Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Việt nam có nên có những biện pháp nghiêm khắc và tức thời để giảm tốc độ tăng dân số nhằm áp dụng mô hình dân số già với nguồn cung chất lượng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.14 KB, 23 trang )

Đề tài: Việt Nam có nên có những biện pháp nghiêm khắc và tức thời để giảm
tốc độ tăng dân số nhằm áp dụng mô hình dân số già với nguồn cung chất lượng
cao.
I- Giới thiệu về mô hình dân số già với nguồn cung lao động chất lượng cao
của các nước phát triển, so sánh với Việt Nam.
1.Khái niệm, đặc điểm của dân số già, mô hình dân số già.
Dân số là đại lượng tuyệt đối con người trong một đơn vị hành chính,một quốc
gia hay tổng số người trên trái đất.
Dân số được chia thành 3 nhóm tuổi:
-Nhóm dưới độ tuổi lao động : 0-14 tuổi.
-Nhóm tuổi lao động: 15-59 tuổi (hoặc 64 tuổi).
-Nhóm trên tuổi lao động: 60 tuổi (hoặc 65 tuổi trở lên).
Phân biệt nước có dân số trẻ với nước có dân số già bằng bảng:
Nhóm tuổi Dân số già (%) Dân số trẻ (%)
0-14 <25 >35
15-59 60 55
60 trở lên >15 <10
Dân số già là dân số của một quốc gia hay lãnh thổ được đánh giá theo tỷ lệ dân
số từ 0-14 tuổi chiếm dưới 25%, tuổi từ 15-59 tuổi chiếm 60%,còn trên 60 tuổi
chiếm dưới 10% trong cơ cấu dân số của một quốc gia. Do vậy số người trong
độ tuổi lao động tăng và sẽ tăng rất nhanh, được thể hiện qua tháp dân số của
quốc gia đó.
Đặc điểm dân số già:
+ Dân số già chia làm 2 giai đoạn: tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên đạt 10% thì
gọi là dân số đang già và tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên đạt 20% thì là dân số đã
già.
+ Số người trong độ tuổi lao động chiếm đa phần.
+ Hình tháp dân số có độ lồi ở giữa và hai đầu thì lõm vào.
+ Trước mắt có nguồn lực dồi dào nhưng trong tương lai có nguy cơ thiếu hụt.
+ Dân số già đa phần là ở các nước phát triển như: Nhật Bản, Anh, Pháp
+ Tỷ lệ thất nghiệp ở các nước có dân số già là rất thấp.


Các nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ : Việt Nam, Ấn Độ, Bôt-xoa-na,

Các nước phát triển có cơ cấu dân số già: Pháp , Mỹ, Nhật Bản, Anh,…
2.Thế nào là nguồn cung lao động ? Khác nhau giữa nguồn cung lao động
và nguồn cung lao động chất lượng cao.
Cung lao động là tổng số lao động đang tham gia và sẵn sàng tham gia vào thị
trường lao động ở những thời điểm nhất định (thời điểm xem xét).
Cung thực tế về lao động : Cung thực tế về lao động bao gồm những người lao
động đang làm việc cộng với những người thất nghiệp.
Lao động chất lượng cao: là lực lượng lao động có học vấn, có trình độ
chuyên môn cao và nhất là có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi
nhanh chóng của công nghệ sản xuất.
Chất lượng lao động được đánh giá thông qua các chỉ tiêu:
+ Chỉ tiêu về thể lực lao động (phản ánh tình trạng sức khỏe, khả năng
lao động.
+ Chỉ tiêu đánh giá về nhân cách( đạo đức, lối sống tác phong)
+ Chỉ tiêu đánh giá về tính năng động xã hội của lao động ( khả năng làm
việc, khả năng cạnh tranh, khả năng tích ứng trong công việc).
Bảng so sánh lao động Việt Nam và lao động nước phát triển
( Vd: Nhật Bản)
Các chỉ tiêu so sánh Nhật Bản Việt Nam
Tổng dân số và lực lượng
lao động
-Năm 2010 tổng dân số:
127,078,679 người trong
đó lực lượng lao động là
81721310, chiếm tỷ lệ
64,3% dân số.
- Năm 2010 tổng dân
số: gần 86 triệu

người.có 77,3% người
từ 15 tuổi trở lên tham
gia lực lượng lao động,
trong đó khu vực thành
thị là 69,4%; khu vực
nông thôn 80,8%.
Tháp dân số
- Tháp dân số ở
Nhật Bản có số người ở
dưới độ tuổi lao động
chiếm tỷ lệ thấp, số
người trên độ tuổi lao
động chiếm tỷ lệ cao
đây là tháp dân số già.
-Tháp dân số của
Việt Nam có số người
trong độ tuổi lao động
là lớn nhất tháp dân
số của việt Nam là tháp
hình chuông
- Số người từ
014 tuổi ở nam là: gần
9 triệu người, ở nữ là:
gần 9 triệu người
-Số người từ
014 tuổi ở nam là:
gần 12 triệu người, ở nữ
là: gần 12 triệu người
 Số người từ 0 >14 tuổi của nhật bản
thấp hơn của Việt Nam

