ĐỀ TÀI
Ô NHIỄMMÔI TRƯỜNG DO QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐHÀ
NỘI HIỆN NAY
PHẦN MỞ ĐẦU
Môi trường đã và đang là vấn đề được nhiều người quan tâm, bảo vệ môi trường
không chr là ý thức và trách nhiệm của riêng ai mà nó là của toàn xã hội. Xong bên
cạnh đó đã có không ít những thờ ơ trước vấn đề bảo vệ môi trường bất chấp tất cả để
làm những việc có lợi cho mình kể cả việc huỷ hoạ đến môi trường - điều đó đã gây ra
những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Nói đến môi trường thì thực sự là một vấn đề
lớn cần quan tâm, vì vậy với tầm hiểu biết còn rất hạn chế của một sinh viên còn đang
học tập và nghiên cứu trong trường em chỉ xin được đề cập tới một phần nhỏ của vấn
đề môi trường của thành phố hà nội mới
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng xong vì mới làm quen với hình thức viết tiểu
luận cũng như sự hiểu biết còn rất hạn chế của một sinh viên còn đang học tập và
nghiên cứu trong nhà trường nên bài viết của em không thể tánh được nhiều thiếu
xót.Em rất mong sự giúp đỡ, góp ý và dạy bảo của các thầy cô cũng như những người
quan tâm tới vấn đề này.
Thực trạng ô nhiễm môi trường đô thị và công nghiệp ở HÀ NỘI hiện nay:
Nước ta thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá và đương nhiên là kéo theo đô
thị hoá. Theo kinh nghiêm của nhiều nước, tình hình ô nhiễm môi trường cũng gia
tăng nhanh chóng. Nếu tốc độ tăng trưởng GDP trong vòng 10 năm tới tăng bình quân
khoảng 7%/năm, trong đó GDP công nghiệp khoảng 8-9%/năm, mức đô thị hoá từ
23% năm lên 33% năm 2000, thì đến năm 2010 lượng ô nhiễm do công nghiệp có thể
tăng lên gấp 2,4 lần so với bây giờ, lượng ô nhiễm do nông nghiệp và sinh hoạt cũng
có thể gấp đôi mức hiện nay.
Trong quá trình phát triển, nhất là trong thập kỷ vừa qua, các đô thị lớn như Hà
Nội, thành phố Hồ Chí Minh, đã gặp phải nhiều vấn đề môi trường ngày càng nghiêm
trọng, do các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải và sinh
hoạt gây ra. Tại thành phố Hồ Chí Minh có 25 khu công nghiệp tập trung hoạt động
với tổng số 611 nhà máy trên diện tích 2298 ha đất. Theo kết quả tính toán, hoạt động
của các khu công nghiệp này cùng với 195 cơ sở trọng điểm bên ngoài khu công
nghiệp, thì mỗi ngày thải vào hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai tổng cộng 1.740.000
1
m3 nước thải công nghiệp, trong đó có khoảng 671 tấn cặn lơ lửng, 1.130 tấn BOD5
(làm giảm nhu cầu ôxy sinh hoá), 1789 tấn COD (làm giảm nhu cầu ôxy hoá học), 104
tấn Nitơ, 15 tấn photpho và kim loại nặng. Lượng chất thải này gây ô nhiễm cho môi
trường nước của các con sông vốn là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho một nội địa
bàn dân cư rộng lớn, làm ảnh hưởng đến các vi sinh vật và hệ sinh thái vốn là tác nhân
thực hiện quá trình phân huỷ và làm sạch các dòng sông.
Về ô nhiễm không khí, ngoài tác động của sản xuất công nghiệp, hoạt động giao
thông vận tải cũng là nguồn thải rất quan trọng. Chỉ tính riêng ở thành phố Hồ Chí
Minh, hàng năm các phương tiện vận tải trên địa bàn thành phố tiêu thụ khoảng
210.000 tấn xăng và 190.000 tấn dầu Dizel. Như vậy đã thải vào không khí khoảng
1100 tấn bụi, 25 tấn chì, 4200 tấn CO2, 4500 tấn NO2, 116000 tấn CO, 1,2 triệu tấn
CO2, 13200 tấn Hydrocacbon và 156 tấn Aldehyt. Chính vì thế, tại nhiều khu vực
trong các đô thị có nồng độ các chất ô nhiễm lên khá cao. Tại Hà Nội, vào nhưng năm
1996-1997 ô nhiễm trầm trọng đã xảy ra ở xung quanh các nhà máy thuộc khu công
nghiệp Thượng Đình với đường kính khu vực ô nhiễm khoảng 1700 mét và nồng độ
bụi lớn hơn tiêu chuẩn cho phép khoảng 2-4 lần; xung quanh các nhà máy thuộc khu
công nghiệp Minh Khai – Mai Động, khu vực ô nhiễm có đường kính khoảng 2500
mét và nồng độ bụi cũng cao hơn tiêu chuẩn cho phép 2-3 lần. Cũng tại khu công
nghiệp Thượng Đình, kết quả đo đạc các năm 1997-1998 cho thấy nồng độ SO2 trong
không khí vượt tiêu chuẩn cho phép 2-4 lần.
Tại thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đến năm
2010, nếu tất cả 74
khu công nghiệp đều sử dụng hết diện tích, thì các xí nghiệp sẽ thải ra một lượng
chất thải rắn lên tới khoảng 3500 tấn/ngày tức làn gấp 29 lần so với hiện nay, trong đó
có khoảng 700 tấn chất thải độc hại
Trước những điểm nóng về ô nhiễm môi trường như trên, nhiều giải pháp tương đối
đồng bộ và cụ thể đã được kiến nghị nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường cả trong
hiện tại và trong dự báo về chính sách, chiến lược, quy hoạch đến các giải pháp về công
nghệ, nhân lực, giải pháp xã hội, các cộng cụ kinh tế và các biện pháp quan trắc theo dõi,
kèm theo một số dự án hoặc nghiên cúu sâu đối với các trường hợp cụ thể.
Tại Hà Nội, đang thực hiện gói thầu CP7A nhằm cải thiện hệ thống thoát nước ở
Hà Nội trên hệ thống sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét, tức lần thực hiện các biện pháp
xử lý nước thải hữu hiệu như đã đề ra trong quy hoạch tổng thể thoát nước của Hà Nội
thì đến năm 2010 hầu hết các con sông ở Hà Nội có chỉ tiêu BOD dưới 25 mg/lít; còn
nếu không có biện pháp cải thiện môi trường rõ rệt thì chỉ số BOD sẽ tăng gấp đôi so
2
với thời kỳ 1992-1994 và khoảng 1,8 lần so với thời kỳ 1997-1998, trong đó sông Lừ
sẽ bị ô nhiễm nặng nhất với chỉ số BOD là 130 mg/l, khá nhất là sông Sét thì cũng là
54 mg/l; trong đó tiêu chuẩn cho phép đối với nước loại A không quá 4 mg/l, với nước
loại B không quá 25 mg/l.
Hà Nội cũng đang tiến hành dự án cải tạo môi trường đối với khu công nghiệp
Minh Khai – Vĩnh Tuy, di dời các nhà máy ra khỏi vùng đô thị đông dân, áp dụng
nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”, “Trường hợp tính lệ phí nước thải của
một xí nghiệp công nghiệp”. Thành phố Hồ Chí Minh lập dự án xây dựng các nhà máy
xử lý chất thải công nghiệp v.v
Các giải pháp sẽ chỉ có tác dụng giảm bớt ô nhiễm môi trường nếu mọi người
cùng coi trọng và bảo vệ môi trường bằng y thức và hành động cụ thể của mỗi người.
(Khoa học và đời sống, số 20, ngày 31/3/2003)
+Ô nhiễm không khí do lượng xe cộ tăng nhanh nhiều khu công nghiệp được xây
dựng.
+Đô thị hóa khiến môi trường Hà Nội ngày càng ô nhiễm
Theo các chuyên gia về môi trường, thủ đô Hà Nội ngày càng bị đe dọa nghiêm
trọng bởi ô nhiễm mà nguyên nhân chính là vì quá trình đô thị hóa chưa được quản lý
và kiểm soát một cách chặt chẽ.
Môi trường của Hà Nội ngày càng xuống cấp.
