GVHD: TS. Nguyễn Thành Hiếu
LỜI MỞ ĐẦU
Phát triển kinh tế là mục tiêu cho tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có
Việt Nam. Với chủ trưởng đổi mới chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ
chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, nền kinh tế của Việt Nam đã đạt được
những thành tựu nhất định. Tuy nhiên hiện nay chúng ta vẫn còn gặp rất nhiều khó
khăn thách thức để tiến tới mục tiêu CNH -HĐH trong tương lai, trong đó có việc đáp
ứng nhu cầu về vốn cho đầu tư và phát triển. Kênh dẫn vốn chính của xã hội đó là hệ
thông ngân hàng. Do vậy muốn thu hút được nhiều vốn trước hết phải làm tốt công
tác tín dụng . Hơn thế nữa trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, thành phần kinh tế
doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm vị trí rất quan trọng. Để có thể đầu tư mở rộng quy
mô và mua trang thiệt bị cũng như tham gia các quan hệ xã hội khác, các DNVVN
cần có vốn và ngân hàng thương mai chính là một nơi đáp ứng nhu cầu đó.
Là một trong những ngân hàng ngoài quốc doanh đầu tiên ở Việt Nam, ngân
hàng cổ phần thương mại Việt Nam thịnh vượng VpBank đã luôn cố gắng góp sức
mình vào sự phát triển kinh tế của nước nhà. Vpbank đã xác định khách hàng mục
tiêu của ngân hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và luôn chú trọng phát triện tập
trung vào thị trường này để đáp ứng được tối đa nhu cầu về vốn không ngừng phát
triển của các DNVVN. Tuy cũng đã đạt được nhiều thành tựu không nhỏ, nhưng
Vpbank vẫn vấp phải một số hạn chế nhất định làm cho hiệu quả cho vay của ngân
hàng ảnh hưởng phần nào .
Xuất phát từ những luận cứ và thực tế khảo sát tình hình cho vay vốn tới
DNVVN tại ngân hàng cổ phần thương mại Việt Nam thịnh vượng Vpbank chi
nhánh Ngô Quyền cùng với sự hướng dẫn của tiến sĩ Nguyên Thành Hiếu , em xin
mạnh dạn chọn đề tài : “ Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay với doanh nghiệp
vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngô Quyền - VPbank ”, nhằm mục đích tìm ra những
giải pháp để nâng cao hiệu quả về cả chất và lượng cho vay đối với doanh nghiệp
vừa và nhỏ tại chi nhánh .
Sinh viên thực hiện: Lưu Quang Tùng Lớp: QTKD Công nghiệp & Xây dựng
B
1
GVHD: TS. Nguyễn Thành Hiếu
Vì thời gian có hạn, trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn
chế nên bài khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý
kiến đóng góp của thầy cô giáo và các anh chị trong PGD để bài khóa luận được
hoàn thiện đầy đủ hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo VPbank Chi
nhánh Ngô Quyền , các anh chị tại phòng giao dịch VPbank Hoàn Kiếm – Chi
nhánh Ngô Quyền và sự hướng dẫn tận tình của tiễn sĩ Nguyễn Thành Hiếu đã giúp
đỡ em hoàn thành đề tài này .
Sinh viên thực hiện: Lưu Quang Tùng Lớp: QTKD Công nghiệp & Xây dựng
B
2
GVHD: TS. Nguyễn Thành Hiếu
CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA
CHI NHÁNH VPBANK NGÔ QUYỀN
1 Thông tin chung về ngân hàng cổ phần thương mại Việt Nam Thịnh
Vượng VPbank
Ngân hàng VP Bank hay còn gọi là Ngân hàng cổ phần thương mại Việt
Nam Thịnh Vượng VPBank (chính thức đổi tên vào ngày 12/8 /2010) có tên cũ là
ngân hàng thương mại cô phần ngoài quốc doanh theo giấy phép hoạt động số
0042/NH-GP của thống đốc ngân hàng nhà nước cấp ngày 12/8/1993 với thời gian
hoạt động 99 năm .Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 4 tháng 9 năm 1993 theo
giấy phép thành lập số 1535 / QĐ- UBB ngày 4 tháng 9 .Ngân hàng có tên giao dich
tiếng anh đầy đủ là tên đầy đủ tiếng Anh là “Vietnam Prosperity Joint - Stock
Commercial Bank”; và tên viết tắt tiếng Anh giữ nguyên “VPBank”.
Địa chỉ : Hội sở chính: Số 8 - Lê Thái Tổ - P.Hàng Trống,Q Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Điện thoại : (84-4)9288869
Fax : (84 -4 )9288869
Website: WWW.Vpbank.com.vn
* Lĩnh vực kinh doanh
- Huy động vốn ngắn hạn trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi
có kỳ hạn ,không kỳ hạn ,tiếp nhận các nguồn vốn ủy thác đầu tư và phát triển của
các tổ chức trong nước ;vay vốn của các tổ chức tín dụng khác .
- Cho vay ngắn hạn ,trung hạn, dài hạn; Chiết khấu thương phiếu ,trái phiếu
và các giấy tờ có giá;Hùn vốn và liên doanh theo luật định .
- Thức hiện dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.
- Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế; Huy động các loại
vốn từ nước ngoài và thực hiện các dịch vụ ngân hàng có liên quan đén nước ngoài
khi được NHNN cho phép .
- Hoạt động bao thanh toán .
2 Quá trình hình thành và phát triển VPbank và Chi nhánh Ngô Quyền:
Sinh viên thực hiện: Lưu Quang Tùng Lớp: QTKD Công nghiệp & Xây dựng
B
3
GVHD: TS. Nguyễn Thành Hiếu
2.1 Lịch sử hình thành và phát triền của ngân hàng Vpbank
Khi mới thành lập Vpbank có tên là ngân hàng Thương mại Cổ phần các
Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK) được thành lập theo Giấy
phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp
ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt
động từ ngày 04 tháng 9 năm 1993 theo Giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày
04 tháng 09 năm 1993.Sau đó tới ngày 27/7/2010, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
ban hành Quyết định số 1815/QĐ-NHNN, chấp thuận đổi tên Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Các doanh nghiệp Ngoài quốc doanh thành Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng.
Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu
phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Đến tháng 8/2006,
vốn điều lệ của VPBank đạt 500 tỷ đồng. Tháng 9/2006, VPBank nhận được chấp
thuận của NHNN cho phép bán 10% vốn cổ phần cho cổ đông chiến lược nước
ngoài là Ngân hàng OCBC - một Ngân hàng lớn nhất Singapore, theo đó vốn điều
lệ sẽ được nâng lên trên 750 tỷ đồng. Tiếp theo, đến cuối năm 2006, vốn điều lệ của
VPBank tăng lên trên 1.000 tỷ đồng. vào tháng 7/2007 vốn điều lệ của VPBank đã
tăng lên 1.500 tỷ đồng ,tới nay vốn điều lệ của Vpbank tính tời năm 2010 có thể lên
tới 4000 tỷ đồng .
Cuối năm 1993, Thống đốc NHNN chấp thuận cho VPBank mở Chi nhánh
tại thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 11/1994, VPBank được phép mở thêm Chi
nhánh Hải Phòng và tháng 7/1995, được mở thêm Chi nhánh Đà Nẵng.
Trong năm 2004, NHNN đã có văn bản chấp thuận cho VPBank được mở
thêm 3 Chi nhánh mới đó là Chi nhánh Hà Nội trên cơ sở tách bộ phận trực tiếp
kinh doanh trên địa bàn Hà Nội ra khỏi Hội sở; Chi nhánh Huế; Chi nhánh Sài Gòn.
Trong năm 2005, VPBank tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho
mở thêm một số Chi nhánh nữa đó là Chi nhánh Cần Thơ; Chi nhánh Quảng Ninh;
Chi nhánh Vĩnh Phúc; Chi nhánh Thanh Xuân; Chi nhánh Thăng Long; Chi nhánh
Tân Phú; Chi nhánh Cầu Giấy; Chi nhánh Bắc Giang. Cũng trong năm 2005, NHNN
đã chấp thuận cho VPBank được nâng cấp một số phòng giao dịch thành chi nhánh
đó là Phòng Giao dịch Cát Linh, Phòng giao dịch Trần Hưng Đạo, Phòng giao dịch
Giảng Võ, Phòng giao dịch Hai Bà Trưng, Phòng Giao dịch Chương Dương.
