MỤC LỤC
1
MỞ ĐẦU
Hiện nay, nhu cầu sử dụng đất để xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế đất nước là rất
lớn, đòi hỏi cần có một hành lang pháp lý an toàn, thông thoáng. Thu hồi đất là vấn đề
nhạy cảm và mang tính thời sự, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế của người sử dụng
đất, của Nhà nước và các chủ thể khác có liên quan.
Thực tiễn thực hiện quá trình này còn gặp phải rất nhiều khó khăn. Ở hầu hết các địa
phương, hàng loạt các đơn thư khiếu nại của người dân liên quan đến bồi thường giải
phóng mặt bằng, tái định cư, ổn định đời sống, giải quyết việc làm khi thu hồi đất diễn ra
rất căng thẳng. Nhiều dự án treo, nhiều công trình xây dựng dang dở, ngổn ngang vẫn còn
đang tiếp tục chờ đợi được tháo gỡ. Trong khi đó nhiều doanh nghiệp đang mỏi mòn
mong đợi có một cơ chế đầu tư thông thoáng, một hành lang pháp lý an toàn dễ chịu để
nhanh chóng có “đất sạch” đầu tư.
Để quá trình thu hồi đất diễn ra trong một trật tự ổn định, vừa đảm bảo lợi ích và an toàn
cho người sử dụng đất, vừa đảm bảo lợi ích cho toàn xã hội, vừa đảm bảo tốt cho công tác
quản lý Nhà nước về đất đai thì cần phải có quy định về trình tự, thủ tục hành chính trong
lĩnh vực này.
Vì những lý do trên đề tài “nghiên cứu về trình tự, thủ tục trong thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư” được thực hiện v ới mục tiêu:
- Tìm hiểu trình tự thủ tục trong thu hồi đất, bồi thường và tái định cư;
- Làm rõ tính công khai minh bạch, dân chủ và công bằng trình tự thủ tục trong thu
hồi đất, bồi thường và tái định cư.
I – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THU HỒI ĐẤT
1.1 Cơ sở lý luận về trình tự, thủ tục thu hồi đất
1.1.1. Khái niệm “thu hồi đất”
Theo khoản 5 Điều 4 Luật đất đai năm 2003 thì thu hồi đất được hiểu: “là việc Nhà nước
ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ
chức, Uỷ ban nhân dân (UBND) xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của luật này”.
Thu hồi đất không chỉ hiểu một cách thuần tuý là Nhà nước sẽ tước đi quyền sử dụng của
các chủ sử dụng đất mà qua đó để thiết lập một quan hệ sử dụng đất mới phù hợp với lợi
ích Nhà nước và xã hội. Thực tế thu hồi đất là giai đoạn kết thúc việc sử dụng đất của chủ
thể này nhưng là bước kế tiếp của việc sử dụng đất của một chủ thể mới. Do vậy các quy
định về thu hồi đất cần kết nối được ba lợi ích của ba chủ thể quan trọng là: Nhà nước -
chủ đầu tư - người bị thu hồi đất.
2
1.1.2. Khái niệm “trình tự, thủ tục thu hồi đất”
Cho đến nay, trong khoa học pháp lý chưa có khái niệm thống nhất về trình tự thủ tục thu
hồi đất.
Trình tự, thủ tục thu hồi đất chính là một dạng của trình tự, thủ tục hành chính. Việc thiết
lập trình tự, thủ tục hành chính để thực hiện các công việc của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền về thu hồi đất một cách khoa học sẽ tạo điều kiện bảo đảm cho tiến trình quản lý
được thông suốt và có hiệu quả, đảm bảo hoạt động thu hồi đất được diễn ra trong một
khuôn khổ pháp lý, một trật tự ổn định.
Trên thực tế khi giải quyết một công việc nhất định, các cơ quan nhà nước cần phải thực
hiện theo những nguyên tắc pháp lý được xác định một cách cụ thể - các quy phạm thủ
tục. Cho nên, thủ tục có thể được hiểu là những quy tắc, chế độ, phép tắc hay quy định
chung phải tuân theo khi làm những việc nhất định. Như vậy, trình tự, thủ tục hành chính
là thứ tự thực hiện thẩm quyền trong quản lý nhà nước, là cách thức Nhà nước áp dụng để
làm cho các quy định của pháp luật có được sự đảm bảo thống nhất trong quá trình thực
thi. Đây là một bộ phận cấu thành thể chế hành chính giúp cho các cơ quan nhà nước thực
hiện chức năng của mình, đồng thời giúp cho các cá nhân, tổ chức thực hiện các quyền
của mình một cách dễ dàng.
Từ những điều trên, có thể hiểu trình tự, thủ tục thu hồi đất là “tổng hợp các quy phạm
pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm xác lập (quy định) trình tự
về không gian, về thời gian, là cách thức giải quyết công việc của cơ quan có thẩm quyền
phát sinh trong quá trình thu hồi đất”.
Trình tự thủ tục thu hồi đất có một số đặc thù sau:
Thứ nhất, trình tự, thủ tục thu hồi đất là trình tự, thủ tục giải quyết công việc của Nhà
nước và công việc của các chủ thể có liên quan. Theo điều 38 Luật đất đai năm 2003,
nhận thấy thu hồi đất có thể chia làm ba loại: thu hồi do nhu cầu của Nhà nước, thu hồi vì
lý do đương nhiên và thu hồi do vi phạm pháp luật đất đai . Do vậy trình tự, thủ tục giải
quyết tương ứng cho mỗi loại tương ứng là không giống nhau. Ví dụ: Quy trình thực hiện
thu hồi đất vào mục đích quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát
triển kinh tế khác với thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai ở một số thủ tục như bồi
thường hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi.
Thứ hai, Có thể nhận thấy rằng trước thời điểm Luật đất đai năm 2003 ra đời, các văn
bản pháp luật quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất chưa đồng bộ, nhiều quy định
không phù hợp với thực tế, thủ tục còn rườm rà, rắc rối làm tốn nhiều thời gian công sức,
làm nản lòng không ít các nhà đầu tư, nhiều dự án công trình đã phải “bỏ lửng” hoặc
không thực hiện được. Từ thực tế đó, nhiều sai phạm đã nảy sinh ở khắp các địa phương
3
trong cả nước, một bộ phận không nhỏ cán bộ có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất đã lợi
dụng sơ hở của pháp luật để gây khó khăn cho người dân.