Phát biểu tại Hội thảo khoa học “Nghìn năm môi trường Hoa Lư – Thăng Long –
Hà Nội” diễn ra ngày 08/09 vừa qua, GS. TS Phạm Ngọc Đăng, Chủ tịch Hội Môi
trường Xây dựng Việt Nam cho rằng, môi trường Hà Nội đang diễn biến theo chiều
3
hướng xấu đi, đặc biệt là trong khoảng thời gian 1000 ngày tính đến Đại lễ 1000 năm
Thăng Long – Hà Nội.
Môi trường không khí ở Hà Nội hiện nay bị ô nhiễm nặng, nồng độ bụi trung
bình gấp 2 – 3 lần quy chuẩn cho phép.
Ở các khu vực xây dựng hay sửa chữa đường sá thì nồng độ bụi gấp 5 – 7 lần,
thậm chí có nơi trên 10 lần quy chuẩn cho phép. Ô nhiễm không khí ở các đường phố,
khi bị tắc nghẽn giao thông, có thể tăng lên gấp 2 – 3 lần so với mức độ ô nhiễm khi
bình thường.
Về nước thải, hiện Hà Nội cũ mới xử lý được khoảng 5% nước thải sinh hoạt,
còn 95% nước thải sinh hoạt đô thị chỉ xử lý sơ bộ rồi đổ thẳng ra sông, hồ gây ô
nhiễm trầm trọng môi trường nước mặt. Ở hầu hết các đô thị vệ tinh của Hà Nội đều
chưa có trạm xử lý nước thải sinh hoạt nào.
Trong khi đó, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt thành phố Hà Nội phát sinh
trước năm 1995 chỉ khoảng 2000 tấn/ngày, nay tăng lên 4000 tấn/ngày. Tỷ lệ thu gom
mới đạt khoảng 80 – 85%.
“Hà Nội đã đặt ra kế hoạch thực hiện nhiều dự án môi trường nhằm cải thiện chất
lượng môi trường Hà Nội nhưng hiệu quả chưa đạt được như mong muốn, cục bộ có
nơi, có lúc bị ô nhiễm hơn.Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình
trạng ô nhiễm tại Hà Nội nói riêng và các đô thị nói chung không ngừng xấu đi là do
nhiều quy định của pháp luật về quản lý đô thị nói chung, quản lý môi trường nói riêng
chưa được thực hiện nghiêm minh. Thí dụ các công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác
động môi trường đối với các dự án đầu tư (công trình và các khu đô thị mới) còn mang
tính hình thức.
Việc kiểm tra, kiểm soát môi trường sau đánh giá tác động môi trường hầu như
không được tiến hành.Nhiều công trình cao tầng trong bốn quận nội thành cũ chưa
xem xét đến sự quá sức chịu tải môi trường của hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Vào giờ cao điểm, nồng độ bụi tính trung bình của riêng TP Hà Nội gấp 4 lần
tiêu chuẩn cho phép, nồng độ khí CO cao hơn 2,5 lần, hơi xăng cao hơn 12,1 – 2000
lần tiêu chuẩn cho phép. Người dân sống quanh các điểm nóng giao thông có biểu
hiện triệu chứng rõ tới sức khoẻ như kích thích các hệ cơ quan mắt, mũi, họng, da và
thần kinh thực vật."
4
Bụi mù mịt ở đường Láng - Hòa Lạc, nơi các xe chở vật liệu xây dựng qua lại rất nhiều
Hà Nội đang là đại công trường lớn, các hoạt động xây dựng, cải tạo, đô thị hóa
diễn ra mạnh mẽ. Kéo theo đó là lượng phương tiện chuyển chở vật liệu xây dựng, đất
đá, cát, xi măng ngày càng gia tăng. Thời gian thi công mỗi dự án, công trình thường
kéo dài, hơn nữa ý thức của nhà đầu tư trong việc giữ gìn bảo vệ môi trường chưa cao
Trên các tuyến phố như Phạm Hùng, Láng-Hòa Lạc, Nguyễn Trãi các phương
tiện vận chuyển chất thải, phế thải, vật liệu xây dựng không hề được che chắn đúng
quy định, các xe chở cát, sỏi phế liệu không được rửa sạch nước khi rời khỏi bãi tập
kết làm rơi rớt ra đường. Đây chính là nguồn bụi chủ yếu gây tình trạng ô nhiễm
không khí như hiện nay.
Theo kết quả quan trắc 6 tháng đầu năm 2009 hàm lượng bụi lơ lửng trong không
khí tại một số điểm trên địa bàn Hà Nội đáng giật mình. Có nơi hàm lượng bụi lơ lửng
trong không khí vượt quá 11 lần tiêu chuẩn cho phép(TCVN 5937 – 2005) như đường
Nguyễn Trãi, Phạm Hùng, Nguyễn Văn Linh. Và phần lớn các địa điểm khác vượt quá
5 lần tiêu chuẩn cho phép.
Bụi trở thành nỗi lo thường trực của người dân Hà Nội mỗi khi ra đường. Lượng
bụi ngày càng gia tăng trong không khí là nguyên nhân của các bệnh đường hô hấp và
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
5
Khói xe là một trong những nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường không khí.
Những năm gần đây, số lượng phương tiện giao thông cơ giới ở Hà Nội tăng lên
chóng mặt. Trung bình lượng tăng ô tô hàng năm là 10%, xe máy xấp xỉ 15%. Sự gia
tăng về số lượng các phương tiện tham gia giao thông là nguyên nhân làm gia tăng
lượng khí thải vào không khí, gây ra tình trạng ô nhiễm khí thải giao thông càng trở
nên trầm trọng.
Theo kết quả quan trắc năm 2008 lượng khí CO2, SO2, C6H6, CO và các khí
thải độc hại khác vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép và ngày càng gia tăng, có tác
động tiêu cực tới con người và môi trường.
Hiện nay với gần 90% lượng xe ở thành phố là xe máy, lại chủ yếu là xe phân
khối nhỏ có kết cấu động cơ đơn giản, sử dụng nhiên liệu xăng. Hầu hết là loại xe đã
lưu hành trên 5 năm và thiếu các hệ thống kiểm soát khí thải. Vừa qua việc kiểm soát
tiêu chuẩn khí thải được thực hiện đối với xe máy vì là loại động cơ thải ra rất nhiều
bụi, khí CO và Hydrocacbon.
+Ô nhiễm không khí do tiếng ồn vấn đề qui hoạch đô thị
Tại các giờ cao điểm hoặc công trường xây dựng người dân bị quá tải bởi lượng
tiếng ồn khó chịu, liên tục trong thời gian dài gây ra.Ô nhiễm tiếng ồn cũng đang dần
trở thành nguyên nhân đẩy tình trạng ô nhiễm môi trường không khí trở nên trầm
trọng.
"Tại điểm trung chuyển xe bus Long Biên, Cầu Giấy, đường Phạm Văn Đồng,
Phạm Hùng… và nhiều điểm khác độ ồn đã vượt tiêu chuẩn trên 1,18 lần. Và hầu hết
6
các điểm khác đều vượt tiêu chuẩn 1- 1,15 lần cho phép." - Theo báo cáo của
GS.TS.Vũ Hoan tại hội thảo về "Hiện trạng môi trường và biện pháp bảo vệ môi
trường của thành phố Hà Nội".
Hà Nội phải chịu đựng âm thanh hỗn tạp của còi xe, tiếng động cơ, tiếng ồn tại
các công trường xây dựng và hàng loạt tạp âm khác làm cho môi trường không khí trở
nên chật chội ngột ngạt.
Tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh, mạnh đã gây ra hàng loạt các vấn đề liên quan
đến môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng. Theo thống kê của
SởTài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội, mỗi năm thành phố Hà Nội phải tiếp
nhận khoảng 80.000 tấn bụi, khói; 9.000 tấn khí SO2; 46.000 tấn khí CO2 từ các cơ sở
công nghiệp thải ra. Ngoài ra, các phương tiện giao thông ô tô, xe máy cũng được xác
định như là một nguồn phát thải lớn. Những kết quả nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng,
chất lượng không khí ở khu vực ngoại thành Hà Nội chưa bị ô nhiễm bởi CO, SO2,
NO2 và bụi lơ lửng (TSP), ngoại trừ tại các khu công nghiệp và các khu vực gần các
tuyến đường giao thông liên tỉnh, đường cao tốc.Còn khu vực nội thành thì hầu hết tại
các khu công nghiệp, tuyến giao thông chính đều bị ô nhiễm nhưng ở các mức độ khác
nhau. Tại các tuyến giao thông, ô nhiễm bụi lơ lửng (TSP) là chủ yếu với nồng độ đo
được cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 3 - 4 lần [6]. Những khu vực đang thi công các
công trình xây dựng, giao thông, đô thị mới,… nồng độ TSP đo được thường cao hơn
7 - 10 lần so với TCCP [7]. Nồng độ các khí SO2, NO2 trung bình hàng năm tăng
khoảng từ 10 - 60%, nồng độ CO tại các trục giao thông chính cao hơn từ 2,5 đến 4,4
lần so với TCCP [9].