Sinh viên thực hiện: Lưu Quang Tùng Lớp: QTKD Công nghiệp & Xây dựng
B
4
GVHD: TS. Nguyễn Thành Hiếu
Trong năm 2006, VPBank tiếp tục được NHNN cho mở thêm Phòng Giao
dịch Hồ Gươm (đặt tại Hội sở chính của Ngân hàng) và Phòng Giao dịch Vĩ Dạ,
phòng giao dịch Đông Ba (trực thuộc Chi nhánh Huế), Phòng giao dịch Bách Khoa,
phòng Giao dịch Tràng An (trực thuộc Chi nhánh Hà Nội), Phòng giao dịch Tân
Bình (trực thuộc Chi Nhánh Sài Gòn), Phòng Giao dịch Khánh Hội (trực thuộc Chi
nhánh Hồ Chí Minh), phòng giao dịch Cẩm Phả (trực thuộc CN Quảng Ninh),
phòng giao dịch Phạm văn Đồng (trực thuộc CN Thăng long), phòng giao dịch
Hưng Lợi (trực thộc CN Cần Thơ). Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới giao dịch trên
đây, trong năm 2006, VPBank cũng đã mở thêm hai Công ty trực thuộc đó là Công
ty Quản lý nợ và khai thác tài sản; Công ty Chứng Khoán.Năm 2007 cho ra mắt 2
dòng sản phẩm thẻ Vpbank mastercard Platium và Vpbank mastercard MC ứng
dụng công nghệ thẻ chip theo tiểu chuẩn của EMV.Năm 2008 cho ra mắt sản phẩm
thẻ mới Vpbank mastercard E-card ,loại thẻ này có thêm các công cụ để bảo vệ
người sử dụng, ngoài ra VPbank cũng khai trương thêm 32 chi nhánh và phòng giao
dịch nâng số lượng chi nhánh và phòng giao dịch lên 135 điểm giao dịch .Tới năm
2010 ,được sự cho phép của thống đốc ngân hàng ,Vpbank đã chính thức đổi tên
thành ngân hàng cổ phần thương mại Việt Nam thịnh vượng Vpbank . Cho tới thời
điểm hiện tại Vpbank vẫn tiếp tục phát triển một cách vững chắc, đang từng ngày
đổi mới ,luôn theo sát thị trường nắm bắt cơ hội, phục vụ khách hàng một cách tốt
nhất . Chắc chắn rằng một tương lai tươi sáng sẽ đến với ngân hàng Vpbank.
2.2 Lịch sử hình thành và phát triền của chi nhánh Vpbank Ngô Quyền
*Chi nhánh Ngô Quyền được khai trương ngày 10/7/2007 .
Địa chỉ : Tòa nhà Vinaplast 39A Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Thời gian đầu khai trương, VPBank-Chi nhánh Ngô Quyền có 03 Phòng
Giao dịch trực thuộc là PGD Hoàn Kiếm, PGD Chương Dương, PGD Ngọc Lâm.
Sau đó từ cuối năm 2007 đến đầu năm 2008, VPBank-Chi nhánh Ngô Quyền tiếp
tục phát triển thêm 03 PGD trực thuộc là PGD Hàng Cót, PGD Đông Anh và PGD
Nguyễn Biểu. Tính đến nay, Chi nhánh Ngô Quyền đã phát triển với mạng lưới 01
Chi Nhánh cấp 1 và 06 PGD trực thuộc. Lợi nhuận kinh doanh của Chi nhánh
không ngừng tăng qua từng năm (năm 2007 là 8,371,184,970 VND; năm 2008 là
9,567,688,486 VND ;năm 2009 là 10,517,666,738 VND). Đặc biệt là năm 2008,
nền kinh tế toàn cầu có sự suy thoái mạnh nhưng VPBank-Chi nhánh Ngô Quyền
vẫn hoàn thành đạt chỉ tiêu kế hoạch cả năm.
Sinh viên thực hiện: Lưu Quang Tùng Lớp: QTKD Công nghiệp & Xây dựng
B
5
GVHD: TS. Nguyễn Thành Hiếu
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của chi nhánh cấp 1 Ngô Quyền
3.1. Cơ cấu tổ chức
VP Bank Ngô Quyền là một trong 5 chi nhánh cấp I được đặt trên địa bàn Hà
Nội với số lượng cán bộ nhân viên hiện tại là 140 người trong đó có trên 90% có
trình độ đại học và trên đại học. Cơ cấu tổ chức của VPBank Ngô Quyền bao gồm
Ban giám đốc, các phòng ban và phòng giao dịch trực thuộc.
Các phòng ban bao gồm: phòng hành chính & tổ chức, phòng kiểm tra kiểm
toán nội bộ phòng kế toán, phóng A/O khách hang ,phòng A/O cá nhân, phòng giao
dịch kho quỹ, phòng thẩm định TSBĐ và 6 Phòng giao dịch trực thuộc
Cơ cấu tổ chức của chi nhánh cấp 1 Ngô Quyền được thể hiện qua sơ đồ sau
Sinh viên thực hiện: Lưu Quang Tùng Lớp: QTKD Công nghiệp & Xây dựng
B
6
GVHD: TS. Nguyễn Thành Hiếu
Hình 3 .1 sơ đồ cơ cấu tổ chức Vp Bank –chi nhánh cấp 1 Ngô Quyền
Trong đó chi nhánh Ngô Quyền có 6 phòng giao dịch trực thuộc là :
01) Phòng giao dịch Hoàn Kiếm
02) Phòng giao dịch Nguyễn Biểu
03) Phòng giao dịch Ngọc Lâm
04) Phòng giao dịch Chương Dương
05) Phòng giao dịch Đông Anh
06) Phòng giao dịch Hàng Giấy
Nhân sự của VPBank - Chi nhánh Ngô Quyền được bố trí theo quyết định
của hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh bao gồm : 01 Giám đốc, 02 Phó giám đốc, các trưởng phòng và 97 cán bộ
nhân viên tại chi nhánh.
3.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
* Giám đốc:
- Chịu trách nhiệm tổ chức quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động kinh
doanh hằng ngày của ngân hàng.
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về mặt pháp lý và trước hội đồng quản trị ngân
hàng VPBank đối với tất cả hoạt động của chi nhánh.
Sinh viên thực hiện: Lưu Quang Tùng Lớp: QTKD Công nghiệp & Xây dựng
B
7
Giám đốc
Phó
Giám đốc
Hành
chính
& tổ chức
Phòng
Kế toán
Phòng
A/O
Doanh
nghiệp
Phòng
A/O
cá nhân
Phòng
Giao dịch
Kho quỹ
Phòng
Giao dịch
Phòng
Thẩm
định
TSBĐ
Phó
Giám đốc
Ban
Tín dụng
GVHD: TS. Nguyễn Thành Hiếu
* Phó giám đốc
- Hỗ trợ giám đốc trong các mặt chuyên môn cũng như công tác khác.
- Thay mặt điều hành quản lý khi giám đốc đi vắng.
* Ban tín dụng
- Quyết định về tín dụng của ngân hàng.
- Trường hợp món vay vượt hạn mức phán quyết của chi nhánh, Ban tín
dụng chi nhánh lập tờ trình gửi lên Hội đồng tín dụng cùng với biên bản họp Ban
tín dụng và các hồ sơ kèm theo.
* Hành chính và tổ chức
- Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ công văn
- Thực hiện công việc liên quan tới công tác nhân sự (dự thảo tờ trình nhân
sự, phối hợp thực hiện công tác bảo hiểm, tuyển dụng…) tại Chi nhánh theo chỉ đạo
của Giám đốc và hướng dẫn của phòng Nhân sự - Hội sở.
- Chuẩn bị phòng họp cho các phòng ban khi có yêu cầu
- Quản lý con dấu.
- Đóng dấu văn bản từ các Phòng, Ban tại chi nhánh
- Quản lý lưu trữ văn bản đi và đến Ngân hàng.
- Các công việc khác theo sự phân công của Tổ trưởng/Trưởng phòng Hành chính.
- Chịu trách nhiệm chính trước Giám đốc về mảng hành chính quản trị nhân
sự, cũng như trong công tác phân công, ủy quyền cho các cán bộ, nhân viên trong
Phòng.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm và hướng dẫn triển khai trong đơn vị.
- Tham mưu, giúp việc trực tiếp cho Giám đốc trong công tác văn phòng và
quản lý hành chính.
- Đại diện Giám đốc tiếp xúc, làm việc trực tiếp với các cơ quan hữu quan
khi có công việc phát sinh.
- Cấp giấy giới thiệu cho cán bộ, nhân viên VPBank đi công tác, xác nhận
người ngoài đến công tác tại chi nhánh theo đúng quy định
- Thực hiện các công việc khác theo chỉ thị của Giám đốc
* Phòng kế toán
- Thực hiện công tác hạch toán kế toán tổng hợp
- Kiểm tra, giám sát các khoản chi tiêu tài chính, tham mưu cho Giám đốc các
giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị, điều hành, các quyết định về kinh tế, tài chính.