Thứ ba, trình tự, thủ tục hành chính thực hiện thu hồi đất đã và đang góp phần là bước
tiếp theo của chủ trương cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, rút ngắn thời
gian thực hiện các thủ tục. Tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể đầu tư thuận lợi dễ
dàng trong việc tìm kiếm địa điểm đầu tư và nhanh chóng có “đất sạch” thực hiện đầu tư,
không phải tốn thời gian, công sức một cách khó khăn và không có hướng đúng đắn.
1.2 Ý nghĩa của việc thiết lập trình tự thủ tục, thủ tục thu hồi đất
Trình tự thủ tục thu hồi đất không chỉ là các bước thực hiện nhằm tạo điều kiện cho việc
thu hồi đất được tiến hành thuận lợi, nhanh chóng, mà còn có nhiều mục đích ý nghĩa lớn
về phương diện pháp lý
Thứ nhất, trong quá trình chuyển quyền sử dụng đất không mong muốn từ phía người sử
dụng đất hợp pháp sang nhà nước, thông qua các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm
quyền, trình tự thủ tục là ranh giới, phạm vi để thực hiện quy trình này một cách công
bằng, bình đẳng giữa các chủ thể trong một xã hội dân sự.
Thứ hai, trình tự, thủ tục là điều kiện chuẩn, là căn cứ để các chủ thể có thẩm quyền giám
sát, kiểm tra việc thực thi pháp luật trong suốt quá trình thu hồi đất và giải quyết các hệ
quả sau này.
Thứ ba, trình tự, thủ tục góp phần bảo đảm cho việc bồi thường được công bằng, tương
xứng. Các thời điểm công bố quy hoạch và thực hiện việc thu hồi đất luôn có những ảnh
hưởng nhất định đến giá trị và cách tính toán bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Cuối cùng, trình tự thủ tục bảo đảm cho các mục đích thu hồi đất được thực hiện đúng ý
nghĩa bản chất. Trình tự này định ra từ giai đoạn chuẩn bị thu hồi, đến khi giai đoạn giao
đất cho chủ đầu tư sử dụng và các thời hạn thực hiện giải quyết khiếu nại, thắc mắc.
II – QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THU HỒI ĐẤT BỒI
THƯỜNG, HỖ TRỢ TÁI ĐỊNH CƯ
2.1 Giai đoạn trước 1987:
Trước khi Luật Đất đai năm 1987 ra đời thì Nhà nước chưa có quy định cụ thể về thu hồi
đất. Vào năm 1953, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thông qua Luật Cải
cách ruộng đất, tịch thu ruộng đất của địa chủ, phong kiến, cường hào để chia cho nông
dân, để thực hiện người cày có ruộng (Cương lĩnh chính trị 1930). Trong giai đoạn này,
đất nước còn chiến tranh. Nhà nước chỉ thu hồi khi cần cho mục đích cải cách ruộng đất,
phục vụ chiến tranh. Việc thu hồi đất cũng dễ dàng, có thể gặp khó khăn khi thu hồi đất
của các đối tượng như địa chủ phong kiến, cường hào.
4
2.2 Giai đoạn 1987 - 1993
Đến khi có Luật Đất đai 1987 vấn đề thu hồi đất mới được Nhà nước quy định cụ
thể
tại đ
iều
14 nhưng không có quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất. Tuy nhiên, những
quy định chỉ đ ưa ra một số trường hợp thu hồi đất
khi
người sử dụng đất bị vi
phạm nghiêm trọng những quy định về sử dụng đất, hết thời
hạn
sử dụng và đất được
cấp sai thẩm quyền…Luật chưa quy định cụ thể việc thu hồi đất
cho
mục đích phát triển
kinh tế, xã hội của Nhà nước, chỉ quy định chung chung là thu hồi
vì
nhu cầu của Nhà
nước và nhu cầu của xã
hội.
Như vậy, bắt đầu từ Luật Đất đai 1987 Nhà nước đã có các quy định cụ thể về
việc
thu
hồi đất và đền bù thiệt hại cho người sử dụng đất mặc dù những quy định này
chưa
được chi tiết. Tuy nhiên, nó có thể đáp ứng được trong việc điều chỉnh mối quan hệ
pháp
luật về đất đai lúc bây
giờ.
2.3 Giai đoạn 1993 –
2003
Luật Đất đai 1993 ra đời trên cơ sở Hiến pháp sửa đổi 1992 và chủ trương
xây
dựng
nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của
Nhà
nước.
Đến năm 1994, Nghị định 90/CP ngày 17 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ ban hành
quy định về việc đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc
phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công. Một trong những
quy
định mới của Nghị
định là người bị thu hồi đất có thể được lựa chọn hình thức đền
bù
bằng đất thay thế
hoặc bằng tiền theo giá đất cùng mục đích sử
dụng.
Đến
năm 1998, Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1998 của Chính phủ về
việc đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an
ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng ra đời thay thế cho Nghị định 90/CP ngày 17
tháng 8 năm 1994. Đ
ây là
văn bản pháp quy cụ thể hóa các quy phạm liên quan đến
thu hồi đất, đền bù, hỗ trợ,
tái
định cư. Nhiều vấn đề căn cơ về bồi thường được đặt ra.
Quy định về các điều kiện
được
bồi thường về đất, điều kiện không được đền bù thiệt
hại về đất. Một trong những
quy
định cho thấy quyền lợi của người bị thu hồi đất được
quan tâm tại điều
7
của Nghị đ
ịnh.
Khác với Đ
iều
10 Nghị định 90/NĐ - CP, ngoài
các trường hợp quy định không đ ược
bồi
thường thiệt hại về đất, còn có xét đến
yếu tố hỗ trợ khi bị thu hồi đất. Quy định về
giá
đất để áp dụng tính tiền đền bù thiệt
hại về đất linh động hơn, giá đất để tính đền bù
thiệt
hại được xác định trên cơ sở giá
đất của địa phương ban hành theo quy định của
Chính
phủ nhân với hệ số K để đảm
bảo giá đất tính đền bù phù hợp với khả năng sinh lợi
và
giá chuyển nhượng quyền
sử dụng đất ở địa phương.
5
Nhìn chung, Luật Đất đai 1993 cụ thể Nghị định 90/NĐ - CP và Nghị định 22/NĐ -
CP quy định
nhiệm
vụ thẩm quyền thu hồi đất thuộc về cơ quan có thẩm quyền giao đất
là UBND cấp tỉnh
và
UBND cấp huyện. Các văn bản luật thời kỳ này đã giúp giải quyết
được các vấn đề
trong
giải phóng mặt bằng, thu hồi đất lúc bấy
giờ.
