháp lý đặt ra cho mỗi doanh
nghiệp như là một điều kiện tất yếu khách quan, đảm bảo sự quản lý chặt
chẽ của hệ thống pháp luật cũng như tạo hành lang pháp lý an toàn, môi
trường kinh doanh lành mạnh cho tất cả các tổ chức, cá nhân trong xã hội.

Đồng thời các điều kiện pháp lý này là cơ sở quan trọng đánh giá thực trạng
và tư cách pháp nhân của mỗi doanh nghiệp. Cụ thể:
+> Tất cả các tài sản (hữu hình và vố hình ) của doanh nghiệp đều có đủ
các văn kiện pháp lý chứng minh chủ quyền hợp pháp của doanh nghiệp.
+> Làm rõ các ràng buộc pháp lý: Thứ nhất giải toả các cam kết nghĩa vụ.
Thứ hai, thanh lý các hợp đồng không cần thiết duy trì. Thứ ba, thương
lượng lại các bên có liên quan đến việc tiếp tục duy trì các hợp đồng cũ xét
ra còn thấy cần thiết.
- Những điều kiện đặc thù của doanh nghiệp
Nền kinh tế thị trường được ví như một cơ thể sống thì mỗi doanh
nghiệp được coi như một bộ phận, có cầu trúc, chức năng và đặc điểm riêng
biệt. Do đó khi tiến hành cổ phần hoá phải trú trọng đến những điều kiện đặc
thù của doanh nghiệp, tạo điều kiện phát huy tối đa cái “tôi” cũng như để quá
trình cổ phần hoá diễn ra một cách chỉn chu cặn kẽ.
+> Đối với tài sản.
11
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Thứ nhất, lập danh mục đối với tài sản không cần dùng, tài sản chờ thanh
lý cần được nhượng bán và thanh lý ngay. Nếu trước khi cổ phần hoá chưa
xong thì sau khi cổ phần hoá, Công ty Chính phủ kế thừa và tiếp tục xử lý.
Thứ hai, lập danh mục tài sản thiếu hụt, mất mát và bắt đương sự phải
bồi thường. Phần chênh lệch thiếu hụt trừ vào quỹ của doanh nghiệp trước
khi cổ phần hoá, nếu không chuyển vào thiệt hại do đánh giá lại tài sản.
+> Đối với các khoản nợ.
Thứ nhất trước khi cổ phần hoá, doanh nghiệp phải có biện pháp xử lý
nợ. Nếu chưa giải quyết được phải đề ra các phương hướng để Công ty cổ
phần kế thừa và tiếp nhận.
Thứ hai, các doanh nghiệp tham gia hợp tác kinh doanh với các đối tác
thì phần vốn góp của họ có thể chuyển thành giá trị cổ phần của Công ty cổ
phần.

+> Các hợp đồng.
Những hợp đồng được ký kết giữa doanh nghiệp và đối phương vẫn
được duy trì trừ trường hợp do ý muốn của chính họ hoặc giải quyết theo
chế độ chính sách đã quy định.
+> Các quỹ
Thứ nhất, quỹ phúc lợi còn lại, giá trị còn lại quỹ được chia đề cho toàn
bộ cán bộ công nhân viên đang làm việc cho doanh nghiệp tính đến thời
điểm cổ phần hoá.
Thứ hai, số dư của quỹ phải tính vào những thiệt hại do cổ phần hoá tài
sản của doanh nghiệp.
1.2.3. Quy trình tiến hành cổ phần hoá:
Vấn đề cổ phần hoá các Doanh nghiệp nhà nước được đặt ra từ năm
1991, nhưng cho đến nay tốc độ cổ phần hóa còn diễn ra chậm chạp, yếu
ớt. Có nhiều nguyên nhân và các vấn đề phát sinh trong quá trình cổ phần
hoá dẫn đến cổ phần hoá chậm: từ chủ trương, chính sách, quan điểm, cho
đến những vấn đề triển khai thực hiện cổ phần hoá ở từng doanh nghiệp cụ
12
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
thể. Tất cả tạo ra sự mâu thuẫn, lộn xộn và làm không ít dân chúng hiểu sai
về chủ trương cổ phần hoá của Đảng và Chính phủ. Nhận biết được thực tế
trên, để tạo ra sự thống nhất chung cho quá trình cải cách các Doanh nghiệp
nhà nước, giúp các Bộ, nghành, địa phương cũng như các tổ chức kinh
doanh hiểu rõ các công việc cần thực hiện, không ngừng đẩy nhanh quá
trình cổ phần hoá, Chính phủ đã ban hành công văn số 3395/VPCP-ĐMDN
ngày 29/8/1998 hướng dẫn quy trình chuyển đổi Doanh nghiệp nhà nước
thành Công ty cổ phần. Theo công văn này, việc chuyển sang Công ty cổ
phần có 4 bước:
-Bước 1: Chuẩn bị cổ phần hoá
Bước chuẩn bị cổ phần hoá do cơ quan quản lý Doanh nghiệp nhà
nước và các doanh nghiệp trong danh sách cần tiến hành cổ phần hoá. Vấn

