Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM KẾT HỢP HỌC SINH SINH VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.56 KB, 24 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM KẾT HỢP
HỌC SINH SINH VIÊN
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ TÁC DỤNG CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM
KẾT HỢP HỌC SINH - VIÊN:
1. Sự cần thiết của bảo hiểm kết hợp học sinh - viên:
Học sinh, sinh viên là những chủ nhân tương lai của đất nước, nhân tố
quyết định đến sự phát triển của đất nước trong tương lai; chăm sóc, bảo vệ và
giáo dục sức khoẻ cho thế hệ trẻ ở các trường học là mối quan tâm lớn của
Đảng, Nhà nước, với mỗi gia đình và toàn xã hội.
Tuy nhiên trong mọi lứa tuổi thì lứa tuổi học sinh, sinh viên chiếm một số
lượng lớn, đồng thời cũng có xác suất gặp rủi ro cao nhất bởi vì:
+ Đây là lứa tuổi mà tâm lý và thể chất của các em chưa hoàn chỉnh: Đối
với các em ở lứa tuổi nhà trẻ mẫu giáo mặc dù được sự quan tâm, chăm sóc rất
chu đáo của gia đình song do các em còn bé, thể chất yếu nên sức đề kháng yếu,
dễ mắc bệnh đặc biệt là bệnh truyền nhiễm. Còn đối với lứa tuổi tiểu học và
trung học: đây là lứa tuổi rất hiếu động, các em chưa đủ nhận thức và sức lực để
tự bảo vệ mình, các em chưa ý thức được cái tốt và cái xấu mà chỉ thích hành
động theo ý thích cá nhân vì vậy rất dễ gặp các rủi ro tai nạn. Còn đối với lứa
tuổi sinh viên, lứa tuổi đã có sự phát triển cả về thể chất và nhận thức, sức đề
kháng với bệnh tật cao song đây là lứa tuổi vừa bắt đầu cuộc sống tự lập, ít
được sự quản lý của gia đình và nhà trường nên dễ bị dụ dỗ lôi kéo vào những
tệ nạn xã hội, đặc biệt là xác suất gặp rủi ro tai nạn giao thông cao.
+ Mặc dù đã đạt được những thành tích đáng kể sau hai mươi năm đổi
mới song điều kiện kinh tế nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, điều này đã làm ảnh
hưởng đến chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ em. Các nguồn vui chơi cho các
em còn ít, đặc biệt đối với các gia đình nông thôn, miền núi khi mà thu nhập của
họ còn thấp, việc cho con em đi học đã là cả một cố gắng lớn đối với họ thì
việc tạo điều kiện cho các em vui chơi càng khó khăn hơn. Vì vậy mà các em
thường nghĩ ra các trò chơi mới mà hậu quả thật khó lường.
Khi rủi ro tai nạn xảy ra, các em chính là người phải gánh chịu những đau
đớn và tổn thất về mặt thể chất và tinh thần tiếp đến là gián đoạn quá trình học