Ô nhiễm môi trường không khí do bụi:
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường không khí do bụi trên địa bàn thành
phốHà Nội đã được các nhà khoa học cảnh báo là đang ở mức “báo động đỏ”. Kết quả
quan trắc về nồng độ bụi lơ lửng trên địa bàn Hà Nội cho thấy: Ở các quận nội thành
đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 2 - 3 lần [8]. Trong đó, địa bàn quận Đống Đa,
Long Biên có nồng độ bụi cao nhất 0,8 mg/m3, gấp 4 lần so với TCCP [8], tiếp đến là
địa bàn quận Tây Hồ, Hoàng Mai 0,78 mg/m3 [1]. Ngoài ra, các khu vực được coi là
ô nhiễm trọng điểm bụi trên địa bàn Hà Nội được xác định gồm: đường Nam Thăng
Long, đường Nguyễn Tam Trinh, Đường 32 và hiện nay là các nút giao thông đang thi
công như ngã Tư Sở, ngã Tư Bách Khoa, gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đối với
người dân khi qua lại những khu vực này. Trong 10 năm qua, bụi lơ lửng tại Hà Nội
do công nghiệp và thủ công nghiệp gây ra chiếm tới 67%, do đường phố bẩn chiếm
khoảng 30% và còn lại là do các phương tiện giao thông thải ra [9]. Số liệu thống kê
7
năm 1996 - 1997 thì ô nhiễm TSP đã xảy ra trầm trọng ở khu công nghiệp Thượng
Đình: Cao su Sao Vàng, thuốc lá Thăng Long, Bóng đèn - Phích nước Rạng Đông với
đường kính khu vực ô nhiễm khoảng 1,7km và nồng độ lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 2
- 4 lần [7]; Tại khu công nghiệp Minh Khai, Mai Động, Vĩnh Tuy với đường kính ô
nhiễm khoảng 2,5km, có nồng độ TSP cao hơn tiêu chuẩn cho phép 2 - 3 lần [7].
Trong những năm gần đây nồng độ và bán kính ảnh hưởng của bụi ở khu vực này đã
có xu hướng giảm dần.Dưới đây là bảng biến đổi nồng độ (PM10) trong năm tại khu
vực Láng là khu vực ít bị ảnh hưởng bởi hoạt động sản xuất công nghiệp, mà chủ yếu
bởi hoạt động giao thông gây nên.
+Ô nhiễm môi trường không khí do các khí độc hại
Ngoài nguồn ô nhiễm do bụi, môi trường không khí Hà Nội còn bị ảnh hưởng
bởi các loại khí thải như SO2, CO2, CO, NOx… Đặc biệt, tại các khu vực có khu công
nghiệp sử dụng nhiều nhiên liệu hoá thạch và các trục đường giao thông lớn.
Chất lượng không khí Hà Nội hiện đang suy giảm một cách nhanh chóng.
Nguyên nhân của sự suy giảm này chủ yếu do 3 nguồn chính: Công nghiệp, giao
thông và xây dựng, sinh hoạt.
-Hoạt động sản xuất công nghiệp
Theo thống kê hiện nay ở Hà Nội có tới 400 cơ sở công nghiệp đang hoạt
động.Trong đó, có khoảng 147 cơ sở công nghiệp có tiềm năng thải các chất thải gây
ô nhiễm môi trường không khí Hà Nội [8]. Các khí thải độc hại sinh ra từ các nhà
máy,xí nghiệp chủ yếu do quá trình chuyển hoá năng lượng (tiêu thụ than và xăng dầu
các loại).Trong khi chất lượng nhiên liệu “chưa tốt” chứa nhiều tạp chất không tốt đối
với môi trường,cụ thể là hàm lượng Benzen trong xăng quá cao (5% so với 1%), hàm
lượng lưu huỳnh trong Diezen cao 0,5-1% so với 0,05% [6].Lượng than tiêu thụ hàng
năm trung bình là 250.000 tấn, xăng dầu 230.000 tấn đã thải ra một lượng lớn bụi, khí
SO2, CO và NO2 gây tác động xấu đến chất lượng không khí [7].
- Hoạt động giao thông đô thị và xây dựng.
+Ô nhiễm không khí do giao thông đô thị .Với mức độ tăng trưởng trung bình
hàng năm về xe máy là 15% và ôtô là 10% năm 1996 thì thành phố có 600.000 xe máy
và 34.000 ô tô nhưng sau 10 năm thì lượng ô tô tăng lên gấp 4,4 lần (150.000), xe máy
tăng lên 2,6 lần (1,55 triệu) đây chính là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi
trường không khí chủ yếu trên các tuyến đường giao thông của Hà Nội. Trong khi đó,
cơ sở hạ tầng giao thông còn thấp (tiêu chuẩn luồng đường, tốc độ lưu thông, chất
lượng con đường,…), cường độ dòng xe lớn, đạt trên 1.800 - 3.600 xe/h, đường hẹp,
nhiều giao điểm (ngã ba, ngã tư), ý thức người tham gia giao thông kém, Tất cả
8
những yếu tố trên dẫn đến lượng khí độc hại như CO, SO2, NO2 và các hợp chất chứa
bụi, chì, khói được thải ra tăng, gây ô nhiễmmôi trường không khí tại các trục giao
thông chính và các nút giao thông đặc biệt vào các giờ cao điểm.Bên cạnh đó, chất
lượng các phương tiện giao thông cũng như ý thức người dân khi tham gia giao thông
là nguyên nhân làm tăng nồng độ chất ô nhiễm. Hàng loạt các yếu tố như: quá cũ, hay
quá thời gian sử dụng, hệ thống thải không đạt yêu cầu, lượng khí thải không đảm bảo
tiêu chuẩn thải…Theo con số thống kê tại bốn địa điểm là khu vực Đuôi Cá, đê sông
Hồng, đường Láng - Hòa Lạc và chân cầu Thăng Long có đến 95% số xe tải chở vật
liệu xây dựng không bảo đảm yêu cầu vệ sinh như thùng xe không kín, không có nắp
đậy, chở vật liệu quá thùng.
Xe chở vật liệu gây ô nhiễm môi trường
+ Ô nhiễm không khí do xây dựng
Tốc độ đô thị hóa ở Hà Nội diễn ra khá nhanh và mạnh, thành phố như một
“công trường” lớn.Hiện nay trên địa bàn thành phố luôn có hơn 1.000 công trình xây
dựng lớn nhỏ được thi công. Trong đó có đến hàng chục dự án cải tạo, xây dựng các
nút giao thông, các khu đô thị mới, quy mô lớn, thời gian thi công kéo dài hàng
năm,gây ô nhiễm bụi cả khu vực rộng lớn. Ngoài ra, mỗi tháng còn có khoảng 10.000
m2 đường bị đào bới để thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật.Thành phố hiện nay
có khoảng hơn 300 điểm tập trung buôn bán vật liệu xây dựng. Mà phần lớn những
điểm buôn bán không có đủ điều kiện kinh doanh bảo đảm vệ sinh môi trường, diện
tích nhỏhẹp, không có hàng rào che chắn, thường sử dụng vỉa hè làm nơi tập kết vật
liệu, vì vậy luôn phát tán bụi vào môi trường. Tất cả những nguyên nhân trên khiến
cho tình trạng ô nhiễm bụi ở Hà Nội vẫn ở mức cao.
