Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

liên hệ ảnh hưởng của nhân tố lao động đên năng suất lao động tại công ty may 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.46 KB, 15 trang )

NHÓM 5 GVHD: NGUYỄN ĐẮC THÀNH
MỤC LỤC
A: MỞ ĐẦU 2
I. Cơ sở lý thuyết 3
1. Năng suất lao động trong doanh nghiệp thương mại 3
1.1. Khái niệm NSLĐ trong DNTM 3
1.2. Ý nghĩa của tăng NSLĐ trong DNTM 3
1.3. Các chỉ tiêu đo lường NSLĐ 4
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến NSLĐ trong DNTM 5
2.1. Các nhân tố liên quan đến người lao động 5
2.2. Các nhân tố liên quan đến công cụ lao động 6
2.3. Các nhân tố liên quan đến công cụ lao động 6
II. Liên hệ thực tế sự ảnh hưởng của nhân tố lao động đến năng suất lao động tại
công ty May 10 8
1. Giới thiệu chung về công ty May 10 8
2. Thực tiễn NSLD của công nhân dệt may của công ty 9
2.1. Tình hình năng suất lao động của công nhân tại công ty 9
2.2 . Nhân xét tình hình năng suất lao động của công nhân tại công
ty 10
3. Phân tích sự ảnh hưởng của nhân tố người lao động đến năng suất lao động tại
công ty 11
III: Giải pháp tăng NSLD cho công ty May 10 12
B: KẾT LUẬN 14
1
NHÓM 5 GVHD: NGUYỄN ĐẮC THÀNH
ĐỀ TÀI: P hân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động? Liên hệ thực tế
sự ảnh hưởng của nhân lao động đến một doanh nghiệp thương mại
M Ở ĐẦU
Cùng với sự phát triển của xã hội, quá trình sản xuất không ngừng biến đổi, năng suất lao
động ngày càng được nâng cao. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay với sự phát triển mạnh
mẽ của khoa học công nghệ, xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá cùng với tính chất khốc


liệt của cạnh tranh thì vấn đề tăng năng suất lao động trở thành vấn đề sống còn của một
doanh nghiệp.
Tuy nhiên tại nước ta, trong một thời gian khá dài, vấn đề năng suất lao động không được
quan tâm đúng mức, dẫn tới hiệu quả sản xuất thấp. Do yêu cầu của công cuộc công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế đất nước vào nền kinh tế thế giới. Hiện
nay các doanh nghiệp đã quan tâm tới việc khuyến khích tăng năng suất lao động.
Nhận thức được vấn đề này, công ty May 10 đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao
năng suất lao động.Tuy nhiên do chưa khai thác hết các khả năng tiềm tàng giúp tăng
năng suất lao động nên năng suất lao động tại xí nghiệp tăng rất chậm và không ổn
định.Xuất phát từ thực tiễn đó, trong quá trình nghiên cứu phân tích thực trạng tại công ty
May 10, nhóm đã chọn đề tài: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động.
Liên hệ thực tế sự ảnh hưởng của nhân tố lao động đến NSLĐ tại công ty May 10”với
mục đích:
Hệ thống lại kiến thức về năng suất lao động đã được học, phân tích thực trạng các nhân
tố ảnh hưởng đến năng suất lao động tai công ty May 10. Thông qua đó đưa ra một số
giải pháp góp phần nâng cao năng suất lao động tại công ty này.
2
NHÓM 5 GVHD: NGUYỄN ĐẮC THÀNH
I. Cơ sở lý thuyết
1. Năng suất lao động trong doanh nghiệp thương mại
1.1. Khái niệm năng suất lao động trong DNTM
Năng suất lao động thể hiện sức sản xuất của lao động và được đo lường bằng số lượng
sản phẩm được sản xuất ra trong một thời gian hoặc là lượng thời gian cần thiết để sản
xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Mục tiêu tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp chỉ có thể đạt được bằng cách tăng doanh
thu thông qua mở rộng thị trường, tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ và hạ giá thành sản
phẩm. Nâng cao năng suất giúp cho doanh nghiệp đạt mục tiêu nêu trên. Có thể nói, nâng
cao năng suất là yếu tố gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Năng suất
chính là thước đo hiệu quả và liên tục trong việc sử dụng các nguồn lực và trong việc đạt
được mục tiêu. Năng suất được hiểu một cách chung nhất như sau:

