Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

BỘ câu hỏi và đáp án LOGIC học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.64 KB, 4 trang )

BỘ CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN LOGIC HỌC
Câu 1: Hãy cho biết định nghĩa và cấu trúc của khái niệm?:
Trả lời:
Định nghĩa Khái niệm: Thông thường người ta định nghĩa Khái niệm là hình thức của tư duy trừu
tượng, phản ánh một lớp các đối tượng (sự vật, quá trình và hiện tượng) thông qua các đặc trưng,
các dấu hiệu cơ bản của các đối tượng đó.
Cấu trúc của khái niệm: Về mặt kết cấu, khái niệm gồm 2 yếu tố đó là nội hàm và ngoại diên. Nội
hàm là tập hợp tất cả các dấu hiệu làm cơ sở cho việc khái quát hóa và tách riêng ra thành một lớp
của các đối tượng phản ánh trong khái niệm. Như vậy nội hàm của khái niệm chính là tập hợp tất cả
các dấu hiệu cơ bản của đối tượng được phản ánh trong khái niệm.
Ngoại diên của khái niệm là tập hợp tất cả các đối tượng có dấu hiệu nêu trong nội hàm của khái
niệm.
Khái niệm bao giờ cũng gắn với từ, thế nhưng từ không phải là khái niệm. Thật vậy cùng một từ như
nhau nhưng có thể biểu thị những khái niệm khác nhau. Những khái niệm khác nhau cùng được thể
hiện bằng một từ chính là cái mà ta vẫn gọi là “những cách hiểu khác nhau” về từ này. Ngược lại
nhiều từ khác nhau lại có thể được hiểu như nhau, nghĩa là biểu thị cùng một khái niệm.
Câu 2: Thế nào là hai khái niệm đồng nhất, phụ thuộc (bao hàm), giao nhau, tách rời nhau,
tương phản (đối lập nhau), mâu thuẫn với nhau?
Trả lời:
* Hai khái niệm đồng nhất là khi chúng có cùng ngoại diên, nội hàm của chúng khác nhau. Ví dụ:
các khái niệm: “số tự nhiên chia hết cho 3” và “số tự nhiên có tổng các chữ số chia hết cho 3” đồng
nhất với nhau.
* Hai khái niệm phụ thuộc: Hai khái niệm được gọi là có quan hệ bao hàm (phụ thuộc) là khi ngoại
diên của khái niệm này là toàn bộ ngoại diên của khái niệm kia, nhưng không ngược lại. Khái niệm
có ngoại diên lớn hơn (bao hàm) được gọi là khái niệm loại, còn khái niệm có ngoại diên nhỏ hơn
(bị bao hàm) được gọi là khái niệm chủng. Ví dụ các khái niệm “người lao động chân tay” và
“người công nhân”.
* Hai khái niệm giao nhau: là hai khái niệm có nội hàm không loại trừ nhau và ngoại diên của chúng
có một phần trùng nhau. Ví dụ các khái niệm “học sinh” “vận động viên” có mối quan hệ giao nhau.
* Hai khái niệm tách rời nhau: là hai khái niệm có nội hàm loại trừ nhau và ngoại diên không có
phần tử nào trùng nhau. Ví dụ “cái bàn” và “cây thông”