- Hoạt động sinh hoạt và dịch vụ của cộng đồng
Môi trường không khí không chỉ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố trên mà còn bịảnh
9
hưởng bởi hoạt động sinh hoạt của người dân như: khí thải từ gia đình dùng bếp than
tổ ong để đun nấu (bình quân một gia đình tiêu thụ 2kg than/ngày, tức là 50 -
60kg/tháng) cũng đóng góp một phần đáng kể trong việc làm suy giảm chất lượng môi
trường không khí của Hà Nội. Hoạt động của làng nghề (gốm Bát Tràng, Triều
Khúc…), các cơ sở tiểu thủ công nghiệp nằm rải rác khắp các ngõ xóm, khu dân cư
(đặc biệt là khu vực ngoại thành) cũng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ. Hoạt
động sinh hoạt, dịch vụ của người dân cũng thải ra một lượng rác rất lớn, lượng rác tồn
đọng lâu ngày không được thu rọn cũng gây ra ảnh hưởng đối với môi trường không
khí.Tất cả các hoạt động này gây ra những khó khăn cho việc kiểm soát và gẩim thiểu
ô nhiễm môi trường không khí của thành phố.
Thành phố Hà Nội đang đứng trước những thách thức lớn về ô nhiễm môi
trường không khí như: +Nội dung, thể chế, quy phạm pháp luật liên quan đến vấn đề
môi trường vẫn đang trên đà hoàn thiện nên không thể tránh được những thiếu sót.
Do đó cũng có những kẽ hở để có những hành vi nhằm lợi dụng và làm trái với những
quy định pháp luật ban hành. Quá trình đô thị hoá diễn ra vẫn rất nhanh, mạnh và
không theo quy hoạch ởtầm vĩ mô là nguyên nhân làm cho ô nhiễm môi trường nói
chung và môi trường không khí nói riêng và chưa có dấu hiệu giảm. Nếu phát triển
kinh tế không gắn liền.với bảo vệ môi trường hay nói cách khác là phát triển kinh tế
không bền vững thì môi trường ở các khu đô thị nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng
sẽ càng ô nhiễm hơn. Quá trình đô thị hoá đã kéo theo hàng loạt vấn đề liên quan như:
dân số, công ăn việc làm, nhu cầu người dân, hoạt động xây dựng cơ sở vật chất… có
xu hướng tăng.Nhận thức của người dân về môi trường và sự phát triển còn yếu.Ô
nhiễm không khí xảy ra cục bộ: tại các khu dân cư có cơ sở sản xuất hoạt động, các
cụm dân cư do sinh hoạt cá nhân và khu vực gần các trục giao thông. Nồng độ bụi và
các chất ô nhiễm (CO, CO2, SO2, NOx…) vẫn tăng chưa có dấu hiệu giảm. Đặc biệt
là bụi tại các nút giao thông vẫn còn cao gấp 2 - 4 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Mặc
dù tại nhiều nút đã được xây dựng cầu vượt nhưng do trong quá trình thực hiện không
đồng bộ nên ô nhiễm vẫn chưa có dấu hiệu giảm vẫn còn rất cao. Nhiều bệnh có liên
quan đến ô nhiễm môi trường không khí như các bệnh liên quan vềđường hô hấp, bệnh
ngoài da đặc biệt, tại các khu dân cư nằm trong vùng công nghiệp hay tuyến giao
thông ngày một gia tăng.
Nhân dịp kỉ niệm đại lê 1000 năm Thăng Long và diễn ra cuộc đại chỉnh trang đã
biến thủ đô Hà Nội trở thành công trường lớn nhất cả nước. Cùng với đó là tình trạng
10
ô nhiễm khói bụi lên tới đỉnh điểm.Chưa bao giờ Hà Nội rơi vào tình trạng ô nhiễm
không khí nghiêm trọng như hiện nay.
+Xây dựng quy hoạch đô thị hà nội ngập trong bui…
Không biết đến khi nào thủ đô Hà Nội mới trở nên trong lành hơn
Hàng loạt các chung cư, cao ốc, đô thị mới, đang được xây dựng khắp thành phố
Hà Nội. Các dự án hạ ngầm dây cáp, lát lại vỉa hè đường phố, đổ nhựa lại mặt đường,
nâng cấp tu bổ các công trình 1000, chỉnh trang bộ mặt đô thị lao vào giai đoạn nước
rút chạy đua cho kịp đại lễ.
Những công trường đang thi công ở hà nội
Trong quá trình thực hiện đô thị hóa, hoàn thành nhiều dự án cải tạo, xây dựng
mới đang được triển khai, thì ý thức giữ gìn về sinh môi trường của các nhà đầu tư,
chủ công trình chưa cao. Thời gian thi công kéo dài nên đây chính là nguồn bụi chủ
11
yếu gây ra ô nhiễm bụi không khí hiện nay.
Xe chở chất thái rắn, phế thải xây dựng trên đường Phạm Hùng. Đây là nguyên
nhân gây tình trạng ô nhiễm ở đây
Các phương tiện vận chuyển đất thải, phế thải, vật liệu xây dựng không được che
chắn theo đúng quy định, làm rơi vãi vật liệu trên đường. Xe chở cát, sỏi, vật liệu xây
dựng không được rửa sạch trước khi rời khỏi bãi tập kết rơi rớt xuống đường và hàng
loạt các công trình xây dựng cùng thi công đã gây bụi, mất mỹ quan cho đường phố.
Theo kết quả quan trắc 6 tháng đầu năm, hàm lượng bụi lơ lửng tại Hà Nội đã
vượt tiêu chuẩn cho phép (TCVN 9537- 2005) chiếm trên 72%. Cụ thể khu vực đường
Nguyễn Trãi, Khuất Duy Tiến, Nguyễn Văn Linh vượt tiêu chuẩn cho phép trên 10,8
lần. Và rất nhiều khu vực khác mức độ ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
12
Đường phố ngập trong khói và bụi.
Trung bình mỗi năm Hà Nội phải tiếp nhận 80.000 tấn khói bụi, 9.000 tấn khí
SO2, 1.9000 tấn khí NO2, 46.000 tấn khí CO2. Dự báo, đến năm 2011 nồng độ các
loại khí trên sẽ vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 10 đến 11 lần trên một số nút giao
thông của thành phố Hà Nội như: nút giao thông Khuất Duy Tiến, Nguyễn Trãi, đường
Lò Đúc, nút Võng Thị
Đó là kết luận sau hàng loạt những đợt quan trắc phối hợp giữa Sở Khoa học
Công nghệ thành phố Hà Nội và Viện Hoá học.
Viện Y học Lao động & Vệ sinh môi trường (Bộ Y tế) đưa ra cảnh báo về tình
trạng ô nhiễm môi trường ở Hà Nội như hiện sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của
người dân. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên thế giới trung bình
hàng năm có khoảng 2,8 triệu người chết do ô nhiễm môi trường. Còn ở Việt Nam
hiện nay chưa có một con số thống kê cụ thể nào về các trường hợp tử vông do ô
nhiễm môi trường gây ra.
Nguy cơ cạn kiệt nước ở đô thị.
Một trong những hệ luỵ của sự phát triển đô thị quá nhanh đang dẫn tới việc
khủng hoảng thiếu nguồn cung cấp nước sạch cho cư dân đô thị. Theo cảnh báo của
ngành tài nguyên và môi trường, hoạt động bòn rút nguồn nước ngầm trong các đô thị
đã đến mức báo động
Nước ngầm đang cạn kiệt
Các đô thị ngày một phát triển và tăng nhanh, kéo theo sự gia tăng dân số, các
13
chung cư, cao ốc văn phòng, khu chế xuất đang làm nhu cầu sử dụng nước không
ngừng tăng. Và chính các đô thị đang từng ngày thọc sâu hút cạn kiệt nguồn nước
ngầm từ lòng đất.
Thống kê sơ bộ cho thấy, lượng nước khai thác sử dụng cho các đô thị từ vài
trăm đến hàng triệu mét khối/năm, trong đó khoảng 50% nguồn nước cung cấp cho các
đô thị được khai thác từ nguồn nước ngầm.
Các nguồn nước ngầm được khai thác nằm ngay trong đô thị hoặc ven đô thị. Chỉ
tính riêng Hà Nội, hiện mỗi ngày khai thác khoảng 800.000m3 (khoảng 300 triệu mét
khối /năm); TPHCM khai tháckhoảng 500.000m3 (khoảng 200 triệu mét khối /năm).