2.4 Giai đoạn 2003 đến nay
Luật Đất đai 2003 ra đời và Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004
của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
Nghị đ
ịnh này tạo các cơ sở pháp lý chi tiết về
các mục đích thu hồi đất, hướng dẫn các thức
giải
quyết khiếu nại, khiếu kiện phát sinh
trong quá trình thu hồi. Luật Đất đai 2003 vẫn
quy đ
ịnh thẩm quyền thu hồi đất thuộc
về UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện, không
khác
biệt so với giai đoạn năm 1993
đến năm 2003.
Sau đó, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ra đời để bổ sung những
điểm
còn
hạn chế của Nghị định 22/ NĐ - CP năm 1998. Nghị định này quy định về
việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
khi
Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào các mục
đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc
gia,
lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh
tế. Quy định các nguyên tắc và điều kiện đ
ể
được bồi thường thiệt hại về đất, giá đất áp
dụng cho bồi thường, cụ thể bồi thường
cho
từng loại đất. Nghị định quy định các
hình thức tái định cư, người bị thu hồi đất có
thể đ
ược bố trí tái định cư bằng hình
thức: bồi thường bằng nhà ở, giao đất ở mới, bồi
thường
bằng tiền để tự lo chỗ ở
mới.
Năm 2007, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 05 năm 2007 của Chính phủ
Quy định bổ sung về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện
quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất và giải quyết các khiếu nại về đất. Quy định việc thu hồi đ
ất
tại khu
vực giáp ranh giữa các đơn vị hành chính cấp tỉnh. Nghị định có nhiều quy
phạm
quy
định cụ thể từng mục đích thu hồi đất và bồi thường cho từng trường hợp thu hồi đấ
t.
Tiếp theo là Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy
định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư. Nghị định ra quy định các
nguyên
tắc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Quy định
nhiệm vụ của UBND các cấp và các
cơ
quan nhà nước trong việc lập phương án bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư và phương
án
chuyển đổi, đào tạo nghề nghiệp.
III – CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG TRÌNH
TỰ, THỦ TỤC HỒI ĐẤT
3.1 Cơ sở pháp lý về trình tự, thủ tục thu hồi đất
- Luật đất đai 2003;
6
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 hướng dẫn thi hành luật đất đai năm
2003;
- Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về bồi thường hỗ trợ tái
định cư khi nhà nước thu hồi đất;
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 05 năm 2007 Quy định bổ sung về cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự,
thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải
quyết các khiếu nại về đất đai (Điều 49 – 54);
- Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu
hồi đất, giao đất, cho thuê đất;
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 Quy định bổ sung về quy hoạch sử
dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
3.2 Trình tự, thủ tục trong thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Các bước trong trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hiện nay được
áp dụng theo các Điều 27 - Điều 33 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP:
3.2.1. Căn cứ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Căn cứ để quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất gồm:
a. Quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xét duyệt.
Trường hợp chưa có quy hoạch sử dụng đất hoặc kế hoạch sử dụng đất được duyệt
thì căn cứ vào quy hoạch xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông
thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
b. Nhu cầu sử dụng đất được thể hiện trong văn bản sau:
- Đối với các tổ chức thì nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư đã được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt hoặc cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
Đối với các dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt hoặc
không phải cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì phải thể hiện nhu cầu sử dụng đất trong đơn
xin giao đất, thuê đất và có văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định về nhu
cầu sử dụng đất.
- Đối với hộ gia đình, cá nhân thì nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn xin giao
đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp
xã nơi có đất về nhu cầu sử dụng đất;
7
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư
thì phải có văn bản của Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định về nhu cầu sử dụng
đất.
- Đối với cộng đồng dân cư thì nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn xin giao đất
và phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về nhu cầu sử dụng đất;
- Đối với cơ sở tôn giáo thì nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong báo cáo kinh tế kỹ
thuật xây dựng công trình tôn giáo.
3.2.2 Áp dụng thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất đối với dự án đầu tư
a. Trình tự, thủ tục thực hiện đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất để sử dụng
vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế:
- Trường hợp không thực hiện theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu
dự án có sử dụng đất thì trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định tại các Điều 29, 30 và 31
Nghị định này;
- Trường hợp theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng
đất thì thực hiện thu hồi đất giao cho Tổ chức phát triển quỹ đất thực hiện giải phóng mặt
bằng và tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất theo quy định
của pháp luật.
Căn cứ vào văn bản công nhận kết quả đấu giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
và giấy xác nhận đã nộp đủ tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất của người trúng đấu giá, cơ
quan tài nguyên và môi trường làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
không phải ra quyết định giao đất, cho thuê đất.
b. Đối với dự án đầu tư sử dụng đất không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất
thì không phải làm thủ tục thu hồi đất; sau khi được giới thiệu địa điểm, chủ đầu tư và
người sử dụng đất thỏa thuận theo hình thức chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng
quyền sử dụng đất và làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp thay
đổi mục đích sử dụng đất.
3.2.3 Giới thiệu địa điểm và thông báo thu hồi đất
a. Chủ đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án đầu tư nộp hồ sơ tại cơ
quan tiếp nhận hồ sơ về đầu tư tại địa phương. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm tổ
chức lấy ý kiến các cơ quan có liên quan đến dự án đầu tư để xem xét giới thiệu địa điểm
theo thẩm quyền hoặc trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét giới thiệu địa điểm.
b. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân
cấp huyện thông báo thu hồi đất ngay sau khi giới thiệu địa điểm đầu tư; trường hợp thu
8
hồi đất theo quy hoạch thì thực hiện thông báo sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
hoặc quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được xét
duyệt và công bố.
Nội dung thông báo thu hồi đất gồm: lý do thu hồi đất, diện tích và vị trí khu đất thu
hồi trên cơ sở hồ sơ địa chính hiện có hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt và dự
kiến về kế hoạch di chuyển.
Việc thông báo thu hồi đất được thực hiện trên phương tiện thông tin đại chúng của
địa phương và niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất, tại địa điểm sinh
hoạt chung của khu dân cư có đất thu hồi.