đề quan trọng trong bước này là lựa chọn doanh nghiệp để cổ phần hoá.
Theo quy định hiện hành, Bộ chuyên nghành và UBND địa phương căn
cứ vào điều kiện, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như nguyện
vọng của các doanh nghiệp Nhà nước để đề xuất lên cấp cao hơn. Cơ quan
quản lý sẽ thông báo cho từng doanh nghiệp được lựa chọn biết là sẽ tiến
hành cổ phần hoá doanh nghiệp tại đó, sau đó ra quyết định thành lập Ban
cổ phần hoá tại doanh nghiệp.
Ban cổ phần hoá doanh nghiệp có các nghĩa vụ sau:
+> Phổ biến các chính sách và quy định về cổ phần hoá của Chính phủ
thông qua giải thích các chính sách, quy định này cho người lao động.
+> Chuẩn bị một các báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong ba năm
hoạt động gần nhất.
+> Chuẩn bị bản báo cáo về nhân sự doanh nghiệp, nêu rõ trách
nhiệm, chất lượng công việc và thâm niên của từng người.
+> Chuẩn bị một bảng kê các tài sản doanh nghiệp bao gồm các tài
sản đang sử dụng, tài sản không cần sử dụng, tài sản cần thanh lý và dịch
vụ xã hội cần được chuyển giao cho công đoàn công ty.
13
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
+> Giám đốc của doanh nghiệp đồng thời làm trưởng ban cổ phần hoá
có trách nhiệm vụ thực hiện các công việc sau: Ký kết một hợp đồng với cơ
quan kiểm toán được tin cậy để kiểm toán các báo cáo của doanh nghiệp,
theo đó thiết lập cho việc định giá của doanh nghiệp. Thanh toán các khoản
nợ, làm rõ tình trạng nguyên vật liệu ế đọng, thanh lý các tài sản đã được
xác định là phải thanh lý trong mức độ thẩm quyền của giám đốc. Mở một tài
khoản tại Kho bạc Nhà nước để gửi các khoản tiền thu được từ việc bán cổ
phiếu của doanh nghiệp cổ phần hoá. Lập danh sách đăng kí các cổ đông
tiềm năng.
- Bước 2: Xây dựng phương án cổ phần hoá
Bước này được thực hiện bới cơ quan quản lý doanh nghiệp, Bộ tài

chính và Ban cổ phần hoá tại doanh nghiệp. Mục đích cơ bản trong bước
này nhằm xây dựng phương án cổ phần hoá, xác định giá trị thực tế của
doanh nghiệp.
Căn cứ vào kết quả kiểm toán và hướng dẫn của Bộ tài chính, Ban cổ
phần hoá lập Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp. Sau khi Hội đồng làm
việc, gửi kết quả lên cấp trên phê duyệt, giá trị thực tế của doanh nghiệp đã
được xác định thì Ban cổ phần tiến hành lập phương án cổ phần hoá.
Phương án cổ phần hoá có nội dung chính:
+> Đánh gía thực trạng và dự kiến phương hướng phát triển của
doanh nghiệp từ 3-5 năm sau khi cổ phần hoá. Gồm: Tình hình chung của
doanh nghiệp hiện nay (đặc điểm nghành nghề kinh doanh, thuận lợi và khó
khăn ). Kết quả kinh doanh 3 năm gần nhất. Đánh giá thực trạng phát triển
doanh nghiệp và dự kiến phương hướng sau 3 năm thực hiện cổ phần hoá:
Kế hoạch kinh doanh, lợi nhuận, phân phối cổ tức, tái đầu tư.
+> Phương án tiến hành cổ phần hoá: xác định lại mục tiêu cụ thể và
hình thức cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước, giá trị doanh nghiệp, số vốn
cần huy động thêm…Xác định tỷ lệ phần vốn góp của cổ đông trong doanh
nghiệp sau khi cổ phần hoá ( tỷ lệ vốn của Nhà nước, người lao động trong
14
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
doanh nghiệp và cổ đông nước ngoài ). Mức phân phối ưu đãi về tài chính
cho người lao động hưởng cổ tức.
+> Dự kiến một số nội dung của dự thảo điều lệ tổ chức và hoạt động
của công ty cổ phần: Hình thức công ty cổ phần. Quy định cử, bãi nhiệm
người quản lý.
+> Tổ chức thực hiện các phương án phê duyệt: Thời gian chuyển
Doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Vấn đề còn tiếp tục giải
quyết sau khi cổ phần hoá. Dự kiến nhân sự trực tiếp quản lý phần vốn của
Nhà nước tại công ty cổ phần.
- Bước 3: Duyệt và triển khai phương án cổ phần hoá:

Duyệt và triển khai phương án thực hiện cổ phần hoá được thực hiện
bởi các cơ quan quản lý doanh nghiệp, Bộ tài chính và Ban cổ phần hoá tại
doanh nghiệp.
Thẩm quyền xét duyệt phương án cổ phần hoá của Doanh nghiệp nhà
nước là Bộ quản lý nghành kinh tế, kỹ thuật, UBND tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương, thậm chí còn báo cáo lên Bộ tài chính để trình Chính phủ
phê duyệt.
Nhiệm vụ của cơ quan chủ quản là:
+> Tiến hành các biện pháp phê duyệt phương án cổ phần hoá cuối
cùng theo quy định trong “ phê duyệt cổ phần hoá “.
+> Cử đại diện thay mặt cho số cổ phiếu Nhà nước nắm giữ vào Hội
đồng quản trị của các công ty cổ phần.
+> Hướng dẫn Ban cổ phần hoá doanh nghiệp tổ chức Đại hội đồng cổ
đông đầu tiên.
+> Ra quyết định về chuyển đổi Doanh nghiệp nhà nước thành công ty
cổ phần.
Nhiệm vụ của Ban cổ phần hoá doanh nghiệp là:
+> Công bố công khai tình hình tài chính của doanh nghiệp trước khi
tiến hành cổ phần hoá.
15
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
+> Công bố việc bán cổ phiếu và chuẩn bị việc đăng kí của các cổ
đông tiềm năng trong và ngoài doanh nghiệp.
+> Tổ chức việc bán cổ phiếu theo kế hoạch cổ phần hoá và chuyển số
tiền thu được và tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước.
+> Báo cáo với các cơ quan chủ quản về các kết quả.
+> Giới thiệu các ứng cử viên cho Hội đồng quản trị và xin ý kiến của
cơ quan chủ quản.
+> Triệu tập Đại hội động cổ đông lần thứ nhất để bầu Hội đồng quản
trị và thông qua điều lệ công ty cổ phần.

- Bước 4: Ra mắt công ty cổ phần, đăng kí kinh doanh:
Sau khi phương án cổ phần hoá được phê duyệt, Ban Giám đốc cũ sẽ
bàn giao cho Hội đồng quản trị của công ty cổ phần toàn bộ hồ sơ, số liệu về
vốn tài sản, nhân công…dưới sự chứng kiến của cơ quan chủ quản của Ban
cổ phần hoá tại doanh nghiệp. Hội đồng quản trị sẽ hoàn tất những công
việc để ra mắt công chúng, gồm:
+> Đăng kí con dấu mới cho công ty cổ phần.
+> Hoàn thành các thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp từ
Nhà nước sang công ty cổ phần.
+> Tổ chức khai trương công ty cổ phần.
1.3. Kinh nghiệm ở một số nước:
Chương trình chuyển đổi sở hữu trong tiến trình cải cách Doanh nghiệp
nhà nước trên thế giới đã diễn ra mạnh mẽ và sôi động ngay từ đầu thập
niên với xuất phát điểm là Anh, sau đó lan rộng sang các nước khác. Ở các
nước Đông Âu, phong trào cổ phần hoá và đa dạng hoá sở hữu Doanh
nghiệp nhà nước được phát động từ ngay đầu thập niên 90 và hiện đang
tiếp diễn khá sôi động. Mỗi quốc gia khi tiến hành cổ phần hoá đều đặt cho
mình những tham vọng riêng cho mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội. Từ thực
tiễn của quá trình cổ phần hoá ở các nước trên thế giới ta sẽ rút ra những
bài học kinh nghiệm bổ ích.
16
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Tại Trung Quốc, sau hơn 20 năm tiến hành cổ phần hoá Doanh nghiệp
nhà nước dưới nhiều cấp độ và quy mô khác nhau, thành tựu cơ bản không
thể phủ nhận là Trung Quốc đã có nhiều bước đi tương đối vững trên cả hai
mặt lý luận và thực tiễn. Việc thực hiện cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà
nước và thành lập các doanh nghiệp đa sở hữu đã góp phần đáng kể trong
việc duy trì tốc độ phát triển kinh tế cao trong nhiều năm liên tục ở Trung
Quốc. Tuy nhiên quá trình cổ phần hoá ở Trung Quốc được tíên hành khá
thận trọng, điều này cho thấy Chính phủ Trung Quốc thời kỳ đầu còn lo ngại