tập. Đồng thời nó còn làm mất ổn định tình hình tài chính của gia đình, cha mẹ
có thể phải nghỉ việc để chăm sóc cho các em. Nhưng nếu tham gia bảo hiểm,
chỉ với một số tiền nhỏ đóng phí bảo hiểm khi không may gặp rủi ro sẽ được
doanh nghiệp bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm để trang trải cho những chi phí
phát sinh để điều trị bệnh từ một quỹ tiền tệ tập trung được hình thành từ rất
nhiều người tham gia bảo hiểm. Đồng thời các em còn được công ty bảo hiểm
phối hợp với nhà trường, cha mẹ để làm tốt công tác đề phòng hạn chế tổn thất.
Như vậy bảo hiểm kết hợp học sinh, sinh viên không những góp phần ổn
định về mặt tài chính cho các gia đình mà còn tạo được sự yên tâm của cho cha
mẹ rằng con em mình luôn luôn được bảo vệ. Do vậy, sự ra đời của bảo hiểm
học sinh có thể nói như là một tất yếu để bảo vệ học sinh, sinh viên trước những
rủi ro có thể gặp phải.
2. Tác dụng của bảo hiểm kết hợp học sinh - sinh viên:
2.1. Đối với bản thân học sinh, sinh viên và gia đình:
Bảo hiểm kết hợp học sinh, sinh viên là sự đảm bảo về quyền lợi cho các
em theo công ước quốc tế và luật chăm sóc giáo dục trẻ em, vì vậy trước hết bảo
hiểm kết hợp học sinh, sinh viên là để bảo vệ quyền lợi cho chính các em.
Khi không may gặp rủi ro tai nạn, người bị thiệt hại đầu tiên là chính bản
thân học sinh và gia đình các em. Những tổn thất về tinh thần là không thể bù
đắp được nhưng việc tham gia bảo hiểm giúp các em có nguồn tài chính phục
vụ chăm sóc, phục hồi sức khoẻ để nhanh chóng trở lại trường học. Chỉ một số
tiền nhỏ khi đóng phí nhưng khi có rủi ro xảy ra các em sẽ được công ty bảo
hiểm trả tiền gấp nhiều lần để trang trải các chi phí phát sinh như: chi phí y tế,
chi phí nằm viện, phẫu thuật, phục hồi sức khoẻ… đặc biệt là trong điều kiện
nước ta hiện nay mức sống còn thấp, điều này còn có ý nghĩa hơn đối với các
gia đình vùng nông thôn, miền núi thì việc chi trả cho các chi phí bất thường
như vậy là hết sức khó khăn. Do vậy bảo hiểm kết hợp học sinh, sinh viên thực
sự là người bạn tin cậy đảm bảo cho các em có sức khoẻ tốt nhất và cũng là điều
kiện để học tập liên tục.
Đối với gia đình, bảo hiểm học sinh- sinh viên giúp ổn định về mặt tài

chính, yên tâm về mặt tinh thần. Nghiệp vụ bảo hiểm học sinh là nghiệp vụ
trọng tâm trong bảo hiểm con người bằng cách huy động sự đóng góp của cha
mẹ học sinh để tạo nên quỹ tiền tệ tập trung chủ yếu dùng để chi trả cho kịp
thời cho các em khi rủi ro xảy ra.
Ví dụ, khi một học sinh không may gặp rủi ro tai nạn, trước hết chính em
học sinh đó sẽ bị đau đớn về thể chất và tổn thất về tinh thần đồng thời còn ảnh
hưởng đến các thành viên trong gia đình, nhất là cha mẹ các em. Cha mẹ các em
phải tốn thời gian, tiền bạc và công sức để chăm sóc các em. Điều đó không
những làm ảnh hưởng về mặt tài chính mà còn ảnh hưởng đến công việc của họ:
làm việc không hiệu quả vì lo lắng cho con em mình hoặc cha mẹ sẽ phải nghỉ
việc để chăm sóc các em. Vì vậy khi tham gia bảo hiểm cho các em sẽ tạo ra sự
yên tâm của tất cả các thành viên trong gia đình rằng con em mình luôn được
bảo vệ bởi vì công ty bảo hiểm luôn phối hợp với nhà trường làm tốt công tác
đề phòng hạn chế tổn thất để hạn chế tới mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra
và nhanh chóng khắc phục hậu quả khi rủi ro xảy ra, đồng thời chi trả tiền bảo
hiểm để trang trải chi phí chữa bệnh cho các em.
Mặt khác, BH kết hợp HS- SV còn có giúp các em nâng cao ý thức cộng
đồng. Đồng thời khi tham gia bảo hiểm công ty bảo hiểm sẽ phối hợp với nhà
trường và gia đình thường xuyên nhắc nhở các em ý thức tự bảo vệ mình. Điều
này có ý nghĩa quan trọng góp phần hạn chế rủi ro tai nạn xảy ra đối với các em,
giúp các em phát triển khoẻ mạnh.
2.2. Đối với nhà trường:
Mục đích lớn nhất của nhà trường là giáo dục các em học sinh trở thành
những người phát triển toàn diện cả về mặt thể lực và trí lực. Nhà trường luôn
luôn quan tâm, giáo dục, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của các em. Sự cộng tác
của công ty bảo hiểm và nhà trường trong công tác để phòng hạn chế tổn thất sẽ
đảm bảo cho các em có một sức khỏe tốt nhất sẽ góp phần vào sự nghiệp trồng
người của ngành giáo dục. Ví dụ, công ty bảo hiểm sẽ trích lại một phần phí bảo
hiểm thu được để lập tủ thuốc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh ngay tại
trường, tổ chức các chương trình khám sức khỏe định kỳ cho các em hay phối