• Cải tiến năng suất là nhu cầu tất yếu để tồn tại và phát triển.
• Nâng cao năng suất luôn đồng hành với đảm bảo chất lượng.
• Năng suất nhấn mạnh vào việc giảm lãng phí.
• Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất để cái tiến năng suất.
Năng suất lao động trong doanh nghiệp thương mại là mức tiêu thụ hàng hóa bình quân
của một nhân viên bán hàng trong 1 đơn vị thời gian.
Năng suất lao động của một nhân viên bán hàng =
tiªu thô hµng hãa
Sè nh©n viªn b¸n hµng
Møc

Hoặc =
nh©n viªn b¸n hµng
Møc tiªu thô hµng hãa

1.2. Ý nghĩa của việc tăng năng suất lao động trong các doanh nghiệp thương mại
Tăng năng suất lao động trong các doanh nghiệp thương mại có ý nghĩa kinh tế rất quan
trọng.
• Tăng năng suất lao động trong doanh nghiệp thương mại là yếu tố để không ngừng mở
rộng tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp, tạo điều kiện phục vụ tốt khách hàng.
3
NHÓM 5 GVHD: NGUYỄN ĐẮC THÀNH
• Góp phần tiết kiệm lao động đầu tư cho lưu thông hàng hóa tạo điều kiện tăng lao động
cho các ngành sản xuất vật chất của nền kinh tế quốc dân.
• Rút ngắn thời gian hàng hóa dừng lại trong khâu lưu thôngthúc đẩy nhanh quá trình tái
sản xuất xã hội.
• Tăng năng suất lao động là điều kiện để các doanh nghiệp tiết kiệm hao phí lao động, tiết
kiệm chi phí, tăng tích lũy cho doanh nghiệp và cho xã hội, cải thiện đời sống cho người
lao động trong doanh nghiệp.
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá về năng suất lao động

1.3.1. Yêu cầu đối với hệ thống chỉ tiêu
Trong quá trình sử dụng các hệ thống chỉ tiêu định lượng và định tính để đánh giá năng
suất lao động của nhân viên bán hàng cần đảm bảo 5 yêu cầu sau:
• Đảm bảo tính chính xác và khoa học
• Đảm bảo tính chính xác và thực tiễn
• Đảm bảo tính toàn diện và hệ thống
• Đảm bảo so sánh và kế hoạch hóa
• Đảm bảo đánh giá khách quan minh bạch.
1.3.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá về năng suất lao động
• Đo lường năng suất lao động của nhân viên bán hàng theo doanh thu
Công thức : W=
M
NV
Trong đó:
M: Doanh thu thuần đạt được trong kỳ ( mức tiêu thụ hàng hóa)
W: Năng suất lao động của một nhân viên bán hàng
NV
: Số nhân viên bán hàng bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh năng lực sản xuất kinh doanh của mỗi lao động, nó được biểu hiện
bằng doanh thu bình quân của một lao động đạt được trong kỳ. Hoặc mức hao phí
4
NHÓM 5 GVHD: NGUYỄN ĐẮC THÀNH
lao động cần thiết để thực hiện một đơn vị giá trị hàng trong một đơn vị thời gian.
• Năng suất lao động còn được đo lường và đánh giá bằng các chỉ tiêu hiệu quả sử
dụng chi phí tiền lương.
Công thức : HQ
TL
=
M
QL

