Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

287 Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường xuất nhập khẩu gạo ở Việt Nam đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (764.77 KB, 58 trang )

- 1 -
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG GẠO THẾ GIỚI ........................ 5

1.1 Giới thiệu chung về thị trường gạo thế giới......................................................... 5

1.2 Các nước nhập khẩu gạo chủ yếu trên thế giới.................................................... 6

1.3 Các nước xuất khẩu gạo trên thế giới................................................................. 10

1.4 Chủng loại gạo xuất khẩu trên thế giới .............................................................. 14

1.5 Đặc điểm và nhân tố ảnh hưởng đến thị trường xuất nhập khẩu gạo trên thế giới
.................................................................................................................................. 15

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM 18

2.1 Tình hình xuất khẩu gạo trong thời gian qua..................................................... 18

2.1.1 Về số lượng ..................................................................................................... 18

2.1.2 Về chất lượng.................................................................................................. 19

2.1.3 Thị trường........................................................................................................ 20

2.1.4 Giá xuất khẩu .................................................................................................. 21

2.2 Các yếu tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam .......................... 21

2.2.1 Khâu sản xuất................................................................................................. 21



2.2.1.1 Giống............................................................................................................ 21

2.2.1.2 Điều kiện tự nhiên........................................................................................ 22

2.2.1.3 Cơng nghệ .................................................................................................... 23

2.2.1.4 Máy móc thiết bị cho khâu chế biến ............................................................ 23

2.2.1.5 Về nguồn nhân lực ....................................................................................... 24

2.2.1.6 Quy mơ tổ chức sản xuất.............................................................................. 24

2.2.2 Khâu tiêu thụ................................................................................................... 25

2.2.2.1 Về thị trường và tổ chức nghiên cứu thị trường........................................... 25

2.2.2.2 Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.................................................................... 26

2.2.2.3 Về thực hiện các hoạt động marketing......................................................... 27

2.2.3 Chính sách điều hành, quản lý xuất khẩu gạo của nhà nước ....................... 29

- 2 -
2.2.3.1 Chính sách đối với nông dân........................................................................ 29

2.2.3.2 Chính sách đối với doanh nghiệp xuất khẩu................................................ 29

2.2.3.3 Chính sách về đầu tư khoa học-công nghệ .................................................. 30


2.2.3.4 Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng cho ngành chế biến gạo xuất khẩu...... 31

2.2.4 Đánh giá chung ............................................................................................... 31

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO
VIỆT NAM ĐẾN 2010
........................................................................................ 33

3.1 Quan điểm, định hướng, mục tiêu xuất khẩu gạo của Việt Nam....................... 35

3.1.1 Quan điểm....................................................................................................... 35

3.1.2 Những định hướng chủ yếu trong sản xuất và xuất khẩu gạo......................... 36

3.1.3 Mục tiêu sản xuất, xuất khẩu .......................................................................... 37

3.2 Một số giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu gạo........................................ 37

3.2.1 Giải pháp hoàn thiện hoạt động cung ứng nguyên liệu................................... 37

3.2.2 Giải pháp hoàn thiện hoạt động sản xuất chế biến.......................................... 40

3.2.3 Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing..................................................... 42

3.2.3.1 Hoàn thiện tổ chức nghiên cứu thị trường. .................................................. 42

3.2.3.2 Hoàn thiện các hoạt động marketing............................................................ 45

3.2.4 Giải pháp về nguồn nhân lực. ......................................................................... 52


3.2.5 Giải pháp về vốn. ............................................................................................ 53

3.2.6 Giải pháp về chính sách vĩ mô của nhà nước.................................................. 54

3.2.6.1 Xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo
của Việt Nam............................................................................................................ 54

3.2.6.2 Hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý xuất khẩu........................................ 54

3.2.6.3 Hỗ trợ về tài chính - tiền tệ cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo.............. 55

3.2.6.4 Hỗ trợ của nhà nước thông qua chính sách giá:........................................... 55

3.3 Một số kiến nghị đối với Chính phủ và các ngành chức năng........................... 56

KEÁT LUAÄN ............................................................................................................ 57


- 3 -
PHN M U

Trong quá trình thực hiện sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế của đất
nước, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu rất khả quan mà nổi bật nhất là những
thành tựu trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong lĩnh vực này, Việt Nam đã đạt được
bước phát triển vượt bậc bằng những thành quả trong hoạt động sản xuất và xuất
khẩu gạo. Thật vậy, từ một nước nông nghiệp ở trong tình trạng thiếu lương thực
kéo dài nhưng hiện nay, Việt Nam đã vươn lên không chỉ đáp ứng được nhu cầu
lương thực trong nước mà còn trở thành nước xuất khẩu gạo đứng vị trí thứ hai trên
thế giới.
Hàng năm, sản xuất lúa gạo đóng góp khoảng từ 12% đến 13% GDP và xuất

khẩu gạo là mặt hàng trong nhóm mười ngành hàng xuất khẩu chính của Việt Nam.
Hoạt động xuất khẩu gạo đã đem về cho đất nước hàng năm một nguồn ngoại tệ
khoảng từ 700 triệu đến 900 triệu USD, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người
dân, góp phần nâng cao đời sống của người nông dân và thúc đẩy các ngành công
nghiệp dịch vụ phát triển. Với những đóng góp nhất định như trên, ngành sản xuất
và xuất khẩu gạo đã thực sự giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước.
Ngoài ra, bên cạnh việc giữ vai trò đảm bảo an ninh lương thực cho nước nhà,
ngành lúa gạo Việt Nam còn góp phần thực hiện đảm bảo an ninh lương thực trên
toàn thế giới bằng việc đóng góp khoảng từ 13% đến 17% lượng gạo xuất khẩu
hàng năm trên thế giới.
Tuy nhiên, ngành xuất khẩu gạo Việt Nam cũng đang đứng trước những thách
thức to lớn. Diện tích đất sản xuất cho nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do xu thế
đô thị hóa, sự chuyển dịch của cơ cấu vật nuôi cây trồng, nguồn nhân lực cho ngành
sản xuất lúa ngày càng giảm do xu thế ly nông để chuyển sang các ngành công
nghiệp, các nước nhập khẩu đang có xu hướng cố gắng đẩy mạnh sản xuất trong
nước. Với những khó khăn, thách thức vừa đề cập, yêu cầu nhanh chóng tìm ra các
giải pháp để giữ vững và phát triển thị trường xuất khẩu gạo là nhiệm vụ của giai
- 4 -
đoạn hiện nay. Từ những thực tế vừa phân tích ở trên, tôi quyết định chọn chủ đề
“MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
GẠO CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010” để làm luận văn tốt nghiệp cao học của
mình.
Đề tài được viết dựa trên nghiên cứu những thông tin liên quan đến ngành
kinh doanh xuất nhập khẩu gạo trên thế giới cũng như dựa trên thực trạng và tiềm
năng của ngành xuất khẩu gạo Việt Nam, đi sâu vào nghiên cứu thực trạng của
ngành xuất khẩu gạo Việt Nam nhằm tìm ra những giải pháp khả thi, có cơ sở khoa
học nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực còn tồn tại, đưa ngành xuất
khẩu gạo tiến những bước phát triển mới.
Đề tài được thực hiện thông qua áp dụng các phương pháp tiếp cận thực tế
hoạt động xuất nhập khẩu ngành gạo trên thế giới và Việt Nam, phân tích số liệu

