Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Hướng dẫn kỹ thuật khai thác chế biến, bảo quản và tẩy trắng song mây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 35 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
LỜI NÓI ĐẦU
Mây song là loài cây thân leo có gai thuộc họ cau dừa, thuộc lớp thực vật 1
lá mầm, mọc nhiều ở các vùng rừng nhiệt đới và á nhiệt đới và là một trong
những sản phẩm lâm sản ngoài gỗ (LSNG) có giá trị kinh tế quan trọng của các
nước thuộc khu vực châu Á, đặc biệt ở các nước khu vực Đông Nam Á. Ở các
nước Đông Nam Á song mây tập trung chủ yếu ở Indonesia, Malaysia, Philippin,
Thái Lan, Việt Nam và Lào. Sản phẩm quan trọng nhất của song mây là thân với
đặc tính vừa cứng vừa mềm dẻo dễ tạo dáng được sử dụng rất nhiều trong sản
xuất các sản phẩm đan lát, hàng thủ công mỹ nghệ. Ngoài ra mây song còn có
công dụng khác trong đời sống của người dân như đọt và măng mây song làm
thực phẩm.
Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra tài nguyên rừng năm 2003, song mây có
30 loài thuộc 6 chi, chủ yếu mọc tập trung trong rừng tự nhiên từ độ cao 100 -
700m, dưới tán rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh nơi ven sông, suối, tầng
đất dầy và ẩm.
Đến nay, có 15 loài đã được khai thác và sử dụng, trong đó có 7 loài đã được
khai thác và sử dụng với số lượng lớn như: Mây nếp hay còn gọi là mây tắt
(Calamus tetradactylus Hance), mây nước mỡ (C. ceratophorus Conrart), mây
nước nghé (Daemonorops jenkinsian Mart), mây nước đá (C. Flagellum Griff),
mây đắng (C.walkeri Hance), song mật (C.platyacanthus), song bột (C.Poilanei),
song đá hay còn gọi là song đen (C. rundentum), mây hèo (C. rhabdocladus
Burret).
Hiện nay, song mây chủ yếu được khai thác từ rừng tự nhiên thuộc các tỉnh
Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Một phần được khai thác từ rừng
trồng phân tán ở các tỉnh đồng bằng Sông Hồng và Trung du Bắc Bộ. Theo ước


tính những năm gần đây, mỗi năm khai thác khoảng 15.000 tấn mây, song. Giá
trị mà nguồn tài nguyên này mang lại trung bình mỗi năm khoảng 100 - 110 tỷ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
đồng. Cả nước năm 2007 có trên 40 Công ty và 713 làng nghề chế biến song
mây và mây tre đan, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Định, Quảng
Nam, Hà Nam, Hà Tây và Thái Bình, Hà Nội. Nhu cầu về nguyên liệu song mây
của ngành sản xuất mặt hàng mây, tre đan trong những năm tới ngày càng tăng
(dự báo khoảng 30.000 - 40.000 tấn mây song/năm trong đó cần 22.000 tấn
mây/năm).
Thành phần hóa học chủ yếu của thân mây là cellulose, hemicellulose và
lignin, nên dễ bị nấm mốc và côn trùng mối mọt phá hại làm giảm chất lượng.
Sau khi khai thác nếu chưa chế biến kịp thời song mây thường bị nấm mốc, côn
trùng làm biến màu, giảm chất lượng và hiệu quả sử dụng.
Song mây luôn có thân đặc, dẻo dai, dễ uốn và bề mặt bóng đẹp. Từ những
đặc tính quí này, kết hợp với những tiến bộ của khoa học kĩ thuật trong lĩnh vực
chế biến song mây, đã biến song mây trở thành nguồn nguyên vật liệu quan
trọng trong công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng và kiến trúc. Song mây có thể
làm rổ rá, dây buộc, bàn, ghế, cầu treo, Thật khó có thể kể hết công dụng của
song mây, song mây đã trở thành một phần sản phẩm văn hoá của một số nước
châu Á. Tuy nhiên việc khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này được
đặt ra như một yếu tố quyết định sự tồn tại của các sản phẩm có giá trị văn hóa,
điều kiện sống còn của các cơ sở chế biến.
I. Quy định chung
1. Thuật ngữ và khái niệm
- Bảo quản song mây: là kỹ thuật tác động vào song mây nhằm phòng
ngừa các ảnh hưởng có hại của môi trường và vi sinh vật bằng các biện pháp kỹ
thuật như: hong phơi, sấy hoặc bằng cách tẩm vào song mây các chất hoá học
thích hợp có tác dụng phòng chống nấm mốc, côn trùng như mối, mọt, nấm…
hoặc bằng cách xông khói, xông lưu huỳnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
- Bảo quản song mây không dùng hóa chất: Bảo quản lâm sản nói chung
và song mây nói riêng không dùng hoá chất mà vẫn hạn chế nguy cơ nấm mốc
và côn trùng phá hại là kỹ thuật sấy, dòng điện cao tần
Sấy là quá trình làm giảm ẩm trong song mây bằng cách làm nước trong
song mây bay hơi. Hàm lượng nước chứa trong song mây được đặc trưng bằng
độ ẩm
- Bảo quản song mây bằng hóa chất: Các phương pháp bảo quản gỗ, tre
và song mây bằng chất hóa học có tác dụng diệt và ức chế sự phát triển của nấm
mốc, côn trùng.
2. Phạm vi điều chỉnh.
Kỹ thuật này hướng dẫn kỹ thuật khai thác bền vững song mây trong khai
thác chính, khai thác tận dụng, tận thu trong rừng phòng hộ là rừng tự nhiên và
trong vườn rừng, trang trại; kỹ thuật bảo quản và tẩy trắng song mây cho các cơ
sở sản xuất chế biến song mây
3. Đối tượng áp dụng
Hướng dẫn kỹ thuật khai thác, bảo quản và tẩy trắng song mây chỉ được
áp dụng hiệu quả đối với các khu rừng đã có chủ rừng, các cơ sở chế biến song
mây được pháp luật thừa nhận, bao gồm:
Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn/bản (gọi chung
là chủ rừng) được Nhà nước giao đất, giao rừng để trồng rừng, quản lý và bảo vệ
rừng, có hoạt động sản xuất chế biến kinh doanh lâm sản song mây.
4. Nội dung kỹ thuật khai thác, bảo quản và tẩy trắng song mây
- Hướng dẫn kỹ thuật khai thác song mây
- Kinh nghiệm về kỹ thuật bảo quản mây nguyên liệu (đoạn, sợi)
- Kỹ thuật tẩy trắng
- Kỹ thuật chế biến và tạo màu cho sản phẩm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4