Hoặc tỷ suất tiền lương =
×
100
QL
M
Trong đó :
QL: Tổng quỹ lương trong kỳ
M: Doanh thu thuần đạt được trong kỳ
HQ
TL
: Hiệu quả sử dụng lao động theo chi phí tiền lương
Chỉ tiêu này phản ánh mức doanh thu đạt được trên một đồng chi phí tiền lương, chỉ tiêu
này càng lớn thì năng suất lao động càng cao.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động trong DNTM.
2.1. Các nhân tố liên quan đến người lao động.
• Trình độ giác ngộ về chính trị tư tưởng, trình độ chuyên:Cũng như mọi ngành
nghề của nền kinh tế quốc dân, muốn thúc đẩy năng suất lao động trong thương
mại trước hết phải dựa trên cơ sở sự giác ngộ chính trị, sự hiểu biết về xã hội, tinh
thần thái độ lao động, đạo đức kinh doanh của người lao động càngcao, càng phù
hợp với thực tế thì năng suất lao động càng cao và ngược lại. Sự giác ngộ ở đây
trước hết phải nói đến sự giác ngộ về nghề nghiệp, yêu nghề làm việc hết mình vì
nghề nghiệp, coi doanh nghiệp là nhà. Mặt khác công tác kinh doanh thương mại
mang tính chất tổng hợp cả về kinh tế và kĩ thuật nên với sựgiác ngộ về nghề
nghiệp kết hợp với trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi sẽ là tiền đề để năng
cao năng suất laođộng.
• Trình độ tổ chức lao động của các doanh nghiệp thương mại : Phân công và bố trí
người lao động vào những công việc phù hợp với trình độ chuyên môn của họ mới
phát huy được năng lực và sở trường của người lao động, đảm bảo hiệu quả công
5
NHÓM 5 GVHD: NGUYỄN ĐẮC THÀNH

tác. Phân công phải gắn liền với hợp tác và vận dụng tốt các biện pháp quản lí lao
động sẽ thúc đẩy nâng cao năng suất lao động.
• Tiền lương tiền thưởng và các kích thích kinh tế khác là nhân tố vô cùng quan
trọng. Xét cho cùng người lao động làm việc vì lợi ích bản thân và gia đình họ
thông qua thunhập mà họ được hưởng. Do vậy sự kết hợp hài hòa các lợi ích trong
doanh nghiệp thông qua phân phối thu nhập là yếu tố vô cùng quan trọng. Phải
làm sao để cho người lao động vì lợi ích của bản thân và gia đình mình mà quan
tâm đến lao động với năng suất, chấtlượng và hiệu quả cao.Làm cho người lao
động thấymuốn có thu nhập cao, doanh nghiệp phải đạt kết quả cao. Mặt khác
doanh muốn phát triển phải có sự đóng góp của người lao động trên cơ sở thưởng
2 2 Nhóm các nhân tố liên quan đến công cụ lao động
• Quy mô, cơ cấu, chất lượng và sự phân bố mạng lưới các cửa hàng, quầy hàng và
ki ốt bán hàng của doanh nghiệp, mạng lưới kho hàng và sự phối hợp chặt chẽ
giữa kho hàng, cửa hàng và phương tiện vận chuyển.
• Số lượng, chất lượng và cơ cấu của trang thiết bị kinh doanh. Sự bố trí và sắp xếp
các phương tiện lao động trong các cửa hàng, kho hàng.
• Đổi mới quy trình công nghệ, tổ chức lao động phù hợp với tư liệu lao động.
2.3 Nhóm các nhân tố liên quan đến đối tượng lao động
• Kết cấu hàng hóa kinh doanh ảnh hưởng đến năng suất lao động của doanh nghiệp
thương mại được biểu hiện ở hai phương diện trái ngược nhau. Mộtmặt nếu hàng
hóa có chất lượng cao, kết cấu hàng hóa kinh doanh phù hợp với kếtcấu của tiêu
dùng thì các doanh nghiệp có điều kiện để tăng khối lượng hàng hóa tiêu thụ do đó
tăng năng suất lao động. Mặt khác khi kết cấu hàng hóa kinh doanh thay đổi làm
cho năng suất lao động biểu hiện bằng tiền của người lao động thay đổi. Như ta
đã biết hàng hóa kinh doanh của thương mại có nhiều chủng loại. Có mặt hàng,
Nhóm hàng giá trị thấp nhưng trong kinh doanh đòi hỏi hao phí lao động cao,
ngược lại có mặt hàng, nhóm hàng có giá trị rất cao nhưng hao phí lao động lại
thấp. Bởi vậy khi những mặt hàng có giá trị thấp, hao phí lao động cao tăng lên
thì năng suất lao động tăng lên nhưngsự biểu hiện bằng tiền của nó lại giảm
xuống và ngược lại. Để đánh giá đúng thực chất năng suất lao động của nhân

