Tải bản đầy đủ (.pdf) (275 trang)

Giáo trình du lịch văn hóa - Những vấn đề lý luận và nghiệp vụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.6 MB, 275 trang )

TRAN THUY ANH (Chủ biên)
TRIỆU THẾ VIỆT
NG U Y ỄN THU THUỶ
PHẠM THỊ BÍCH THUỶ
PHAN QUANG ANH
Những Vấn đề
lý luận và nghiệp vụ
Giáo trình
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DUC VỈÊT NAM
TS. TRẦN THUÝ ANH (Chủ biên)
TS. TRIỆU THẾ VIỆT - ThS. NGUYỄN THU THUỶ
ThS. PHẠM THỊ BÍCH THUỶ - Ths. PHAN QUANG ANH
G iáo trình
DU LỊCH VĂN HOÁ
(NHỮNG VẤN ĐẾ LÝ LUẬN VÀ NGHIỆP VỤ)
(Tái bản lần thứ nhát)
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
Mực LỤC
Lờỉ nói đầu 5
Chương 1: CÁC KHÁI NIỆM c ơ BẢN 7
I. Đối tượng, mục tiêu, nhiệm vụ của du lịch văn hóa 7
II. Một số thuật ngữ liên quan 15
III. Kinh nghiệm phát triến du lịch văn hóa trên thế giới
và ở Việt Nam 21
Chương 2: CÁC KỸ NĂNG, NGHIỆP vụ DU LỊCH VĂN HÓA 38
I. Các kỹ năng cơ bản khi nhận diện và khai thác các giá trị văn hoá 38
II. Nhận diện và khai thác các giá trị văn hoá vật thể 41
III. Nhận diện và khai thác các giá trị văn hoá phi vật thể 80
IV. Xây dựng, xúc tiến và bán chương trình du lịch văn hóa 90


V. Nghiệp vụ tố chức và hướng dẫn du lịch văn hóa 109
VI. Xây dụng, tổ chức, quản lý mô hình làng văn hoá phục vụ du lịch 133
VII. Đánh giá tác động của du lịch tới môi trường văn hoá, xã hội 152
VIII. Giao tiếp, ứng xử văn hoá trong du lịch 161
Chương 3: KỸ NĂNG, NGHIỆP vụ DU LỊCH VĂN HÓA
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIÉN BẾN VỮNG 177
I. 1 lằng số văn hoá Việt Nam
và ảnh hưởng tới du lịch văn hóa Việt Nam 177
II. Định hướng phát triển bền vững 181
III. Xu thế hội nhập và toàn cầu hoá 188
Một số dề tài cho sinh viên tập nghiên cứu 192
PHỤ LỤC 193
Phụ lục l : Một số hình ảnh minh hoạ 193
Phụ lục 2: Bài thuyết minh mẫu 207
Phụ lục 3: Hồ sơ di sàn văn hoá thế giới ở Việt Nam 224
Tài liệu tham khảo . 269
3
QUY ĐỊNH CHỮ VIÉT TÁT
Chính phủ
CP
Giáo sư
GS
Hướng dẫn viên
HDV
Khoa học xã hội và nhân văn
KHXH&NV
Nhà xuất bán
Nxb
Nghiên cứu sinh
NCS

Phó giáo sư PGS
Thành phố
TP
Thạc sĩ
ThS
Tiến sĩ
TS
Trung ưong
TW
4
Ỹ T iâ Ỹ H à i ' t Á íí ổ ỉ/ tr ư ấ C '
Nếu chúng ta hình dung những lớp lang văn hóa Việt như những vỉa tầng của
mỏ quặng thì du lịch văn hóa phải chăng là những người thợ mỏ? Ngược với quy
trình khai thác mỏ là làm giảm đi trữ lượng tài nguyên, ở đây, những vỉa tầng trầm
tích của mỏ quặng văn hóa Việt cứ giàu có mãi bới sự khai thác đúng hướng của
du lịch văn hóa. Nhưng như thế nào là đúng hưởng? Đây là một câu hỏi đặt ra
cho toàn ngành du lịch, ở vị trí là những giảng viên giảng dạy Du lịch nói chung,
Du lịch văn hóa nói riêng, chúng tôi bắt đầu bằng một công việc nhỏ bé là xây
dựng cuốn giáo trình này đẻ giảng dạy cho sinh viên ngành du lịch cũng là mong
góp sức trả lời câu hỏi trên.
Suy cho đến cùng thì cái đích của du lịch là sự trải nghiệm của từng cá thể,
trong thời gian, không gian nào đó, nơi mà thiên nhiên kỳ thú hay huyền thoại về
miền đất mới, những khát vọng sống và cả nỗi đau nhân tình thế thái bao đời
đươc cắt lát, phối chiếu, thấm lặn hay tan rã thành những mảnh vụn còn vương
sót qua những tập tục, lễ hội, ấm thực, làng nghề, kiến trúc, tín ngưỡng, Du lịch
văn hóa là phương tiện hữu hiệu, vì du lịch văn hóa làm trùng điệp những vỉa tầng
của văn hóa Việt bời sự tương tác của lí luận, của nghiệp vụ, của ứng xử văn hóa,
của triển khai, của những điều có thế giải thích và không thể giải thích đang vươn
lên từ đời sống bên trong của di tích, lễ hội, tập tục. Du lịch văn hóa chuyển tải
những điều vô hình mà có thực ấy một cách tế nhị vào đáy nhìn của du khách, âm

thầm góp phần xây lên những tư duy tích cực, bổ sung cho thái độ sống của con
người trước tự nhiên và xã hội.
Du lịõh Vấn hóà lã gi? Đo la những kiến thức nền, phương phấp tiêp cận và ửng
xử văn hóa, những cách thức triển khai hàng loạt nghiệp vụ như: nghiệp vụ hướng
dẫn du lịch, nghiệp vụ xây dựng, giới thiệu và bán chương trinh du lịch văn hóa,
những vấn đề của di tích, phần “chim”, “nổi” và ứng dụng của di sản văn hóa vật thề
và phi vật thể. Những vấn đề trên được đưa ra vừa khái quát đẻ ôm choán lấy tổng
thẻ, lại vừa phái rất cụ thế, thực tế, thật nhỏ nhặt và trần thuật như có thể cầm nắm
vấn đề được vì đối tượng của cuốn sách này là sinh viên. Tham vọng lớn nhất của
cuốn sách hay môn học này là “cầm tay chỉ việc”, giúp sinh viên du lịch nói chung,
chuyên ngành lữ hành nói riêng có thể tác chiến nhuần nhuyễn trong thực địa vốn
đầy phức tạp, biến động. Nhất là khi chuyên ngành này chưa có giáo trình, chưa có
sách chuyên khảo, tham khảo, dẫn đến việc học tập của sinh viên gặp khó khăn.
Đành rằng đó là lịch sử nhưng chúng tôi thật sự quan ngại bởi vì giảng dạy sai, thiếu
tái liệu tin cậy, nhất là ở lĩnh vực văn hóa sê để lại hậu quả nghiêm trọng không thể
5
đo đếm được. Nhận thức được những hạn chế ấy, mong muốn cống hiến cho sinh
viên, chủng tôi dè dặt và “liều lĩnh” lạm bàn vẩn đề du lịch văn hóa.
Ban đầu, chúng tôi xác định môn học này như một thử nghiệm dài hơi, giáo
trình này như một đề xuất ban đầu mong các nhà khoa học quan tâm Nhưng sau
một thời gian trực tiếp giảng dạy, môn học này được dần hoàn chỉnh và cuốn giáo
trinh đã nhận được những đóng góp, phản hồi để sách lại tiếp tục được chúng tôi
tái bản. Việc tái bản lần này vừa nhằm đáp ứng nhu cầu của người học, người
nghiên cứu và cũng đồng thời là cơ hội để chúng tôi hoàn chỉnh một tài liệu
chuyên ngành lần đầu được soạn cho bộ môn này. Đây chỉ là bước đi đầu tiên
trong lộ trình dài dặc của người làm khoa học.
Tập thể tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
- Thượng toạ Thích Minh Hiền, Giảng sư Học viện Phật giáo Việt Nam.
- Nghiên cứu sinh Nguyễn Đức, Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp
stroganova, Matxcơva, Cộng hoà Liên bang Nga.

