Tải bản đầy đủ (.ppt) (23 trang)

Dược lý Tồn dư kháng sinh trong thực phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 23 trang )

SV: Nguyễn Hà Thu
Danh sách nhóm 8
Mục lục
Phần 1: Đặt vấn đề
Phần 2: Khái quát chung về kháng
sinh và tồn dư kháng sinh
Phần 3: Nguyên nhân tồn dư kháng
sinh
Phần 4: Hậu quả tồn dư kháng sinh
Phần 5: Kết luận
Tài liệu tham khảo
Bạn là sinh viên?
Bạn đã từng ăn hay nghe nói đến KFC, MCDonald’s.
Hay đơn giản hơn chân gà nướng Chẹp Chẹp!
Và có bao giờ bạn thắc mắc chúng có nguồn gốc từ đâu và có những
gì trong đó không!
Cẩn thận nhá! Chúng tôi có những lưu ý nho nhỏ cho các bạn đấy.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cục Thú y vừa tiến hành lấy mẫu thịt gà tại chợ Hà Vỹ (Hà Nội), mẫu thịt gà
nhập lậu tại Lạng Sơn, Quảng Ninh. Kết quả cho thấy, hầu hết đều phát hiện
tồn dư kháng sinh sulphadiazine, một loại kháng sinh cực độc, cấm dùng trong
chăn nuôi tại Việt Nam. Tại Hà Nội kết quả, 100% số mẫu gà thải loại được
kiểm tra đều có tồn dư chất kháng sinh Sulfadiazin với mức cao gấp 5-20 lần
mức cho phép
Cảnh báo chết người với gà lậu tồn dư kháng sinh mang cúm gia cầm
Sau nhiều ngày phủ nhận, ngày 26/12/2012, theo Tân Hoa Xã, Thời báo Hoàn
cầu và Nhân dân nhật báo đăng tải. "Đại gia" đồ ăn nhanh McDonald tại Trung
Quốc đã thừa nhận việc có nhập gà nguyên liệu từ Liuhe Group, tập đoàn vừa
bị đình chỉ sản xuất vì bê bối gà siêu tăng trưởng, nuôi bằng hóa chất và thuốc
kháng sinh.
- Kháng sinh là những chất ngay ở nồng độ thấp đã có khả


năng ức chế và tiêu diệt VSV một cách đặc hiệu.
- Tồn dư kháng sinh là tình trạng kháng sinh chứa trong
thực phẩm (thịt, cá, trứng, sữa, ) còn ở dạng nguyên chất
hay đã bị chuyển hóa mà việc sử dụng những loại thực phẩm
này có thể gây ra những tác hại không những đến môi trường
mà còn cả chính sức khỏe của người sử dụng.
Nguồn gốc tồn dư kháng sinh
Nguồn gốc: SỬ DỤNG KHÁNG
SINH + LỢI ÍCH CHĂN NUÔI
-
Lạm dụng KS.
-
Điều trị bệnh cá thể.
-
Phòng bệnh cho đàn vật nuôi.
-
Kích thích sinh trưởng.
-
Bảo quản.
Ảnh hưởng
xấu đến người
sử dụng và
môi trường.
Nguyên nhân:
-
Sử dụng sai nguyên tắc bất hợp pháp:
+ Sử dụng các sản phẩm ngoài luồng (hàng
giả, hàng nhái, kém chất lượng).
+ Bảo quản thuốc không đúng nguyên tắc.
+ Không sử dụng đúng đơn thuốc hay chỉ

định của cán bộ kỹ thuật (BSTY).
+ Sử dụng không đúng liều.
+ Thời gian dừng thuốc khống theo pháp đồ
điều trị.

