Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Chất lượng giáo dục và đào tạo đại học khối ngành kinh tế - kinh doanh ở Việt Nam dưới góc nhìn doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (517.61 KB, 20 trang )

Chất lượng giáo dục và đào tạo đại học khối ngành kinh tế - kinh
doanh ở Việt Nam dưới góc nhìn doanh nghiệp
Lưu Tiến Dũng
*,
1
, 2


Phạm Văn Hà
3

Cao Hoàng Nam
4

1, 3, 4
Khoa Quản trị - Kinh tế quốc tế, trường Đại học Lạc Hồng - Đồng Nai.
2
Nghiên cứu sinh ngành Kinh tế học, trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia
Tp. HCM.
Tóm tắt. Trong bối cảnh mới của hội nhập kinh tế quốc tế khi Việt Nam tham gia ngày
càng sâu rộng và toàn diện vào kinh tế thế giới, đang tạo ra áp lực lớn đối với thị trường
lao động trong nước nhất là nguy cơ làm gia tăng các vấn đề đối với công ăn việc làm của
người lao động trong đó có khối ngành kinh tế - kinh doanh. Chất lượng nguồn nhân lực
hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội do nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân
chính xuất phát từ chất lượng giáo dục và đào tạo đại học chưa đảm bảo của các cơ sở đào
tạo (trường đại học, cao đẳng, trung cấp) làm cho người học sau khi tốt nghiệp không đảm
bảo được năng lực và kĩ năng làm việc theo yêu cầu. Thông qua phương pháp nghiên cứu
định tính và định lượng (mô hình SEM - PLS) trên cơ sở dữ liệu thu thập từ các doanh
nghiệp tại vùng Đông Nam bộ đang sử dụng người lao động khối ngành kinh tế - kinh
doanh tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo, nghiên cứu này tập trung làm rõ các nội dung: (i)
Thực trạng chất lượng giáo dục và đào tạo đại học khối ngành kinh tế - kinh doanh nhìn


dưới góc nhìn của doanh nghiệp (ii) Các yếu tố tác động đến chất lượng giáo dục và đào
tạo đại học khối ngành kinh tế - kinh doanh dưới góc nhìn doanh nghiệp (iii) Hàm ý các
chính sách nâng cao năng lực cho người học sau khi tốt nghiệp và chất lượng giáo dục và
đào tạo đại học của các cơ sở đào tạo khối ngành kinh tế - kinh doanh.
Từ khóa: Chất lượng giáo dục – đào tạo đại học; Kinh tế - Kinh doanh; Góc nhìn doanh
nghiệp; Năng lực người học


*
Thông tin liên hệ tác giả: Khoa Quản trị - kinh tế quốc tế, trường Đại học Lạc Hồng, Số 10 Huỳnh Văn
Nghệ, Phường Bửu Long, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai, Việt Nam.
Điện thoại: 0909 833 949
1. Giới thiệu
Giáo dục đại học và vấn đề việc làm sau tốt nghiệp của người học đã và đang
là mối quan tâm của toàn xã hội. Để có thể đánh giá chất lượng của người tốt
nghiệp nói chung và khối ngành kinh tế nói riêng sau khi tốt nghiệp cần phải tiếp
cận dưới nhiều góc độ, đặc biệt quan trọng từ góc độ của những người sử dụng lao
động đó là các doanh nghiệp. Việt Nam chấp nhận kinh tế thị trường trong phát
triển kinh tế - xã hội đã được hơn 20 năm và chuẩn bị tổng kết 30 năm đổi mới, đã
tác động đến tất cả các khía cạnh của đời sống xã hội ở Việt Nam, trong đó có lĩnh
vực giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học, khi mà thị trường lao động phát triển
cùng với sức ép buộc người học phải có năng lực và kĩ năng chuyên môn ngày
càng cao hơn. Thế nhưng, từ góc nhìn của kinh tế thị trường có thể thấy bước vào
thế kỷ XXI, nền giáo dục Việt Nam chưa chuyển mình kịp để đáp ứng nhu cầu đào
tạo và hội nhập quốc tế. Cùng với hệ thống các cơ quan quản lý và doanh nghiệp
nhà nước, sự xuất hiện của hàng trăm, hàng ngàn doanh nghiệp tư nhân, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo nên một thị trường lao động đầy tiềm năng
với mức cầu luôn ở mức cao. Nhu cầu về lao động đã qua đào tạo ngày càng tăng
lên cả về lượng và chất. Tuy nhiên, dù số lượng sinh viên tốt nghiệp khối ngành
kinh tế - kinh doanh mỗi năm lên tới hàng chục ngàn cử nhân song hầu hết các