- Số người trong độ tuổi
15 29 tuổi cũng chiếm
tỷ lệ cao nhưng so với
việt nam thì tỷ lệ này
- số người từ 15 29
tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất
trong tổng dân số.
thấp hơn.
- Chiếm tỷ lệ cao nhất
trong độ tuổi lao động
của Nhật bản là độ tuổi
từ: 35 39 tuổi
- Chiếm tỷ lệ cao nhất
trong độ tuổi lao động
của người Việt Nam là:
15 29
- Chiếm tỷ lệ cao nhất
trong độ tuổi nghỉ hưu ở
Nhật Bản là từ 60 64
tuổi nhưng bên cạnh đó
những người nghỉ hưu ở
các mức tuổi khác như từ
65 tuổi trở lên thì chiếm
tỷ lệ cao hơn Việt Nam
rất nhiều Điều này
cũng cho ta kết luận rằng
tuổi thọ trung bình của
người Nhật cao hơn Việt
Nam.
-Chiếm tỷ lệ cao nhất

trong độ tuổi nghỉ hưu ở
Việt Nam là từ 60 64
tuổi.
- Nhìn vào biểu đồ ta có
thể thấy được là nếu tiếp
tục duy trì mô hình dân
số già xu hướng trong
vòng 15-30 năm nữa
Nhật Bản sẽ rơi vào tình
trạng là thiếu lực lượng
lao động trầm trọng.
-Nhìn vào biểu đồ ta có
thể thấy được Đây là
thời kỳ dân số vàng của
Việt Nam, nếu tiếp tục
duy trì mô hình dân số
tháp hình chuông này
thì trong vòng 15-30
năm nữa Việt Nam sẽ
luôn có được nguồn lao
động dồi dào.
Chất lượng lao động - Nhật Bản là một nước
phát triển nên họ có mức
- Việt Nam là một nước
đang phát triển nên mức
sống cao.
- Lao động Nhật Bản rất
linh hoạt và được đào tạo
chuyên nghiệp.cần cù
chịu khó là việc hết mình

trong công việc.
- Lao động Nhật Bản có
tới 1/3 lao động làm việc
trong ngành cơ khí, tỷ lệ
làm việc ở ngành nông
nghiệp là rất thấp.
- Ý thức lao động của
người nhật bản rất cao họ
rất tích kiệm thời gian, ý
thức lao động kỷ luật tốt,
có tác phong công
nghiệp.
- Tỷ lệ lao động được
đào tạo chuyên môn
chiếm tỷ lệ cao,người
nhật bản sau khi được
đào tạo qua các trường
Đại học, Cao Đẳng… họ
có thể làm việc được
ngay, nhưng đối với
sống của người dân vẫn
đang ở mức thấp.
- Lao động việt Nam chỉ
1 bộ phận được đào tạo
chuyên nghiệp và có
chất lượng cao còn lại
thì là lao động có trình
độ thấp.
-Lao động chủ yếu là
lao động trong lĩnh vực

nông nghiệp chiếm
khoảng 53.9% lực
lượng lao động nhưng
mang lại thu nhập thấp
còn lại làm việc trong
lĩnh vực dịch vụ và
công nghiệp.
- Ý thức lao động chưa
cao, thiếu tác phong
công nghiệp.
-Tỷ lệ lao động được
đào tạo không đáp ứng
được yêu cầu của nhà
tuyên dụng và phải đào
tạo lại hoặc làm việc
không đúng ngành nghề
chiếm tỷ lệ cao.
người việt Nam thì phải
tiếp tục đào tạo thêm thì
mới có thể làm được
việc.
3. Thế nào là nước phát triển? Mô hình dân số già ở các nước phát
triển như thế nào?
Ở những nước công nghiệp hiện nay, mức thu nhập bình quân đầu người
thường cao so với những nước nông nghiệp. Điều này khiến nhiều nước nông
nghiệp trên thế giới muốn thực hiện công nghiệp hóa, tức là phát triển công
nghiệp có tỉ trọng cao hơn so với các ngành khác. Các nước công nghiệp cũng
thường có Chỉ số phát triển con người (HDI) thuộc vào loại cao, và các quốc gia
này còn hay được nhắc tới là các nước phát triển, nước tiên tiến, hay các nước
thuộc Thế giới thứ nhất .

