Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Tài liệu Báo cáo nhóm "Thị trường hối đoái giao ngay" pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.36 KB, 10 trang )

Thanh toán quốc tế Nhóm 1
1
Thanh toán quốc tế Nhóm 1
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN:




































2
Thanh toán quốc tế Nhóm 1
Trang

I.KHÁI NIỆM 3
1.Thị trường hối đoái là gì? 3
2.Thị trường hối đoái giao ngay là gì? 3
II.PHƯƠNG PHÁP YẾT GIÁ TRÊN THỊ TRƯỜNG GIAO NGAY 5
III.CHI PHÍ GIAO DỊCH 7
IV.CƠ CHẾ GIAO DỊCH 8
V.KINH DOANH CHÊNH LỆCH TỈ GIÁ. 8
VI.SỬ DỤNG GIAO DỊCH HỐI ĐOÁI GIAO NGAY 8


3
Thanh toán quốc tế Nhóm 1
I.KHÁI NIỆM
1.THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI LÀ GÌ?
a)Khái niệm Thị trường hối đoái :
Thị trường hối đoái là thị trường diễn ra các hoạt động giao dịch, mua bán ngoại tệ và
các phương tiện thanh toán có giá trị ngoại tệ khác. Đây cũng là nơi hình thành tỷ giá
hối đoái theo quan hệ cung cầu, là một bộ phận của thị trường tài chính có trình độ

phát triển cao.
Thị trường hối đoái là nơi giao dịch mua bán các đồng tiền chuyển đổi. Các đồng tiền
mạnh, có tính chuyển đổi cao được giao dịch nhiều nhất là Đôla Mỹ, Yên Nhật Bản,
Mác Đức.
Thị trường hối đoái là thị trường phi tập trung. Ba thị trường hối đoái lớn nhất thế
giới là London, Tokyo, New York.Thị trường hối đoái có quy mô giao dịch trong một
ngày trên một nghìn tỷ đôla, ví dụ năm 1998 doanh số trung bình hàng ngày của thị
trường ngoại hối là 1600 tỷ USD. Vì vậy, thị trường này tác động rất lớn đến tình
hình kinh tế của các nước đang phát triển. Việc đầu cơ trên thị trường hối đoái, ví dụ
đầu cơ đồng Baht đã dẫn đến cuộc khủng hoảng thị trường tài chính Thái Lan.
Ngày nay, chưa có một cơ quan quốc tế nào đứng ra làm nhiệm vụ giám sát thị trường
này. IMF muốn đứng ra làm chức năng Ngân hàng Trung ương toàn cầu, nhưng lực
bất tòng tâm, và không được các nước công nghiệp Tư bản ủng hộ. Các nước công
nghiệp tư bản chỉ chú trọng trước hết đến những vấn đề tiền tệ, kinh tế trong nước,
nên không phối hợp đúng mức để kiểm soát thị trường.
b)Đặc điểm của Thị trường hối đoái
+ TTHĐ không tồn tại trong một không gian cụ thể nhất định mà hoạt động của nó
thông qua các phương tiện thông tin hiện đại.
+ Có tính quốc tế hoá cao.
+ Giao dịch mua bán các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi.
+ Giao dịch với khối lượng lớn (khối lượng tối thiểu và doanh số)
c)Vai trò của TTHĐ:
+ Tạo điều kiện để kết nối các nhu cầu giao dịch ngoại tệ trong nền kinh tế
+ Làm cho các giao dịch mua bán trao đổi ngoại hối đi vào nề nếp, ổn định, góp phần
ổn định thị trường tài chính
+ Giúp NHTW nắm bắt được thông tin về thị trường để tham mưu cho chính phủ
trong việc thực hiện chính sách quản lý ngoại hối.
+ Tạo điều kiện để hội nhập với thị trường tài chính quốc tế.
2.THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI GIAO NGAY LÀ GÌ?
Hối đoái giao ngay (spot transactions) là nghiệp vụ mua hoặc bán ngoại tệ mà

việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện ngay hoặc chậm nhất là trong 2 ngày làm
việc kể từ khi thỏa thuận hợp đồng mua bán.Nghiệp vụ này thực hiện trên cơ sở tỷ giá
giao ngay(spot rate),tức là tỷ giá được xác định và có giá trị tại thời điểm giao dịch.
4
Thanh toán quốc tế Nhóm 1
Quy chế hoạt động hối đoái giao ngay ban hành kèm theo quyết định số
17/1998/QĐ-NHNN7 ngày 10/1/1998 định nghĩa :
***Giao dịch hối đoái giao ngay là giao dịch mua, bán một số lượng ngoại tệ giữa hai
bên theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng 2
ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày cam kết mua bán
 Ví dụ về cách thức giao dịch hối đoái giao ngay tại ngân hàng EXIMBANK
Nghiệp vụ giao dịch hối đoái giao ngay (spot)
Spot là giao dịch hai bên thực hiện mua, bán một lượng ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay
tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng hai (2) ngày làm việc tiếp
theo.
Đối tượng tham gia giao dịch
Cá nhân và tổ chức kinh tế
Phí giao dịch hối đoái
Khách hàng không phải trả phí giao dịch hối đoái đối với giao dịch giao ngay.
Chứng từ trong các giao dịch giao ngay
Tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân dùng VND để mua ngoại tệ của Eximbank
thông qua các giao dịch giao ngay phải xuất trình các chứng từ cung cấp đầy đủ thông
tin về mục đích, số lượng và loại ngoại tệ cần thanh toán, thời điểm thanh toán theo
quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.
Thủ tục giao dịch
I. Khách hàng là tổ chức kinh tế
1. Ngoại tệ – Đồng Việt Nam:
a.Khách hàng bán ngoại tệ:
- Khách hàng liên hệ với Phòng Dịch vụ khách hàng cá nhân.
- Lập uỷ nhiệm chi bán ngoại tệ trong đó ghi rõ: số lượng ngoại tệ cần bán, tỷ giá bán,

và chỉ thị nhận Đồng Việt Nam.
b. Khách hàng mua ngoại tệ
- Khi có nhu cầu thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ cho nước ngoài liên hệ với Phòng
Kinh doanh tiền tệ:
- Nộp Giấy đề nghị bán ngoại tệ (theo mẫu) đã được điền đầy đủ các chi tiết,
- Xuất trình bản chính các chứng từ thanh toán có liên quan theo quy định hiện hành
về quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước
2. Ngoại tệ – ngoại tệ:
Khi có nhu cầu giao dịch mua bán ngoại tệ – ngoại tệ khách hàng liên hệ với
Phòng Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp để thoả thuận tỷ giá, ngày thanh toán,
chỉ thị chuyển tiền, mức ký quỹ (nếu có), và ký hợp đồng giao dịch
II. Khách hàng là cá nhân:
1. Ngoại tệ – Đồng Việt Nam:
a. Khách hàng bán ngoại tệ:
- Bán ngoại tệ từ sổ tiết kiệm, trên tài khoản cá nhân: khách hàng đến Phòng Dịch
vụ khách hàng cá nhân mang theo CMND và sổ tiết kiệm (nếu có).
- Bán ngoại tệ tiền mặt: khách hàng đến Phòng Ngân Quỹ và lập bảng kê nộp tiền.
5
Thanh toán quốc tế Nhóm 1
b. Khách hàng mua ngoại tệ:
Khi có nhu cầu mua, chuyển ngoại tệ để phục vục các nhu cầu thanh toán học phí,
đi du lịch, công tác…khách hàng liên hệ Bộ phận du học Phòng Dịch vụ khách
hàng cá nhân để được hướng dẫn.
2. Ngoại tệ – ngoại tệ:
Khi có nhu cầu giao dịch mua bán ngoại tệ – ngoại tệ khách hàng liên hệ với
Phòng Dịch vụ khách hàng cá nhân để thoả thuận tỷ giá, ngày thanh toán, chỉ thị
chuyển tiền, mức ký quỹ (nếu có), và ký hợp đồng giao dịch.
***Tỷ giá giao ngay là tỷ giá do tổ chúc tín dụng yết giá tại thời điểm giao dịch hoặc
do 2 bên thỏa thuận,nhưng phải đảm bảo trong biên độ quy định hiên hành của Ngân
Hàng Nhà Nước.