Trường hợp quyết định thu hồi đất mà người bị thu hồi có căn cứ cho rằng quyết định thu
hồi đất chưa đúng với thực tế đất bị thu hồi (loại đất, diện tích, vị trí ) thì có quyền khiếu
nại hoặc khởi kiện hành chính.
c. Cho phép khảo sát lập dự án đầu tư
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép chủ đầu tư tiến hành khảo sát, đo đạc
lập bản đồ khu vực dự án ngay sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư để phục vụ
việc lập và trình duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng, thu hồi đất và lập phương án bồi
thường tổng thể, hỗ trợ, tái định cư và chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã triển
khai thực hiện các công việc tại điểm b, điểm c khoản này;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thành lập Hội đồng bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư để lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và
phương án đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp. Đối với các địa phương đã thành lập Tổ chức
phát triển quỹ đất thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền có thể giao nhiệm vụ lập phương
án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; phương án đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp cho Tổ
chức phát triển quỹ đất;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với chủ đầu tư phổ
biến kế hoạch khảo sát, đo đạc cho người sử dụng đất trong khu vực dự án và yêu cầu
người sử dụng đất tạo điều kiện để chủ đầu tư thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác
định diện tích đất để lập dự án đầu tư.
d. Đối với dự án quan trọng quốc gia sau khi được Quốc hội quyết định chủ trương đầu
tư; dự án nhóm A, dự án xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi, đê điều phù hợp với quy
hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì không phải thực hiện các công việc quy định
tại khoản 1 Điều này.
e. Thời hạn ra văn bản giới thiệu địa điểm đầu tư; thông báo thu hồi đất; thành lập Hội đồng bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này không quá ba mươi (30)
ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ về đầu tư hợp lệ.
9
f. Sau khi đã được giới thiệu địa điểm, chủ đầu tư lập dự án đầu tư theo quy định của pháp
luật về đầu tư và xây dựng; lập hồ sơ xin giao đất, thuê đất theo quy định của pháp luật về
đất đai. Nội dung dự án đầu tư phải thể hiện phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư.
3.2.4 Lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Sau khi dự án đầu tư được xét duyệt hoặc chấp thuận thì Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư hoặc Tổ chức phát triển quỹ đất có trách nhiệm lập và trình phương án về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và Nghị định số
17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số
điều Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về
việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần (sau đây gọi là Nghị định số
17/2006/NĐ-CP) và theo quy định sau đây:
a. Nội dung phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gồm:
- Tên, địa chỉ của người bị thu hồi đất;
- Diện tích, loại đất, vị trí, nguồn gốc của đất bị thu hồi; số lượng, khối lượng, tỷ lệ
phần trăm chất lượng còn lại của tài sản bị thiệt hại;
- Các căn cứ tính toán số tiền bồi thường, hỗ trợ như giá đất tính bồi thường, giá nhà,
công trình tính bồi thường, số nhân khẩu, số lao động trong độ tuổi, số lượng người được
hưởng trợ cấp xã hội;
- Số tiền bồi thường, hỗ trợ;
- Việc bố trí tái định cư;
- Việc di dời các công trình của Nhà nước, của tổ chức, của cơ sở tôn giáo, của cộng
đồng dân cư;
- Việc di dời mồ mả.
b. Lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
- Niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại trụ sở Ủy ban
nhân dân cấp xã và tại các điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi để người bị thu
hồi đất và những người có liên quan tham gia ý kiến;
- Việc niêm yết phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện Ủy ban nhân
dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, đại diện những người có đất bị thu
hồi;
- Thời gian niêm yết và tiếp nhận ý kiến đóng góp ít nhất là hai mươi (20) ngày, kể từ
ngày đưa ra niêm yết.
10
Những người bị thu hồi đất có quyền tham gia ý kiến góp ý để phản ánh những nội dung
chưa đúng, chưa đủ khi kiểm kê hoặc tính giá trị bồi thường hoặc các chính sách hỗ trợ
khác đối với hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi.
c. Hoàn chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
- Hết thời hạn niêm yết và tiếp nhận ý kiến, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải
phóng mặt bằng có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, nêu rõ số lượng
ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư; hoàn chỉnh và gửi phương án đã hoàn chỉnh kèm theo bản
tổng hợp ý kiến đóng góp đến cơ quan tài nguyên và môi trường để thẩm định;
- Trường hợp còn nhiều ý kiến không tán thành phương án bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng cần giải thích rõ hoặc
xem xét, điều chỉnh trước khi chuyển cơ quan tài nguyên và môi trường thẩm định.
d. Cơ quan tài nguyên và môi trường chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan
thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và chuẩn bị hồ sơ thu hồi đất theo
quy định sau:
- Sở Tài nguyên và Môi trường chuẩn bị hồ sơ thu hồi đất trình Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh ra quyết định thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài;
- Phòng Tài nguyên và Môi trường chuẩn bị hồ sơ thu hồi đất trình Ủy ban nhân dân
cấp huyện ra quyết định thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
3.2.5 Quyết định thu hồi đất, phê duyệt và thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư, giao đất, cho thuê đất
a. Thẩm quyền quyết định thu hồi đất, giao đất hoặc cho thuê đất thực hiện theo quy định
tại Điều 37 và Điều 44 của Luật Đất đai.
Trường hợp thu hồi đất và giao đất hoặc cho thuê đất thuộc thẩm quyền của một cấp
thì việc thu hồi đất và giao đất hoặc cho thuê đất được thực hiện trong cùng một quyết
định.
Trường hợp khu đất thu hồi có cả tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thì Ủy ban
nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân
cư; trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp
huyện quyết định thu hồi đất, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất đối với tổ
chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài và giao đất, cho
thuê đất theo dự án cho chủ đầu tư trong cùng một quyết định.
B. Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định thu
11
hồi đất, giao đất hoặc cho thuê đất, cơ quan tài nguyên và môi trường trình Ủy ban nhân
dân cùng cấp phê duyệt và công bố công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
theo quy định sau:
- Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương
án bồi thường hỗ trợ, tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất liên quan từ hai quận,
huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên;
- Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt
phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với trường hợp không thuộc quy định tại
điểm a khoản này;
- Trong thời hạn không quá ba (03) ngày, kể từ ngày nhận được phương án bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư đã được phê duyệt, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải
phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến và niêm
yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp
xã và địa điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi; gửi quyết định bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư cho người có đất bị thu hồi, trong đó nêu rõ về mức bồi thường, hỗ trợ,
về bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ
trợ và thời gian bàn giao đất đã bị thu hồi cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải
phóng mặt bằng.
