Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

XÂY DỰNG PHẦN MỀM HỖ TRỢ HỌC TIẾNG ANH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.49 MB, 57 trang )

XÂY DỰNG PHẦN MỀM HỖ TRỢ HỌC TIẾNG ANH
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
Sinh viên thực hiện: Trịnh Thị Lan Anh
Lớp: K8 ĐH CNTT
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời kì hội nhập, ngoại ngữ trở nên vô cùng quan trọng đối với
chúng ta. Nó được ví như chiếc chìa khóa giúp chúng ta mở mang tầm nhìn
và có thể đi khắp mọi nơi trên thế giới, vươn tới mọi lĩnh vực trong cuộc sống
mà ngôn ngữ chung cho toàn thế giới là tiếng Anh.
Nước ta đang trên đà phát triển, đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng bắt
kịp những thay đổi, những xu hướng chung của thời đại công nghệ thông tin.
Để đáp ứng được những yêu cầu của xã hội, ngày nay bộ môn Tiếng Anh đã
được đưa vào giảng dạy trong tất cả các bậc học từ bậc Tiểu học trở lên.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, độ tuổi của học sinh Tiểu học sẽ
có nhiều lợi thế để học ngoại ngữ hơn là ở những độ tuổi khác. Tuy vậy, việc
học cũng không hề dễ dàng nếu không có một phương pháp học phù hợp.
Đối với học sinh Tiểu học, ngoài việc học tập trên lớp, một ứng dụng
hỗ trợ học tiếng Anh được triển khai tốt sẽ rất có ích đối với các em trong việc
tiếp cận và học ngôn ngữ này. Trên thực tế đã có một số phần mềm, cũng như
các trang web có chức năng hỗ trợ trẻ học tiếng Anh khá hữu ích. Tuy nhiên,
các chương trình này chủ yếu được sử dụng trực tuyến, đòi hỏi người dùng
phải kết nối với mạng Internet.
Trong quá trình học tại trường Đại học Hùng Vương, với những kiến
thức mà mình tích lũy được, em muốn xây dựng một phần mềm có thể hỗ trợ
các em học sinh trong việc học tiếng Anh, đặc biệt là các em ở những nơi
chưa có điều kiện sử dụng Internet, vì vậy mà em đã lựa chọn đề tài “Xây
dựng phần mềm hỗ trợ học tiếng Anh cho học sinh Tiểu học” làm đề tài


khóa luận tốt nghiệp của mình, hi vọng đề tài có thể giúp các em học sinh học
tiếng Anh một cách tốt hơn, chủ động hơn.
5
2. Mục tiêu đề tài
Xây dựng phần mềm hỗ trợ học tiếng Anh cho học sinh Tiểu học (đặc
biệt là khối lớp 3, lớp 4, lớp 5) một cách trực quan với các nội dung phong
phú, phù hợp với lứa tuổi, tạo sự hứng thú cho các em trong việc học ngôn
ngữ này.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
• Tìm hiểu về chương trình đào tạo tiếng Anh ở bậc Tiểu học.
• Phân tích các thông tin thu thập được, từ đó xác định các chức năng của
hệ thống.
• Tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình cũng như các công cụ hỗ trợ cho việc
xây dựng phần mềm.
• Thiết kế, xây dựng phần mềm.
4. Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp nghiên cứu tự luận: Đọc và nghiên cứu tài liệu, giáo trình
có liên quan đến ngôn ngữ C#, kỹ thuật lập trình trên windows và ứng
dụng Windows Presentation Foundation rồi phân hóa, hệ thống hóa các
kiến thức.
• Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Qua việc tham khảo tài liệu, giáo
trình từ đó rút ra kinh nghiệm để áp dụng vào việc nghiên cứu.
• Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Lấy ý kiến của giảng viên trực tiếp
hướng dẫn, các giảng viên khác để hoàn thiện về mặt nội dung và hình
thức của khóa luận.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng: Chương trình đào tạo Tiếng Anh.
• Phạm vi: Chương trình đào tạo Tiếng Anh ở bậc Tiểu học.
6
6. Ý nghĩa khoa học