viênthương mại, đặc biệt là của nhân viên bán hàng ta phải loại trừ ảnh hưởng của
nhân tố này
6
NHÓM 5 GVHD: NGUYỄN ĐẮC THÀNH
• .Điều kiện cung ứng hàng hóa : hàng hóa được cung ứng đều đặn,đảm bảo
thườngxuyên có hàng, khắc phục tình trạng giánđoạn trong kinh doanh do không
có hàngbán.
• Các phương thức và hình thức kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa, phuc vụ người tiêu
dùng. Từ sự phân tích trên đây ta thấy để thúc đẩy tăng năng suất lao động trong
thương mại đòi hỏi phải áp dụng hàng loạt các biện pháp quan trọng như tổ chức
lao động một cách hợp lý và khoa học, năng cao trình độ lành nghề của người lao
động, xác định đúng để phương hướng sản xuất kinh doanh, cải thiện công tác
quản lý kinh tế, tăng cường công tác tư tưởng và công tác tổ chức đời sống cho
người lao động nhằm động viên mọi người hăng say lao động.
7
NHÓM 5 GVHD: NGUYỄN ĐẮC THÀNH
II. Liên hệ thực tế sự ảnh hưởng của nhân tố lao động đến NSLD tại công ty
may 10
1. Giới thiệu chung về công ty may 10
Quá trình hình thành và phát triển.
Từ những đơn vị tiền thân là công ty X1, X30 hay AM1 công ty may 10 được ra đời
từ năm 1952, xưởng may 1 đổi tên thành.
Sau gần 70 năm thành lập công ty May 10, trải qua nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm
cùng với tiến trình của lịch sử, đến nay đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng
đầu của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng may mặc.
Tháng 1 năm 2005, theo Quyết định số 105/2004/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp, công ty
May 10 được chuyển thành Công ty cổ phần May 10 trực thuộc Tổng công ty Dệt may
Việt Nam, với số vốn điều lệ là 54 tỷ đồng.
Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần May 10.
Tên giao dịch quốc tế : GARMENT 10 JOINT STOCK COMPANY

Tên viết tắt : GARCO 10
Trụ sở chính : Phường Sài Đồng, quận Long Biên, Hà Nội.
Chức năng, nhiệm vụ của công ty.
Công ty cổ phần May 10 hoạt động trong những lĩnh vực sau:
- Sản xuất kinh doanh các loại quần áo thời trang và nguyên phụ liệu ngành may mặc.
- Kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp
tiêu dùng khác.
- Kinh doanh văn phòng, bất động sản, nhà ở cho công nhân.
- Đào tạo nghề.
- Xuất nhập khẩu trực tiếp.
Trong đó, lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty là sản xuất kinh doanh hàng dệt may
8
NHÓM 5 GVHD: NGUYỄN ĐẮC THÀNH
2. Thực tiễn năng suất lao động của công nhân dệt may của công ty.
2.1. Tình hình năng suất lao động của công nhân tại công ty
Trong những năm qua, dù nền kinh tế còn nhiều khó khăn, trong bối cảnh nhiều doanh
nghiệp thực sự bị khó khăn hoặc bị phá sản thì May 10 vẫn đạt mức tăng trưởng mạnh,
với doanh thu tăng 20% so với năm 2012. Tổng doanh thu của May 10 năm 2013 đạt
1.816 tỷ đồng so với con số 1.500 tỷ đồng năm 2012. Thu nhập bình quân của người lao
động cũng tăng trưởng bình quân trên 15% trong năm 2013.Với kết quả đó, kinh nghiệm
riêng của May 10 là luôn giữ tín nhiệm để người tiêu dùng tin dùng sản phẩm thông qua
hệ thống gần 200 cửa hàng và đại lý trên toàn quốc.Đối với thị trường xuất khẩu, May 10
vẫn duy trì mức độ tăng trưởng lớn đối với các thị trường: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản. Điển
hình năm 2013, dù thị trường châu Âu có nhiều khó khăn, nhưng với thương hiệu là một
trong các nhà sản xuất thời trang hàng đầu của Việt Nam, May 10 vẫn giữ được thị
trường châu Âu và còn tăng xuất khẩu vào Mỹ. Nhờ đó, không những bù đắp sự giảm sút
của thị trường châu Âu mà còn tăng trưởng ở thị trường Mỹ.May 10 cũng đã đẩy mạnh
xuất khẩu vào thị trường Đài Loan và Hàn Quốc. Đây là hai thị trường mới. Song, thị
trường Hàn Quốc đã tăng trưởng trên 40% so với cùng kỳ của năm 2012. Nhìn chung,
khoảng 80% sản phẩm của May 10 xuất khẩu vào các thị trường: Mỹ, châu Âu, Nhật