Châu lục Tên quốc gia
GDP bình quân đầu người
(2006)
HDI
(2004)
Châu Mỹ
Bermuda ( Anh)
69.900 0,912
Canada
28.494 0,950
Hoa Kỳ
43.444 0,948
Châu Á
Hồng Kông
38.127 0,927
Israel
30.464 0,927
Nhật Bản
32.647 0,949
Singapore
52.867 0,916
Hàn Quốc
27.226 0,912
Đài Loan
N/A 0,925
(World Economic Outlook của IMF, bản tháng 9 năm 2006)
NHẬT BẢN
Tháp dân số của Nhật Bản:
4. Ưu nhược điểm của mỗi mô hình dân số?Việt Nam nên lựa chọn mô hình
nào để đảm bảo phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn hiện nay.

 Ưu điểm:
Mô hình dân số trẻ:
-Nguồn lao động dồi dào.
-Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Việc sử dụng lực lượng lao động trẻ để gia tăng khả năng sản xuất.
-Tính bền cao. Đất nước sẽ không thiếu nhân lực lao động cả trong hiện tại mà
cả trong tương lai;
-Dân số trẻ sẽ thu hút các nhà đầu tư có vốn đầu tư trong nước hoặc sẽ xuất
khẩu lao động sang các nước có nhu cầu cần lao động.
Mô hình dân số già:
- Số người dưới tuổi lao động ít. Như vậy người trong độ tuổi lao động sẽ có
điều kiện nuôi con cái và chăm sóc tốt nhất cho con cái. Người dưới độ tuôi lao
động cũng sẽ nhận được sư chăm sóc và nhiều chính sách ưu đãi của nhà nước.
- Có nguồn lao động hiện tại và trong tương lai với chất lượng tốt.
-Dân số Nhật không tăng nhanh giúp cho việc quản lý con người được bớt khó
khăn, hạn chế các vấn đề xã hội.
-Trước mắt có nguồn lao động dồi dào.
 Nhược điểm:
Mô hình dân số già:
Mặc dù già hoá dân số tượng trưng cho thành công về các thành tựu kinh tế, xã
hội, y tế và kiểm soát bệnh tật nhưng nó cũng đồng thời cho thấy những thách
thức lớn:
Phúc lợi xã hội lớn.
Các chính phủ sẽ ngày càng phải chịu sức ép không chỉ là việc đặt ra các cơ chế
mới nhằm giải quyết những vấn đề đang nổi lên từ việc già hoá dân số mà còn
phải đảm bảo khả năng tồn tại lâu dài của các chương trình phúc lợi xã hội,
đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực lên nền kinh tế. Tính chất nghiêm
trọng và phức tạp của những thách thức này sẽ phụ thuộc vào giai đoạn phát
triển kinh tế, giai đoạn già hoá và mức độ chuẩn bị.
Vì già hoá dân số không phải là vấn đề quá độ do đó đòi hỏi chúng ta phải giải