Khóa luận cung cấp một ứng dụng hỗ trợ học tiếng Anh cho học sinh
Tiểu học một cách trực quan và phù hợp với lứa tuổi.
Khóa luận tài liệu tham khảo cho các sinh viên chuyên ngành Công
nghệ thông tin có mong muốn tìm hiểu về nền tảng .NET Framework, ngôn
ngữ C# và ứng dụng Windows Presentation Foundation.
Với bản thân, nghiên cứu giúp em hiểu rõ hơn về ngôn ngữ lập trình C#
và ứng dụng Windows Presentation Foundation – một ứng dụng hỗ trợ việc
xây dựng giao diện đồ họa trên cả nền Windows và trình duyệt Web.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận được chia
thành các chương:
Chương 1: Đặc điểm, tình hình học Tiếng Anh ở bậc Tiểu học và giải
pháp công nghệ.
Chương 2: Phân tích và thiết kế hệ thống.
Chương 3: Xây dựng phần mềm hỗ trợ học tiếng Anh cho học sinh
Tiểu học.
7
CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH HỌC TIẾNG ANH Ở BẬC TIỂU HỌC
VÀ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ
1.1. Sự cần thiết của việc học tiếng Anh
Tiếng Anh (English) là một ngôn ngữ thuộc nhánh miền Tây của nhóm
ngôn ngữ German trong ngữ hệ Ấn-Âu. Đây là ngôn ngữ được sử dụng rộng
rãi nhất trên thế giới, là ngôn ngữ chính thức của hơn 53 quốc gia và vùng
lãnh thổ, được sử dụng chính thức trong các tổ chức lớn bao gồm liên minh
Châu Âu (EU), khối thịnh vượng chung Anh và đặc biệt là Liên Hiệp Quốc.
Tiếng Anh được sử dụng phổ biến nhờ vào ảnh hưởng của Mỹ và Anh
trên các lĩnh vực quân sự, kinh tế, khoa học, tin học, chính trị và văn hóa. Ở
nhiều nước, trong đó có Việt Nam, khi tuyển dụng lao động, các nhà tuyển
dụng luôn yêu cầu người lao động phải có trình độ ngoại ngữ, chủ yếu là tiếng

Anh.
Tiếng Anh thật sự rất quan trọng nếu chúng ta muốn đi xa và học hỏi,
đồng thời cũng giúp chúng ta tiếp cận, cập nhật những nguồn tri thức từ khắp
thế giới một cách dễ dàng hơn. Việc thành thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng
Anh khiến ta năng động hơn trong môi trường xã hội, tự tin hơn trong giao
tiếp với người nước ngoài, có thể có nhiều cơ hội để thúc đẩy sự nghiệp, nâng
cao tầm hiểu biết về nền văn hóa của nhiều nước trên thế giới.
Ngày nay, cùng với sự hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế quốc tế,
nhu cầu học tiếng Anh không còn là một sở thích của một số người có năng
khiếu mà được xác định là thiết yếu cho mọi lứa tuổi. Vì lẽ đó, Tiếng Anh đã
được Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đưa vào chương trình học chính
khóa từ lớp 3. Quyết định này đã thể hiện rõ chiến lược của giáo dục Việt
Nam khi chọn tiếng Anh là trọng tâm hàng đầu để tiến vào tương lai.
8
Đối với học sinh Tiểu học, do đặc điểm của lứa lứa tuổi mà việc học
tiếng Anh ở giai đoạn này sẽ có nhiều lợi thế hơn, cụ thể là:
• Trẻ có thể học thông qua các hoạt động vui chơi giải trí, thu nạp ngôn ngữ
bằng cách tham gia các hoạt động cùng người lớn. Đầu tiên, trẻ sẽ tìm hiểu về
các hoạt động đó, sau là nắm bắt được ngôn ngữ mà người lớn sử dụng trong
quá trình tham gia.
• Trẻ có nhiều thời gian hơn để học tiếng Anh hàng ngày. Chương trình học ở
trường thường không bị gò bó và trí nhớ trẻ chưa phải ghi nhớ quá nhiều kiến
thức. Trẻ không có hoặc có ít bài tập về nhà và cũng không phải chịu sức ép
phải đạt được các tiêu chuẩn nhất định.
• Những trẻ em có cơ hội được học ngoại ngữ từ khi còn nhỏ có xu hướng sử
dụng các phương pháp bẩm sinh sẵn có để học ngôn ngữ trong suốt cuộc đời
mình. Học ngôn ngữ thứ ba, thứ tư hay nhiều hơn nữa cũng dễ dàng như học
ngôn ngữ thứ hai.
• Trẻ thu nạp ngôn ngữ một cách tự nhiên thay vì có chủ đích như trẻ ở độ tuổi
lớn hơn. Nếu trẻ đợi đến khi đã bước vào tuổi dậy thì và có ý thức hơn mới