Bản, Hồng Kông, Đài Loan (Trung Quốc)…
9
NHÓM 5 GVHD: NGUYỄN ĐẮC THÀNH
Bảng: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty (2010-2012).
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011

Tổng số công
nhân dệt
may(1)
(người)
7720 8143 8350
Số người lao động
dệt may của cụng
ty năm 2011 đó
tăng hơn 400 so với
năm 2010. Điều
này cho chúng ta
thấy công ty đang
có xu hướng mở
rộng thị trường.
Công nhân dệt may
của công ty năm
2012 đó tăng lờn
hơn 2011 là 207
người
Tổng doanh
thu thuần(2)
(tr.đ)
199.985,
0

240.473,
3
281.641,7
Doanh thu thuần
của công ty tăng
hơn 40.000 tr.đ
( tăng 20,24 % so
với năm 2010) cho
thấy việc tăng số
lượng lao động có
hiệu quả.
Doanh thu thuần
cũng tăng lớn so
với năm 2011 là
hơn 40.000
tr.đ( ứng với
17,12% so với năm
2011)
NSLĐ( 3=
2/1)
(tr.đ/người)
25,9 29,53 33,73
NSLĐ của công ty
cũng tăng thêm
5tr/người( ứng với
2010 thì công ty đó
tăng NSLĐ lên
14%)
Các chỉ tiêu kinh tế
đều tăng so với

năm 2011. Cụ thể
là NSLĐ tăng hơn
2011 là 4tr(14,22%
so với 2011)
2.2. Nhận xét tình hình năng suất lao động của công nhân tại công ty May 10
Số liệu bảng trên cho thấy trong 3 năm, tất cả chỉ tiêu như Tổng số công nhân dệt may,
tổng doanh thu thuần, NSLĐ… đều tăng lên khá đều đặn. Điều này chứng tỏ hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả.
Từ năm 2010 đến 2012:
• Tổng số công nhân tăng 630 người, tăng 8,16%. Số lượng người lao động đang
tăng cả về số lượng và chất lượng. Theo thống kê của ban TCHC- Công ty cổ phần
may 10, tỷ trọng công nhân có trình độ cao đẳng và đại học giảm được xem là hợp
lý với việc giảm tỷ trọng lao động gián tiếp cho thấy bộ máy quản lý nhân lực
đang hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra, tỷ trọng công nhân bậc cao có xu hướng
tăng cao thể hiện trình độ tay nghề được nâng cao. Tỷ trọng lao động nữ cũng có
xu hướng tăng ( đến năm 2012 đã chiếm 75%), điều này cũng phù hợp với cơ cấu
10
NHÓM 5 GVHD: NGUYỄN ĐẮC THÀNH
của các doanh nghiệp dệt may nhưn đồng thời cũng đòi hỏi công ty cần có những
chính sách phù hợp với đối tượng lao động của mình.
• Từ năm 2010 đến năm 2011, doanh thu thuần của công ty tăng 20,24%. Đây là tín
hiệu hết sức đáng mừng cho thấy sự nỗ lực trong công tác bán hàng của công ty
tăng nhanh kéo theo thị phần cũng tăng lên. Đây cũng là kết quả của hoạt động
quản trị chất lượng cao trong công ty. Từ năm 2011 đến năm 2012, doanh thu
thuần tăng 17,2% giảm 3,04% so với năm trước cho thấy nền kinh tế biến động và
khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng có một ảnh hưởng nhất định tới việc kinh
doanh sản xuất của công ty. Tuy nhiên, mức tăng 17,2% vẫn khá khả quan, cần
tiếp tục duy trì và thúc đẩy phát triển.
• NSLĐ qua 3 năm đã tăng tới 30,23%. Đây là một tốc độ rất mạnh cho thấy hiệu
quả của việc điều chỉnh cơ cấu sản phẩm, tập trung nâng cao tỷ trọng hàng FOB