- Bác sĩ Nguyễn Thái Định, xóm Ngói, Chu Quyến.
- Các cựu sinh viên khoá K51, K52; các học viên cao học Khoa Du lịch
học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
cùng các đồng nghiệp, bạn bè đã cung cấp một số tư liệu hữu ích đế hoàn
thành cuốn sách này.
Dầu rằng, nhóm tác giả chúng tôi đã phấn đấu, gắng gỏi đi đến cuối con
đường mà mình lựa chọn nhưng sự sai sót là khó tránh khỏi. Kính mong nhận
được sự đóng góp của độc giả và những người quan tâm, đặc biệt là các bạn sinh
viên để những kiến thức lý luận và nghiệp vụ này thực sự trờ thảnh cẩm nang
hướng dẫn các bạn trường thành hơn trong nghề nghiệp của minh
Thư góp ý xin gửi về: Công ty cổ phần sách Đại học - Dạy nghề, Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam, 25 Hàn Thuyên, Hà Nội
Đông chí, 2013
Thay mặt tập thể tác giả
TS. TRIỆU THẾ VIỆT
6
CHƯƠNG 1
CÁC KHÁI NIỆM Cơ BÀN
______________
I __________________
Đối tưọng, mục tiêu, nhiệm vụ của du lịch văn hoá
1. Quan niệm về du lịch văn hoá
Việt Nam vừa được ghi nhận là nước có thị trường du lịch tốt nhất khu
vực, trong đó có du lịch văn hoá. “Du lịch văn hoá bao gồm hoạt động của
những người với động cơ chủ yếu là nghiên cứu, khám phá về văn hoá như
các chương trình nghiên cứu, tìm hiếu về nghệ thuật biếu diễn, về các lễ hội
và các sự kiện văn hoá khác nhau, thăm các di tích và đền đài, du lịch
nghiên cứu thiên nhiên, văn hoá hoặc nghệ thuật dân gian và hành hương ”
(UNWTO)'. “Du lịch văn hoá là loại hình du lịch mà mục tiêu là khám phá
những di tích và di chỉ. Nó mang lại những ảnh hưởng tích cực bằng việc

đóng góp vào việc duy tu, bảo tồn. Loại hình này trên thực tế đã minh chứng
cho những nỗ lực bảo tồn và tôn tạo, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng vì
những lợi ích văn hoá - kinh tể -x ã hội” (ICOMOS)1 2.
Theo Luật Du lịch, “Du lịch văn hoá là hình thức du lịch dựa vào bản
sắc vănrhoá dân tộc với sự tham gia của cộng đong nham- bủơ ton vù phát
huy các giá trị vẫn hoủ truyền thống”.
Ở nhiều nước, nhất là ở Đông Nam Á (theo SEAMEO SPAFA3), về mặt
lý thuyết, người ta xếp loại hình Du lịch văn hoá (cultural tourism) vào loại
hình Du lịch sinh thái (eco tourism) bởi theo họ, sinh thái học (ecology)
cũng bao gồm cả sinh thái học nhân văn (human ecology).
1 UNWTO: United Nation World Tourism Organization (Tổ chức Du lịch Thế giới).
2ICOMOS: International Council On Monuments & Sites (Hội đồng Quốc tế các di chỉ và di tích).
3 SEAMEO SPAFA: Southeast Asian Ministers of Education Oreanization - Regional
Centre for Archaeology & Fine Arts (Tổ chức các Bộ trườne Giáo dục Đông Nam Á về
Khảo cổ học và Mỹ thuật).
7
Ờ Việt Nam, ta nhận thấy có sinh cảnh môi trường tự nhiên với sự đa
dạng của các hệ sinh thái (từ núi đồi, cao nguyên, châu thổ đến ven biển,
hải đảo và da dạng sinh học). Tâm thức Việt Nam thích sống hoà hợp với
tự nhiên, nên ở Việt Nam đi tham quan thắng cảnh tự nhiên thường cũng
đồng thời là tham quan di tích - di sản văn hoá.
“Du lịch văn hoa là loại
hình chu yếu hướng vào việc quy hoạch, lập trình, thiết kế các tour lữ
hành tham quan các công trình văn hoá cô kim ”ự. Ví dụ: Ở Hà Nội, tham
quan du lịch Hồ Tây kết hợp thăm đền Quán Thánh, chùa Trấn Quốc, chùa
Kim Liên, dinh Nhật Tân, phủ Tây Hồ, đền Mục Thận, đầy dủ tam giáo
và tín ngưỡng dân gian. Đi du lịch Lào Cai vừa là lên Sa Pa, vừa tham
quan đền Đức Thánh Trần sát biên giới, bên bò' Nậm Thi, thăm Hà Khấu
Bát Xát, chợ Bảo Hà, uống rượu ngô H’móng, rượu thóc Sán Lùng, mua
lâm thổ sản, đồ thổ cẩm, Du lịch Hạ Long là sự kết hợp giữa việc ngắm