- Lưu trữ, báo cáo, cung cấp thông tin số liệu kế toán theo quy định.
Sinh viên thực hiện: Lưu Quang Tùng Lớp: QTKD Công nghiệp & Xây dựng
B
8
GVHD: TS. Nguyễn Thành Hiếu
* Phòng A/O doanh nghiệp, phòng A/O cá nhân
- Phòng A/O doanh nghiệp và phòng A/O cá nhân có nhiệm vụ tương tự
nhau là phục vụ khách hàng các sản phẩm và dịch vụ. Điểm khác nhau giữa hai
phòng là phân loại đối tượng khách hàng: doanh nghiệp hoặc cá nhân. Phòng có
chức năng chính là đầu mối thiết lập quan hệ khách hàng, duy trì và không ngừng
mở rộng các mối quan hệ đó với khách hàng trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả
các sản phẩm ngân hàng nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh doanh một cách an
toàn, hiệu quả và tăng thị phần của VPBank.
* Phòng giao dịch kho quỹ
- Phòng giao dịch kho quỹ chủ yếu thực hiện chức năng thu chi tiền mặt
( Bao gồm cả nội tệ và ngoại tệ ).
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hệ thống kho quỹ.
- Kiểm tra, phát hiện và thu hồi tiền giả trong quá trình giao dịch góp phần
bảo vệ uy tín của đồng Việt Nam
- Quản lý và bảo quản các tài sản quý và các loại giấy tờ có giá.
* Phòng thẩm định tài sản đảm bảo
- Nhận yêu cầu công việc và hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố
- Tiếp xúc với khách hàng, hoàn thiện hồ sơ, đối chiếu hồ sơ tài sản
-Kiểm tra và đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ về chứng từ sở hữu tài sản.
-Đo đạc, thẩm tra tình hình thực tế nơi tài sản tọa lạc; đảm bảo tính toán giá
trị tài sản đúng theo qui định.
-Kiểm tra, giám sát việc đưa tài sản cầm cố vào kho hàng.
-Báo cáo tiến độ thực hiện, kết quả thẩm định cho cấp trên trực tiếp.
-Kiểm tra tình trạng TSBĐ và đánh giá lại tài sản định kỳ và đột xuất khi
được yêu cầu
- Lập biên bản định giá tài sản thế chấp, cầm cố.
- Đảm bảo thực hiện các thủ tục thế chấp, cầm cố.
- Kiểm tra tình trạng tài sản đảm bảo nợ vay và đánh giá lại tài sản.
-Thu thập, cập nhật và lưu giữ thông tin, số liệu về giá thị trường để phục vụ
công tác thẩm định TSBĐ.
-Nghiên cứu, đề xuất, lập bảng đơn giá cho từng loại TSBĐ với từng địa
phương quản lý cho phù hợp với tình hình thực tế.
-Nghiên cứu, đề xuất các phương pháp, cách thức cải tiến nhằm nâng cao
chất lượng thẩm định.
Sinh viên thực hiện: Lưu Quang Tùng Lớp: QTKD Công nghiệp & Xây dựng
B
9
GVHD: TS. Nguyễn Thành Hiếu
-Liên hệ với các chức năng bên ngoài liên quan đến công tác thẩm định tài sản.
* Các phòng giao dịch
- Thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng theo quy định của Hội đồng quản trị
VPBank.
4 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngân hàng cổ phần thương mại Việt
Nam Thịnh Vượng Vpbank
Trước hết ngân hàng thương mại nói chung (NHTM) và ngân hàng cổ phần
thương mại Việt Nam thịnh vượng Vpbank nói riêng là DN kinh doanh tiền tệ, có
những đặc thù riêng trong hoạt động kinh tế - tài chính. Cũng giống như các DN phi
tài chính, VPbank luôn phải đối đầu với những thách thức của thị trường cạnh tranh
và đầy biến động, cũng sử dụng các yếu tố sản xuất như lao động, tư liệu lao động,
đối tượng lao động (tiền vốn) làm yếu tố đầu vào, để sản xuất ra những yếu tố đầu
ra dưới hình thức dịch vụ tài chính mà khách hàng yêu cầu Hơn nữa, kinh doanh
tiền tệ là loại hình kinh doanh đặc biệt, có liên quan đến hầu hết các lĩnh vực khác
trong nền kinh tế. Những đặc điểm khác biệt này sẽ ảnh hưởng tới việc phân tích
tình hình tài chính của một chi nhánh ngân hàng thương mại.nói chung . Và sự khác
biệt này thể hiện qua một số đặc điểm sau :
- Thứ 1: Vốn và tiền vừa là phương tiện, vừa là mục đích kinh doanh nhưng
đồng thời cũng là đối tựơng kinh doanh của Vpbank. Và chính đặc điểm này sẽ bao
trùm hơn và rộng hơn so với các loại hình DN khác.
- Thứ 2: Vpbank kinh doanh chủ yếu bằng vốn của người khác. Vốn tự có của
Vpbank chiếm một tỷ lệ rất thấp trong tổng nguồn vốn hoạt động, nên việc kinh doanh
của Vpbank luôn gắn liền với một rủi ro mà ngân hàng buộc phải chấp nhận với một
mức độ mạo hiểm nhất định. Bởi vì trong hoạt động kinh doanh hằng ngày của mình,
Vpbank không những phải bảo đảm nhu cầu thanh toán, chi trả như mọi khi loại hình
DN khác, mà còn phải đảm bảo tốt nhu cầu chi trả tiền gửi của khách hàng.
-Thứ 3: Hoạt động kinh doanh của Vpbank có liên quan đến nhiều mặt,
nhiều lĩnh vực hoạt động và nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Do đó, tình
hình tài chính của Vpbank có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các DN,
tâm lý của người dân
- Thứ 4: Hoạt động kinh doanh của Vpbank là hoạt động chứa nhiều rủi ro,
bởi lẽ nó tổng hợp tất cả các rủi ro của khách hàng,hơn thế nữa rủi ro trong hoạt
Sinh viên thực hiện: Lưu Quang Tùng Lớp: QTKD Công nghiệp & Xây dựng
B
10
GVHD: TS. Nguyễn Thành Hiếu
động kinh doanh của Vpbank sẽ gây ảnh hưởng tới các DN khách hàng của ngân
hàng, và lan sang các DN khác.
( Nguồn:bài viết của Nguyễn Thị Hương-ĐH Đà Nẵng (Tạp chí Kế toán) )
5. Tình hình hoạt động kinh doanh của VpBank chi nhánh Ngô Quyền
Vì những đặc điểm đã nêu ở trên mà việc phản ánh tình hình hoạt động kinh
doanh của chi nhánh Vpbank Ngô Quyền cũng sẽ khác với phản ảnh tình hình hoạt
động kinh doanh của một Dn sản xuất công nghiệp thông thường.Tình hình hoạt
động kinh doanh của VPBank-Chi nhánh Ngô Quyền trong những năm gần đây
được thể hiện qua bảng sau :
Bảng 1 : Tình hình hoạt động kinh doanh của VPBank-Chi nhánh Ngô Quyền
(Đơn vị: triệu đồng,nghìn USD)
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
(Tính tới
tháng 10)
1.Huy động vốn 303,787 695,292 903,475 1,130,244
2.Dư nợ tín dụng 782,210 631,894 781,605 1,040,076
3.Doanh thu dịch vụ 3,700 4,500 5,400 3,436
4.Thanh toán quốc tế
- Trị giá L/C nhập 10,465USD 9,568USD 8,468USD 10,870USD
- Trị giá L/C xuất 0 0 0 0
- Nhờ thu 0 0 0 0
- Phí dịch vụ 1,065 985 931
5. Lợi nhuận trước thuế 8,372 9,568 10,518 30,686
(Nguồn: Thuyết minh BCTC Chi nhánh Ngô Quyền )
5.1. Hoạt động huy động vốn của chi nhánh VpBank- Ngô Quyền
Đối với một ngân hàng thương mại, hoạt động huy động vốn đóng một vai
trò vô cùng quan trong cả về trước mắt và lâu dài, bởi nó quyết định quy mô TS có
và góp phần quan trọng tạo lợi nhuận cho ngân hàng. Xác định rõ điều đó, ngân
hàng VpBank chi nhánh Ngô Quyền coi việc khai thác, huy động tối đa các nguồn
vốn tiềm năng trong dân cư và tổ chức kinh tế là mục tiêu quan trọng trong hoạt
động kinh doanh của mình. Chi nhánh đã thực hiện nhiều biện pháp linh hoạt trong
Sinh viên thực hiện: Lưu Quang Tùng Lớp: QTKD Công nghiệp & Xây dựng
B
11
GVHD: TS. Nguyễn Thành Hiếu
công tác huy động vốn như: thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt, có áp dụng ưu
đãi về lãi suất, tăng cường quảng bá về sản phẩm dịch vụ, ,tiết kiệm chi phí, áp
dụng công nghệ hiện đại, đưa ra thêm nhiều chương trình khuyến mãi nhằm nâng
cao hiệu quả huy động vốn.