và sản xuất những mặt hàng có giá trị cao như veston. Đây cũng là biện pháp để
khắc phục khó khăn trong tương lai. Ngoài ra sau khi áp dụng Lean ( sản xuất tinh
gọn) vào năm 2013, năng suất lao động của đơn vị tăng 52%, tỷ lệ hàng lỗi giảm
tới 8%, giảm giờ làm 1 giờ/ngày, tăng thu nhập trên 10% và giảm phí từ 5-
10%/năm.
Kết luận: Tóm lại, qua bảng trên ta thấy công ty đang có sức phát triển tốt, năng suất lao
động và số lượng lao động tăng đều đặn qua các năm. Tuy nhiên, vấn đề về lợi nhuận cho
thấy công ty cũng đang đối mặt với khó khăn cần phải khắc phục và giữ được tốc độ phát
triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh trong những năm tiếp theo.
3.Phân tích sự ảnh hưởng của nhân tố người lao động đến năng suất lao động tại
công ty
Do đặc thù ngành kinh doanh là dệt may mà không chỉ May 10 mà các doanh nghiệp
thuộc lĩnh vực này cũng đều cần một lượng lao động là rất lớn để đáp ứng đủ nhu cầu sản
xuất cũng như phát triển quy mô của doanh nghiệp. Hơn nữa, người lao động là một yếu
tố ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và năng suất lao động. Vì vậy May 10 luôn đánh giá
con người là yếu tố quan trọng nhất tạo nên thành công của doanh nghiệp, luôn tin rằng
đội ngũ các nhân viên chuyên nghiệp, có kỹ năng nghề nghiệp cao chính là yếu tố quyết
định mang lại thành công của May 10.
Năm 2010, số người lao động của công ty là 7720 người thì đến đầu năm 2014 con số
này đã tăng lên hơn 10 nghìn lao động làm việc tại 15 đơn vị của Tổng công ty ở bảy
tỉnh, thành phố trên cả nước. Theo đó, năng suất lao động của công ty cũng tăng, năm
2010 năng suất lao động của công ty là 25,9 triệu đồng/ người tăng lên 33,73 triệu đồng/
11
NHÓM 5 GVHD: NGUYỄN ĐẮC THÀNH
người năm 2012. Hiểu rõ được giá trị của người lao động trong việc tăng năng suất lao
động, May 10 rất chú trọng vào việc đào tạo cũng như phát triển nguồn lao động của
mình.Đối với cán bộ quản lý và kỹ sư công nghệ: công ty đã lựa chọn nhiều hình thức
đào tạo tiên tiến và mang lại hiệu quả cao như phối hợp với các trường đại học để đào tạo
đội ngũ cán bộ quản lý và kỹ sư. Các kỹ sư và cán bộ quản lý được tạo điều kiện để học
các lớp học nâng cao kiến thức về công nghệ và quản lý tiên tiến cho công việc của mình