II. Cơ sở cho giải pháp kỹ thuật
1. Phân bố song mây ở Việt Nam
Song mây phân bố chủ yêu ở rừng lá rộng thường xanh, ẩm, núi thấp và
trung bình do đặc điểm sinh thái của song mây ưa ánh sáng mạnh , nên dưới tán
từng nguyên sinh có rất ít, chỉ ở ven sông suối hay các khoảng trống trong rừng.
Ở rừng thứ sinh độ tàn che 0,4 - 0,5. Song - mây mọc và phát triển mạnh
vừa phong phú về loài vừa nhiều về số lượng cá thể.
Về độ cao: song, mây ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở đai dưới 700m. Ở độ
cao trên 700m chỉ thích hợp với các loài có kích thước lớn như song bột, song
mật, song đá, song voi. mây hèo. Loài kích thước nhỏ (đường kính thân  2cm )
gồm: Mây nếp (Calamus tetradactylus Hance.), Mây nước (Calamus
ceratophorus), Mây đắng (Calamus walkeri Hance)

Ảnh 1. Trồng mây dưới tán rừng thứ sinh (Tuyên Hóa Quảng Bình)



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5


Ảnh 2: Trồng mây làm hàng rào Ảnh 3 Mây nếp ra quả
2. Đặc điểm cấu tạo
Cũng giống với tre, song mây chỉ có mô phân sinh ngọn nên quá trình sinh
trưởng chỉ giúp thân dài ra, chúng không có mô phân sinh thứ cấp nên đường
kính cây non và cây già gần như nhau. Thân mây đặc gồm nhiều lóng, chiều dài
lóng tăng dần từ gốc đến ngọn.
Thân mây khi còn non được bao kín bởi những bẹ lá mang nhiều gai nhọn;
theo tuổi phát triển của thân, những lá ở phía gốc lụi dần, bẹ lá bong và rơi rụng,
chỉ còn lại thân mây tròn nhẵn.

Thân mây có đường kính thay đổi từ vài milimét đến 100 milimét hoặc lớn
hơn. Thân mây dài nhất đạt tới 175 m (Burkill, 1935). Nếu không khai thác
thường thân mây có thể dài tới 100 m. Đường kính thân mây không tăng lên theo
tuổi. Tuy nhiên, ở một số loài cũng có sự thay đổi về đường kính dọc theo chiều
dài của thân, phía gốc thường phình to hơn và giảm dần về phía ngọn. Đường
kính thường đạt tối đa khi mây đạt tuổi trưởng thành. Đường kính cũng có thể
thay đổi giữa những lóng mang cụm hoa và những lóng không mang cụm hoa.
Những lóng mang cụm hoa thường có đường kính nhỏ hơn.Hầu hết các loài mây
đều có thân hình tròn hoặc gần tròn. Trên mặt cắt ngang thân mây có thể chia
làm ba phần biểu bì, thịt và ruột. Biểu bì là phần ngoài cùng, chứa nhiều cutin.
Phần thịt nằm sát biểu bì chiếm 1/3 đến 1/4 bán kính thân, các bó mạch nằm sát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
nhau, kích thước bó mạch nhỏ, mật độ cao, vì thế phần thịt rất dẻo dai. Phần ruột
nằm giữa thân, các bó mạch có kích thước lớn và mật độ thấp nên phần ruột
thường xốp, dòn.
3. Tính chất
3.1. Tính chất vật lí
Độ ẩm song mây tươi tăng từ gốc lên ngọn, phần gốc có độ ẩm 60 - 116%,
phần ngọn độ ẩm có thể đạt 144 - 154%. Phần mắt có độ ẩm cao hơn phần lóng.
Khối lượng thể tích giảm từ gốc lên ngọn. Khối lượng thể tích của phần
mắt cũng khác phần lóng. Đoạn gốc có khối lượng thể tích trung bình của mắt và
phần lóng tương ứng là 0,61 g/cm
3
và 0,68 g/cm
3
, trong khi đó đoạn ngọn có
khối lượng thể tích trung bình của mắt và lóng tương ứng là 0,40 g/cm
3
và 0,45

