Tải bản đầy đủ (.ppt) (23 trang)

báo cáo môn học pháp luật đất đai ứng dụng MỤC ĐÍCH THU HỒI ĐẤT CÓ BỒI THƯỜNG PHÂN BIỆT THU HỒI ĐẤT VÀ TRƯNG DỤNG ĐẤT.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.35 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

BÁO CÁO PHÁP LUẬT VÀ THANH TRA ỨNG DỤNG
ĐỀ TÀI 3: MỤC ĐÍCH THU HỒI ĐẤT CÓ BỒI THƯỜNG
PHÂN BIỆT THU HỒI ĐẤT VÀ TRƯNG DỤNG ĐẤT
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
TS. PHAN TRUNG HI NỀ
Phần dành cho đơn vị
HỌC VIÊN THỰC HIỆN:
Nguyễn Như Ngọc M000554
Lê Thị Nương M000559
Nguyễn Thị Cẩm Tú M000574
Lê Văn Vũ M000576

NỘI DUNG BÁO CÁO
I. Các khái niệm về thu hồi đất và trưng dụng
đất
II. Đối chiếu thu hồi đất và trưng dụng
III. Cơ sở pháp lý thu hồi đất và trưng dụng đất
IV. Các nhóm mục đích thu hồi đất có bồi
thường
V. Phân biệt các trường hợp thu hồi đất và
thỏa thuận giao đất
VI. Sự khác nhau, bất cập giữa các nhóm mục
đích thu hồi và văn bản khắc phục

I. Các khái niệm về thu hồi đất và
trưng dụng đất
1.1 Thu hồi đất
Theo quy định Điều 4 luật Đất đai năm


(2003), thu hồi đất là việc Nhà nước ra
quyết định hành chính để thu lại quyền
sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho
tổ chức, Uỷ ban nhân dân xã, phường,
thị trấn quản lý

I. Các khái niệm về thu hồi đất và
trưng dụng đất(tt)
Thu hồi đất nhằm thực hiện quy hoạch là
việc Nhà nước dịch chuyển quyền sử
dụng đất vĩnh viễn từ người sử dụng đất
hợp pháp sang Nhà nước một cách bắt
buộc theo thủ tục hành chính không do
lỗi của người sử dụng đất.(Phan Trung
Hiền, 2011).

I. Các khái niệm về thu hồi đất và
trưng dụng đất(tt)
1.2 Trưng dụng đất
Trưng dụng đất là việc Nhà nước điều
chuyển quyền sử dụng một diện tích đất
trong một giai đoạn tạm thời từ người sử
dụng đất hợp pháp sang Nhà nước một
cách bắt buộc theo thủ tục hành chính
không do lỗi của người sử dụng đất
(Phan Trung Hiền, 2011).

I. Các khái niệm về thu hồi đất và
trưng dụng đất(tt)
Theo Điều 2 Luật trưng mua, trưng dụng

tài sản năm (2008), trưng dụng tài sản là
việc Nhà nước sử dụng có thời hạn tài
sản của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình,
cộng đồng dân cư thông qua quyết định
hành chính trong trường hợp thật cần
thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì
lợi ích quốc gia.

II. Đối chiếu thu hồi đất và trưng dụng
Thu hồi đất Trưng dụng đất
Vì mục đích phát triển đất nước, phát
triển xã hội
Phòng ngừa, ngăn chặn các nguy cơ chiến
tranh, thiên tai…
Tiến hành theo quy hoạch xây dựng
có trình tự lập, trình, thẩm định, xét
duyệt quy hoạch và thực hiện quy
hoạch.
Trưng dụng đất là khẩn thiết, đột xuất không
theo kế hoạch, quy hoạch nào cả.
Thu hồi đất là do sự cần thiết Trưng dụng đất là do sự cấp thiết, khẩn thiết
như chiến tranh, thiên tai
Trình tự, thủ tục ra quyết định thu
hồi đất theo các bước
Trưng dụng đất cần tiến hành nhanh, gọn có
thể thể hiện bằng văn bản, hoặc bằng lời nói
mà có giấy xác nhận, và có hiệu lực ngay
thời điểm nói hoặc ký ban hành
Thu hồi đất là vĩnh viễn. Trưng dụng đất là có thời hạn.


III. Cơ sở pháp lý thu hồi đất và
trưng dụng đất

3.1 Cơ sở pháp lý thu hồi đất

Luật đất đai năm 2003 (Điều 38 – Điều 44).

Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004
về thi hành Luật đất đai (Điều 36)

Nghị định 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 sửa
đổi, bổ sung Nghị định 181/2004/NĐ-CP (khoản
3 Điều 2)

Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 05
năm 2007 (Điều 33, 34, 35, 38, 39, 40).

Phân tích Điều 38 Luật Đất đai năm
2003
Khoản 1 Từ khoản 2 đến khoản 12
Thu hồi không do
lỗi người sử dụng
đất và có bồi thường
Thu hồi đất không bồi thường
do vi phạm các nguyên tắc
quản lý về đất đai (hủy hoại
đất, sử dụng không đúng mục
đích…) và các trường hợp khác
cần phải thu hồi (người sử dụng
đất tự nguyện trả lại đất, cá

nhân chết mà không có người
thừa kế)

III. Cơ sở pháp lý thu hồi đất và trưng
dụng đất(tt)
3.2 Cơ sở pháp lý trưng dụng đất

Hiến pháp 1959 (Điều 20)

Hiến pháp 1980 (Điều 28)

Hiến pháp 1992 (Điều 23 )

Luật đất đai năm 2003 (Điều 45)

Luật trưng mua, trưng dụng tài sản năm
2008 (Điều 1 - Điều 5)

3.2 Cơ sở pháp lý trưng dụng đất

Điều 23 Hiến pháp 1992 chỉ còn giữ lại nội dung
trưng mua và trưng dụng tài sản mà không còn nội
dung trưng thu tài sản.