Ở bước này, người bị thu hồi đất có quyền khiếu nại theo quy định Luật Khiếu nại đối với
Quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; nếu có căn cứ cho rằng quyết định đó ảnh
hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc khởi kiện vụ án hành chính theo quy
định Luật Tố tụng hành chính.
c. Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc Tổ chức phát triển quỹ đất thực hiện
chi trả bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư.
d. Trong thời hạn hai mươi (20) ngày, kể từ ngày Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải
phóng mặt bằng thanh toán xong tiền bồi thường, hỗ trợ cho người bị thu hồi đất theo
phương án đã được xét duyệt thì người có đất bị thu hồi phải bàn giao đất cho Tổ chức làm
nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Trường hợp việc bồi thường được thực hiện theo tiến độ thì chủ đầu tư được nhận bàn
giao phần diện tích mặt bằng đã thực hiện xong việc bồi thường, hỗ trợ để triển khai dự
án.
e. Trường hợp chủ đầu tư và những người bị thu hồi đất đã thỏa thuận bằng văn bản thống
nhất về phương án bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất hoặc khu đất thu hồi
không phải giải phóng mặt bằng thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ra quyết định thu
hồi đất, giao đất hoặc cho thuê đất mà không phải chờ đến hết thời hạn thông báo thu hồi
12
đất.
3.3. Các trường hợp cưỡng chế
Theo điều 32 của nghị định 69 thì cưỡng chế thu hồi đất ở các trường hợp sau:
A. Việc cưỡng chế thu hồi đất theo quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật Đất đai chỉ
được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Thực hiện đúng trình tự, thủ tục về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quy
định tại các Điều 29, 30 và 31 Nghị định này;
- Quá ba mươi (30) ngày, kể từ thời điểm phải bàn giao đất quy định tại khoản 4
Điều 31 Nghị định này mà người có đất bị thu hồi không bàn giao đất cho Tổ chức làm
nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;
- Sau khi đại diện của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng, Ủy
ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã nơi có đất thu hồi đã vận động thuyết
phục nhưng người có đất bị thu hồi không chấp hành việc bàn giao đất đã bị thu hồi cho
Nhà nước;
- Có quyết định cưỡng chế của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định
của pháp luật đã có hiệu lực thi hành;
- Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế. Trường hợp người bị
cưỡng chế từ chối nhận quyết định cưỡng chế thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải
phóng mặt bằng phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã niêm yết công khai quyết định
cưỡng chế tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi.
B. Sau mười lăm (15) ngày, kể từ ngày giao trực tiếp quyết định cưỡng chế hoặc ngày
niêm yết công khai quyết định cưỡng chế quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này mà người
bị cưỡng chế không bàn giao đất thì Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo, tổ chức lực
lượng cưỡng chế thu hồi đất theo quy định của pháp luật.
IV. MỘT VÀI VỤ VIỆC THU HỒI ĐẤT
Dự án đường Nguyễn Văn Cừ (đoạn từ đường CMT8 đến đường Mậu Thân) thuộc
phường An Hòa, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
ỦY BAN NHÂN DÂN
QUẬN NINH KIỀU
Số: /QĐ-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
13
Ninh Kiều, ngày tháng năm 2012
QUYẾT ĐỊNH
Về việc thu hồi đất của Ông (bà) hiện cư ngụ số 75,
đường Mậu Thân, phường An Hòa để xây dựng dự án đường
Nguyễn Văn Cừ (đoạn từ đường CMT8 đến đường Mậu Thân) thuộc
phường An Hòa, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN NINH KIỀU
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm
2003;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ
về việc thi hành Luật Đất đai năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ
về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về
việc Quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực
hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
Căn cứ Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ Quy
định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư;
Căn cứ theo Chỉ thị 299/TTg ngày 10 tháng 11 năm 1980 do Thủ tướng Chính phủ
ban hành, về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký ruộng đất trong cả Nước;
Căn cứ bản đồ địa chính và sổ mục kê lập vào ngày 31 tháng 8 năm 1985 được
UBND thành phố Cần Thơ cũ (nay là UBND quận Ninh Kiều) duyệt, theo Chỉ thị
299/TTg;
14
Căn cứ Quyết định số 3780/QĐ-CT.UB ngày 15 tháng 12 năm 2004 của UBND
Thành phố Cần Thơ về việc phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi đường Nguyễn Văn Cừ
(đoạn từ đường CMT8 đến đường Mậu Thân), quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ;
Căn cứ Quyết định số 1394/QĐ-UBND ngày 26 tháng 5 năm 2010 của UBND
Thành phố Cần Thơ về việc phê duyệt điều chỉnh khoản 4, 5, 7 và 9 Điều 1 Quyết định
3780/QĐ-CT.UB ngày 15 tháng 12 năm 2004 của Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ về
việc phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi (dự án đầu tư): đường Nguyễn Văn Cừ (đoạn
từ đường CMT8 đến đường Mậu Thân), quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ;
Căn cứ Thông báo số 299/TB-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2010 của UBND quận
Ninh kiều về việc thu hồi đất thực hiện dự án đường Nguyễn Văn Cừ (đoạn từ đường
CMT8 đến đường Mậu Thân), thuộc phường An Hòa, quận Ninh Kiều, thành phố Cần
Thơ;
Xét đề nghị của Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường quận Ninh Kiều tại Tờ
trình số 793/TTr-PTNMT ngày 06 tháng 9 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thu hồi phần đất mương lộ đường Nguyễn Văn Cừ (đoạn từ đường CMT8
đến đường Mậu Thân), do ông (bà) đang sử dụng diện tích đo đạc thực tế là 54,60m
2
loại đất mương lộ (DTL), thuộc tờ bản đồ 03, thửa số 52, theo hồ sơ kỹ thuật thửa đất do
Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường thực hiện, tọa lạc tại phường An Hòa,
quận Ninh Kiều.
(Đính kèm hồ sơ kỹ thuật thửa đất)
Điều 2.
1/- Giao Chủ tịch UBND phường An Hòa chủ trì và phối hợp với Trưởng phòng Tài
nguyên và Môi trường quận Ninh Kiều và Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất quận
Ninh Kiều có trách nhiệm tổ chức triển khai, giám sát và thực hiện Quyết định này đối
với Ông (bà) Trần Thị Trường trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định.