kỳ quan tuyệt đẹp với việc thưởng lãm núi Bài Thơ, cảng Vân Đồn, hang
Đầu Gồ và hình dung lại trận chiến Nguyên - Mông năm xưa. Vào Huế,
cơ hội mờ ra cho sự trải nghiệm là sông Hương - núi Ngự hoà quyện với
cung điện, hoàng thành, lăng vua, phủ chúa, nhà vườn, thưởng thức bánh
khoái cửa Thượng Tứ, cơm hến,
Bởi vậy, theo tương đối luận văn hoá (cultural relativism), mọi ranh giới
phân loại đều mong manh.
Lấy văn hoá làm điểm tựa, du lịch văn hoá mang sứ mệnh tôn vinh và
bảo vệ các giá trị văn hoá tốt đẹp của con người. Lấy du lịch làm cầu nối,
văn hoá dược làm giàu thêm thông qua sự tiếp xúc, tiếp biến, giao lưu, lan
toả, tiếp nhận và hội tụ tinh hoa văn hoá các dân tộc. Du lịch văn hoá không
chỉ dem đến lợi ích về kinh tế mà còn góp phần giáo dục tình ycu Tô quốc,
thúc đẩy tích cực sự phát triển xã hội.
2. Quan niệm về văn hoá du lịch
2.1. Văn hoá du lịch trên lý thuyết
2.1.1. Văn hoá
Văn có nghĩa gốc là làm cho dẹp hơn. Hoá có nghĩa gốc là biến dôi,
biến hoá5. Văn hoá là biến đổi cho thành đẹp: làm dẹp ngôn từ trong văn
4 GS. Trần Quốc Vượng.
5 Lý Lạc Nghi - Jim Waters, Hán tự tố nguyên, Bàn dịch của Nxb Thế giới, 1997, tr.273-850.
8
học, làm đẹp trong trang trí, kiên trúc, nghệ thuật, làm đẹp trong lôi sông,
cuộc sổng,
- Dẹp cơ thể: trang điếm, làm thơm, tập the dục,
- Đẹp món ăn: bảy biện, nấu nướng,
- Dẹp trang phục: quần áo, chất liệu, nghệ thuật may mặc, thiết kế,
- Dẹp trong ở, cư trú: trang trí nội ngoại thất, vệ sinh, cảnh quan môi
trường,
- Dẹp trong sự đi lại: giày dép. thuyền bè, xe cộ,
Cuộc sống có muôn vàn biểu hiện của cái Đẹp: đẹp trong the thao, giao

tiếp hành xử, kinh doanh, Đẹp dã bao hàm trong nó cả Chân - Thiện -
Mỹ, có cá sự trung thực, sự tốt lành, ích lợi. hiệu quả, K. Marx cũng cho
rằng, văn hoá là sáng tạo của con người theo quv luật cái đẹp.
2.1.2. Văn hoá du lịch
- Văn hoá du lịch là sự kết họp giữa du lịch và văn hoá, là kết quả tinh
thần và vật chất do tác động tương hỗ nhau giữa 3 nội dung sau:
+ Nhu cầu văn hoá và tình cảm tinh thần của chủ thể du lịch (du khách).
+ Nội dung và giá trị văn hoá của khách thể du lịch (là tài nguyên du
lịch có thể thoả mãn sự hường thụ tinh thần và vật chất của người di du lịch).
+ Ý thức và tố chất văn hoá cúa người môi giới phục vụ du lịch
(hướng dẫn viên - 1IDV, thuyết minh viên, người thiết kế sản phẩm,
nhân viên phục vụ, ) sản sinh ra.
Vặn họá du lịch là nội dung văn hoá do du lịch thể hiện ra, là văn hoá
do du khách và người làm công tác du lịch tích lũy và sáng tạo ra trong hoạt
động du lịch.
- Văn hoá du lịch dược sinh ra và phát triển cùng với hoạt động du lịch6.
Như vậy, cách hiểu khái quát về văn hoá du lịch là sự điều chỉnh, biến
đổi, sáng tạo các thành tố của du lịch (doanh nghiệp du lịch, khách du lịch,
cộng dồng dân cư tham gia du lịch, chính quyền địa phương tại nơi có hoạt
động du lịch, khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn vicn, ) theo quy luật của
cái Đẹp.
6 Bùi Thanh Thuỷ, Nội hàm văn hoá du lịch, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 12/2009, tr.45-47.
9
2.2. Văn hoá du lịch trong thực tiễn Việt Nam
Văn hoá du lịch trong thực tiễn Việt Nam là đề cập đến "Dân trí" và
'lOuan trí”7 trong ngành du lịch, là toàn bộ ứng xử của người Việt, lành dạo
và nhân viên các công ty du lịch, khách sạn trong ngành Du lịch.
2.2.1. Khách du lịch muốn gì?
Khách du lịch muốn lòng hiếu khách, chủ nhà nhiệt tình và hồ hởi đón
khách, tạo điều kiện thuận lợi từ khâu xuất nhập cảnh, đổi tiền, phưong tiện

đi lại, ăn ở, dẫn khách tham quan, thuyết minh tại điểm du lịch,
2.2.2. Khách du lịch không muốn gỉ?
- Khách du lịch không muốn trẻ con, người ăn mày lẽo đẽo theo họ
chìa tay xin tiền, năn ni họ phải vào quán ăn này, mua mặt hàng nọ. Họ
không muốn thấy ăn mày đặt trẻ con bên vệ đường lối vào chùa hay nơi
hành hương,
- Vì mọi du khách khi di du lịch đều có bản đồ du lịch, có Guidebook,
có chủ định riêng trong hành trình cúa họ nên không muốn bị xâm phạm
thời gian thưởng thức điểm du lịch, không gian nghỉ ngơi riêng tư, không
muốn bị bắt chẹt giá cả.
- Khách du lịch sợ mất vệ sinh, sợ bấn (từ phòng ngủ, khách sạn, phố
phường, điểm du lịch, di tích lịch sử, văn hoá, ). Họ sợ bị lây nhiễm
HIV/AIDS, các bệnh dịch cúm, SARS, Đôi khi họ ngại những điều nhỏ
nhặt hơn như: không muốn dùng dũa nhựa khi ăn, không muốn bồi bàn dưa
thức ăn qua đầu, đánh dổ, đánh rớt xuống đầu tóc, quần áo họ. Họ sợ nhìn
thấy tay của người phục vụ chạm vào bát ăn hay thức ăn của họ, Đó vốn là
những hành xứ "phan văn hoá ” trong thực tiễn du lịch. Do vậy, chất lịch
sự, thanh lịch, có cùng mẫu số chung là Lịch (trải nghiệm, hiểu đời, hiểu
người) cần dược xây dựng và rèn luyện cho những người phục vụ trong
ngành Du lịch nước ta được hiểu là văn hoá du lịch.
3. Phân biệt du lịch văn hoá và văn hoá du lịch
- Văn hoá là nguồn tài nguyên của du lịch, gồm 2 loại: văn hoá vật thể
và văn hoá phi vật thể (từ góc nhìn văn hoá).
- Văn hoá là nguồn tài nguyên nhân văn của du lịch (từ góc nhìn du
lịch) và đê phân biệt với tài nguyên tự nhiên.
7 Từ dùne của GS. Trần Quốc Vưọng.
to
- Văn hoá là điều kiện đặc trưne cho hoạt động phát triển du lịch (di sản
văn hoá, thành tựu kinh tế, xã hội, các bảo tàng, cơ sở văn hoá, ).
Du lịch văn hoá là một loại hình du lịch. Du lịch nói chung, du lịch