Nhìn vảo bảng số liệu trên ta thấy nguồn huy động vốn của Chi nhánh Ngô
Quyền không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2007, tổng vốn huy động được là
303,787 triệu đồng; năm 2008 là 695,292 triệu đồng; năm 2009 là 903,475 triệu
đồng, tính tới tháng 10 năm 2010 con số đó là 1,130,244 triệu đồng Đáng chú ý là
giai đoạn từ năm 2008 ,và một vài tháng đầu năm 2009 ,là quãng thời gian kinh tế
khó khăn, tình hình lạm phát cao, các ngân hàng phải cạnh tranh gay gắt về tiền gửi
để đảm bảo nguồn vốn và khả năng thanh khoản. Ở tình thế đó VPbank đã đưa ra
nhiều chương trình khuyến mãi, “Đi tìm triệu phú Bạch kim”, “ Quà tặng từ
VPBank” ,“ Gửi tiền hôm nay nhận ngay phiếu mua hàng” , hay đưa ra các gói
sản phẩm huy động vốn độc đáo, hấp dẫn, đáp ứng đúng tâm lý người dân; “Tiền
gửi bù lạm phát” và “Lãi suất cao trúng thưởng lớn”. Ngoài ra VPBank cũng đã
điều hành lãi suất huy động linh hoạt, phù hợp với diễn biến của thị trường, đảm
bảo được khả năng tự chủ về nguồn vốn. Nhờ những bước đi đúng đắn này mà chỉ
số huy động vốn tại chí nhánh Ngô Quyền năm 2008 vẫn tăng gần 128% so với
năm 2007. Nguồn huy động chính của VPBank Ngô Quyền là từ các tổ chức kinh tế
và dân cư, trong đó chủ yếu là VNĐ chiếm khoảng 85% .Năm 2009, lãi suất huy
động đã dần ổn định nhờ sự ổn định lãi suất cơ bản. Tuy nhiên, do lãi suất huy động
thấp và một phần nguồn vốn nhàn rỗi chuyển sang các kênh đầu tư khác như: chứng
khoán, bất động sản, vàng, nên huy động vốn gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, việc
cạnh tranh trong lĩnh vực huy động vốn ngày càng quyết liệt hơn. Trước tình hình
đó,dể đảm bảo đáp ứng đủ nguồn vốn cho vay và khả năng chi trả, VPBank tiếp tục
thực hiện các chương trình khuyến mãi, bốc thăm trúng thưởng, Ngoài ra, VPBank
còn kéo dài thời gian giao dịch, giao dịch thông trưa nên nguồn vốn huy động của
VPBank-Chi nhánh Ngô Quyền năm 2009 đã tăng lên 903,475 triệu đồng, tăng
29.94% so với năm 2008. Tới năm 2010 ,VpBank tiếp tục đưa ra những gói sản
phẩm dich vụ mới ,như ngày 5/2/2010 VPBank chính thức triển khai SMS Banking
cho tài khoản Thẻ - với dịch vụ này của VPBank, Khách hàng có thể truy vấn các
thông tin về tài khoản Thẻ bất kỳ lúc nào qua điện thoại di động., ngày 30/3/2010,
VPBank chính thức triển khai trên toàn hệ thống 2 gói sản phẩm mới dành cho
khách hàng Doanh nghiệp: sản phẩm "Thấu chi doanh nghiệp" và sản phẩm "Tài trợ
Sinh viên thực hiện: Lưu Quang Tùng Lớp: QTKD Công nghiệp & Xây dựng
B
12
GVHD: TS. Nguyễn Thành Hiếu
dự án trọn gói". Nhờ đó tổng lượng huy động vốn mới tình tới tháng 10 năm nay đã
đạt tới 1,130,244 triệu đồng tăng so với năm 2009 là 25% .
5.2. Hoạt động tín dụng
Trong năm đầu thành lập năm 2007, dư nợ tín dụng của chi nhánh đạt
782,210 triệu đồng, con số này vượt lên trên nguồn vốn huy động là 303,787 triệu
đồng .Tuy nhiên, do được sự hỗ trợ của Hội sở thông qua hoạt động điều chuyển
vốn nên khả năng thanh khoản của VPBank-Chi nhánh Ngô Quyền vẫn được đảm
bảo. Xét trong toàn hệ thống ngân hàng VPBank thì năm 2007 tổng vốn huy động là
15,488 tỷ VND, dư nợ tín dụng là 13,323 tỷ VND. Như vậy, mặc dù Chi nhánh Ngô
Quyền cho vay vượt mức huy động nhưng không làm ảnh hưởng đến tính thanh
khoản của toàn hệ thống. Không những thế, hoạt động điều chuyển vốn còn giúp
cho ngân hàng đảm bảo tăng trưởng tín dụng. Tới năm 2008, trước những khó khăn
chung của hệ thống ngân hàng, dư nợ tín dụng giảm 150,316 triệu đồng còn
631,894 triệu đồng. Dư nợ giảm là do nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái. Năm
2009, tuy vẫn phải đối mặt với suy thoái kinh tế nhưng hoạt động tín dụng của
VPBank-Chi nhánh Ngô Quyền đã khởi sắc trở lại, dư nợ tín dụng tăng lên 781,605
triệu đồng, tương đương tăng 23.69% so với năm 2008. Và tiếp tục theo đà hồi phục
kinh tế cho tới 10 tháng đầu năm 2010 mà tổng dư nợ của chi nhánh đã lên tới
1,040,076 triệu đồng.Rõ ràng chi nhánh Ngô Quyền là một trong những chi nhánh
cấp I có doanh số hoạt động tín dụng cao trong hệ thống VPBank.
5.3. Hoạt động dịch vụ
Hoạt động dịch vụ của VPBank-Chi nhánh Ngô Quyền tăng trưởng đều đặn
với kết quả đáng ghi nhận. Năm 2007, doanh thu từ dịch vụ của Chi nhánh Ngô
Quyền đạt 3,700 triệu đồng; năm 2008 tăng lên 4,500 triệu đồng, tăng lên 21.62%
so với năm 2007. Năm 2009, doanh thu từ dịch vụ tiếp tục tăng lên 4,500 triệu
đồng, tăng 20% so với năm 2008 nhưng sang năm 2010 con số đố đã giảm xuống
còn 3,436 triệu đồng. Một trong những nguồn thu chủ yếu từ dịch vụ của Chi nhánh
Ngô Quyền là sản phẩm thẻ. Sản phẩm thẻ của VPBank khá đa dạng, phong phú và
phù hợp với từng nhóm khách hàng. Đó là thẻ ghi nợ nội địa Autolink, VPBank
Platinum EMV dành riêng cho doanh nhân thành đạt, VPBank MC
2
EMV
MasterCard dành riêng cho giới trẻ, sản phẩm thẻ thanh toán qua mạng VPBank
MasterCard E-card và sản phẩm thẻ ATM nhận diện dành riêng cho đối tượng là
sinh viên. (nguồn: www.vpb.com.vn )
Sinh viên thực hiện: Lưu Quang Tùng Lớp: QTKD Công nghiệp & Xây dựng
B
13
GVHD: TS. Nguyễn Thành Hiếu
5.4. Hoạt động thanh toán quốc tế
Hoạt động thanh toán quốc tế được triển khai ngay từ khi chi nhánh mới
được thành lập. Và hoạt động thanh toán quốc tế của VpBank chi nhánh Ngô Quyền
chủ yếu là mở L/C nhập khẩu. Tuy nhiên trong vài năm gần đây do ảnh hưởng của
quộc khủng hoảng tài chính thế giới nên hoạt động thương mai quốc tế suy giảm
trầm trọng. Do đó trị giá nhập khẩu L/C giảm. Năm 2007 con số đó là 10,465 nghìn
USD, năm 2008 giảm xuống còn 9,568 nghìn USD, năm 2009 tiếp tục giảm xuống
còn 8,468 nghìn USD. Phí dịch vụ cũng theo đó mà giảm qua các năm từ 2007 là
1,065 triệu đồng, năm 2008 , năm 2009 lần lượt là , 985 triệu đồng, 931 triệu đồng.
