Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tìm hiểu thị trường hối đoái giao ngay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.49 KB, 20 trang )

Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh
Khoa Quản Trị Kinh Doanh
Bộ Môn: Thanh Toán Quốc Tế
1
Đề Tài:
Tìm Hiểu Thị Trường
Hối Đoái Giao Ngay
Giáo Viên Bộ Môn: Trần Thị Trang
Thành Viên Nhóm _ Lớp 09CQD7 + 09CQD8
1.Lê Minh Thiện_ Nhóm trưởng
2.Nguyễn Đỗ Vĩnh Trung
3.Phạm Châu Tú Nhi
4.Phạm Thị Thu Diễm
5.Nguyễn Sĩ Tín
6.Nguyễn Thị Minh Xuân
7.Bùi Thị Thanh Hoa
8.Lương Minh Tiến
9.Trần Thị Ngọc Quý
10.Lâm Thế Anh
MỤC LỤC
2
PHẦN MỞ ĐẦU
Thị trường tiền tệ nước ta trong mấy năm gần đây tiếp tục nóng lên và diễn biến
trái chiều. Vốn nội tệ đồng Việt Nam trở nên khan hiếm, lãi suất trên thị trường liên
ngân hàng và lãi suất huy động vốn của các ngân hàng thương mại tăng khá. Trong khi
đó, vốn ngoại tệ có xu hướng dư thừa, tỷ giá giảm xuống quá thấp.
Trên thị trường cũng diễn ra nghịch lý là cả tỷ giá mua và tỷ giá bán ngoại tệ của
các ngân hàng thương mại thấp hơn và bằng với giới hạn tối thiểu biên độ - 0,75% theo
quy định so với mức tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố, mặc dù đã giảm.
Nguồn cung ngoại tệ dồi dào và tăng mạnh. Càng gần đến Tết Nguyên đán cung
ngoại tệ càng lớn. Tiền kiều hối của Việt kiều, của người Việt Nam đi làm ăn và định cư


ở nước ngoài gửi về. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cũng tăng mạnh. Các nguồn
vốn khác đầu tư trên thị trường chứng khoán, nguồn thu xuất khẩu. Thêm vào đó, một số
Quỹ đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam rất khó mua được VND để thực hiện kế
hoặch đầu tư tại các doanh nghiệp cổ phần trong nước. Một số tập đoàn ngân hàng lớn
trên thế giới trở thành cổ đông chiến lược, với số vốn đầu tư hàng trăm triệu USD vào
một số ngân hàng thương mại cổ phần trong nước, cần chuyển đổi USD sang VND, cung
tăng mạnh trong khi đó cầu ngoại tệ thấp. Ngân hàng Nhà nước hạn chế mua ngoại tệ
vào vì mua vào nhiều tương ứng phải cung ứng một khối lượng lớn VND ra lưu thông,
gây áp lực lạm phát. Có phải là một số nguyên nhân làm thay đổi tỷ giá ngoại tệ trong
nước để hình thành thị trường hối đoái giao ngay không?
Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp thường quan tâm
và lo lắng về sự biến động của tỷ giá hối đoái. Các doanh nghiệp nhập khẩu lo tỷ giá
tăng. Ngược lại các doanh nghiệp xuất khẩu lo tỷ giá giảm. Hoạt động kinh tế ngày càng
phát triển, xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập càng tăng, hoạt động XNK ngày càng mở
rộng, các doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn đến rủi ro tỷ giá, các công cụ giao dịch hối
đoái sẽ giúp các doanh nghiệp XNK hạn chế sự biến động, phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
Cùng với các nghiệp vụ giao dịch hối đoái sẽ là một trong những công cụ phòng ngừa rủi
ro tài chính cho các doanh nghiệp XNK một cách hiệu quả. Vậy chúng ta hãy cùng nhau
tìm hiểu một trong những thị trường giao dịch trên, đó là “THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI
GIAO NGAY”.
3
PHẦN NỘI DUNG
I.Khái Quát Về Thị Trường Hối Đoái:
1.Khái niệm về thị trường hối đoái:
Thị trường hối đoái là thị trường diễn ra các hoạt động giao dịch, mua bán ngoại
tệ và các phương tiện thanh toán có giá trị ngoại tệ khác. Đây cũng là nơi hình thành tỷ
giá hối đoái theo quan hệ cung cầu, là một bộ phận của thị trường tài chính có trình độ
phát triển cao.
Thị trường hối đoái là nơi giao dịch mua bán các đồng tiền chuyển đổi. Các đồng
tiền mạnh, có tính chuyển đổi cao được giao dịch nhiều nhất là Đôla Mỹ, Yên Nhật Bản,

Mác Đức.
Thị trường hối đoái là thị trường phi tập trung. Trong đó ba thị trường hối đoái lớn nhất
thế giới là London, Tokyo, New York.
Thị trường hối đoái có quy mô giao dịch trong một ngày trên một nghìn tỷ
đôla.Ví dụ năm 1998 doanh số trung bình hàng ngày của thị trường ngoại hối là 1600 tỷ
USD. Vì vậy, thị trường này tác động rất lớn đến tình hình kinh tế của các nước đang
phát triển. Việc đầu cơ trên thị trường hối đoái, ví dụ đầu cơ đồng Baht đã dẫn đến cuộc
khủng hoảng thị trường tài chính Thái Lan.
Ngày nay, chưa có một cơ quan quốc tế nào đứng ra làm nhiệm vụ giám sát thị
trường này. IMF muốn đứng ra làm chức năng Ngân hàng Trung ương toàn cầu, nhưng
lực bất tòng tâm, và không được các nước công nghiệp Tư bản ủng hộ. Các nước công
nghiệp tư bản chỉ chú trọng trước hết đến những vấn đề tiền tệ, kinh tế trong nước, nên
không phối hợp đúng mức để kiểm soát thị trường.
2.Đặc điểm của thị trường hối đoái:
+ Thị trường hối đoái không tồn tại trong một không gian cụ thể nhất định mà
hoạt động của nó thông qua các phương tiện thông tin hiện đại.
+ Có tính quốc tế hóa cao.
+ Giao dịch mua bán các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi.
+ Giao dịch với khối lượng lớn (khối lượng tối thiểu doanh số).
3.Vai trò của thị trường hối đoái:
+ Tạo điều kiện để kết nối các nhu cầu giao dịch ngoại tệ trong nền kinh tế.
4
+ Làm cho các giao dịch mua bán trao đổi ngoại hối đi vào nề nếp, ổn định, góp
phần ổn định thị trường tài chính.
+ Giúp Ngân Hàng Nhà Nước nắm bắt được thị trường để tham mưu cho chính
phủ trong việc thực hiện chính sách quản lý ngoại hối.
+ Tạo điều kiện để hội nhập với thị trường tài chính quốc tế.
4. Chức năng của thị trường hối đoái:
+ Thị trường hối đoái là cơ chế nhằm:
 Chuyển giao sức mua giữa các đồng tiền:

 Muốn mua xe hơi Nhật cần phải có đồng JPY.
 Sức mua đồng tiền nội tệ được thực hiện thông qua đồng JPY.
 Thu nhận và cung cấp tín dụng cho các giao dịch thương mại quốc tế:
 Phần lớn các giao dịch hối đoái thông qua thị trường liên ngân hàng.
 Các ngân hàng thường cấp tín dụng cho các khách hàng doanh nghiệp bên
cạnh giao dịch hối đoái.
 Giảm rủi ro hối đoái:
 Các công cụ phòng chống.
5.Về địa lý của thị trường hối đoái:
+ Thị trường hối đoái có phạm vi toàn cầu, với giá biến động và tiền tệ giao dịch
liên tục trong ngày.
+ Theo như hình vẽ mô phỏng sắp tới, giao dịch hối đoái được thực hiện liên tục
và khối lượng giao dịch thường tăng lên khi các trung tâm giao dịch đồng tiền lớn mở
cửa.
5
6.Giao dịch của thị trường hối đoái:
+ Thị trường hối đoái liên ngân hàng:
 Giao dịch giao ngay
 Giao dịch kỳ hạn.
+ Sở giao dịch hối đoái:
 Hợp đồng tương lai.
 Hợp đồng quyền chọn.
Sự phân biệt này chỉ hàm ý tính phổ biến của giao dịch.Thực tế một vài các giao
dịch nói trên đều có thể thực hiện được tại thị trường liên ngân hàng và trên sàn.
II. Thị trường hối đoái giao ngay:
1. Khái niệm:
Hối đoái giao ngay (spot transaction) là nghiệp vụ mua hoặc bán ngoài tệ mà việc
chuyển giao ngoại tệ được thực hiện ngay hoặc chậm nhất là trong 2 ngày làm việc từ
khi thỏa thuận hợp đồng mua bán. Nghiệp vụ này thực hiện trên cơ sở tỷ giá giao ngay
(spot rate), tức là tỷ giá được xác định và có giá trị tại thời điểm giao dịch.