bắt đầu học ngoại ngữ thì khả năng thu nạp ngôn ngữ một cách tự nhiên sẽ
biến mất. Lúc đó các em sẽ cho rằng mình phải học tiếng Anh một cách có ý
thức thông qua các chương trình nặng nề về ngữ pháp.
1.2. Sơ lược về chương trình đào tạo tiếng Anh bậc Tiểu học
Ngày 30/09/2008, đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống Giáo
dục Quốc dân giai đoạn 2008-2020” đã được phê duyệt. Mục tiêu bao trùm
của đề án là thực hiện việc đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong
hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đảm bảo đến năm 2015 nâng cao rő rệt
trěnh độ ngoại ngữ của một số đối tượng ưu tiên, đồng thời triển khai chương
trình dạy và học ngoại ngữ mới đối với các cấp học và trình độ đào tạo, tạo
điều kiện để đến năm 2020 tăng đáng kể tỷ lệ thanh thiếu niên có đủ năng lực
sử dụng ngoại ngữ một cách độc lập và tự tin trong giao tiếp.
9
Trước đây, bộ môn Tiếng Anh cũng đã sớm được đưa vào giảng dạy
nhưng là áp dụng theo hình thức dạy học tự chọn. Năm học 2010-2011,
chương trình đào tạo Tiếng Anh Tiểu học được triển khai thí điểm tại 18 tỉnh,
thành phố trên cả nước, trong đó mỗi tỉnh, thành lựa chọn khoảng từ 2 đến 9
trường tham gia, trong đó Tiếng Anh được dạy từ lớp 3 đến lớp 5. Mục tiêu
của chương trình Tiếng Anh Tiểu học là giúp học sinh hình thành và phát triển
năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh thông qua 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết,
trong đó chủ yếu là nghe, nói.
Về việc sử dụng sách giáo khoa, tài liệu dạy Tiếng Anh Tiểu học đã
được Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn tại các công văn số 549/BGDĐT-
GDTH ngày 09/02/2011, công văn số 5643/BGDĐT-GDTH ngày 24/8/2011,
công văn số 1237/ BGDĐT- GDTH ngày 06/3/2012 và công văn số 2372/
BGDĐT- GDTH ngày 11/4/2013. Cụ thể:
*) Các sách giáo khoa và tài liệu dạy Tiếng Anh Tiểu học đã được Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành hoặc thẩm định cho phép sử dụng gồm:
- Sách Tiếng Anh 3, Tiếng Anh 4, Tiếng Anh 5, tổng chủ biên Hoàng
Văn Vân, nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, áp dụng trên các địa bàn theo kế

hoạch triển khai của Bộ.
- Let’s Learn English 1, 2, 3, chủ biên Nguyễn Quốc Tuấn, nhà xuất
bản Giáo dục Việt Nam, áp dụng theo hình thức dạy học tự chọn tại các địa
bàn đã triển khai từ trước năm học 2010-2011.
- UK English Programme của Learning Box (trình độ Starters,
Movers, …) do VP Box, cơ quan đại diện Phonics Learning Box UK triển
khai, áp dụng tại các địa bàn có điều kiện và trên cơ sở tự nguyện của cha mẹ
học sinh từ năm học 2008-2009.
*) Các tài liệu thay sách giáo khoa Tiếng Anh Tiểu học đã được Bộ
Giáo dục và Đào tạo cho phép các Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo sử dụng
dạy thí điểm hoặc tự chọn gồm:
10
- Let’s Go, nhà xuất bản Đại học Oxford, áp dụng theo hình thức dạy
học tự chọn tại các địa bàn đã triển khai từ trước năm học 2003-2004.
- Family and Friend, nhà xuất bản Đại học Oxford, áp dụng theo hình
thức dạy học tự chọn đã triển khai từ năm học 2010-2011 với sự tự nguyện
của cha mẹ học sinh tại một số trường Tiểu học của TP. Hồ Chí Minh, Lâm
Đồng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Khánh Hòa, Đồng Nai, Vĩnh Long, Cần Thơ, Tiền
Giang, Thừa Thiên-Huế.
- Dyned do công ty TNHH E&D Việt Nam triển khai, áp dụng theo
hình thức dạy thí điểm ở một số trường Tiểu học với sự tự nguyện của cha mẹ
học sinh tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh từ trước năm học 2010-2011.
- Next Stop của Macmillian do công ty cổ phần Giáo dục và Đào tạo
Victoria triển khai, áp dụng theo hình thức dạy thí điểm cho học sinh lớp 1,
lớp 2 ở một số trường Tiểu học với sự tự nguyện của cha mẹ học sinh tại Hà
Nội, Hải Dương từ năm học 2010-2011.
Tính đến tháng 5 năm 2013 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có tổng số 306
trường có lớp Tiểu học, trong đó có 299 trường Tiểu học công lập; 05 trường
liên cấp 1,2; 01 trường tư thục có 3 cấp học và 01 trung tâm bảo trợ trẻ em mồ
côi, tàn tật. Kết quả đạt được đến hết năm học 2012 – 2013: Toàn tỉnh có