hợp với cảnh sát giao thông để tuyên truyền giáo dục luật lệ an toàn giao thông,
hướng dẫn cách lái xe an toàn… Như vậy, bảo hiểm giúp các em học sinh có
sức khoẻ tốt, đảm bảo quá trình học tập liên tục và công tác giảng dạy của nhà
trường được đảm bảo chất lượng, tạo được niềm tin của các bậc phụ huynh và
của toàn xã hội.
2.3. Đối với xã hội:
Từ những phân tích về tác dụng của bảo hiểm kết hợp học sinh, sinh viên
đối với bản thân các em, gia đình và nhà trường ở trên có thể thấy nghiệp vụ
này đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp chăm sóc thế hệ trẻ, trang bị cho thế
hệ tương lai của đất nước một nền tảng vững vàng cả về thể chất và tri thức.
Thực hiện bảo hiểm kết hợp học sinh, sinh viên là biện pháp thiết thực trong
chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Đảng và Nhà nước ta.
Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất của công ty bảo hiểm sẽ làm hạn
chế tới mức thấp nhất những rủi ro tai nạn có thể xảy ra. Việc chi trả tiền bảo
hiểm sẽ giúp các gia đình ổn định tài chính, tạo ra sự yên tâm cho các gia đình
và các thành viên trong xã hội để họ có thể yên tâm làm việc.
Từ các số liệu thống kê của các công ty bảo hiểm qua các năm về tình
hình và mức độ xảy ra rủi ro tai nạn sẽ tìm ra các nguyên nhân và có những biện
pháp hạn chế và khắc phục hậu quả một cách hiệu quả nhất.
Ngoài ra, cũng giống như tác dụng của bảo hiểm nói chung, BH kết hợp
HS- SV còn tạo ra một quỹ tiền tệ tập trung lớn, ngoài việc chi trả bồi thường,
phần còn lại sẽ được đầu tư trở lại nền kinh tế góp phần phát triển nền kinh tế
đất nước.
2.4. Đối với công ty bảo hiểm:
Mục tiêu của công ty bảo hiểm là kinh doanh thu lợi nhuận. Hơn nữa,
nghiệp vụ bảo hiểm này liên quan đến các định hướng chiến lược của Đảng và
Nhà nước, đồng thời thể hiên sự quan tâm của toàn xã hội đến thế hệ tương lai
vì vậy các công ty bảo hiểm không chỉ coi trọng kết quả kinh doanh mà còn rất
chú ý đến hiệu quả xã hội của nghiệp vụ này.
Mặc dù phí bảo hiểm kết hợp học sinh, sinh viên không lớn nhưng số

người tham gia bảo hiểm lại tương đối đông nên tổng doanh thu của nghiệp vụ
này tương đối cao. Đồng thời do có số người tham gia bảo hiểm đông nên nếu
thực hiện tốt công tác tuyên truyền quảng cáo sẽ đưa được hình ảnh của công ty
đến với đông đảo công chúng, sẽ giúp nâng cao hình ảnh, uy tín của công ty trên
thị trường và tạo điều kiện để triển khai các sản phẩm bảo hiểm khác. Đồng thời
việc các em tham gia bảo hiểm từ nhỏ sẽ giúp các em hiểu rõ về bảo hiểm, đây
sẽ là một thị trường đầy tiềm năng trong tương lai.
II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM KẾT HỢP
HỌC SINH - SINH VIÊN:
1.Quá trình hình thành và phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp
học sinh - sinh viên:
Nghiệp vụ bảo hiểm học sinh, sinh viên được Công ty bảo hiểm Việt
Nam (Bảo Việt) triển khai lần đầu tiên dưới hình thức bảo hiểm tai nạn thân thể
học sinh. Ngày 26/9/1985 được sự đồng ý của Bộ tài chính, Bảo Việt ra quyết
định số 887/HD-85 về việc triển khai thí điểm bảo hiểm tai nạn thân thể học
sinh vào năm học 1985-1986 ở 5 tỉnh, thành phố trong cả nước. Sau một thời
gian triển khai, bảo hiểm tai nạn thân thể học sinh đã phát huy được nhiều ưu
điểm, hỗ trợ cho các gia đình có con em gặp tai nạn khắc phục hậu quả. Trên cơ
sở đó, ngày 17/9/1986 Bộ trưởng Bộ tài chính ra quyết định số 262/TC-BH cho
phép Bảo Việt triển khai nghiệp vụ bảo hiểm tai nạn thân thể học sinh trong
phạm vi cả nước. Phạm vi bảo hiểm của nghiệp vụ này là chỉ bảo hiểm cho
những học sinh bị tai nạn trong thời gian học tập và vui chơi tại trường. Tuy
nhiên thời gian mà các em ở trường trung bình chỉ có 5 giờ một ngày, trong khi
đó tai nạn lại thường xảy ra khi các em ở ngoài sự quản lý của nhà trường vì vậy
nghiệp vụ bảo hiểm học sinh lúc này chưa đáp ứng được yêu cầu của người
tham gia. Vì vậy, từ năm học 1989-1990 Bảo Việt đã mở rộng phạm vi bảo
hiểm cho học sinh qua việc triển khai bảo hiểm tai nạn thân thể học sinh 24/24
giờ. Ngoài rủi ro tai nạn trong cuộc sống các em còn gặp phải nhiều rủi ro khác
như ốm đau, bệnh tật đòi hỏi chi phí lớn để chăm sóc sức khoẻ. Để khắc phục
điều này, Bảo Việt đã ra quyết định số 1035/PHH ngày 8/7/1994 về việc ban