* Hai khái niệm tương phải (đối lập nhau) là: hai khái niệm có quan hệ đối lập nhau nếu: chúng
cùng được bao hàm trong một khái niệm thứ 3, tổng ngoại diên của chúng nhỏ hơn ngoại diên của
khái niệm thứ 3 đã nói; nội hàm của khái niệm thứ nhất gồm các dấu hiệu: p1, p2… pn với n là số tự
nhiên, n>=1. Nội hàm của khái niệm thứ hai cũng gồm những dấu hiệu này, nhưng một dấu hiệu nào
đó trong số chúng chẳng hạn như p
i
được thay thế bởi dấu hiệu đối lập với nó. Ví dụ: các khái niệm
“sinh viên giỏi” và “sinh viên kém” là hai khái niệm đối lập.
* Hai khái niệm mâu thuẫn với nhau: nếu chúng cùng được bao hàm trong một khái niệm thứ 3,
tổng ngoại diên của chúng vừa bằng ngoại diên khái niệm thứ 3. Ví dụ các khái niệm “chiến tranh
chính nghĩa” và “chiến tranh phi nghĩa” là hai khái niệm mâu thuẫn với nhau
Câu 3: Nêu các thao tác logic đối với khái niệm (Thao tác Thu hẹp khái niệm, Mở rộng khái
niệm, thao tác định nghĩa khái niệm, thao tác phân chia khái niệm)
Trả lời:
a) Thao tác thu hẹp và mở rộng khái niệm:
* Thu hẹp khái niệm: là thao tác logic chuyển từ khái niệm có ngoại diên rộng sang khái niệm có
ngoại diên hẹp hơn. Cách thức thực hiện: phát triển them một số dấu hiệu từ nội hàm của khái niệm
ban đầu (nghĩa là dấu hiệu mới cũng chỉ thuộc về một bộ phận của đối tượng nằm trong ngoại diên
của khái niệm ban đầu) nói cách khác, để thu hẹp khái niệm, chỉ cần thêm các dấu hiệu vào nội hàm
1
của khái niệm ấy, chúng ta sẽ có khái niệm loài, hẹp hơn khái niệm giống ban đầu. Giới hạn cuối
cùng của việc thu hẹp khái niệm là khái niệm đơn nhất.
* Mở rộng khái niệm: là thao tác logic chuyển khái niệm có ngoại diên hẹp với nội hàm phong phú
(rộng) sang khái niệm có nội hàm hẹp hơn (nghèo hơn) và ngoại diên rộng hơn. Cách thức thực
hiện: chỉ cần bỏ bớt dấu hiệu của loài, ta sẽ có khái niệm giống của khái niệm đó.
b) Thao tác định nghĩa khái niệm: là thao tác logic nhằm chỉ ra trong nội hàm của khái niệm cần
định nghĩa những dấu hiệu cơ bản nào đó, sao cho dựa vào chúng đủ để bao quát hết toàn bộ đối
tượng trong ngoại diên của khái niệm này. Cách thức thực hiện: mỗi thao tác định nghĩa khái niệm
đều phải tiến hành theo hai bước. Xác định nội hàm của khái niệm cần định nghĩa. Chọn trong nội
hàm đó một số dấu hiệu sao cho dựa vào những dấu hiệu ấy đủ để xác định được ngoại diên của khái

niệm cần định nghĩa.
c) Thao tác phân chia khái niệm: là thao tác đưa các đối tượng thuộc khái niệm vào từng nhóm theo
những chuẩn nhất định. Nói cách khác, phân chia khái niệm là một thao tác logic dựa trên một có sở
nào đó nhằm xác định xem trong ngoại diên của khái niệm giống đã cho có những khái niệm loại
nào.
Câu 4: Định nghĩa Khái niệm là gì? Anh (chị) biết những loại và phương pháp định nghĩa
nào? Khi định nghĩa một khái niệm ta phải tuân theo những quy tắc nào?
Trả lời:
* Định nghĩa khái niệm: là thao tác logic xác định, nêu lên nội hàm của khái niệm, giúp xác định
được các đối tượng mà khái niệm phản ánh.
* Các loại định nghĩa khái niệm:
- Định nghĩa thông qua loại và hạng. Quá trình định nghĩa này gồm 2 bước:
+ Xác định xem đối tượng thuộc loại nào bằng cách nêu lên khái niệm bao hàm khái niệm cần định
nghĩa.
+ Xác định đặc điểm riêng của đối tượng mà những đối tượng cùng loại không có.
- Định nghĩa thông qua nguồn gốc phát sinh: là vạch ra cho thấy đối tượng được nói đến trong khái
niệm hình thành như thế nào.
- Định nghĩa đệ quy: là định nghĩa trong đó các lớp đối tượng được khái niệm chỉ được tách ra bằng
cách xác định dần từng phân lớp và phân lớp sau được xác định dựa trên phân lớp trước đã xác định.
- Định nghĩa thông qua quan hệ với cái đối lập: Trong hình thức này người ta định nghĩa ngay một
lúc hai khái niệm đối lập với nhau. Khái niệm này được định nghĩa thông qua khái niệm kia và
ngược lại.
- Định nghĩa bằng hệ tiên đề: Người ta đưa ra một hệ tiên đề, trong hệ tiên đề này có các khái niệm
khác nhau. Quan hệ giữa các khái niệm này được xác định bởi hệ tiên đề đã cho và như vậy chúng
đã được coi là đã định nghĩa bằng hệ tiên đề.
- Định nghĩa thông qua văn cảnh: Nghĩa của từ được xác định thông qua văn cảnh trong đó có sử
dụng từ đang xét.
- Định nghĩa trỏ ra: Giải thích ý nghĩa của từ hoặc cụm từ bằng cách chỉ ra trực tiếp các sự vật, hiện
tượng, quá trình hay hành động mà từ hoặc cụm từ đó chỉ
* Các quy tắc định nghĩa khái niệm:

Quy tắc 1:
Định nghĩa phải cân đối đầy đủ: Nghĩa là ngoại diên của khái niệm cần định nghĩa và ngoại diên
định nghĩa phải như nhau. Nếu ngoại diên của khái niệm được định nghĩa hẹp hơn ngoại diên của
khái niệm dùng để định nghĩa thì định nghĩa đó quá rộng và ngược lại nếu ngoại diên của khái niệm
cần định nghĩa rộng hơn ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa thì định nghĩa đó quá hẹp.
Quy tắc này đòi hỏi ngoại diên của khái niệm cần được định nghĩa phải đồng nhất (trùng) với ngoại
diên của khái niệm dùng để định nghĩa. Nếu vi phạm quy tắc này sẽ dẫn đến định nghĩa không cân
đối, phạm lỗi logic.
2
Quy tắc 2:
Định nghĩa không được luẩn quẩn (vòng quanh): Định nghĩa vòng quanh là định nghĩa mà trong đó
khái niệm dùng để định nghĩa được giải thích qua khái niệm được định nghĩa. Lỗi vòng quanh thể
hiện ở chỗ, khái niệm A được định nghĩa qua khái niệm B, khái niệm B lại được định nghĩa qua khái
niệm A.
Quy tắc 3:
Định nghĩa phải ngắn gọn, xúc tích, chính xác, rõ ràng. Theo quy tắc này, khi định nghĩa không
được dùng những từ ngữ mập mờ, đa nghĩa làm người khác hiểu sai bản chất của đối tượng được
phản ánh, không được dùng lối nói so sánh, ấn dụ.
Quy tắc 4:
Không nên dùng cách phủ định để định nghĩa. Quy tắc này yêu cầu không nên đưa vào định nghĩa
những thuộc tính không có ở đối tượng trong ngoại diên của khái niệm cần định nghĩa
Câu 5: Phân chia khái niệm là gì? Hãy cho biết các quy tắc cần tuân theo khi phân chia khái
niệm?
Trả lời: Thao tác phân chia khái niệm là thao tác đưa các đối tượng thuộc khái niệm vào từng nhóm
theo những chuẩn nhất định. Nói cách khác, phân chia khái niệm là một thao tác logic dựa trên một
cơ sở nào đó nhằm xác định xem trong ngoại diên của khái niệm giống đã cho có những khái niệm
loài nào.
* Các quy tắc cần tuân theo khi phân chia khái niệm:
- Quy tắc 1: Phân chia phải niệm phải cân đối: quy tắc này đòi hỏi khi phân chia một khái niệm ra
thành các khái niệm thành phần thì tổng ngoại diên của các khái niệm thành phần bằng ngoại diên

của khái niệm bị phân chia. Quy tắc này bị vi phạm sẽ dẫn đến những lỗi logic sau: phân chia thiếu
thành phần, phân chia thừa thành phần, phân chia vừa thiếu vừa thừa thành phần
- Quy tắc 2: Phân chia phải nhất quán theo một cơ sở nhất định: Quy tắc này đòi hỏi khi phân chia
khái niệm chỉ được dựa vào một cơ sở nhất định nào đó, và cơ sở này phải được giữ vững nhất quán
trong suốt quá trình phân chia khái niệm.
- Quy tắc 3: Các thành phần phân chia phải loại trừ nhau: Quy tắc này đòi hỏi các khái niệm thành
phần không thể là các khái niệm giao nhau hay phụ thuộc nhau. Nếu vi phạm quy tắc này dẫn đến sẽ
có những khái niệm thành phần vừa thuộc nhóm này, vừa thuộc nhóm kia, không đạt được mục đích
của phân chia khái niệm, mắc lỗi phân chia chồng chéo hay phân chia thừa
- Quy tắc 4: Phân chia khái niệm phải đảm bảo tính liên tục: Quy tắc này đòi hỏi khi phân chia phải
chuyển dần sang lớp khái niệm ở cấp thấp hơn và gần nhất, không được vượt cấp. Phải từ khái niệm
giống phân chia thành các khái niệm loài, từ khái niệm loài phân chia thành các khái niệm chủng,
tiếp tục thành các khái niệm chủng của chủng. Các khái niệm thu được sau khi phân chia phải cùng
cấp. Hay nói cách khác, giữa khái niệm bị phân chia và khái niệm sau khi phân chia không có khái
niệm trung gian nào.
Câu 6: Hãy nêu khái niệm và nhiệm vụ của logic học biện chứng:
Trả lời:
* Khái niệm: Lôgic học biện chứng là khoa học về những quy luật và hình thức tư duy phản ánh sự
vận động, biến đổi và phát triển của thế giới hiện thực khách quan, về những quy luật của quá trình
nhận thức chân lý. Cũng có thể hiểu logic học biện chứng là một học thuyết về phương pháp nhận
thức khoa học và cải tạo thế giới trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
* Nhiệm vụ của logic học biện chứng:
- Một là, nghiên cứu sự cần thiết, cách thức thể hiện sự vận động, phát triển, những mâu thuẫn bên
trong của sự vật, hiện tượng, những biến đổi về chất hay sự chuyển hóa lẫn nhau của chúng. Đây
chính là nhiệm vụ trung tâm của logic học biện chứng.
- Hai là, nghiên cứu bản chất biện chứng của các phạm trù logic, tính linh hoạt, tính mềm dẻo của
chúng… Phương pháp biện chứng cũng chính là một học thuyết logic vì chúng nghiên cứu chức
3
năng nhận thức, là logic của những quy luật phổ biến và những phạm trù của sự vận động và phát
triển.