doanh nghiệp đều phàn nàn về những khó khăn trong tuyển dụng nguồn nhân lực
theo yêu cầu.
Theo kết quả khảo sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phần lớn sinh viên sau
khi ra trường đều có được việc làm, nhưng tỷ lệ người có được việc làm đúng
chuyên ngành được đào tạo chưa đến 20%. Hầu hết sinh viên mới tốt nghiệp cần
được đào tạo lại tại nơi mà họ được tuyển dụng từ 6 tháng tới 1 năm, chỉ có một số
(nhưng rất ít) vẫn làm việc tốt mà không cần đào tạo lại. Thực tế, điều mà giáo dục
đại học cần hướng tới là đại đa số sinh viên ra trường có thể bắt tay vào công việc
chuyên môn mà họ đã được đào tạo và đáp ứng được cơ bản những yêu cầu của
công việc đó. Việc phải đào tạo lại sinh viên mới tốt nghiệp đã tạo một sức ép lớn
lên các doanh nghiệp trong việc sử dụng những người được coi là đã được đào tạo
nhưng lại không hiểu vai trò, trách nhiệm và công việc của mình tại nơi làm việc.
Nhìn chung, giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của
thị trường lao động cả về số lượng và chất lượng. Về số lượng, sự thiếu hụt nguồn
nhân lực đạt chuẩn ở hầu hết các ngành, đặc biệt là các ngành mới đã và đang đặt
các doanh nghiệp vào tình thế nan giải trong quản lý nhân sự. Về chất lượng, tỷ lệ
sinh viên tốt nghiệp đại học đáp ứng được yêu cầu thực tế của công việc hiện tại rất
thấp và dẫn tới các doanh nghiêp không chỉ phải đào tạo lại về chuyên môn nghiệp
vụ, doanh nghiệp sử dụng lao động còn phải huấn luyện cho nhân viên cả thái độ
làm việc, nhận thức về trách nhiệm và nghĩa vụ trong công việc. Bên cạnh đó,
người mới tốt nghiệp còn thiếu nhiều kỹ năng mềm cần thiết trong công việc như
giao tiếp, thương lượng, sử dụng máy tính, ngoại ngữ…và đặc biệt là kỷ luật làm
việc, tuân thủ thời gian trong lao động. Những chi phí đào tạo này không chỉ gây
tốn kém chi phí cho người sử dụng lao động và xã hội. Để tiết kiệm chi phí, rất
nhiều doanh nghiệp đã chọn giải pháp sử dụng người nước ngoài tại các vị trí chủ
chốt. Thực tế cho thấy sau khi trở thành thành viên của WTO, số lượng lao động
nước ngoài trong các doanh nghiệp tại Việt Nam ngày càng tăng, cạnh tranh với lao
động trong nước trong khi xu hướng này sẽ còn tiếp tục tăng cùng với mức độ hội
nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, nhất là khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN sẽ sớm
ra đời.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã và đang tích cực triển khai
thực hiện chương trình hành động của Chính Phủ về thực hiện Nghị quyết số 29-
NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hành TW
khóa XI về “đổi mới căn bản, toàn diện, giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế”, Nghị quyết đã nêu ra nhiệm vụ thực hiện quy hoạch
mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo cơ cấu ngành
nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triền nhân lực quốc gia, đáp
ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động trong nước và tham gia vào thị
trường lao động quốc tế. Bên cạnh đó thì các trường đại học và các cơ sở giáo dục
nghề nghiệp cũng đã và đang đưa ra những cải cách tích cực nhằm nâng cao chất
lượng giáo duc và đào tạo, để từ đó có thể tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng đáp
ứng nhu cầu của doanh nghiêp.
Thông qua phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng (mô hình SEM -
PLS) trên cơ sở dữ liệu thu thập từ các doanh nghiệp tại vùng Đông Nam bộ đang
sử dụng người lao động khối ngành kinh tế - kinh doanh tốt nghiệp từ các cơ sở đào
tạo, nghiên cứu này tập trung làm rõ các nội dung: (i) Thực trạng chất lượng giáo
dục và đào tạo đại học khối ngành kinh tế - kinh doanh dưới góc nhìn của doanh
nghiệp sử dụng lao động (ii) Các yếu tố tác động đến chất lượng giáo dục và đào
tạo đại học khối ngành kinh tế - kinh doanh dưới góc nhìn doanh nghiệp (iii) Các
giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đại học khối ngành kinh tế - kinh
doanh đặc biệt là thông qua nâng cao năng lực cho người học trong và sau khi ra
trường.
2. Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu
2.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng giáo dục – đào tạo đại học
Theo Arun Kumar G., Manjunath S. J. và Naveen Kumar H. (2012) thì chất
lượng dịch vụ cần phải được xem như cách thức quan trọng trong việc quản lý kinh
doanh, đảm bảo sự hài lòng và nâng cao năng lực cạnh tranh. Có rất nhiều các quan
điểm khác nhau về chất lượng được các nhà nghiên cứu đưa ra trên cơ sở nghiên
cứu ở các góc độ khác nhau (Reynolds, 1990). Đối với nhà sản xuất chất lượng là

năng suất và chi phí. Đối với khách hàng chất lượng là giá cả và đặc tính sản phẩm.
Nghiên cứu này tiếp cận vấn đề chất lượng nói chung và chất lượng giáo dục – đào
tạo dưới góc nhìn khách hàng (doanh nghiệp sử dụng lao động tốt nghiệp từ các cơ
sở đào tạo), theo cách tiếp cận này thì chất lượng giáo dục – đào tạo là khả năng
hoàn thành nhiệm vụ được giao, khả năng thích ứng với công việc, với môi trường
hữu quan.
Chất lượng dịch vụ có những đặc điểm như tính vô hình, tính không đồng
nhất, tính không thể tách rời và không thể lưu trữ được của dịch vụ gây khó khăn
trong việc đánh giá chất lượng dịch vụ. Chất lượng dịch vụ là kết quả đánh giá của
khách hàng dựa trên những tiêu chí thông qua kinh nghiệm và mong đợi của họ và
những ảnh hưởng từ hình ảnh của doanh nghiệp (Caruana, 2000). Parasuraman và
cộng sự (1985) cho rằng chất lượng dịch vụ là khoảng cách giữa sự mong đợi của
khách hàng và nhận thức của họ sau khi sử dụng sản phẩm. Philip Kotler và cộng
sự (2005) cho rằng chất lượng dịch vụ được định nghĩa là khả năng của một dịch
vụ bao gồm độ bền tổng thế, độ tin cậy, đọ chính xác, sự dễ vận hành, dễ sửa chữa
và các thuộc tính có giá trị khác để thực hiện các chức năng của nó. Một số nhà
nghiên cứu như Gronroos (1984), Cronin và Taylor (1992) thì cho rằng chất lượng
dịch vụ chỉ có thể được đo bằng các chức năng của nó và không cần thiết để đánh
giá mong đợi của khách hàng, chất lượng dịch vụ chỉ có thể được đo bằng nhận
thức mà không cần có bất kỳ liên quan nào với kỳ vọng (Saleh và Ryan, 1991;
Saravanon và Roak, 2007; Yarmohammadian và cộng sự, 2009). Trong nghiên cứu
này chúng tôi sử dụng quan điểm của Parasuraman (1985) khi đánh giá chất lượng
giáo dục - đào tạo dưới góc nhìn của doanh nghiệp để cho thấy được mức độ đáp
ứng của các cơ sở đào tạo so với nhu cầu thực tế của xã hội.
Đối với chất lượng giáo dục – đào tạo, trong nghiên cứu này nhóm tác giả
tiếp cận theo quan điểm thị trường cho rằng các cơ sở đào tạo chính là những nhà
cung cấp sản phẩm (cử nhân) còn các doanh nghiệp là khách hàng chính và là
người thụ hưởng sản phẩm của quá trình đào tạo. Quan điểm này được đông đảo
các nhà nghiên cứu, (Harvey & Green, 1993), (Van Damme, 2003), (Eshan, 2004)
cũng như các trường đại học trên thế giới thừa nhận (Lưu Tiến Dũng, 2013). Ở Việt