2/- Giao Phòng Tài Nguyên và Môi trường quận Ninh Kiều chủ trì và phối hợp với
Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Ninh Kiều cập nhật, chỉnh lý trên hồ sơ địa chính đối
với Ông (bà) Trần Thị Trường theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Chánh Văn phòng HĐND - UBND quận Ninh Kiều, Chánh Thanh tra quận
Ninh Kiều, Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch quận Ninh Kiều, Trưởng phòng Tài
nguyên và Môi trường quận Ninh Kiều, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất quận
Ninh Kiều, Trưởng phòng Quản lý Đô thị quận Ninh Kiều, Đội trưởng Đội quản lý trật tự
đô thị quận Ninh Kiều, Chủ tịch UBND phường An Hòa và Ông (bà) Trần Thị Trường
15
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký.
Ông (bà) Trần Thị Trường có quyền khiếu nại Quyết định này đến Chủ tịch UBND
quận Ninh Kiều trong thời gian 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Lưu: VT,
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
UBND QUẬN NINH KIỀU
HỘI ĐỒNG BỒI THƯỜNG
HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ
Số : /TTr-HĐBT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
Ninh Kiều, ngày tháng năm 2012
TỜ TRÌNH
Về việc trình duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án xây dựng
đường Nguyễn Văn Cừ (đoạn từ CMT8 đến đường Mậu Thân) tại Phường An Hòa,
quận Ninh Kiều
Căn cứ Điều 45 Quyết định số 12/2010/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2010 của
UBND thành phố Cần Thơ Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất trên địa bàn thành phố Cần Thơ;
Căn cứ Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 06 tháng 05 năm 2011 của UBND
thành phố Cần Thơ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 12/2010/QĐ-UBND ngày 04
tháng 02 năm 2010 của UBND thành phố Cần Thơ;
Căn cứ Quyết định số 3780/QĐ-CT.UB ngày 15 tháng 12 năm 2004 của Chủ tịch
UBND thành phố Cần Thơ, về việc phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi: đường Nguyễn
Văn Cừ (đoạn từ CMT8 đến đường Mậu Thân) tại Phường An Hòa, quận Ninh Kiều,
thành phố Cần Thơ.
Căn cứ Quyết định số 1394/QĐ-UBND ngày 26 tháng 5 năm 2010 của UBND
Thành phố Cần Thơ về việc phê duyệt điều chỉnh khoản 4, 5, 7 và 9 Điều 1 Quyết định
3780/QĐ-CT.UB ngày 15 tháng 12 năm 2004 của Chủ tịch UBND Thành phố Cần Thơ
16
về việc phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi (dự án đầu tư): đường Nguyễn Văn Cừ
(đoạn từ đường CMT8 đến đường Mậu Thân), quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ;
Căn cứ Quyết định số 4631/QĐ-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2010 của Chủ tịch
UBND quận Ninh Kiều về việc phê duyệt phương án tổng thể về bồi thường hỗ trợ và tái
định cư dự án đường Nguyễn Văn Cừ (đoạn từ CMT8- Mậu Thân) tại Phường An Hòa,
quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ;
Căn cứ quyết định số 1633/QĐ-UBND ngày 08 tháng 3 năm 2011 của Chủ tịch
UBND quận Ninh Kiều về việc thành lập Hội đồng, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự
án: mở rộng đường Nguyễn Văn Cừ (đoạn từ CMT8 đến đường Mậu Thân) tại Phường
An Hòa, quận Ninh Kiều;
Căn cứ Công văn số 5139/UBND-QH ngày 29 tháng 10 năm 2007 của UBND TPCT
về việc bồi thường , hỗ trợ và tái định cư dự án đường nguyễn Văn Cừ ( đoạn từ đường
Cách mạng tháng 8 đến đường Mậu Thân).
Căn cứ Công văn số 3897/UBND-KT ngày 23 tháng 8 năm 2010 của UBND thành
phố Cần Thơ về việc bồi thường giải phóng mặt bằng trên phần mương lộ công trình mở
rộng đường Nguyễn Văn Cừ (kèm công văn số 903/HĐTĐ ngày 13 tháng 8 năm 2010 của
Hội đồng thẩm định thành phố);
Căn cứ Công văn số 347/UBND-KT ngày 25 tháng 01 năm 2011 của UBND thành
phố Cần Thơ về việc hỗ trợ về đất, nhà, vật kiến trúc dự án mở rộng đường Nguyễn Văn
Cừ tại phường An Hòa, quận Ninh Kiều.
Thực hiện kết luận của Chủ tịch Hội đồng bồi thường, tại biên bản số 61/BB-UBND
ngày 12 tháng 7 năm 2012 về việc họp Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án
đường Nguyễn Văn Cừ (đoạn từ CMT8 đến đường Mậu Thân) tại Phường An Hòa, quận
Ninh Kiều, thông qua Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (đợt 10).
Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án kính trình UBND quận Ninh
Kiều xem xét và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (đợt 10) cho các
hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án đường Nguyễn Văn Cừ (đoạn từ CMT8 đến đường Mậu
Thân) tại Phường An Hòa, quận Ninh Kiều; cụ thể như sau:
1/ Tổng diện tích thu hồi: 117,55 m
2
.
+ Đất thổ cư: 47,20 m
2
.
+ Đất giao thông: 70,35 m
2
.
+ Đất mương lộ: 0 m
2
.
2/ Số thửa đất: 03
17
3/ Số hộ đợt 10: 07 hộ
4/ Số nhân khẩu: 12 nhân khẩu.
5/Tổng dự toán kinh phí bồi thường thiệt hại: 1.301.178.550 đ (a)
Trong đó :
- Về đất : 763.050.000 đ
- Về nhà và VKT : 488.136.810 đ
- Về hoa màu : 0 đ
- Chi phí hỗ trợ : 38.320.000 đ
- Chi phí khen thưởng : 11.671.740 đ
6/ Chi phí khác : 27.324.750 đ (b)
+ Chi phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường: 2% : 26.023.571 đ
+ Chi phí thẩm định và phê duyệt PA BT,HT&TĐC: 5%: 1.301.179 đ
7/ Dự phòng phí 10%: 130.117.855 đ (c)
Tổng kinh phí đợt 10: (a)+ (b)+ (c)= 1.458.621.155 đ
(Một tỷ bốn trăm năm mươi tám triệu sáu trăm hai mươi mốt ngàn một trăm năm
mươi lăm đồng).
Kính trình UBND quận Ninh Kiều xem xét, quyết định./.