Thuốc KS rất dễ bị dùng sai do dân trí và
hiểu biết thấp của người chăn nuôi.
Phần 3: Nguyên nhân
tồn dư kháng sinh
CÁC SẢN PHẨM TRÔI NÔI
TRÊN THỊ TRƯỜNG
KHÔNG NHÃN MÁC KIỂM
ĐỊNH
CÁC SẢN PHẨM KHÁNG SINH
NHẰM KÍCH THÍCH SINH
TRƯỞNG
Kháng sinh từ chuồng nuôi giết mổ cho đến bàn ăn
-
Điều trị bệnh thú y.
-
Thức ăn chăn nuôi.
-
Thuốc kích thích sinh trưởng.
(tạo nạc, kích đẻ,…….)
-
Giết mổ( thịt, nội tạng)
Dịch bệnh không tiêu hủy
- Không có hệ thống giám
sát( kiểm dịch VSANTP)
-

Nhập khẩu thực phẩm có
nguồn gốc không rõ ràng.
-
Các địa điểm cung
cấp( siêu thị, chợ, )
Phần 4: Hậu quả
tồn dư kháng sinh
Sức khỏe
con người
Môi trường
Lợi ích kinh tế
Chính trị
Ngoại giao
Tồn dư
kháng sinh
Gây dị ứng, phản ứng quá mẫn:
- Theo các báo cáo về y tế, penicillin là kháng sinh thường gây dị ứng nhất. Đã có
trường hợp người bị nổi mẫn da trầm trọng vì uống sữa có dư lượng penicillin (<1
IU/ngày tương đượng 0,003 IU/ml). Một số trường hợp khác gây ngứa da tay, da mặt
sau khi ăn thịt bò hoặc thịt heo có tồn dư penicillin.
- Nguy hại nhất là trường hợp những người sẵn có cơ địa dị ứng với một loại thuốc
nào đó (penicillin chiếm đầu bảng với tỷ lệ shock phản vệ 1/70.000) vì việc dùng lại lần
thứ hai với liều lượng dù nhỏ cũng có thể gây shock quá mẫn dẫn đến chết người.
- Phản ứng nổi mề đay, ban đỏ cũng thường gặp với tồn dư kháng sinh sulfamid.
Gây ngộ độc
- Cloramphenicol là loại kháng sinh cấm sử dụng trên thế giới do gây thiếu máu suy
tủy (phụ thuộc liều), đôi khi gây thiếu máu bất sản (không phụ thuộc liều) ở những cá
thể đặc ứng do di truyền có thể dẫn đến tử vong.
- Một số thuốc như nitrofurans, quinoxalinedinoxides và nitroimidazoles cần có sự
kiểm soát nghiêm ngặt vì sự tích lũy thuốc do dùng lâu ngày có thể gây suy gan, suy

thận thậm chí gây ung thư, đột biến gen( do các loại KS chủ yếu tồn dư tại gan thận là
cơ quan lọc thải trừ phân giải chất dinh dưỡng.
Tạo dòng vi khuẩn đề kháng kháng sinh
Đề kháng kháng sinh hiện nay đang là vấn đề toàn cầu bởi trong vòng 15 – 20 năm
trở lại đây chưa có một kháng sinh kiểu mới nào được phát hiện trong khi không có
kháng sinh nào là không bị kháng, do sử dụng các sản phẩm động vật có tồn dư kháng
sinh. Đăc biệt khi dùng nhiều cho con non cũng như con vật mang thai (dị tật bẩm sinh
và nhiều bệnh lý khác).
Những kháng sinh không rõ nguồn gốc được tổng hợp bằng các loại phụ gia gây ô
nhiễm môi trường nặng nề không kém rác thải công nghiệp.
Đồng thời, sản xuất kháng sinh cần 1 lượng hóa chất cũng như thải nhiều chất thải ra
môi trường.
Tồn tại cả mặt có lợi và có hại:
Có lợi: Một lợi ích kinh tế trước mắt của hàng chục hộ chăn nuôi ở nước ta trong việc
sử dụng kháng sinh như một chất kích thích sinh trưởng, tạo nạc, vỗ béo cho vật nuôi.
Tất nhiên đó chỉ là cái trước mắt chưa lâu dài và là bước đi an toàn trong chăn nuôi
Đằng sau những cái lợi thoáng qua là những tổn thất lâu dài sau:
Tôm Việt Nam đang bị mất ưu thế về giá trên thị trường EU và Mỹ, trong khi thị trường
tôm lớn nhất của Việt Nam là Nhật Bản lại đang gia tăng kiểm soát Ethoxyquin. Trong
khi có tới 50% lượng thức ăn nuôi tôm trên thị trường Việt Nam có hàm lượng
Ethoxyquin vượt ngưỡng 10 ppb.
Con cá tra Việt Nam tiếp tục mất thị phần tại các nước Châu Mỹ
Năm 2008, nhiều lô hàng thủy sản của VN bị nước ngoài trả lại vì nhiễm kháng sinh
Việc bị cấm vận, ngăn chặn hay trả lại các sản phẩm thủy sản không nhưng có tác động
đến kinh tế mà còn làm hạ mức tín nhiệm cuả nhà nước ta trên trường Quốc tế. Không
những vậy còn ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao với các bạn hàng, các nước có
quan hệ lâu năm của nước ta.
Trở về những câu chuyện của những năm 1990 ở châu Âu về việc đưa ra các
quyết định cấm sử dụng kháng sinh như chất kích thích sinh trưởng trong thức ăn chăn
nuôi- T/Ă CN.