những ảnh hưởng tiêu cực của cổ phần hoá. Cộng với sự chuẩn bị thiếu chu
đáo khi sức ép cải cách gia tăng, việc cổ phần hoá một số lượng lớn Doanh
nghiệp nhà nước đã tạo nên cú sốc cho xã hội Trung Quốc. Thực tế này cho
thấy cổ phần hoá chỉ được tiến hành thành công khi đã có sự chuẩn bị chu
đáo cả về cơ chế, chính sách vật chất để giải quyết những hậu quả do cải
cách Doanh nghiệp nhà nước gây nên.
Ở Đài Loan, đứng trước sự cạnh tranh của thị trường tăng lên, các doanh
nghiệp công đã phải tự đổi mới cấu trúc bên trong để vươn lên. Một giải
pháp hữu hiệu mà Chính phủ đặt ra là tiến hành Tư nhân hóa kết hợp với
hợp lý hoá và thương mại hoá nhằm đề cao tính cạnh tranh và tính thực
hiện, Để đẩy mạnh tiến trình tư nhân hoá, ngày 25/7/1989, Chính phủ Đài
Loan đã thành lập một Uỷ ban khuyến khích tư nhân hoá được hình thành
gồm một số cơ quan chủ chốt của Chính phủ như: Bộ kinh tế, Bộ tài chính.
Có thể nói tiến trình tư nhân hoá ở Đài Loan ngày càng thăng tiến trên con
đường phát triển. Chính phủ Đài Loan quan niệm cho đến nay tất cả các
doanh nghiệp công đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình nên nói chung
đều được Tư nhân hoá. Đối với doanh nghiệp lớn mà sự Tư nhân hóa ảnh
hưởng sâu sắc tới đời sống xã hội thì phải Tư nhân hoá từ từ, từng bước
một, không nóng vội chủ quan. Các Doanh nghiệp nhà nước thực hiện tư
nhân hoá theo từng đợt một chứ không ồ ạt và đồng loạt. Chính phủ Đài
Loan chủ trương tư nhân hoá theo 2 giai đoạn :
17
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
- Giai đoạn 1 cho doanh nghiệp không cần có sự sở hữu Nhà nước
lâu hơn nữa.
- Giai đoạn 2 cho doanh nghiệp hoạt động vì các mục tiêu xã hội,
chính trị phục vụ phúc lợi công cộng không vì lợi nhuận.
Năm 1989, nước cộng hoà nhân dân Ba Lan chuyển thành nước
Cộng hoà Ba Lan. Vào thời điếm đó, kinh tế Ba Lan đang gặp khó khăn, cơ
sở sản xuất làm ăn thua lỗ liên miên, thất nghiệp tăng, giá cả tăng vọt, thu