Nam, hệ thống giáo dục của chúng ta bao gồm các trường công lập và tư thục, mục
tiêu hoạt động của các trường về cơ bản nhất vẫn là cung cấp nguồn nhân lực có
chất lượng, đáp ứng nhu cầu cho xã hội trong ngắn hạn và dài hạn, do vậy chất
lượng giáo dục – đào tạo phải được đánh giá thông qua sản phẩm của quá trình đào
tạo và phải được xem xét trên quan điểm thị trường qua đó mới có thể nâng cao
chất lượng đào tạo tiệm cận với nhu cầu thị trường. Quan điểm trên được sự đồng
tình của nhiều nhà nghiên cứu giáo dục. Theo Nguyễn Quang Giao (2010), chất
lượng giáo dục là những lợi ích, giá trị mà kết quả học tập đem lại cho cá nhân và
xã hội, trước mắt và lâu dài. Còn Tô Bá Trượng (2013) cho rằng chất lượng giáo
dục là chất lượng con người được đào tạo từ các hoạt động giáo dục. Bùi Mạnh Nhị
(2005) cho rằng chất lượng giáo dục là sự đáp ứng mục tiêu đề ra của giáo dục
quốc gia như người tốt nghiệp phải có phẩm chất công dân, lý tưởng, kỹ năng sống,
tri thức và khả năng cập nhật thông tin; giao tiếp, hợp tác, năng lực thích ứng với
những thay đổi và khả năng thực hành, tổ chức và thực hiện công việc, khả năng
tìm việc làm và tự tạo việc làm có ích cho bản thân và người khác. Như vậy, trong
nghiên cứu này chúng tôi cho rằng chất lượng giáo dục – đào tạo đại học khối
ngành kinh tế - kinh doanh phải được đánh giá thông qua chất lượng của sản phẩm
của quá trình đào tạo. Do đó, khi phân tích các yếu tố tác động đến chất lượng giáo
dục – đào tạo cũng chính là phân tích các yếu tố tác động đến chất lượng sản phẩm
của quá trình đào tạo.
Khi đánh giá chất lượng sản phẩm của quá trình đào tạo Ehsan (2004),
Horsburgh (1998), Parri (2006) cho rằng sau quá trình đào tạo người học sẽ được
trang bị, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng như tự quyết định, tự chủ trong môi trường
làm việc, tăng khả năng phân tích vấn đề và tăng sự mẫn cảm đối với các vấn đề
xung quanh (Lê Hữu Nghĩa, 2011). Còn khi xem xét chuẩn chất lượng đầu ra mà
các trường đại học ở Việt Nam công bố thì sau quá trình đào tạo người tốt nghiệp
phải có đủ các yếu tố thuộc về kiến thức, thái độ và kĩ năng. Trong nghiên cứu này,
chúng tôi dựa trên chuẩn đầu ra mà các cơ sở đào tạo cam kết và kế thừa có điều
chỉnh bộ thang đo từ nghiên cứu của Lưu Tiến Dũng (2013) để đánh giá chất lượng
giáo dục - đào tạo của các cơ sở đào tạo thông qua việc phân tích kỳ vọng và cảm

nhận của doanh nghiệp sử dụng lao động. Chất lượng sản phẩm của quá trình đào
tạo được đánh giá thông qua các tiêu chí gồm (i) kiến thức và nghiệp vụ chuyên
môn; (ii) kĩ năng chuyên môn; (iii) kĩ năng mềm; (iv) thái độ làm việc; (v) khả
năng hòa nhập; (vi) giá trị gia tăng tạo ra.
2.2 Mô hình nghiên cứu định lượng các yếu tố tác động đến chất lượng giáo
dục – đào tạo khối ngành kinh tế kinh doanh và các giả thuyết nghiên cứu
Như đã chỉ ra ở trên, trong nghiên cứu này chúng tôi cho rằng chất lượng
giáo dục – đào tạo khối ngành kinh tế - kinh doanh chính là chất lượng sản phẩm
đầu ra của quá trình đào tạo. Việc nhận diện và phân tích vai trò của các yếu tố
dưới góc nhìn của doanh nghiệp nhấn mạnh đến sự hợp tác giữa doanh nghiệp và
các cơ sở đào tạo dưới nhiều khía cạnh (Bonaccorsi và Piccaluga, 1994; Faulkner
và Senker, 1995; Schartinger và cộng sự, 2001). Theo đó, các yếu tố tác động đến
chất lượng giáo dục – đào tạo bao gồm các yếu tố bên trong của các cơ sở đào tạo
bao gồm (i) chất lượng đội ngũ giảng viên; (ii) chất lượng chương trình đào tạo;
(iii) các hoạt động thực hành; (iv) hoạt động chuyển giao và nghiên cứu khoa học;
(v) chất lượng liên kết giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp. Các yếu tố này sẽ
được đánh giá thông qua cảm nhận cũng như sự tham gia của các doanh nghiệp.
Ngoài 05 yếu tố trên còn có 01 yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến chất lượng giáo
dục – đào tạo là chính sách giáo dục của nhà nước và cũng được đánh giá dưới sự
cảm nhận của doanh nghiệp. Mô hình nghiên cứu định lượng và các giả thuyết
nghiên cứu các yếu tố tác động đến chất lượng giáo dục – đào tạo đại học khối
ngành kinh tế - kinh doanh được trình bày như trong hình 1.

