Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Nghiên cứu những tác động môi trường chủ yếu dự án đường ven biển Vĩnh Hy - Ninh Chữ tỉnh Ninh Thuận và giải pháp giảm thiểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 88 trang )


i
LỜI CẢM ƠN

Luận văn “Nghiên cứu những tác động môi trường chủ yếu Dự án đường
ven biển Vĩnh Hy - Ninh Chữ tỉnh Ninh Thuận và giải pháp giảm thiểu” được
hoàn thành ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân tác giả còn được sự giúp đỡ nhiệt
tình của các Thầy, Cô, cơ quan, bạn bè và gia đình.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS-TS Lê Đình Thành đã
tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, quan tâm theo dõi, gợi ý các ý tưởng khoa học và tạo điều
kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn tới Sở Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đã giúp
đỡ cũng như cung cấp các số liệu trong luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Môi trường- Trường Đại học
Thuỷ Lợi đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, cũng như
quá trình thực hiện Luận văn này.
Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, tập thể lớp cao học 19
MT động viên tác giả rất nhiều trong suốt thời gian hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 2 năm 2014
Tác giả


Cao Thị Tú Trinh










ii
LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là: Cao Thị Tú Trinh Mã số học viên:
118608502015
Lớp: 19MT
Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã số: 60-85-02
Khóa học: 19
Tôi xin cam đoan quyển luận văn được chính tôi thực hiện dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS Lê Đình Thành với đề tài nghiên cứu trong luận văn “Nghiên cứu
những tác động môi trường chủ yếu Dự án đường ven biển Vĩnh Hy - Ninh Chữ tỉnh
Ninh Thuận và giải pháp giảm thiểu”.
Đây là đề tài nghiên cứu mới, không trùng lặp với các đề tài luận văn nào
trước đây, do đó không có sự sao chép của bất kì luận văn nào. Nội dung của luận
văn được thể hiện theo đúng quy định, các nguồn tài liệu, tư liệu nghiên cứu và sử
dụng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn.
Nếu xảy ra vấn đề gì với nội dung luận văn này, tôi xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm theo quy định./.

NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN



Cao Thị Tú Trinh

iii
MỤC LỤC


LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
MỤC LỤC iii
CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN DỰ ÁN ĐƯỜNG VEN BIỂN VĨNH HY – NINH
CHỮ TỈNH NINH THUẬN 4
1.1. TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN 4
1.1.1 Điều kiện tự nhiên 4
1.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội 6
1.2 BỐI CẢNH VÀ CÁC CƠ SỞ XÂY DỰNG DỰ ÁN 8
1.3 NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN 10
1.3.1 Quy mô công trình 10
1.3.2 Các phương án tuyến và giải pháp thiết kế công trình 12
1.4 NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI CẦN QUAN TÂM 15
CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DỰ
ÁN 16
2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC DỰ ÁN 16
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 17
2.1.2 Đặc điểm về tài nguyên sinh vật 22
2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ KHU VỰC DỰ ÁN 25
2.2.1 Các ngành kinh tế chính 25
2.2.2 Đặc điểm hệ thống giao thông 26
2.3 ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI 27
2.3.1 Dân cư và nghề nghiệp 27
2.3.2 Đặc điểm kinh tế-xã hội 27
2.4 ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG 27
2.4.1 Môi trường tự nhiên 28
2.4.2 Các nguồn có tiềm năng gây ô nhiễm 32
2.4.3 Các vấn đề môi trường cần quan tâm 33


iv
CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU NHỮNG TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI
VỚI MÔI TRƯỜNG 34
3.1 CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐƯỜNG VEN BIỂN VĨNH HY –
NINH CHỮ 34
3.1.1. Giai đoạn chuẩn bị và thi công 34
3.1.2. Giai đoạn vận hành, quản lý 34
3.2 XÁC ĐỊNH CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BẤT LỢI 34
3.2.1 Phân tích, nhận dạng các tác động đối với môi trường 35
3.2.2 Đối với môi trường tự nhiên 36
3.2.3 Đối với hệ sinh thái Vườn quốc gia Núi Chúa 39
3.2.4 Đối với môi trường kinh tế - xã hội 42
3.3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG 43
3.3.1 Mức độ tác động đến môi trường tự nhiên 44
3.3.2 Mức độ tác động đến hệ sinh thái 54
3.3.3 Mức độ tác động đến môi trường xã hội 56
3.4 ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC TÁC ĐỘNG 57
3.5 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 59
CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU 60
4.1. CÁC CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 60
4.2 GIẢI PHÁP TỔNG HỢP TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG VÀ VẬN HÀNH
TUYẾN 60
4.2.1 Giai đoạn tiền thi công 60
4.2.2 Giai đoạn thi công 62
4.2.3 Giai đoạn sau thi công 68
4.3 GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CỤ THỂ 69
4.3.1 Giảm thiểu tác động do xói mòn, sạt lở 69
4.3.2 Hạn chế tác động đến dòng chảy trong khu vực 72
4.4 ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 73

4.4.1 Chương trình quản lý môi trường 73
4.4.2 Chương trình giám sát môi trường 74
4.5 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
PHỤ LỤC 79


v
DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 1.1.Bản đồ địa hình tỉnh Ninh Thuận 5
Hình 1.2. Mặt cắt ngang điển hình tuyến đường Vĩnh Hy – Ninh Chữ 11
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Ninh Hải 16
Hình 2.2. Vị trí tuyến đường ven biển Vĩnh Hy-Ninh Chữ dự kiến 17
Hình 2.3. Bản đồ địa hình Vườn quốc gia Núi Chúa 22
Hình 3.1. Các thành phần tài nguyên và môi trường bị tác động khi thực hiện dự án 36
Hình 3.2. Suối Lồ Ô trong vườn quốc gia Núi Chúa 40
Hình 3.3. Bản đồ hiện trạng rừng – Vườn quốc gia Núi Chúa 41
Hình 4.1. Một số hình ảnh ví dụ về sử dụng cỏ vetiver chống sạt lở đất mái taluy
đường giao thông 72

vi
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Quy mô tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến đường 12
Bảng 2.1 Cơ cấu tổng sản phẩm của các ngành trên địa bàn trong những năm gần
đây 27
Bảng 2.2: Kết quả quan trắc không khí khu vực thực hiện dự án 29

Bảng 2.3: Kết quả quan trắc tiếng ồn khu vực thực hiện dự án 29
Bảng 2.4: Chất lượng nước suối của dự án 30
Bảng 2.5: Chất lượng nước biển ven bờ 31
Bảng 3.1 Những tác động môi trường do ảnh hưởng từ hoạt động của dự án 35
Bảng 3.2 Mức tiêu hao nhiên liệu của máy thi công 44
Bảng 3.3 Tải lượng các chất ô nhiễm không khí trong quá trình thi công 45
Bảng 3.4 Tổng tải lượng các chất ô nhiễm khí từ khí thải 2 máy phát điện 46
Bảng 3.5 Tổng tải lượng các chất ô nhiễm khí trong quá trình thi công tuyến 46
Bảng 3.6 Nồng độ chất ô nhiễm so với quy chuẩn cho phép 47
Bảng 3.7 Dự báo về số phương tiện giao thông lưu thông trên toàn tuyến tính quy
đổi về xe con tương đương (CPU) 48
Bảng 3.8 Kết quả dự báo tải lượng khí thải ô nhiễm do dòng xe 48
Bảng 3.9 Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 50
Bảng 3.10 So sánh nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của dự án
với QCVN 51
Bảng 3.11 Lượng mưa trung bình tháng của khu vực dự án 52
Bảng 3.12 Ma trận tác động môi trường định lượng cho dự án đường ven biển Vĩnh
Hy - Ninh Chữ 58







vii
CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTCT
Bê tông cốt thép

BTDUL
Bê tông dầm ứng lực
BTXM
Bê tông xi măng
dBA
Đơn vị đo mức áp suất âm thanh decibel-A
ĐT 72
Đường tỉnh lộ 72
mpA
Đơn vị đo áp suất megapascal
QL1A
Quốc lộ 1A
TCN
Tiêu chuẩn ngành
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
TL 72
Tỉnh lộ 72
VQG
Vườn Quốc gia
VQGNC
Vườn Quốc gia Núi Chúa


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển kinh tế, xã hội một cách bền vững cho bất kỳ quốc gia hay địa
phương nào đều phải đảm bảo một hệ thống hạ tầng thống nhất và toàn diện, từ giao

thông, thủy lợi, năng lượng, thông tin và các lĩnh vực khác. Trong đó giao thông là
đặc biệt quan trọng, nó đóng vai trò quyết định trong giao thương hàng hóa, trao đổi
kinh tế, văn hóa giữa các vùng miền. Ngoài ra giao thông còn là yếu tố đặc biệt
quan trọng trong đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Hiện nay phát triển hạ tầng giao thông là một trong những ưu tiên hàng đầu
trong phát triển kinh tế của đất nước. Ninh Thuận là một trong những tỉnh còn nhiều
khó khăn, những năm gần đây Nhà nước và địa phương đã có nhiều quan tâm trong
xây dựng hạ tầng giao thông, thủy lợi và năng lượng. Những công trình thủy lợi như
sông Sắt, Tân Mỹ đã và đang được xây dựng nhằm phục vụ phát triển kinh tế, xóa
đói giảm nghèo cho nhân dân.
Trong kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông, Ninh Thuận đang chuẩn bị
một dự án mạng lưới giao thông lớn dọc ven biển “Dự án đường ven biển Bình
Tiên – Cà Ná” với chiều dài khoảng 109,7km bắt đầu từ QL1A tại lý trình khoảng
Km1524+400 gần cầu Mỹ Thanh thuộc địa phận tỉnh Khánh Hòa và kết thúc tại
QL1A với lý trình khoảng 1598+000 địa phận Cà Ná, xã Phước Diêm, huyện Ninh
Phước, tỉnh Ninh Thuận và được chia thành 8 dự án thành phần. Trong đó dự án
thành phần “Đường Vĩnh Hy - Ninh Chữ” được nghiên cứu trong luận văn này.
Tuy nhiên phát triển hệ thống giao thông ngoài những lợi ích to lớn cho phát
triển kinh tế, xã hội thì những tác động bất lợi là không thể tránh khỏi, đặc biệt là
những dự án giao thông trong những vùng có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như
vùng ven biển Ninh Thuận. Nhằm nâng cao hiệu quả của dự án, khắc phục những
tác động bất lợi do xây dựng đường giao thông ven biển Vĩnh Hy - Cá Ná, giảm
thiểu những tác động đến môi trường, việc nghiên cứu những tác động bất lợi của
dự án là rất cần thiết. Vì vậy trong luận văn này với mục tiêu vận dụng kiến thức đã
học vào thực tế một dự án cụ thể và từ đó đóng góp một phần vào các giải pháp bảo

2
vệ môi trường khu vực dự án được thực hiện với tên đề tài: “Nghiên cứu những tác
động môi trường chủ yếu Dự án đường ven biển Vĩnh Hy - Ninh Chữ tỉnh Ninh
Thuận và giải pháp giảm thiểu”.

2. Mục đích của đề tài
- Xác định và đánh giá được mức độ của những vấn đề môi trường, những tác
động bất lợi chủ yếu của dự án đường ven biển Vĩnh Hy - Ninh Chữ.
- Phân tích các cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất các giải pháp giảm
thiểu.
- Lựa chọn và đề xuất một số giải pháp mang tính khả thi, phù hợp với điều
kiện vùng dự án nhằm giảm thiểu các tác động bất lợi.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: tuyến đường thành phần Vĩnh Hy - Ninh Chữ thuộc dự án đường
ven biển Bình Tiên - Cà Ná.
Phạm vi: khu vực ven biển huyện Ninh Hải tỉnh Ninh Thuận, nơi dự kiến thi
công tuyến đường ven biển Vĩnh Hy - Ninh Chữ
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cách tiếp cận
Tiếp cận nghiên cứu này theo quan điểm tổng hợp và nguyên nhân - kết quả,
tức là từ điều kiện tự nhiên, môi trường cụ thể và các hoạt động của dự án để xác
định các tác động chủ yếu.
4.2 Phương pháp nghiên cứu và công cụ sử dụng:
Phương pháp nghiên cứu:
Với phương pháp phân tích tổng hợp, hệ thống, kế thừa để đánh giá xu thế biến
đổi môi trường. Trên cơ sở đó với các phương pháp kỹ thuật cụ thể để xác định và
đánh giá mức độ tác động mang tính định lượng bao gồm:
(1). Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: tổng hợp ý kiến các chuyên gia để xác định
những tác động môi trường chính khi tiến hành dự án.
(2). Phương pháp thống kê: thu nhập và xử lý các số liệu về khí tượng thuỷ văn,
kinh tế xã hội, môi trường tại khu vực thực hiện dự án.

3
(3). Phương pháp khảo sát thực địa: xác định vị trí, phạm vi dự án qua đó sơ bộ
đánh giá những tác động, ảnh hưởng của dự án khi tiến hành thi công đến môi

trường hiện tại.
(4). Phương pháp ma trận môi trường: để đánh giá tác động môi trường do tiến hành
dự án.
(5). Phương pháp sơ đồ mạng lưới: phân tích các tác động song song và nối tiếp do
các tác động gây ra.
Công cụ sử dụng
- Máy tính: sử dụng để tính toán thống kê…
5. Cấu trúc của Luận văn
Với nội dung như trên, cấu trúc Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung
sẽ gồm 4 chương cụ thể như sau:
- Chương 1: Giới thiệu chung về dự án đường ven biển Vĩnh Hy – Ninh Chữ.
- Chương 2: Tìm hiểu chung về điều kiện tự nhiên và môi trường khu vực
thực hiện dự án đường ven biển Vĩnh Hy – Ninh Chữ.
- Chương 3: Nghiên cứu những tác động chính của dự án ảnh hưởng tới môi
trường khu vực xung quanh.
- Chương 4: Đề xuất một số biện pháp nhằm giảm thiểu những tác động tiêu
cực của dự án.



4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN DỰ ÁN ĐƯỜNG VEN BIỂN VĨNH HY – NINH CHỮ
TỈNH NINH THUẬN

1.1. TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Ninh Thuận thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Khánh
Hòa, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng và phía Đông

giáp Biển Đông.
Diện tích tự nhiên 3.358 km
2
, có 7 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố và 6
huyện. Tp. Phan Rang-Tháp Chàm là thành phố thuộc tỉnh, trung tâm chính trị, kinh
tế và văn hóa của tỉnh, cách Tp. Hồ Chí Minh 350 km, cách sân bay Cam Ranh
60km, cách Tp. Nha Trang 105km và cách Tp. Đà Lạt 110km, thuận tiện cho việc
giao lưu phát triển kinh tế - xã hội.
Địa hình
Địa hình Ninh Thuận thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, với 3 dạng địa
hình: núi chiếm 63,2%, đồi gò bán sơn địa chiếm 14,4%, đồng bằng ven biển chiếm
22,4% diện tích toàn tỉnh.
Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên 3.358 km
2
, trong đó đất dùng vào sản xuất nông
nghiệp 69.698 ha; đất lâm nghiệp 185.955 ha; đất nuôi trồng thủy sản 1.825 ha; đất
làm muối 1.292 ha; đất chuyên dùng 16.069 ha; đất ở 3.820 ha; đất sông suối và
mặt nước chuyên dùng 5.676 ha; còn lại đất chưa sử dụng.


5

Hình 1-1: Bản đồ địa hình tỉnh Ninh Thuận
Khí hậu, thủy văn
Ninh Thuận có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với đặc trưng khô nóng,
gió nhiều, bốc hơi mạnh, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26-27
0
C, lượng mưa
trung bình 700-800mm ở Phan Rang và tăng dần đến trên 1.100mm ở miền núi, độ

ẩm không khí từ 75-77%. Năng lượng bức xạ lớn 160 Kcl/cm
2
. Tổng lượng nhiệt
9.500– 10.000
0
C. Thời tiết có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11; mùa
khô từ tháng 12 đến tháng 9 năm sau.
Nguồn nước ở Ninh Thuận phân bổ không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực
phía Bắc và trung tâm tỉnh. Nguồn nước ngầm chỉ bằng 1/3 mức bình quân cả nước.

6
Tài nguyên biển
Bờ biển dài 105 km, ngư trường của tỉnh nằm trong vùng nước trồi có nguồn
lợi hải sản phong phú và đa dạng với trên 500 loài hải sản các loại. Ngoài ra, còn có
hệ sinh thái san hô phong phú và đa dạng với trên 120 loài và rùa biển đặc biệt quý
hiếm chỉ có ở Ninh Thuận. Vùng ven biển có nhiều đầm vịnh phù hợp phát triển du
lịch và phát triển nuôi trồng thủy sản và sản xuất tôm giống là một thế mạnh của
ngành thủy sản.
Tài nguyên khoáng sản
- Khoáng sản kim loại có Wonfram, Molipđen, thiếc. Titan tại khu vực ven
biển với trữ lượng nhiều triệu tấn.
- Khoáng sản phi kim loại có thạch anh tinh thể, đá granite, cát thủy tinh, sét
gốm…
- Nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng có đá granite với tổng trữ lượng
khoảng 850 triệu m
3
, cát kết vôi trữ lượng khoảng 1,5 triệu m
3
; đá vôi san hô tập
trung vùng ven biển trữ lượng khoảng 2,5 triệu tấn CaO; sét phụ gia, đá xây dựng.

- Tiềm năng về khoáng bùn mới được phát hiện ở thôn Suối Đá, xã Lợi Hải,
huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, qua kết quả điều tra khảo sát của Liên đoàn
Quy hoạch và điều tra tài nguyên nước miền Trung thuộc Bộ Tài nguyên và Môi
trường, bùn khoáng có chất lượng tốt, không có chứa các chất độc hại, trữ lượng
bùn khoáng dự kiến khoảng trên 30.000 tấn, có thể tiếp tục điều tra, thăm dò và khai
thác sử dụng vào mục đích phát triển phục vụ loại hình du lịch kết hợp tắm ngâm
chữa bệnh.
Ít mưa, nhiều nắng, Ninh Thuận được coi là vùng sa thảo độc nhất Đông
Nam Á và Vườn quốc gia Núi Chúa là đại diện cho hệ sinh thái rừng khô hạn này.
Ở đây có xương rồng là loài thực vật đặc hữu.
1.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội
1) Tình hình phát triển kinh tế
Ninh Thuận được đánh giá là địa phương giàu tiềm năng phát triển kinh tế
trên nhiều lĩnh vực như: năng lượng, du lịch, công nghiệp chế biến, thủy sản, nông

7
nghiệp… và thời gian qua lợi thế to lớn này đã được tỉnh chủ động khai thác hiệu
quả. Trong năm 2012, thu nhập bình quân đầu người đạt 19,1 triệu đồng/người/năm,
thu ngân sách đạt 1.320 tỷ đồng, đạt 100,2% dự toán. Quí I năm 2013, tổng sản
phẩm nội tỉnh ước đạt 761,8 tỷ đồng, giá trị kim ngạch xuất khẩu ước đạt 10,4 triệu
USD, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 245 tỷ đồng, đồng thời giải quyết
việc làm mới cho 3.455 lao động…
2) Điều kiện xã hội
Dân số và nguồn lao động:
Dân số trung bình năm 2010 có 571 ngàn người. Mật độ dân số trung bình
170 người/km
2
, phân bố không đều, tập trung chủ yếu vùng đồng bằng ven biển.
Cộng đồng dân cư gồm 3 dân tộc chính là dân tộc Kinh chiếm 76,5%, dân tộc Chăm
chiếm 11,9%, dân tộc Raglai chiếm 10,4%, còn lại là các dân tộc khác.

Dân số trong độ tuổi lao động có 365.700 người, chiếm khoảng 64%; tỷ lệ
lao động qua đào tạo đạt khoảng 40%. Cơ cấu lao động hoạt động trong lĩnh vực
nông, lâm, thủy sản chiếm 51,99%, công nghiệp xây dựng chiếm 15%, khu vực dịch
vụ chiếm 33,01%. Với nguồn lao động dồi dào trên sẽ đáp ứng nhu cầu lao động
cho các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Giáo dục- đào tạo:
Toàn tỉnh có 308 trường/2.721 phòng học phổ thông các cấp học, trong đó có
17 trường THPT/415 phòng học, có 27 trường đạt chuẩn quốc gia (đạt tỷ lệ 12,1%),
có 85 trường mẫu giáo, nhà trẻ /531 phòng học. Hệ thống giáo dục phổ thông và nội
trú đã hình thành ở tất cả các huyện, thành phố. Hệ thống các trường đào tạo gồm:
Phân hiệu Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh tại Ninh Thuận, Trường Cao đẳng
Sư phạm, Trường Chính trị, Trung tâm ĐH2- Đại học Thủy lợi, Trường Trung cấp
Nghề, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp và dạy nghề các huyện, thành
phố có nhiệm vụ nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề cho người lao động.
Y tế:
Toàn tỉnh có 84 cơ sở y tế khám chữa bệnh với 1.585 giường bệnh, đạt tỷ lệ
27,8 giường bệnh/vạn dân, trong đó: Tuyến tỉnh có 8 cơ sở - 810 giường bệnh,

8
Tuyến huyện, xã có 73 cơ sở - 705 giường bệnh (trong đó 65 trạm y tế xã, phường -
325 giường bệnh). Tổng số y bác sỹ 798 người. Hiện đang đầu tư xây mới bệnh
viện tỉnh có quy mô 500 giường bệnh, bệnh viện các huyện Thuận Bắc, Thuận
Nam, quy mô 100 giường bệnh; nâng cấp bệnh viện huyện Ninh Phước, bệnh viện
khu vực Ninh Sơn và các phòng khám đa khoa khu vực; xây dựng Trường trung cấp
Y tế.
Giao thông:
Mạng lưới giao thông Ninh Thuận khá thuận lợi, có quốc lộ 1A chạy qua,
quốc lộ 27A lên Đà Lạt và Nam Tây Nguyên, quốc lộ 27B chạy qua địa phận huyện
Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận đến thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, đường sắt Bắc
Nam và 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã. Ngoài ra, sân bay quốc tế Cam

Ranh và cảng hàng hóa Ba Ngòi (một trong 10 cảng biển lớn của cả nước) thuộc
tỉnh Khánh Hòa khá gần tỉnh Ninh Thuận (phạm vi khoảng 45km đến 60km), là một
trong những điều kiện thuận lợi về giao thông để đến với Ninh Thuận.
Hệ thống cảng biển: gồm có 3 cảng cá: Đông Hải với cầu tàu dài 265m, Cà
Ná dài 200m, cụm cảng Ninh Chữ với cầu tàu dài 120m và Bến cá Mỹ Tân, là nơi
trú đậu cho 2.000 tàu thuyền đánh cá trong tỉnh và các tỉnh vào trú bão an toàn, có
khả năng tiếp nhận tàu có qui mô công suất đến 500CV. Cảng hàng hóa Dốc Hầm –
Cà Ná là một trong cảng biển miền Trung được quy hoạch phát triển thành cảng
nước sâu, qui mô công suất hàng hóa qua cảng 15 triệu tấn/năm.
1.2 BỐI CẢNH VÀ CÁC CƠ SỞ XÂY DỰNG DỰ ÁN

Trong tình hình phát triển chung của đất nước, việc xây dựng cơ sở hạ tầng,
kết nối các tuyến đường huyết mạch dọc miền đất nước là một việc làm vô cùng
quan trọng. Dự án đường ven biển Ninh Thuận nằm trong hành lang đường ven biển
quốc gia có tầm quan trọng trong việc kết nối các tuyến đường huyết mạch ven biển
các tỉnh Khánh Hòa, Bình Thuận. Tuyến đường ven biển Bình Tiên-Cà Ná là tuyến
đường “huyết mạch” quan trọng tạo động lực để kinh tế - xã hội tỉnh nhà tăng
trưởng nhanh, bền vững.
Dự án đường ven biển hứa hẹn sẽ tạo ra bước đột phá trong phát triển kinh
tế. Tuyến đường có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển

9
kinh tế - xã hội, nhất là du lịch biển, sinh thái. Bờ biển Ninh Thuận dài, đẹp, rừng
núi, đồi cát bao quanh tạo nên những thắng cảnh độc đáo, thu hút du khách. Khi
đường ven biển hoàn thành, sẽ kết nối với các tua du lịch trọng điểm như Bình
Thuận, Khánh Hòa… trở thành điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư và du khách.
Chỉ riêng lĩnh vực du lịch, bờ biển Ninh Thuận là sự nối dài của các vũng, vịnh của
bờ biển cực Nam Trung Bộ từ vịnh Nha Trang, vịnh Cam Ranh đến tỉnh Bình
Thuận, với các bãi biển tuyệt đẹp mà thiên nhiên đã ban tặng như Bình Tiên, Vĩnh
Hy, Ninh Chữ, Phú Thọ, Mũi Dinh…Dự kiến, tổng quỹ đất sẽ được “đánh thức” sau

khi tuyến đường này được hoàn thành là trên 8.700 ha. Từ đất hoang hóa, sa mạc
ven biển trở thành đất kinh tế đã là một “lợi nhuận” rất lớn. Khi đã có quỹ đất, góp
phần đẩy nhanh việc hình thành các khu du lịch biển và phát triển các khu đô thị,
khu dân cư mới. Căn cứ vào đặc điểm địa lý và thế mạnh của từng vùng, dựa trên
tuyến đường ven biển, các địa phương ven biển sẽ quy hoạch phát triển những mô
hình đô thị phù hợp. Như mô hình khu đô thị du lịch sinh thái hướng biển; đô thị
sinh thái; khu du lịch sinh thái; đô thị lấn biển và đô thị sinh thái biển đảo. Tuyến
đường ven biển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc quy hoạch hệ thống giao thông
bàn cờ, mở hệ thống đường ngang phục vụ giao thương, phát triển kinh tế, sắp xếp,
bố trí quy hoạch lại khu dân cư, đô thị mới của các huyện ven biển, khai thác hết
các tiềm năng, lợi thế của địa phương.
Bên cạnh đó, tuyến đường ven biển này còn làm nhiệm vụ kết nối giao
thương. Với chiều dài 116 km, có thể nói, việc đầu tư triển khai thi công tuyến
đường ven biển có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh của tỉnh ta nói riêng và cả nước nói
chung. Đây là tuyến đường bộ đi sát biển, nối liền các đô thị ven biển, các khu kinh
tế ven biển thành một dải, nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên biển và
vùng ven biển, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương có biển.
Tuyến đường này được đầu tư xây dựng, khi hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ đảm
bảo cho các dự án, các ngành công nghiệp dọc trên tuyến biển của tỉnh nhà được
triển khai. Đó là 2 dự án trọng điểm năng lượng của quốc gia: dự án Nhà máy Điện
hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2. Hệ thống các cảng vận chuyển hàng hóa Ninh Chữ,

10
Dốc Hầm-Cà Ná; các dự án du lịch biển của tỉnh: Bình Tiên-Vĩnh Hy-Ninh Chữ-
Nam Cương-Mũi Dinh-Cà Ná; kết nối du lịch 2 vùng trọng điểm Bình Thuận và
Khánh Hòa. Ngoài ra, tuyến đường này còn giúp Ninh Thuận tiếp tục kết nối tốt
hơn với các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và miền Trung, với các thị trường
lớn trong cả nước. Tuyến đường ven biển còn là một mắt xích quan trọng nối liền
tuyến quốc lộ ven biển trong tương lai của cả nước.

1.3 NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN
1.3.1 Quy mô công trình
Căn cứ vào địa hình khu vực được dựa trên cơ sở độ dốc ngang phổ biến của
sườn đồi, sườn núi (như: đồng bằng và đồi ≤ 30%; núi > 30%), dự án thành phần
đường Vĩnh Hy – Ninh Chữ có qui mô, thiết kế dự kiến như sau:
- Cấp IV miền núi, vận tốc thiết kế 40km/h áp dụng cho đoạn tuyến từ
Km0+0.00 đến Km 13+0.00.
- Cấp III miền núi (tương đương với cấp IV đồng bằng), vận tốc thiết kế
60km/h áp dụng cho đoạn tuyến còn lại từ Km13+0.00 đến Km22+138.194 và đoạn
từ Km22+138.194 đến Km30+138.194.
- Quy mô mặt cắt ngang được kiến nghị như sau:
+ Phần xe chạy : 2 x 3,50m = 7,00m
+ Phần lề gia cố: 2 x 2,00m = 4,00m
+ Phần lề đất : 2 x 0,50m = 1,00m
Tổng cộng : = 12,00m

11

Hình 1-2: Mặt cắt ngang điển hình tuyến đường Vĩnh Hy – Ninh Chữ
(Nguồn: Ban quản lý dự án đường ven biển Vĩnh Hy – Ninh Chữ)
- Công trình cầu:
+ Khổ cầu phù hợp với khổ đường
+ Tải trọng thiết kế HL93, người đi bộ 300kG/m
2

- Kết cấu mặt đường:
+ Tải trọng tính toán tiêu chuẩn xe ôtô trục đơn có tải trọng trục 10T.
+ Modul đàn hồi tối thiểu theo 22TCN 211-2006: Eyc 140Mpa.
- Tần suất thiết kế:
+ Cầu lớn : 1%.

+ Cầu trung : 1%.
+ Nền đường, cống và cầu nhỏ : 4%.
Chiều rộng tối thiểu các yếu tố trên mặt cắt ngang cho địa hình đồng bằng
và đồi.

12
Bảng 1-1. Quy mô tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến đường
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
TCVN4054-05
1
Cấp đường

Cấp III
Cấp IV
2
Quy mô



3
Vận tốc thiết kế
Km/h
60
40
4
Bán kính đường cong nằm nhỏ nhất (R
min
)

m
125
60
5
Bán kính đường cong nằm không siêu cao
m
1500
600
6
Độ dốc dọc lớn nhất i
dọc

%
7
8
7
Bán kính đường kính cong lồi tối thiểu
m
2500
700
8
Bán kính đường kính cong lõm tối thiểu
m
1000
450
9
Bề rộng nền đường, trong đó:
m
12
12


+ Bề rộng phần xe chạy
m
2x3,5= 7,0
2x3,5= 7,0

+ Bề rộng lề gia cố
m
2x2,0= 4,0
2x2,0= 4,0

+ Bề rộng lề đất
m
2x0,5=1,0
2x0,5=1,0
10
Độ dốc ngang
%



+ Dốc ngang mặt đường và lề gia cố
%
2
2

+ Dốc ngang lề đất
%
4
4

11
Cường độ mặt đường (áo đường mềm)
Mpa

140
140
12
Tải trọng thiết kế công trình

HL93
HL93
13
Tần suất thiết kế cầu nhỏ, cống, nền đường
%
4
4
14
Tần suất thiết kế cầu lớn, cầu trung
%
1
1

1.3.2 Các phương án tuyến và giải pháp thiết kế công trình
1) Giải pháp lựa chọn tuyến
a. Các nguyên tắc lựa chọn phương án vị trí tuyến và công trình
- Căn cứ đặc điểm địa hình khu vực, lựa chọn phương án tuyến có tính khả thi
- Hạn chế thấp nhất việc đền bù, giải phóng mặt bằng và việc chia cắt các
thôn buôn, khu dân cư, ảnh hưởng đến tập quán sinh hoạt của dân cư.
- Không ảnh hưởng đến công trình quốc phòng, an ninh, bảo vệ các công
trình văn hoá, di tích lịch sử và các công trình quan trọng khác.


13
- Tận dụng các công trình đã được xây dựng nhưng chưa được khai thác có
hiệu quả.
- Hạn chế khối lượng và phạm vi cần giải tỏa, đền bù.
- Đảm bảo tổ chức giao thông trong quá trình thi công
- Thuận lợi cho công tác quản lý sau này.
b. Lựa chọn phương án tuyến
Đoạn Vĩnh Hy – Ninh Chữ là một phần của Dự Án Đầu tư Xây dựng Đường
hành lang ven biển Bình Tiên – Cà Ná, tỉnh Ninh Thuận.
Tuyến được triển khai dựa trên cơ sở tuyến đường tỉnh lộ 702 bắt đầu từ
khoảng Km38 ĐT702 (thôn Vĩnh Hy, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải) tuyến bám
theo đường cũ (ĐT702) vượt qua đèo Núi Cọc (khoảng Km36 - Km33 ĐT702), qua
rạch Thái An (Km33+00 ĐT702), tuyến đi sát biển và đi ngang qua vị trí đặt nhà
máy hạt nhân nằm ở xã Vĩnh Hải (tuyến cách nhà máy điện hạt nhân khoảng 1km –
trong phạm vi an toàn). Tuyến vượt đèo Núi Láng Chổi (khoảng Km28-Km26
ĐT702) sau đó bám sát biển đi qua Mỹ Tân và kết thúc tại Km15+500 ĐT702
(điểm cuối dự án ADB5).
2) Giải pháp thiết kế tuyến
a. Thiết kế bình đồ
b. Thiết kế trắc dọc
c. Thiết kế mặt cắt ngang
d. Thiết kế nền đường
e. Thiết kế mặt đường
f. Các công trình phòng hộ trên tuyến
g. Thiết kế công trình thoát nước
h. Thiết kế nút giao và tổ chức giao thông
i. Thiết kế cầu, cống, rãnh thoát nước
3) Rà phá bom mìn
Tuyến đường Vĩnh Hy – Ninh Chữ chủ yếu bám theo hướng tuyến và tận

dụng hầu hết nền đường tỉnh lộ 702, vì vậy khối lượng rà phá bom mìn chuẩn bị thi

14
công không lớn. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho việc thi công công trình, nhất là
đối với những đoạn chỉnh nắn tuyến hoặc làm đường dẫn thi công thì việc thực hiện
công tác rà phá bom mìn sẽ được Chủ đầu tư nghiêm túc thực hiện để tránh gặp
phải những tai nạn rủi ro đáng tiếc do bom mìn còn sót lại gây ra.
4) Giải pháp phá đá
Như đã trình trong nội dung các phần trên, toàn tuyến dự án đường thành
phần Vinh Hy – Ninh Chữ chủ yếu bám theo hướng tuyến và tận dụng hầu hết nền
đường tỉnh lộ 702, do đó khối lượng đá không lớn phá đá, ước tính khối lượng đá
cần phá khoảng 105385,99m
3
. Vì tuyến đi qua khu vực rừng thuộc Vườn Quốc gia
Núi Chúa, nên việc thực hiện công tác nổ mìn sao cho đảm bảo tiến độ thi công của
dự án nhưng không làm hư hại nặng nề các thảm thực vật và gây các tiếng nổ lớn
ảnh hưởng không tốt đến đời sống của các động vật.
5) Đền bù và giải phóng mặt bằng
Khối lượng đền bù và giải phóng mặt bằng cụ thể như sau:
Tuyến đường du lịch sinh thái Vĩnh Hy – Bình Tiên có chiều dài 29,33Km,
hầu hết đều đi trong khu vực Vườn Quốc gia Núi Chúa thuộc địa phận các xã Vĩnh
Hải, xã Nhơn Hải và xã Tri Hải, trong đó có đoạn tuyến (khoảng 6Km) đi qua tiểu
khu 162 - thuộc phân khu hành chính dịch vụ, một phần đi qua tiểu khu 168 - thuộc
vùng đệm của Vườn Quốc gia Núi Chúa và một phần (đoạn Mỹ Tân – Ninh Chữ)
nằm ngoài ranh giới Vườn Quốc gia Núi Chúa thuộc xã Nhơn Hải và xã Tri Hải.
Phạm vi giải phóng mặt bằng của dự án được xác định bằng hệ thống cọc
giải phóng mặt bằng, phạm vi cắm cọc giải phóng mặt bằng bao gồm phạm vi
chiếm dụng đất vĩnh viễn và phạm vi đất mượn tính từ chân đường thiết kế được
duyệt ra mỗi bên 1,5m để phục vụ thi công. Trong phạm vi hai cọc giải phóng mặt
bằng được xem xét thu hồi đất và lập phương án bồi thường như sau:

- Thu hồi đất vĩnh viễn đến chân đường thiết kế mới của công trình: toàn bộ
các công trình nhà cửa, vật kiến trúc và cây cối hoa màu sẽ phải di chuyển để xây
dựng đường.
- Phần đất mượn (trong thời gian thi công) 1,5m tính từ chân đường thiết kế
ra mỗi bên như sau:

15
+ Khu vực đất nông nghiệp: Bồi thường thiệt hại cây cối hoa màu trong
thời gian mượn đất để thi công.
+ Khu vực có đất thổ cư, nhà cửa công trình và hạ tầng kỹ thuật khác thì
không lập phương án thu hồi và bồi thường. Nhà thầu xây lắp có biện pháp thi công
thích hợp để không ảnh hưởng đến công trình lân cận.
1.4 NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI CẦN QUAN TÂM
Tuyến đường ven biển mở ra sẽ tạo điều kiện thúc đẩy phát triển tiềm lực
kinh tế. Nhưng bên cạnh đó, việc thi công tuyến đường này sẽ tạo ra nhiều tác động
tới môi trường và xã hội.
1. Tác động tới môi trường
Tuyến đường Vĩnh Hy – Ninh Chữ được quy hoạch trong phạm vi của vườn
Quốc gia Núi Chúa. Vì vậy, khi tuyến đường này được xây dựng sẽ có ảnh hưởng
không nhỏ tới không nhỏ tới hệ sinh thái vườn quốc gia. Việc thi công tuyến đường
này sẽ làm thay đổi tập tính, nơi cư trú của động vật, côn trùng… gây nhiễu loạn hệ sinh
thái, thay đối về số lượng loài trong khu vực trong thời gian dài.
Ngoài việc ảnh hưởng tới hệ sinh thái vườn quốc gia, việc thi công tuyến
đường Vĩnh Hy - Ninh Chữ còn gây ảnh hướng không nhỏ tới môi trường không
khí, nước và đất của khu vực dự án. Môi trường không khí chịu tác động do bụi và
khí thải của các phương tiện thi công xây dựng, phương tiện vận chuyển nguyên vật
liệu chất thải xây dựng, việc nổ mìn phá đá… Nước thải của công nhân mang theo
các chất ô nhiễm về lý hóa và sinh học, khi xả trực tiếp vào nguồn tiếp nhận sẽ gây
ra tăng ô nhiễm nguồn nước mặt khu vực.
2. Tác động đến xã hội

Dự án tuyến đường Vĩnh Hy – Ninh Chữ sẽ ảnh hưởng đến diện tích đất
nông nghiệp và đất thổ cư của người dân nằm trong quy hoạch của dự án. Nhưng
việc xây dựng tuyến đường đã tạo ra nguồn lao động cho người dân địa phương góp
phần ổn định tình hình an ninh – trật tự xã hội, giảm các tệ nạn xã hội. Đồng thời
khi đi vào vận hành, tuyến đường sẽ góp phần thúc đẩy phát triền thương mại, du
lịch khu vực trong và ngoài tỉnh.

16
CHƯƠNG 2
HIỆN TRẠNG TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DỰ ÁN

2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC DỰ ÁN
Theo dự kiến, tuyến đường giao thông ven biển Vĩnh Hy-Ninh Chữ sẽ bám
theo tuyến ĐT702 trước đây, đi qua 3 xã Vĩnh Hải, Nhơn Hải và Tri Hải của huyện
Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.
Huyện Ninh Hải và huyện Thuận Bắc (trước đây là một phần nằm ở phía Tây
- Tây Bắc của huyện Ninh Hải cũ, tách ra từ năm 2004) nằm ở phía Đông tỉnh Ninh
Thuận. Hai huyện đều có đường bờ biển là ranh giới ở phía Đông. Có địa hình nửa
đồng bằng, trung du và một phần là miền núi. Có vị trí địa lý như sau:
Phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa;
Phía Tây giáp huyện Ninh Sơn;
Phía Đông giáp biển Đông;
Phía Nam giáp thành phố Phan Rang - Tháp Chàm;

Hình 2-1: Bản đồ hành chính huyện Ninh Hải

17
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
1) Vị trí tuyến đường
Đoạn Vĩnh Hy – Ninh Chữ là một phần của Dự Án đầu tư xây dựng đường

hành lang ven biển Cà Ná – Bình Tiên, tỉnh Ninh Thuận. Đoạn Vĩnh Hy – Ninh
Chữ bắt đầu từ thôn Vĩnh Hy, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải (khoảng Km38 ĐT702)
và kết thúc tại xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải (khoảng Km15+500 ĐT702). Tổng
chiều dài dự án khoảng 29,33 KM, đi qua các xã Vĩnh Hải, xã Thanh Hải, xã Tri
Hải và xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.


Hình 2-2. Vị trí tuyến đường ven biển Vĩnh Hy-Ninh Chữ dự kiến
2) Đặc điểm địa hình, địa mạo
Đường Vĩnh Hy – Ninh Chữ theo quy hoạch đi gần sát bờ biển, tận dụng tối
đa các đoạn đường đã có và đi bám theo địa hình, phù hợp với địa hình núi ven biển
nhằm giảm diện tích chiếm rừng, giảm khối lượng đào đắp. Tuyến đường này có vị

18
trí hết sức quan trọng về bảo vệ an ninh quốc phòng, bảo vệ rừng và là tuyến đường
du lịch đặc thù của tỉnh Ninh Thuận, nhằm khai thác khác các khu du lịch ven biển
như khu du lịch Bình Tiên, Bãi Thùng, khu du lịch sinh thái ven biển chân núi
Chúa,… đặc biệt tuyến đi ngang qua vị trí đặt nhà máy hạt nhân nằm ở xã Vĩnh Hải
(tuyến cách nhà máy điện hạt nhân khoảng 1Km – trong phạm vi an toàn).
Tuyến đường 702 trước khi đầu tư xây dựng băng qua 02 phân khu chức
năng của Vườn Quốc gia núi Chúa là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu
dịch vụ hành chính thuộc các tiểu khu 162 và 168. Khu vực này tập trung chủ yếu
là loại rừng khô hạn trên núi đá. Các loại đất chủ yếu ở đây là đất Feralit (Fa), đất
cát và đất xám bạc màu.
Tuyến Vĩnh Hy – Ninh Chữ được triển khai bám theo tuyến đường 702 cũ
hiện hữu, nên nhìn chung địa tuyến có địa hình tương đối bằng phẳng, chỉ có một số
vị trí thuộc phân đoạn Vĩnh Hy – Mỹ Tân, tuyến vượt qua đèo Núi Cọc có độ cao
nhất là 77m, độ dốc đoạn tuyến khoảng 9 – 11%.
3) Điều kiện về khí tượng thủy văn và hải văn
Về khí tượng:

Khu vực Dự án có chế độ khí hậu, thời tiết của tỉnh Ninh Thuận với đặc điểm
thời tiết khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, đặc trưng khí hậu là khô nóng và
gió nhiều với chế độ bức xạ dồi dào, rất nhiều nắng, ít mây, chỉ có 2 mùa đó là mùa
mưa và mùa khô. Ninh Thuận là tỉnh có lượng mưa nhỏ nhất trong cả nước. Mùa
khô kéo dài 9 tháng từ tháng 12 đến tháng 8 lượng mưa trung bình thấp, chỉ chiếm
15-20% lượng mưa cả năm. Trong khi đó, lượng bốc hơi rất cao, chiếm 80-85%
tổng lượng bốc hơi cả năm. Mùa mưa Kéo dài 3 tháng bắt đầu từ tháng 9 đến tháng
11, với lượng mưa lớn và tập trung, chiếm 80-85% lượng mưa trong cả nước.
Khí hậu nơi đây khô hạn với nắng nóng vào loại cao nhất so với cả nước,
nhiệt độ trung bình mùa hè 28-36
o
C . Đây là vùng có lượng mưa thấp nhất trong cả
nước, nhiệt độ trung bình mùa mưa từ 21-25
o
C. Ninh Thuận có bão xảy ra vào
tháng 10; 11. Bão thường kết hợp với dông gây ra mưa lớn và lũ lụt, ảnh hưởng đến
sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng.

×