Nhưng tới năm 2010 một tín hiệu khả quan cho hoạt động này, là doanh số hoạt
động nhập khảu L/C đã tăng trở lại đạt tới con số 10,870USD.
5.5. Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh Ngô Quyền không ngừng tăng lên qua
các năm, cụ thể: năm 2007 là 8,372 triệu đồng; năm 2008 là 9,568 triệu đồng; năm
2009 là 10,517 triệu đồng, 10 tháng đầu năm 2010 con số đó lên tới 30,686 triệu
đồng. Năm 2009 lợi nhuận của chi nhánh tăng nhẹ, nhưng tới năm 2010 lợi nhuận
đã tăng lên đột biến. Có hiện tượng này bởi vì, trong năm 2009 chi nhánh phải trích
lập quỹ dự phòng rủi ro, tới năm 2010 thì được hoàn trả và khoản này được tính vào
lợi nhuận của chi nhánh .
Sinh viên thực hiện: Lưu Quang Tùng Lớp: QTKD Công nghiệp & Xây dựng
B
14
GVHD: TS. Nguyễn Thành Hiếu
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO
VAY CỦA VPBANK CHI NHÁNH NGÔ QUYỀN
1. Thực trạng hiệu quả cho vay với DNVVN tại VPbank chi nhánh Ngô
Quyền
Ngay từ khi thành lập, ngân hàng cổ phần thương mại Việt Nam thịnh vượng
– VPBank đã xác định chiến lược phát triển chung của toàn hệ thống là ngân hàng
bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Do dó một trong các hoạt động chủ yếu của ngân hàng
là cho các DNVVN vay vốn hỗ trợ sản xuất, giao dịch, thanh toán Và để đánh giá
tính hiệu quả của hoạt động cho vay với DNVVN của chi nhánh người ta thường
đánh giá trên cả hai khía cạnh về chất lượng và về số lượng.
1.1. Các chỉ tiêu đánh giá về lượng
1.1.1. Doanh số cho vay DNVVN
Doanh số cho vay đối với DNVVN là số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho
DNVVN thực hiện hoạt động của mình trong một khoảng thời gian nhất định. Có
thể thông qua chỉ tiêu này để xác định được sự thay đổi của quy mô tín dụng đối với
DNVVN hay xu hướng đầu tư cho vay của ngân hàng vào DNVVN đang mở rộng
hay thu hẹp, cũng như kết cấu doanh số cho vay với DNVVN . Và doanh số cho
vay đối với DNVVN của Chi nhánh Ngô Quyền giai đoạn 2007-2010 được thể hiện
qua bảng sau :
Bảng 2 : Tình hình doanh số cho vay đối với DNN&V tại VPBank-Chi nhánh
Ngô Quyền
( Đơn vị: Triệu đồng )
Chỉ tiêu Năm
2007
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số tuyệt
đối
So với
năm 2007
Số tuyệt
đối
So với năm
2008
Số tuyệt đối So với
năm 2009
Tổng doanh
số cho vay 1132,941 664,509 -41.35% 1259,114 89.48% 1694,232 16.27%
DNN&V 385,200 248,191 -35.57% 528,828 113.07% 806,245 52.45%
DN siêu nhỏ 55,647 59,806 7.47% 80,730 34.97% 90,125 11.6%
Cá nhân 566,471 283,413 -49.97% 566,602 99.92% 701,536 23.81%
Hộ gia đình 125,623 73,099 -41.81% 82,954 13.48% 96,326 16.12%
(Nguồn: Thuyết minh BCTC Chi nhánh Ngô Quyền )
Sinh viên thực hiện: Lưu Quang Tùng Lớp: QTKD Công nghiệp & Xây dựng
B
15
GVHD: TS. Nguyễn Thành Hiếu
Doanh số cho vay của ngân hàng Vpbank chi nhánh Ngô Quyền có sự biến
động trái chiều qua các năm: giảm năm 2008 và lại tăng lên năm 2009. Cùng với
đó, doanh số cho vay đối với DNVVN cũng tăng giảm theo sự biến động của
DSCV. Cụ thể:
Năm 2007- năm khai trương chi nhánh , tổng doanh số cho vay của chi
nhánh là 1132,941 triệu đồng, trong khi đó tổng vốn huy động của chi nhánh tại
thời điểm này mới chỉ là 303,787 triệu đồng. Lý giải cho điều này, đó là vì chi
nhánh có vòng quay vốn tín dụng nhanh và do Chi nhánh Ngô Quyền còn được
nhận sự hỗ trợ của Hội sở thông qua hoạt động điều chuyển vốn. Trong tổng doanh
số cho vay 1132,941 triệu đồng thì doanh số cho vay cá nhân là 556,471 triệu đồng
chiếm tỷ trọng cao nhất : 50%, tiếp theo là doanh số cho vay DNVVN chiếm tỷ
trọng 34%.
Tới năm 2008, năm mà cả nền kinh tế đất nước đang phải chịu những tác
động to lớn từ cuộc suy thoái kinh tế thể giới, tình hình lạm phát tăng cao ở Việt
Nam. Từ những ảnh hưởng của nó mà các ngân hàng trong đó có Vpbank đã phải
cạnh tranh gay gắt về tiền gửi để đảm bảo nguồn vốn và khả năng thanh khoản.
Thêm vào đó, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt tạo nên làn sóng chạy
đua lãi suất lãi suất càng gay gắt cũng khiến các DN không đủ tiềm lực để vay vốn.
Và cũng trong thời gian này hầu hết các NH đều thực hiện chính sách hạn chế tăng
trưởng tín dụng để đảm bảo an toàn vốn cho NH, vì vậy doanh số cho vay ra bị suy
giảm, tổng doanh số cho vay giảm 41.35% so với năm 2007 và doanh số cho vay
đối với DNN&V giảm 35.57% . Tuy nhiên tỷ trọng cho vay đối với DNVVN tăng
từ 34% lên 37.35%.
Nhưng tới năm 2009, tổng doanh số cho vay của chi nhánh đã tăng lên một
cách vượt bậc đạt 1259,114 triệu đồng. So với năm 2008 doanh số cho vay tăng
594,605 triệu đồng lên 1259,114 triệu đồng, tương đương 89.48% ; doanh số cho
vay đối với DNN&V tăng 280,637 triệu đồng lên 528,828 triệu đồng, tương đương
113.07%. Kết quả này cho thấy hoạt động tín dụng của VPBank đã bắt đầu khởi sắc
trở lại mặc dù phải đối mặt với suy thoái kinh tế. Có được kết quả như vậy phải kể
đến sự cố gắng của NH trong việc thực hiện các biện pháp để thực hiện mở rộng
cho vay đối với DNVVN . Dưới chính sách hỗ trợ cho vay của chính phủ trong
năm này nhằm phục hồi nền kinh tế sau khủng hoảng và tăng trưởng, NH đã đề ra 1
loạt các biện pháp để thu hút KH: đa dạng hóa hình thức cho vay, áp dụng chính
Sinh viên thực hiện: Lưu Quang Tùng Lớp: QTKD Công nghiệp & Xây dựng
B
16
GVHD: TS. Nguyễn Thành Hiếu
sách lãi suất linh hoạt, hỗ trợ lãi suất cho vay, chủ động tìm kiếm những DN mới
hoạt động kinh doanh hiệu quả, duy trì tốt mối quan hệ với DN truyền thống, nâng
hạn mức cho vay với DNVVN có quan hệ tín dụng với ngân hàng được đánh giá
tốt…
Sang tới năm 2010 với nhiều tín hiệu khởi sắc của nền kinh tế thế giới về
Việt Nam, gói kích cầu của chính phủ trong năm 2009 cũng bắt đầu phát huy hiệu
quả phần nào. Thêm vào đó năm nay gói kích cầu của chính phủ vẫn còn hiệu lực,
các ngân hàng vẫn đang tiếp túc cố gắng rải ngân cho vay với các DNVVN. Do đó
tổng doanh số cho vay của chi nhánh tăng một cách đáng kể 16.27%, trong đó tăng
đối với DNVVN là 52.45%. Điều này chứng tỏ, chi nhánh Vpbank vẫn tiếp tục xu
hướng tập trung vào thị trường DNVVN và cho vay tiêu dùng.
1.1.2. Tổng dư nợ đối với DNVVN
Dư nợ tín dụng DNVVN là số tiền mà ngân hàng hiện còn đang cho DN vay tại
một thời điểm nhất định ( hay lượng vốn mà DN còn nợ ngân hàng tại một thời điểm
cụ thể), được xác định bằng số dư cuối kỳ trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng.