Quy chế hoạt động hối đoái giao ngay ban hành kèm theo quyết định số
17/1998/QĐ-NHNN7 ngày 10/1/1998 định nghĩa: Giao dịch hối đoái giao ngay là giao
dịch mua, bán một số lượng ngoại tệ giữa hai bên theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm
giao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng 2 ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày cam kết
mua bán …
Ngày thực hiện chuyển giao và thanh toán được gọi là ngày giá trị.
Ví dụ 1: Ngày 02 tháng 06 mua 100.000 bảng Anh giao ngay giá 1.85 USD thì
chuyển giao sẽ được thực hiện vào ngày 04 tháng 06 – là ngày giá trị.
Thị trường hối đoái giao ngay là thị trường thực hiện giao dịch các hợp đồng
hối đoái giao ngay.
Tham gia thị trường gồm có:
 Ngân hàng thương mại: Vừa đóng vai trò môi giới thực hiện các nghiệp vụ
kinh doanh hối đoái theo yêu cầu, vừa đóng vai trò kinh doanh nhằm đảm
bảo có lời, ổn định số dư và đáp ứng yêu cầu ngoại tệ.
 Các tổ chức kinh doanh, cá nhân: Bao gồm các nhà xuất khẩu, nhà nhập
khẩu, các công ty đa quốc gia, các nhà đầu tư có nhu cầu mua hoặc bán
ngoại tệ giao ngay.
Tỷ giá giao ngay là tỷ giá do tổ chức tín dụng yết giá tại thời điểm giao dịch hoặc
do hai bên thoả thuận nhưng phải đảm bảo trong biên độ quy định hiện hành của Ngân
Hàng Nhà Nước.
Ví dụ 2: Tìm hiểu cách thức giao dịch hối đoái giao ngay tại ngân hàng Eximbank
(nguồn eximbank.com.vn)
6
 Đối tượng tham gia giao dịch: Cá nhân và tổ chức kinh tế.
 Phí giao dịch hối đoái: Khách hàng không phải trả phí giao dịch hối đoái giao
ngay.
 Chứng từ trong các giao dịch giao ngay: Tổ chức kinh tế, tổ chức khác, cá nhân
dùng VND để mua ngoại tệ của Eximbank thông qua các giao dịch giao ngay
phải xuất trình các chứng từ cung cấp đầy đủ thông tin về mục đích, số lượng và
loại ngoại tệ cần thanh toán, thời điểm thanh toán theo quy định hiện hành về

quản lý ngoại hối.
 Thủ tục giao dịch:
• Khách hàng là tổ chức kinh tế:
 Ngoại tệ - Đồng Việt Nam:
 Khách hàng bán ngoại tệ:
Khách hàng liên hệ với Phòng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân.
Lập Uỷ Nhiệm Chi bán ngoại tệ trong đó ghi rõ: Số lượng ngoại tệ cần bán, tỷ giá
bán và chỉ thị nhận Đồng Việt Nam.
 Khách hàng mua ngoại tệ:
Khách hàng mua ngoại tệ khi có nhu cầu thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ cho
nước ngoài liên hệ với Phòng Kinh Doanh Tiền Tệ.
Nộp giấy đề nghị bán ngoại tệ theo mẫu đã được điền đầy đủ các chi tiết.
Xuất trình bản chính các chứng từ thanh toán có liên quan theo quy định hiện
hành về quản lý ngoại hối của Ngân Hàng Nhà Nước.
 Ngoại tệ - ngoại tệ:
Khi có nhu cầu giao dịch mua bán ngoại tệ - ngoại tệ khách hàng liên hệ với
Phòng Dịch Vụ Khách Hàng doanh nghiệp để thoả thuận tỷ giá, ngày thanh toán, chỉ thị
chuyển tiền, mức ký quỹ (nếu có) và ký hợp đồng giao dịch.
• Khách hàng là cá nhân:
 Ngoại tệ - Đồng Việt Nam:
 Khách hàng bán ngoại tệ:
Bán ngoại tệ từ sổ tiết kiệm, trên tài khoản cá nhân: Khách hàng đến Phòng Dịch
Vụ Khách Hàng Cá Nhân mang theo CMND và sổ tiết kiệm (nếu có).
Bán ngoại tệ tiền mặt: Khách hàng đến Phòng Ngân Quỹ và lập bảng kê nộp tiền.
 Khách hàng mua ngoại tệ:
Khi có nhu cầu mua, chuyển ngoại tệ để phục vụ các nhu cầu thanh toán học phí,
đi du lịch, công tác…khách hàng liên hệ Bộ Phận Du Học Phòng Dịch Vụ Khách Hàng
Cá Nhân để được hướng dẫn.
 Ngoại tệ - Ngoại tệ:
Khi có nhu cầu giao dịch mua bán Ngoại tệ - Ngoại tệ, khách hàng liên hệ với

Phòng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân để thoả thuận tỷ giá, ngày thanh toán, chỉ thị
chuyển tiềng, mức ký quỹ (nếu có) và ký hợp đồng giao dịch.
Ví dụ biểu mẫu hợp đồng :
7

×