thống kê từ các báo cáo thường niên về lương thực, từ các niên giám thống kê và
các tài liệu liên quan khác. Ngoài ra, trong đề tài, tác giả cũng chú ý vận dụng kiến
thức các môn học chuyên ngành, kết hợp với hệ thống hóa các lý thuyết để từ đó đề
nghị một số giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam.
Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu gạo trên thế giới phát triển khá lâu và rất rộng.
Do đó, đề tài này chỉ tập trung vào nghiên cứu ngành xuất nhập khẩu gạo trên thế
giới nói chung và của Việt Nam nói riêng trong giai đoạn 2001-2004 và đề xuất một
số giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu gạo cho đến năm 2010.
Luận văn được xây dựng gồm có ba phần với nội dung cụ thể như sau:
Chương I: Tổng quan về thị trường gạo thế giới
Chương II: Hiện trạng thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam
Chương III: Một số giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu gạo Việt
Nam đến năm 2010
Vì thời gian và trình độ của tác giả còn hạn chế, luận văn không thể
tránh được những thiếu sót nhất định, rất mong được sự góp ý của quý thầy cô
và các bạn.
- 5 -
ChươngI:TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG GẠO THẾ GIỚI
1.1 Giới thiệu chung về thị trường gạo thế giới.
Gạo là lương thực quan trọng nhất đối với một nửa dân số thế giới và cung cấp
trên 20% lượng dinh dưỡng cho tồn cầu. Sản lượng gạo thế giới sản xuất hàng năm
dao động từ 375 triệu tấn đến sấp xỉ 400 triệu tấn; trong đó, gần 90% được sản xuất
và tiêu thụ ở Châu Á.Theo dự báo của FAO về tình hình nơng sản thế giới vào năm
2001 thì tổng sản lượng gạo tồn cầu được dự báo là tăng 1,4% và từ năm 2005 trở
đi có thể tăng đến 424 triệu tấn/năm. Ngun nhân chủ yếu là năng suất sản xuất
tăng do áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật, sử dụng các giống lúa có năng
suất cao, có khả năng chịu hạn, kháng sâu bệnh. Tuy nhiên, sản lượng cũng khó mà
đạt được đến mức này vì sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất nơng nghiệp và tốc độ đơ
thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Lượng gạo tiêu thụ bình qn một năm trên thế giới
trong giai đoạn 2001-2004 dao động trong khoảng 407 triệu đến 414 triệu tấn gạo.

Nhu cầu tiêu thụ gạo tồn cầu được dự báo sẽ tăng khoảng 1,3%/năm; trong đó, hầu
hết lượng gạo sản xuất được dùng cho tiêu thụ nội địa. Số lượng gạo được mua bán
trên thị trường quốc tế chỉ chiếm từ 6% đến 8% sản lượng gạo được sản xuất hàng
năm với lượng xuất khẩu gạo của tồn cầu dao động lên xuống khoảng từ 23 triệu
đến 27 triệu tấn mỗi năm.
Bảng 1: Tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo trên thế giới từ 2001-2004
Đơn vị tính: triệu tấn
Năm Tổng sản lượng Lượng xuất khẩu
Lượng xuất khẩu/
Tổng sản lượng(%)
2001
398,586 24,414 6,1%
2002
377,809 27,813 7,3%
2003
389,137 27,550 7,0%
2004
398,253 25,728 6,5%
Nguồn: Hiệp hội lương thực Việt Nam
- 6 -
Thị trường xuất nhập khẩu gạo quốc tế có dung lượng khá hạn chế so với tổng
sản lượng gạo nhưng lại có biên độ dao động cao, dù chỉ một thay đổi nhỏ của sản
lượng hay tiêu thụ cũng có thể dẫn đến những thay đổi lớn về khả năng xuất khẩu
hay nhu cầu nhập khẩu. Trong điều kiện bình thường, các nước Châu Á sản xuất
khoảng 90% sản lượng gạo trên thế giới. Châu Á đồng thời cũng là khu vực buôn
bán quan trọng nhất với lượng mua bán chiếm từ 39%-42% so với lượng mậu dịch
gạo thế giới. Các nước xuất khẩu gạo lớn có thể kể đến là Thái Lan, Việt Nam, Ấn
Độ, Mỹ, Pakistan, Trung Quốc và Ai Cập. Tùy theo từng giai đoạn, các vị trí dẫn
đầu về xuất khẩu gạo có thể thay đổi nhưng thường xuyên dẫn đầu là các nước Thái
Lan, Việt Nam, Ấn Độ và Mỹ.

Khu vực Châu Á nhập khẩu khoảng từ 39% đến 42% số lượng nhập khẩu trên
toàn cầu, Châu Phi là 25%-28% và Châu Mỹ là 15%-18%. Trong đó, các nước nhập
khẩu chính là Philippines, Trung Quốc, Indonesia, Iran, Iraq, Nigeria, Ả rập Xê út,
Senegal, Cuba và chiếm khoảng 35%-40% thị phần nhập khẩu trên thế giới (Theo
báo cáo thường niên của Phòng Nông Nghiệp Mỹ )
1.2 Các nước nhập khẩu gạo chủ yếu trên thế giới.
Do những lợi thế khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng và sinh thái nên chỉ có
một số nước trên thế giới là có điều kiện để phát triển sản xuất và tự túc được nhu
cầu tiêu thụ lúa gạo trong nước. Ngoài ra, do tốc độ phát triển dân số nhanh, sự
phân công lao động quốc tế, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các khu vực,... cho
nên nhu cầu nhập khẩu gạo là tất yếu khách quan.
Có nhiều lý do để nhập khẩu gạo. Ở các nước đang phát triển thì do trình độ
sản xuất lạc hậu, sản xuất gạo không đáp ứng đủ nhu cầu trong nước; một số nước
do đẩy mạnh công nghiệp hóa nên nhu cầu gạo phụ thuộc vào việc cung cấp từ bên
ngoài; do thiên tai thường xuyên đe dọa; do tình hình nội chiến kéo dài,...Ở nhiều
nước phát triển thì công nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, sản
xuất nông nghiệp không phải là ngành chính nên sản xuất nông nghiệp thường phát
triển chậm hơn so với sản xuất công nghiệp.
- 7 -
Lượng gạo nhập khẩu của các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới như sau:
( Xem bảng 2)
Bảng 2 : Lượng gạo nhập khẩu của các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới
Đơn vị tính : 1.000 tấn
Năm
STT
Nước và vùng
lãnh thổ
2001 2002 2003 2004
1
Indonesia 1.500 3.500 2.750 800

2
Nigeria 1.906 1.897 1.600 1.300
3
Philippinnes 1.175 1.250 1.300 1.100
4
Arập Xê Út 1.053 938 1.150 1.350
5
Iraq 959 1.178 672 1.100
6
Iran 765 964 900 950
7
Trung Quốc 270 304 258 1.100
8
Khối E.U 1.189 1.173 950 1.000
9
Nam Phi 572 800 725 800
10
Ivory Coast 654 716 750 750
11
Bra-xin 670 554 1.063 700
12
Cuba 481 538 371 650
13
Nhật Bản 680 616 654 650
14
Senegan 874 858 750 750
15
Bắc Triều Tiên 537 654 633 600
16
Bangladesh 401 313 1.112 550