Bảng 3 Tình hình dư nợ đối với DNVVN
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Năm 2010
(tới tháng 10 )
Số
tuyệt
đối
Tỷ
trọng
Số
tuyệt
đối
Tỷ
trọng
Số
tuyệt
đối
Tỷ
trọng
Số tuyệt
đối
Tỷ
trọng
Tổng dư nợ
782,210 100% 631,894 100% 781,605 100% 1,040,076 100%
Dư nợ đối
với DNVVN
121,947 15.59% 145,336 23% 206,684 26.44% 430,489 41.39%
(Nguồn: Thuyết minh BCTC Chi nhánh Ngô Quyền )
Như vậy qua bảng số liệu trên cho thấy, tỷ trọng dư nợ đối với DNVVN/
tổng dư nợ qua các năm đều tăng, năm 2007 tỷ lệ này mới chỉ là 15,59% nhưng tới
năm 2008 tăng lên 23%, và tiếp tực tăng trong các năm về sau tới năm 2010 chỉ số
này đã tăng tới 41,39% .Điều này chứng tỏ ngân hàng đang hướng sự tập trung hơn
về phía các DNVVN. Điều này hoàn toàn phụ hợp với định hướng chiến lược của
ngân hàng đã đưa ra .
Sinh viên thực hiện: Lưu Quang Tùng Lớp: QTKD Công nghiệp & Xây dựng
B
17
GVHD: TS. Nguyễn Thành Hiếu
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá về chất lượng
1.2.1. Tỷ lệ nợ xấu đối với DNN&V trên tổng dư nợ DNN&V
Nợ quá hạn là biểu hiện không lành mạnh của khoản vay, chứa đựng nguy cơ
rủi ro của ngân hàng do khách hàng gây ra. Các khoản nợ quá hạn làm kéo dài thời
hạn tín dụng, làm thay đổi kế hoạch tài trợ, kinh doanh của ngân hàng, mặt khác có
thể dẫn tới nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán của ngân hàng. Đây là một
trong những chi tiểu quan trọng để xác định được tính hiệu quả của hoạt động cho
vay với DNVVN của VPbank. Chỉ tiêu này được phản ánh qua bảng sau.
Bảng 4: Tình hình dư nợ đối với DNN&V theo chất lượng tín dụng
của VPBank-Chi nhánh Ngô Quyền
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ
tiêu
2007 2008 2009 2010
Số tuyệt
đối
Tỷ
trọng
Số tuyệt
đối
Tỷ
trọng
Số
tuyệt
đối
Tỷ
trọng
Số tuyệt
đối
Tỷ
trọng
Tổng dư nợ
với DNVVN
121,947 100% 145,336 100% 206,684 100% 430,489 100%
Nợ nhóm I
121,020 99.24% 130,466 89.77% 176,824 85.55% 406,510 94.43%
Nợ nhóm II
868 0.71% 9,951 6.87% 4,000 2.94% 12,957 3.01%
Nợ xấu
(nhóm III-V)
59 0.05% 4,919 1.46% 25,860 12.51% 11,020 2.56%
(Nguồn: Thuyết minh BCTC Chi nhánh Ngô Quyền )
Mới chỉ nhìn sơ lược vào bảng trên, ta đã nhận thấy tình hình nợ xấu của
ngân hàng vẫn luôn trong trạng thái an toàn chỉ riêng năm 2009 là con số đó tăng
lên một cách đột biến. Bắt đầu năm 2007, tổng dư nợ với DNVVN là 121.947 triệu
đồng, nợ nhóm I là 121,020 triệu đồng chiếm tỷ trọng 99.24%; nợ nhóm II là 868
triệu đồng chiếm tỷ trọng 0.71%; nợ xấu là 59 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0.05%.
0.05% đây là một tỷ lệ khá an toàn cho ngân hàng. Điều đáng chú ý năm 2007 là
mốt năm nở rộ dịch vụ ngân hàng, các ngân hàng đua nhau mở thêm chi nhánh
mới,các ngân hàng cạnh tranh nhau khá gay gắt, việc chi nhánh đạt được những con
số khả quan đã là một kết quả khích lệ cho cả hệ thống ngân hàng.
Sinh viên thực hiện: Lưu Quang Tùng Lớp: QTKD Công nghiệp & Xây dựng
B
18
GVHD: TS. Nguyễn Thành Hiếu
Tới năm 2008, tỷ lệ về nợ xấu của chi nhánh có dấu hiệu tăng lên, tổng dư
nợ với DNVVN của Chi nhánh Ngô Quyền là 145,336 triệu đồng trong đó có
130,466 triệu đồng nợ nhóm I chiếm tỷ trọng 89.77%, nợ nhóm II là 9,951 triệu
đồng chiếm tỷ trọng 6.87%, nợ nhóm III là 4,919 triệu đồng chiếm tỷ trọng 1.46%.
Điều này chủ yếu là do tinh hình nên kinh tế thế giới và Việt Nam đang trong tình
trạng suy thoái tác động trực tiếp tới cái DNVVN, các DN này phải đương đầu với
không ít khó khăn, từ việc thi trường thế giới bị thu hẹp do lạm phát của Việt Nam
tăng cao ảnh hưởng tới tỷ giá của đồng Việt Nam, tới việc khan hiếm nguồn vốn,
trong năm này việc tiếp cận các nguồn vốn của DNVVN nhỏ cũng bị ảnh hưởng
trực tiếp bới chính sách thắt chặt tìn dụng của ngân hàng nhà nước.Đã rất nhiều
doanh nghiệp phải lao đao, tình hình hoạt động kinh doanh bắt đầu xuống dốc. Tuy
vậy, với tỷ lệ nợ xấu là 1,46% thực sự đây là một con số so với các ngân hàng khác
lúc bấy giờ vẫn là một con số khá là an toàn. Đạt được con số này một phần là nhờ
đội ngũ quản trị của Vpbank đã linh động sáng suốt trong việc gia hạn và cơ cấu nợ
cho các DNVVN. Nhưng điều này chỉ có thế có tác dụng trong ngắn hạn. Thực tế là
cho thấy tới năm 2009, tỷ lệ nợ xấu này đã tăng lên một cách đột biến lên tới
12.51%. Đây chính là hệ quả khi mà ban quản trị của VPbank đã ra quyết định hạn
chế việc gia hạn và cơ cấu lại nợ. Vì thế mà trong năm 2009 tổng dư nợ đối với
DNVVN của VPBank-Chi nhánh Ngô Quyền là 206,684 triệu đồng. Trong đó, nợ
nhóm I là 176,824 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 85.55%; nợ nhóm II là 4,000 triệu
đồng, chiếm tỷ trọng 2.94%; nợ xấu là 25,860 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 12.51% . .
Nợ xấu đối với DNVVN cao là một trong những nguyên nhân chính làm cho tỷ lệ
nợ xấu của toàn Chi nhánh tăng lên 3.61%. Năm 2010 khi mà nền kinh tế thế giới
có dấu hiệu ấm lên và cũng trong năm nay chính phủ tiếp thực hiện gói kích cầu trợ
giúp cho các DNVVN,các gói kích cầu từ năm 2009 này đã phát huy được tác dụng
giúp cho các DN có thế hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Và một tín hiệu vui đó
là việc nợ xấu của chi nhánh đã giảm xuống chỉ còn 2.56 % nhỏ hơn 3%
Như vậy nhìn lại gần bốn năm hoạt động cho thấy tỷ lệ mất vốn của ngân hàng
với DNVVN luôn đi theo chiếu hướng tăng cao, điều này sẽ gây cho NH không ít khó
khăn, NH nên có các biện pháp đề khắc phục tình trạng này.
Sinh viên thực hiện: Lưu Quang Tùng Lớp: QTKD Công nghiệp & Xây dựng
B
19
GVHD: TS. Nguyễn Thành Hiếu
1.2.2. Lợi nhuận
Lợi nhuận là mục tiêu lớn nhất mà các NH hướng tới. Vì thế, ngoài những
chỉ tiêu đã nêu trên, để đánh giá chất lượng tín dụng còn có thể xem xét đến mức
sinh lới của đồng vốn thông qua chỉ tiêu mức sinh lời và tỷ lệ lợi nhuận của hoạt
động tín dụng đối với DNVVN.