nhập giảm, đời sống khó khăn, xã hội có phần kém ổn định. Trước tình hình
trên, Ba Lan tiến hành cải cách kinh tế, chuyển cơ chế tập trung sang cơ chế
thị trường, dựa hẳn vào các nước phương tây để phát triển đất nước. Nội
dung chuyển đổi sở hữu của các Doanh nghiệp nhà nước ở Ba Lan khá đa
dạng. Có hình thức Tư nhân hoá hoàn toàn, Tức là Nhà nước bán 100%
một số Doanh nghiệp nhà nước có quy mô nhỏ và không quan trọng cho tư
nhân. Phần còn lại chủ yếu áp dụng hình thức cổ phần hoá cho doanh
nghiệp có quy mô vừa và lớn, trong đó cổ phần Nhà nước chiếm từ 30 đến
60%.
Trên đây là một số kết quả của tiến trình cổ phần hoá Doanh nghiệp
nhà nước tại một số nước. Để tiến trình cổ phần hoá được diễn ra tốt đẹp,
chúng ta cần nghiên cứu và ứng dụng một cách hợp lý các kinh nghiệm trên
thế giới phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh kinh tế của từng quốc gia.
- Từ kinh nghiệm của các nước trên ta có thể rút ra một số kinh nghiệm
bổ ích cho Việt Nam:
Bắt đầu từ cuộc đổi mới kinh tế năm 1986 đã mở ra cơ hội phát triển
cho nước ta. Đặc biệt là khu vực kinh tế Nhà nước ngày càng phát triển
mạnh mẽ về số lượng với gần 6000 doanh nghiệp, Nhà nước nắm giữ 88%
tổng số vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Với số lượng Doanh
nghiệp nhà nước lớn như thế, lại làn ăn không hiệu quả, thậm chí một số
Doanh nghiệp nhà nước còn có nguy cơ phá sản. Vì vậy, để khắc phục
những khó khăn trên, thì giải pháp cổ phần hoá là một biện pháp lớn có thể
khắc phục được. Tuy nhiên chúng ta cần phải học hỏi kinh nghiệm của
18
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
nhiều nước cổ phần hoá đi trước, để rút những gì cần làm trước những gì
cần làm sau. Hạn chế tối đa nhược điểm của cổ phần hoá có thể gây nên,
đồng thời phát huy ưu điểm của cổ phần hoá một cách tối đa nhất.
+> Kinh nghiệm từ Trung Quốc: Trong thời kỳ đầu chúng ta phải tiến
hành cổ phần hoá thận trọng, không nóng vội, phải có cơ chế chính sách

hợp lý -> tạo ra: “hành lang” đúng đắn, đưa quá trình cổ phần hoá vào quỹ
đạo. Phải phát hiện kịp thời những gì không hợp lý trong “hành lang” để có
kế hoạch chỉnh sửa. Thứ hai, kiên quyết xử lý những hành vi làm lệch cổ
phần hoá ra khỏi quỹ đạo (có thể làm chậm tiến độ cổ phần hoá, lợi dụng cổ
phần hoá để trục lợi…..).
+> Kinh nghiệm từ Đài Loan: Đúng vậy, chúng ta tiến hành cổ phần
hoá nhằm mục đích gì. Điều này chúng ta cần tham khảo qua quá trình cổ
phần hoá ở Đài Loan. Chúng ta tiến hành cổ phần hoá nhằm nâng cao tính
cạnh tranh và tính thực hiện. Tuy nhiên theo như tôi đã trình bày ở trên,
phần phân biệt cổ phần hoá và Tư nhân hoá. Đối với điều kiện xuất phát
điểm thấp như nước ta hiện nay, việc tư nhân hoá hoàn toàn thì ta không
thể làm được, nó sẽ dẫn đến mâu thuẫn rất lớn giữa lợi ích cá nhân và lợi
ích cộng đồng, sẽ xuất hiện nhiều thủ đoạn gian lận trong sự cạnh tranh
khốc liệt mà không có sự điều tiết của Nhà nước. Vì vậy chúng ta cần cân
nhắc trong quá trình cổ phần hoá chỗ nào tư nhân hoá hoàn toàn, chỗ nào
tư nhân hoá một phần.
Như vậy, để cổ phần hoá được diễn ra một cách tốt đẹp. Chúng ta phải
nghiên cứu và ứng dụng một cách hợp lý các kinh nghiệm trên thế giới phù
hợp với điều kiện và hoàn cảnh của từng quốc gia.


19
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
PHẦN II
THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
TỪ NĂM 1992 ĐẾN NAY
2.1. Tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước:
Ngay từ đầu thập niên 90 , cùng với cơ chế đổi mới chính sách
kinh tế- xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã sớm có chủ trương cổ phần
hoá các Doanh nghiệp nhà nước. Như vậy tính cho hết thời gian này,