để áp dụng trực tiếp vào công ty, hướng dẫn quản lý nhân viên một cách có khoa học
đồng thời tiết kiệm được chi phí cũng như thời gian. Nhân viên được làm việc trong môi
trường khoa học, tiên tiến từ đó làm tăng năng suất lao động. Năm 2012, năng suất lao
động tăng 14,22% so với năm 2011.Đối với công nhân sản xuất: Công nhân sản xuất là
lực lợng chính để tạo ra sản phẩm cho công ty. Do đó công nhân có trình độ tay nghề cao
sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động chất lượng sản phẩm và lợi nhuận cho công ty.
Trước đây công ty thường lấy công nhân được đào tạo từ các trường dạy nghề may do Bộ
Công nghiệp nhẹ (cũ) hoặc tuyển lao động từ bên ngoài vào thì không thể đáp ứng được
yêu cầu của công ty vì số lượng được đào tạo ít, chất lượng không cao dẫn đến năng suất
lao động thấp. Sau đó, lãnh đạo công ty May 10 và Bộ Công nghiệp cùng Bộ giáo dục
đào tạo cho thành lập trường dạy nghề của công ty. Ngoài ra trường còn liên kết với
trường đại học Bách Khoa Hà Nội, trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật để mở các lớp cao
đẳng kỹ thuật may, giáo trình đào tạo do Công ty May 10 soạn thảo theo kinh nghiệm gắn
với yêu cầu sản xuất và trang thiết bị hiện có và phát triển nguồn nhân lực. Nhờ đó Công
ty May 10 có đội ngũ lao động và tay nghề vững vàng, được đào tạo sát với yêu cầu của
sản xuất phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp. Điều này cũng giúp cho doanh nghiệp
sản xuất được nhiều sản phẩm với chất lượng cao, tăng doanh thu cũng như uy tín của
doanh nghiệp.
Năm 2013, May 10 tiếp tục duy trì đà phát triển với tốc độ tăng trưởng đạt 20%, tổng
doanh thu đạt 1.800 tỷ đồng, chia cổ tức 18%, thu nhập người lao động đạt hơn năm triệu
đồng/người/tháng, tăng 16,3%, nộp ngân sách 34,3 tỷ đồng, tăng hơn 30% so với năm
2012. Có thể thấy trong giai đoạn nền kinh tế đang gặp khó khan như hiện nay thì May
10 vẫn đạt được những thành công nhất định. Bí quyết lớn nhất của May 10 là luôn luôn
tập trung vào nguồn nhân lực thông qua đào tạo và chăm lo đời sống người lao động.
Chính người lao động mới làm nên những giá trị dẫn đến thành công của doanh nghiệp.
II. Giải pháp tăng năng suất lao động cho công ty May 10
Một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động ở Công ty May 10
• Đào tạo để chất lượng nguồn nhân lực và tác phong làm việc của người lao động.
Chất lượng nguồn nhân lực và tác phong làm việc của người lao động có tác động
12