Bảng 1.2.2: Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại
VPBank-Chi nhánh Ngô Quyền
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010
Lợi nhuận từ tín dụng đối với DNVVN 5,400 4,800 8,100 15.686
Tổng dư nợ tín dụng đối với DNVVN 121,020 130,466 206,684 430,489
Tổng lợi nhuận từ tín dụng 17,779 14,334 21,500 30,686
Lợi nhuận từ tín dụng đối với DNVVN/
Tổng dư nợ tín dụng đối với DNN&V
4.46% 3.68% 3.92% 3.64%
Lợi nhuận từ tín dụng đối với DNVVN/
Tổng lợi nhuận từ tín dụng
30.37% 33.49% 37.67% 51.11%
(Nguồn: Thuyết minh BCTC Chi nhánh Ngô Quyền )
Lợi nhuận từ tín dụng đối với DNVVN / Tổng dư nợ tín dụng đối với
DNN&V cho biết một đồng dư nợ tín dụng đối với DNVVN mang lại bao nhiêu
đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này biến động qua các năm lần lượt là năm 2007: 4.46% ;
năm 2008: 3.68% ; năm 2009: 3.92%.năm 2010 : 3.64%
Năm 2007, một đồng dư nợ đối với DNVVN mang lại 0.0446 đồng lợi
nhuận. Lợi nhuận từ tín dụng đối với DNVVN chiếm 30.37% tổng lợi nhuận từ tín
dụng. Trong tổng dư nợ đối với DNVVN chỉ có 0.05% là nợ xấu. Những con số
này chứng tỏ năm 2007 chất lượng tín dụng đối với DNVVN là rất tốt. Sang năm
2008 lợi nhuận do một đồng dư nợ đối với DNVVN mang lại giảm còn 0.0368
đồng, tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ đối với DNVVN tăng lên 1.46%. Nguyên nhân
là do lãi suất huy động trong năm 2008 tăng cao trong khi lãi suất cho vay bị khống
chế bởi trần lãi suất. Hơn nữa, nền kinh tế năm 2008 rơi vào tình trạng suy thoái
nên nhiều DNVVN không tiêu thụ được hàng hóa, không trả được nợ khiến cho tỷ
trọng nợ xấu tăng lên. Tuy nhiên, trong năm 2008 đóng góp của lợi nhuận từ tín
dụng đối với DNVVN vào tổng lợi nhuận từ tín dụng vẫn tăng 3.12% so với năm
2007,từ 30.37% lên 33.49%.
Sinh viên thực hiện: Lưu Quang Tùng Lớp: QTKD Công nghiệp & Xây dựng
B
20
GVHD: TS. Nguyễn Thành Hiếu
Năm 2009, lợi nhuận từ tín dụng đối với DNN&V tăng 3,300 triệu đồng lên
8,100 triệu đồng ;dư nợ tín dụng đối với DNN&V tăng 76,218 triệu đồng so với
năm 2008, tăng lên 206,684 triệu đồng nên Lợi nhuận từ tín dụng đối với DNN&V/
Tổng dư nợ đối với DNN&V tăng lên 3.92%, tăng 1.24% so với năm 2008. Năm
2009, đóng góp của lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đối với DNN&V tăng 4.18% so
với năm 2008, tăng lên 37.67% và trong 10 tháng đầu năm 2010 tỷ lệ đó tiếp tục
tăng 13.44% so với năm 2009 tăng lên 51.11% . Tất cả các con số trên đều chứng tỏ
chất lượng cho vay đối với DNVVN luôn được đảm bảo.
2. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả cho vay tại chi nhánh Vpbank
Ngô Quyền
2.1. Các nhân tố khách quan
2.1.1. Môi trường kinh tế
Hoạt động ngân hàng rất dễ nhạy cảm với mỗi sự thay đổi của nền kinh tế.
Khi nền kinh tế tăng trưởng, các ngân hàng cũng có xu hướng tăng trưởng theo và
ngược lại. Các nhân tố ảnh hưởng tới môi trường kinh tế là chu kì kinh tế, tỷ lệ lạm
phát, mức độ ổn định của giá cả, lãi suất, tình trạng thất nghiệp….Theo ông Trịnh
Quốc Cường trường phòng tín dụng của phòng giao dịch Hoàn Kiếm trực thuộc chi
nhánh cập 1 Vpbank Ngô Quyền. Những nhân tố này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới
hiệu quả cho vay của ngân hàng Vpbank chi nhánh Ngô Quyền. Nền kinh tế tăng
trưởng ổn định đi lên sẽ tạo điều kiện thúc đẩy các DNVVN mở rộng sản xuất, kích
thích nhu cầu tín dụng. Sản xuất phát triển là cơ hội để các ngân hàng mở rộng hoạt
động cho vay, nâng cao chất lượng các khoản vay, thu hồi nợ thuận lợi. Còn nền
kinh tế suy thoái, lạm phát tăng cao, lãi suất biến động khó lường… sẽ làm giảm
nhu cầu đầu tư, các DNVVN do năng lực tài chính thấp sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề,
nhiều DN kinh doanh thua lỗ, phá sản, nhu cầu vay vốn sẽ giảm mạnh, quy mô tín
dụng bị thu hẹp, ngân hàng gặp phải rủi ro lớn do khả năng mất vốn lớn. Ông còn
giải thích cụ thể ảnh hưởng của nhân tố này tới hiệu quả cho vay của ngân hàng. Ví
dụ về tỷ lệ lạm phát, nhân tố này sẽ ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của chi
nhánh, do lạm phát tăng cao việc huy động vốn của ngân hàng sẽ gặp nhiều khó
khăn. Để huy động được vốn hoặc không để vốn từ ngân hàng mình chạy sang ngân
Sinh viên thực hiện: Lưu Quang Tùng Lớp: QTKD Công nghiệp & Xây dựng
B
21
GVHD: TS. Nguyễn Thành Hiếu
hàng khác, ngân hàng phải tăng lãi suất huy động vốn sát với tình hình diễn biến thị
trường vốn. Một cuộc chạy đua lãi suất huy động sẽ diễn ra, nó sẽ luôn tạo ra mặt
bằng lãi suất mới, rồi các ngân hàng tiếp tục cạnh trạnh đẩy mặt bằng lãi suất này
lên. Mặt khác do lãi suất huy động tăng cao kéo theo lãi suất cho vay cũng tăng
theo, điều này làm xấu đi môi trường đâu tư của ngân hàng. Như vậy lạm phát tăng
cao sẽ làm suy yếu, thậm chí phá vỡ thị trường vốn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động
của ngân hàng nói chung .
Và thực tế đã chứng minh như vậy, như phần trên đã nói, quy mô tìn dụng
của chi nhánh đã bị ảnh hưởng một cách rõ ràng khi nên kinh tế thay đổi. Hãy xem
năm 2008 ( xem bảng 1.1.1 trang 15), khủng hoảng kinh tế thế giới, lạm phát ở Việt
Nam, và kết quả là tổng doanh số cho vay giảm 41.35% so với năm 2007 và doanh
số cho vay đối với DNVVN giảm 35.57% , sang năm 2009 sau khi thực hiện một
vài biện pháp kích cầu, nền kinh tế bắt đầu phục hồi và tất nhiền điều nay thể hiện
ngay trên những con số của chi nhánh Ngô Quyền, năm đó doanh số cho vay đối
với DNVVN tăng 280,637 triệu đồng lên 528,828 triệu đồng, tương đương
113.07%.
2.1.2. Môi trường chính trị -pháp luật
Cũng trong cuộc phỏng vấn với ông Trịnh Quốc Cường, ông còn cho biết
thêm một nhân tố khách quan khác cũng có ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng
đó là môi trường chính trị. Môi trường chính trị có tác động vô cùng lớn trong mọi
kinh doanh, đặc biệt đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Môi
trường chính trị có ổn định thì các DN mới an tâm bỏ vốn vào thị trường, mở rộng
đầu tư. Từ đó sẽ phát sinh nhu cầu vay vốn và tín dụng ngân hàng chính là nguồn
tài trợ vốn có hiệu quả. Ngược lại, nếu chính trị bất ổn thì nhu cầu tín dụng sẽ giảm
làm ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của ngân hàng.Vì cũng là một ngân hàng
thương mại nên Vpbank cũng không thể tránh khỏi sự ảnh hưởng này. Nhất là mục
tiêu của Vpbank là thị trường bán lẻ, tập trung thị trường cho vay đối với người tiêu
dùng và các DNVVN . Cho nên các chính sách, công cụ điều tiết của chính phủ như
chính sách tài khóa, chính sách thu nhập, chính sách tiền tệ sẽ tác động trực tiếp và
khá rõ ràng tới ngân hàng. Đặc biệt chính sách tiền tệ, chúng ta có thể thấy rõ biểu
hiện của nó, năm 2009 khi mà chính phủ đưa ra gói kích cầu, ữu đãi vốn vay cho
Sinh viên thực hiện: Lưu Quang Tùng Lớp: QTKD Công nghiệp & Xây dựng
B
22
GVHD: TS. Nguyễn Thành Hiếu
cái DNVVN, hỗ trợ lãi suất tới tận 4% cho các doanh nghiệp này, kết quả cả tổng
doanh số cho vay, và doanh số cho vay với DNVVN đều tăng mạnh 89.48% và
113,07% . Rõ ràng chính sách của nhà nước là một nhân tố vô cùng quan trọng ảnh
hưởng tới hiệu quả cho vay đối với DNVVN tại Vpbank.