2927 học sinh trên tổng số 19621 học sinh lớp 3 được học chương trình mới 4
tiết/tuần (đạt 14,9%) và 12911 học sinh trên tổng số 19621 học sinh lớp 3
được học chương trình tự chọn 2 tiết/tuần (đạt 65,8%). Riêng thành phố Việt
Trì có 28 trường Tiểu học, 1 trung tâm bảo trợ trẻ em thì 100% các trường đều
đã giảng dạy bộ môn này.
Trong “Những vấn đề trọng tâm về Giáo dục Tiểu học năm 2013-2014”
(tháng 7/2013) có vấn đề dạy và học ngoại ngữ. Mục tiêu của tỉnh là: “ Từ
năm học 2012-2013 triển khai dạy và học ngoại ngữ theo chương trình mới
bắt đầu từ cấp Tiểu học cho khoảng 15% học sinh lớp 3 và mở rộng dần quy
mô để đạt 100% trên quy mô toàn tỉnh vào năm 2020”. (Kế hoạch số
11
3132/KH-UBND ngày 13 tháng 9 năm 2011 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú
Thọ về việc dạy và học ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-
2020).
Trước đây, tài liệu giảng dạy Tiếng Anh chủ yếu được sử dụng là bộ
sách Let’s Go của nhà xuất bản Đại học Oxford, kể từ năm học 2012-2013
sách Tiếng Anh của nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam chính thức được đưa vào
giảng dạy trong các trường Tiểu học. Trong trường hợp chưa có giáo viên đạt
chứng chỉ B2 thì lựa chọn hình thức dạy 2 tiết/tuần và xem đó là môn học tự
chọn. Trong trường hợp có giáo viên đạt chứng chỉ B2 thì lựa chọn hình thức
dạy 4 tiết/tuần và xem đó là môn học bắt buộc. Tính tới thời điểm này, lớp 3
và lớp 4 học sách mới, còn lại lớp 5 vẫn học sách Let’s go để phù hợp với
chương trình các em đang học.
Hình 1.1: Sách Let’s Go
Let’s Go là bộ sách Tiếng Anh được nhiều nước trên thế giới sử dụng
để giảng dạy Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học. Bộ sách Let’s Go đang sử
dụng trong nước là Let’s Go ấn bản dành cho Việt Nam, được biên soạn lại
dựa theo yêu cầu của khung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Let’s
Go bao gồm nhiều chủ đề, tình huống quen thuộc với trẻ em, nhấn mạnh khả
12

năng giao tiếp theo một hệ thống kiến thức ngữ pháp phù hợp, đơn giản và dễ
hiểu. Một số chủ đề trong bộ sách: Names, Numbers, Colors, Family, Toys,
Weather, Food and drink, Animals, …
Let’s Go được chia ra thành các Unit (đơn vị bài học), trong mỗi Unit
sẽ bao gồm một hoặc một số chủ đề đan xen. Mỗi Unit được chia thành 6
Lesson là:
• Let’s Talk. • Let’s Learn Some More.
• Let’s Sing. • Let’s Move.
• Let’s Learn. • Let’s Listen.
Sau hai Unit sẽ có một Let’s Review để luyện tập, củng cố kiến thức.
Khác với bộ sách Let’s Go, bộ sách Tiếng Anh của nhà xuất bản Giáo
dục Việt Nam tổ chức biên soạn theo chương trình thí điểm Tiếng Anh Tiểu
học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo quyết định số 3321/QĐ-
BGDĐT ngày 12 tháng 8 năm 2010, trong đó Tiếng Anh được dạy từ lớp 3
đến lớp 5. Sách được biên soạn theo đường hướng giao tiếp, giúp học sinh
bước đầu hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh, thông
qua bốn kĩ năng nghe, nói, đọc và viết trong đó ưu tiên phát triển hai kĩ năng
nghe và nói. Bố cục sách được chia ra theo các chủ điểm, mỗi chủ điểm lại
được được chia thành năm đơn vị bài học (Unit) tương ứng với năm chủ đề
của chương trình. Sau mỗi chủ điểm là một bài ôn (Review) tập trung vào các
kĩ năng giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết) và kiến thức ngôn ngữ cơ bản (ngữ âm,
từ vựng, ngữ pháp). Tuy nhiên, về cơ bản cả hai bộ sách này đều có một điểm
chung là đều được biên soạn theo hướng phân chia thành các chủ đề.
1.2.1. Tiếng Anh đối với học sinh lớp 1, lớp 2
Việc giảng dạy Tiếng Anh lớp 1, lớp 2 không nằm trong chương trình
đào tạo chính khóa mà nằm trong hình thức dạy tự chọn hoặc theo yêu cầu
của phụ huynh học sinh.
13
1.2.2. Chương trình Tiếng Anh lớp 3
Tài liệu sử dụng là sách Tiếng Anh 3 (tập 1& tập 2) viết theo chương