Hình 1. Mô hình nghiên cứu định lượng
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện thông qua hai giai đoạn: (i) nghiên cứu sơ bộ
và (ii) nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương
pháp nghiên cứu định tính và sơ bộ định lượng. Nghiên cứu định tính được thực
hiện với phương pháp nghiên cứu tài liệu; phỏng vấn phi cấu trúc với sự tham gia

của các chuyên gia phụ trách lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực đến từ trường Đại
học Sư phạm Tp. HCM, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.HCM,
trường Đại học Kinh tế - Luật Tp.HCM, trường Đại học Thủ Dầu Một, trường Đại
học Lạc Hồng; công ty TNHH Scancom Việt Nam (Đồng Nai); công ty Cổ phần
Cảng Đồng Nai; Ngân hàng Sacombank (Đồng Nai); khách sạn AURORA (Đồng
Nai); Ngân hàng Tiên Phong (Đồng Nai); công ty TNHH thép Sinha (Đồng Nai);
công ty C.P Việt Nam (Đồng Nai); công ty KDK (Bình Dương). Tổng cộng có 13
cuộc phỏng vấn (điểm bão hòa là 9) được thực hiện từ tháng 12/2014 đến tháng
01/2015 nhằm hoàn thiện khung lý thuyết, các tiêu chí dùng để đánh giá thực trạng
chất lượng giáo dục – đào tạo, bộ thang đo các khái niệm nghiên cứu. Nghiên cứu
định lượng sơ bộ được thực hiện bằng việc gửi bảng hỏi khảo sát sơ bộ đến 36
doanh nghiệp nằm ở KCN Biên Hòa 1 và KCN Biên Hòa 2 nhằm đánh giá độ tin
cậy của thang đo. Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho kết quả trung bình
đạt 0.891 cho thấy các thang đo lường các khái niệm nghiên cứu có độ tin cậy cao
và phù hợp cho nghiên cứu.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định
lượng thông qua việc gửi bảng khảo sát chính thức theo phương pháp phi xác suất
đến 320 doanh nghiệp ở vùng Đông Nam bộ có sử dụng lao động là cử nhân khối
ngành kinh tế - kinh doanh thuộc các KCN Biên Hòa 1, KCN Biên Hòa 2, KCN
AMATA, KCN Long Bình, KCN Nhơn Trạch I, KCN Long Thành (Đồng Nai);
KCN Mỹ Phước I, II, KCN Việt Nam – Singapo, (Bình Dương); Khu chế xuất Linh
Trung I, II, KCN Bình Chiểu (Tp. HCM); KCN Trảng Bàng (Tây Ninh); KCN
Chơn Thành (Bình Phước); KCN Phú Mỹ I (Bà Rịa – Vũng Tàu), các khách sạn,
doanh nghiệp du lịch, thương mại, bán lẻ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Bình Dương
và Tp. HCM. Thời gian khảo sát được thực hiện trong những khoảng thời gian khác
nhau từ tháng 12/2014 đến tháng 01/2015. Kết quả thu được 187 phiếu khảo sát
hợp lệ sau khi làm sạch và kiểm định độ phân phối chuẩn sẽ được tiến hành phân
tích bằng phần mềm SPSS và SmartPLS nhằm kiểm định chất lượng bộ thang đo,
mức độ phù hợp của mô hình và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu về mối quan
hệ giữa các biến độc lập và phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu.

3.2 Thang đo lường các khái niệm nghiên cứu, công cụ thu thập và phân tích
dữ liệu nghiên cứu
Bộ thang đo dùng trong nghiên cứu có thể được chia làm 2 phần. Phần 1 là
các thang đo dùng để đánh giá thực trạng chất lượng giáo dục – đào tạo đại học
khối ngành kinh tế - kinh doanh. Trong phần này tổng cộng có 54 thang đo chia
làm 2 phần: Kỳ vọng và Cảm nhận. Phần Kỳ vọng gồm có 27 thang đo đánh giá kỳ
vọng của doanh nghiệp về chất lượng sản phầm đầu ra của quá trình đào tạo chia
làm 06 khía cạnh gồm (i) kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn (ii) kĩ năng chuyên
môn; (iii) kĩ năng mềm và thái độ làm việc; (iv) giá trị gia tăng tạo ra; (v) kinh
nghiệm làm việc; (vi) khả năng hòa nhập. Phần Cảm nhận cũng gồm 27 thang đo
giống như phần Kỳ vọng nhưng đo lường sự cảm nhận của doanh nghiệp về chất
lượng sản phầm đầu ra mà doanh nghiệp đang sử dụng (bảng 2). Phần 2 là các
thang đo dùng để đo lường các yếu tố tác động đến chất lượng giáo dục đào tạo đại
học khối ngành kinh tế - kinh doanh gồm 35 biến quan sát cho 06 biến độc lập và
01 biến phụ thuộc được mã hóa như trong hình 2.
Dữ liệu dùng trong nghiên cứu này là dữ liệu sơ cấp thu thập trực tiếp bằng
bảng khảo sát từ các doanh nghiệp. Bảng khảo sát gồm 03 phần. Phần 1 gồm 02
phần Kỳ vọng và Cảm nhận dùng để đánh giá thực trạng chất lượng giáo dục – đào
tạo. Phần 2 gồm các biến dùng để phân tích các yếu tố tác động đến chất lượng giáo
dục – đào tạo. Phần 3 là thông tin của người được phỏng vấn. Dữ liệu sau khi được
làm sạch và đánh giá phân phối xác suất được phân tích với sự trợ giúp của phần
mềm SPSS và SmartPLS thông qua: Kiểm định chất lượng thang đo và mô hình
nghiên cứu, phân tích hồi quy kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.
4. Thực trạng chất lượng giáo dục – đào tạo khối ngành kinh tế - kinh doanh
dưới góc nhìn doanh nghiệp
Theo kết quả nghiên cứu của Lưu Tiến Dũng (2013) thì các yếu tố tác động
đến sự hài lòng của doanh nghiệp đối với người lao động khối ngành kinh tế - kinh
doanh bao gồm (i) kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn; (ii) kĩ năng chuyên môn;
(iii) kĩ năng mềm; (iv) thái độ làm việc; (v) khả năng hòa nhập và (vi) giá trị gia
tăng tạo ra. Trong phần này, nhóm nghiên cứu sẽ phân tích thực trạng chất lượng

giáo dục – đào tạo đại học khối ngành kinh tế - kinh doanh trên cơ sở phân tích khả
năng đáp ứng của người học sau khi ra trường (sản phẩm của quá trình đào tạo) so
với kỳ vọng của doanh nghiệp về 06 khía cạnh trên. Mẫu dùng trong nghiên cứu
này được tổng hợp như trong bảng 1. Trong số 187 doanh nghiệp được khảo sát thì
lượng lao động khối ngành kinh tế - kinh doanh chiếm trung bình 36% tổng nguồn
nhân lực của doanh nghiệp cho thấy sự đóng góp quan trọng của ngành này đối với
phát triển kinh tế - xã hội.
Bảng 1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Biến
Thuộc tính
Loại hình doanh
nghiệp
Quy mô doanh
nghiệp
Ngành nghề kinh
doanh
Quốc gia đầu tư

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài = 68.99%; Doanh
nghiệp trong nước = 31.01%.
Siêu nhỏ = 16.42%; Nhỏ và vừa = 71.77%; Doanh nghiệp lớn
= 11.81%
Du lịch – khách sạn = 12.30%; Ngân hàng =5.88%; Sản xuất
= 50.80%; Thương mại, bán lẻ = 31.012%
Việt Nam = 31.01%; Nhật Bản =23.89%; Hàn Quốc =
12.78%; Đài Loan = 13.5%; Trung Quốc = 7.45%; Khác =
11.37%
Nguồn: Khảo sát của nhóm nghiên cứu.
Đánh giá chung thì một thực trạng báo động khi mức độ đáp ứng 06 khía
cạnh trên của cử nhân khối ngành kinh tế kinh doanh sau khi ra trường đều thấp

hơn kỳ vọng của các doanh nghiệp được khảo sát. Hay nói cách khác chất lượng
giáo dục – đào tạo đại học khối ngành kinh tế - kinh doanh dưới góc nhìn của
doanh nghiệp là chưa đáp ứng được yêu cầu.
Bảng 2. Mức độ đáp ứng của cử nhân so với kỳ vọng của doanh nghiệp
Yếu tố
Tiêu chí
Trung bình Kỳ vọng
của doanh nghiệp
(1)
Trung bình Đáp
ứng của người
lao động
(2)
Chất lượng giáo
dục đại học khối
ngành kinh tế
kinh doanh
(2) – (1)
Kiến thức
và nghiệp
vụ chuyên
môn
Có kiến thức kiến thức sâu rộng và trình
độ chuyên môn cao
4.358
3.856
-0.202
Có kiến thức cơ bản để giải quyết các mối
quan hệ trong tổ chức
4.321

3.722
-0.599
Có kiến thức chuyên môn và tổng quan tốt
4.471
4.790
0.319
Trung bình
4.38
4.22
-0.16
Kỹ năng
chuyên
môn
Có khả năng tìm hiểu, phân tích xử lý
thông tin hiệu quả
4.439
3.893
-0.546
Có khả năng suy nghĩ và làm việc độc lập
4.551
3.289
-1.262
Có tính năng động và tự tin trong môi
trường chuyên nghiệp
4.524
4.369
-0.155
Có khả năng lên kế hoạch hành động hoàn
thành nhiệm vụ
4.513

3.219
-1.294
Có tác phong làm việc chuyên nghiệp
4.316
3.979
-0.337
Có kinh nghiệm thực tiễn phong phú
4.487
3.305
-1.182
Trung bình
4.47
3.67
-0.79
Thái độ
làm việc
Có niềm đam mê với công việc
4.492
4.587
0.095
Chấp hành tốt nội quy của pháp luật
4.497
4.647
0.25
Chấp hành tốt chính sách và quy định của
doanh nghiệp
4.316
4.316
0.3
Có tinh thần ham học hỏi và cầu tiến

4.380
4.941
0.561
Có tinh thần trách nhiệm cao trong công
việc
4.476
4.995
0.519
Có ý thức tự giác trong công việc
4.364
4.091
0.227
Trung bình
4.42
4.74
0.32
Kỹ năng
mềm
Có khả năng làm việc nhóm hiệu quả
4.401
4.968
0.567
Cử nhân phải có khả năng giao tiếp tốt
4.321
3.337
-0.984
Có khả năng sử dụng tốt ngoại ngữ
4.332
3.642
-0.312

Có khả năng sử dụng thành thạo tin học
ứng dụng trong công việc
4.380
4.032
0.152
Trung bình
4.36
4.16
-0.19
Khả năng
hòa nhập
Có khả năng thích ứng nhanh với công
việc
4.492
3.016
-0.476
Có khả năng hòa nhập nhanh với công việc
4.583
3.925
-0.658
Có khả năng hòa nhập nhanh với môi
trường văn hóa doanh nghiệp
4.543
3.011
-0.532
Trung bình
4.53
3.98
-0.55
Giá trị gia

tăng tạo ra
Giá trị gia tăng tạo ra xứng đáng với mức
lương được chi trả
4.380
4.112
-0.268
Hoàn thành tốt các nhiệm vụ công việc
4.364
3.674
-0.69
Đóng góp đáng kể vào thành công doanh
nghiệp
4.90
3.679
-0.221
Trở thành tài sản quan trọng doanh nghiệp
của
4.492
3.316
-1.176
Là nhân tố quan trọng trong sự thành công
doanh nghiệp
4.487
3.225
-0.262
Trung bình
4.5246
4.0012
-0.5234
Nguồn: Khảo sát của nhóm nghiên cứu.

Trong số 06 khía cạnh trên thì chỉ có thái độ làm việc của người lao động là
được các doanh nghiệp đánh giá cao và đáp ứng được yêu cầu, một phần cũng bởi
chính môi trường làm việc chuyên nghiệp của các doanh nghiệp chi phối. Kiến thức
và nghiệp vụ chuyên môn cũng là yếu tố được doanh nghiệp đánh giá khá tốt bởi
lượng kiến thức hàn lâm mà người học được trang bị tại các trường là khá tốt, tuy
nhiên kiến thức chuyên môn cao gắn với thực tế vẫn là cái mà cử nhân tốt nghiệp bị
thiếu. Còn lại các yếu tố như kỹ năng chuyên môn đặc biệt là kỹ năng thực hành,
tác nghiệp thực tế, kỹ năng mềm, khả năng hòa nhập và giá trị gia tăng tạo ra đều
chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Quan sát bảng 2 ở trên tuy rằng mức
độ đáp ứng của người lao động khối ngành kinh tế - kinh doanh so với kỳ vọng của
doanh nghiệp vẫn chưa được đảm bảo nhưng có thể thấy khoảng cách là không quá
xa và có thể san lấp. Nhưng cũng cần lưu ý rằng, kỳ vọng của doanh nghiệp đối với
nguồn nhân lực có chất lượng là không chỉ dừng lại như trên mà sẽ có xu hướng
tăng nhanh hơn trong thời gian tới khi đứng trước những sức ép của cạnh tranh và
hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng toàn diện và sâu rộng và như thế những nhà
quản lý giáo dục phải làm việc hết sức nghiêm túc để từng bước san lấp khoảng
cánh cũng như tiến tới thỏa mãn tốt hơn yêu cầu của xã hội.
Các trường đại học ở Việt Nam đều cung cấp cho sinh viên một lượng kiến
thức hàn lâm được đánh giá là rất tốt tuy nhiên vẫn còn chậm được cập nhật theo
kịp xu hướng, điều này được thấy rõ khi tương quan so sánh với các chương trình
học của nước ngoài khi có tính ứng dụng và theo rất sát với diễn biến thực tiễn của
bộ môn khoa học. Nguyên nhân của việc chậm cập nhật kiến thức, giáo trình mới
chủ yếu xuất phát từ khả năng ngoại ngữ còn hạn chế của đội ngũ giảng viên, giáo
trình chủ yếu được viết theo kiểu “bình mới rượu cũ”. Do vậy, đối với nhân tố kiến
thức và nghiệp vụ chuyên môn thì giải pháp chủ yếu nên tập trung vào việc hoàn
thiện, cập nhật kiến thức, giáo trình nhất là giáo trình bằng ngoại ngữ, nâng cao
năng lực nghiên cứu, trao đổi giảng viên giữa các trường đại học trong và nước
ngoài. Có sự liên hệ trao đổi học thuật, kinh nghiệm thường kì giữa trường đại học
và doanh nghiệp.
Đối với nhóm nhân tố kĩ năng chuyên môn. Rất nhiều cử nhân hay thậm chí

thạc sĩ ra trường cũng đối mặt với việc bỡ ngỡ, chân tay lớ ngớ khi tác nghiệp thực
tế. Do đó việc cho sinh viên tiếp xúc với công việc thực tế trên cơ sở thành lập các
trung thực hành nghề nghiệp, các buổi tham quan doanh nghiệp, thực tập ngắn hạn
giữa khóa học là giải pháp tuy không mới nhưng vẫn sẽ mang lại hiệu quả cao nếu
được đầu tư đúng mức. Đối với nhóm kĩ năng thuộc về kĩ năng mềm gắn chặt với
khối ngành kinh tế - kinh doanh như kĩ năng ngoại ngữ, tin học, giao tiếp, nghiên
cứu, khả năng thích ứng…đặc biệt yếu và thiếu ở người tốt nghiệp. Hiện nay có
một số các trường đại học đã thành lập trung tâm kĩ năng mềm đồng thời quy định
chứng chỉ kĩ năng mềm là một trong những chứng chỉ bắt buộc làm điều kiện tốt
nghiệp khi ra trường nhằm phát triển và nâng cao kĩ năng mềm cho sinh viên. Tuy
nhiên đây có thể cũng chỉ là giải pháp ngắn hạn khi mà hệ thống giáo dục vẫn còn
đó căn bệnh cố hữu là thiếu năng động, ì lại. Giải pháp dài hạn và mang tính bền
vững hơn đó là cần thay đổi thay đổi tư duy và phương pháp dạy học đại học khoa
học, tiên tiến và năng động hơn.
Đối với nhân tố giá trị gia tăng và khả năng hòa nhập mặc dù phần lớn do sự
nỗ lực của sinh viên khi ra trường, tuy nhiên nó cũng chỉ có được khi sinh viên
được cung cấp một môi trường học tập hiện có đầy đủ điều kiện, phương tiện tiếp
xúc với thực tế. Cùng với một nền tảng kiến thức phong phú, mang tính thực tiễn
cao cùng với kĩ năng chuyên môn vững vàng. Đây là trách nhiệm của các trường
đại học phải cung cấp cho sinh viên với vai trò là người cung cấp nguồn nhân lực
cho xã hội.
5. Các yếu tố tác động đến chất lượng giáo dục – đào tạo đại học khối ngành
kinh tế - kinh doanh dưới góc nhìn doanh nghiệp
Bộ dữ liệu sau khi được làm sạch gồm 187 mẫu thỏa mãn điều kiện của phân
tích nhân tố khám phá và mô hình cấu trúc tuyến tính (Bagozzi và Yi, 1988; Hair
và cộng sự, 2010, 2011, 2013; Henseler, 2010; Henseler và Sarstedt, 2013; Hoyle,
1995; Kline, 1998; Jackson, 2001, 2003; Marcoulides và Saunder, 2006; Ringle và
cộng sự, 2005).

Hình 2. Mã hóa thang đo và thống kê T_values của các biến trong mô hình

Chất lượng bộ thang đo dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu được
kiểm định. Theo đó, các biến quan sát dùng để đo lường cho các khái niệm nghiên
cứu đều đạt ý nghĩa thống kê, không có biến quan sát nào bị loại khi có hệ số tải
đều lớn hơn 0.7 và có ý nghĩa thống kê: Hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tin cậy
tổng hợp đều lớn hơn 0.6 nhỏ nhất là 0.8364 và 0.8906 (Bagozzi và Yi, 1988; Hair
và cộng sự, 2012), trung bình phương sai trích được của mỗi khái niệm đều lớn hơn
0.5 cho thấy các khái niệm đạt được giá trị phân biệt (Fornell và Larcker (1981).
Bảng 2. Bảng tổng hợp độ tin cậy của thang đo
Biến
Cronbach’s
Alpha
Hệ số tin cậy tổng
hợp
Trung bình phương
sai trích được
Chất lượng giảng
viên
0.8367
0.8902
0.6696
Chương trình đào
tạo
0.8720
0.9035
0.6099
Hoạt động liên kết
0.8852
0.9104
0.5926
Hoạt động NCKH

và chuyển giao
0.8364
0.8906
0.6713
Hoạt động thực
hành
0.8885
0.9174
0.6536
Chính sách giáo
dục
0.8772
0.9243
0.8020
Chất lượng giáo
dục – đào tạo đại
học khối ngành
kinh tế - kinh
doanh
0.9039
0.9287
0.7228
Nguồn: Khảo sát của nhóm nghiên cứu.
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy so với kỳ vọng ban đầu về sự tác động
của 06 biến độc lập đối với biến phụ thuộc đều được chấp nhận. Các biến độc lập
gồm chất lượng giảng viên, chương trình đào tạo, hoạt động liên kết, hoạt động
nghiên cứu khoa học và chuyển giao, hoạt động thực hành và chính sách giáo dục
giải thích được 81.2% sự biến thiên của chất lượng giáo dục – đào tạo đại học khối
ngành kinh tế - kinh doanh. Điều này có thể cho thấy rằng dưới góc nhìn của doanh
nghiệp thì các nhà làm giáo dục phải hết sức quan tâm đến các yếu tố trên trong

việc quản lý hoạt động giáo dục. Theo Chin, Marcolin và Newsted (1996), khi phân
tích tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc nhà nghiên cứu không chỉ
xem xét mối quan hệ cũng như có ý nghĩa hay không giữa các mối quan hệ ấy mà
còn phải xem tác động mạnh, yếu của các mối quan hệ ấy làm căn cứ cho việc phân
bổ nguồn lực
2
. Cụ thể các tác động của các yếu tố đều nằm ở mức trung bình đến
mạnh và có ý nghĩa thống kê, cụ thể:
Giả thuyết H1: Dưới góc nhìn của doanh nghiệp thì hoạt động thực hành là
yếu tố tác động mạnh nhất và có ý nghĩa thống kê đến chất lượng giáo dục – đào
tạo khối ngành kinh tế - kinh doanh (β = 0.306, T-values = 4.495, mức độ tác động
=0.3061). Theo đó cử nhân sau khi tốt nghiệp ra trường buộc phải được trang bị


2
Mức độ tác động 0.02, 0.15 và 0.35 sẽ chỉ ra mức độ tác động ít, trung bình và lớn. T_values đều lớn hơn 1.96 thì
mới có ý nghĩa thống kê
khả năng thực hành chuyển đổi kiến thức hàn lâm thành khả năng làm việc thực tế,
tránh đào tạo thêm, đào tạo lại.
Giả thuyết H2: Dưới góc nhìn của doanh nghiệp thì hoạt động liên kết giữa
các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp là yếu tố tác động mạnh thứ hai và có ý nghĩa
thống kê đến chất lượng giáo dục – đào tạo khối ngành kinh tế - kinh doanh (β =
0.244, T-values = 2.396, mức độ tác động =0.2440). Với các doanh nghiệp thì hoạt
động liên kết sẽ gắn chặt nhu cầu của họ với các cơ sở đào tạo và theo đó việc đáp
ứng nhu cầu sẽ hiệu quả hơn.

Hình 3. Kết quả phân tích cấu trúc tuyến tính.
Giả thuyết H3: Dưới góc nhìn của doanh nghiệp thì chính sách giáo dục của
nhà nước là yếu tố tác động mạnh thứ ba và có ý nghĩa thống kê đến chất lượng
giáo dục – đào tạo khối ngành kinh tế - kinh doanh (β = 0.239, T-values = 3.025,

mức độ tác động =0.2392). Với các doanh nghiệp thì họ mong muốn rằng tình
trạng vừa thừa vừa thiếu nguồn nhân lực chất lượng hiện nay sẽ được cải thiện dựa
trên sự can thiệp của chính phủ đối với việc dự báo, quy hoạch, quy định hướng
dẫn các cơ sở đào tạo trong việc quản lý hoạt động đào tạo.
Giả thuyết H4: Dưới góc nhìn của doanh nghiệp thì chương trình đào tạo của
các trường là yếu tố tác động mạnh thứ tư và có ý nghĩa thống kê đến chất lượng
giáo dục – đào tạo khối ngành kinh tế - kinh doanh (β = 0.145, T-values = 2.149,
mức độ tác động =0.1451). Theo đó, chương trình đào tạo của các trường sẽ tác
động trực tiếp đến năng lực về kiến thức và kĩ năng của người lao động sau khi ra
trường và do đó sẽ ảnh hướng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Ở đây,
việc tham gia của doanh nghiệp trong việc xây dựng chương trình đào tạo là yếu tố
quan trọng.
Giả thuyết H5: Dưới góc nhìn của doanh nghiệp thì chất lượng giảng viên là
yếu tố tác động mạnh thứ năm và có ý nghĩa thống kê đến chất lượng giáo dục –
đào tạo khối ngành kinh tế - kinh doanh (β = 0.118, T-values = 2.409, mức độ tác
động =0.1175). Đối với doanh nghiệp, giảng viên cần phải có kiến thức thực tế
nhiều hơn nữa, đặc biệt các chuyên gia từ doanh nghiệp cũng là một nguồn giảng
viên quan trọng cho các cơ sở đào tạo.
Giả thuyết H6: Dưới góc nhìn của doanh nghiệp thì hoạt động nghiên cứu
khoa học và chuyển giao kết quả nghiên cứu là yếu tố tác động mạnh thứ sáu và có
ý nghĩa thống kê đến chất lượng giáo dục – đào tạo khối ngành kinh tế - kinh doanh
(β = 0.114, T-values = 2.166, mức độ tác động =0.1142). Doanh nghiệp đã và đang
thụ hưởng trực tiếp những lợi ích từ hoạt động nghiên cứu khoa học của các cơ sở
đào tạo nhất là trong bối cảnh hiện nay khi trình độ quản lý cần và đang nâng lên
một tầm mới trước sức ép của môi trường cạnh tranh rộng và toàn diện hơn.
Kết quả phân tích hồi quy được nhóm tác giả kiểm định lại mức độ ổn định
bằng phương pháp Bootstrap với phương pháp lấy mẫu lặp lại 500 lần. Kết quả cho
thấy sự chênh lệch giữa kết quả thống kê ban đầu và Bootstrap không có sự chênh
lệch lớn và đều không có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra, kiểm định hiện tượng đa cộng
tuyến đều cho giá trị VIF nhỏ hơn 5 (Hair và cộng sự, 2011) do đó không thấy hiện

tượng này trong mô hình nghiên cứu.
6. Kết luận và một số hàm ý chính sách
Nghiên cứu này tiếp cận vấn đề chất lượng giáo dục đào tạo đại học khối
ngành kinh tế - kinh doanh dưới góc nhìn của doanh nghiệp đã cho thấy sau quá
trình đào tạo người học chưa đáp ứng được các yêu cầu về năng lực chuyên môn
cũng như các kĩ năng cần thiết cho công việc thực tế gây nhiều tổn hại cho doanh
nghiệp và xã hội. Bằng mô hình kinh tế lượng, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy
dưới góc nhìn của doanh nghiệp có 06 yếu tố tác động đến chất lượng giáo dục –
đào tạo đại học khối ngành kinh tế - kinh doanh bao gồm (i) hoạt động thực hành;
(ii) hoạt động liên kết giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp; (iii) chính sách giáo
dục; (iv) chương trình đào tạo; (v) chất lượng giảng viên và (vi) hoạt động nghiên
cứu khoa học và chuyển giao.
Dựa trên các kết quả nghiên cứu ở trên, dưới góc nhìn của doanh nghiệp thì
các cơ sở đào tạo đại học khối ngành kinh tế - kinh doanh cần phải quan tâm đến
các yếu tố sau đây nhằm nâng cao năng lực trong và sau khi ra trường cho người
học, nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo đại học khối ngành kinh tế - kinh
doanh:
- Nâng cao chất lượng hoạt động thực hành gắn với thực tiễn theo hướng cơ
sở đào tạo và doanh nghiệp cùng làm. Thông qua các hoạt động (i) liên kết chặt
chẽ với doanh nghiệp trong việc tạo ra nơi thực tập thực sự cho người học; (ii) xây
dựng các chương trình thực hành gắn với đặc thù của doanh nghiệp; (iii) Huy động
nguồn lực (kinh phí, tài liệu, máy móc thiết bị, chuyên gia) từ doanh nghiệp vào
các hoạt động thực hành của các trường; (iv) đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất cho
người học thực hành.
- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động liên kết giữa cơ sở đào tạo và
doanh nghiệp. Các chính sách nên tập trung như (i) huy động sự hỗ trợ của doanh
nghiệp khi xây dựng nội dung thực hành; (ii) duy trì mối quan hệ mật thiết với các
doanh nghiệp; (iii) huy động nguồn lực doanh nghiệp cho các hoạt động nghiên cứu
khoa học; (iv) thường xuyên tiếp nhận phản hồi về chất lượng sinh viên tốt nghiệp;
(v) các hoạt động giao lưu giữa doanh nghiệp và các trường nên được tổ chức

thường xuyên. Bên cạnh sự chủ động của các cơ sở đào tạo như trên thì chính sách
khuyến khích của Bộ giáo dục và Đào tạo cũng hết sức quan trọng thông qua việc
ban hành khung tiêu chí rõ ràng, nới lỏng các chính sách liên quan đến tuyển sinh,
đào tạo và kiểm định chất lượng liên quan đến đáp ứng yêu cầu xã hội.
- Chính phủ đóng vai trò chủ đạo trong việc hoạt định sự phát triển cho các
cơ sở đào tạo. Các chính sách cần tập trung như hoạch định dự báo nhu cầu nhân
lực, quy hoạc nhu cầu nhân lực và kế hoạch đào tạo cho các trường phù hợp, định
hướng phát triển nguồn nhân lực bắt kịp được xu thế của xã hội. Hai trung tâm dự
báo nhu cầu nhân lực của Bộ giáo dục và Đào tạo cần phối hợp hiệu quả hơn nữa
với các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội nghề nghiệp nhằm đưa ra các số liệu dự
báo làm định hướng đào tạo đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội.
- Xây dựng chương trình đào tạo gắn với nhu cầu thực tế. Theo đó các chính
sách cần quan tâm bao gồm: (i) thường xuyên tham vấn ý kiến doanh nghiệp của
trong việc xây dựng chương trình đào tạo; (ii) cân đối lý luận với thực hành hơn
nữa; (iii) gắn với đặc thù và bám sát với thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh
doanh nghiệp; (iv) chương trình đào tạo của các trường cần luôn theo sát với tình
hình kinh tế - xã hội của đất nước. Chương trình đào tạo của các trường hiện nay
theo đánh giá của các doanh nghiệp là khá lạc hậu và khô cứng khi thừa các môn lý
luận và thiếu đi nhiều các môn hay học phần ứng dụng. Việc xây dựng chương
trình đào tạo cũng chưa thực sự đảm bảo khi các trường có xu hướng vay mượn lẫn
nhau, xây dựng theo nguồn lực mình có chứ không phải theo cái xã hội cần. Do vậy
việc lệch pha giữa các trường và doanh nghiệp là điều khó tránh khỏi.
- Nâng cao tầm và tâm của đội ngũ giảng viên. Theo đó, đội ngũ giảng viên
của các trường không những phải có trình độ chuyên môn tốt và cần phải có tâm
huyết với sự nghiệp giáo dục, kết hợp với việc đào tạo bài bản có kinh nghiệm thực
tiễn phong phú. Hiện nay, bên cạnh những nhà giáo tận tâm tận lực với nghề thì
còn một đội ngũ khác đầy đủ bằng cấp Ta có, Tây có nhưng lại đang làm cản trở sự
nghiệp giáo dục bằng những chiêu trò, địa vị, tư lợi làm cho trò không kính thầy,
già không kính trẻ…Do vậy, dù đau lòng nhưng cần nhìn nhận vào thực tế này để
có sự cải cách toàn diện. Ngoài ra, bên cạnh đội ngũ giảng viên với trình độ hàn

lâm cao cũng cần quan tâm đến đội ngũ thỉnh giảng là chuyên gia từ các doanh
nghiệp nhằm đem đến một cách tiếp cận khác thực tế hơn cho người học nhìn nhận
và hoàn thiện.
- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học nhất là khoa học ứng dụng.
Hoạt động nghiên cứu khoa học phải là hoạt động trọng tâm, hướng về doanh
nghiệp và xã hội để những kết quả tạo ra thực sự có ý nghĩa. Nguồn lực và chế độ
tài chính cho hoạt động nghiên cứu cần được quan tâm hơn nữa.
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
Lưu Tiến Dũng (2013), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh
nghiệp đối với cử nhân các ngành khoa học xã hội và nhân văn, Tạp chí
Khoa học ