Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Báo cáo " Môn học toàn cầu hoá và pháp luật ở Khoa luật, Đại học Tây Anh Quốc " ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.68 KB, 2 trang )



Th«ng tin
t¹p chÝ luËt h
äc sè
10
/2008

69






háng 6 vừa qua Khoa hành chính - Nhà
nước Trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ
chức Hội nghị khoa học để các tiến sĩ đã học
tập, nghiên cứu ở nước ngoài báo cáo kết quả
nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm học tập,
nghiên cứu pháp luật nước ngoài. Tham gia Hội
nghị có đông đảo cán bộ, giảng viên của Khoa
và đại diện của các khoa, bộ môn trong Trường.
Tại Hội nghị, TS. Nguyễn Văn Quang -
người đã học tập và nghiên cứu tại Trường
đại học tổng hợp LaTrobe - Melboume
Australia với đề tài: “Nghiên cứu so sánh hệ
thống tài phán hành chính của Australia và
Việt Nam - bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam” và TS. Tô Văn Hòa - người đã học tập
và nghiên cứu tại Trường đại học tổng hợp


Lund - Thụy Điển với đề tài: “Tính độc lập
của toà án - nghiên cứu pháp luật từ góc độ
lí luận và thực tiễn ở Đức, Mĩ, Pháp, Việt
Nam và đề xuất đối với Việt Nam” đã báo
cáo kết quả học tập, nghiên cứu của mình và
những kinh nghiệm học tập, nghiên cứu
pháp luật ở nước ngoài.
Trong báo cáo của mình các tiến sĩ đã đề
cập hệ thống tài phán của một số nước điển
hình trên thế giới (kể cả tài phán tư pháp
thường và tài phán hành chính) trong đó có
so sánh với hệ thống tài phán của Việt Nam;
nhu cầu, đòi hỏi và cơ chế bảo đảm tính độc
lập của toà án trong nhà nước pháp quyền,
vấn đề vừa liên quan đến thiết chế vừa liên
quan đến cá nhân thẩm phán với mục đích
bảo đảm tính khách quan của toà án trong
quá trình xét xử; những kinh nghiệm gì có
thể được tiếp nhận để thay đổi, hoàn thiện hệ
thống tài phán ở Việt Nam sao cho có hiệu
quả nhất… Các báo cáo cũng đề cập việc
“cấy ghép”, tiếp nhận pháp luật nước ngoài
vào Việt Nam cần tính đến hoàn cảnh, điều
kiện cụ thể của Việt Nam hiện nay cần phải
cân nhắc kĩ và phải có lộ trình để tiến hành
từng bước chứ không thể vội vàng muốn có
ngay những thay đổi nhanh chóng được.
Ngoài việc báo cáo về những nội dung
liên quan đến hệ thống tài phán, các tiến sĩ
và các thành viên tham gia Hội nghị còn trao

đổi về kinh nghiệm và quy trình làm nghiên
cứu sinh (NCS) ở nước ngoài như:
+ Cần xác định rõ và chính xác mục tiêu
đào tạo NCS là đào tạo ra nhà khoa học. Do
vậy, NCS phải chứng tỏ là người có khả năng
nghiên cứu độc lập và có khả năng ứng dụng
kết quả đã nghiên cứu vào thực tiễn. Trong
nội dung đề tài nghiên cứu (luận án) của NCS
phải đưa ra được những vấn đề khoa học mới,
góp phần vào sự phát triển của khoa học pháp
lí của đất nước nói riêng và của thế giới nói
chung. Như vậy, cần chú ý nhiều đến khả
năng nghiên cứu và làm việc của NCS là nhà
khoa học tương lai (làm công tác nghiên cứu
và giảng dạy) chứ không nên chỉ chú ý đến
bản luận án mà NCS viết ra.
+ Về phương pháp nghiên cứu, NCS có
thể sử dụng bất kì phương pháp nghiên cứu
nào miễn là phải lí giải được tính phù hợp
của phương pháp nghiên cứu đó trong bối
cảnh nghiên cứu đề tài của mình, nói cách
khác, NCS phải có sự luận giải về tính khoa
học của phương pháp và vì sao NCS lại sử
dụng phương pháp nghiên cứu này mà
T