-
Ngày 21/5/1995 Đan Mạch đã ban hành Quyết định cấm sử dụng Avoparcin, loại
kháng sinh glycopeptid đơn, trong thức ăn cho gà và lợn bởi lý do đã xuất hiện sự gia
tăng Enterococci kháng thuốc ở những đàn vật nuôi có ăn thức ăn chứa Avoparcin.
- Ngày 14/12/1998, các Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp của các nước khối EU lúc đó đã bỏ
phiếu thống nhất cấm sử dụng 4 loại kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi, đó là:
Spiramycin, Tylosin Phosphate, Virginiamycin và Bacitracin-zinc do tác động nguy hiểm
của chúng đối với sức khỏe con người.
Ngày 22/12/1998, Uỷ ban châu Âu đã quyết định cấm sử dụng 2N-Dioxides Carbadox
và Olaquindox trong thức ăn chăn nuôi. Còn nhiều câu chuyện khác nữa nhưng ta đã
đưa ra được kết luận rằng:
“Đối với tất cả các loại kháng sinh mà hiện đang còn được sử dụng làm thức ăn bổ
sung trong chăn nuôi thuộc nhóm- loại kháng sinh dùng điều trị cho người và vật nuôi
bắt buộc hạn chế sử dụng càng sớm càng tốt, để cuối cùng là rút bỏ hoàn toàn trong
thức ăn chăn nuôi và cố gắng tìm ra các chất an toàn để thay thế kháng sinh, đồng thời
thay đổi phương thức chăn nuôi để vẫn đảm bảo được sức khỏe và quyền vật nuôi.”
Bảo vệ sức
khỏe của
chúng tôi cũng
như chính bạn!
Theo ông Nguyễn Đức Trọng (Cục
trưởng Cục Thú Y TP Hà Nội).
- Khi mua gà, cần kiểm tra vùng cổ
của gà, nếu thấy rụng lông, có hiện
tượng sần da, chai da thì không nên
mua. Bên cạnh đó, gà nuôi nhốt công
nghiệp nên chúng hay mổ nhau, bởi
vậy, đầu gà thường trọc. Do đó, dân
buôn vẫn hay gọi là gà trọc đầu.
- Thêm một đặc điểm nữa, gà mái đẻ

trứng nhiều, hậu môn cũng to hơn. Ở
những con gà đẻ trứng bị thải loại
này, phần mỏ thường bị cắt cụt để
tránh hiện tượng gà mổ nhau và mổ
trứng.
Nếu mua gà lông về tự giết thịt, khi
giết mổ sẽ thấy trên thân có nhiều
khối u xanh tím, dạ con và hậu môn
to.
Tất cả chỉ mang tính tương đối.
hehe
Mình là
Kháng sinh. Mình rất
tốt nhưng hãy sử
dụng mình 1 cách
đúng đắn nhé!
Tham khảo tư liệu
1. Giáo trình dược lý thú y.
Biên soạn: TS. Nguyễn Quang Tính
TS. Nguyễn Thị Hải
2. Trang wed: Dân Trí.com
Công ty thuốc thú y Vemedim
tailieu.vn
và nhiều trang wed khác.
Thanks you

×