quyết quá trình già hoá này một cách kịp thời. Sự đa dạng của vấn đề này trong
khu vực có nghĩa là, tuỳ thuộc vào mức độ già hoá hiện nay và theo dự báo mà
các nước cần đưa ra chính sách khác nhau để giải quyết. Những thay đổi căn
bản trong việc xây dựng chính sách, đặc biệt là trong hệ thống y tế và hưu trí, sẽ
là cần thiết ở nhiều nước đang phát triển nhằm hạn chế những sức ép lên cung
ứng dịch vụ,chi tiêu công và tiềm năng tăng trưởng nói chung của nền kinh tế.
Khả năng dự báo trước quá độ nhân khẩu học với tỉ lệ chính xác tương đối cao
sẽ giúp các nước có sự chuẩn bị tốt hơn nhằm đối phó với những thách thức do
dân số già hoá đặt ra và làm cho nó trở thành một vấn đề có thể giải quyết được
với điều kiện là các nước cần hành động đúng và kịp thời.
Chế độ lương hưu và chăm sóc sức khỏe tốn kém.
Những thay đổi nhân khẩu học mà các nước sẽ trải qua dường như có một ảnh
hưởng lớn lên chi tiêu công, đặc biệt là về cung cấp chế độ hưu và chăm sóc y
tế. Ở nhiều nước trong khu vực, chế độ lương hưu công được trả thẳng từ ngân
sách nhà nước với gánh nặng tài chính ngày càng lớn. Tình trạng già hoá dân số
nhanh chóng cùng với lực lượng lao động bị co lại sẽ tạo ra sức ép về chi tiêu
công cho lương hưu do số lượng những người về hưu tăng lên trong khi số
người đóng góp cho quỹ bảo hiểm thì lại giảm xuống. Điều này sẽ có một ảnh
hưởng tiêu cực lên quĩ hưu trí nếu như chúng ta không tìm cách sửa đổi và tìm
ra các giải pháp mới cho vấn đề này.
Tình trạng già hoá dân số nhanh chóng trong khu vực, đặc biệt là sự già hoá của
bộ phận dân số cao tuổi, có thể sẽ làm tăng chi tiêu công cho y tế. Điều này dẫn
đến việc là bảo hiểm y tế có thể trở thành một cơ chế hiệu quả chi trả cho các
nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi. Tuy nhiên, trừ một số rất ít
nước, hiện nay bảo hiếm y tế trả trước tư nhân thì hầu như chưa có ở những
nước đang phát triển. ở nhiều nước chi tiêu cho chăm sóc y tế được trích từ
ngân sách nhà nước hoặc do chính người dân trả. Nâng cao sức khoẻ suốt cuộc
đời có thể sẽ là một yếu tố chính cho một cuộc sống khỏe mạnh lúc về già.
Tương lai thiếu hụt lao động.
Khá ngạc nhiên khi đứng thứ 2 trong số các công ty tại châu Á sau Nhật Bản,

các công ty Ấn Độ có mức thiếu hụt lao động có trình độ lên tới 48%. Cùng lúc
đó, một báo cáo gần đây của Ngân hàng thế giới (WB) cho thấy, thiếu hụt nhân
lực chất lượng đã khiến ngành xuất khẩu phần mềm của Ấn Độ chỉ tăng 15%
thời gian qua, một mức tăng thấp khá xa so với những năm cuối 1990 và đầu
2000 cũng như so với kỳ vọng.
Cùng chịu “cơn khát” thiếu lao động kỹ thuật song cách xử lý của các nước
châu Á-Thái Bình Dương tương đối khác nhau. Nước có điều kiện sống và thu
nhập cao như Australia thì chọn cách nhanh và dễ nhất là tuyển lao động chất
lượng cao từ nước ngoài khi kết quả khảo sát gần đây của Viện Quản lý
Australia (AIM) cho thấy, 70,2% các công ty lớn của nước này sẵn sàng tuyển
dụng lao động người nước ngoài để bù đắp việc thiếu hụt lao động có trình độ
hiện đang phổ biến ở hầu hết các ngành nghề.
Song đa phần các quốc gia khác ở châu Á chọn giải pháp căn cơ hơn là bắt tay
vào thiết lập các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển trong
tương lai. Đi đầu trong số này là Trung Quốc và Ấn Độ khi lên kế hoạch thành
lập thêm hàng trăm trường đại học, trung tâm đào tạo chất lượng cao.
Mô hình dân số trẻ:
Nhược điểm của dân số trẻ cũng như những tác động tiêu cực của nó:
Dân số tăng nhanh trong khi kinh tế còn đang phát triển sẽ gây hạn chế đến giải
quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nguời dân.
-Các nước khó đáp ứng vấn đề lương thực, thực phẩm.
- Nhu cầu phúc lợi xã hội cũng như việc tích lũy xã hội cũng hạn chế, sức ép về
kinh tế, việc làm và giáo dục.
Trong con số 7 tỷ người trên thế giới, Việt Nam cũng đóng góp một con số
không nhỏ: hơn 87 triệu người, đứng hàng thứ 13 về số nước đông dân nhất thế
giới.Một số chỉ tiêu phản ánh về sức khỏe bà mẹ, trẻ em còn ở mức thấp: năm
2005 tỷ suất tử vong mẹ còn ở mức cao tới 80/100.000; tỷ lệ tử vong trẻ em
dưới 1 tuổi của cả nước là 17,8 ‰; tỷ lệ suy dinh dưỡng theo cân nặng của trẻ
em dưới 5 tuổi còn 20,2%; tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp, còi là 35%; tỷ lệ người
tàn tật chiếm gần 6,3% dân số và có tới 1,5% dân số bị thiểu năng thể lực và trí