NHÓM 5 GVHD: NGUYỄN ĐẮC THÀNH
mạnh nhất đến năng suất lao động, vì việc kết hợp người lao động với tư liệu sản
xuất và đối tượng lao động để tạo ra các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ xã hội.
Trình độ lành nghề và tác phong làm việc của người lao động được thể hiện ra khi
họ sử dụng các công cụ sản xuất thành thạo, đáp ứng những yêu cầu về chất lượng
sản phẩm, cùng những sản phẩm hàng hóa có tính chuyên nghiệp hóa. Người lao
động có trình độ nghề nghiệp không những cần có kỹ năng lao động mà còn phải
có sáng tạo trong quá trình sản xuất. Trong các nhân tố đó, Thực tế cho thấy chỉ
khi nào người lao động, người quản lý có kiến thức và trình độ nghề nghiệp thì
mới tiếp cận, nhanh chóng tiếp thu, vận dụng những thành tựu khoa học công nghệ
hiện đại, có ý thức và tinh thần sáng tạo.
• Chế độ lương thưởng-đãi ngộ người lao động : Khi người lao động có được tiền
lương và chế độ đãi ngộ tốt nhất từ phía doanh nghiệp thì chắc chắn người lao
động sẽ có xu hướng gắn bó lâu dài với doanh nghiệp và làm việc hăng say hết
mình làm cho năng xuất lao động tăng lên gấp bội.
• Phát triển khoa học-kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất : Gắn liền với người lao
động để tăng năng suất lao động là công cụ sản xuất với trang bị công nghệ và kỹ
thuật ngày càng cao. Ðó là máy móc, thiết bị, công cụ sản xuất tiên tiến cùng các
quy trình sản xuất và quản lý hiện đại, giảm bớt những chi phí trung gian. Khoa
học, công nghệ, kỹ thuật luôn gắn với tổ chức bộ máy quản lý, quá trình hợp lý
hóa sản xuất nhằm thúc đẩy sản xuất mang tính cạnh tranh hơn và người lao động
làm việc hiệu quả hơn, sản phẩm nhiều hơn, chất lượng cao hơn, tiêu thụ được
nhiều hơn
• Tái cơ cấu tổ chức và cơ cấu sản xuất; quản lý lao động : Khi bộ máy tổ chức của
doanh nghiệp càng hoàn thiện bao nhiêu thì hoạt động quản lý và hoạt động sản
xuất kinh doanh càng dễ dàng hơn bấy nhiêu qua đó làm tăng năng xuất lao động
một cách hiệu quả.
• Đảm bảo vệ sinh an toàn lao động : Khi doanh nghiệp có một môi trường làm việc
tốt chắc chắn người lao động sẽ yên tâm về sức khoẻ và yên tâm làm việc qua đó
làm tăng năng suất lao động.

• Thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh đúng theo quy định của pháp luật : Thực
hiện đúng các quy định pháp luật sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp hơn và
được pháp luật bảo vệ, tránh được nhiều rủi ro từ bên ngoài tác động đến doanh
nghiệp.Việc tăng năng suất lao động xã hội có tác động rất lớn đến cơ cấu lại nền
kinh tế, thúc đẩy nhanh quá trình đổi mới quản lý nền kinh tế và thực hiện những
13
NHÓM 5 GVHD: NGUYỄN ĐẮC THÀNH
chính sách an sinh xã hội. Chính vì vậy mà tăng năng xuất lao động xã hội là yêu
cầu thường xuyên và cấp thiết để nền kinh tế của các quốc gia cũng như May 10
phát triển nhanh và bền vững.
14
NHÓM 5 GVHD: NGUYỄN ĐẮC THÀNH
KẾT LUẬN
Tăng NSLĐ là quy luật cơ bản của mọi chế độ xã hội cũng như là điều kiện quyết định
đến sự thắng bại trong cạnh tranh trên thị trường. Nâng cao NSLĐ không những giúp
doanh nghiệp tăng hiệu qủa sản xuất kinh doanh mà còn góp phần tăng thu nhập cho
nguời lao động, tạo động lực lao động, từ đó làm tác động trở lại làm nâng cao NSLĐ.
Qua quá trình nghiên cứu, qua phân tích thực trạng các nhân tố ảnh hưởng tới NSLĐ tại
công ty May 10 có thể thấy rằng: NSLĐ tại công ty có xu hướng tăng lên nhưng mức
tăng chưa cao và thiếu sự ổn định. Thực trạng này do ảnh hưởng tổng hợp của nhiều nhân
tố như việc hiện đại hóa thiết bị, sự biến đổi cơ cấu công nhân viên, điều kiện làm
việc,thời gian làm việc… Để khắc phục cần phải tác động vào tất cả các nhân tố và tác
động một cách liên tục.
Do điều kiện về thời gian, tài liệu cũng như kiến thức còn hạn chế, việc phân tích còn
thiếu cụ thể mức tác động tổng hợp của các nhân tố ảnh hưởng tới NSLĐ, đây là hạn chế
lớn nhất trong bài. Mặc dù vậy, qua phân tích một số vấn đề cơ bản phần nào làm rõ được
thực trạng có thể giúp ích nhiều cho doanh nghiệp trong việc nâng cao NSLĐ.
15

×