g/cm
3
.
Tỉ lệ co rút chiều dọc thớ từ trạng thái tươi đến độ ẩm 15% biến động từ
0,25 - 0,64%, trung bình 0,43%; tỉ lệ co rút dọc thớ từ trạng thái tươi đến khô
kiệt trong phạm vi 0,86 - 1,47%, trung bình 1,30%.
Tỉ lệ co rút đường kính từ trạng thái tươi đến độ ẩm 15% trong phạm vi
3,46 - 7,56%, trung bình 5,14%; tỉ lệ co rút đường kính từ trạng thái tươi đến khô
kiệt trong phạm vi 8,37 - 13,73%.
Tỉ lệ co rút thể tích từ trạng thái mây tươi đến khô kiệt trong phạm vi 8,6 -
15,2%, trung bình 11,2%.
3.2. Tính chất cơ học
Chỉ tiêu cơ học của song mây chủ yếu là cường độ kéo và cường độ nén.
Thường cường độ kéo lớn hơn cường độ nén khoảng 10 lần.
Mẫu thử nén là cả đoạn thân có chiều dài bằng 3 - 4 lần đường kính.
Cường độ ép dọc trung bình của các loài song mây trong phạm vi 16,6 - 38,2
N/mm
2
.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Khả năng chịu lực của song mây bị ảnh hưởng lớn bởi độ ẩm và khối
lượng thể tích. Độ ẩm tăng làm giảm khả năng chịu lực của song mây. Khối
lượng thể tích tăng thì khả năng chịu lực của song mây cũng tăng.
3.3. Tính chất hoá học
Thành phần hóa học chủ yếu của thân mây là cellulose, hemicellulose, các
chất chiết suất và tro, ; thành phần thứ yếu gồm nhựa, tannin, sáp, và các muối
vô cơ. Pentozan là thành phần chủ yếu (80 - 90%) của hemicellulose. Chất chiết
suất hầu hết nằm trong ruột tế bào và một phần trong các lỗ thông ngang đã ngăn
cản khả năng thẩm thấu dịch thể. Điều này đã gây khó khăn cho quá trình xử lí

hóa chất bảo quản mây. Silic là thành phần chính trong tro; silic hiện là vấn đề
lớn cho quá trình chế biến mây. Hàm lượng silic cao có ảnh hưởng xấu đến quá
trình cắt gọt và khả năng dán dính nhưng lại có tác dụng tốt trong việc hạn chế
sinh vật hại song mây. Hàm lượng silic trong thân mây thường lớn hơn trong gỗ,
và hầu hết nó nằm ở phần biểu bì. Hàm lượng tinh bột trong thân cao có ảnh
hưởng xấu đến độ bền tự nhiên. Hàm lượng tinh bột trong mây cao hơn gỗ, nên
nó dễ bị nấm mốc xấm nhập. Hàm lượng đường và tinh bột thay đổi theo mùa và
tuổi, vì thế, trong thực tế chúng ta cần xem xét mùa và tuổi khai thác nhằm điều
chỉnh lượng đường và tinh bột trong thân mây.
Căn cứ vào cấu tạo và tính chất của các loài, người ta đã sử dụng làm
nguyên liệu sản xuất các sản phẩm khác nhau như Bảng 1.2.
Bảng 1.2. Đặc điểm và công dụng của một số loài mây thương mại của Việt Nam
TT
Loài mây
Đặc điểm
Công dụng
1
Mây nếp (mây tắt)
(Calamus
tetradactylus)
Thân nhỏ (đường kính 0,8 -
1,2 cm), chiều dài thân 10 -
15 m hoặc lớn hơn, chiều
dài lóng 15 - 40 cm, thân
dẻo dai, màu trắng ngà, dễ
chẻ.
Đồ thủ công mỹ
nghệ, rổ rá và đồ
mộc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
2
M©y n-íc (Calamus
ceratophorus)

Thân có đường kính 1 – 2
cm, dài 20 - 30 m, màu
trắng, dẻo dai, bề mặt nhẵn
và bóng, chiều dài lóng 8 -
12 cm
Đồ thủ công mỹ
nghệ, rổ rá và đồ
mộc
3
Mây đắng
(Calamus walkeri
Hance )
Thân có đường kính 1 - 2
cm, dài 20 - 30 m, màu
trắng, dẻo dai, bề mặt nhẵn
và bóng,chiều dài lóng 6 -
10 cm
Không dùng làm đồ
thủ công mỹ nghệ,
mà chủ yếu dùng làm
dây treo.
4
Mây hèo
(C.rhabdocladus
Burret)

Thân có đường kính 3- 5
cm, dài 15-20m, chiều dài
lóng 10-20 cm, màu trắng,
dẻo hơi cứng, có thể uốn
cong
Thân dùng làm
khung của các đồ thủ
công mỹ nghệ
5
Song mật
(Calamus
platyacanthus)
Thân lớn (đường kính 4 - 6
cm), dài 20 - 30 m thậm chí
dài tới 100 m, chiều dài
lóng 8 - 25 cm, thân dẻo
dai, màu kem và rất bền tự
nhiên
Chủ yếu dùng làm
đồ mộc, dây neo tàu
thuyền, dây vận
xuất gỗ và dây treo
cầu
6
Song đá
(Calamus rudentrum)
Thân lớn (đường kính 2,5 -
4 cm), chiều dài lóng 40
cm, bề mặt nhẵn bóng,
nhưng các bó mạch lớn và

thưa, thân khó uốn cong.
Thân thường được
che nan đan rổ rá và
mặt ghế
7
Song bột
(Calamus poilanei)
Thân lớn (đầu nhỏ có đường
kính 4 - 6 cm), chiều dài
lóng 20 - 40 cm, bề mặt có
màu trắng, nhẵn và bóng,
thân dẻo dai và dễ uốn
Thân dùng làm
khung của các đồ
mộc cao cấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9


Ảnh 4. Một số sản phẩm làm từ song mây
III. Biện pháp kỹ thuật
1. Công tác chuẩn bị
1.1. Tiêu chuẩn cây khai thác
+ Tiêu chuẩn chung
- Tuổi thu hoạch của song mây ở độ tuổi 5 - 7, Nhìn vào bụi mây, cây có
các bẹ lá bao thân có mầu xanh lục, mặt bẹ có gai dẹt, khi bẹ lá già rụng đi là cây
có thể khai thác. Thân dài hơn 9 m ( kể cả ngọn). Đối với các bụi mây có dưới 6
cây không được khai thác.
- Số cây khai thác tuỳ mức độ sinh trưởng và điều kiện sinh thái của mỗi

vùng mà quyết định số cây khai thác trong một kỳ khai thác, số cây khai thác là
cây có đủ chiều dài chiếm 1/5 đến 2/3 số cây có trong bụi đối với rừng sản xuất
là rừng tự nhiên và 1/3 số cây trong bụi đối với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên.
+ Đối với mây trồng ở trong vườn rừng/trang trại
- Đối với song mây khai thác độ dài vút ngọn 9 - 11m sẽ đảm bảo chất
lượng hàng hoá, và không ảnh hưởng tới năng suất.
- Mây Hèo cây khai thác có độ dài vút ngọn 12 m
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
+ Đối với song mây trong rừng được giao nhận khoán bảo vệ (Rừng phòng hộ
và rừng sản xuât là rừng tự nhiên)
- Đối với song mây có độ dài vút ngọn cần đạt >7m vừa đảm bảo chất
lượng thương phẩm và không ảnh hưởng tới năng suất
- Mây Hèo có độ dài vút ngọn đạt 15 m
1.2. Chuẩn bị hiện trường
+ Tiến hành khảo sát và đánh giá trữ lượng có thể khai thác
Căn cứ vào nhu cầu thị trường về số lượng, đặc điểm nguyên liệu (đoạn,
sợi), chất lượng cũng như giá cả cho nguyên liệu mà chủ rừng sẽ quyết định số
lượng cần khai thác.
Trước khi khai thác cần tiến hành khảo sát và đánh giá sản lượng có thể khai
thác theo các nội dung sau:
- Xác định loài
- Chọn và qui hoạch khu, cây lấy hạt làm giống
- Có bao nhiêu cây trong 1 bụi và trong 1 ha rừng tự nhiên nhận giao
khoán bảo vệ đạt đường kính và chiều dài khai thác.
- Lập kế hoạch khai thác: thời gian khai thác và nhu cầu nhân lực cho khai
thác dự tính theo định mức 60-100 kg cho một người /ngày ( đối với rừng mây
trồng thuần loại hay rừng đã trồng bổ sung làm giàu bằng mây) tùy thuộc vào
mật độ bụi và số cây có thể khai thác trên 1 ha.
+ Thời gian khai thác

Song mây có lượng hydratcacbon thay đổi theo mùa. Nhìn chung có thể
khai thác quanh năm nhưng nhiều nhất vào các tháng 1 – 4 và tháng 10 -12
Căn cứ vào nhu cầu nguyên liệu của các doanh nghiệp và thời gian khai
thác không làm ảnh hưởng tới sinh trưởng của các cây bên cạnh trong khóm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
song - mây và khai thác trong thời gian song mây có chất lượng tốt nhất. Thông
thường Mây được khai thác 1 năm 2 lần.
Thời gian khai thác song mây ở các vùng/ miền khác nhau:
- Đối với miền Bắc: Khai thác song mây từ tháng 1- 4 và tháng 9 - 12
dương lịch vì miền Bắc từ tháng 5 đến tháng 9 dương lịch chịu ảnh hưởng của
gió Tây (gió Lào) nắng nóng khô hanh, dễ gây cháy rừng.
- Đối với miền Trung và Nam: Khai thác song mây từ tháng 1 - 7 dương
lịch, và từ tháng 10 - 12 dưong lịch , vì tháng 7 -10 là mùa nắng nóng khô hanh
dễ gây cháy rừng.
- Không khai thác trong mùa ra hoa, kết quả của mây song (từ tháng 6 - 10).
-Thường chia vùng khai thác thành những khoảnh khác nhau để chia luân
kỳ khai thác và chọn một khoảnh có mật độ lớn để thu hái hạt giống.
1.3. Chuẩn bị dụng cụ
- Mây trồng trong vườn, trang trại, dùng dao có cán dài 50-60cm cả lưỡi
70-80cm theo hình vẽ dưới đây.
- Dao khai thác trong rừng tự nhiên có cán ngắn 30 - 40 cm
Dụng cụ: + Dao/ Rựa (tiếng miền Trung)
+ Liềm: có cán dài từ 3,5 - 4m cả lưỡi.

Hình 3. Dụng cụ khai thác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
Tác dụng của liềm để cắt những tay leo và cành mây có gai ở tầm cao để thuận
lợi cho rút sợi mây khỏi bụi mây.

kèm theo bộ đá mài chuyên dùng để mài dụng cụ khai thác song mây.
+ Bao tay bằng vải dày, để bảo vệ chân tay khỏi bị gai mây cào xước khi khai
thác. Trang thiết bị này có bán tại cửa hàng dụng cụ bảo hộ lao động.
2. Nội dung thiết kế
2.1. Phân lô, khoảnh
Khi khai thác cần thiết kế phân lô mỗi lô khoảng 1.000m
2
. Các lối đi nên
đủ rộng để tiện lợi cho vận chuyển và đi lại chăm sóc, hệ thống lối đi chính và
phụ.
2.2. Tính sản lượng và hiệu quả
- Tính sản lượng bằng cách đo đường kính trung bình thân, chiều dài cây
và số cây trong bụi theo lô
IV. Kỹ thuật khai thác, chế biến, bảo quản và tẩy trắng
1. Kỹ thuật khai thác
Do song mây thường sống thành từng bụi, thên leo cao có khi tới 20-30m,
nên khai thác song mây đôi khi rất nguy hiểm vì thường làm rơi những cành khô
khi kéo giật sợi song mây. Quá trình này cũng làm gẫy ngọn các cây bên cạnh,
nếu cây khai thác còn bị vướng vào tán rừng và người thu lượm cố gắng trèo lên
cây bên cạnh để kéo chúng xuống. Những thân cây trưởng thành được chặt sát
gốc, kéo rút sợi mây ra khỏi bụi, dóc bỏ những bẹ lá đầy gai. Chặt bỏ phần thân
còn non ở phía ngọn, cắt những thân cây thành từng đoạn 4-5 m với loại mây có
đường kính lớn và từng đoạn dài 6 -7 m đối với mây có đường kính nhỏ. Sau đó,
những đoạn mây được cuộn lại mang ra khỏi rừng và chuyển về nơi chế biến.
Với những loại mây có đường kính nhỏ thì vận chuyển dễ dàng hơn bằng cách
cuộn lại thành vòng có đường kính 50 - 60cm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
Ảnh 6: Khai thác mây nước
Trước khi khai thác cần phát dọn xung quanh bụi mây có cây khai thác. Phát

dọn toàn bộ cây bụi và dây leo, trừ mây con tái sinh xung quanh bụi mây, chiều
rộng diện tích cần phát dọn có bán kính 0,5m. Sau đó cắt lá già, chặt tay leo,
cành lá trong bụi từ chiều cao 1,5 m trở xuống.
+ Kỹ thuật khai thác
- Sau khi chọn cây khai thác, tiến hành khai thác theo các bước sau:

Ảnh 5. Khai thác song
- Chặt tay leo, cành lá bằng dao và liềm
Dùng dao như hình vẽ để chặt gốc mây, chiều cao chỗ chặt cách mặt đất 15 -
20cm.
- Rút cây và bóc bẹ lá.
Dựa vào đặc điểm thân mây mềm và dễ uốn để tách bóc bẹ lá mây. Sau khi chặt
tiến hành bóc bẹ theo hai cách:
+ Rút cây mây ra khỏi bụi, bóc bẹ từ ngọn xuống gốc (nhanh nhưng sợi mây
không sạch bẹ)
+ Rút dần cây mây ra khỏi bụi, rút đến đâu bóc bệ đến đấy. Bẻ cong từng
đoạn mây từ gốc lên đến hết cây mây để tách bẹ lá mây. Theo cách này chậm
hơn nhưng sợi mây sạch bẹ.
- Phát ngọn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
Cây mây khai thác được cắt bỏ ngọn, chiều dài ngọn cắt bỏ từ 50 - 70cm
tương đương đến 5 - 7 đốt hay 5 - 7 lá tính từ ngọn. không nên để ngọn ngắn quá
vì phần ngọn mây non, chất lượng mây kém, ảnh hưởng tới sản phẩm hàng mây
tre đan. Bẹ, ngọn được chặt thành các đoạn ngắn vun đắp vào xung quanh bụi
mây vừa để tạo mùn và giữ ẩm cho đất.
- Thu gom sợi mây: cuộn thành từng cuộn hay bó thành từng bó để dễ vận
chuyển ra khỏi rừng và chuyển về nơi thu gom.

Ảnh 7. Rút sợi mây Ảnh 8. Thu gom, vận chuyển đến nơi chế biến


2. Kỹ thuật bảo quản và tẩy trắng
2.1. Các phương pháp bảo quản
2.1.1.Bảo quản song mây theo phương pháp cổ truyền
* Ngâm trong nước ao, hồ: Từ thủa xa xưa người ta đã biết ngâm gỗ, tre
xuống ao, hồ hoặc ngâm trong bùn lầy, thời gian ngâm kéo dài từ 1 đến 2 tháng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
để giảm hàm lượng đường trong vật liệu, hạn chế được mục và mối mọt. Phương
pháp này được áp dụng cho song mây trong một số trường hợp như làm mềm
dẻo vật liệu, tránh nấm mốc, sử dụng làm vật dụng cụ trong gia đình ( dây buộc,
rổ, rá, quang gánh…)
* Hun khói
Theo kinh nghiệm cổ truyền ở Việt Nam, sản phẩm từ song mây hoặc tre
nứa sau khi được gác lên mái bếp để hun khói dùng sẽ tốt hơn. Khói bếp mang
nhiệt làm song mây khô nhanh, tránh được nấm mốc, đồng thời lớp khói bám
trên bề mặt sản phẩm tạo thành lớp bồ hóng có thành phần hóa học tương tự như
sản phẩm dầu nhựa khi sản xuất than gỗ, phòng được nấm mốc và mọt. Phương
pháp này thích hợp để bảo quản song mây để làm một số đồ gia dụng nhỏ ở các
vùng nông thôn.
* Bảo quản song mây bằng nước vôi
Bề mặt của nan mây, phên, các mặt cắt, đốt cành và các vị trí thịt song
mây lộ ra ngoài được quét một lớp nước vôi để bảo vệ song mây chống lại sự
xâm nhập của nấm và mọt. Phương pháp này rất dễ thực hiện, các gia đình tự
thao tác song hiệu quả không cao nếu vật dụng sử dụng ngoài trời dễ bị rửa trôi
lớp bảo vệ do nước mưa.
Tóm lại, các phương pháp bảo quản song mây cổ truyền vẫn đang được
áp dụng tại các hộ gia đình. Trong những điều kiện sử dụng quy mô hộ gia đình,
các biện pháp bảo quản này đã phát huy được những tác dụng tích cực, góp phần
hạn chế sự phá hoại của các sinh vật như nấm mốc, mọt, mối. Tuy nhiên các

phương pháp cổ truyền còn có hạn chế về các mặt như sau:
- Hiệu quả bảo quản không triệt để và cần thời gian dài chỉ có tác dụng
chống mọt và nấm mốc song không chống được mối vì thức ăn của mối là
xenluloza.
- Thời gian tiến hành bảo quản dài không đáp ứng đủ nguyên liệu cho chế
biến công nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
- Làm thay đổi màu sắc của sợi mây trắng thành đen và vàng, do ngâm
hoặc dùng nước vôi và hun khói.
Để khắc phục nhược điểm này, trong sản xuất công nghiệp các phương
pháp bảo quản sau được áp dụng.
2.1.2. Bảo quản song mây trong sản xuất công nghiệp
Bảo quản song mây gồm: Bảo quản song mây sau khai thác (đoạn/sợi);
bảo quản sơi mây chẻ, tuốt; bảo quản sản phẩm mây đan, mây tre đan.
a/ B¶o qu¶n s¬ bé t¹i n¬i thu gom
Tại nơi thu gom mây: mây được phân loại sơ bộ theo yêu cầu của khách
hàng (theo quy cách chiều dài và đường kính). Sau đó chuyển đến nơi chế biến ,
thời gian mây khai thác lưu tại nơi thu gom không quá 5-7 ngày để tránh mây
khỏi bị nấm mốc.
- Cách bảo quản.
Để mây nơi khô ráo, trên giá gỗ cao cách mặt đất từ 15 - 20cm, đậy bạt
kín tránh gió và nắng để khỏi khô hao, chống thoát nước. Cần vận chuyển song
mây đến nơi chế biến trong vòng 5-7 ngày sau khi khai thác









Ảnh 9. Luộc dầu bảo quản và làm mền mây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17

Ảnh 10. Phơi khô sau luôc dầu
b/ Bảo quản mây nguyên liệu tại cơ sở chế biến ở dạng sợi nguyên hay đoạn
Để song mây không bị nấm mốc trong thời gian chờ chế biến, sau khi
phân loại, song mây được hong khô tự nhiên bằng cách trải đều trên sàn nhà có
mái che hoặc ngoài sân phơi (10-15 ngày). Mây sau khi đã hong khô tự nhiên
tiếp tục luộc dầu để diệt nấm mốc, vi sinh vật có sẵn trong cây mây cũng như
tránh nấm mốc sau khi chế biến. Luộc dầu có tác dụng diệt và phòng nấm mốc,
làm mềm sợi thuận lợi cho việc nạo mắt, vỏ và chẻ sợi. Cách luộc dầu được tiến
hành như sau:
+ Phương pháp luộc dầu
Bể luộc dầu được làm bằng tôn dày 5mm, có kích thước (dài, rộng, cao) 7m
x 1m x 0,8m. Bể được đặt trên lò đốt. Nhiên liệu đốt là củi hoặc phế liệu của
song mây.
Dầu được sử dụng để luộc song mây thường là dầu ma rút (Diesel) hoặc dầu hoả.
Cách luộc: Dầu được đổ vào bể luộc, sau đó xếp song mây đã được hong
khô tự nhiên vào bể và đun sôi dầu, thời gian đun khoảng 2-3 tiếng sau đó vớt
song mây, dóc mắt (thủ công hoặc bằng mấy), phơi lại trong 2-3 ngày. Song
mây đã được luộc dầu sau khi dóc mắt, hong phơi khô tự nhiên được được buộc
thành từng bó, mỗi bó khoảng 20 - 40 đoạn tuỳ theo đường kính to hay nhỏ sau
đó được xếp trên giá gỗ trong kho nguyên liệu chờ nạo vỏ, chẻ sợi. Song mây,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
được bó lại để trong kho không chỉ tăng hiệu quả sử dụng diện tích kho mà còn
làm cho sợi song mây được uốn thẳng.


Ảnh 11. Hiện tượng nấm mốc mây sợi chẻ Ảnh 12. Hong phơi sợi mây
c/Bảo quản mây nguyên liệu dạng sợi chẻ
Mây nguyên liệu dạng sợi chẻ, sợi tuốt, nếu không được chế biến ngay, trong
môi trường nóng ẩm dễ bị nấm mốc và côn trùng phá hại làm giảm tính chất cơ
lý sợi, làm biến màu sợi mây. Để có thể bảo quản được nguyên liệu dạng sợi dự
trữ cho sản xuất, người ta thường áp dụng các phương pháp bảo quản sau:
+ Phương pháp sấy
Mục đích của công nghệ sấy song mây là làm thay đổi, giảm độ ẩm song
mây < 12%) cho phù hợp với môi trường sử dụng và yêu cầu sản xuất sản phẩm
từ song mây.
Khi song mây được sấy khô đến độ ẩm theo yêu cầu trong sử dụng, nó
mang lại lợi ích sau:
- Tạo sự ổn định kích thước, hình dáng cho vật liệu.
- Nâng cao tính chất cơ học.
- Loại bỏ hoặc làm giảm nguy cơ bị nấm mốc (độ ẩm <20%) và côn trùng
(độ ẩm <10%) phá hoại.
- Thúc đẩy sức thẩm thấu thuốc bảo quản (độ ẩm <30%).
- Giảm chi phí vận chuyển.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
- Nâng cao khả năng bám dính các chất sơn phủ (chất nhuộm màu, vecni,
sơn…)
Hầm sấy: Hầm sấy được xây dựng bằng gạch, có nhiều tầng để nguyên
liệu sấy, kín, cách nhiệt, điều chỉnh được nhiệt độ, độ ẩm không khí và tuần
hoàn không khí. Sợi mây được trải đều trên các tầng sấy. Nhiên liệu sấy là than,
củi, phế liệu song mây. Phương pháp sấy tốt nhất là sấy băng không khí nóng
gán tiếp ( để tránh cháy sợi mây). Sấy ở nhiệt độ 50 - 60
0
c trong thời gian sấy 4-

