Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Nghiên cứu xây dựng hệ thống giám sát chất lượng nước hệ thống công trình thủy lợi bắc nam hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 133 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian dài thực hiện, luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quy hoạch và
Quản lý Tài nguyên nước với đề tài: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống giám sát chất
lượng nước hệ thống công trình thủy lợi Bắc Nam Hà” đã được hoàn thành. Ngoài sự
nỗ lực của bản thân, tác giả còn được sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của các thầy cô
giáo và các đồng nghiệp, bạn bè.
Đầu tiên, tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô hướng dẫn
khoa học PGS.TS. Lê Thị Nguyên - Trường Đại học Thủy lợi đã trực tiếp tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ và cung cấp những tài liệu, những thông tin cần thiết cho tác giả
hoàn thành Luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Thủy lợi, các thầy giáo, cô giáo
Khoa Kỹ thuật Tài nguyên nước, các thầy giáo, cô giáo các bộ môn đã truyền đạt
những kiến thức chuyên môn trong quá trình học tập.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các đồng nghiệp, bạn bè đã
cung cấp các tài liệu cần thiết và đóng góp ý kiến cho tác giả hoàn thành luận văn.
Tuy nhiên do thời gian có hạn,nên những thiếu sót của luận văn là không thể
tránh khỏi. Tác giả rất mong tiếp tục nhận được sự chỉ bảo giúp đỡ của các thầy cô
giáo cũng như những ý kiến đóng góp của bạn bè và của đồng nghiệp.
Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn tấm lòng của những người thân trong
gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ khích lệ tác giả trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2013
Tác giả



Hoàng Thị Tâm










LỜI CAM ĐOAN


Tên tác giả: Hoàng Thị Tâm
Học viên cao học: Lớp CH20Q11
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Thị Nguyên

Tên đề tài luận văn “Nghiên cứu xây dựng hệ thống giám sát chất lượng nước
hệ thống công trình thủy lợi Bắc Nam Hà”


Tác giả xin cam đoan đề tài luận văn được làm dựa trên các số liệu, tư liệu được
thu thập từ nguồn thực tế, được công bố trên báo cáo của các cơ quan Nhà nước, được
đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành, sách, báo… để làm cơ sở nghiên cứu. Tác giả
không sao chép bất kỳ một luận văn hoặc một đề tài nghiên cứu nào trước đó
.

Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2013


Tác giả


Hoàng Thị Tâm



















BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI





HOÀNG THỊ TÂM

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC HỆ
THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI BẮC NAM HÀ
Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước

Mã số: 60-62-30


LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ THỊ NGUYÊN








Hà Nội – 2013




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I:TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1 Hiện trạng ô nhiễm nguồn nước tại Việt Nam Error! Bookmark not defined.
1.2 Hiện trạng chất lượng nước một số hệ thống thủy lợi ở nước ta 7
1.2.1 Hệ thống An Kim Hải 7
1.2.2 Hệ thống Nam Thái Bình 8
1.3 Tổng quan về tình hình giám sát chất lượng nước 9
1.3.1 Tình hình giám chất Lượng nước ở một số nước 9
1.3.2 Tình hình giám sát chất lượng nước ở Việt Nam 11
1.3.3 Những tồn tại trong giám sát chất lượng nước các hệ thống sông ở Việt

Nam 12
CHƯƠNG II:TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THỦY LỢI BẮC NAM HÀ 15
2.1 Điều kiện tự nhiên 15
2.1.1 Vị trí địa lý 15
2.1.2 Đặc điểm địa hình 15
2.1.3 Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng 17
2.2 Đặc điểm khí tượng, thủy văn 17
2.2.1 Đặc điểm khí tượng, khí hậu 17

2.2.1.1 Mưa 17
2.2.1.2 Nhiệt độ 18
2.2.1.3 Độ ẩm 18
2.2.1.4 Bốc hơi 19
2.2.1.5 Gió, bão 19
2.2.1.6 Nắng 20
2.2.2 Đặc điểm thủy văn, sông ngòi 20
2.2.2.1 Mạng lưới sông ngòi 20
2.2.2.2 Điều kiện thủy văn 21
2.2.2.3 Thủy triều 22
2.2.2.4 Tình hình mặn 22
2.3 Thực trạng kinh tế - xã hội 23
2.3.1 Dân số 23
2.3.2 Hiện trạng các ngành kinh tế 24
2.3.2.1 Nông nghiệp 24
2.3.2.2 Công nghiệp 30
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước

2.3.2.3 Du lịch, dịch vụ 32
2.3.2.4 Hiện trạng giao thông 33
2.5 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội hệ thống thủy lợi Bắc Nam Hà 34

2.5 Hiện trạng tài nguyên nước hệ thống thủy lợi Bắc Nam Hà 36
2.5.1 Nguồn nước mưa 36
2.5.2 Nguồn nước mặt 37
CHƯƠNG III:ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC HỆ THỐNG THỦY LỢI BẮC
NAM HÀ 39
3.1 Hiện trạng hệ thống công trình thủy lợi Bắc Nam Hà 39
3.1.1 Hiện trạng cơ sở vật chất 40
3.1.2 Hiện trạng trong hệ thống 40
3.1.3 Hiện trạng quản lí hệ thống 41
3.2 Tình hình môi trường chung hệ thống thủy nông Bắc Nam Hà 43
3.3 Đánh giá chất lượng nước hệ thống thủy lợi Bắc Nam Hà 44
3.3.1 Phạm vi đánh giá 44
3.3.2 Cơ sở đánh giá 45
3.3.3 Chất lượng nước một số sông kênh những năm trước đây 48
3.3.4 Đánh giá chất lượng nước một số năm hệ thống thủy lợi Bắc Nam Hà
49
3.3.4.1 Đánh giá chất lượng nước hệ thống thủy Lợi Bắc Nam Hà năm
2009 49
3.3.4.2 Đánh giá chất lượng nước hệ thống thủy Lợi Bắc Nam Hà năm
2010 66
3.4 Nguyên nhân và nguồn gây ô nhiễm 84
3.5.Ảnh hưởng của chất lượng nước đến dân sinh kinh tế - xã hội 85
3.6 Sự cần thiết xây dựng hệ thống giám sát chất lượng nước 87
CHƯƠNG IV:NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT CHẤT
LƯỢNG NƯỚC HỆ THỐNG THỦY LỢI BẮC NAM HÀ 93
4.1 Mục tiêu giám sát chất lượng nước 93
4.1.1.Khái quát giám sát môi trường 93
4.1.2 Mục đích giám sát chất lượng nước 93
4.2 Cơ sở khoa học xây dựng hệ thống giám sát chất lượng nước 94
4.2.1 Xác định thông tin cần thu thập 94

4.2.2 Xác định tiêu chí thiết kế 95
4.2.3 Thiết kế mạng lưới giám sát 95
4.3.2.1 Xác định số lượng trạm giám sát 96
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước

4.3.2.2 Xác định vị trí trạm giám sát 97
4.3.2.3 Phân loại hạng giám sát chất lượng nước 97
4.3.2.4 Xác định các thông số giám sát 98
4.3.2.5 Xác định tần suất lấy mẫu 100
4.2.4 Xây dựng kế hoạch và triển khai mạng giám sát 101
4.2.5 Xây dựng báo cáo thông tin 102
4.3 Xây dựng hệ thống giám sát chất lượng nước hệ thống công trình thủy lợi
Bắc Nam Hà 102
4.3.1 Xác định thông tin cần thu thập 102
4.3.1.1 Phân vùng ô nhiễm hệ thống thủy nông Bắc Nam Hà 102
4.3.1.2 Qui hoạch phân vùng sử dụng nước 103
4.3.1.3 Phương hướng phát triển kinh tế xã hội của khu vực 103
4.3.2 Xác định tiêu chí thiết kế hệ thống thủy lợi Bắc Nam Hà 103
4.3.3 Thiết kế mạng lưới giám sát hệ thống thủy lợi Bắc Nam Hà 103
4.3.3.1 Xác định số trạm giám sát chất lượng nước hệ thống 103
4.3.3.2 Xác định vị trí và phân hạng trạm giám sát hệ thống thủy lợi Bắc
Nam Hà 104
4.3.3.3 Lựa chọn các chỉ tiêu và tần suất giám sát chất lượng nước giám
sát 105
4.3.3.4 Quy mô các trạm quan trắc 107
4.3.4 Quản lý và khai thác số liệu giám sát chất lượng nước hệ thống thủy lợi
Bắc Nam Hà 107

4.3.4.1 Quản lý và lưu trữ dữ liệu 107
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 109










Luận văn thạc sĩ kỹ thuật ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1 - Bản đồ hành chính hệ thống thủy lợi Bắc Nam Hà 16
Hình 3.1 - Bản đồ hệ thống công trình thủy lợi Bắc Nam Hà 39
Hình 3.1- Bản đồ phân vùng tiêu hệ thống thủy nông Bắc Nam Hà 42
Hình 3.2 - So sánh pH tại các trạm bơm mùa khô 2009 của hệ thống với
QCVN08/2008 (A2) 50
Hình 3.3 - So sánh DO tại các trạm bơm mùa khô 2009 của hệ thống với
QCVN08/2008 (A2) 50
Hình 3.4 - So sánh BOD tại các trạm bơm mùa khô 2009 của hệ thống với
QCVN08/2008 (A2) 51
Hình 3.5 - So sánh COD tại các trạm bơm mùa khô 2009 của hệ thống với
QCVN08/2008 (A2) 51
Hình 3.6 - So sánh NO
3
-
tại các trạm bơm mùa khô 2009 của hệ thống với
QCVN08/2008 (A2) 52
Hình 3.7 - So sánh P
2

O
5
tại các trạm bơm mùa khô 2009 của hệ thống với
QCVN08/2008 (A2) 52
Hình 3.8 - So sánh Coliform

tại các trạm bơm mùa khô 2009 của hệ thống với
QCVN08/2008 (A2) 53
Hình 3.10 - Hàm lượng COD tại khu vực nội đồng tháng 3 và 4/2009 so với
QCVN08-2008 55
Hình 3.11-Hàm lượng DO tại khu vực nội đồng tháng 3 và 4/2009 so với
QCVN08-2008 55
Hình 3.12- Hàm lượng DO tại khu vực nội đồng tháng 3 và 4/2009 so với
QCVN08-2008 56

Hình 3.13 - Hàm lượng COD tại khu vực nội đồng tháng 3 và 4/2009 so với
QCVN08-2008 56
Hình 3.14 - Hàm lượng P
2
O
5
tại khu vực nội đồng tháng III và IV/2009 so với
QCVN08-2008 57
Hình 3.15-Hàm lượng Coliform tại khu vực nội đồng tháng 3 và 4/2009 so với
QCVN08-2008 57
Hình 3-16: Chỉ tiêu pH tháng mùa mưa tại các trạm bơm mùa mưa 2009 so với
QCVN08-2008 59
Hình 3.17 - Chỉ tiêu DO tháng mùa mưa năm 2009 tại các trạm bơm so với
QCVN08-2008 59
Hình 3.18 - Chỉ tiêu BOD tháng mùa mưa năm 2009 tại các trạm bơm so với

QCVN08-2008 60
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước

Hình 3.19 - Chỉ tiêu NO
3
-
tháng mùa mưa năm 2009 tại các trạm bơm so với
QCVN08-2008 60
Hình 3.20 - Chỉ tiêu P
2
O
5

tháng mùa mưa năm 2009 tại các trạm bơm so với
QCVN08-2008 60
Hình 3.21- Chỉ tiêu Coliform tháng mùa mưa năm 2009 tại các trạm bơm so với
QCVN 08-2008 61
Hình 3.22 - Chỉ tiêu pH tại các vị trí nội đồng tháng mùa mưa 2009 so với quy
chuẩn 63
Hình 3.23 - Chỉ tiêu DO tại các vị trí nội đồng tháng mùa mưa năm 2009 so với
quy chuẩn 63
Hình 3.24 - Chỉ tiêu BOD tại các vị trí nội đồng tháng mùa mưa năm 2009 so với
quy chuẩn 63
Hình 3.25-Chỉ tiêu COD tại các vị trí nội đồng tháng mùa mưa năm 2009 so với
quy chuẩn 64
Hình 3.26- Chỉ tiêu P
2
O
5
tại các vị trí nội đồng tháng mùa mưa năm 2009 so với

quy chuẩn 64
Hình 3.27- Chỉ tiêu NO
3
-
tại các vị trí nội đồng tháng mùa mưa năm 2009 so với
quy chuẩn 65
Hình 3.29 - Chỉ tiêu pH tại các trạm bơm vào các tháng mùa khô 2010 so với quy
chuẩn 67
Hình 3.30 - Chỉ tiêu pH tại các trạm bơm vào các tháng mùa khô 2010 so với quy
chuẩn 67
Hình 3.31 - Chỉ tiêu BOD tại các trạm bơm vào các tháng mùa khô 2010 so với
quy chuẩn 67
Hình 3.30 - Chỉ tiêu COD tại các trạm bơm vào các tháng mùa khô 2010 so với
quy chuẩn 68

Hình 3.31- Chỉ tiêu NO
3
-
tại các trạm bơm vào các tháng mùa khô 2010 so với
quy chuẩn 68
Hình 3.32-Chỉ tiêu P
2
O
5
tại các trạm bơm vào các tháng mùa khô 2010 so với quy
chuẩn 68
Hình 3.32 - Chỉ tiêu Coliform tại các trạm bơm vào các tháng mùa khô 2010 so
với quy chuẩn 69
Hình 3.3- Chỉ tiêu pH tại khu vực nội đồng vào các tháng mùa khô 2010 so với
quy chuẩn 71

Hình 3.34 - Chỉ tiêu DO tại khu vực nội đồng vào các tháng mùa khô 2010 so
với qui chuẩn 71
Hình 3.35 - Chỉ tiêu BOD tại khu vực nội đồng vào các tháng mùa khô 2010 so
với quy chuẩn 72
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước

Hình 3.37 - Chỉ tiêu P
2
O
5
tại khu vực nội đồng vào các tháng mùa khô 2010 so
với qui chuẩn 72
Hình 3.38 - Chỉ tiêu NO
3
tại khu vực nội đồng vào các tháng mùa khô 2010 so
với qui chuẩn 73
Hình 3.39 - Chỉ tiêu Coliform tại khu vực nội đồng vào các tháng mùa khô 2010
so với qui chuẩn 73
Hình 3.39 - Chỉ tiêu pH tại các trạm bơm vào các tháng mùa mưa 2010 so với qui
chuẩn 75
Hình 3.40 -Chỉ tiêu DO tại các trạm bơm vào các tháng mùa mưa 2010 so với quy
chuẩn 76
Hình 3.41- Chỉ tiêu BOD tại các trạm bơm vào các tháng mùa mưa 2010 so với
quy chuẩn 76
Hình 3.42 - Chỉ tiêu COD tại các trạm bơm vào các tháng mùa mưa 2010 so với
quy chuẩn 76
Hình 3.43 - Chỉ tiêu NO
3
-
tại các trạm bơm vào các tháng mùa mưa 2010 so với

quy chuẩn 77
Hình 3.44- Chỉ tiêu P
2
O
5
tại các trạm bơm vào các tháng mùa mưa 2010 so với
quy chuẩn 77
Hình 3.45 - Chỉ tiêu Coliform

tại các trạm bơm vào các tháng mùa mưa 2010 so
với quy chuẩn 77
Hình 3.46 - Chỉ tiêu pH

tại các khu vực nội đồng vào các tháng mùa mưa 2010
so với quy chuẩn 79
Hình 3.46- Chỉ tiêu DO

tại các khu vực nội đồng vào các tháng mùa mưa 2010
so với quy chuẩn 80
Hình 3.47 - Chỉ tiêu BOD

tại các khu vực nội đồng vào các tháng mùa mưa 2010
so với quy chuẩn 80
Hình 3-48: Chỉ tiêu COD

tại các khu vực nội đồng vào các tháng mùa mưa 2010
so với quy chuẩn 80
Hình 3.49 - Chỉ tiêu BOD

tại các khu vực nội đồng vào các tháng mùa mưa 2010

so với quy chuẩn 81
Hình 3.50 - Chỉ tiêu NO
3
-


tại các khu vực nội đồng vào các tháng mùa mưa 2010
so với quy chuẩn 81
Hình 3.51 - Chỉ tiêu P
2
O
5


tại các khu vực nội đồng vào các tháng mùa mưa 2010
so với quy chuẩn 81
Hình 3-52: Chỉ tiêu Coliform

tại các khu vực nội đồng vào các tháng mùa mưa so
với quy chuẩn 82

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2-1 : Lượng mưa trung bình tháng , năm các trạm khí tượng khu vực Bắc
Nam Hà 17
Bảng 2-2: Lượng mưa tiêu thiết kế 1, 3, 5 ngày max với tần suất P=10% 17
tại trạm Nam Định 18
Bảng 2-3: Nhiệt độ trung bình tháng, năm các trạm khí tượng khu vực 18
Bắc Nam Hà 18

Bảng 2.4 :Độ ẩm tương đối trung bình tháng, năm các trạm Khí tượng 19
Bảng 2.5: Lượng bốc hơi tháng trung bình nhiều năm 19
Bảng 2-6. Tốc độ gió trung bình tháng , năm các trạm khí tượng 19
Bảng 2-7: Tình hình phát triển chăn nuôi các tỉnh Nam Định 26
Bảng 2-8: Tình hình phát triển chăn nuôi tỉnh Hà Nam 27
Bảng 2-9: Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản tỉnh Nam Định 29
Bảng 2-10: Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản 30
Bảng 2-11: Tình hình sản xuất công nghiệp tỉnh Nam Định 31
Bảng 3-1: Các vùng tưới hệ thống thủy lợi Bắc Nam Hà 40
Bảng 3-2: Các lưu vực tiêu hệ thống thủy lợi Bắc Nam Hà 41
Bảng 3-3: Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt (QCVN08-2008) 48
Bảng 3-4: Chỉ tiêu chất lượng nước tại các trạm bơm tưới, tiêu hệ thống thống
thủy lợi Bắc Nam Hà tháng III/2009 49
Bảng 3-5: Chỉ tiêu chất lượng nước tại các trạm bơm tưới, tiêu hệ thống thống
thủy lợi Bắc Nam Hà tháng IV/2009 49
Bảng3-6 : Chỉ tiêu chất lượng nước tại khu vực nội đồng hệ thống 54
Bảng3-7 : Chỉ tiêu chất lượng nước tại khu vực nội đồng hệ thống tháng IV/2009
54
Bảng 3-8: Chỉ tiêu chất lượng nước tại các trạm bơm vào tháng VII/2009 58
Bảng 3-9: Chỉ tiêu chất lượng nước tại các trạm bơm vào tháng XI/2009 58
Bảng 3-10: Chỉ tiêu chất lượng nước tháng VII/2009 tại các trạm bơm 62
Bảng 3-11: Chỉ tiêu chất lượng nước tại các vị trí trạm bơm tháng XI/2009 62
Bảng 3-12 : Chỉ tiêu chất lượng nước tại các trạm bơm tưới, tiêu của hệ thống
tháng III/2010 66
Bảng 3-12 : Chỉ tiêu chất lượng nước tại các trạm bơm tưới, tiêu của hệ thống
IV/2010 66
Bảng 3-14: Chất lượng nước tại khu vực nội đồng hệ thống thuỷ lợi Bắc Nam Hà
III/2010 70

Bảng 3-15: Chất lượng nước tại khu vực nội đồng hệ thống thuỷ lợi Bắc Nam Hà

IV/2010 71
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước

Bảng 3-16: Chất lượng nước tại các trạm bơm hệ thống thuỷ lợi Bắc Nam Hà
VII/2010 75
Bảng 3-17: Chất lượng nước tại các trạm bơm hệ thống thuỷ lợi Bắc Nam Hà
XI/2010 75
Bảng 3-19: Chất lượng nước tại khu vực nội đồng hệ thống thuỷ lợi Bắc Nam Hà
79
Bảng 3-20: Chất lượng nước tại khu vực nội đồng hệ thống thuỷ lợi Bắc Nam Hà
XI/2010 79
Bảng3-21:Tỷ lệ mắc một số bệnh liên quan đến ô nhiễm nước (số ca/100.000
người) 86
Bảng 4-1 : Mật độ lưới trạm theo quy định GEMS 96
Bảng 4-2: Các tác động của một số nguồn gây ô nhiễm 99
Bảng 4-3: Các thông số chỉ thị chất lượng nước 100
Bảng 4-4 : Vị trí các trạm giám sát chất lượng nước hệ thống thủy nông Bắc
Nam Hà 104
Bảng 4-5:Tần suất lấy mẫu và chỉ tiêu giám sát chất lượng nước 106

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước

DANH MỤC VIẾT TẮT
TX: Thị Xã
TB : Trạm bơm
K : Kênh
K/C: Khống chế
TP: Thành Phố
KTCTTL: Khai thác công trình thủy Lợi
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước

2

MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Hệ thống thủy lợi Bắc Nam Hà là một trong những hệ thống lớn được bao bọc
bởi 4 con sông lớn: Sông Hồng, Sông Đào, Sông Đáy, Sông Châu. Diện tích tự
nhiên của hệ thống là 100. 261 ha (Diện tích trong đê: 85.236 ha, ngoài đê: 15.025
ha), bao gồm 4 huyện, thị của tỉnh Nam Định (Thành phố Nam Định, huyện Mỹ
Lộc, huyện Vụ Bản, huyện Ý Yên), 4 huyện thị của tỉnh Hà Nam (thành phố Phủ
Lý, huyện Thanh Liêm, huyện Bình Lục, huyện Lý Nhân). Hệ thống Bắc Nam Hà
được phân thành 5 vùng tưới và 5 vùng tiêu với các nhiệm vụ chính:
+ Đảm bảo cấp nước tưới cho khoảng 5900 ha đất nông nghiệp của toàn hệ
thống, tạo nguồn cấp nước phục vụ chăn nuôi gia súc; gia cầm; nuôi trồng thủy sản .
+ Tạo nguồn cấp nước sinh hoạt cho khoảng 1,2 triệu dân, các khu công
nghiệp tập trung và các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong vùng.
+ Tiêu nước, chống ngập úng cho khoảng 85.300 ha diện tích phía trong đê,
hỗ trợ tiêu cho diện tích trong bối ngoài đê khoảng 15.000 ha.
+ Duy trì dòng chảy trên các sông trục trong hệ thống, góp phần giảm thiểu ô
nhiễm, cạn kiệt nguồn nước, cải thiện môi trường sinh thái …
Cũng như một số các hệ thống thủy lợi có nhiệm vụ tiêu thoát nước cho các
khu công nghiệp và khu đô thị lớn khác trên phạm vi toàn quốc như: Hệ thống Bắc
Hưng Hải, hệ thống Bắc Đuống, hệ thống Sông Nhuệ, Đa Độ, An Kim Hải, Dầu
Tiếng …, Hệ thống thủy nông Bắc Nam Hà đang đứng trước thực trạng chất lượng
nước ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng. Do hầu hết các hệ thống thủy lợi của nước ta
đều được xây dựng từ lâu, trong thiết kế không tính toán đến các vấn đề giảm thiểu
ô nhiễm, đồng thời do ảnh hưởng của quá trình gia tăng dân số và phát triển kinh tế
như: Hệ thống thủy lợi đảm nhận nhiệm vụ tiêu cho các làng nghề, khu công
nghiệp, thành phố, thị trấn thì vấn đề không còn là suy giảm chất lượng trong hệ
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước
3


thống mà thậm chí còn là nguồn ẩn họa đối với phát triển bền vững nông nghiệp,
thủy sản, dân sinh…
Trước thực trạng trên vấn đề đặt ra là cần phải giám sát, theo dõi được mức
độ ô nhiễm của chất lượng nước ở các hệ thống thủy lợi để có những giải pháp khắc
phục hiệu quả tình trạng đó trên hệ thống thủy lợi Bắc Nam Hà nói riêng và các hệ
thống thủy lợi khác nói chung. Chính vì vậy việc“ Nghiên cứu xây dựng hệ thống
giám sát chất lượng nước hệ thống công trình thủy lợi Bắc Nam Hà” là một vấn
đề thiết thực, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn.
II. Mục tiêu của đề tài
+ Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng hệ thống giám sát chất lượng
nước.
+ Thiết lập hệ thống giám sát chất lượng nước hệ thống công trình thủy lợi
Bắc Nam Hà.
III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thực hiện của đề tài bao gồm toàn bộ hệ thống thủy thủy lợi Bắc Nam
Hà, hệ thống kênh tưới, tiêu, trạm bơm cấp và thoát nước.
IV. Nội dung đề tài
- Mở đầu
- Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
- Chương 2: Tổng quan hệ thống thủy lợi Bắc Nam Hà
- Chương 3: Đánh giá chất lượng nước hệ thống thủy lợi Bắc Nam Hà
- Chương 4: Nghiên cứu xây dựng hệ thống giám sát hệ thống thủy lợi Bắc Nam

V. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
- Cách tiếp cận
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước
4

+ Kế thừa và có chọn lọc bổ sung

+ Tiếp cận hệ thống
- Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp kế thừa tài liệu và kết quả nghiên cứu đã có.
+ Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu liên quan.
+ Phương pháp phân tích, xử lý, đánh giá số liệu.

















Luận văn thạc sĩ kỹ thuật ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước
5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC TẠI VIỆT NAM
Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp các ngành đã có nhiều cố gắng trong
việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô

nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại.
Tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa khá nhanh và sự gia tăng dân số gây
áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước các vùng trong lãnh thổ. Các
nguồn nước ở khu vực có nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị
ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ
sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm nguồn nước do không có công trình và
thiết bị xử lý chất thải. Ô nhiễm nguồn nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng. Ví
dụ: Ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải
thường có độ pH trung bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu ô xy sinh hóa (BOD), nhu cầu
oxy hóa học (COD) có thể lên đến 700mg/l và 2500mg/l; hàm lượng chất rắn lơ
lửng cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép.
Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua(CN-) vượt đến 84 lần
, H
2
S vượt 4,2 lần hàm lượng NH
3
vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phếp nên đã gây ô
nhiễm nặng nề đến nguồn nước mặt trong vùng dân cư. Mức độ ô nhiễm nước ở các
khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung là rất lớn.
Tại cụm công nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nước bị
nhiễm bẩn bởi nước thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính 500.000
m
3
/ngày từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm, dệt. Ở thành phố Thái Nguyên, nước
thải công nghiệp thải ra từ các cơ sở sản xuất giấy, luyện gang thép, luyện kim màu,
khai thác than, về mùa cạn tổng lượng nước thải khu công nghiệp Thái Nguyên
chiếm khoảng 15% lưu lượng sông Cầu; nước thải từ sản xuất giấy có pH từ 8,4-9
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước
6


và hàm lượng NH
4
là 4mg/l, hàm lượng chất hữu cơ cao, nước thải có màu nâu, mùi
khó chịu…
Khảo sát một số làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì, giấy, dệt nhuộm ở
Bắc Ninh cho thấy có lượng nước thải hàng ngàn m
3
/ngày không qua xử lý, gây ô
nhiễm nguồn nước và môi trường trong khu vực.
Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh. Ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt không có hệ
thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn nhận (sông, hồ, kênh, mương). Mặt
khác, còn nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ
sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải; một lượng rác thải lớn trong thành phố
không thu gom hết được… là những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nguồn nước.
Hiện nay mức độ ô nhiễm trong các kênh, sông, hồ ở các thành phố lớn là rất nặng.
Ở thành phố Hà Nội, tổng lượng nước thải thành phố lên 300.000 –
400.000m
3
/ngày; hiện mới chỉ có 5/31 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải; lượng
rác thải sinh hoạt chưa được thu gom, khoảng 1.200m
3
/ngày đang xả vào các khu
đất ven các hồ, kênh, mương trong nội thành; chỉ số BOD, oxy hòa tan, các chất
NH
4
, NO
2
, NO
3

ở các sông, hồ mương nội thành đều vượt quá quy định cho phép. Ở
thành phố Hồ Chí Minh thì lượng rác thải lên đến 4.000 tấn/ngày; chỉ có 24/142 cơ
sở y tế lớn là có xử lý nước thải; khoảng 3.000 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm thuộc
diện phải di dời.
Không chỉ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà ở các đô thị khác như Hải
Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nam Định, Hải Dương… nước thải sinh hoạt cũng không
được xử lý, mức độ ô nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải đều vượt quá tiêu
chuẩn cho phép, các thông số chất lơ lửng (SS), BOD, COD, Ôxy hòa tan (DO) đều
vượt từ 5-10 lần, thậm chí là 20 lần tiêu chuẩn cho phép.
Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở khu vực nông thôn và khu vực sản xuất
nông nghiệp, hiện nay Việt Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là
nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước
7

không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm
nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Theo báo cáo của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, số vi khuẩn Feca coliform trung bình biến đổi từ
1.500 - 3500 MNP/100ml ở các vùng ven sông Tiền và sông Hậu, tăng lên tới 3800-
12500MNP/100ML ở các kênh tưới tiêu. Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng
các loại thuốc bảo vệ thực vật, các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm,
ảnh hưởng lớn đến môi trường nước và sức khỏe của nhân dân.
Theo thống kê của Bộ thủy sản, tổng diện tích nước mặt sử dụng nuôi trồng
nước ta tính đến năm 2001 là 751.999 ha. Do nuôi trồng thủy sản ồ ạt, thiếu quy
hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật nên đã gây nhiều tác động tiêu cực tới
môi trường nước. Cùng với việc sử dụng nhiều không đúng cách các loại hóa chất
trong nuôi trồng thủy sản, các thức ăn dư thừa lắng xuống đáy ao, hồ, lòng sông làm
cho môi trường nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ, làm phát triển một số loài sinh vật
gây bệnh và xuất hiện một số tảo độc, thậm chí đã có dấu hiệu xuất hiện thủy triều
đỏ ở một số vùng ven biển ở Việt Nam.

Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ô nhiễm
nguồn nước, như sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, cở sở hạ tầng yếu kém lạc hậu. Đáng chú ý là sự bất cập trong hoạt động
quản lý, bảo vệ môi trường. Nhận thức của nhiều cấp chính quyền, cơ quan quản lý,
tổ chức và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước chưa sâu
sắc, đầy đủ; chưa thấy rõ ô nhiễm môi trường nước là loại ô nhiễm gây nguy hiểm
trực tiếp, hàng ngày và khó khắc phục với đời sống con người cũng như sự phát
triển bền vững của đất nước. Chính vì vậy đây là một vấn đề cần được quan tâm của
cả xã hội.
1.2. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MỘT SỐ HỆ THỐNG THỦY LỢI
Ở NƯỚC TA
1.2.1. Hệ thống An Kim Hải
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước
8

An Kim Hải là hệ thống thủy lợi vùng ven biển. Mức độ ô nhiễm tăng dần từ
thượng lưu về hạ lưu và các vị trí xa nguồn nước, ít được tiêu thoát.
Do chất thải ngày một gia tăng, hiện trạng tiêu thoát nước chưa được triệt để
nên một số chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng nước đã có chiều hướng xấu đi,
nhất là vào mùa kiệt và ở những nơi xa nguồn nước, nhiều chỉ tiêu đã đến gần hoặc
vượt quá giới hạn quy định của các tiêu chuẩn hiện hành, cần phải có giải pháp kịp
thời mới có thể giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm lớn cho nguồn nước trong những
năm tới.
Qua các kết quả điều tra, phân tích chất lượng nước và các nguồn ô nhiễm
nước hệ thống thủy nông An Kim Hải cho thấy:
- Tình hình ô nhiễm trong khu vực hệ thống đã có một số nơi gia tăng đáng kể như
Thị trấn Kim Thành, Phú Thái và một số vùng cuối hệ thống, đặc biệt là đoạn từ
quốc lộ 5 chuyển xuống đây là khu vực có tốc độ xây dựng các công trình nhà cửa,
đô thị hóa tăng rất nhanh.
- Diện tích các khu chứa nước thải tạm thời bị thu hẹp nên mọi nguồn nước thải đều

đổ trực tiếp ra kênh vào hệ thống.
- Đổ vật liệu, phế liệu, rác thải ra môi trường xung quanh gây ô nhiễm do rác thải,
phế thải phân huỷ.
- Các hoạt động khác cũng có thay đổi nhiều, như các khu sản xuất công nghiệp, các
khu chợ, các hoạt động giao thông, sinh hoạt dọc kênh, sông…
- Mùa khô mức độ ô nhiễm đoạn cuối kênh, sông (Khu vực qua thành phố Hải
Phòng) cao hơn nhiều so với mùa mưa, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu nước, và
do các hoạt động phát triển xây dựng dân dụng.
- Chất lượng nước trong toàn hệ thống có xu hướng giảm dần từ đầu hệ thống đến
cuối hệ thống.
1.2.2. Hệ thống Nam Thái Bình
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước
9

Theo kết quả điều tra sơ bộ từ các phiếu điều tra cơ sở xã, phường về mức độ
ô nhiễm theo cảm quan. Hiện tượng ô nhiễm xảy ra chủ yếu đối với các xã ven đô,
có kênh nước thải chảy qua, cơ bản do các nguồn chất thải từ thành phố Thái Bình.
Đối với các xã khác, nguồn ô nhiễm chủ yếu do chất thải từ chăn nuôi gia súc, gia
cầm…và các chất thải sinh hoạt đổ vào hệ thống kênh mương.
Hầu hết các địa phương phản ánh có ô nhiễm do các loại hóa chất như thuốc
trừ sâu, phân hóa học dùng tràn lan, bao gói sau khi dùng vứt bừa bãi, không có sự
quản lý. Tuy nhiên kết quả phân tích cho thấy tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật
không cao, có thể do lượng hóa chất tồn dư đã phân hủy bớt trong điều kiện tự
nhiên.
Tất cả các địa phương có các khu công nghiệp, làng nghề đều phản ánh tình
trạng chung là ô nhiễm nặng, như phường Tiền Phong, xã Vu Chính, xã Phú Xuân
(TP Thái Bình), xã Vũ Đoài (huyện Vũ Thư), xã Tây Giang, xã Nam Thắng, xã
Nam Hưng, xã Tây Tiến (huyện Tiền Hải), xã Nam Cao, Nguyệt Lãm, An Bồi, xã
Minh Hưng (huyện Kiến Xương) vv…
Kết quả khảo sát cho thấy mức độ ô nhiễm trong hệ thống là khá cao, phản

ánh qua các chỉ tiêu COD, BOD, DO, Coliforms… Mức độ ô nhiễm nước thay đổi
theo thời gian trong năm, đặc biệt cao vào mùa khô.
1.3. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC
1.3.1. Tình hình giám chất Lượng nước ở một số nước [1]
1- BANGLADESH
Mặc dù công nghiệp hóa còn ở giai đoạn đầu nhưng các vấn đề ô nhiễm công
nghiệp đã và đang phát sinh ở đây. Hầu hết các chất thải từ các cơ sở sản xuất công
nghiệp chưa được xử lý thải và thải trực tiếp ra vùng đất thấp và nguồn nước, ngoài
ra các chất thải sinh hoạt đô thị chưa xử lý cũng thải ra nguồn nước. Do ô nhiễm
công nghiệp và đô thị tăng nhanh, quan trắc ô nhiễm các vùng nội địa, ven biển và
các tác động ô nhiễm đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng được Bangladesh
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước
10

ưu tiên. Các hoạt động quan trắc ô nhiễm ở Bangladesh do Cục Môi Trường đảm
nhận theo pháp lệnh kiểm soát ô nhiễm mội trường năm 1997. Chương trình quan
trắc chất lượng nước sông được bắt đầu từ năm 1970 đã quan trắc ở 12 trạm, sau đó
mở rộng đo đạc quan trắc cả nước thải và nước uống. Hiện nay có 38 trạm quan trắc
trên 17 con sông với tần suất 1 lần một tháng, các thông số chất lượng nước quan
trắc và phân tích là: nhiệt độ, pH, DO, các chất hữu cơ (BOD, COD), các chất rắn lơ
lửng (SS), độ dẫn điện, và tổng coli, coliforms.
2 - PAKISTAN
Các nguyên nhân ô nhiễm ở Pakistan là do nước thải sinh hoạt, rác thải và các
dòng thải công nghiệp như thuộc da, dệt, giấy, phân bón, dược phẩm và hóa chất.
Hầu hết nước thải từ các khu công nghiệp ở nước này thải ra môi trường đều không
xử lý hoặc chỉ xử lý rất sơ bộ nên gây ô nhiễm môi trường đất, nước…và gây rủi ro
nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Vấn đề ô nhiễm môi trường càng trở nên
trầm trọng hơn do nước thải sinh hoạt từ các trung tâm đô thị lớn thải ra không qua
xử lý, hoặc chỉ xử lý từng phần.
Năm 1983, Pakistan ra pháp lệnh bảo vệ môi trường, cho phép thành lập Hội

đồng bảo vệ môi trường và cơ quan bảo vệ môi trường, công tác quan trắc chất
lượng nước, không khí và các chất thải nguy hiểm do các cơ quan này đảm nhiệm.
Các chỉ tiêu quan trắc chất lượng nước gồm nhiệt độ, pH, màu, chất lơ lửng, BOD,
COD và một số kim loại nặng.
3 - HÀN QUỐC
Với mức độ phát triển kinh tế nhanh chóng, quá trình công nghiệp hóa ồ ạt nên
mức độ ô nhiễm môi trường ở Hàn Quốc khá nghiêm trọng, tuy nhiên người dân đã
ý thức được vấn đề ô nhiễm nan giải này. Cả nước có 1.348 trạm quan trắc chất
lượng nước, quan trắc thường xuyên 32 thông số chất lượng nước chủ yếu theo tiêu
chuẩn chất lượng nước. Viện quan trắc được thực hiện do 6 cơ quan môi trường
vùng của Bộ môi trường phụ trách.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước
11

Các cơ sở phát sinh chất thải nguy hiểm về cơ bản phải chịu trách nhiệm xử lý
chất thải của mình. Đạo luật cơ bản quản lý chất thải nguy hiểm là Đạo luật Quản lý
chất thải rắn, được thông qua năm 1986. Các cơ sở phát sinh phải xử lý hoặc tiêu
hủy chất thải nguy hiểm theo một trong các cách: hoặc bằng phương tiện xử lý của
mình, hoặc hợp đồng với công ty có giấy phép kinh doanh để xử lý và tiêu hủy đúng
quy cách.
4 -
THÁI LAN
Công tác quan trắc chất lượng nước được chia làm 2 loại: Quan trắc chất
lượng nước nội địa và quan trắc chất lượng nước ven biển. Công tác quan trắc chất
lượng nước nội địa được tiến hành trên sông, kênh, vùng đầm lầy, hồ cũng như các
thủy vực nội địa kể cả nước ngầm. Hiện nay Thái Lan có khoảng 300 trạm lấy mẫu
nước trên 50 con sông trong cả nước. Các thông số quan trắc chủ yếu là nhiệt độ,
pH, DO, BOD, COD, dầu mỡ, màu, kim loại nặng, Xyanua, phenol, clo, sunphat,
nitơ, phốt pho, tổng coli, coliform và thuốc trừ sâu. Có 200 trạm quan trắc nước ven
biển được chia làm 2 loại: Các trạm ven bờ và các trạm ngoài khơi. Quan trắc chất

lượng nước thực hiện ít nhất 2 lần một năm, một đợt vào mùa khô và một đợt vào
mùa mưa. Nói chung các mẫu được lấy khi thủy triều kiệt nhất. Đối với các chất
thải nguy hiểm như kim loại nặng, bùn cặn dầu, phenol, xyanua, các dung môi và
các chất hữu cơ tồn lưu chỉ được quan trắc theo từng trường hợp, đặc biệt khi có
kiện cáo xảy ra các vấn đề ô nhiễm nan giải, các thông số được xác định theo mục
đích quan trắc và tuân thủ theo các quy định về thủ tục lấy mẫu và phân tích.
1.3.2. Tình hình giám sát chất lượng nước ở Việt Nam
Công tác bảo vệ môi trường nước ở nước ta được quan tâm từ cuối những năm
1970, đầu những năm 1980 nhưng thực sự được đẩy mạnh vào những năm 1985.
Tùy thuộc vào chức năng của mình, các ngành liên quan đến tài nguyên nước và
môi trường đã tổ chức các trạm kiểm soát chất lượng nước của các ngành Y tế,
Thủy Lợi, Khí tượng Thủy văn, Khoa học Công Nghệ và Môi trường, các Viện
nghiên cứu, các Trường Đại học… Song các số liệu thu được từ các trạm đo mới
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước
12

chỉ dừng lại ở mức độ phục vụ cho các nghiên cứu khoa học và các dự án về môi
trường cụ thể. Trong đó các ngành Thủy lợi và Khí tượng thủy văn có mạng lưới
các trạm quan trắc chất lượng nước cố định và thường xuyên.
1-Ngành Thủy lợi: Trong những năm gần đây đã thiết lập mạng lưới quan trắc chất
lượng nước ở một số lưu vực lớn như sông Hồng và sông Thái Bình, sông Đồng Nai
và hạ du sông Cửu Long. Một số lưu vực sông khác cũng đã tiến hành đo đạc chất
lượng nước theo các dự án điều tra cơ bản về Thủy Lợi. Ngoài ra còn có các dự án
điều tra thường xuyên về diễn biến chua mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long, điều tra
đánh giá tác động của các công trình thủy lợi đến môi trường nước,… Các số liệu
đo đạc chất lượng nước của các trạm được cập nhật thường xuyên hàng năm.
2-Ngành Khí tượng thủy văn: Có mạng lưới quan trắc chất lượng nước bao gồm
các trạm đo bùn cát lơ lửng, thành phần hạt lơ lửng, nhiệt độ nước, hóa học nước
sông, hồ và đo độ mặn ở vùng cửa sông và ven biển. Lưới trạm quan trắc này được
hình thành cùng với mạng lưới trạm khí tượng thủy văn cơ bản của quốc gia. Hiện

nay hệ thống điều tra cơ bản môi trường nước và không khí do Tổng Cục Khí tượng
thủy văn cũ (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) quản lý bao gồm []
• 1 trạm kiểm soát ô nhiễm khu vực thành phố Hà Nội, quản lý một số điểm lấy
mẫu nước sông, hồ và mẫu nước mưa, bụi lắng.
• 22 trạm lấy mẫu hóa nước mưa, bụi lắng
• 48 trạm kiểm soát chất lượng nước sông
• 9 trạm kiểm soát chất lượng nước hồ thuộc vùng hồ Hòa Bình và Trị An
• 57 trạm đo mặn
Hàng năm Bộ Tài nguyên và Môi trường còn tiến hành điều tra khảo sát môi
trường nước tại một số thành phố, khu công nghiệp, vùng hồ chứa Hòa Bình và một
số vùng ven biển.
1.3.3. Những tồn tại trong giám sát chất lượng nước các hệ thống sông ở Việt
Nam
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước
13

Với một mạng lưới sông suối dày đặc, nhu cầu quan trắc và kiểm soát chất
lượng nước, số lượng nước sông rất lớn, mặc dù các trạm quan trắc chất lượng nước
ở nước ta đã có, nhưng vẫn còn nhiều bất cập:
1- Mật độ trạm đo không đủ và phân bố không đều trong từng lưu vực sông có quan
trắc. Các mạng lưới quan trắc chủ yếu chỉ tập trung ở một số sông lớn và quan trọng
hầu hết các sông nhỏ, trong lưu vực không có các khu công nghiệp và đô thị lớn đều
chưa được quan trắc chất lượng nước.
2- Vị trí các trạm đo chưa được xác định một cách chính xác và cố định, thường
được đặt tại các trạm thủy văn hay là tạm thời trong quá trình điều tra.
3- Số lượng chỉ tiêu chất lượng nước quan trắc không thống nhất.
4- Tần suất quan trắc tại các trạm không đồng nhất và chưa có cơ sở khoa học.
5- Trao đổi thông tin giữa các ngành rất hạn chế, chưa có cơ chế quản lý thông tin
về số liệu chất lượng nước đo đạc ở các trạm trên sông
6- Chất lượng nước các sông chưa được tiến hành đo đạc thường xuyên, hệ thống và

thống nhất trong cả nước.
Như vậy có thể thấy, tình hình giám sát chất lượng nước sông ở Việt Nam còn
rất hạn chế, chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức. So với các nước trong khu
vực Châu Á – Thái Bình Dương thì hệ thống quan trắc chất lượng nước sông của
Việt Nam mới chỉ được xem xét, nhìn nhận ở mức độ thấp, công tác phục vụ việc
quản lý và bảo vệ nguồn nước mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu. Vì vậy, việc xây dựng
một mô hình nhằm tiến tới thiết lập mạng lưới giám sát chất lượng nước là một
bước khởi đầu quan trọng trong công tác bảo vệ và giám sát chất lượng nước ở Việt
Nam.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Cùng với tốc độ phát triển của nền kinh tế, sự gia tăng của dân số cũng đồng
nghĩa với khả năng ô nhiễm nguồn nước càng cao, hậu quả mang lại cho con người
là rất lớn. Chính vì vậy đây là vấn đề cấp bách cần được sự quan tâm của toàn xã
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước

×