Th«ng tin
70


t¹p chÝ luËt häc sè
10
/2008

không sử dụng các phương pháp nghiên cứu
khác vào việc nghiên cứu đề tài.
+ Về bố cục của luận án không bị bó hẹp,
cứng nhắc mà do bản thân NCS tự quyết định
sau khi trao đổi với người hướng dẫn song xu
hướng là càng chi tiết, càng nhiều chương
càng tốt, như thế sẽ tiện lợi cho người đọc tra
cứu và sử dụng. Tên các tiêu đề phải giàu
thông tin chứ không được quá chung chung.
Việc sử dụng ngôn ngữ phải trong sáng, dễ
hiểu với người đọc, không quá kinh viện.
+ Chương trình (lộ trình) thực hiện khóa
đào tạo NCS được quy định rất chi tiết trong
hướng dẫn của hội đồng khoa học (HĐKH)
khoa, do khoa ban hành và được sửa đổi khi
cần thiết. Trong thời gian thực hiện đề tài NCS
phải dành ít nhất 20% số thời gian để giảng
dạy và mỗi năm phải viết một chuyên đề và
phải bảo vệ khi kết thúc năm. Kết thúc mỗi
năm HĐKH khoa phải ra quyết định cho phép
NCS có còn tiếp tục được nghiên cứu tiếp hay
không. Buổi bảo vệ cơ sở phải được xem như
cuộc hội thảo khoa học, nó không mang tính
sát hạch mà được diễn ra với mục đích chỉ ra
những gì đã đạt được, những gì còn hạn chế để

giúp NCS hoàn thiện luận án của mình. Do
vậy, luận án được coi như công trình khoa học
không chỉ của NCS mà có sự đóng góp công
sức và chịu trách nhiệm của giáo viên hướng
dẫn và các thành viên khoa học của khoa.
+ Vì là công trình khoa học có nhiều nội
dung mới nên nếu không liên quan đến bí
mật quốc gia thì luận án phải được xuất bản
thành sách để mọi người có thể tiếp cận, sử
dụng hoặc phải được đưa toàn bộ nội dung
lên các mạng thông tin cần thiết.
+ Giáo viên hướng dẫn có vai trò khoa học
rất lớn đối với NCS. Họ phải định hướng khoa
học cho NCS, đảm bảo được những điểm mới
trong kết quả nghiên cứu của đề tài. Giáo viên
hướng dẫn phải chịu trách nhiệm về những
hoạt động mang tính chất hành chính cho các
hoạt động khoa học có liên quan đến việc làm
và bảo vệ luận án của NCS. Do vậy, phải có
quy định cụ thể về số thời gian tối thiểu mà
giáo viên hướng dẫn phải làm việc với NCS.
Nếu nhận thấy giáo viên hướng dẫn không đáp
ứng được nhu cầu của mình thì NCS có thể đề
nghị đổi giáo viên khác.
+ Các vấn đề về vai trò của HĐKH, của
khoa, các đồng nghiệp và cơ sở vật chất
cũng được đề cập với mục đích là tạo điều
kiện tốt nhất để NCS thực hiện được chương
trình học tập, nghiên cứu của mình một cách
hiệu quả nhất.

Phát biểu tại hội nghị TS. Trần Minh Hương,
PGS.TS. Thái Vĩnh Thắng, TS. Nguyễn Minh
Đoan, TS. Lưu Bình Nhưỡng, và nhiều ý kiến
khác nữa đã đánh giá cao về những nghiên cứu
của các NCS và đều cho rằng việc nghiên cứu
về hệ thống các cơ quan tài phán nước ngoài
để từ đó nhìn nhận và đánh giá về hệ thống các
cơ quan tài phán Việt Nam là việc làm hết sức
cần thiết và có ý nghĩa trong việc tiếp nhận
thông tin và mô hình ở các nước khác vào
hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của Việt Nam
trong tiến trình hài hoà hoá pháp luật.
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng cho rằng
việc đào tạo NCS luật học ở Việt Nam còn
nhiều bất cập cần khắc phục như lộ trình đào
tạo NCS quy định chưa được chặt chẽ; việc
tham gia sinh hoạt chuyên môn và giảng dạy
của một số NCS chưa được thực hiện; vai trò
của một số giáo viên hướng dẫn đối với NCS
cũng còn hạn chế… Do vậy, Hội nghị cũng
kiến nghị nhà trường cần sớm hoàn thiện
chương trình, lộ trình tổ chức đào tạo NCS
để công tác đào tạo NCS trong trường đạt
hiệu quả cao hơn./.
TS. NguyÔn Minh §oan

×