Các đô thị khu vực đồng bằng Nam Bộ cũng đang khai thác khoảng 300.000 mét
khối /ngày (110 triệu mét khối /năm).
Các kết quả nghiên cứu quan trắc mới nhất cho thấy, tại một số đô thị lớn như Hà
Nội, TPHCM, Hải Phòng, Hòn Gai, Vinh, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu nguồn nước
ngầm đang có những dấu hiệu cạn kiệt, ô nhiễm, nhiễm mặn. Mực nước của các tầng
chứa nước khai thác bị hạ thấp liên tục theo thời gian.
Điển hình như Hà Nội, mực nước tầng chứa Pleistoxen hạ thấp với tốc độ
0,4m/năm; TPHCM là 0,6m/năm; Cà Mau là 1m/năm Sự nhiễm bẩn nguồn nước
ngầm quan sát được ở các thành phố Hà Nội, Lạng Sơn, Đồng Hới, TPHCM ; lún sụt
nền đất ở Hà Nội, TPHCM, vùng Hoài Đức (HN), Cam Lộ (Quảng Trị)
Tại khu vực miền núi phía bắc, các hoạt động công nghiệp đang ảnh hưởng nặng
nề đến nguồn nước ngầm. Tại thành phố Lạng Sơn, Thái Nguyên, hệ thống giếng
khoan khu vực sông Kỳ Cùng, sông Cầu đang bị ô nhiễm nặng. Tại Quảng Ninh, Hải
Phòng, hàng loạt giếng khoan đang bị nhiễm mặn nặng nề do tốc độ khai thác quá
nhanh trên cùng một địa tầng. Ở nội thành Hải Phòng, nhiều giếng khoan bị nhiễm
mặn và mực nước tụt sâu 1-2m.
Với các đô thị miền Trung, nước ngầm được khai thác ở độ sâu nhỏ (khoảng 10
-25m), lớp phủ bề mặt mỏng nên dễ bị ô nhiễm. Qua khảo sát, phần lớn các nguồn
nước này đều bị nhiễm vi sinh và một số chỉ tiêu vi lượng vượt mức cho phép nhiều
lần
Để có nước phục vụ sinh hoạt, buộc các đô thị phải sử dụng nguồn nước ngầm. Đã
có những đô thị trên thế giới phải lấy nuớc ngầm xa hàng trăm cây số bởi hệ thống nước
ngầm trong và ven đô thị của họ đã cạn kiệt. Đó không phải là bài học mới, nhưng
không hề cũ trong bối cảnh phát triển đô thị quá nhanh, thiếu quy hoạch ở Việt Nam.
Ở các nước phát triển, nước ngầm đã trở thành nguồn tài nguyên quý giá và được
bảo vệ nghiêm ngặt.Khai thác nguồn nước ngầm để phục vụ phát triển các đô thị là
14
việc làm cần thiết.Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh của các đô thị cùng với sự khai
thác vô tội vạ đang nảy sinh nhiều nguy cơ tác động xấu đến nguồn tài nguyên nước
dưới đất.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đó là tình trạng khai thác vượt quá trữ lượng tiềm
năng, gây cạn kiệt nguồn nước; khai thác không theo quy hoạch hoặc thiếu đánh giá
nguồn nước; chưa xem xét đầy đủ vấn đề bảo vệ nguồn nước ngầm khi xây dựng các
quy hoạch về sử dụng đất, phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị
Đặc biệt, công tác thu gom chất thải rắn, xử lý nước thải tại nhiều đô thị còn rất
sơ khai, dẫn đến tình trạng nguồn nước bẩn, các chất gây nguy hại thấm sâu làm ô
nhiễm nguồn nước
Tuy nhiên, những chính sách pháp luật để bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngầm
chưa đủ mạnh để cùng các cơ quan chức năng bảo vệ được nguồn tài nguyên, phục vụ
đời sống thiết yếu của các đô thị trong hiện tại và tương lai.
Tại Hà Nội, nhiều giếng khoan cũ bị suy giảm lưu lượng, Cty kinh doanh nước
sạch hằng năm phải khoan thêm nhiều giếng khác thay thế. Kết quả quan trắc trong 15
năm qua cho thấy, diện tích vùng có cốt cao, mực nước 0m tăng lên 1,5 lần, vùng cốt
cao mực nước -8m tăng 3 lần, vùng cốt cao mực nước -14m tăng lên 5 lần. Mực nước
ở các lỗ khoan vùng nội đô giảm liên tục với tốc độ bình quân 0,4m/năm.
Hiện tượng suy giảm chất lượng nước cũng khá rõ, đặc biệt là ô nhiễm asen và
vật chất hữu cơ, các hợp chất nitơ. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, nồng độ asen
trong nguồn nước ngầm tăng cao không chỉ ở Hà Nội mà còn có ở các nơi khác như
Hà Nam, TPHCM… Các thành phần hóa học khác như NH4, NO2 cũng có sự biến
động rõ rệt.
+Ô nhiễm nguồn nước do rác thải sinh hoạt và dân số tăng nhanh.
Ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước ngầm bị
các hoạt động của con người làm nhiễm các chất có thể gây hại cho con người và cuộc
sống các sinh vật trong tự nhiên.
Nước trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: nước ngầm, nước ở
các sông hồ, tồn tại ở thể hơi trong không khí Nước bị ô nhiễm nghĩa là thành phần
của nó tồn tại các chất khác, mà các chất này có thể gây hại cho con người và cuộc
sống các sinh vật trong tự nhiên.Nước ô nhiễm thường là khó khắc phục mà phải
phòng tránh từ đầu.
Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, dưới tốc độ phát triển như hiện nay con
người vô tình làm ô nhiễm nguồn nước bằng các hóa chất, chất thải từ các nhà máy, xí
nghiệp. Các đơn vị cá nhân sử dụng nước ngầm dưới hình thức khoan giếng, sau khi
15
ngưng không sử dụng không bịt kín các lỗ khoan lại làm cho nước bẩn chảy lẫn vào
làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Các nhà máy xí nghiệp xả khói bụi công nghiệp vào
không khí làm ô nhiễm không khí, khi trời mưa, các chất ô nhiễm này sẽ lẫn vào trong
nước mưa cũng góp phần làm ô nhiễm nguồn nước.
Các khu công nghiệp, khu chế xuất đã thải thẳng nước bẩn chưa qua xử lí vào những
con sông làm cho nước bị ô nhiễm nặng nề. Đến nỗi tôm, cá phải chết trắng mặt nước.
Không trung bị ô nhiễm bởi các chất phát thải dạng khí và cả bụi bẩn nữa. Không
khí bẩn làm nước mưa ô nhiễm, nhất là nước mưa bị mang tính axit vì khi CO2;
- Nguồn nước thải sinh hoạt và công nghiệp chảy ra sông ngòi làm bẩn nguồn
nước ăn và tưới tiêu. Nguồn nước dùng để ăn uống thì nhiễm bẩn trực tiếp, còn dùng
để tưới tiêu thì ngấm vào cây cối, lương thực thực phẩm, thức ăn cho gia xúc, gây hại
gián tiếp cho con người;
- Một phần khác nguồn nước thải ô nhiễm độc hại có thể ngấm trực tiép qua đất
xuống các mạch nước ngầm làm bẩn nước dùng của chúng ta. Nguy hại hơn, việc sử
dụng giếng khoan bừa bãi, và việc các lỗ khoan giếng nước sau khi dùng hay sau khi
thăm dò không xử lý đúng phương pháp làm cho nước thải dễ dàng ngấm trực tiếp đến
các túi nước ngầm trong đất, làm cho tình trạng nhiễm độc nước trầm trọng và lây lan
diện rộng, cực kỳ khó khắc phục và gây hậu họa khôn lường.
Tất cả các nguyên nhân trên đều xuất phát từ sự kém hiểu và ý thức với môi
trường của con người, chúng ta đang tự mình giết mình mà không hay.
Nước ta có nền công nghiệp chưa phát triển mạnh, các khu công nghiệp và các
đô thị chưa đông lắm nhưng tình trạng ô nhiễm nước đã xảy ra ở nhiều nơi với các
mức độ nghiêm trọng khác nhau (Cao Liêm và Trần Ðức Viên, 1990).
Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất dùng tưới lúa và hoa màu, chủ
yếu là ở đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng. Việc sử dụng nông dược và phân
bón hóa học càng góp thêm phần ô nhiễm môi trường nông thôn.