- Ba là, nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của bản thân quá trình nhận thức. Lôgic học
biện chứng được xây dựng trên cơ sở lịch sử quá trình nhận thức. Đó là lịch sử phát triển khái quát
của tư duy, của lịch sử thực tiễn xã hội loài ngoài.
Câu 7: Hãy nêu mối quan hệ giữa logic học hình thức và logic học biện chứng
Trả lời:
Giống nhau: đều là môn khoa học nghiên cứu tư duy phản ánh thế giới hiện thực khách quan
Khác nhau:
Logic học HT: nghiên cứu các quy luật và hình thức của tư duy nhằm đảm bảo tính đúng đắn, chặt
chẽ và nhất quán trong suốt quá trình tư duy. Lôgic học hình thức quan tâm chủ yếu đến hình thức
trong khi trừu tượng hóa nội dung của tư duy.
Logic học BC: quan tâm chủ yếu đến tính biện chứng của nội dung tư duy . Có thể gọi đó là logic
nội dung.
Logic học HT: xem xét quá trình tư duy qua việc phản ánh sự vật trong trạng thái tách rời, cô lập
đứng im, tương đối, ổn định tạm thời. Vì thế logic học hình thức dựa trên cơ sở tính đồng nhất, trừu
tượng của các khái niệm, phạm trù cố định.
Logic học BC: xem xét quá trình tư duy qua sự phản ánh sự vật hiện tượng trong mối liên hệ, tỏng
trạng thái mâu thuẫn, vận động, chuyển hóa và phát triển. Do đó, logic học BC dự trên cơ sở tính
đồng nhất, cụ thể của các phạm trù biến đổi. Lôgic học BC phản ánh sinh động hiện thực khách
quan.
Logic học HT: xem xét hình thức và quy luật của tư duy không tính đến điều kiện lịch sử, văn hóa,
xã hội…
Logic học BC: xem xét hình thức và quy luật của tư duy theo nguyên tắc khách quan, toàn diện, phát
triển, lịch sử cụ thể. Logic học biện chứng coi thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
Logic học BC là khoa học nghiên cứu những quy luật biện chứng của tư duy nhằm phản ánh đúng
đắn hiện thực khách quan của sự vật, Logic biện chứng nghiên cứu các khái niệm, phạm trù không
phải trong trạng thái cô lập, tách rời, bất biến mà trong sự vận động, phát triển, trong mâu thuẫn của
chúng, trong sự liên hệ, chuyển hóa lẫn nhau của chúng. Logic học biện chứng là một bước phát
triển của tư duy. Nó không hề thủ tiêu, phủ nhận logic học hình thức, mà trái lại logic học biện
chứng cho phép xác định vị trí quan trọng của logic học hình thức và sự cần thiết của logic học hình
thức trong nghiên cứu khoa học cũng như trong cuộc sống.

Logic học HT: thiếu nguyên tắc thực tiễn và nguyên tắc lịch sử - cụ thể. Trái lại logic biện chứng
suy từ hình thức tư duy này ra hình thức tư duy khác, phát triển từ hình thức tư duy thấp đến hình
thức tư duy cao, xác định mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng, đồng thời quan tâm đến lịch
sử - cụ thể của tư duy, đến thực tiễn nhằm phản ánh đúng đắn thế giới hiện thực khách quan.
4

×