hành điều khoản bảo hiểm toàn diện học sinh. Thực chất nội dung của nghiệp
vụ này là sự kết hợp của bảo hiểm tai nạn 24/24 giờ và bảo hiểm trợ cấp phẫu
thuật và nằm nằm viện.Tại PJICO, nghiệp vụ bảo hiểm học sinh được gọi là bảo
hiểm kết hợp học sinh, sinh viên.
Nghiệp vụ này có một số đặc điểm cơ bản sau đây:
- Do đối tượng bảo hiểm là tính mạng và tình trạng sức khoẻ của học
sinh, sinh viên nên hợp đồng bảo hiểm học sinh sẽ chấm dứt trước thời hạn đối
với những học sinh bỏ học hoặc bị buộc thôi học.
- Nghiệp vụ BH kết hợp HS-SV là một hình thức bảo hiểm con người phi
nhân thọ vì vậy nó cũng tuân thủ theo những quy tắc cơ bản của bảo hiểm con
người phi nhân thọ nói riêng và bảo hiểm con người nói chung. Người được bảo
hiểm trong hợp đồng bảo hiểm kết hợp học sinh, sinh viên được tham gia và
hưởng quyền lợi của các loại hình bảo hiểm khác nếu ký các hợp đồng độc lập
với nhau.
- BH kết hợp HS-SV là loại hình bảo hiểm tự nguyện, phí bảo hiểm hoàn
toàn do người tham gia bảo hiểm đóng góp để tạo nên một quỹ tài chính tập
trung.
- BH kết hợp HS-SV là nghiệp vụ mang tính thời vụ rõ rệt, các công ty
bảo hiểm thường triển khai vào đầu năm học.
2. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm:
2.1. Đối tượng bảo hiểm:
Đối tượng bảo hiểm của BH kết hợp HS-SV là tính mạng và tình trạng
sức khoẻ của tất cả các học sinh đang theo học ở các trường từ nhà trẻ, mẫu
giáo. tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trường đại học- cao
đẳng, trung học chuyên nghiệp, các trường dạy nghề ở tất cả các trường thuộc
hệ quốc lập, bán công, dân lập.
Tuy nhiên, người được bảo hiểm trong nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp học
sinh, sinh viên ở cả lứa tuổi thành niên và vị thành niên nên có sự phân biệt giữa
người tham bảo hiểm và người được bảo hiểm.
- Đối với các em ở lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở,