Công nghiệp là ngành làm ô nhiễm nước quan trọng, mỗi ngành có một loại nước
thải khác nhau.Khu công nghiệp Thái Nguyên thải nước biến Sông Cầu thành màu
đen, mặt nước sủi bọt trên chiều dài hàng chục cây số. Khu công nghiệp Việt Trì xả
mỗi ngày hàng ngàn mét khối nước thải của nhà máy hóa chất, thuốc trừ sâu, giấy,
dệt xuống Sông Hồng làm nước bị nhiễm bẩn đáng kể. Khu côngnghiệp Biên Hòa và
TP HCM tạo ra nguồn nước thải công nghiệp và sinh hoạt rất lớn, làm nhiễm bẩn tất
cả các sông rạch ở đây và cả vùng phụ cận.
Nước dùng trong sinh hoạt của dân cư ngày càng tăng nhanh do dân số và các đô
thị. Nước cống từ nước thải sinh hoạt cộng với nước thải cuả các cơ sở tiểu thủ công
16
nghiệp trong khu dân cư là đặc trưng ô nhiễm của các đô thị ở nước ta.
Ðiều đáng nói là các loại nước thải đều được trực tiếp thải ra môi trường, chưa qua xử
lý gì cả, vì nước ta chưa có hệ thống xử lý nước thải nào đúng nghĩa như tên gọi.
Nước ngầm cũng bị ô nhiễm, do nước sinh hoạt hay công nghiệp và nông nghiệp. Việc
khai thác tràn lan nước ngầm làm cho hiện tượng nhiễm mặn và nhiễm phèn xảy ra ở những
vùng ven biển sông Hồng, sông Thái Bình, sông Cửu Long, ven biển miền Trung
*Báo động đỏ về ô nhiễm nguồn nước ngầm ở Hà Nội do sự phát triển đô
thị quá nhanh.
Trong những năm gần đây Hà Nội đã và đang đô thị hoá, công nghiệp hoá với
tốc độ nhanh, điều đó cũng đồng nghĩa với môi trường Hà Nội bị ô nhiễm và suy thoái
nghiêm trọng. Trong khi đó nguồn lực đầu tư cho bảo vệ môi trường và trình độ áp
dụng khoa học công nghệ cải thiện và phòng ngừa ô nhiễm môi trường còn hạn chế,
kinh nghiệm quản lý môi trường đô thị và công nghệ còn bất cập, ý thức bảo vệ môi
trường của người dân còn thấp đây là vấn đề đặt ra đòi hỏi thành phố Hà Nội cần xác
định cho đúng những thách thức về môi trường hiện nay, đặc biệt là ô nhiễm môi
trường nước. Nghiên cứu tìm ra nguyên nhân, giải pháp phù hợp nhất để khắc phục
tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường nước để đảm bảo phát triển bền vững, thành
phố xanh - sạch - đẹp xứng đáng là Thủ đô trung tâm kinh tế - văn hoá - chính trị - xã
hội của cả nước. Với lý do nêu trên chúng tôi đưa ra vấn đề nghiên cứu "Thực trạng ô
nhiễm nguồn nước ở thành phố Hà Nội hiện nay".
Nếu ví von một cách hình ảnh cây xanh là lá phổi của thành phố, các con sông là ruột
hay dạ dày, thì người dân Hà Nội nói riêng và người dân các thành phố lớn nói chung ở
nước ta đang phải sống với một lá phổi bị ung thư và cái dạ dày mắc tiêu chảy cấp
Rác nổi lềnh bềnh trên mặt nước đen ngòm của nhánh sông Kim Ngưu
Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí người ta đã đề cập đến khá nhiều với
17
những con số thống kê mà người bàng quan nhất cũng không thể làm ngơ. Nhưng gần
đây, một vấn đề nổi lên và trở nên nghiêm trọng không kém, đó là sự ô nhiễm nguồn
nước.
Nước là một trong những tài nguyên quan trọng không thể thiếu, và là nguồn
sống của bất cứ một loài sinh vật nào sinh sống trên trái đất, cụ thể hơn nó quyết định
sự tồn tại của một quốc gia, một dân tộc. Thế nhưng, ngày nay, xã hội ngày càng phát
triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng cao thì dường như người ta đang quên
đi việc gìn giữ và bảo tồn nguồn nước sạch, quyết định đến sự sống của mỗi chúng ta.
Việc lạm dụng các loại hóa chất trong sản xuất, chế biến, sử dụng vô tội vạ các loại
thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp khiến nguồn nước của chúng ta đang bị đe
dọa ô nhiễm nghiêm trọng.
Một điều tưởng như mâu thuẫn, nhưng lại rất “hợp thời”, đó là tình trạng ô
nhiễm nước xảy ra đặc biệt nghiêm trọng ở các đô thị lớn của chúng ta như Hà Nội và
Tp. Hồ Chí Minh. Đây là hai đô thị lớn với rất nhiều sông ngòi, kênh rạch chạy trong
và xung quanh thành phố. Tuy nhiên, ở 2 thành phố này, nước thải sinh hoạt phần lớn
không có hệ thống xử lý tập trung mà đều xả trực tiếp ra sông, hồ, kênh, mương. Tổng
lượng nước thải của thành phố Hà Nội, theo báo cáo của UB KHCN và MT lên tới
300.000-400.000 m3/ngày cộng với lượng rác thải sinh hoạt chưa thu gom được
đang ngày ngày được “vô tư” xả xuống các khu đất, ven hồ, xuống sông, hồ, kênh,
mương trong nội thành. Vì vậy chỉ số BOD, oxy hòa tan, các chất NH4, NO2 ở các
sông, hồ, kênh, mương nơi đây đều vượt quá quy định cho phép gấp nhiều lần.
Cũng theo bản báo cáo của ủy ban này thì: Lượng nước tạo ra trong lãnh thổ
nước ta chỉ chiếm khoảng 37,5%, số còn lại phụ thuộc vào nguồn nước từ lãnh thổ các
quốc gia trên thượng nguồn sông Mê Kông, sông Mã, sông Hồng chảy vào. Riêng
trữ lượng nguồn nước ngầm cũng chỉ ở mức trung bình so với các nước trên thế giới,
có thể khai thác khoảng 10-12 tỷ m3/năm, nhưng hiện chỉ khoảng 20% dự trữ nước
ngầm được khai thác.
Lại theo một thống kê khác, lần này là của ngành Thủy sản thì tổng diện tích mặt
nước sử dụng cho nuôi trồng thủy sản trong cả nước ước khoảng 800.000 ha. Do nuôi
trồng ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân thủ quy trình kỹ thuật nên đã tác động tiêu cực
đến môi trường nước. Đặc biệt, hầu hết các cơ sở chế biến thủy sản đều sử dụng Clorin
để tẩy rửa, khử trùng với lượng từ vài trăm đến hàng nghìn kg/năm/cơ sở. Do đó, nước
thải của các cơ sở này có mức độ ô nhiễm vượt quá quy định cho phép từ 5-10 lần về
chỉ số BOD, COD, và từ 7-15 lần về chỉ số Nitơ hữu cơ.
Nói tóm lại là có rất nhiều nguyên nhân, mà chủ yếu là do sự chủ quan và vô ý
thức của con người đã và đang gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước và đẩy chúng ta
đến nguy cơ của tình trạng thiếu nước sạch trong sinh hoạt
18
Chúng ta đã rất sợ hãi khi thông tin một loạt hệ thống hồ trong thành phố bị
nhiễm phẩy khuẩn tả, nỗi sợ này sẽ tăng lên gấp nhiều lần nếu người ta được chứng
kiến, sinh sống bên cạnh những “dòng sông” đen đặc chất thải và mùi hôi thối của Hà
Nội. Nếu múc một cốc nước hồ Linh Quang (hồ đầu tiên bị phát hiện nước có phẩy
khuẩn tả ở Hà Nội) để bên cạnh một cốc nước sông Tô Lịch hay sông Kim Ngưu thì
người ta sẽ thấy, nước hồ Linh Quang còn sạch chán.
Ấy vậy mà những hộ gia đình sống dọc những con sông này vẫn đang ngày ngày
phải sử dụng nước giếng khoan được lấy lên ngay sát mép những con sông này.