tuệ.
-Chất lượng dân số thấp và không bề vững.Theo báo cáo của Tổng cục Thống
kê, nước ta có khoảng trên 5 triệu người tàn tật, chiếm khoảng 6,3% dân số; Tỷ
lệ dân số bị thiểu năng thể lực và trí tuệ chiến khoảng 1,5%; Tỷ lệ trẻ dưới 5
tuổi suy dinh dưỡng còn ở mức 25,2% năm 2005; Tỷ lệ tử vong mẹ cao so với
một số nước trong khu vực và Châu Á; Tỷ lệ hộ đói nghèo vẫn khoảng 20%, cả
nước còn tới 11.058 hộ không có nhà ở , gần 23% số hộ ở nhà tạm, đơn sơ, 22%
số hộ chưa được dùng điện, mới chỉ có khoảng 12,7% số hộ được dùng nước
máy, vẫn còn tới 27.713 hộ sống trong diện tích bình quân dưới 2m2 đầu người.
Ở nông thôn chỉ có khoảng 16,5% số hộ có phương tiện sản xuất. Sự bền vững
của gia đình bị tác động mạnh bởi tỷ lệ ly hôn, sống độc thân có xu hướng tăng
(năm 1999 so với 1989 tăng hơn 2 lần), tình trạng trẻ em thiếu bố hoặc mẹ, trẻ
em lang thang và các tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn nghiện hút đã tăng lên do
sự biến đổi của gia đình và xã hội.
- Dân số tăng nhanh gây nên sức ép lớn đến tài nguyên và môi trường:
*Nhiều nguồn tài nguyên bị cạn kiệt do khai thác quá mức.
Quá trình phát triển kinh tế thực sự đang đe dọa sự tồn tại và phát triển của
rừng. Những năm qua, diện tích rừng mất "một cách hợp lý" do khai thác chiếm
34% và diện tích đất rừng bị chuyển đổi mục đích sử dụng lên tới hơn 42%.
Việc chuyển đổi mục đích sử dụng chủ yếu nhằm phát triển các loại cây công
nghiệp có giá trị như cao su, cà phê và đặc biệt là phục vụ ngành thủy điện.
Điều đáng lo ngại là tốc độ phát triển thủy điện ngày một gia tăng, số nhà máy
thủy điện vừa và nhỏ ngày một nhiều. Nếu như năm 2006, cả nước mới có 12
nhà máy thủy điện vừa và nhỏ thì đến năm 2008, cả nước có thêm 24 nhà máy,
số nhà máy được tăng thêm vào năm 2010 là 19.
Sự tăng nhanh về dân số và việc khai thác quá mức tài nguyên nước cũng như
tài nguyên đất và rừng đã làm suy kiệt nguồn nước. Theo tính toán, lượng nước
mặt bình quân đầu người hiện nay trong tổng nguồn nước các con sông của Việt
Nam chỉ khoảng 3.840 m3/người/năm. Nếu căn cứ theo chỉ tiêu đánh giá của
Hội Tài nguyên nước quốc tế, quốc gia nào có lượng nước bình quân đầu người

dưới 4.000 m3/người/năm là quốc gia thiếu nước thì Việt Nam đang thiếu nước
trầm trọng. Với tốc độ phát triển dân số như hiện nay, theo dự tính, đến năm
2025, lượng nước mặt bình quân đầu người của các con sông Việt Nam chỉ còn
khoảng 2.830 m3/người/năm.
Rừng thu hẹp, nước cạn kiệt, nên tốc độ suy giảm đa dạng sinh học đang gia
tăng nhanh chóng dẫu Việt Nam từng được Trung tâm Giám sát bảo tồn thế giới
đánh giá là một trong 16 quốc gia có mức đa dạng sinh học cao nhất thế giới.
70% dân số Việt Nam có sinh kế phụ thuộc vào tài nguyên đa dạng sinh học và
trên thực tế, hoạt động khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trái phép diễn ra ngày
càng mạnh mẽ và không thể kiểm soát đối với tất cả loại rừng. Tại vùng ven
biển, nông dân đua nhau phá rừng ngập mặn, quai đê lấn biển để nuôi trồng
thủy sản. Thống kê cho thấy, trong hai thập kỷ qua, có tới 200.000ha rừng ngập
mặn bị chặt phá để nuôi tôm. Bởi thế, không lạ là gần nghìn loại động, thực vật
hoang dã trong thiên nhiên của nước ta đang bị đe dọa và nhiều loài sinh vật
quý hiếm khác đã, đang ngày một hiếm.
*Môi trường bị ô nhiễm nặng nề.
Người dân chưa có ý thức đầy đủ về xử lý chất thải, nước thải, thường trực tiếp
xả nước thải sinh hoạt và thức ăn chăn nuôi thừa không qua xử lý làm ô nhiễm
môi trường biển.
Việc di cư từ nông thôn ra thành thị một mặt thúc đẩy nhanh quá trình đô thị
hóa nhưng mặt khác lại gây áp lực rất lớn lên hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã
hội , nhà ở, môi trường ở các đô thị lớn. Tình trạng kẹt xe, ô nhiễm môi
trường đã và đang diễn ra ngày càng nhiều ở Thành phố Hồ Chí Minh (nơi đông
dân nhất nước với trên 7,1 triệu người) hay Hà Nội (6,5 triệu người).
Việt Nam nên lựa chọn mô hình nào để đảm bảo phát triển
kinh tế, xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Việt Nam vẫn là một trong những nước nghèo, GDP bình quân đầu người còn
thấp, dưới mức nghèo khổ theo tiêu chuẩn quốc tế. Trình độ phát triển của ta
còn thấp hơn nhiều so với các nước trung bình trong khu vực và trên thế giới.
Nền kinh tế đang đứng trước những thách thức gay gắt hơn trong tiến trình phát

triển và hội nhập như: chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp; nghèo
đói, thất nghiệp, thiếu việc làm còn cao; còn có sự cách biệt lớn về phát triển
kinh tế-xã hội và mức sống giữa thành thị-nông thôn và các vùng; môi trường bị
ô nhiễm nặng nề. Quy mô dân số lớn và còn tiếp tục gia tăng, chất lượng dân số
chưa cao, phân bố dân cư chưa hợp lý vẫn đang là thách thức lớn đối với sự
phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống.
o Từ những phân tích về ưu nhược điểm của các mô hình dân số Việt Nam
không nên có các biện pháp nghiêm khắc và tức thời để giảm tốc độ tăng
dân số nhằm áp dụng mô hình dân số già với nguồn cung lao động chất
lượng cao của các nước phát triển. Đứng trước tình hình kinh tế phát triển
không ổn định, các vấn đề văn hóa xã hội còn nhiều bất cập Việt Nam nên
biện pháp cấp bách hiện nay là phải chú trọng cải thiện mạnh mẽ chất
lượng dân số, dân số phát triển ổn định.
Năm 2008, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam chỉ đạt 0,733
điểm, xếp thứ 105/177 quốc gia. Tỉ lệ này rất thấp so với nhiều nước trong
khu vực và trên thế giới.
-Chỉ số phát triển con người là một chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh toàn diện các
thành tựu về kinh tế xã hội, mà trực tiếp con người được hưởng thụ. Chỉ số phát
triển con người thể hiện qua các tiêu chí: Thu nhập bình quân đầu người; Trình
độ văn hoá của người dân; Tuổi thọ bình quân của người dân. Trên nền tảng của
lý thuyết kinh tế học phát triển thì vấn đề phát triển con người (Human
Development-HD), đo lường bằng Chỉ số phát triển con người (Human
Development Index-HDI) được tính từ những năm đầu của thập kỷ 90, khi Việt
Nam mở rộng hội nhập quốc tế và hoạch định các chính sách về phát triển
nguồn nhân lực Việt Nam.
Chỉ số phát triển con người Việt Nam những năm qua:
Áp dụng mô hình dân số già thì ta chỉ thấy được cái lợi trước mắt ở hiện tại
đó là lực lượng lao động dồi dào nhưng khuyết điểm của nó đó là trong
tương lai nguồn lực lao động lại thiếu hụt trầm trọng. Dân số già hóa sẽ làm
tăng nguy cơ thiếu hụt nguồn nhân lực có kỹ năng và giới hạn nguồn cung