Cả ba bản Hiến pháp nêu trên đều quy định việc
trưng mua, trưng dụng nhưng Điều 23 Hiến pháp
1992 xác định rõ giá áp dụng trong bồi thường là
theo thời giá thị trường (Phan Trung Hiền, 2011)

Hiến pháp 1992 là do “luật định” chứ không còn nêu

chung chung “do pháp luật quy định” như các Hiến
pháp 1959, 1980.

IV. Các nhóm mục đích thu hồi đất có
bồi thường
4.1 Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục
đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc
gia, lợi ích công cộng.
4.2 Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào
mục đích kinh tế.

4.1 Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục
đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia,
lợi ích công cộng

Sử dụng cho mục đích quốc phòng an ninh;

Sử dụng đất để xây dựng trụ sở cơ quan, công
trình sự nghiệp được Nhà nước giao đất không
thu tiền;

Sử dụng đất để xây dựng trụ sở của tổ chức
nước ngoài có chức năng ngoại giao;

4.1 Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục
đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia,
lợi ích công cộng(tt)

Sử dụng đất để xây dựng các công trình công
cộng không nhằm mục đích kinh doanh;


Sử dụng đất để phát triển rừng phòng hộ, rừng
đặc dụng;

Sử dụng đất cho các cơ sở tôn giáo;

Sử dụng đất làm nghĩa trang nghĩa địa không
nhằm mục đích kinh doanh

4.2 Nhà nước thu hồi đất để sử dụng
vào mục đích kinh tế.

Sử dụng đất để đầu tư xây dựng khu công nghiệp,
khu công nghệ cao, khu kinh tế (Theo Điều 90, 91,
92 luật Đất đai năm 2003 )

Sử dụng đất để thực hiện dự án có 100% vốn đầu tư
nước ngoài đã được cơ quan Nhà nước có thẫm
quyền xét duyệt hoặc cho phép đầu tư mà không thể
đầu tư trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao,
khu kinh tế;’

4.2 Nhà nước thu hồi đất để sử dụng
vào mục đích kinh tế.(tt)

Sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư có
nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA

Theo Điều 2 khoản 3 Nghị định 17/2006/NĐ-
CP đã sửa đổi, bổ sung thêm Điều 36 của Nghị

định 181/2004/NĐ-CP cũng quy định thêm một
số mục đích thu hồi đất

V. Phân biệt các trường hợp thu hồi đất
và thỏa thuận giao đất

Theo Luật Đất đai (2003) và Điều 28 Nghị định
69/2009/NĐ-CP thì có 2 cơ chế thu hồi đất:

Cơ chế thứ nhất là do Nhà nước đứng ra thu
hồi đất, tiến hành giải phóng mặt bằng.

Cơ chế thứ hai là chủ dự án đầu tư tự thỏa
thuận với người dân trong thu hồi đất, bồi
thường

5.1 Những trường hợp nhà nước
thực hiện thu hồi đất

Phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích
công cộng (Điều 39 luật đất đai, 2003);

Sử dụng đất vào mục đích phát triển kinh tế (Điều 40
luật đất đai năm 2003; Điều 36 nghị định181/2004/NĐ-
CP khoản 3 Điều 2 Nghị định 17/2006/ NĐ-CP)

Thu hồi đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế quan
trọng, khu dân cư, phát triển kinh tế trong khu đô thị,
điểm dân cư nông thôn (Điều 34 Nghị định
84/2007/NĐ-CP)


Thu hồi đất để xây dựng các khu kinh doanh tập trung
có cùng chế độ sử dụng đất (Điều 35 Nghị định
84/2007/NĐ-CP)

5.2 Những trường hợp thu hồi đất
không do nhà nước thực hiện

Thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển
kinh tế:
Các dự án không thuộc quy định nêu trên hoặc
trong trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển
nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp
vốn bằng quyền sử dụng đất của người sử
dụng đất.

VI. Sự khác nhau, bất cập giữa các nhóm
mục đích thu hồi và văn bản khắc phục

Giữa hai nhóm mục đích khác nhau về cơ chế
thu hồi( thu hồi nhằm mục đích phát triển kinh
tế có thêm cơ chế tự thỏa thuận). Đây là nhóm
thu hồi theo mục đích phát triển sinh lợi nhuận,
còn vì mục đích an ninh quốc phòng thì không.

Mục đích thu hồi đất ở khoản 3 Điều 2 Nghị
định 17 Chính phủ, 2006 còn gom chung đất
phục vụ giao thông vì lợi ích công cộng nên
khó phân biệt nguồn vốn thực hiện.


Văn bản khắc phục

Trong Dự thảo Luật Đất đai theo công văn
2387/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 11/07/2012 các
trường hợp thu hồi đất được tách riêng ra 3
trường hợp:

Thu hồi đất để sử dụng đất vào mục đích quốc
phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công
cộng và phát triển kinh tế;

Thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai

Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo
pháp luật hoặc tự nguyện.

Văn bản khắc phục (tt)

Mục đích thu hồi đất ở khoản 3 Điều 2
Nghị định 17 Chính phủ, 2006 sẽ được
tách đất phục vụ giao thông vì lợi ích
công cộng ra khỏi các loại đất còn lại.

Chính phủ sẽ không tham gia về thu hồi
đất.

×