5 ngày độ ẩm sợi đạt 12-15
0
c.
Hầm sấy có dung tích 12 -16 m
3
, hầm sấy có 4 bộ phận chính: 1- buồng
sấy; 2- hệ thống tuần hoàn khí; 3- hệ thống điều chỉnh nhiệt độ; 4 - buồng đốt có
giá thành khoảng 4050 triệu đồng. Các lò sấy này có thể được dùng để sấy gỗ xẻ
và sấy lâm sản ngoài gỗ như song mây, tre, nứa.
Vận hành lò sấy song mây
Sấy song mây (sợi, đoạn) là việc thực hiện chế độ sấy. Chế độ sấy cho biết
tốc độ và độ ẩm thích hợp trong lò sấy nhằm đẩy nhanh quá trình thoát ẩm và
tránh khuyết tật trong quá trình sấy. Dựa vào các kỹ thuật sấy song mây ở làng
nghề sản xuất song mây Chương Mỹ - Hà Nội, một số chế độ sấy dưới đây được
đề xuất khi sấy các loài mây có đường kính lớn (Bảng 1)
Bảng 1: Chế độ sấy song mây ở Chương Mỹ - Hà Nội
TT
Nhiệt độ
khô
(
0
C)
Nhiệt độ ướt
(
0
C)
Độ ẩm mây
ban đầu
(%)
Độ ẩm mây

sau sấy
(%)
Thời gian
sấy
(Giờ)
1
67
45
95
12
106
2
84
53
76
14
78
3
80
50
92
10
86
4
75
60
105
15
96
5

78
55
86
12
90

Sau khi xếp các đoạn song mây vào trong lò sấy, đóng tất cả các cửa lò
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
sấy và cửa trao đổi khí rồi đốt lửa lò và bật các quạt gió. Tiếp tục đốt lò cho đến
khi nhiệt độ nhiệt kế khô và nhiệt kế ướt đạt yêu cầu. Để điều chỉnh độ ẩm môi
trường không khí trong lò sấy nhờ hệ thống phun ẩm.
- Duy trì nhiệt độ nhiệt kế khô và nhiệt kế ướt theo yêu cầu đã định trong
suốt quá trình sấy nhờ việc điều chỉnh nhiên liệu của lò đốt và độ ẩm không khí
trong lò sấy nhờ hệ thống phun ẩm.
- Nếu nhiệt độ nhiệt kế ướt vượt trị số đã đặt thì mở cả cửa hút và cửa nhả
khí để đạt được trị số đã đặt.
- Nếu nhiệt độ nhiệt kế ướt thấp hơn nhiệt độ đã đặt thì mở vòi phun ẩm
để ăng độ ẩm không khí trong lò sấy khi đóng kín các cửa trao đổi khí. Bổ sung
nhiên liêu cho lò đốt để tăng nhiệt độ nhiệt kế khô và nhiệt độ nhiệt kế ướt.
- Để nhanh khô cần mở các cửa hút và cửa thoát khí trong thời gian 20-30
giây ở các thời điểm cách nhau khoảng 1 giờ, đặc biệt ở giai đoạn sấy đầu. Mục
đích của việc làm này là thay thế không khí ẩm bằng không khí mới trong buồng
sấy. Tốc độ sấy sẽ khá chậm nếu không khí trong lò sấy hoàn toàn bão hoà nước.
- Ở giai đoạn cuối của quá trình sấy, cần mở các cửa trao đổi khí trong
thời gian ngắn
- Khi đạt độ ẩm cuối cùng, mở ngay tất cả các cửa trao đổi khí. Dừng cấp
nhiên liệu cho lò đốt và đóng cửa để tắt lửa.
- Để các quạt gió hoạt động cho đến khi nhiệt độ hạ thấp trước khi ra lò.
Việc đặt và sử dụng chế độ sấy không đúng sẽ gây ra hiện tượng biến hình

và nứt trên bề mặt các sợi mây. Với các loài mây có đường kính nhỏ thì mức
chênh lệch nhiệt độ nhiệt kế khô và nhiệt độ nhiệt kế ướt cần đặt nhỏ hơn nhằm
tránh các khuyết tật dạn bề mặt, cứng và dòn sợi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21

Ảnh 13. Sơi mây sau khi sấy, Bảo quản trong kho
+ Phương pháp ngâm tẩm chế phẩm bảo quản
Như đã trình bầy ở trên, luộc dầu và sấy không chỉ làm mêm sợi mây mà
còn có tác dụng diệt và phòng chống nấm mốc. Trong sản xuất phương pháp
ngâm tẩm chế phẩm bảo quản cũng được áp dụng.
Khi song mây được đưa vào ngâm trong dung dịch hóa chất, thuốc được
thấm vào vật liệu để diệt và ngăn ngừa nấm mốc, côn trùng phát triển. Theo
phương pháp này, trang thiết bị, kỹ thuật đơn giản, tiện lợi dễ áp dụng, phù hợp
trong thực tế sản xuất.
+ Tiêu chí lựa chọn thuốc bảo quản song mây
Các hoá chất được dùng để phòng diệt và hạn chế nấm mốc và côn trùng
phá hoại cho gỗ và các lâm sản ngoài gỗ như song mây, tre nứa phải đáp ứng
các tiêu chí sau:
- Ổn định, có tác dụng lâu dài, không được biến chất và không biến thành
hợp chất khác mất tính sát trùng, trừ nấm mốc khi tẩm song mây
- Bền, ít bị rửa trôi hoặc bị phân hủy bởi ánh sáng, không khí, nhiệt độ cao
- Có khả năng ngấm sâu vào bên trong, dễ kiểm tra độ thấm sâu.
- Không làm giảm cường độ cơ lý và không làm tăng tính năng dễ cháy
của song mây.
- Không có mùi, màu khó chịu kéo dài sau thời gian cách ly, khi dùng
trong nhà và nơi công cộng, đặc biệt là không ảnh hưởng đến sức khoẻ con
nguời và môi trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