cấp nhân lực, tuổi thọ của người dân ngày càng cao, trong đó nữ giới có tuổi
thọ cao hơn nam giới. Già hóa dân số sẽ khiến cho các vấn đề liên quan đến
mất sức lao động, bệnh tật và số người cao tuổi sức yếu tăng lên. Thêm vào
đó, bố mẹ hoặc những người độc thân và số lượng phụ nữ trong độ tuổi lao
động tăng lên, đồng thời tỷ lệ sinh sản bị giảm xuống.
Dân số già được các nhà kinh tế ví như quả “ Bom nổ chậm” có thể tàn
phá các nền kinh tế phát triển trên thế giới, nó không chỉ đe dọa làm phá sản
mọi quỹ phúc lợi xã hội, dân số già hóa sẽ khiến cho các nhu cầu về y tế,
phương tiện giao thông, nhà ở, các dịch vụ phúc lợi và những tiện nghi cơ
bản tăng lên, đồng thời lực lượng lao động và số người nộp thuế giảm xuống
Nếu ta áp dụng mô hình dân số già sẽ tăng các chi phí về an sinh xã hội, tăng
gánh nặng cho ngành y học…
 Do vậy công việc cấp bách của Việt Nam hiện nay là phải giảm
quy mô dân số, thực hiện kế hoạch hóa gia đình và hơn hết là phải
nâng cao chất lượng dân số, chú trọng đến phúc lợi xã hội và các
chính sách nhằm phát triển dân số ổn định và bền vững.
II.Vận dụng lí thuyết và thực tiễn đưa ra nhận định của mình về luận đề
trên.
1.1Các biện pháp sử dụng để giảm tốc độ gia tăng dân số.
A. Nhóm giải pháp về nhân khẩu học-xã hội. Phấn đấu, ổn định tỷ lệ tăng
dân số hợp lý phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế đất nước.
1. Khuyến khích kết hôn ở độ tuổi thích hợp và ủng hộ xây dựng qui mô gia
đình ít con.
2. Xoá bỏ thành kiến trọng nam kinh nữ nhằm duy trì sự cân bằng về tỷ lệ
giới tính.
3. Tăng cường giáo dục và dịch vụ sức khoẻ sinh sản tuổi vị thành niên.
4. Duy trì giáo dục và các dịch vụ sức khoẻ sinh sản cho những người thiệt
thòi có về kinh tế và vị thế xã hội. Đẩy mạnh đào tạo các nhân viên hoạt động
trong lĩnh vực sức khoẻ di truyền và mở rộng các loại hình dịch vụ này. Việc
đào tạo các nhân viên chăm sóc sức khoẻ di truyền cần phải được thực hiện và

phải sẵn sàng hoạt động. Phổ cập rộng rãi dịch vụ sức khoẻ di truyền.
B. Nhóm giải pháp Y-Sinh học. Giảm bớt các dị tật bẩm sinh để nâng cao
chất lượng dân số.
1. Tuyên truyền-Giáo dục phổ cập các kiến thức về dịch vụ sức khoẻ di
truyền trong cộng đồng. Duy trì giáo dục và các dịch vụ sức khoẻ sinh sản cho
những người bị tật nguyền. Kết hợp việc giáo dục phòng ngừa với các hệ thống
điều trị và dịch vụ sức khoẻ sinh sản cho các bệnh nhân tâm thần.
2. Xây dựng và hoàn tất hệ thống dịch vụ sức khoẻ di truyền. Xây dựng và
củng cố hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khoẻ di truyền nhằm cung cấp cho nhân
dân một dịch vụ hoàn chỉnh thuộc lĩnh vực này.
3. Duy trì các dịch vụ chất lượng cao về chăm sóc sức khoẻ di truyền. Xây
dựng và nâng cao chất lượng của dịch vụ sức khoẻ di truyền. Tư vấn chuẩn
đoán di truyền; Chuẩn đoán di truyền trước khi sinh; Kiểm tra đối với bệnh bẩm
sinh về hệ thống trao đổi chất ở trẻ sơ sinh; Xây dựng các tiêu chuẩn cho từng
loại dịch vụ sức khoẻ di truyền.
C. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản lý. Xây dựng các biện pháp hỗ
trợ quản lý nhằm thực hiện tốt mục tiêu và nâng cao hiệu quả chương trình
nâng cao chất lượng dân số.
1. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý chất lượng dân số. Xây dựng và củng
cố hệ thống đăng ký và theo dõi các trẻ nhỏ bị khuyết tật bẩm sinh và các nhóm
dân cư đặc biệt.
2. Tiến hành nghiên cứu và đánh giá. Đánh giá và nghiên cứu về dịch vụ sức
khoẻ di truyền. Đánh giá và nghiên cứu sức khoẻ di truyền cần được tiến hành
đẩy mạnh và phát triển hoàn thiện.
3. Học tập, trao đổi kinh nghiệm và hợp tác quốc tế.
1.2 Những kết quả đạt được khi áp dụng các chính sách, biện pháp trên.
1. Mức sinh của Việt Nam thấp hơn mức trung bình của khu vực Đông Nam Á,
song có sự dao động trong 2 năm qua.
Mặc dù mức sinh năm 2003 có tăng so với 2002, song vẫn nằm trong xu thế
giảm nếu xét cả thời kỳ 5-năm 1998-2003. Đây là trường hợp khá phổ biến khi