Ví dụ:
Nội dung giao dịch:Công ty A bán 100.000USD cho ngân hang ACB
Ngày thỏa thuận 24/01 (T)
Ngày chuyển giao :26/01(T+2, hai ngày sau ngày ký hợp đồng)
Tỷ giá áp dụng: Tỷ giá mua USD/VND
Thị trường hối đoái giao ngay là thị trường thực hiện giao dịch các hợp đồng hối
đoái giao ngay.Tham gia thị trường này gốm các thành phần như NHTM,các nhà kinh
doanh xuất nhập khẩu,các nhà đầu tư và cá nhân.Nói chung là những người có nhu
cầu mua hoặc bán ngoại tệ giao ngay.Trên thị trường NHTM vừa đóng vai trò nhà
kinh doanh vừa đóng vai trò môi giới.NHTM mua ngoại tệ của các nhà xuất khẩu hay
của những ngưới có nhu cầu bán ngoại tệ để bán lại cho các nhà nhập khẩu hay cho
nhũng người có nhu cầu mua ngoại tệ.
II.PHƯƠNG PHÁP YẾT GIÁ TRÊN THỊ TRƯỜNG GIAO
NGAY
*Tỷ giá giao ngay được niêm yết ở tất cả các Ngân Hàng Thương Mại , trên
các phương tiện thông tin đại chúng như báo , đài….
Nhìn chung có 2 cách niêm yết giá trên thị trường giao ngay dành cho 2 đối tượng
khách hàng khác nhau.Cách yết giá theo kiểu Mỹ và kiểu Âu dành cho khách hàng
là ngân hàng khác trên thị trường liên ngân hàng.Cách yết giá trực tiếp và gián tiếp
dành cho các khách hàng thông thường,tức là khách hàng không phải là ngân
hàng.
Yết giá theo kiểu Mỹ là cách niêm yết tỷ giá bằng số USD trên đơn vị ngoại tệ
Yết giá theo kiểu Âu là cách yết tỷ giá bằng số ngoại tệ trên 1 đơn vị USD.
Ví dụ:
Kiểu Mỹ: 1GBP=1.5743 USD
Kiểu Âu : 1USD=0.6352 GBP
Đối với khách hàng không phải là Ngân Hàng người ta áp dụng cách yết giá trực
tiếp (direct quotation) hoặc yết giá gián tiếp(indirect quotion).Theo thông lệ quốc tế
6
Thanh toán quốc tế Nhóm 1

đồng bảng Anh(GBP), dollar Úc(AUD), dollar Newzealand(NZD) thường được niêm
yết gián tiếp trong khi các đồng tiền khác được niêm yết trực tiếp.Riêng đồng dollar
Mỹ và EUR được niêm yết theo cả hai cách,vừa trực tiếp vừa gián tiếp.
Ở Việt Nam,các NH thương mại sử dụng phương pháp yết giá trực tiếp,tức là yết
giá ngoại tệ qua VND,trong đó VND là đồng tiền định giá.Ngoài ra, do đặc điểm VN
còn giao dịch tiền mặt nên bên cạnh yết giá ngoại tệ chuyển khoản, các NH thương
mại còn yết giá ngoại tệ tiền mặt.
Cần nắm rõ có 2 loại tỷ giá:tỷ giá tiền mặt và tỷ giá chuyển khoản.Trong đó tỷ giá
chuyển khoản người ta yết cả tỷ giá mua ngoại tệ chuyển khoản và tỷ giá bán ngoại tệ
chuyển khoản.Trong khi đó chỉ có tỷ giá tiền mặt chỉ niêm yết tỷ giá bán tiền mặt.Lý
do là theo pháp lệnh quản lý ngoại hối Ngân Hàng Thương Mại không được phép bán
ngoại tệ bằng tiền mặt.Tuy nhiên chỉ là trước đây thôi,khi VN hội nhập tái chính quốc
tế thì cách yết giá của VN cũng sẽ tương tự như nước ngoài
_Ví dụ bảng niêm yết giá của ngân hàng Sacombank
Tỷ giá hối đoái
Đơn vị tính: VNĐ
Cập nhật lúc 10:00, 03/03/2010
Loại Mua TM Mua CK Bán CK
USD 18990 19000 19100
AUD 17197 17229 17467
CAD 18320 18449 18667
CHF 17660 17777 17990
EUR 25893 26052 26312
GBP 28606 28782 29049
JPY 213,78 215,09 218,1
SGD 13573 13628 13761
THB 534 642
HKD 2409 2480
NZD 13438 13783
SEK 2696 2741