Một nhân tố nữa cũng không kém phần quan trọng đó chính là môi trường
pháp lý. Không chỉ ngân hàng mà tất cả các doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng ít hay
nhiều bởi nhân tố này. Môi trường pháp lý được hiểu là hệ thống luật mà nhà nước
đã ban hành.Nhân tố này vừa ảnh hưởng trực tiếp vừa ảnh hưởng gián tiếp tới hoạt
đông của ngân hàng.Ông Cường có giải thích rằng trong nền kinh tế thị trường có
sự điều tiết của nhà nước, pháp luật có vai trò quan trọng, là một hàng rào pháp lý
tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi, bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của các chủ thể kinh tế, nhà nước, cá nhân, công dân và bắt buộc các chủ thể
phải tuân theo. Các tố chức cá nhân đều phải chịu sự tác động của nó, ngân hàng
cũng vậy. Mặt khác, đối với các DN, người tiêu dùng là khách hàng của chi nhánh
cũng chịu tác động của pháp luật, vì thế nhân tố này cũng tác động một cách gián
tiếp tới hoạt động của chi nhánh . Cụ thể hơn, ông có nêu ra một số điều luật có ảnh
hưởng trực tiếp tới hiệu quả cho vay đối với DNVVN của chi nhánh như quy định
về tỷ lệ an toàn vốn tối thiếu, quy định tỷ lệ cấp tín dụng trên tổng mức huy động,
quy định về trích lập dự phòng rủi ro…
2.1.3. Nhân tố từ phía khách hàng DNVVN
Ngân hàng cho doanh nghiệp vay, và việc sử dụng đồng vốn đó có hiệu quả
hay không lại phụ thuộc chủ yếu vào bản thân doanh nghiệp đi vay. Do đó các nhân
tố từ phía khách hàng DNVVN cũng có ảnh hưởng tới hiệu quả cho vay của chi
nhánh. Sau đây là một số nhân tố chủ yếu :
* Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp:
Trên cơ sở nhận định một cách khách quan, chính xác khả năng phát triển
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thị hiếu của người tiêu dùng đối với sản
phẩm của doanh nghiệp cùng với những yếu tố thuận lợi, khó khăn của môi trường
kinh doanh của doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ quyết định kế hoạch, chiến lược,
mở rộng thu hẹp hay ổn định sản xuất. Từ đó, doanh nghiệp xây dựng các kế hoạch
Sinh viên thực hiện: Lưu Quang Tùng Lớp: QTKD Công nghiệp & Xây dựng
B
23
GVHD: TS. Nguyễn Thành Hiếu
cụ thể về sản xuất và tiêu thụ. Việc xây dựng các kế hoạch kinh doanh đúng đắn
quyết định đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp.
* Khả năng tài chính của doanh nghiệp
Có nhiều nhóm chỉ tiêu khác nhau biểu hiện tình hình tài chính, khả năng
độc lập tài chính của doanh nghiệp như nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán,
nhóm chỉ tiêu hoạt động, nhóm chỉ tiêu cơ cấu vốn, nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận.
Ngoài ra, khi xem xét về tình hình tài chính, ngân hàng còn quan tâm đến luồng tiền
vào, luồng tiền ra, dự trữ ngân quỹ, v.v Khả năng tài chính tốt là điều kiện để
doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư mua sắm thiết bị tiên tiến,
sản xuất sản phẩm có chất lượng cao, chiếm lĩnh thị trường và đem lại lợi nhuận
lớn, hoạt động tốt là điều kiện để doanh nghiệp trả nợ cho ngân hàng.
* Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức công tác tiêu thụ sản
phẩm của doanh nghiệp
Hiện nay, các doanh nghiệp không chỉ kinh doanh bó hẹp trong một phạm vi
nhỏ, số lượng mặt hàng ít mà họ thường kinh doanh đa dạng các mặt hàng, mở rộng
mạng lưới tiêu thụ ra nhiều khu vực lãnh thổ, từ các tỉnh thành phố trong nước ra
các nước trong khu vực và thế giới. Sự hình thành mạng lưới hoạt động phức tạp
như thế đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự tổ chức sản xuất và tiêu thụ hợp lý. Tổ
chức tốt việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là yếu tố giúp quá trình tái sản xuất diễn
ra được thông suốt, nhanh chóng, tăng khả năng quay vòng vốn, tiết kiệm chi phí và
tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là sự đảm
bảo cho ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng
2.2. Các nhân tố chủ quan
Đây là các nhân tố thuộc về bản thân của ngân hàng, nội tại của ngân hàng
mà có liên quan tới hoạt động và phát triển của ngân hàng, đặc biết có liên quan tới
hiệu quả cho vay đối với DDVVN tại chi nhánh VPbank Ngô Quyền. Thông qua
một cuộc khảo sát điều tra thực tế tại chi nhánh,tôi đã sử dụng kết quả bảng hỏi của
35 nhân viên ngân hàng( Bảng 1 trang 50 ) ,từ đó dựa vào câu trả lời của nhân viên
trong chi nhánh mà chúng ta có thể thấy trong các nhân tố chủ quan thì có 5 nhân tố
Sinh viên thực hiện: Lưu Quang Tùng Lớp: QTKD Công nghiệp & Xây dựng
B
24
GVHD: TS. Nguyễn Thành Hiếu
chính tác động tới hiệu quả cho vay của chi nhánh : chính sách tín dụng, quy trình
tín dụng, cơ cấu tổ chức ngân hàng, trình độ nhân viên và kiểm soát nội bộ
2.2.1. Chính sách tín dụng
Bảng 2.2.1: Bảng thông kê kết quả điều tra
câu hỏi câu trả lời số người trả lời tỷ lệ
1) Chính sách tín dụng có
ảnh hưởng tới hiệu quả
cho vay của ngân hàng
Hoàn toàn phản đối 0 0
Phản đối 2 5.714285714
Bình thường 6 17.14285714
Đồng ý 20 57.14285714
Hoàn toàn đồng ý 7 20
Từ bảng thống kê kết quả trên, ta có thể thấy số người lựa chọn câu trả lời
đồng ý cho câu hỏi này là 20 người trên tổng số 35 người, chiếm tỷ lệ 57,14 %, số
người lựa chọn câu trả lời “ hoàn toàn đồng ý “ là 7 người chiếm tỷ lệ 20% , như
vậy tỷ lệ khẳng định chính sách tín dụng có ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động cho
vay của ngân hàng là 77.14 %. Từ đây ta có thể khẳng định một điều, chắc chắn
chính sách tín dụng có ảnh hưởng tới hiệu quả cho vay của chi nhánh. Vậy nó ảnh
hưởng như thế nào ? Trước hết, chính sách tín dụng là đường lối, là chủ trương đảm
bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp
tín dụng. chính sách tín dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, tính chất các khoản
tín dụng cũng như định hướng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Việc đưa ra một
chính sách tín dụng hợp lý không những giúp ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn, mà
còn góp phần nâng cao chất lượng cho vay của ngân hàng. Một chính sách tín dụng
không hợp lý thì việc đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu sẽ dễ khiến cho ngân hàng
rơi vào tình trạng rủi ro tín dụng do nới lỏng các điều kiện cho vay, dẫn đến việc
ngân hàng cho vay các khách hàng không đủ uy tín hay khả năng tài chính yếu kém,
dẫn đến nguy cơ mất vốn cho ngân hàng. Có thể nhìn thấy được nhờ việc chính sách
tín dụng của Vpbank luôn thay đổi nhịp nhàng theo từng giai đoạn cụ thể.
Có thể thấy một thực tế năm 2008 khi mà nên kinh tế thế giới đang khủng
hoảng, kinh tế Việt Nam thì lạm phát tăng cao. Điều này mang đến nhiều khó khăn
bất lợi cho chi nhánh, nguồn vốn cho vay bị hạn chế, rủi ro khi cho vay cũng tăng
cao, chi nhánh không thể nới nỏng tín dụng, thay vào đó một chính sách tín dụng
Sinh viên thực hiện: Lưu Quang Tùng Lớp: QTKD Công nghiệp & Xây dựng
B
25