trình Tiếng Anh mới, toàn sách có 20 đơn vị bài học và 4 đơn vị ôn tập.

Hình 1.2: Sách Tiếng Anh 3
Tiếng Anh 3 (tập 1) xoay quanh hai chủ điểm giao tiếp gần gũi với học
sinh: Me and My Friends, Me and My School.
Bảng 1.1: Tóm tắt nội dung Tiếng Anh 3 – Tập 1
Me and My Friends Me and My School
Hello My School
My Name Is … Places in My School
How Are You? School Things
What’s Your Name? In My Classroom
Our Friends Our Break Time
Tiếng Anh 3 (tập 2) bao gồm 2 chủ đề: Me and My Family và Me and
The World Around.
Bảng 1.2: Tóm tắt nội dung Tiếng Anh 3 – Tập 2
Me and My Family Me and The World Around
My Family The Weather
14
How old are you? Outdoor Activities
My House Colours
Our room Our Pets
At home Our Toys
1.2.3. Chương trình Tiếng Anh lớp 4
Tài liệu sử dụng là sách Tiếng Anh 4 ( tập 1 & tập 2). Tương tự như
Tiếng Anh 3, Tiếng Anh 4 được viết theo chương trình Tiếng Anh mới với 20
đơn vị bài học và 4 đơn vị ôn tập.

Hình 1.3: Sách Tiếng Anh 4
Tiếng Anh 4 (tập 1) bao gồm 2 chủ đề: Me And My Friends và Me And
My School.

15
Bảng 1.3: Tóm tắt nội dung Tiếng Anh 4 – Tập 1
Me and My Friends Me and My School
Good Morning, How Are You? My School
My New Friends My School Subjects
My Birthday My School Timetable
Things I Can Do In My Classroom
Our Hobbies My Classmates
Tiếng Anh 4 (tập 2) bao gồm 2 chủ đề: Me and My Family, Me and The
World Around.
Bảng 1.4: Tóm tắt nội dung Tiếng Anh 4 – Tập 2
Me and My Family Me and The World Around
My Daily Activities Zoo Animals
Jobs My Area
Favourite Food and Drink My Clothes
My Mother A picnic
Festivals Travelling
1.2.4. Chương trình Tiếng Anh lớp 5

Hình 1.5: Sách Tiếng Anh 5
Bảng 1.5: Tóm tắt nội dung Tiếng Anh 5 – Tập 1
A Summer Camp A Visit To The Zoo
My Friend’s House My Favourite Sports And Games
16
A Birthday Party My Favourite Books
Mai’s Day Our Teachers’ Day
Our Picnic To The Seaside How I Learn English
Bảng 1.6: Tóm tắt nội dung Tiếng Anh 5 – Tập 2
What’s The Matter With You? The Weather And Seasons
Our Free Time Activities My Hometown

Accident Prevention Life In The Village And City
My Favourite Stories Road Signs
My Dream House Finding The Way
Tuy nhiên, hiện nay tài liệu sử dụng cho học sinh lớp 5 vẫn là sách
Let’s Go 2A, nội dung chương trình bao gồm các chủ đề như bảng sau:
Bảng 1.7: Tóm tắt nội dung sách Let’s Go 2A
Classroom objects Addresses
Toys Telephone numbers
Animals Household objects
Physical states Room in a house
Professions Activities and Abilities
1.2.5. Một số phương pháp dạy tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
- Phương pháp “Chơi hơn dạy”: Nói chính xác đây là phương pháp
“Dạy mà không dạy”, trong đó giáo viên lên lớp không theo một giáo trình
nhất định nào và tư tưởng chủ đạo không phải là dạy mà là tạo sân chơi đa
dạng, nhiều màu sắc bằng tiếng Anh cho học sinh. Từ đó hướng dẫn học sinh
tự làm chủ sân chơi và từng bước bổ sung các hoạt động khác nhau.
- Hoạt động, hình ảnh hơn lý thuyết: Hình ảnh, trò chơi, nhạc họa, diễn
kịch, … đó là các hoạt động nhằm giúp học sinh tham gia vào môi trường sử
dụng tiếng Anh một cách tự nhiên, không gượng ép. Các hoạt động đa dạng sẽ
giúp học sinh từng bước hình thành phong cách riêng trong học tập. Phong
cách riêng chính là nền tảng của chất lượng và hiệu quả học tập.
17
- Học cụ hơn giáo trình: Việc bám theo một giáo trình nào đó sẽ hạn
chế năng lực sáng tạo của cả thầy lẫn trò. Hơn nữa, để có thể đa dạng hóa các
hoạt động trong lớp, việc tăng cường học cụ là điều cần thiết. Cần chú ý
những học cụ (kể cả bài hát, trò chơi, diễn kịch, ) bình thường dễ kiếm để
làm tăng hoạt động của học sinh, nhất là cần khuyến khích học sinh tìm kiếm
thêm các học cụ làm phong phú hóa quá trình học tập. Việc sử dụng các loại
thiết bị công nghệ cao như máy nghe nhạc, điện thoại, truyền hình hay máy