Những con sông nước không thể chảy được vì nước quá bẩn, những con sông không
thể nhìn sâu xuống dưới làn nước mặt vì màu nước đen ngòm. Thực tế, có hàng chục
ngàn hộ dân đang sống cạnh những con sông mà không thể nói là sông này. Trừ một
vài nơi có nước máy, còn lại hầu hết đều sử dụng nước giếng khoan, từ ăn uống, tắm
rửa, nước chỉ được lọc qua một hệ thống lọc rất thô sơ rồi đem vào sử dụng ngay.
Bản thân họ, theo quan sát của chúng tôi thì cũng không ý thức được (hay không
“muốn” ý thức) về việc quản lý nguồn nước sạch cho bản thân. Bên cạnh sự vi phạm
của các đơn vị sản xuất trong việc xả nước thải bừa bãi xuống sông hồ, người dân
cũng “góp” một phần không nhỏ vào việc ô nhiễm nguồn nước khi cũng “vô tư” xả
nước bẩn sinh hoạt ra ngoài mà không ý thức được rằng đang làm hại chính môi
trường sống của mình.
"Vô tư" tắm rửa bằng nước giếng khoan, bên cạnh là nước sông đen
ngòm, hôi thối
19
Có ý kiến cho rằng, ở độ sâu 100m thì nước ngầm vẫn đảm bảo chất lượng, tuy
nhiên với điều kiện của những hộ gia đình thì ít ai có điều kiện để có thể khoan giếng
sâu đến mức ấy để mong có nguồn nước sạch cho gia đình mình. Trung bình các giếng
khoan các hộ gia đình khoan chỉ có độ sâu từ 30 tới 50 mét là nhiều - theo anh Long
một “chuyên gia” về khoan giếng nước ngầm ở phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai
cho biết. Được biết, Hoàng Mai là đơn vị đang “sở hữu” rất nhiều sông, hồ có “vấn
đề” về chất lượng nước như sông Kim Ngưu, một phần sông Tô Lịch và các ao hồ với
diện tích mặt nước khá rộng. Và Hoàng Mai cũng là một “trọng điểm” của dịch tiêu
chảy cấp kinh hoàng vừa qua.
Hàng ngày chúng ta vẫn đi qua những con sông như thế này, nhưng có mấy ai
dừng lại để nhìn xuống nước của dòng sông đang ngày càng bẩn thêm như thế này?
Để giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường nước, thiết nghĩ chúng ta cần sớm xây
dựng một chiến lược, quy hoạch khai thác, sử dụng nguồn nước cụ thể theo lưu vực và
các vùng lãnh thổ lớn. Cùng với nó là sự củng cố bộ máy quản lý môi trường ở những
vùng trọng điểm, xây dựng các trung tâm kỹ thuật phân tích, đánh giá và dự báo về tài
nguyên nước, đi đôi với tăng ngân sách đầu tư đảm bảo đủ chi phí bảo vệ môi trường
nước một cách hiệu quả. Bên cạnh đó là quản lý các doanh nghiệp sản xuất, xử phạt
thật nghiêm những đơn vị nào đổ nước thải chưa qua xử lý ra các sông ngòi và đất gây
ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm của địa phương. Nâng cao ý thức người dân trong
quá trình sử dụng nước sinh hoạt và những hoạt động khác để tránh làm ảnh hưởng tới
môi trường nước gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của chính bản thân.
20
Nghiên cứu mới đây nhất của Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước
miền Bắc cho thấy mức ô nhiễm asen trong nguồn nước ở Hà Nội đã lên tới 40 lần so
với mức độ cho phép, nhiều điểm khác có mức ô nhiễm tới 20 lần. Ô nhiễm amôni
(NH4+) cũng vượt mức cho phép 20 – 30 lần. Cùng với đó tốc độ lún ở một số điểm
trong thành phố cũng đã tới mức báo động.
Theo nghiên cứu này, về cơ bản nguồn nước ngầm tự nhiên ở Hà Nội là sạch dù
lượng sắt và mangan trong nước ở Hà Nội khá lớn. Điều quan tâm nhất hiện nay về
mặt nước nhiễm bẩn ở Hà Nội là hàm lượng asen (còn gọi là thạch tín), amôni (NH4),
sinh ra từ các vật chất hữu cơ, xác động vật, chất thải lỏng và rắn…, trong nước quá
cao. Những điểm ô nhiễm asen đáng lưu ý mà Liên đoàn ghi nhận được là ở Đan
Phượng (Hà Tây cũ) với mức 0,4 microgram/lít – cao hơn 40 lần so với tiêu chuẩn cho
phép (tiêu chuẩn cho phép là 0,01 microgram/lít). Một số khu vực ở Hà Nội cũng bị
xếp vào diện phải báo động như khu vực Nam Dư thuộc huyện Thanh Trì với những
điểm ô nhiễm Hoàng Mai, Quỳnh Lôi…ở mức 0,1 đến 0,2 microgram/lít (cao gấp 10
đến 20 lần so với mức cho phép). Một số điểm khác mức ô nhiễm chừng 10 lần so với
mức cho phép cũng được ghi nhận như khu vực ven sông Hồng. Khu vực phía Bắc Hà
Nội không có ghi nhận hiện tượng nhiễm asen.
Chất thải là một trong những nguyên nhân làm nước ngầm nhiễm thạch tín
Điểm đáng báo động nhất hiện nay trong lĩnh vực cấp nước ở Hà Nội là việc
nguồn nước nhiễm amôni (NH4+). Hàm lượng cho phép là dưới 1,5 mg/lít nhưng
nhiều khu vực ở Hà Nội có mức nhiễm nặng, cao hơn 20 – 30 lần mức cho phép, như:
Hạ Đình, Pháp Vân, Định Công, Kim Giang, Bạch Mai, Bách Khoa, Kim Liên, Quỳnh
21
Mai. Một số khu vực có hàm lượng nhiễm NH4 lớn hơn 10 lần cho phép ở Hà Nội là
khu vực phía Nam thành phố, Tương Mai, Ngô Sĩ Liên, Đồn Thủy, Nhổn với diện tích
nguồn nước bị nhiễm lên tới gần 10 km2 và một số điểm nhỏ lẻ ở khu vực Gia Lâm.
Cùng với đó, việc cung cấp nước ở Hà Nội hiện nay, đặc biệt là những khu đô thị mới,
cũng cần chú ý việc xử lý sắt không triệt để, chất lượng nước không đảm bảo, nước
nhiễm khuẩn, nhiễm E.Coli và Coliform đã từng được ghi nhận ở các khu đô thị mới
như Trung Hòa – Nhân Chính, Đại Kim, Mễ Trì, Định Công, Linh Đàm. Ở các nước
thường người ta ít khi khai thác và sử dụng trực tiếp các nguồn nước lấy từ trong lòng
thành phố mà khai thác từ các nguồn nước ở cách thành phố hàng chục cây rồi dẫn về.
Về nguyên nhân dẫn đến việc nguồn nước cho Hà Nội bị nhiễm bẩn, theo phân
tích của TS Nguyễn Văn Đản, là do phải chịu quá nhiều lỗ khoan: Khoan thăm dò,
khai thác, lỗ khoan cho xây dựng và cả một phần do khai thác nước quá nhiều. Nước
khai thác nhiều dẫn tới nước chảy mạnh, tốc độ thấm nước nhanh hơn kéo theo các
chất bẩn ngấm vào nguồn nước và tình trạng lún cục bộ ở các khu vực. Cùng với đó,
các giếng khoan của tư nhân sau khi không sử dụng đã không được lấp đúng cách
khiến các chất độc hại theo đường giếng chui vào mạch nước ngầm cũng là nguyên
nhân khiến nước ngầm của thành phố bị ô nhiễm.
“Hiện tất cả các chất thải của thành phố đều được đưa về khu vực phía Nam. Các
con sông Lừ, Nhuệ, Sét… đều đổ về phía Nam trong khi các bãi rác lớn và những khu
gây ô nhiễm lớn của thành phố như Văn Điển, Mễ Trì, nghĩa trang Văn Điển cũng nằm
trên khu vực này. Theo xác định của chúng tôi, thành phố hiện có khu vực nhiễm
amôni nặng điển hình lên tới 100 km2 ở khu vực phía Nam với ranh giới áng chừng từ
Ngã Tư Sở -Ngã Tư Vọng- Pháp Vân- Văn Điển rồi đến Hà Đông. Ngay các khu đô
thị kiểu mẫu như Định Công, Linh Đàm trước đây cũng phải đối mặt với ô nhiễm
amôni trong suốt một thời gian dài”- Ông Đản cho biết.