tiến trìn cổ phần hoá đã diển ra hờn 10 năm và đã đạt được những
thành công nhất định.
2.1.1. Giai đoạn thí điểm cổ phần hoá (1992 đến 05/1996 ).
Ngày 8/6/1992, Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính
phủ) đã ban hành Quyết định số 202/CT về thí điểm một số Doanh nghiệp
nhà nước thành công ty cổ phần. Theo quyết định này có 07 doanh nghiệp
được chọn tổ chức triển khai thí điểm cổ phần hoá nhưng đã rút khỏi danh
sách. Rút kinh nghiệm, sau đó chỉ chọn những doanh nghiệp có đủ điều kiện
để tiến hành cổ phần hoá. Kết quả là có 5 Doanh nghiệp nhà nước thuộc
Bộ, 2 địa phương và 1 Tổng công ty chuyển thành công ty cổ phần. Tổng
vốn điều lệ tại thời điểm đó là 38, 393 tỷ đồng.
Nhìn chung, các Doanh nghiệp nhà nước tiến hành cổ phần hoá trong
giai đoạn này thuộc diện vừa và nhỏ, vốn ít, hầu hết mang tính chất dịch vụ,
thương mại, kinh doanh có hiệu quả và không thuộc diện Nhà nước nắm giữ
100% vốn, tập thể cán bộ công nhân viên tự nguyện tham gia thí điểm cổ
phần hoá. Tuy nhiên do còn nhiều vướng mắc cho nên cần tiếp tục nghiên
cứu bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế từ việc chọn doanh nghiệp
cho đến xác định giá trị doanh nghiệp và trách nhiệm, quyền hạn của các
Bộ, nghành, địa phương.
2.1.2. Giai đoạn mở rộng thí điểm (từ cuối năm 1996 đến 6/1998).
Trên cơ sở đánh giá kết quả của giai đoạn thí điểm, ngày 7/5/1996,
Chính phủ đã ban hành nghị định 28/CP. Theo như nghị định này quá trình
20
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
cổ phần hoá sẽ được tiến hành nhanh hơn. Đối tượng, mục tiêu cổ phần
hoá, nguyên tắc xác định giá trị doanh nghiệp, chế độ ưu đãi doanh nghiệp
và người lao động được quyết định cụ thể rõ ràng hơn. Kết quả sau hơn 20
năm thực hiện đã có 25 Doanh nghiệp nhà nước thuộc 2 Bộ, 11 địa phương
và 2 Tổng công ty 91 tiến hành cổ phần hoá thành công với tổng số vốn tại
thời điểm cổ phần hoá là: 243,042 tỷ đồng. Trong đó có 6 doanh nghiệp trên

10 tỷ đồng (chiếm 20,8%). Tuy nhiên kết quả này vẫn chưa đáp ứng được
yêu cầu đổi mới doanh nghiệp. Vì vậy ta cần phải có những nghị định thay
thế cho phù hợp hơn nữa.
STT Tiêu chí Số lượng
1 Số lượng doanh nghiệp Nhà nước 25
2 Tổng số vốn 243,042 tỷ đồng
Bảng 1. Tình hình cổ phần hoá các Doanh nghiệp nhà nước trong
giai đoạn mở rộng thí điểm.
2.1.3. Giai đoạn triển khai (07/1998 đến 12/2001):
Việc thực hiện cổ phần hoá chỉ thực sự thu lại kết quả rõ rệt và đáng
khích lệ từ khi có Nghị định 44/NĐ-CP. Ngày 29/6/1998. Sự ra đời của Nghị
định này đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp Nhà nước
thực hiện cổ phần hoá. Bởi ngoài việc kế thừa nhiều mặt tích cực của Nghị
định 28/CP, Nghị định 44/CPcòn có nhiều sự bổ sung và phát triển thêm
nhiều điểm mới để đáp ứng yêu cầu thực tiễn cổ phần hoá.
Theo đó, Chính phủ đã có những quy định rõ ràng hơn danh mục các
loại hình doanh nghiệp Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn, Doanh nghiệp
nhà nước có cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt và các Doanh nghiệp nhà
nước khác được chuyển đổi sở hữu. Đổng thời các chính sách khuyến
khích, ưu đãi đối với doanh nghiệp và người lao động trong doanh nghiệp cổ
phần hoá cũng rõ ràng và chi tiết hơn. Ngoài ra Chính phủ còn tiến hành
phân cấp cụ thể và mạnh mẽ đối với các cấp quản lý trong quá trình triển
khai thực hiện cổ phần hoá. Các Bộ, cơ quan chủ quản đã ban hành nhiều
21
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
văn bản hướng dẫn việc thực hiện Nghị định 44/NĐ-CP, giao quyền chủ
động cho các Tổng công ty và công ty tự lựa chọn, tổ chức triển khai thực
hiện quy trình và kế hoạch cổ phần hoá. Phương pháp xây dựng doanh
nghiệp được xây dựng có tính khả thi cao. Việc ( giảm 30% ), đặc biệt là
người nghèo trong doanh nghiệp được vay trong 10 năm không phải trả lãi