tính và các phần mềm kèm theo sẽ giúp đẩy nhanh việc nắm bắt ngôn ngữ
nhưng không phải là cái duy nhất làm tăng hiệu quả sử dụng.
- Nói nhiều hơn nghe - viết: Thực tế cho thấy kỹ năng nói là dễ học và
bắt chước nhất trong học ngoại ngữ. Khi nói được, học sinh đã từng bước xây
dựng được tâm lý tự tin trong sử dụng tiếng Anh. Đây vốn là điểm yếu cơ bản
trong giao tiếp đối với nhiều thế hệ đi trước. Ngoài ra, do tập trung nhiều vào
kỹ năng nói, học sinh cũng cần phải phát âm chuẩn, điều này phụ thuộc rất
lớn vào giáo viên, giáo viên phát âm chuẩn dễ giúp học sinh phát âm chuẩn.
Một cách hạn chế việc phát âm không chuẩn là tăng cường các chương trình
hướng dẫn phát âm qua băng đĩa, tivi, nghe nhạc,
- Bắt chước hơn ngữ pháp: Bắt chước là không thể thiếu được đối với
thiếu nhi, đặc biệt trong học ngoại ngữ. Bắt chước giúp quá trình học tập đi
nhanh hơn, trong đó kể cả việc sử dụng các mẫu câu căn bản. Ngữ pháp được
hình thành từng bước trong quá trình học nhưng tránh không để ngữ pháp là
trở ngại trong bắt chước. Tuy nhiên, bắt chước gồm cả xấu lẫn tốt. Việc xác
định tốt hay xấu là do giáo viên và phụ huynh chủ động hướng dẫn để học
sinh tự xác định và hành động phù hợp.
- Vui hơn cho điểm: Thông thường, ở nước ta sau mỗi buổi học không
riêng gì ngoại ngữ, phụ huynh thường hỏi là “hôm nay được bao nhiêu điểm”
hơn là “hôm nay học có vui không, có gì mới không” như trong các hệ thống
giáo dục khác. Chính vì tư tưởng này, học sinh phải chú ý lấy được điểm cao
18
và vui chơi lại là thứ yếu. Từ đó, qua từng bậc học hình thành thói quen học
vì điểm và bằng mọi cách phải có điểm số cao. Điểm số cũng cần vì đó cũng
là cách động viên học sinh nhưng động viên thì có nhiều cách khác nữa. Phải
thay đổi để làm cho lớp học sinh động, học sinh có vui mới hình thành động
cơ học tập tốt, có động cơ tốt mới nỗ lực đạt kết quả.
- Học dưới nhiều hình thức: Phương pháp này cho trẻ học tiếng Anh
qua các bài hát, các phim hoạt hình tiếng Anh để trẻ có thể làm quen với
những ngôn ngữ giao tiếp của trẻ nhỏ. Những phim hoạt hình được chọn để