CNY 2835 2853
III.CHI PHÍ GIAO DỊCH
PHÍ GIAO DỊCH HỐI ĐOÁI
7
Thanh toán quốc tế Nhóm 1
- Quý khách không phải trả phí giao dịch hối đoái đối với giao dịch giao ngay.
- Quý khách có thể tham khảo bảng tỷ giá hối đoái được công bố hàng ngày trên
website www.gpbank.com.vn
Trên thị trường hối đoái giao ngay thường diễn ra quan hệ mua bán ngoại
tệ giữa ngân hàng và khách hàng. Theo quy định NHNN các TCTD không được
phép thu phí giao dịch đối với các giao dịch hối đoái giao ngay, hoán đổi, kỳ
hạn. Do vậy các ngân hàng không thu phí giao dịch hay hoa hồng mà sử dụng
chênh lệch giữa tỷ giá bán và tỷ giá mua để trang trải chi phí giao dịch và thu lợi
nhuận thỏa đáng. Chênh lệch giá mua và giá bán của một ngoại tệ cao hay thấp
tùy thuộc vào phạm vi giao dịch hẹp hay rộng và mức độ biến động giá trị của
ngoại tệ đó trên thị trường.
. Chênh lệch tỷ giá bán và tỷ giá mua thường được xác định theo tỷ lệ phần trăm qua
công thức sau:

Tỷ giá bán – tỷ giá mua
Chênh lệch phần trăm = * 100
Tỷ giá bán
Các ngoại tệ có thị trường giao dịch tương đối rộng như USD, GBP, EUR, JPY
(thanh khoản cao), thường có chênh lệch giá mua bán ở mức 0.01% đến 0.05%
(thường gọi là 0.0001 – 0.0005, 1 pip – 5 pips, 1 điểm – 5 điểm) trong khi các ngoại
tệ mà thị trường giao dịch hẹp hơn có mức chệnh lệch giá cao hơn nhiều.
IV.CƠ CHẾ GIAO DỊCH
Cơ chế thực hiện giao dịch hối đoái giao ngay tương đối đơn giản hơn các giao
dịch khác. Hối đoái giao ngay thường thanh toán sau 2 ngày làm việc cho nên trong
thời gian này ngân hàng chưa biết chắc rằng hợp đồng mua bán ngoại tệ có thành