văn hoá nói riêng muốn thành công thì hoạt dộng du lịch ấy (hoặc những
hành vi kinh doanh ấy) phải được thực hiện một cách văn hoá. Điều đó còn
được gọi là văn hoá kinh doanh (hay nghệ thuật kinh doanh).
- Muốn phát triển du lịch văn hoá, cần phải có văn hoá du lịch tốt (môi
trường nhân văn trong du lịch). Du lịch văn hoá là phương tiện truyền tải
các giá trị văn hoá của một địa phương, một quốc gia cho du khách khám
phá, thưởng ngoạn, học tập, giao lưu. Du lịch văn hoá góp phần đánh thức,
làm sống dậy các giá trị văn hoá dân tộc, nhân loại. Qua du lịch, các tài sản
văn hoá được bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị. Du lịch văn hoá là một hoạt
động du lịch lấy tính văn hoá làm mục đích và xuyên suốt8.
+ Văn hoá du lịch của yếu tố chủ thể du lịch được thế hiện trong cả quá
trình mọi người cùng tham gia và thưỏng thức du lịch văn hoá. Trình độ văn
hoá, ý thức và nhu cầu du lịch, hành vi trân trọng và hướng tới Chân —
Thiện - Mỹ của mọi người sẽ quyết định sự thành bại của một hay nhiều
chưong trình du lịch văn hoá.
Ị Ị
+ Văn hoá du lịch của yếu tố khách thể du lịch được đem đến cho du
khách từ các giá trị mà tài nguyên du lịch mang lại: chất lượng môi trường
du lịch, vệ sinh, thẩm mỹ, cơ hội nâng cao tri thức và thể chất, tính nguyên
bản cúa di sản. di tích, sự trung thực và hiểu biết khi tu bổ, trùng tu di sản
văn hoá,
+ Văn hoá du lịch của yếu tố trung gian kết nôi (môi giới) du lịch gồm:
thái độ ứng xử, dịch vụ du lịch, quản lý điểm du lịch, tuyến, tour du lịch,
hướng dẫn viên, doanh nghiệp du lịch, chất lượng sản phẩm du lịch, có tác
dụng kết nối chù thể - khách thể du lịch. Những yếu tố này có tác dụng
nâng cao chất lượng của chương trình du lịch văn hoá. Ngoài ra, còn phải kể
đến ý thức chính trị, xã hội, năng lực chấp hành luật pháp, tinh thần công
dân, lòng yêu nước, toàn bộ hệ thống thiết chế, cơ chế, chính sách, môi
trường pháp lý rõ ràng, cụ thê, phù hợp với thông lệ quốc tế và đặc thù lịch
sử văn hoá dân tộc, sẽ góp phần làm nên sự thành công cho chương trình

du lịch văn hoá.
8 Bùi Thanh Thuỷ, Nội hàm văn hoá du lịch, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 12/2009, tr.45“47.
Tóm lại: Du lịch lấy văn hoá làm nguồn lực, là nội dung chỉnh đế hình
thành hoạt động du lịch văn hoá. Toàn bộ quan hệ giữa chủ thê du lịch (du
khách), khách thê du lịch (giả trị của tài nguyên du lịch nhân vãn) và trung
gian kết nối du lịch (các dịch vụ, thiết chế, sàn phâm du lịch, ) được tích
luỹ, sủng tạo và ứng dụng hiệu quả trong hoạt động du lịch theo quy luật
của cái đẹp gọi là văn hoá du lịch.
4. Kỹ năng và nghiệp vụ du lịch văn hoá
4.1. Kỹ năng
Theo Đại Từ điển Tiếng Việt, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, xuất bán
năm 2008, thì: “Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận
được vào thực tế” (trang 838).
4.2. Nghiệp vụ
Nghiệp vụ được định nghĩa là: “Công việc chuyên môn riêng của từng
nghề” (Đại từ điên Tiếng Việt, Sđd, trang 1116). Hầu như ngành nghề nào,
bộ môn, khoá học nào cũng có lý thuyết và thực tiễn. Du lịch là khoa học
ứng dụng, do vậy việc ứng dụng lý luận vào thực tế, các thao tác thực hành
nghề là quan trọng và cần thiết.
4.3. Kỹ năng và nghiệp vụ du lịch văn hoá
Cũng như các loại hình du lịch khác, du lịch văn hoá có những đặc thù
và yêu cầu riêng. Kỹ năng, nghiệp vụ du lịch văn hoá là khả năng vận dụng
những kiến thức văn hoá vào việc xây dựng và tô chức các chương trình du
lịch mang đặc thù riêng của loại hình du lịch văn hoả.
5. Đối tượng và mục tiêu của du lịch văn hoá
“Du” là chơi, “lịch” là trải (từng trải, trải qua, lịch duyệt, lịch sự, lịch
lãm, ). Du lịch là đi đến nơi khác không gian mình dang sống đc xem: xem
người, xem cảnh,
Du lịch đã có một lịch sử lâu đời, vì căn tính của con người là tâm lý
vừa thích quen, vừa thích lạ. Tâm lý chuộng lạ là thuộc về bán chất của com

người. Neu có điều kiện, người ta đều thích xê dịch, làm quen với cái lạ vàj
cái mới mà quê hương mình không có hoặc chưa có.
5.1. Tuyên bố của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam là “Việt Nam',
muốn làm bạn với tất cả các nước”. Nhân tố cơ bản dề liên kết và làm cầui
nối nhằm thực hiện định hướng ấy là văn hoá, là du lịch. Văn hoá làmi
12
nhiệm vụ liên kêt các quôc gia gân lại với nhau. Du lịch đóng vai trò "nôi
liền", chuyên chở. Du lịch văn hoá lấy văn hoá làm dối tượng tìm hiểu. Nó
là một loại hình đặc thù và riêng biệt của du lịch.
5.2. Nhận biết các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thê của văn hoá
trong du lịch; ứng xử giao tiếp văn hoá trong du lịch; khai thác các giá trị
văn hoá ban địa và nhân loại đc có dược các sản phâm du lịch văn hoá có
¡sức hấp dẫn cao; khai thác các sản phẩm du lịch văn hoá theo chương trình
du lịch; vận dụnu kiến thức văn hoá vào quá trình hoạt động du lịch văn hoá
ờ địa phương, ở cơ sớ du lịch; quy hoạch, lập trình và thiết kế các tour lữ
hành tham quan các công trình văn hoá cô kim là mục tiêu hướng đến cúa
du lích văn hoá.
6. Nhiệm vụ và yêu cầu của du lịch văn hoá
6.1. Du lịch văn hoá và các di sản văn hoá dân gian có mối quan hệ
khăng khít. Nhiệm vụ của du lịch văn hoá là khai thác di sản và truvền
thống văn hoá các dân tộc như một dạng tiềm năng của du lịch kết họp với
việc giữ gìn, phát huy, quảng bá giá trị nhân văn cùng bản sắc dân tộc hàm
chứa trong di sán đó. Trong kho tàng di sán văn hoá, có nhũng hoạt động,
những hiện tượng không thể, không nên khai thác cho du lịch văn hoá, hoặc
nếu khai thác thì phải thận trọng và có nhữno, biện pháp đảm báo pham chất
vốn có của nó. Bởi thực tế là quan hệ giữa văn hoá dân gian, văn hoá truyền
thống và du lịch văn hoá - loại hình du lịch sử dụng nguồn vốn văn hoá trực
tiếp nhât - luôn luôn song hành cả sự tương hồ, cá sự đối dầu.
6.2. Khi tiến hành xây dựng du lịch văn hoá, với văn hoá là nguồn lực,
cần phái tuấn thu ba yếu cầu có tính nguyên tắc sau đây:

6.2.1. Nguyên tắc thị trường: Phải xuất phát từ nhu cầu của du khách và
:ạo ra những sản phẩm du lịch văn hoá thích họp. Phải tính đến các tuyến,
diêm dể hình thành trong tour du lịch văn hoá. Đám bào ba hiệu quả (kinh tế
- xã hội - môi trường); bốn giá trị (thưởng thức - lịch sử - khoa học - thực
:ế); năm điều kiện (giao thông - có dường di. kinh tế - có vốn đầu tư, tài
nguyên nhân văn và xã hội - cơ sớ ban đầu để phát triển, khả thi - về điều
kiện đầu tư, thị trường - có nguồn khách).
6.2.2. Nguyên tắc kinh tế: Phải đảm bảo lợi ích kinh tế cho người kinh
doanh du lịch văn hoá, cho người dân địa phương và cho ngân sách. Đặc
úệt gắn lợi ích của người dân với lợi ích kinh tế có được từ du lịch văn hoá.
13
6.2.3. Nguyên tắc bảo vệ: Nguồn lực văn hoá là hữu hình nên phải vừa
khai thác vừa bảo vệ và làm giàu để khai thác được lâu dài. cần tính đến
khả năng về sức chứa và các giải pháp hạn chế sự mai một, hay thậm chí
làm mất đi vốn văn hoá phục vụ du lịch văn hoá.
Câu hỏi ôn tập và bài tập trắc nghiệm
1. Cách hiểu về du lịch văn hoá. Cách hiểu về văn hoá du lịch. Phân biệt hai khái
niệm này.
2. Nghiệp vụ là gì? Kỹ năng là gi?
3. Đối tượng và mục tiêu của du lịch văn hoá.
4. Nhiệm vụ và yêu cầu của du lịch văn hoá.
5. Kỹ năng, nghiệp vụ du lịch văn hoá là:
a) Việc xây dựng các tour du lịch văn hoá.
b) Việc vận dụng kiến thức văn hoá vào quá trình hưởng dẫn trong các tour du
lịch văn hoá.
c) Khả năng vận dụng những kiến thức văn hoá vào việc xây dựng và tổ chức
các chương trình du lịch mang đặc thù riêng của loại hình du lịch văn hoá.
d) Cả a, b, c đều đúng.
6. Khoanh tròn vào những câu đúng:
a) Du lịch văn hoã là một loại hình của du lịch.

b) Du lịch văn hoá là một sản phẩm của du lịch.
c) Du lịch văn hoá bao gồm các loại hình khác nhau của du lịch.
d) Không thể xây dựng chương trinh du lịch văn hoá tại nhiều nước khác
nhau, với các điểm đến khác nhau.
e) Hướng dẫn viên du lịch văn hoá là nhân vật chinh của chương trình du lịch I
văn hoả.
f) Vùng văn hoá và vùng du lịch văn hoá là không gian tương đương trong du
lịch văn hoá.
7. Việt Nam có bao nhiêu vùng du lịch?
a) 6 vùng. b) 5 vùng,
c) 4 vùng. d) 3 vùng.
8. Việt Nam có bao nhiêu tiểu vùng du lịch?
a) 10 tiểu vùng. b) 11 tiểu vùng,
c) 12 tiểu vùng. d) 13 tiểu vùng.
14
CHƯƠNG 1
CÁC KHÁI NIỆM Cơ BẢN
TT
______
II
______
Một số thuật ngữ liên quan
1. Tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên du lịch xã hội
Du lịch văn hoá sử dụng văn hoá như là nguồn lực. Có hai loại tài
nguyên thuộc về văn hoá sử dụng trong loại hình du lịch này là: tài nguyên
nhân văn và tài nguyên xã hội.
- Tài nguyên du lịch nhân vãn: là những của cải vật chất và của cải tinh
thần do con người sáng tạo ra, có khả năng thu hút con người tiến hành hoạt
động du lịch văn hoá.
- Tài nguyên du lịch xã hội: là những nét riêng biệt về phong tục, tập

quán, quan niệm và phương thức sản xuất, sinh hoạt trong đời sống dân cư
của mỗi dân tộc.
Tài nguyên du lịch nhân văn và xã hội nhằm phục vụ du lịch văn hoá có
những tính chất chung là: Đa dạng (làm phong phú sản phàm du lịch); Hấp
dẫn (thu hút khách); Độc đáo (là nét riêng, đặc trung); Không dịch chuyên
(ngay cả khi có các sản phẩm mô phỏng cũng không thay thế được) và đặc
biệt là Dễ tổn thất. Trong khi tài nguyên du lịch thiên nhiên có thể tạm coi
là vô hạn (tất nhiên là vô hạn tương đổi) thì tài nguyên du lịch nhân văn và
xã hội lại là hữu hạn (cần bảo vệ để khai thác lâu dài). Tính chất của tài
nguyên du lịch nhân văn là tạo nên sự hứng thú đối với du khách về nhu cầu
tìm hiểu lịch sử, tìm về cội nguồn. Tài nguyên du lịch xã hội lại là điếm lôi
cuốn, là điều kiện để du lịch phát triển theo chiều sâu thông qua việc hưởng
thụ văn hoá của nước khác, dân tộc khác. Sự khác nhau giữa các nền văn
hoá là do sự khác nhau về lịch sử, điều kiện và môi trường sống. Chính sự
khác biệt về văn hoá này sẽ tạo ra hứng thú và làm nảy sinh, thúc đẩy động
cơ đi du lịch nói chung, du lịch văn hoá nói riêng.
2. Môi trường văn hoá trong du lịch
2.1. Có nhiều loại môi trường: môi trường tự nhiên, môi trường nhân
tạo, môi trường dời sống, môi trưòng văn hoá, môi trường sinh thái, Các
loại môi trường này cùng họp thành “Môi Trường Lớn“9.
Môi trường văn hoá là môi trường tự nhiên tác - tạo (môi trường
nhân vi, nhân văn). Môi trường văn hoá dược tạo ra bởi kỹ thuật và tô chức
xã hội cua con người, có tác động trở lại với môi trường tự nhiên, vừa bô
khuyết cho thiên nhiên trong một số trường hợp, vừa can trở hiệu quả
thiên nhiên trong những trường hợp khác. Môi trường văn hoá là loại môi
trường xuất hiện khi con người lợi dụng và cải tạo tự nhiên, được sáng tạo
và phát triển trên cơ sở môi trường tự nhiên. Do vậy, môi trường văn hoá
ánh hưởng tới môi trường tự nhiên; và ngược lại, cũng bị môi trường tự
nhiên chi phối.
2.2. Môi trường văn hoá trong du lịch là toàn bộ “không gian kết noi ”