22
- Rẻ tiền, dễ áp dùng
Các loại thuốc bảo quản
Trong thực tế có rất ít loại chế phẩm hóa học đáp ứng đầy đủ các yêu cầu
trên, song nhiều loại chế phẩm được dùng làm thuốc bảo quản lâm sản nói chung
và song mây nói riêng là do các chế phẩm đó đã đạt được một số yêu cầu quan
trọng phù hợp với điều kiện sử dụng ở nước ta. Dựa vào đặc điểm và hiệu lực
của từng loại thuốc, người ta chia thành các dạng thuốc khác nhau:
- Dạng thuốc muối
Là những loại thuốc bảo quản song mây tan trong nước có thành phần là
các muối cô vơ.
- Dạng thuốc dầu
Là những loại thuốc có thành phần là những chất hữu cơ, không tan trong
nước mà chỉ tan trong các dung môi hữu cơ như xăng, dầu, cồn …
- Dạng thuốc nhũ
Là các loại thuốc có thành phần hoạt chất là các chất hữu cơ, tan trong
dung môi hữu cơ, không tan trong nước nhưng được nhũ hóa để có thể hòa được
với nước cho dễ sử dụng.
Thuốc bảo quản lâm sản nói chung và song mây nói riêng hiện nay được
Cục bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý, các loại
thuốc chứa thành phần hóa chất có khả năng gây độc hại cao cho con người và
môi trường sẽ bị cấm sử dụng như thuốc: LN
2
, LN
3
, PBB, CMM, do chứa thành
phần pentachlorphenol và pentachlorophennat natri. Hiện nay một số loại thuốc
có nguồn gốc hóa học (LN
5
), nguồn gốc thực vật hoặc vi sinh vật (Chế phẩm dầu

vỏ hạt điều), chế phẩm Dimez có hiệu lực phòng chống sinh vật. Trong danh
mục thuốc bảo quản năm 2004 của Cục bảo vệ thực vật cho phép sử dụng một số
loại thuốc bảo quản như sau: Thuốc XM
5
, LN
5
, Cislin, Dimez, PMC.
Các loại thuốc này có thể mua được ở các trung tâm phòng trừ mối và bảo
quản lâm sản trên toàn quốc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
Hiện nay, các loại thuốc XM
5
, LN
5
, Cislin đang được các cơ sở sản xuất
sử dụng để bảo quản hàng thủ công mỹ nghệ và phòng trừ sinh vật hại lâm sản,
Thuốc XM
5

Thuốc XM
5
là dạng thuốc muối vô cơ hòa tan trong nước. Thành phần
chính của thuốc gồm có: CuSO
4
.5H
2
O + K
2
Cr

2
O
7
. Độ PH của thuốc từ 5,5 - 6,0
khả năng hòa tan trong nước lạnh 0
o
c khoảng 31,6%. Dung tích thuốc có màu
vàng nâu. Thuốc có tác dụng phòng nấm mốc, nấm mục và các loại côn trùng hại
lâm sản nói chung. Do vậy, thuốc XM
5
, phù hợp để bảo quản song mây sản xuất
hàng thủ công mỹ nghệ và tre, gỗ dùng trong xây dựng. Nhược điểm của thuốc là
làm cho sản phẩm có màu vàng rơm.
Thuốc LN
5

Thuốc LN
5
là dạng muối vô cơ hòa tan trong nước. Thành phần chính của
thuốc gồm có: ZnSO
4
.7H
2
O + NaF. Thuốc dạng tinh thể màu trắng, ở nhiệt
thườnghòa tan 83%. Khi ngâm tẩm thuốc không làm thay đổi màu sắc song mây,
thuốc không có mùi, không mẫn cảm với da khi tiếp xúc. Thuốc có tác dụng
phòng nấm mốc, nấm mục và các loại côn trùng hại lâm sản nói chung. Do vậy,
thuốc LN
5
phù hợp để bảo quản song mây để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ,

bởi thuốc có ưu điểm không làm biến màu nguyên liệu.
Thuốc Cislin
Thuốc Cislin: Thành phần hóa học là Deltamethrin 98%. Đây là loại
thuốc nhập nội vào Việt Nam do hãng Bayer Crop Scienec sản xuất, được nhập
và phân phối vào Việt Nam do hãng Bayer VietNam Ltd (BVL). Thuốc dạng dầu,
sử dụng dung môi xăng, dầu để hòa tan trước khi xử lý nguyên vật liệu. Thuốc
sử dụng để phun, nhúng, quét bảo quản bổ xung nguyên vật liệu tại các vị trí cưa
cắt gia công chế biến.
Các cách xử lý bảo quản song mây bằng chế phẩm LN
5

1/Chuẩn bị dung dịch thuốc bảo quản ( Theo hướng dẫn sử dụng thuốc)
Song mây ở dạng nguyên liệu sợi hay sản phẩm đều có thể được bảo quản

×