suất; tạo điều kiện cho người lao động sỡ hữu cổ phần sau khi trả tiền vay
có thể tự do chuyển nhượng, thừa kế. Công tác hướng dẫn, phổ biến, tuyên
truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về cổ phần hoá
được trú trọng và triển khai tích cực. Công tác cổ phần hoá đã được diễn ra
mạnh mẽ trên phạm vi cả nước, sau ba năm thực hiện, tiến trình cổ phần
hoá đã có bước nhảy vọt về số chất lượng, có 742 doanh nghiệp và bộ phận
doanh nghiệp Nhà nước hoạt động hầu hết trên các lĩnh vực kinh tế của Việt
Nam chuyển thành công ty cổ phần. Trong đó 110 doanh nghiệp có vốn điều
lệ trên 10 tỷ đồng.
Nhóm
Số lượng địa
phương
Tỷ lệ
(%)
Các địa phương có số Doanh nghiệp nhà
nước cổ phần hoá ít hơn 10
36 65,45%
Các địa phương có số Doanh nghiệp nhà
nước cổ phần hoá từ 10 đến 30
15 27,27%
Các địa phương có số Doanh nghiệp nhà
nước cổ phần hoá trên 30
04 7,28%
Tổng cộng 55 100
Bảng 2. Số lượng các tỉnh và thành phố thực hiện chương trình cổ
phần hoá (nguồn: Vụ doanh nghiệp- Bộ Kế hoạch và Đâu tư, 2002 ).
Qua bảng số liệu trên ta thấy. Số lượng các địa phương được cổ phần
hoá còn rất chậm. Trong 64 tỉnh thành phố, mới có 4 địa phương có số
Doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá trên 30 (Mà trong đó Hà Nội và Thành
phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước. Như vậy cho

22
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
thấy các địa phương ngoại thành tốc độ cổ phần hoá còn rất chậm). Chúng
ta có thể điểm qua một số nguyên nhân :
- Đứng từ phía góc độ quản lý:
+> Bộ máy quản lý ở các địa phương còn quá cồng kềnh, lạc hậu, năng
lực của các cán bộ quản lý còn chưa cao, kinh nghiệm còn chưa có nhiều.
+> Việc chuyển đổi doanh nghiệp cổ phần hoá còn khá mới mẻ, vì vậy
ban lãnh đạo doanh nghiệp còn chần chừ chưa dám quyết định ngay
- Đứng từ phía góc độ người lao động: Do quá trình tuyên truyền phổ biến
chậm, dẫn đến nhận thức của người lao động có phần nào bị hạn chế =>
Người lao động khi chưa hiểu biết rộng rãi về cổ phần hoá sẽ hoài nghi,
không dám mạnh tay đầu tư vốn mua cổ phần, dẫn đến làm chậm tốc độ cổ
phần hoá
Trong 4 địa phương có doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá thì có 2
trung tâm kinh tế quan trọng cuả cả nước là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí
Minh. Điều này chứng tỏ chủ trương cổ phần hoá của Đảng và Nhà nước đã
được tuyên truyền sâu rộng ở 2 thành phố này => nhận thức về cổ phần hoá
của người lao động vì thế ngày càng được nâng cao. Do là trung tâm kinh tế
quan trọng của cả nước, vì vậy được Chính phủ quan tâm và chỉ đạo sát
sao, nên có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi. Bên cạnh đó các cán
bộ quản lý có năng lực và trình độ chuyên môn cao, được đào tạo kỹ càng
về các kiến thức cổ phần hoá.
2.2. Thành tựu đạt được:
2.2.1. Cổ phần hoá được triển khai đúng định hướng, từng bước
vững chắc:
Từ năm 1992 đến nay, trong phạm vi cả nước đã cổ phần hoá được
2242 Doanh nghiệp nhà nước và bộ phận Doanh nghiệp nhà nước. Các
năm 1992-1998 cổ phần hoá được 123 doanh nghiệp. Từ 1999 đến 2004 cổ
phần hoá được 2119. Cụ thể cổ phần hoá các năm là:

Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004
23
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Số lượng các doanh nghiệp cổ
phần hoá
253 212 205 164 532 753
Qua bảng số liệu trên ta thấy: trong thời gian đầu số lượng Doanh
nghiệp nhà nước cổ phần hoá không nhiều, thậm chí còn giảm. Từ năm
2001 đến 2002 giảm từ 205 xuống 164 doanh nghiệp. Sau đó từ năm 2003
trở đi, số lượng doanh nghiệp được cổ phần hoá rất nhanh. Có lẽ, do những
năm đầu cổ phần hoá kinh nghiệm cổ phần hoá còn chưa được nhiều, đây
lại là mô hình mới Nhà nước tốn nhiều thời gian thử nghiệm mới đưa ra
được bộ khung vững chắc.
Trong các doanh nghiệp cổ phần hoá nói trên, các doanh nghiệp
thuộc các nghành công nghiệp, giao thông, xây dựng là 1469 doanh nghiệp,
chiếm 65,5%; các doanh nghiệp thuộc các nghành thương mại, dịch vụ là
643 doanh nghiệp, chiếm 28,7%; và các nghành nông, lâm, ngư nghiệp là
130 doanh nghiệp, chiểm 5,8%.
Ngành số lượng các doanh
nghiệp cổ phần hoá
%
Công nghiệp- Giao thông- Xây dựng 1469 65,5
Thương mại-Dịch vụ 643 28,7
Nông lâm ngư nghiệp 130 5,8
Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cổ phần hoá được 1473
doanh nghiệp, chiếm 65,7%; các Bộ, ngành trung ương cổ phần hoá được
578 doanh nghiệp, chiếm 25,8%; các tổng công ty 91 cổ phần hoá được 191
doanh nghiệp, chiếm 8,5%.
Những đơn vị có nhiều Doanh nghiệp nhà nước hoàn thành cổ phần
hoá là: Thành phố Hồ Chí Minh-182 doanh nghiệp, chiếm 8,1%; Bộ Xây

dựng-163 doanh nghiệp, chiếm 7,3%; Thành phố Hà Nội- 157 doanh nghiệp,
chiếm 7%; Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn-124 doanh nghiệp, chiếm
5,5%; Bộ công nghiệp-113 doanh nghiệp, chiếm 5%; Bộ Giao thông Vận tải-
24
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
81 doanh nghip, chim 3,6%; Thanh Hoỏ-69 doanh nghip, chim 3,1%;
Hi Phũng-66 doanh nghip, chim 3%; Ngh An-56 doanh nghip, chim
2,5%; Nam nh-51 doanh nghip, chim 2,3%. Mi a phng, B ny l
nhng ni cú nhiu doanh nghip Nh nc nht v s lng doanh nghip
c phn hoỏ cng chim t l cao nht, ti 47,4% tng s doanh nghip
c c phn hoỏ.
Bt u t cui nm 2001, thc hin ngh quyt trung ng 3, Th
tng Chớnh ph ó ch o cỏc B, nghnh, a phng, tng cụng ty 91
xõy dng ỏn tng th sp xp, i mi doanh nghip Nh nc, trng
tõm l c phn hoỏ v Th tng Chớnh ph ó phờ duyt 104 ỏn, lm
cn c phỏp lý ch cỏc nghnh, a phng, Doanh nghip nh nc thc
hin. Theo cỏc ỏn ny, trong tng s 4724 doanh nghip Nh nc (nm
2002) s cpj 2053 doanh nghip( Nh nc gi c phn chi phi 1042
doanh nghip, gi c phn thng hoc khụng gi c phn 1011 doanh
nghip). Các Bộ, nghành, địa phơng, tổng công ty 91 đã có nhiều cố gắng trong
chỉ đạo, xử lý những vớng mắc, khó khăn đẩy mạnh và đatj kết quả tốt hơn
trong công tác cổ phần hoa so với thời kỳ trớnc đó nh với trình bày ở trên.
Nhiều đơn vị đã đạt đợc kết quả nổi bật, thực hiện tốt lộ trình cổ phần hoá, Thủ
tớng Chính phủ đã phê duyệt , điển hình là: Bộ Xây dựng đạt (125%), Bộ
Công nghiệp (106%), Bộ Nông nghiệp và phát trỉên nông thôn (81%), tổng
công ty Bu chính viễn thông (182%), Tổng công ty Dệt may (133%), Tổng
công ty Hoá chất (100%), Tổng công ty Đờng sắt (100%), Tỉnh An Giang
(130%), Tỉnh Hải Dơng (1165), Tỉnh Vĩnh Phúc (115%), thành phố Hồ Chí
Minh (109%), Cần Thơ (109%), Nam Định (109%), Hà Tây (1o3%), Hà Nội
(95%), Cao Bằng (92%), Quảng Bình (92%), Quảng Ninh (92%).

Mới đây, Thủ tớng Chính phủ đã quyết định phê duyệt đề án cổ phần hoá
toàn Tổng công ty Thơng mại và Xây dựng thuộc Bộ Giao thông vận tải và
Tổng công ty điện tử và tin học thuộc Bộ công nghiệp. Trong đó Tổng công ty
Thơng mại và Xây dựng theo hình thức giữ nguyên giá trị vốn nhà nớc tại tổng
công ty và phát hành cổ phiếu để thu hút vốn; Tổng công ty Điện tử và tin học
25

×