Nơi nhận :
- UBND quận Ninh Kiều;
- TT Phát triển qũy đất;
- Lưu ./.
Đính kèm :
- Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư
- Bảng tổng hợp kinh phí chi tiết.
- Quyết định số 3780/QĐ-CT.UB;
- Quyết định số 1394/QĐ-UBND;
HỘI ĐỒNG BỒI THƯỜNG
PHÓ CHỦ TỊCH
18
- Quyết định số 4631/QĐ-UBND;
- Quyết định số 1633/QĐ-UBND;
- Công văn số 5139/UBND-QH;
- Công văn số 3897/UBND-KT
- Công văn số 347/UBND-KT
- Biên bản niêm yết phương án
BT,HT và TĐC.
- Biên bản kết thức niêm yết phương
án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
-Biên bản họp tổ chuyên viên thông
qua Phương án BT,HT & TĐC (đợt
10)
- Biên bản số 61/BB-UBND
19
Trong các dự án này thì quá trình thực hiện các trình tự thủ tục về thu hồi đất, bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư đã thực hiện theo như trình tự đã nêu trong quy định của pháp luật, cụ
thể các bước như sau:
Đối chiếu giữa bước trong nghị định 69 với sự việc ngoài thực tế:
Số
TT
Nghị định 69
Dự án mở rộng đường
Nguyễn Văn Cừ
Điều, Khoản áp
dụng theo Nghị
định 69
1
- Giới thiệu địa điểm và
thông báo thu hồi đất (THĐ)
- UBND cấp tỉnh giới thiệu
địa điểm;
- UBND cấp tỉnh (huyện)
thông báo THĐ
- Quyết định THĐ số 3780/QĐ-
CT.UB phê duyệt báo cáo
nghiên cứu khả thi: đường
Nguyễn Văn Cừ.
- Thông báo số 299/TB-
UBND .
- Khoản 1, 2,
Điều 29
2
Lập dự án đầu tư:
- Khảo sát lập bản đồ
- Lập phương án tổng thể
- Đo đạc lập bản đồ hiện trạng. - Khoản 3, Điều
29
3
- Thành lập Hội đồng bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư
(BT, HT & TĐC)
- Thành lập Hội đồng BT, HT
& TĐC.
- Lập phương án tổng thể.
- Khoản 5, Điều
29
4
- Lập phương án BT, HT &
TĐC
- Niêm yết lấy ý kiến
- Hoàn chỉnh phương án
- Cơ quan TNMT trình phê
duyệt THĐ
- Lập phương án BT, HT &
TĐC.
- Niêm yết lấy ý kiến.
- Hoàn chỉnh phương án .
- Chuyển cơ quan TNMT lập
thủ tục THĐ, trình phê duyệt.
- Điều 30
5
- Thu hồi đất
- Phê duyệt phương án BT,
HT & TĐC
- Gửi Quyết định THĐ cho
người bị THĐ.
- Gửi thông báo nhận tiền bồi
thường.
- Thông báo nhận nền TĐC.
- Khoản 2, Điều
31
6
- Chi trả tiền bồi thường - Nhận tiền: có biên bản chi trả
tiền.
- Không nhận tiền: tiền được
gữi ở kho bạc Nhà nước.
- Khoản 3, Điều
31
7
- Bàn giao mặt bằng - Thông báo bàn giao mặt bằng. - Khoản 4, Điều
31
8
- Cưỡng chế THĐ
+ Vận động bàn giao mặt
bằng
+ Quyết định cưỡng chế
+ Lập kế hoạch và tiến hành
- Cưỡng chế THĐ:
+ Kiểm tra bàn giao mặt bằng;
+ Vận động bàn giao mặt bằng;
+ Quyết định cưỡng chế;
+ Lập kế hoạch và tiến hành
cưỡng chế.
- Điều 32
20
V. TÍNH CÔNG KHAI, MINH BẠCH, CÔNG BẰNG VÀ DÂN CHỦ TRONG TRÌNH
TỰ, THỦ TỤC THU HỒI ĐẤT, BỒI THƯỜNG VÀ TÁI ĐỊNH CƯ.
5.1 Nguyên tắc công khai, minh bạch, công bằng và dân chủ
Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm công khai,
minh bạch, công bằng và dân chủ, đúng quy định của pháp luật. Người sử dụng đất được
bồi thường theo mục đích đất đang sử dụng hợp pháp. Tổ chức thực hiện có hiệu quả
phương án đào tạo nghề, tạo việc làm, tổ chức lại sản xuất và bảo đảm đời sống của nhân
dân ở khu vực có đất bị thu hồi. Nghiên cứu phương thức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ
để bảo đảm ổn định đời sống lâu dài cho người có đất bị thu hồi.
- Tính công khai, minh bạch: Nhằm tạo sự đồng thuận của người dân trong quá triển khai
dự án, hạn chế phát sinh khiếu nại. Các văn bản pháp luật liên quan đến việc thu hồi đất
đều ghi rõ thời gian và địa điểm công bố quy hoạch ra dân, niêm yết tại nơi dự án thực
hiện, tổng hợp ý kiến đóng góp của người dân đối với phương án bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư, sự tham gia của người dân trong suốt quá trình triển khai dự án(thông qua người
đại diện).
+ Người dân có thể chọn lựa người đại diện cho mình tham gia vào Hội đồng bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư để đảm quyền lợi của mình (Khoản 2, Điều 25, Nghị định
69/2009/NĐ-CP).
+ Đối với những dự án thuộc diện thu hồi đất, sau khi chủ đầu tư được chấp thuận chủ
trương đầu tư thì UBND cấp tỉnh hoặc uỷ quyền cho UBND cấp huyện thông báo thu hồi
đất; Nội dung của thông báo thu hồi đất phải ghi rõ: Lý do thu hồi đất, diện tích và vị trí
khu đất thu hồi, quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt và kế hoạch di chuyển. Việc
thông báo này được thực hiện trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương hoặc
niêm yết tại UBND cấp xã nơi có đất (Khoản 2, Điều 29, Nghị định 69/2009/NĐ-CP).
+ Trước khi áp giá tính giá trị thiệt hại bồi thường cho hộ dân, Tổ chức phát triển quỹ đất
có trách nhiệm lập và trình phương án về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thông qua các
thành viên Hội đồng Bồi thường (trong đó có đại diện hộ dân nằm trong dự án); Nếu các
thành viên nhất trí thông qua, thì phương án sẽ đuợc niêm yết ít nhất 20 ngày tại trụ sở
UBND cấp xã và tại các điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi để nguời bị thu
hồi và những người có liên quan tham gia ý kiến (Khoản 2, Điều 30, Nghị định
69/2009/NĐ-CP).