công hay không. Để giới hạn rủi ro bội ước hợp đồng, các ngân hàng thường chỉ tực
8
Thanh toán quốc tế Nhóm 1
hiện các hợp đồng mua bán ngoại tệ có số lượng lớn với các ngân hàng hoặc các công
ty lớn có tên tuổi.
V.KINH DOANH CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ
Từ những năm 1990, hầu hết các ngân hàng đều yết giá ngoại tệ so với USD.
Tuy nhiên vào những năm gần đây hơn 40% ngân hàng không yết giá so với USD. Từ
đó làm nảy sinh ra các cơ hội kinh doanh chênh lệch giá giữa các trung tâm tiền tệ với
nhau
Kinh doanh chênh lệch giá liên quan đến việc mua ngoại tệ ở thị trường và bán
lại ở thị trường khác, việc mua bán như vậy có khuynh hướng làm bình quân tỷ giá
giữa các thi trường khác nhau
Tuy nhiên trong việc thực hiện kinh doanh chênh lệch gía lại gặp phải một số khó
khăn như chi phí giao dich và rào cản giao dịch giữa các thị trường, nó làm cho việc
kinh doanh chênh lệch giá không dễ dàng thực hiện khiến cho cơ hội kinh doanh
chênh lệch giá khó thực hiện ít khi thực hiện và nếu có chỉ tồn tại trong thời gian ngắn
.
VI.SỬ DỤNG GIAO DỊCH HỐI ĐOÁI GIAO NGAY
Giao dịch hối đoái giao ngay được ngân hàng sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu
mua hoặc bán ngoại tệ giao ngay cho khách hàng. Chẳng hạn một công ty xuất khẩu
vừa thu ngoại tệ từ một hợp đồng xuất khẩu nhưng cần VNĐ để chi trả tiền lương và
trang trải chi phí thu mua nguyên liệu trong nước sẽ có nhu cầu bán ngoại tệ lấy
VNĐ. Ngân hàng thương mại đứng ra mua số ngoại tệ này của nhà xuất khẩu, sau đó
bán lại cho nhà nhập khẩu là người có nhu cầu ngoại tệ để thanh toán hợp đồng nhập
khẩu đến hạn. Bằng cách này ngân hàng vừa đáp ứng được nhu cầu bán ngoại tệ của
nhà xuất khẩu vừa đáp ứng được nhu cầu mua ngoại tệ của nhà nhập khẩu.
Tuy nhiên, nhược điểm của ngoại hối giao ngay là không đáp ứng được nhu cầu
mua hoặc bán ngoại tệ của những khách hàng nào cần mua hoặc cần bán ngoại tệ
nhưng việc chuyển giao ngoại tệ chưa thực hiện ngay ở hiện tại mà sẽ được thực hiện

trong tương lai. Chẳng hạn, một nhà xuất khẩu có một hợp đồng nhập khẩu trị giá
50.000 EUR ba tháng nữa sẽ đến hạn thanh toán. Lo sợ rằng ba tháng nữa EUR sẽ lên
giá nên nhà nhập khẩu muốn mua từ bây giờ, nhưng vì chưa cần EUR để thanh toán
ngay bây giờ nên nhà nhập khẩu muốn việc chuyển giao ngoại tệ ba tháng nữa mới
thực hiện. Trong trường hợp này giao dịch hối đoái giao ngay không đáp ứng được
nhu cầu của khách hàng. Để đáp ứng nhu cầu này của khách hàng ngân hàng cần phải
phát triển thêm một loại giao dịch khác, đó là giao dịch hối đoái kỳ hạn – một loại
giao dịch mua hoặc bán ngoại tệ giữa ngân hàng và khách hàng, theo đó hai bên thỏa
thuận tỷ giá và số lượng ngoại tệ giao dịch ở hiện tại nhưng sẽ thực hiện giao dịch và
chuyển giao ngoại tệ sau một kỳ hạn nhất định trong tương lai do hai bên thỏa thuận.
9
Thanh toán quốc tế Nhóm 1
ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI GIAO
NGAY
Ưu điểm
• Không giới hạn giá trị lớn nhất hay nhỏ nhất của hợp đồng.
• Thời gian xử lý nhanh (thanh toán được thực hiện trong vòng hai ngày làm
việc).
• Chứng từ đơn giản.
• Áp dụng cho bất kỳ cặp tiền tệ nào.
• Đáp ứng nhu cầu mua ngoại tệ ngay trong ngày hoặc trong hai ngày làm việc
của khách hàng
• Đáp ứng nhu cầu bán ngoại tệ lấy VNĐ hoặc ngoại tệ khác của khách hàng.
Nhược điểm:
Không đáp ứng được nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ của những khách hàng nào
cần mua hoặc cần bán ngoại tệ nhưng việc chuyển giao ngoại tệ chưa thực hiện
ngay ở hiện tại mà sẽ được thực hiện trong tương lai.
Các ngân hàng thường chỉ thực hiện các hợp đồng mua bán ngoại tệ có số lượng
lớn với các ngân hàng hoặc các công ty lớn có tên tuổi.
10

×