các tuyến, điểm, tour du lịch được khai thác hợp thành tài nguyên văn
hoá vật thế và phi vật thể (lễ hội, làng nghề, di tích, danh thắng, bảo vật
quốc gia, phong tục, ứng xử, ) đe xây dựng các chương trình du lịch
văn hoá.
Nhân vật trung tâm trong môi trường này là con người. Con người là
chủ/khách thể của văn hoá cũng có nghĩa con người là chủ/khách thc của du
lịch. Môi trường văn hoá do con người tạo ra trong hoạt động du lịch giúp
họ hưởng thụ hầu hết những sản phâm văn hoá và sản phẩm du lịch ứng
theo bốn chiều quan hệ trong suốt cuộc đời mà họ sẽ trải nghiệm:
Quan hệ giữa con người với tự nhiên: Khách du lịch tham gia sáng
tạo. bảo vệ, thưởng ngoạn nhóm điểm du lịch thuộc về cảnh quan thiên
nhiên như vườn cây, hang động, núi non, ao hồ, sông suối, biển cả,
Quan hệ giữa con người với xã hội: Khách du lịch tham gia sáng tạo,
xây dựng và hưởng thụ các điểm du lịch thuộc nhóm tự tạo như công viên,
vườn cảnh dân tộc, trung tâm thương mại, siêu thị, quáng trường, phố đi bộ,
các khu chợ đêm,
9 Trần Quốc Vượng (Chù biên), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo dục, 1998, tr.27.
16
Quan hệ giữa con người với quá khứ (tâm linh, lịch sử): Khách du
lịch tham quan, tham gia bảo tồn nhóm, điểm du lịch thuộc về các di tích
lịch sử, di tích văn hoá như đình, chùa, đền, miếu, am, phủ, nhà thờ, thành
quách, lăng mộ, cung điện,
Quan hệ giữa con người với chính mình: Quan hệ này bao phủ lên cả
ba quan hệ trên. Khách du lịch được sống trọn vẹn với cảm xúc của riêng
mình, được thẩm thấu, khám phá các bán sắc văn hoá vùng miền, quốc gia,
văn hoá viễn xứ khi tham gia du lịch văn hoá với tư cách kép: vừa là chủ the
sáng tạo vừa là khách thể hưởng thụ.
Môi trường văn hoá trong du lịch còn là “không gian nhân tạo’’ kết nối
con người với con người trong suốt chương trình du lịch văn hoá, từ tổng
quan hệ trải rộng gồm: khách du lịch - hướng dẫn viên - cộng đồng dân

cư - chính quyền địa phương - doanh nghiệp du lịch, khách sạn, cơ sở lưu
trú, nhà hàng, không gian tô chức tôn giáo, tín ngưỡng, nghệ thuật, ơ tât
cả những nơi đó, môi trường văn hoá được thiết lập và giữ gìn theo một hệ
thống quy tắc ứng xử cho ngành du lịch văn hoá trên toàn cầu nói chung,
từng quốc gia nói riêng.
3. Giao tiếp, ứng xử văn hoá trong du lịch
ứng xử được coi là hệ thống quan hệ tương tác các phản ứng được thực
hiện bởi vật thể sổng để thích nghi với môi trường.
Úng xử văn hoá có chủ thể là con người vì con người làm ra văn hoá.
Tới một mức độ nào đó, văn hoá ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách
con người'. Những ứng xử bình thường hoặc không bình thường thay đổi íuỳ
theo mỗi nền văn hoá. Văn hoá là toàn bộ những tín điều, truyền thống,
hướng dẫn hành xử mà các cá nhân trong một xã hội được xã hội đó trao
truyền qua nhiều hình thức học tập và lao động. Con người được nhập thân
văn hoá từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Trong khung cảnh văn hoá, con
người có khả năng gán cho những vật (vật chất sống và vô sinh trong thiên
nhiên) và cho những ứng xử một ý nghĩa ước dinh mà họ bắt buộc phải theo
như là một bộ phận của the giới hiện thực.
Ở những miền văn hoá khác nhau có chứa những biểu trưng và ước lệ
khác nhau khiến và buộc người ta cần ứng xử khác nhau cho phù hợp. Rõ
ràng là úng xử của con người ở các nước, các vùng khác nhau thì không
17
giông nhau do các nên văn hoá khác nhau. Còn ứng xử của con vật ở khăp
nơi thì hầu như giống nhau vì chúng không có văn hoá, nhưng điều dó
không hãn là chúng không có tư duy. Bởi vậy, con người mới là sinh vật dặc
biệt và theo đó, ứng xử của con người cũng được xếp là ứng xử đặc biệt.
Úng xử này dược gọi tên là ứng xử văn hoá10.
Khi con người đi du lịch: di chơi, thăm bạn bè, công chuyện, ngắm cảnh
lạ sông núi, non nước, biển cả, đi xem hội, hành hương, tham quan, hành lễ
ở đền chùa, miếu mạo, thì con người đóng vai trò khách du lịch (hay du

khách). Toàn bộ nguyên tắc tiếp xúc và quan hệ được hình thành trong suốt
chương trình du lịch của du khách với các đối tượng liên quan được gọi là
ứng xử văn hoá trong du lịch. Hệ thống cách thức tiếp xúc có văn hoá (kể cả
ứng xử được xây dựng thành chuẩn mực và ứng xử có tính chất mềm dẻo,
linh hoạt) nhằm giúp khách du lịch hoàn tất, thành công trong các chương
trình du lịch nói chung, du lịch văn hoá nói riêng. Nó giúp du khách đạt
dược ít nhất ba mong muốn chính dáng là:
- Đưa khách du lịch bước ra khỏi cuộc sống thường nhật, nhàm chán,
quen thuộc của mình đế bước vào một cuộc sống khác biệt hoàn toàn ở
những nơi khác. Họ dược giao tiếp với cư dân bản địa ở những nơi đó, nơi
có một cuộc sống khác biệt, mới lạ và hấp dẫn.
- Du khách luôn muốn khám phá sự khác lạ ở các địa phương, các dân
tộc khác với mình, vừa đề thoả mãn trí tò mò, vừa muốn tìm hiểu những
vùng đất mới ở những thời gian nhất dịnh mà không bị lặp đi lặp lại cái mà
mình đã biết.
- Điếm đến du lịch càng khác lạ bao nhiêu về phong tục tập quán, tôn
giáo, tín ngưỡng, ngôn ngữ, văn hoá, các giá trị cuộc sống, thì càng hấp
dẫn du khách bấy nhiêu. Các sản vật địa phương, đồ thủ công, đồ lưu niệm
do người dân bản địa sáng tạo ra cũng là món quà quý giá đối với người di
du lịch11.
4. Sản phẩm du lịch văn hoá
Con người sáng tạo ra văn hoá, bởi vậy mọi sản phẩm văn hoá đều
thuộc về con người. Sản phẩm văn hoá được sinh ra trước sản phẩm du lịch.
10 Trần Thuý Anh (Chủ biên), ứng xứ văn hoá trong du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2004, tr. 17.
11 Trần Thuý Anh (Chủ biên), úng xứ văn hoá trong du lịch, Sđd, tr.21.
18
MỘI sản phẩm du lịch trước hết phải là một sản phẩm văn hoá. Nó sẽ trớ
thành sản phàm du lịch khi dược sử dụng vào hoạt động kinh doanh du lịch
nhằm thoả mãn các nhu cầu cùa du khách. Tất cả các sản phàm du lịch đều