mức sinh (của nước ta) vừa đạt mức thay thế vào năm 2002. Việc phấn đấu đạt
mức sinh thay thế và giữ ổn định nó đỏi hỏi phải đầu tư đồng bộ và liên tục
trong một thời gian nhất định.
Về độ lớn, TFR=2,23 con/phụ nữ vào năm 2003 đã xấp xỉ mức sinh thay thế,
thuộc loại thấp so với các nước trong khu vực. Nhận xét này phù hợp với quan
điểm đánh giá mới đây của một số chuyên gia hàng đầu thế giới về lĩnh vực
nhân khẩu học và của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA).
2. Tỷ lệ phần trăm phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên giảm liên tục với tốc độ chậm,
đến cuộc điều tra 1/4/2004 còn 20,2%. Tuy nhiên, tỷ lệ này hiện vẫn còn cao.
Điều này khẳng định lý do làm tăng mức sinh năm 2003 hoàn toàn không phải
vì tăng tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba trở lên trong năm 2003.
3. Chất lượng dân số được nâng lên rõ rệt. Số trường đại học, cao đẳng, trung
cấp chuyên nghiệp tăng lên không ngừng cả về số lượng và chất lượng.
4. Số lượng lao động có chất lượng, chuyên môn, tay nghề tăng lên trên hầu hết
các llinhx vực. Tuy nhiên vẫn còn một lượng lướn lao động chưa qua đào tạo,
chưa biết cách ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Do đó
vẫn còn xảy ra tintrạng thiếu hụt lao động trình độ cao và dư thừa lao động
không có tay nghề, tay nghề thấp.
5. Vấn đề phúc lợi xã hội và chăm sóc sức khỏe được chú trọng và quan tâm.
Nhờ các chính sách của Đảng và Nhà nước các bênh viện được cung cấp đầy đủ
các trang thiết bị kĩ thuật hiện đại. Đội ngũ cán bộ, bác sĩ, y tá có tay nghề và
năng lực cao.
6. Giảm thiểu các vấn đề tệ nạn xã hội, an ninh, trật tự.
III. Kết luận
Hiện nay, Đảng và Chính phủ Việt Nam đang tiếp tục đề ra các biện pháp nhằm
giảm tốc độ gia tăng dân số. Theo chương trình mục tiêu dân số vừa được Thủ
tướng phê duyệt, mức sinh giai đoạn 2012-2015 phải được chủ động duy trì hợp
lý để quy mô dân số sớm ổn định trong khoảng 115-120 triệu người vào giữa
thế kỷ 21. Dự báo đến năm 2017, tỷ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên sẽ chạm ngưỡng
10%, dân số nước ta chính thức bước vào giai đoạn “già hóa”. Từ các phân tích

đã đưa ra ta có thể thấy rằng: Việt Nam nên giảm thiểu tốc độ gia tăng dân số
và áp dụng mô hình dân số già để có được nguồn lực lao động chất lượng cao
của các nước phát triển. Đây là bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển
kinh tế đất nước. Đồng thời đi đôi với việc áp dụng mô hình dân số già, phần
đáy tháp dân số của ta sẽ không thu hẹp như mô hình tháp tuổi của các nước
phát triển mà sẽ có độ rộng phù hợp. Phần tháp này sẽ biểu hiện cho một thế hệ
kế cận được đào tạo và kế thừa đầy đủ tri thức và khả năng, nguồn lao động chất
lượng tương lai để tránh tình trạng thiếu hụt lao động, phải đi nhập khẩu lao
động…Tức là ta sẽ không rập khuôn hoàn toàn mô hình dân số già của các nước
phát triển mà ta sẽ học hỏi tiếp thu một cách có chọn lọc, ta sẽ lấy ưu điểm của
mô hình dân số già và loại bỏ nhược điểm của mô hình này để có thể áp dụng
một cách phù hợp vào nước ta.
Các tài liệu tham khảo:
- Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam.
- Số liệu của Tổng cục thống kê năm
-
-
- Các tài liệu tham khảo khác.

×