Liên quan đến việc khai thác nước ngầm ở Hà Nội, đại diện Liên đoàn Quy
hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc khuyến cáo thành phố chỉ nên duy trì bãi
giếng ven sông. Theo đó ở khu vực Hà Nội cũ các bãi giếng phía Nam thành phố đã
giăng hết trong khi khu vực phía Bắc thành phố vẫn còn nhiều đất và cần hướng tới
việc khai thác ở khu vực này.Còn đối với những bãi giếng xa sông, những điểm khai
thác nước nhiều gây tác động nhiều đến môi trường thì cần xóa bỏ.Cụ thể khu vực Hạ
Đình và Pháp Văn cần xóa bỏ nhường chỗ cho nước sông Đà.Đây là những khu vực bị
ảnh hưởng của môi trường quá lớn trong khi lượng nước khai thác ở đây không đáng
bao nhiêu. Cùng với đó những bãi xa sông như Ngô Sĩ Liên, Tương Mai, Ngọc Hà,
Mai Dịch… là những khu không nên phát triển thêm các nhà máy nước. Sau một thời
gian nếu cần thiết thậm chí cần phải giảm khai thác tại những khu vực này.
Những bãi khai thác nước tập chung chính của Hà Nội hiện nay do Công ty kinh
22
doanh nước sạch Hà Nội quản lý với khoảng 160 giếng khoan có công suất khai thác
500.000 m3/ngày. Cùng với đó là khoảng 500 giếng khoan khai thác đơn lẻ của các
đơn vị với mức khai thác thấp, chưa đến 200.000 m3/ngày và trên 1 vạn giếng khoan
tự tạo trên địa bàn Hà Nội. Tổng lượng nước khai thác mỗi ngày ở Hà Nội ở mức trên
700.000 m3/ngày.
Hà Nội nằm trong danh sách 10 tỉnh, thành có nguồn nước ngầm nhiễm asen
(thạch tín) vượt mức cho phép và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Hai huyện Thanh Trì và Từ Liêm của Hà Nội là những vùng bị nhiễm nặng nhất.
Các điều tra ban đầu cho thấy, tại Hà Nội 69% mẫu nước tầng trên và 48% mẫu nước
tầng dưới được kiểm nghiệm có nồng độ asen cao hơn tiêu chuẩn. Tỷ lệ thạch tín trong
nước sông Hồng và các hồ khu vực ngoại thành cũng không đủ tiêu chuẩn để làm nước
ăn uống và sinh hoạt.
Ngoài ra, các tỉnh thành khác cũng có nguồn nước ngầm nhiễm thạch tín cao là
Hà Nam, An Giang, Đồng Tháp, Hưng Yên
Nước từ giếng
khoan ở xã Đông Lỗ,
huyện Ứng Hoà, Hà nội
lên một lúc sau nước đã
đục rồi màu vàng.
Hàm lượng asen ở
một số điểm cao gấp
nhiều lần mức cho phép
như Quỳnh Lôi (Hà Nội)
gấp 30 lần, Lâm Thao
(Phú Thọ) gấp 50-60
lần, Lý Nhân (Bình Lục, Hà Nam) gấp 50 lần.
Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo hướng dẫn chẩn đoán, giám sát và dự
phòng nhiễm độc asen do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm asen (do Cục Y tế dự
phòng, Bộ Y tế và Unicef tổ chức).
Cũng tại Hội thảo, các chuyên gia cho hay, nơi nhiễm nặng nhất là vùng ven
sông Nhuệ, vùng làng nghề, vùng trũng. Vùng đồng bằng sông Hồng đang sử dụng
bình lọc nước bằng cát có giàn phun mưa vừa giảm lượng sắt trong nước vừa giảm
lượng asen tới 90%. Tuy nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long, lượng sắt trong nước ít,
nên cách lọc này hoàn toàn chưa hiệu quả.
Khảo sát tháng 6/2010 cho biết: sông tiếp nhận nước thải từ hoạt động công
23
nghiệp, làng nghề, y tế, sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt hai bên bờ sông, ô nhiễm
vượt chuẩn có đoạn gấp 60-70 lần. Riêng đoạn qua HN có trên 600 cơ sở sản xuất, hơn
100 làng nghề và 35 miệng cống lớn xả nước vào sông Nhuệ.
Trước thực trạng ấy, Hà Nội quyết định đầu tư hơn 8.700 tỷ VNĐ ( gần 500 triệu
USD) nâng cấp sông Nhuệ giai đoạn 2010-2015. 7.800 tỷ đồng nạo vét đoạn Hà Đông
- Liên Mạc, nâng cấp cống Lương Cổ, Nhật Tựu; trạm bơm Yên Nghĩa; Liên Mạc
,Yên Sở II, Đông Mỹ, Ngoại Đô II và bơm tiêu vào sông Nhuệ, sông Châu.
600 tỷ đồng nạo vét đến Lương Cổ - Phủ Lý (dài 53km/74km); sông nhánh La
Khê, Duy Tiên; cải tạo đê chính. Xây Nhà máy xử lý nước thải (XLNT) Cầu Ngà,
15.000 - 20.000m3/ngày, ở Tây Mỗ 360 tỷ đồng.
Sông Nhuệ hôm nay đang là dòng sông chuyển rác từ đầu nguồn xuôi dòng
của cư dân hai bên bờ
Nội dung trên cho thấy đầu tư cho sông Nhuệ cho thấy chưa đặt trong tổng thể
nâng cấp thủy hệ Hà Nội, sông Nhuệ là phần không tách rời với sông Hồng, sông
Tô và hệ thống đầm hồ liên quan. Đặc biệt cần loại bỏ các nhà máy xử lý nước thải
tập trung đắt đỏ, lãng phí, kém tác dụng.Thay vào đó là hàng trăm trạm XLNT tại
24
nguồn, ngăn chặn không chỉ 35 miệng cống lớn mà hàng trăm cống nhỏ đang đổ
thẳng nước thải vào sông. Cải tạo đê chính đồng thời kết hợp tái bố trí dân cư, dịch
cư ven đê ra ngoài hành lang bảo vệ hai bên bờ sông (nếu để cư trú bình dân và sản
xuất thô sơ hiệu quả kinh tế thấp thì không có nguồn để trả chi phí bảo vệ môi
trường, dẫn đến tái ô nhiễm).
Hầu hết các sông hồ ở các thành phố lớn như Hà Nội , nơi có dân cư đông đúc và
nhiều các khu công nghiệp lớn này đều bị ô nhiễm. Phần lớn lượng nước thải sinh hoạt
(khoảng 600.000 m
3
mỗi ngày, với khoảng 250 tấn rác được thải ra các sông ở khu vực
Hà Nội) và công nghiệp (khoảng 260.000 m
3
và chỉ có 10% được xử lý) đều không
được xử lý mà đổ thẳng vào các ao hồ, sau đó chảy ra các con sông lớn tại Vùng Châu
thổ Sông Hồng và Sông Mê Kông. Ngoài ra, nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất như các
lò mổ và ngay cả bệnh viện (khoảng 7000 m
3
mỗi ngày, và chỉ có 30% là được xử lý)
cũng không được trang bị hệ thống xử lý nước thải.
Do đó, nhiều ao hồ và sông ngòi tại Hà Nội đã bị ô nhiễm nặng. Đáng lưu ý là hệ
thống hồ trong Công viên Yên Sở, được coi là thùng chứa nước thải của Hà Nội với
hơn 50% lượng nước thải của Hà Nội. Người dân trong khu vực này không chỉ không
có đủ nước sạch cho nhu cầu sinh hoạt và tưới tiêu mà điều kiện sống của họ còn bị đe
dọa nghiêm trọng chính vì nhiều khu vực trong công viên cũng là nơi nuôi dưỡng mầm
mống của dịch bệnh.
Nhưng giờ đây sông Tô Lịch huyền thoại như chỉ còn là cống xả nước thải của
người dân Hà Nội.
Mặc dù mở cửa từ năm 2002 nhưng công viên Yên Sở không được sử dụng một
25