trẻ xem thì nên là những bộ phim do nước ngoài sản xuất. Những bộ phim
này thường được phát âm rất chuẩn.
Máy tính, Internet cũng là một nguồn học tiếng Anh tốt, các trò chơi
bằng tiếng Anh cũng rất hứu ích vì chúng có thể tạo cho trẻ sự thích thú.
1.3. Giải pháp công nghệ
1.3.1. Ý tưởng xây dựng phần mềm
Đa phương tiện ngày càng trở nên phổ biến trong việc giảng dạy tiếng
Anh. Nó kích thích được sự hứng thú học tập của học sinh, giúp học sinh chủ
động tiếp thu thông tin và thúc đẩy việc tìm tòi, sáng tạo. Việc tự học tiếng
Anh cho phép học sinh có thể làm việc theo nhịp độ riêng và tự điều khiển
cách học của bản thân.
Chúng ta biết rằng, ở học sinh Tiểu học, hứng thú nhận thức liên quan
chặt chẽ tới thành tích học tập, thành tích mang lại cho học sinh niềm vui, sự
thỏa mãn, niềm vui nhận thức lại thúc đẩy phát triển hứng thú nhận thức và
càng giúp trẻ đạt thành tích cao hơn. Chính vì đó mà các phần mềm phục vụ
cho việc học này phải đưa vào những tri thức mới, hiện đại, phải tạo ra các
hình ảnh, âm thanh rõ ràng, màu sắc hài hòa, sinh động, hấp dẫn, gắn với cuộc
sống để tạo ra yếu tố bất ngờ, ngạc nhiên đối với trẻ.
Hiện nay có khá nhiều công cụ hỗ trợ việc học tiếng Anh được xây
dựng rất công phu và hữu ích. Điển hình là sách nói điện tử Easy – Talk, một
19
số trang web học tiếng Anh trực tuyến như tienganh123 hay trang web thi và
luyện thi Olympic trực tuyến IOE. Tuy nhiên việc phải mua bản quyền sử
dụng hay phải đăng ký thành viên là không thể tránh khỏi. Mặt khác, nếu là
các trang web thì sẽ chỉ sử dụng được khi máy tính được kết nối Internet. Vấn
đề đặt ra là xây dựng một phần mềm hỗ trợ học tiếng Anh offline, thuận tiện
và dễ dàng sử dụng. Từ đó ý tưởng xây dựng phần mềm hỗ trợ học tiếng Anh
cho học sinh Tiểu học được hình thành.
Phần mềm sẽ được xây dựng trên nền tảng .NET Framework, ứng dụng
Windows Presentation Foundation trên ngôn ngữ C#.

Về nội dung, phần mềm sẽ bám sát theo chương trình học tiếng Anh ở
bậc Tiểu học và gồm các chức năng chính sau đây:
• Học tiếng Anh theo chủ đề.
• Làm bài tập tổng hợp.
• Tra cứu từ điển.
• Học tiếng Anh qua video.
• Hỗ trợ phát âm.
1.3.2. Yêu cầu hệ thống
• Hệ thống chạy ổn định.
• Quản lý tối ưu các dữ liệu.
• Linh hoạt và dễ sử dụng.
• Giao diện thân thiện, tạo được sự hứng thú cho người học.
• Có sự tương tác với người học.
• Tính khả dụng: Giao diện người dùng tương thích với Windows.
1.4. Công cụ lập trình
1.4.1. Kiến trúc .NET Framework
.NET Framework là một nền tảng lập trình và cũng là một nền tảng
thực thi ứng dụng chủ yếu trên hệ điều hành Microsoft Windows được phát
triển bởi Microsoft. Nói một cách dễ hiểu, .NET Framework là một môi
20
trường để code (các đoạn mã) hoạt động, điều đó có nghĩa là .NET sẽ quản lý
việc thi hành chýõng trình, khởi động chương trình, cấp phép hoạt động, cấp
phát bộ nhớ để dữ liệu làm việc, hỗ trợ việc thu hồi tài nguyên và bộ nhớ
không dùng đến. Ngoài ra, .NET còn chuẩn bị sẵn một thư viện lớp được gọi
là .NET Framework Base Class Library cho phép thực hiện nhiều tác vụ trên
windows. Tóm lại, .NET Framework giữ vai trò quản lý việc thực thi chương
trình và cung cấp dịch vụ mà chương trình cần đến.
Hình 1.5: Kiến trúc .NET Framework
Các thành phần chính của .NET Framework là: Common Language
Runtime (CLR) và Framework Base Classes Library.