trung học phổ thông – lứa tuổi vị thành niên thì người tham gia bảo hiểm có thể
là ông bà, cha mẹ, nhà trường… Trong đó ông bà, cha mẹ là có trách nhiệm
đóng phí cho các em còn nhà trường chủ yếu đứng ra ký kết hợp đồng bảo hiểm
với công ty cho các em.
- Đối với học sinh, sinh viên đang theo học ở các trường đại học, cao
đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề – lứa tuổi thành niên thì người tham
gia bảo hiểm có thể là ông bà, cha mẹ, nhà trường… hoặc chính các em đứng ra
mua bảo hiểm cho chính mình.
2.2.Phạm vi bảo hiểm:
Phạm vi bảo hiểm đề cập đến những rủi ro được bảo hiểm và những rủi ro
không được bảo hiểm. Một nguyên tắc bất di bất dịch của bảo hiểm là chỉ bảo
hiểm cho những rủi ro bất ngờ và không lường trước được hoặc có biết chắc
chắn xảy ra thì cũng không biết chính xác thời điểm xảy ra.
a. Những rủi ro được bảo hiểm:
- Rủi ro tai nạn: bao gồm bị thương tật và chết do tai nạn
Tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm là những tai nạn xảy ra do một lực bất
ngờ từ bên ngoài, ngoài ý muốn của người được bảo hiểm hoặc người có quyền
lợi bảo hiểm, tác động lên thân thể người được bảo hiểm và là nguyên nhân trực
tiếp làm cho người được bảo hiểm bị chết hoặc thương tật thân thể.
Đối với những rủi ro tai nạn, phạm vi bảo hiểm còn được mở rộng đối với
các trường hợp tai nạn xảy ra do học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm có hành
động cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của nhân dân.
- Rủi ro ốm đau bệnh tật:
Đó là những rủi ro xảy ra do sự biến chất của sức khoẻ, là hiện tượng
một bộ phận bất kỳ trong cơ thể bị tổn thương hoặc không còn bảo đảm được
chức năng hoạt động của nó và kéo theo đó là các chi phí cần thiết cho việc
chữa trị và chăm sóc. Tuy nhiên bảo hiểm chỉ chi trả trong trường hợp học sinh,
sinh viên được bảo hiểm bị ốm đau, bệnh tật phải nằm điều trị nội trú tại bệnh
viện hoặc phải phẫu thuật, trong đó bệnh viện phải là cơ sở khám chữa bệnh
hợp pháp và được Nhà nước công nhận.

b. Những rủi ro loại trừ:
Đối tượng không nhận bảo hiểm bao gồm:
+ Những học sinh, sinh viên bị mắc bệnh thần kinh, tâm thần, phong;
+ Những học sinh, sinh viên bị tàn phế hoặc bị thương tật vĩnh viễn từ
50% trở lên;
+ Những học sinh, sinh viên đang trong giai đoạn điều trị bệnh hoặc
thương tật; những người bị nhiễm HIV, AIDS.
Công ty bảo hiểm không chịu trách nhiệm chi trả trong các trường hợp
sau đây:
- Hành động cố ý của học sinh, sinh viên được bảo hiểm hoặc người có
quyền lợi bảo hiểm.
- Học sinh, sinh viên được bảo hiểm bị ảnh hưởng trực tiếp của rượu, bia,
ma tuý hoặc các chất kích thích tương tự khác.
- Học sinh, sinh viên từ 14 tuổi trở lên vi phạm nghiêm trọng pháp luật.
- Học sinh, sinh viên nằm viện để kiểm tra sức khoẻ, giám định y khoa
mà không liên quan đến việc điều trị bệnh, thương tật.
- Điều trị phẫu thuật các bệnh bẩm sinh.
- Điều trị, phẫu thuật theo yêu cầu của học sinh, sinh viên mà không liên
quan đến việc điều trị và phẫu thuật bình thường do ngành y tế quy định.
- Điều trị hoặc sử dụng thuốc không theo hướng dẫn của cơ sở y tế.
- Tạo hình thẩm mỹ, chỉnh hình, phục hồi chức năng, làm giả các bộ
phận.
- Các bệnh mãn tính, HIV- AIDS.
- Học sinh, sinh viên bị rủi ro tai nạn do: động đất, núi lửa, chiến tranh,
nội chiến, đình công, khủng bố…
Để tạo điều kiện cho khách hàng thuận lợi cho công tác tuyên truyền và
khách hàng khi lựa chọn tham gia bảo hiểm các công ty bảo hiểm thường tổng
hợp lại thành 3 điều kiện bảo hiểm sau:
+ Điều kiện A: Chết do mọi nguyên nhân
Hiệu lực bảo hiểm: Hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực sau 30 ngày kể từ

ngày đóng phí bảo hiểm. Những trường hợp mặc nhiên có hiệu lực ngay sau khi
người tham gia bảo hiểm đóng phí kỳ tiếp theo.

×