là sản phẩm văn hoá, nhưng không phải mọi sản phẩm văn hoá đều phải là
hay phái trờ thành sản phẩm du lịch. Nhiều sản phẩm văn hoá không nên/
không thê khai thác trong kinh doanh du lịch được.
Sản phẩm du lịch và sàn phẩm văn hoá có sự gắn bó nhưng cũng có
nhiều sự khác biệt như12:
S ản p h ẩm văn hoá
S ả n p h ẩ m du lịch
- Bền vững, tính bất biến cao.
- Mang nặng dấu ấn của cộng đồng cư dân
bản địa.
- Dùng cho tất cả các đối tượng khác nhau,
phục vụ mọi người,
- Sản xuất ra không phải để bán, chủ yếu
phục vụ đời sống sinh hoạt văn hoá - tinh
thần của cư dân bản địa.
- Chú trọng giá trị tinh thần, giá trị không đo
được hết bằng giá cả.
- Quy mô hạn chế, thời gian và không gian
xác định.
- Sản phẩm mang nặng tinh định tinh, khó
xác định định lượng. Giá trị của sản phẩm
mang tính vô hlnh thể hiện qua ấn tượng,
cảm nhận,
-Th ích ứng, tính khả biến cao.
- Mang nặng dầu ấn của các cá nhân,
các nhà tổ chức, khai thác.
- Chỉ dùng cho khách du lịch, phục vụ
những đối tượng sử dụng dịch vụ du lịch.
- Sản xuất ra phải được bán ra thị
trường, bán cho du khách, phục vụ nhu

cầu của các đối tượng du khách là cư
dân của các vùng miền khác nhau.
- Giá trị văn hoá đi kèm giá trị kinh tế -
xã hội. Giá trị được đo bằng giá cả.
- Quy mô không hạn chế, thời gian và
không gian không xác định.
- Định tính, định lượng được thể hiện
qua thời gian hoạt động. Giá trị của sản
phẳm là hữu hình, biểu hiện thông qua
những chỉ số kinh tế thu được.
Sản phẩm du lịch văn hoá vốn là một sản phẩm văn hoá, được dưa vào
hoạt dộng kinh doanh du lịch, là một yếu tố hợp thành của chưcmg trình du
lịch văn hoá để thoả mãn yêu cầu mà du khách tham gia loại hình du lịch
này dòi hỏi. Xuất xứ là sản phâm văn hoá, nhưng sản phẩm du lịch văn hoá
mang nhiều, thậm chí là phần lớn các dặc trưng của sàn phẩm du lịch.
Chúng đã trở thành hàng hoá để kinh doanh, đem lại lợi nhuận về kinh tế.
Sản phẩm du lịch văn hoá là sản phấm du lịch dược khai thác và sử dụng
trong các chưcmg trinh du lịch văn hoá.
12 Dương Văn Sáu, Phát triền sản phấm du lịch ở Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam số
3/2010, tr.33.
19
1.
Câu hỏi ôn tập và bài tập trắc nghiệm
Tài nguyên du lịch nhân văn là:
a) Những gì do con người sáng tạo ra.
b) Những của cải vật chất và của cải tinh thần do con người sáng tạo ra có
khả năng thu hút con người tiến hành hoạt động du lịch văn hoá.
c) Những tài nguyên không thuộc về tự nhiên.
d) Cả a, b, c đều đúng.
2. ứng xử văn hoá trong du lịch là:

a) Hệ thống các quan hệ tương tác được thực hiện bời con người đẻ thích
nghi với môi trường, cuộc sống.
b) Hệ thống các quan hệ tương tác, các phản ứng được thực hiện bời con
người trong quá trình đi du lịch.
c) Toàn bộ nguyên tắc tiếp xúc và quan hệ được hình thành trong suốt
chương trình du lịch của du khách với các đối tượng liên quan.
d) Cả a, b, c đều đúng.
3. Sản phẩm văn hoá là sản phẩm:
a) Mang đậm dấu ấn của cộng đồng dân cư; thời gian và không gian không
xác định.
b) Có tính bền vững, bất biến cao; mang nặng định lượng.
c) Sản xuất chủ yếu phục vụ đời sống sinh hoạt văn hoá tinh thần của cư dân
bản địa; giá trị của sản phầm không đo được hết bằng giá cả.
d) Cả a, c đều đúng.
4. Sản phẳm du lịch là sản phẩm:
a) Có tinh thích ứng, tinh khả biến cao; quy mô hạn chế, thời gian và không
gian xác định.
b) Được bán ra thị trường; dùng cho tất cả các đối tượng khác nhau.
c) Mang đậm dấu ấn của các cá nhân, các nhà tổ chức, khai thác; giá trị được
biểu hiện qua những chỉ số kinh tế thu được.
d) Cả b, c đều đúng.
5. Sản phẩm du lịch văn hoá có thể:
a) Mua bán được.
b) Không mua bán được.
c) Tuỳ trường hợp cụ thể.
20
CHƯƠNG 1
CÁC KHÁI NIỆM Cơ BẢN
Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hoá
trên thế giói và ở Việt Nam

Du lịch văn hoá đang ngày càng đa dạng và cung cấp nhiều sản phấm
du lịch văn hoá từ tham quan các di tích lịch sử, văn hoá đến khám phá lối
sống độc đáo của nhiều quốc gia và vùng miền khác nhau. Sự phát triển này
có thể làm hồi sinh, khôi phục các di sàn đã phủ màu thời gian và làm sống
lại truyền thống. Tuy nhiên, vấn đề gì cũng có tính hai mặt. Bởi một cách
thức tiến hành du lịch văn hoá bừa bãi, thiếu nguyên tắc có the đem lại
những kết quả trái ngược, thậm chí bi kịch, không cứu vãn được.
1. Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hoá trên thế giới
Trước đây, chỉ có những nhà leo núi chuyên nghiệp mới có thế đặt chân
tới Himalaya. Tuy nhiên hiện nay, vùng đất này đang thu hút rất nhiều du
khách bởi sự hấp dẫn của đạo Phật đối với phương Tây. Họ được thăm các
khu di tích tôn giáo, tìm hiếu lối sống cộng đồng cư dân Himalaya và tham
dự lễ hội. 0 mồi khu vực phục vụ du lịch, chính quyền Himalaya bố trí ở đó
tổ chức hành chính thích đáng và hợp lý, đã tính đến sức chứa du khách khi
tiến hành lễ hội và các nghi lỗ tôn giáo. Ấn Độ đã cho phép du khách vào
một số nơi thuộc khu vực Arunachal Pradesh và một số vùng mới của
Himachal Pradesh. Nepal mở cửa biên giới Tây Bắc cho khách vào Tây
Tạng. Nhằm phát triển du lịch văn hoá, Butan cho phép khu vực tư nhân
tham gia nhiều hơn vào kinh doanh du lịch văn hoá nhưng họ duy trì sự
kiểm soát chặt chẽ về mọi mặt.
Cuộc sống và tập tục trong các tu viện ở Himalaya - “mái nhà của thế
giới” thật sự quyến rũ người đi du lịch văn hoá. Đẻ phát triển du lịch lưu trú
dài ngày ở đây, nhiều sân bay địa phương được mở và dịch vụ hàng không
21
nội địa cũng được cải thiện. Đường sá được nâng cấp giúp cho du khách di tới
thư viện và các khu di tích tôn giáo ở vùng héo lánh trở nên thuận tiện, gần
gũi hơn. Với sự tiếp sức của quảng cáo thương mại, phim tài liệu truyền hình
và một số phương tiện truyền thông, nguyện vọng được tham gia lễ hội hoá
trang và tham quan tu viện của du khách ngày càng tăng. Khách có khả năng
chi trá cao muốn thăm Khambu hay Mustang sát Himalaya cứa Nepal có thể