+ Để tránh việc các Tổ chức phát triển quỹ đất bỏ qua giai đoạn lấy ý kiến người dân có
đất bị thu hồi, thì NĐ 69 bắt buột việc niêm yết này phải được lập thành biên bản có xác
nhận của chính quyền địa phương (thành phần gồm: UBND, MTTQ và đại diện người có
đất bị thu hồi) (Khoản1, Điều 30, Nghị định 69/2009/NĐ-CP). Để các chính sách khai đến
người dân cụ thể và rõ ràng các Tổ chức phát triển quỹ đất có thể mời các hộ dân trong dự
21
án triển khai trực tiếp và giải đáp mọi thắc mắc có liên quan. Chính vì vậy khi tiến hành
áp giá bồi thường cho các hộ dân, các chính sách và quy định của pháp luật đã được phổ
biến đến từng hộ nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch.
- Tính công bằng: Để đảm bảo hài hoà lợi ích của người bị thu hồi đất và người được giao
đất để thực hiện dự án, ngoài việc bồi thường hoa màu vật kiến trúc theo quy định; người
dân còn được các hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất (Điều 17 của Nghị định 69) như:
+ Hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở: Nhằm tạo điều
kiện cho người dân tạo lập chổ ở mới, ổn định đời sống sau khi bị thu hồi đất (trong thời
gian chờ bố trí vào khu tái định cư; thì có thể được bố trí vào nhà ở tạm hoặc hỗ trợ tiền
thuê nhà ở)
+ Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và tạo việc làm đối
với truờng hợp thu hồi đất nông nghiệp.
+ Hỗ trợ thu hồi đất nông nghiệp trong khu dân cư, đất vuờn, ao không đuợc công nhận là
đất ở.
+ Hỗ trợ khác: tuỳ theo tình hình thực tế của địa phương mà chính quyền có mức hỗ trợ
phù hợp.
- Tính dân chủ: quyền dân chủ của người dân trong trình tự, thủ tục thu hồi đất được thể
hiện ở những điều sau:
+ Có sự tham gia và giám sát của nguời dân trong quá trình hoạt của hội đồng bồi thường
bồi thuờng, hỗ trợ và tái định cư (điểm e, Khoản 2, Điều 25, Nghị định 69)
+ Sau khi nguời dân đóng góp ý kiến đối với phương án bồi thuờng, hỗ trợ và tái định cư
tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng phải tổng hợp ý kiến đóng góp lập thành
văn bản trong đó nêu rõ có bao nhiêu ý kiến đồng ý và bao nhiêu ý kiến không đồng ý.
Sau đó hoàn chỉnh phuơng án gửi đến cơ quan Tài Nguyên và Môi Truờng để thẩm định
(Điểm a, Khoản3 Điều 30 Nghị định 69).
+ Khi nguời dân không đồng ý với quyết định thu hồi đất và quyết định chi trả bồi thuờng
thì đuợc quyền khiếu nại và đuợc giải quyết theo quy định.
5.2 Giải pháp tương thích
- Khi thu hồi đất của dân, Nhà nước nên có chính sách, tạo điều kiện làm sao để cuộc sống
người dân bị thu hồi, giải tỏa đất có cuộc sống khá hơn, chí ít là cũng phải bằng với mức
sống trước khi thu hồi như vậy mới không có tình trạng khiếu kiện, tranh chấp và người
dân có lòng tin vào các chính sách pháp luật của Nhà nước.
22
- Trước khi bố trí đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân, khu tái định cư phải được xây dựng
cơ sở hạ tầng đồng bộ đảm bảo đủ điều kiện cho người sử dụng tốt hơn hoặc bằng nơi ở
cũ (Khoản 3 Điều 35 của Nghị định197).
- Theo điểm e Khoản 2 điều 29 của Nghị định 69: có 1 đến 2 người đại diện người có đất bị
thu hồi tham dự Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, như vậy số lượng người bị
thu đất quá ít khi tham dự trong khi đó Hội đồng làm việc theo số đông do vậy dù họ
không đồng ý nhưng số lượng quá ít không thắng được số đông. Vì vậy cần cân đối số
lượng thành phần tham gia dự đặc biệt là người bị thu hồi đất trong Hội đồng bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư và phụ thộc vào từng loại dự án lớn hay nhỏ mà số lượng người dân
tham gia ít hay nhiều.
23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luật Đất đai 1987.
Luật Đất đai 1993.
Luật Đất đai 2003.
Nghị định 90 [ Nghị định 90/CP ngày 17 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ ban hành quy
định về việc đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc
phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng]
Nghị định 22 [Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1998 của Chính phủ về
việc đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng,
an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng]
Nghị định 04 [Nghị định 04/2000/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2000 của Chính phủ về
thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai].
Nghị định 66 [Nghị định 66/2001/NĐ-CP ngày 28 tháng 09 năm 2001 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 04/2000/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2000
về thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai Nghị định số
181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính Phủ về thi hành Luật đất
đai].
Nghị định 197 [Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính
phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất].
Nghị định 17 [Nghị định 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 về việc sửa đổi bổ sung một
số điều của các Nghị định của Chính phủ về thi hành Luật đất đai]
Nghị định 84 [Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 05 năm 2007 của Chính phủ
Quy định bổ sung về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện
quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất và giải quyết các khiếu nại về đất đai].
Nghị định 69 [Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ
quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư].
Thông tư 14 [Thông tư 14/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự,
thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất].
Phan Trung Hiền, (2009). Giáo trình Luật hành chính đô thị, nông thôn. Khoa Luật,
Trường Đại học Cần Thơ;
24
Tiền Phong, 2012, Thu hồi đất chưa đảm bảo công bằng, dân chủ, minh bạch, Báo Mới,
truy cập năm 2012 tại website
/>bach/144/8672427.epih.
VOV Online, 2012, Công bằng trong thu hồi và bồi thường đất, Đài Phát thanh và
Truyền hình Lạng Sơn, truy cập ngày 06/11/2012 tại website
/>VOV online, 2012, Xử lý vấn đề đất đai phải công khai, minh bạch, Đài Tiếng nói Việt
Nam, truy cập ngày 07/11/2012 tại website
bach/234178.vov.
25