17
Các nước khác 10.728 11.560 11.912 11.228
Tổng cộng: 24.414 27.813 27.550 25.378
Nguồn: Hiệp hội Lương thực Việt Nam
Có thể điểm qua tình hình một số nước nhập khẩu chính trên thế giới như sau:
- 8 -
1. Indonesia: dân số 240 triệu dân với nhiều đảo và quần đảo, sản xuất nông
nghiệp không ổn định, bị ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết nên hàng năm lượng sản
xuất trong nước chỉ vào khoảng từ 32 triệu đến 34 triệu tấn gạo, chưa đáp ứng đủ
nhu cầu tiêu thụ. Bên cạnh đó, do chính phủ Indonesia luôn cố gắng đảm bảo lượng
tồn kho từ 4,5 triệu tấn trở lên nên trong những năm gần đây, Indonesia trở thành
nước nhập khẩu lớn nhất trên thế giới. Lượng gạo nhập khẩu dự trữ và phân phối
cho người dân theo chế độ của Indonesia được giao cho BULOG thực hiện, phần
gạo thương mại thì giao cho các thương nhân tự do mua bán. Tuy nhiên, từ năm
2004, lượng gạo nhập vào Indonesia giảm hẳn đi do chính phủ tạm ngưng nhập
khẩu vì sản xuất lương thực trong nước (kể cả lúa và ngô) đều đạt ở mức khả quan,
và phần quan trọng hơn, chính phủ muốn giữ giá gạo trong nước ở mức cao nhằm
thu hút phiếu bầu cử của nông dân trong cuộc bầu cử diễn ra trong năm 2004. Chính
phủ Indonesia đã có kế hoạch bãi bỏ lệnh cấm nhập khẩu gạo vào tháng 6/2005.
2. Nigeria: là một quốc gia ở vùng Tây Phi, có dân số hơn 100 triệu. Hàng
năm, Nigeria nhập khẩu hơn 1,5 triệu tấn gạo và được xem là nước nhập khẩu lớn
thứ hai trên thế giới. Thị trường Nigeria tiêu thụ nhiều loại gạo khác nhau, tuy
nhiên, loại gạo được tiêu thụ phổ biến tại Nigeria là gạo đồ hấp. Những quốc gia
cung cấp gạo chính cho Nigeria là Mỹ, Ấn Độ và Thái Lan. Nigeria áp dụng mức
thuế suất nhập khẩu gạo là 120%, một tỷ lệ khá cao so với các nước trên thế giới.
3. Philippines: là một quốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á, có vị trí địa lý tương
tự như Indonesia và gạo là loại thực phẩm chính của người dân. Lượng lương thực
thiếu hụt hàng năm của Philippines vào khoảng 800 ngàn tấn đến 1,5 triệu tấn. Để
bù đắp cho lượng gạo thiếu hụt, hàng năm cơ quan lương thực quốc gia Philippines
(NFA) tổ chức đấu thầu mua gạo từ các quốc gia khác từ 70%-80% tổng số lượng

gạo cần nhập khẩu. Phần còn lại thì giao cho các hợp tác xã nông nghiệp, các tổ
chức nông dân và thương nhân trong nước tìm kiếm nguồn hàng để nhập khẩu. Nhu
cầu gạo của Philippines thường là gạo phẩm chất thấp (gạo với 25% tấm). Để thực
hiện chương trình bổ sung dinh dưỡng cho người dân, từ năm 2005, chính phủ
Philippines bắt đầu mua gạo sắt (gạo trắng có trộn tỷ lệ từ 0,5% đến 1% gạo tẩm
- 9 -
sắt) và có kế hoạch 100% gạo nhập vào Philippines trong năm 2007 là gạo sắt. Hiện
nay, các viện nghiên cứu nông nghiệp của Philippines đang nghiên cứu các giống
lúa lai cho năng suất cao, kháng sâu rầy để cung cấp giống cho nông dân gieo trồng
nhằm giảm áp lực lệ thuộc vào nhập khẩu lương thực.
4. Ả rập Xê út: là nước nhập khẩu gạo khá ổn định và có xu hướng tăng từ 0,7
triệu đến 1 triệu tấn với các loại gạo chính như gạo thơm, gạo 100B, gạo đồ. Mức
dao động hàng năm thường chỉ tăng giảm 0,1 triệu tấn. Trong cơ cấu tiêu dùng
lương thực của Ảrập Xê út, lúa gạo (hầu hết nhập khẩu) chiếm khoảng 40% còn lại
là lúa mì chiếm 60%. Với dân số gần 20 triệu người nhưng diện tích canh tác lương
thực rất hạn chế (dưới 1triệu ha), chủ yếu trồng lúa mì với sản lượng khoảng 2 triệu
tấn/năm cho nên nhập khẩu gạo được đảm bảo khá cao. Dự đoán mức nhập khẩu
gạo vẫn được duy trì từ 0,9 triệu-1 triệu tấn trong nhiều năm tới. Ngoài ra, Ả Rập
Xê út là cửa ngõ vào vùng Vịnh nên một luợng lớn gạo nhập vào Ả rập xê út là để
phân phối vào các nước lân cận như Cô oét, Iran, Jordani.
5. Trung Quốc: là nước có dân số đông nhất thế giới và gạo là lương thực
chính của hơn 60% dân số. Hàng năm, Trung Quốc vừa xuất khẩu gạo vừa nhập
khẩu gạo. Lượng gạo hàng năm nhập vào Trung Quốc dao động khoảng 300 ngàn
đến 500 ngàn tấn, chủ yếu là gạo thơm và gạo hạt dài. Trung Quốc xuất khẩu gạo
hạt tròn vào thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và xuất các loại gạo phẩm cấp thấp vào
thị trường Châu Phi, Châu Á. Lượng gạo nhập của Trung Quốc đã có nhiều biến
động trong những năm gần đây. Từ năm 2004, lượng gạo nhập của nước này
khoảng 1 triệu tấn và dự kiến lượng gạo nhập vẫn sẽ duy trì ở mức này trong những
năm tới. Tình hình này xuất phát từ những lý do:
- Trung Quốc tăng cường dự trữ lương thực do quan hệ cung cầu lương thực

thế giới căng thẳng, an ninh lương thực toàn cầu bị đe dọa.
- Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hoá phát triển khá nhanh, mặt khác dân số
Trung Quốc tăng cao. Năm 1996 dân số Trung Quốc là 1.232 triệu người nhưng đến
năm 2004 dân số Trung Quốc đã hơn 1,3 tỷ dân.
- 10 -
- Do thu nhập của người dân Trung Quốc tăng cho nên nguồn gạo Trung
Quốc cần nhập trong thời gian gần đây là các loại gạo thơm và gạo hạt dài cao cấp.
Trên thực tế, mặc dù Trung Quốc có sản lượng lúa đứng đầu thế giới nhưng
vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu lương thực ở quốc gia khổng lồ về dân số này. Lâu
dài, Trung Quốc vẫn phải duy trì nhập khẩu gạo nói riêng và lương thực nói chung.
6. Iraq: là một quốc gia ở vùng Vịnh có nền kinh tế chủ yếu dựa vào dầu mỏ
và ở trong tình trạng chiến tranh và cấm vận trong thời gian hơn hai thập kỷ qua.
Nguồn lương thực hầu như lệ thuộc vào nhập khẩu và do nhà nước đảm nhận. Kể từ
năm 1996, việc nhập khẩu gạo được thực hiện thông qua các chương trình đổi dầu
lấy lương thực của Liên Hiệp Quốc. Lượng gạo nhập khẩu hàng năm của Iraq dao
động trong khoảng từ 900 ngàn đến 1,2 triệu tấn. Trong tương lai, xét về sản xuất
lương thực và tình hình kinh tế chính trị trong nước thì Iraq vẫn là nước có nhu cầu
nhập khẩu tương đối ổn định. Tuy nhiên, khả năng thanh toán là vấn đề cần phải
xem xét.
7. Braxin: là nước duy nhất ở Tây bán cầu có mức nhập khẩu gạo khá lớn. Đặc
điểm nổi bật của nhập khẩu gạo Braxin là tính ổn định và có xu hướng tăng, từ 600
ngàn đến 700 ngàn tấn cho mỗi năm. Dự đoán, mức nhập khẩu gạo của Braxin vẫn
sẽ ổn định và có chiều hướng gia tăng.
Ngoài ra, một số đông những nước khác cũng nhập khẩu gạo nhưng với số
lượng nhỏ hơn. Ở Châu Á thì có Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore với
mức nhập khẩu khoảng 400 ngàn đến 600 ngàn tấn/năm; Sri Lanka, Hồng Kông với
khoảng 0,3 triệu tấn,… Châu Phi thì có Ivory Coast, Senegal với mức nhập từ 0,6
triệu đến 0,7 triệu tấn/năm,... Ở Châu Mỹ thì Mexico, Peru, Cuba,... cũng nhập khẩu
từ 0,5 triệu đến 0,8 triệu tấn/năm. Nhiều nước ở Châu Âu cũng nhập khẩu gạo hàng
năm nhưng với số lượng ít hơn như Anh, Pháp, Italia, Hungary, Rumani, Nga,...

1.3 Các nước xuất khẩu gạo trên thế giới.
Xuất khẩu gạo trên thế giới tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển, đặc
biệt Châu Á là nơi tập trung nhiều nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới như Thái
- 11 -
Lan, Việt Nam, Ấn Độ, Pakistan. Tỷ trọng xuất khẩu gạo của các nước ở Châu Á ở
mức trên dưới 75% sản lượng xuất khẩu trên thế giới.
Bảng 3: Lượng gạo xuất khẩu của các nước trên thế giới từ năm 2001-2004
Đơn vị tính: ngàn tấn
Năm
STT
Các nước xuất
khẩu gạo
2001 2002 2003 2004
1
Thái Lan 7.521 7.245 7.552 9.800
2
Ấn Độ 1.936 6.650 4.421 2.800
3
Việt Nam 3.528 3.245 3.795 4.000
4
Mỹ 2.541 3.295 3.834 3.000
5
Pakistan 2.417 1.603 1.958 1.800
6
Trung Quốc 1.847 1.963 2.583 800
7
Ai Cập 705 468 579 700
8
Uruguay 806 526 675 750
9

Miến Điện 670 1.002 388 100
10
Châu Úc 617 366 141 275
11
Achentina 368 324 170 250
12
Khối EU 265 359 220 225
13
Các nước khác 1.193 767 1.234 878
Tổng cộng: 24.414 27.813 27.550 25.378
Nguồn :USDA- Hiệp hội lương thực Việt Nam
Qua bảng trên, ta thấy có khoảng 6 nước có sản lượng xuất khẩu bình quân
hàng năm trên 1 triệu tấn, cụ thể như sau:
- Một là Thái Lan, đây là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Hàng năm
Thái Lan xuất khẩu trên dưới 7 triệu tấn gạo và chiếm 25%-27% % sản lượng xuất
khẩu gạo của toàn cầu. Riêng năm 2004, Thái Lan xuất khẩu đạt con số kỷ lục là
sắp xĩ 10 triệu tấn. Trong tương lai, thị phần xuất khẩu gạo của Thái Lan sẽ bị thu
- 12 -
hẹp, khả năng cạnh tranh và chi phối thị trường sẽ bị hạn chế hơn mặc dù vị trí đứng
đầu thế giới của Thái Lan trong xuất khẩu gạo vẫn không thay đổi.
Với vị trí đứng đầu xuất khẩu gạo, Thái Lan hàng năm luôn luôn chi phối sâu
sắc tình hình biến động cung cầu và giá cả trên thị trường gạo thế giới. Giá chuẩn
quốc tế thường được căn cứ vào giá gạo xuất khẩu của Thái Lan. Chất lượng gạo
cũng được khách hàng ưa chuộng tin cậy với nhiều cấp, loại, hạng như gạo trắng
100% hạng A, B, C nhưng chủ yếu là loại B, gạo trắng với 5% tấm, 10% tấm, 15%
tấm,... gạo tấm A1 super, gạo đồ, gạo lức, gạo nếp, gạo thơm đặc sản. Thái Lan rất
quan tâm phát triển xuất khẩu gạo đặc sản như loại gạo “Jasmine” hay “Hom Mali”.
Gạo Thái Lan đã được xuất khẩu đi hầu khắp các đại lục Á, Phi, Mỹ, Châu Đại
Dương; trong đó, Châu Á vẫn là chủ yếu, chiếm khoảng 60-70%, và thứ đến là
Châu Phi. Qua nhiều thập kỷ xuất khẩu gạo, Thái Lan có nhiều khách hàng truyền

thống gồm những nước phát triển ở Tây Âu, Nhật Bản,... cũng như những nước
đang phát triển Châu Á, Châu Phi và Mỹ La Tinh. Để đẩy mạnh sản xuất trong
nước và không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu gạo ở ngoài nước,
Thái Lan đã chú trọng nhiều chính sách như bảo hộ nông phẩm cho người sản xuất,
hỗ trợ xuất khẩu cho nhà xuất khẩu gạo. Nhà nước trực tiếp đàm phán các hiệp định
gạo với chính phủ nước ngoài nhằm mở rộng thị trường. Để nâng cao chất lượng
gạo xuất khẩu, Nhà nước rất chú trọng tiêu chuẩn hoá các cơ sở xay xát, đầu tư
công nghệ chế biến như hệ thống kho tàng, bảo quản, bao bì, mã hiệu, vận chuyển,
cầu cảng bốc xếp.
- Hai là Ấn Độ, trong những năm 60–70, Ấn Độ vẫn còn là nước nhập khẩu
gạo khá lớn. Tuy nhiên, kể từ năm 1989, nhờ vào nổ lực phát triển sản xuất trong
nước nên Ấn Độ đã chuyển sang xuất khẩu và duy trì được nhịp độ xuất khẩu tăng
và ổn định hàng năm. Sản phẩm gạo của Ấn Độ có nhiều chủng loại như gạo hạt
ngắn, hạt dài, gạo lức, gạo đồ, đặc biệt là loại gạo thơm Basmati của Ấn Độ chiếm
số lượng hơn 25% lượng xuất khẩu và có giá trị thương mại cao. Do thuận lợi về địa
lý nên gạo của Ấn Độ được xuất khẩu rất nhiều sang Bangladesh, Sri Lanka, và Ả
rập xê út. Ngoài ra, Nigeria là thị trường tiêu thụ gạo đồ chính của Ấn Độ.
- 13 -
- Ba là Việt Nam, từ một nước thiếu hụt lương thực và phải nhập khẩu lương
thực; năm 1989, với chính sách đổi mới nền kinh tế và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật, sản lượng lương thực của cả nước tăng vọt và đã gia nhập trở lại thị trường
xuất khẩu gạo thế giới. Đến năm 1996, Việt Nam đã xuất khẩu bình quân hàng năm
là 3 triệu tấn. Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam chủ yếu là khu vực Châu Á,
Châu Phi và loại gạo xuất khẩu chính là gạo cấp thấp. Những năm gần đây Việt
Nam bắt đầu sản xuất các loại gạo có chất lượng cao và có giá trị thương mại.
- Bốn là Mỹ, với truyền thống là nước xuất khẩu gạo từ nhiều thập kỷ nay có
lượng xuất khẩu trung bình khoảng 2,6 triệu tấn gạo mỗi năm. Lượng gạo được xuất
khẩu đi tất cả những thị trường ở Châu Mỹ La Tinh và Châu Á (Trung Đông và
Đông Nam Á), thứ đến là Châu Phi và Châu Âu.
Tuy thị phần trong xuất khẩu gạo của Mỹ từ năm 2000 đến năm 2004 chỉ đạt

trên duới 12% tổng lượng xuất khẩu trên toàn cầu nhưng khả năng chi phối của Mỹ
đối với thị trường gạo thế giới vẫn rất lớn. Mỹ cạnh tranh và chi phối xuất khẩu gạo
bằng chất lượng sản phẩm vì có lợi thế hơn hẳn về khoa học-công nghệ trong khâu
chế biến và thiết bị kho tàng bảo quản. Mỹ thực hiện các chính sách bảo hộ như
chính sách trợ cấp thu nhập, chính sách trợ giá xuất khẩu, chính sách cấp tín dụng
dài hạn ưu đãi xuất khẩu gạo, chính sách viện trợ gạo. Chính phủ Mỹ cũng thực
hiện chính sách can thiệp mạnh vào giá cả gạo, từ giá bán của các trang trại đến giá
của các nhà kinh doanh trong nước và giá xuất khẩu.
- Năm là Pakistan, là nước xuất khẩu gạo truyền thống mặc dù lượng xuất
khẩu hàng năm trung bình chỉ trên dưới 1,8 triệu tấn gạo. Gạo của Pakistan chủ yếu
được xuất sang các nước bạn hàng truyền thống như các nước ở Châu Á, thứ đến là
Châu Phi. Pakistan phần nhiều cung cấp gạo trung bình 15%-20% tấm nhưng
Pakistan cũng còn xuất khẩu gạo thơm đặc sản “Basmati”.
Ngoài ra, còn có một số nước khác cũng tham gia xuất khẩu gạo như Australia
xuất khẩu 0,6 triệu–0,7 triệu tấn/ năm, Myanmar cũng xuất khẩu khoảng 0,7 triệu
- 14 -
tấn gạo/năm nhưng đã giảm đáng kể, Uruguay xuất khoảng 0,5 triệu tấn/năm,
Achentina xuất 0,4 triệu tấn và Ai Cập là 0,3 triệu tấn.
1.4 Chủng loại gạo xuất khẩu trên thế giới.
Về chủng loại gạo xuất khẩu trên thế giới, có thể chia thành 5 loại sau:
- Một là gạo hạt dài, chất lượng cao. Thực chất đây là loại gạo cao cấp, sản
phẩm trực tiếp của chủng loại lúa gạo hạt dài (Indica) có giá trị cao. Thị trường này
chiếm khoảng 25% tổng lượng gạo nhập khẩu của thế giới, đảm bảo hiệu quả cao
cho nhà xuất khẩu. Thị trường tiêu thụ trước hết là các nước phát triển ở khu vực
Tây Âu, Trung Đông và Đông Nam Á, các nước khu vực Châu Mỹ La Tinh. Đây là
thị trường “khó tính”, đặc biệt chú trọng đến quy cách phẩm chất và tiêu chuẩn vệ
sinh công nghiệp. Các nhà xuất khẩu chính là Mỹ và Thái Lan. Các loại gạo này
được gọi là gạo 100A và 100B và những tiêu chuẩn cơ bản của loại gạo này là tỷ lệ
tấm không quá 4%, hạt dài, trắng trong, cỡ hạt đều, không lẫn tạp chất, không có
mùi vị lạ, cũng như không lẫn hạt đỏ, vàng sọc, bạc bụng.

- Hai là gạo hạt dài, chất lượng trung bình tốt. Loại gạo này chiếm khoảng
45%-50% tổng lượng gạo nhập khẩu của thế giới và phần lớn là do Thái Lan cung
cấp với tỷ lệ tấm từ 5%-25%. Sau Thái Lan, những nước xuất khẩu khác là Việt
Nam, Ấn Độ và gần đây là Pakistan. Thị trường chính tiêu thụ loại gạo này là
những nước ở khu vực Đông Âu, Châu Á, Châu Phi, Mỹ La Tinh,....
- Ba là gạo tròn. Loại gạo này hầu hết thuộc chủng loại Japonica, hợp với vùng
khí hậu lạnh như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Australia, Mỹ, Italia. Những
nước nhập khẩu chính thuộc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương như Nhật Bản, Hàn
Quốc. Thị trường tiêu thụ gạo hạt tròn chiếm khoảng 10% tổng lượng gạo nhập
khẩu toàn cầu.
- Bốn là gạo đồ hấp. Loại gạo này được chế biến theo quy trình luộc thóc
trước khi xay xát để hạt gạo cứng, ít bị vỡ, giữ được hương vị thơm của cơm sau khi
nấu. Đại bộ phận dân Bangladesh và một phần dân Ấn Độ, Sri Lanka, Pakistan,
- 15 -
Nam Phi, Tây Phi, Ả Rập, Nigeria thích dùng loại gạo này, chiếm 15%-20% tổng
lượng nhập khẩu gạo toàn cầu.
- Năm là gạo thơm đặc sản. Mặc dù chỉ chiếm từ 5%-8% lượng gạo được tiêu
thụ trên thế giới nhưng thị trường này lại có ý nghĩa kinh tế quan trọng vì gạo thơm
đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao, dễ hấp thụ nên giá xuất khẩu thường cao gấp từ 2
đến 3 lần giá gạo đại trà thông thường. Gạo thơm Basmati khá nổi tiếng được canh
tác ở vùng Punjab Ấn Độ và ở Pakistan. Tuy nhiên, loại gạo thơm được thị trường
ưa chuộng hơn vẫn là loại Hom Mali (hay Jasmine) do Thái Lan xuất khẩu. Thị
trường tiêu thụ gạo thơm đặc sản là những nước phát triển có thu nhập cao, thứ đến
là những nước công nghiệp ở Châu Á và Châu Mỹ La Tinh.
1.5 Đặc điểm và nhân tố ảnh hưởng đến thị trường xuất nhập khẩu gạo trên
thế giới.
Thị trường xuất nhập khẩu gạo trên thế giới có thể khái quát thành những đặc
điểm sau:
- Thứ nhất, mậu dịch gạo quốc tế chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng sản
lượng (từ 3%-4%) so với lúa mì (từ 20%-30%). Sở dĩ như vậy là vì nhập khẩu gạo

phụ thuộc chủ yếu vào khả năng hạn chế về cung cấp xuất khẩu của các nước đang
phát triển; trong khi đó, sản xuất và xuất khẩu lúa mì chủ yếu là ở các nước phát
triển như Mỹ, Canada, Australia, Pháp,...
- Thứ hai, lượng nhập khẩu gạo tập trung phần lớn ở các nước Châu Á. Mặc
dù châu Á là quê hương của lúa gạo nhưng khu vực này thường chiếm khoảng 60%
tổng lượng nhập khẩu của thế giới, thứ đến là Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh.
- Thứ ba, nhập khẩu gạo thường xuyên phân tán ra nhiều nước. Hầu như
không có nước nào nhập khẩu đều đặn hàng năm một lượng gạo lớn đạt mức trên
dưới 3 triệu tấn. Do vậy, không có nước nhập khẩu cá biệt nào giữ vị trí áp đảo chi
phối biến động cung cầu và giá cả trên thị trường gạo thế giới. Mặt khác, các nước
nhập khẩu gạo cũng không cố định qua các giai đoạn.
- 16 -
- Thứ tư, lượng nhập khẩu gạo của toàn thế giới cũng như của từng nước
thường xuyên biến động và mang tính thời vụ rõ rệt. Do kết quả mùa màng thu
hoạch chi phối, có nước năm này cần gấp thì nhập khẩu nhiều, nhưng năm khác lại
giảm nhập đáng kể do mùa màng thu hoạch trong nước tăng lên. Trong các tháng
mỗi năm, thông thường giao dịch gạo quốc tế sôi động vào dịp quý IV do yêu cầu
dự trữ ở những nước nhập khẩu.
- Thứ năm, nhiều nước nghèo, nhất là ở Châu Phi, có nhu cầu thực tế tiêu thụ
gạo khá lớn nhưng khả năng về tài chính lại bị hạn chế rất đáng kể. Do vậy, ở các
nước này, nạn đói gạo tuy nghiêm trọng nhưng khả năng nhập khẩu gạo lại rất có
hạn.
Thị trường xuất nhập khẩu gạo trên thế giới chịu tác động của các nhân tố sau:
- Một là, mối quan hệ giữa cung và cầu của gạo xuất khẩu trên thị trường. Đây
là nhân tố cơ bản và bao trùm nhất chi phối trực tiếp giá cả, đặc biệt là đối với gạo,
một mặt hàng rất nhạy cảm vì gạo là mặt hàng thiết yếu hàng ngày đối với mọi
người ở các nước có tập quán tiêu dùng gạo. Trong quan hệ cung cầu này, cần quan
tâm tới ảnh hưởng của cách mạng khoa học, nhất là sinh học và ảnh hưởng của tốc
độ tăng dân số đối với an ninh lương thực hiện nay và đang chi phối giá gạo.
- Hai là, điều kiện tự nhiên của các quốc gia xuất khẩu gạo trên thế giới. Thị

trường, giá cả của hàng nông nghiệp nói chung và gạo nói riêng luôn luôn chịu ảnh
hưởng sâu sắc của điều kiện khí hậu và thời tiết. Mỗi khi thiên tai và mất mùa
nghiêm trọng thì thường lập tức làm cho giá cả trên thị trường gạo thế giới biến
động mạnh.
- Ba là, thời vụ sản xuất và thu hoạch lúa gạo của các quốc gia xuất khẩu gạo.
Thời vụ sản xuất và thu hoạch lúa gạo gắn liền với những biến động của cung cầu
và giá gạo qua các tháng trong năm. Do vậy, khi nghiên cứu thị trường, giá gạo nói
chung và dự trữ gạo nói riêng, phải chú ý phân tích diễn biến cụ thể về bố trí thời vụ
thu hoạch.
- 17 -
- Bốn là, tình hình chính trị xã hội ở các nước xuất khẩu và nhập khẩu gạo trên
thế giới. Gạo không chỉ mang nội dung kinh tế mà còn thể hiện tính chất chính trị-
xã hội sâu sắc. Ở các nước phát triển, gạo được bảo hộ một loạt các chính sách như
chính sách bù lỗ cho nông dân, chính sách trợ giá cho người sản xuất, chính sách trợ
giá cho nhà xuất khẩu,... Ở các nước đang phát triển, ngoài các chính sách đang hỗ
trợ trong sản xuất và xuất khẩu (như Thái Lan và Ấn Độ), gạo cũng gắn liền với đời
sống chính trị như việc tranh cử tổng thống ở nhiều nước khác Indonesia,
Philippines,...Như vậy, nhân tố chính trị - xã hội ảnh hưởng không nhỏ đến tình
hình cung cầu và giá cả gạo.
- Năm là, khả năng ngoại tệ của các nước nhập khẩu gạo. Do sức ép về dân số
ở nhiều nước đang phát triển nhập khẩu gạo, nhu cầu tuy lớn nhưng khả năng ngoại
tệ lại bị hạn chế, nhất là những nước nghèo ở Châu Phi. Tình hình đó đã ảnh hưởng
trực tiếp đến biến động cung cầu và giá cả của các loại gạo có tỷ lệ tấm cao như loại
35% tấm, 45% tấm. Khi giá tăng thì các nước nghèo, do tài chính có hạn nên chỉ tập
trung dùng các loại gạo rẻ tiền.
- Sáu là, tình hình lương thực viện trợ của cộng đồng quốc tế. Trong những
năm qua, lương thực viện trợ của cộng đồng quốc tế vẫn được duy trì thường xuyên
nhằm khắc phục nạn đói nghiêm trọng ở những nước nghèo, đặc biệt là các nước ở
Châu Phi. Các loại lương thực viện trợ này bao gồm lúa mì, lúa gạo và các loại hạt
thô. Riêng gạo viện trợ hàng năm thường ở mức trung bình 1 triệu tấn/năm và lại có

xu hướng tăng trong thời gian gần dây. Do vậy, viện trợ lương thực cũng ảnh hưởng
đến tình hình cung cầu và giá cả lương thực trên thị trường thế giới.
- Bảy là, ảnh hưởng của thị trường lúa mì đối với giá gạo. Quan hệ cung cầu
và giá cả gạo còn chịu ảnh hưởng của thị trường lúa mì vì gạo và lúa mì đều là
những loại lương thực chủ yếu của thế giới. Do vậy, lúa mì là mặt hàng cạnh tranh
trực tiếp của lúa gạo. Như vậy, nếu không nghiên cứu thị trường lúa mì với tư cách
là mặt hàng thay thế thì sẽ không đánh giá được tình hình tổng quan cung cầu của
gạo trên thế giới.
- 18 -
ChửụngII:HIEN TRAẽNG THề TRệễỉNG XUAT KHAU GAẽO
VIET NAM
2.1. Tỡnh hỡnh xut khu go trong thi gian qua.
2.1.1. V s lng.
Nm 2004, Vit Nam ó xut khu hn 3,9 triu tn go. Nh vy, t nm
2000 n nm 2004, mc dự ng trc tỡnh hỡnh ụi khi khụng thun li ca th
trng th gii, mt s nm b nh hng bt li ca khớ hu, nhng khú khn phỏt
sinh bi bin ng ca mt s yu t chớnh tr trờn th gii v s cnh tranh vụ cựng
khc lit,... nhng trong sut bn nm lin, sn lng go xut khu ca Vit Nam
luụn dao ng t 3,2 n 3,9 triu tn. Sn lng go xut khu ca Vit Nam hng
nm thng vo khong t 11% n 16% tng sn lng c mua bỏn ca th
gii. Vi mc xut khu nh trờn, Vit Nam ó tr thnh mt trong nhng nh
cung cp go chớnh yu trờn th gii.
Lng go xut khu t nm 2000 n nm 2004 c minh ha qua bng 4
Bng 4: Lng go xut khu Vit nam v th gii t nm 2000 n nm 2004

2001 2002 2003 2004
Lng go xut khu ca
Vit nam ( Triu tn )
3,351 3,194 3,630 3,920
Tng lng go xut khu

trờn th gii ( Triu tn )
24,442 27,888 27,550 25,487
T trng ( %)
14% 11% 13% 15%
Nm
Ch tiờu
Ngun: USDA Hip hi lng thc Vit Nam
- 19 -
2.1.2. Về chất lượng
Sản phẩm gạo Việt Nam chủ yếu là loại gạo hạt dài được đánh bóng kỹ. Nhờ
vào những đầu tư trong khâu giống, áp dụng những giống lúa mới, cải tiến áp dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các giai đoạn gia công sau vụ mùa thu hoạch, chế
biến, tích trữ và vận chuyển cho nên chất lượng của gạo xuất khẩu Việt Nam đã
được nâng lên một cách đều đặn trong suốt thời gian qua và đã thoả mãn thị hiếu
của người tiêu dùng, xâm nhập được một số thị trường chất lượng cao. Gạo Việt
Nam hiện nay đã xây dựng được chổ đứng và đã được chấp nhận ở nhiều khu vực
thị trường. Nếu trước đây, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là gạo trắng với tỷ lệ gạo
tấm vào khoảng 15% và 25%, độ xay xát bình thường, thì những năm gần đây, Việt
Nam đã xuất khẩu được các loại gạo 2% tấm, 5% tấm hạt dài, độ bóng tốt. Đặc biệt,
Việt Nam đã xuất được các loại gạo cao cấp cho các thị trường như Iran, Nhật Bản
và Hàn Quốc. Chất lượng gạo xuất khẩu Việt Nam trong những năm qua thể hiện
qua bảng sau:
Bảng 5: Tỷ trọng chất lượng loại gạo xuất khẩu.
Đơn vị tính:%

5%-15% gạo tấm 25%-35% và gạo tấm
1989 - 1995
55,3% 44,7%
2000
68,3% 36,1%

2002
71,8% 28,2%
2004
71,9% 28,1%
Loại gạo
Năm
Nguồn:Hiệp hội lương thực Việt Nam
Bảng trên nói lên rằng việc xuất khẩu gạo có chất lượng cao và trung bình của
Việt Nam đã gia tăng; ngược lại, xuất khẩu gạo chất lượng thấp thì giảm dần dần.
- 20 -
Thực tế này cho thấy rằng gạo Việt Nam đã được cải tiến dần về chất lượng để thoả
mãn xu hướng tiêu thụ trên thị trường thế giới. Bên cạnh mặt hàng gạo trắng, Việt
Nam đang từng bước xâm nhập vào thị trường gạo thơm thế giới. Năm 2004, Việt
Nam đã xuất khẩu gạo thơm hơn 100 ngàn tấn.
2.1.3. Thị trường.
Việt Nam sản xuất chủ yếu là loại gạo hạt dài nên châu Á đóng vai trò là thị
trường gạo lớn nhất cho Việt Nam nhắm đến trong cấu trúc thị trường xuất khẩu,
theo sau là châu Phi, Trung Đông, Mỹ và các thị trường khác. Tuy nhiên, tỷ lệ xuất
đi Đông Nam Á của xuất khẩu gạo Việt Nam có xu hướng giảm dần và tỷ lệ xuất đi
các thị trường khác có chiều hướng tăng lên. Ví dụ, vào năm 1995, tỷ lệ xuất đi thị
trường Đông Nam Á là 66%, sau đó đã giảm xuống còn 36,8% vào năm 2004. Như
vậy, sự lệ thuộc vào thị trường xuất khẩu truyền thống đã giảm dần, và gạo Việt
Nam đã từng bước xuất hiện trong gần như tất cả các thị trường tiêu thụ gạo trắng.
Bảng 6: Tỷ trọng gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam qua các Châu lục
từ năm 2001-2004
Đơn vị tính: %

Châu Á Châu Phi Châu Mỹ Trung Đông Châu Úc Châu Âu
2001
41,20 22,80 8,0 15,60 1,0 8,4

2002
48 9.05 8.8 27.54 0.19 6.09
2003
48 9.05 8.8 27.54 0.19 6.09
2004
36.8 33.32 9.89 10.72 3.03 6.14
Thị trường
Năm
Nguồn: Trung tâm thông tin Thương mại – Bộ thương mại
Bảng trên cho thấy cơ cấu thị trường của gạo Việt Nam phân bố khá đều trên
bốn thị trường chính là Châu Á, Châu Phi, Trung Đông và Châu Mỹ. Đây cũng là
những thị trường chính về tiêu thụ gạo trên thế giới.
- 21 -
2.1.4. Giá xuất khẩu.
Cùng với việc chất lượng gạo được cải tiến thì khả năng đáp ứng yêu cầu của
khách hàng về các phương diện như thời gian giao hàng, số lượng hay uy tín của
doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói riêng và uy tín của Việt Nam nói chung đã được
nâng cao đáng kể. Chênh lệch giữa giá FOB xuất khẩu cho gạo Việt Nam và giá
FOB xuất khẩu của các nước xuất khẩu truyền thống khác đã được thu hẹp. Nếu
chênh lệch đó vào khoảng 50 – 60USD/tấn vào đầu thập niên 90 (với mỗi loại gạo
cùng chất lượng và cùng giá thị trường, một số loại gạo đã chênh lệch gần
100USD/tấn) thì gần đây chênh lệch đó đã dao động vào khoảng 10USD/triệu tấn.
Một số loại gạo thậm chí đôi khi còn được bán với giá cao.
2.2. Các yếu tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam .
2.2.1. Khâu sản xuất.
Khâu sản xuất là một trong những khâu quan trọng tác động đến tình hình
xuất khẩu gạo ở Việt Nam, bao gồm các yếu tố về giống, điều kiện tự nhiên, công
nghệ, máy móc thiết bị cho khâu chế biến, nguồn nhân lực và quy mô tổ chức sản
xuất.
2.2.1.1. Giống.

Là khâu quyết định làm nên phẩm cấp, chất lượng gạo. Trong bối cảnh Việt
Nam đang thực hiện lộ trình AFTA và tiến tới gia nhập WTO, sự cạnh tranh trên thị
trường xuất khẩu nông sản nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng diễn ra rất quyết
liệt, nhất là về chất lượng. Chính vì thế mà trong thời gian qua, các viện và trường
đại học; đặc biệt là Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long, đã tạo ra nhiều giống lúa
mới có chất lượng cao và có giá trị thương phẩm cao như OMCS 2000, VN20, ST1,
ST3. Bộ giống IRRI được phát triển mạnh. Một số giống cho năng suất, chất lượng
cao, có khả năng thích ứng rộng, có khả năng chống chịu (khô hạn, sâu bệnh,...) tốt.
Tuy nhiên, mức độ sử dụng các loại giống xác nhận trong gieo cấy còn hạn chế làm
ảnh hưởng đến chất lượng hạt gạo.
- 22 -
2.2.1.2. Điều kiện tự nhiên.
- Về điều kiện đất đai
Điều kiện thổ nhưỡng ở các vùng đồng bằng chính của Việt nam khá phù hợp
để canh tác lúa gạo; đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long với độ phì nhiêu
màu mỡ khá cao. Tổng diện tích tự nhiên cả nước có trên 33,1 triệu ha; trong đó đất
dành để trồng lúa khoảng 4,3 triệu ha, chiếm trên 13% diện tích cả nước.
- Về khí hậu
Tài nguyên khí hậu đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, cung cấp nguồn
năng lượng và các yếu tố khác như độ ẩm, gió, mưa,...Tất cả các yếu tố này thay đổi
theo không gian cùng thời gian và là cơ sở khoa học để phân chia các vùng sinh thái
nông nghiệp ở Việt Nam.
Hai vùng Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long có điều kiện
sinh thái lý tưởng đối với cây lúa nước do có sự kết hợp chặt chẽ của các yếu tố khí
hậu như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, cũng như nắng, gió...
- Về nguồn nước tưới tiêu
Tài nguyên nước rất dồi dào là một trong những lợi thế nổi bật của nghề trồng
lúa ở Việt Nam. Số ngày mưa lý tưởng 120-140 ngày trong một năm ở hai vùng
đồng bằng lớn không chỉ cung cấp cho lúa nguồn nước quý giá mà còn bồi bổ cho
lúa một nguồn phân đạm thiên nhiên dễ hấp thụ. Ngoài ra, hệ thống thủy lợi phát

triển khá tốt góp phần cung cấp nguồn nước cho sản xuất lúa gạo.
- Về mặt địa lý và cảng biển
Hầu hết khối lượng gạo trong buôn bán quốc tế bấy lâu đều được vận chuyển
bằng đường biển. So với các phương thức vận tải khác thì vận tải biển quốc tế đảm
bảo tiện lợi hơn, thông dụng hơn vì mức cước phí rẻ hơn.
Việt Nam có vị trí giao thông đường biển rất thuận lợi. Hệ thống cảng biển
Việt Nam nhìn chung đều nằm gần sát đường hàng hải quốc tế và có thể hành trình
theo tất cả các tuyến đi Đông Bắc Á, Đông Nam Á- Thái Bình Dương, Trung Cận
- 23 -
Đông, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ,... Lộ trình từ cảng Sài Gòn đến đường hàng hải
quốc tế trong khu vực tương đối gần.
2.2.1.3. Công nghệ.
Trong khâu công nghệ gồm hai phần chính là công nghệ trong sản xuất và
công nghệ trong khâu thu hoạch.
- Đối với khâu sản xuất, hiện nay trong sản xuất lúa gạo ở Việt nam, nhất là ở
vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và Đồng bằng Sông Hồng, việc áp dụng cơ giới
hóa và tự động hóa chưa được đầu tư phát triển mạnh, nhiều khâu trong sản xuất
như xuống giống chưa hợp lý và chưa đồng bộ do chưa được quan tâm đúng mức
mặc dù đây là một khâu rất quan trọng tác động đến chất lượng hạt gạo và góp phần
tăng tỷ lệ thu hồi sau thu hoạch.
- Đối với khâu thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch với một loạt các công
đoạn như gặt, đập (tuốt), phơi (sấy), phân loại, làm sạch, vận chuyển, bảo quản, xay
xát chế biến, kho bảo quản,... nhìn chung Việt Nam không thua kém các nước trong
khu vực. Vấn đề là ở chổ các công đoạn này chưa được tổ chức, kết nối lại thành
một quy trình hoàn chỉnh khép kín để sản phẩm từ đồng ruộng được quan tâm phân
loại, áp dụng các công nghệ bảo quản trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.
Mức độ tổn thất trong khâu thu hoạch chiếm tỷ lệ khoảng từ 13%-16% trong
tổng sản lượng thu hoạch. Nếu như sắp tới có thể giảm được tổn thất sau thu hoạch
xuống dưới 12% thì sẽ tận thu thêm một lượng thóc đáng kể, tới khoảng 850.000
tấn và tương đương với 135.000 ha canh tác lúa.

Thực tế đó cho thấy, việc giải quyết công nghệ trong sản xuất và sau thu hoạch
đang là điều bức xúc nhằm sớm khắc phục tình trạng mất mùa trong nhà, giảm được
mức tổn thất cả về số lượng lẫn chất lượng, nâng cao cả giá trị kinh tế và giá trị dinh
dưỡng của sản phẩm.
2.2.1.4. Máy móc thiết bị cho khâu chế biến.
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ chế biến và bảo quản xuất khẩu cũng như hệ
thống nhà máy xay xát và đánh bóng gạo xuất khẩu những năm gần đây đã được cải
- 24 -
tiến, nhiều kỹ thuật sản xuất hiện đại đã được đưa vào sử dụng mặc dù vẫn còn ít.
Số lượng nhà máy với kho tàng có sức chứa trên 20.000 tấn và năng lực chế biến
trên 1.000 tấn/ngày/một nhà máy chưa nhiều. Tuy nhiên, việc đầu tư mang tính chất
tự phát, riêng lẻ, thiếu đồng bộ. Trong khi đó, các xí nghiệp có năng suất nhỏ và sức
chứa thấp thì có rất nhiều. Đây là nguyên nhân làm cho bộ máy cồng kềnh, tính
đồng bộ của sản phẩm thấp dẫn đến hiệu quả kinh doanh kém. Thông thường, một
tàu gạo 25.000-30.000 tấn vào lấy gạo ở Việt Nam phải cần ít nhất là 3 nhà xuất
khẩu cung cấp và thời gian làm hàng phải vào khoảng từ 18 dến 22 ngày.
2.2.1.5. Về nguồn nhân lực.
Là một nước nông nghiệp lâu đời cho nên Việt nam có lợi thế rất lớn về nguồn
nhân lực, cả về số lượng lẫn chất lượng. Một phần lớn dân cư sống ở khu vực nông
thôn và sinh sống bằng nghề trồng lúa nên người dân có nhiều kinh nghiệm sản xuất
lúa gạo kết hợp với tính sáng tạo, cần cù siêng năng, chịu khó học hỏi của người
dân Việt Nam.
Tuy nhiên, có sự phát triển không đồng đều về trình độ giữa khu vực đô thị và
nông thôn nên đa phần dân cư ở khu vực nông thôn có trình độ dân trí thấp. Đây là
một lực cản rất lớn khi áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và sử dụng các thiết bị
sản xuất hiện đại. Bên cạnh đó, các ngành công nghiệp khác đang phát triển đã thu
hút một lượng đáng kể lực lượng lao động trẻ nông thôn và có trình độ học vấn dẫn
đến nguy cơ về thiếu hụt lao động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là có thể xảy
ra trong tương lai.
2.2.1.6. Quy mô tổ chức sản xuất.

Theo số liệu tổng điều tra nông nghiệp do Tổng cục Thống kê công bố vào
cuối năm 2004 thì vùng đồng bằng sông Hồng có 99,3% số hộ nông nghiệp có quy
mô đất nông nghiệp dưới 1 ha; trong đó 91,7% có quy mô từ 0,2 đến dưới 0,5 ha và
chủ yếu là đất lúa. Với quy mô này, nông dân trồng lúa chỉ có thể duy trì tình trạng
sản xuất phân tán, kỹ thuật thủ công, tự cung tự cấp là chủ yếu. Tỷ suất lúa hàng
hóa tuy có cao hơn trước nhưng chưa nhiều, rất khó khăn cho hoạt động thu gom,
- 25 -
chế biến, xuất khẩu. Chính vì vậy, dù đã có quy hoạch 300.000 ha lúa xuất khẩu
nhưng đến nay hạt gạo vùng này vẫn chưa vươn tới được thị trường ngoài nước và
nếu có thì cũng chỉ qua con đường tiểu ngạch. Thậm chí, ngay tại vùng đồng bằng
sông Cửu Long, mặc dù chiếm tới trên 95% lượng gạo xuất khẩu cả nước trong
những năm qua nhưng nhược điểm trên vẫn chưa được khắc phục. Toàn vùng có
1.700 trang trại trồng lúa hàng hóa nhưng quy mô đất lúa bình quân 1 trang trại từ
3-5 ha chỉ chiếm gần 60%, trong đó chỉ có 4,9% trang trại là có quy mô trên 10 ha.
Như thế, khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất lúa bị hạn
chế và vùng này khó có thể triển khai thực hiện quy hoạch 1 triệu ha lúa xuất khẩu
như dự kiến trong những năm tới.
2.2.2. Khâu tiêu thụ.
2.2.2.1. Về thị trường và tổ chức nghiên cứu thị trường.
Nhìn chung, thị trường xuất khẩu gạo Việt nam trong những năm qua phát
triển tốt qua các hình thức hợp đồng đàm phán song phương ở cấp chính phủ (như
hợp đồng với Cuba, Nga và với Iraq trước đây), hình thức đấu thầu quốc tế và các
thị trường thương mại khác. Tuy nhiên, vẫn còn một số thị trường lớn Việt Nam
chưa thâm nhập được, phải mua bán thông qua các tập đoàn thương mại, thương
nhân quốc tế mà điển hình là thị trường Châu Phi. Gạo xuất khẩu được bán với giá
FOB là phần lớn. Phần lớn hoạt động thương mại xuất khẩu gạo lệ thuộc vào
thương nhân nước ngoài, chưa tạo lập được kênh phân phối tại các nước tiêu thụ
gạo lớn.
Việc nghiên cứu thị trường gạo thế giới cần phải được tăng cường hơn nữa để
nắm bắt được kịp thời những thông tin cập nhật, chính xác nhằm đảm bảo hiệu quả

hơn nữa cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Nhiều năm qua, các nguồn và loại tài
liệu về thị trường gạo thế giới phục vụ hoạt động kinh doanh xuất khẩu cũng như
phục vụ cho công tác quản lý xuất khẩu và công tác nghiên cứu nhìn chung còn ít,
chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Trong khi đó, hoạt động xuất khẩu đòi hỏi phải
có những thông tin sâu rộng về thị trường để có thể theo dõi kịp thời, phải có hệ

×