Common Language Runtime (CLR): Là bộ phận quản lý việc thi hành
các đoạn mã, nạp chương trình cho chạy đoạn mã theo những tiến trình nhất
định cũng như quản lý các tiến trình này và cung cấp tất cả các dịch vụ cho
tiến trình. CLR tạo ra môi trường để chương trình được thực thi. CLR bao
gồm một virtual machine tương tự như java virtual machine. Ở cấp cao, CLR
cho biên dịch các đối tượng, tiến hành các kiểm tra an toàn đối với các đối
21
tượng này, bố trí chúng lên bộ nhớ, cho thực thi và cuối cùng là thu hồi bộ
nhớ mà chúng chiếm dụng trong thời gian thực thi nhưng không còn sử dụng
nữa. CLR được xem là linh hồn của .NET Framework.
Framework Base Classes Library: Đây là một thư viện lớp rất đồ sộ
chứa những code đã viết sẵn, cung cấp một API thiên đối tượng bao gồm tất
cả các chức năng được bao trùm bởi .NET Framework. Với hơn 5000 lớp
khác nhau, Framework Classes Library cung cấp những tiện nghi giúp triển
khai nhanh chóng các ứng dụng trên desktop, client server, các dịch vụ web
và các ứng dụng khác.
1.4.2. Ngôn ngữ C# và Windows Presentation Foundation
• Ngôn ngữ C#:
Ngôn ngữ C# là một trong số các ngôn ngữ được .NET Framework hỗ
trợ, nó được phát triển bởi nhóm của Anders Hejlsberg và Scott Wiltamuth tại
Microsoft; là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng và được cung cấp các
thư viện xây dựng sẵn cho phép lập trình viên có thể phát triển ứng dụng một
cách nhanh chóng, thích hợp cho các yêu cầu phát triển ứng dụng quản lý, đặc
biệt với các ứng dụng trên nền Windows và Web.
C# là ngôn ngữ hướng sự kiện và hỗ trợ lập trình trực quan. Chương
trình được xây dựng sử dụng môi trường lập trình tích hợp (Integrated
Development Environment - IDE) và được chuẩn hóa bởi ECMA (European
Computer Manufacturers Association) International.
• Windows Presentation Foundation (WPF):
Windows Presentation Foundation (viết tắt là WPF) do Microsoft phát

triển, là công nghệ kế tiếp Windows Form dùng để xây dựng các ứng dụng
dành cho máy trạm chạy hệ điều hành Windows. WPF được giới thiệu từ năm
2006 trong .NET Framework 3.0 (dưới tên gọi Avalon), công nghệ này nhận
được sự quan tâm của cộng đồng lập trình viên bởi nhiều điểm đổi mới trong
lập trình ứng dụng và khả năng xây dựng giao diện thân thiện, sinh động. Tại
22
Việt Nam, WPF thực sự chưa phát triển so với nhánh khác là Silverlight
(WPF/E).
Hình 1.6: .NET Framework 3.0
WPF sử dụng 2 thư viện lõi là PresentationCore và Presentation
Framework để xử lý các điều hướng, ràng buộc dữ liệu, sự kiện và quản lý
giao diện. WPF dựa trên nền tảng đồ họa là DirectX, xử lý vector, hỗ trợ gam
màu rộng, cho phép tùy biến giá trị opacity hay tạo gradient một cách dễ
dàng, cho phép tạo ảnh không gian 2 chiều hoặc 3 chiều. Thư viện thực thi
của WPF tự động tính toán và tận dụng tài nguyên của hệ thống một cách tối
ưu nhất để giảm tải cho CPU.
Ngoài ra, WPF hỗ trợ tốt hơn Winform trong việc xử lý hình ảnh, âm
thanh, video, quản lý phông chữ, quản lý hiển thị và chỉnh sửa văn bản. Các
control trong WPF có thể được lồng ghép linh động để tạo ra giao diện do
được viết bằng XAML. Một ứng dụng WPF có thể được xây dựng để chạy
23
độc lập dưới dạng mở rộng EXE hoặc đóng gói với phần mở rộng là XBAP
để có thể tích hợp lên website.
Hình 1.7: Kiến trúc của WPF
Thư viện thực thi WPF được tích hợp trong tất cả các hệ điều hành kể
từ Windows Vista và Windows Server 2008.
Cho đến thời điểm hiện tại, WPF có 5 phiên bản : WPF 3.0 (11 - 2006),
WPF 3.5 (11 - 2007), WPF 3.5sp1 (8 - 2008), WPF 4 (4 - 2010), và WPF
4.5(8 - 2012).
24

CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
2.1. Phân tích hệ thống về chức năng
2.1.1. Biểu đồ phân cấp chức năng
Hình 2.1: Biểu đồ phân cấp chức năng
Mô tả:
Phần mềm hỗ trợ học tiếng Anh cho học sinh Tiểu học bao gồm 5 chức
năng chính:
• Học tiếng Anh theo chủ đề:
Trong phần này sẽ bao gồm các bài học về từ vựng của các chủ đề quen
thuộc trong cuộc sống, phù hợp với chương trình Tiếng Anh Tiểu học. Sau
mỗi chủ đề sẽ có các bài tập để giúp các em củng cố kiến thức.
25

×