giảm thời gian di chuyến bằng máy bay lên thẳng. Trong lễ hội Tenchi ở tu
viện Lo Mantang (Nepal) và nhũng lễ hội khác thường có một ngày các thầy
tu đeo mặt nạ và nhảy múa theo nghi lễ trong sân tu viện. Nội dung này rất
độc đáo về văn hoá nên các công ty du lịch thường lập chương trình cho du
lịch văn hoá dài ngày trùng với nhũng lễ hội này. Tu viện không cấm du
khách chụp anh. Khách du lịch mua vé hoặc có thể liến lạc đặt chỗ trước
trong tu viện. Nhũng pho tượng nhỏ và nhũng tranh lụa tôn eiáo Thankas
dược làm rất đẹp, trở thành một sàn phẩm du lịch văn hoá dược ưa chuộng
khi du khách tới nơi này.
Sự phồn vinh của du lịch góp phần làm hồi sinh tôn giáo. Tu viện
Tyangboche ở khu vực Solu của người Sherpa (Nepal) có 40 tu sĩ thụ đạo đã
trớ thành một diềm đến du lịch quan trọng. Cách đây chừng 40 năm, tu viện
bị bỏ hoang và sau đó bị lửa thiêu vào năm 1988 khi các tu sĩ thoát ly để
làm việc trong ngành du lịch lữ hành. Tu viện đã phục hồi trở lại lễ hội có
mang mặt nạ nhờ vậy mang lại khoản thu nhập đáng kế đê phát triển các
hoạt động tôn giáo và văn hoá. Một toà nhà tiếp đón du khách được sưởi ấm
bằng năng lượng mặt trời và một bãi đậu cho máy bay lên thắng đã dược
xây dựng. Lệ phí vào thăm tu viện dược dùng đê đôi mới và tu bô trang
phục, mặt nạ, đào tạo tu sĩ và in nhữna cuốn sách nhỏ về lễ hội, mô tả nghi
thức tôn giáo, hướng dẫn các quy tắc ứng xử về di. đứng, chụp ảnh,
Tại Canada và Australia, thổ dân có ý thức cao trong việc giữ gìn văn
hoá dân gian của họ qua du lịch văn hoá. Từ Iqaluit - thù phủ vùng đất mới
Canada của thổ dân Inuit (bộ tộc Nuvanut) đến vùng Kaigoorlic ở Tây
Australia, các nhà kinh doanh bản xứ chịu trách nhiệm dửng ra giới thiệu
văn hoá thố dân thông qua các tour du lịch văn hoá. Họ hướng dẫn du khách
xẻ băng để ghép thành chiếc lều Igloo, nấu món wichetty arub (ấu trùng của
một loại bướm sâu đục gỗ) - món đặc sản của thổ dân ở đây, hay nghe HDV
du lịch người da dở giải thích những mẫu chạm trổ của totem trên cột gỗ có
hình những người đàn bà nhăn mặt, các nhân vật thần thoại và hình ảnh
22

những con chim khổng lồ, mỏ dài và nhọn, phản ánh tư duy gì trong văn
hoá của người bản địa.
Các tổ chức du lịch và doanh nghiệp bản địa tại Canada và Australia
đảm nhiệm việc vận chuvền, xây dựng khách sạn, bảo tàng, nhà hàng, rạp
hát, tiệm ăn nhở có biểu diễn nhạc sống và tổ chức hình thức homestay ngay
tại chính nhà riêng của họ. Họ không bằng lòng dàn dựng những cảnh nhảy
múa ngắn gọn, "chộp giật”, cắt xén để phục vụ cho những vị khách du lịch
nóng vội chuyến sang xem những cảnh khác. Họ cũng không muốn bán
những vật lưu niệm sản xuất hàng loạt mà tuân thủ quy định "một mẫu toi
đa 3 sán phẩm ". Họ lắng nghe tâm lý và cảm xúc của du khách một cách
thận trọng và tinh tế hơn. Người da đỏ ở Canada và thổ dân Australia coi du
lịch văn hoá là phương tiện vừa để truyền bá những giá trị cuộc sống của họ
vừa đem lại nguồn thu nhập quan trọng. Du lịch văn hoá tạo công ăn việc
làm cho người ban địa, khẳng định nền văn hoá cúa họ và giúp khách du
lịch hiểu rõ những tập tục đặc sắc của tho dân. Hơn 1.000 doanh nghiệp du
lịch tại Canada là cua người da dở hoặc do người da đỏ nắm giữ tới 51% vốn.
Vùng đất mới Nuvanut cũng có một số tổ chức du lịch riêng để giới thiệu
văn hoá của mình, số liệu của Bộ Phụ trách vấn đề người da đỏ Canada cho
biết: Thu nhập của các doanh nghiệp hằng năm xấp xỉ 200 triệu USD, tạo ra
15.000 công ăn việc làm theo mùa vụ và 7.500 công việc cố định. Ý thức
dược du lịch văn hơá đem lại lợi ích cả về tinh thần và vật chất nên Chính
phu Canada, Australia và dân bản xứ đã thành lập nhiều cơ quan chính thức
để xúc tiến và kiểm soát du lịch văn hoá nhằm phát huy mạnh mẽ lợi ích
cho thô dân. Nhà nước và các nhà chức trách giúp dỡ thô dân người da đỏ
làm du lịch văn hoá từ việc có chứng chỉ hợp pháp về sở hữu đất đai đề
được vay tiền ngân hàng lập doanh nghiệp, trợ cấp vốn đến dào tạo họ về
năng lực tồ chức và quản lý doanh nghiệp du lịch, nâng cao ý thức bảo tồn
di sản văn hoá cho họ. Cuốn sách hướng dẫn du lịch "Native Guide Safari
Tours " của Hazel Douglas - thành viên bộ lạc Guguyalanjis ờ cực Bắc bang
Queensland (Australia), với sự giúp đỡ ấy, đã được xuất bản và giành nhiều

giải thưởng. Nó giúp nhiều đoàn du lịch hiểu biết về công viên quốc gia Cap
Tribulation và khu rừng Daintree - đều đã dược xếp vào danh sách di sản
thế giới của UNESCO. Hazel Douglas chỉ rõ rằng, du lịch văn hoá không
chí đơn thuần là kinh doanh mà nó còn giáo dục người ta ý thức về văn hoá
thổ dân và bảo tồn nó qua thực tế sinh động. Ví dụ: Trong khi kể lại các
23

×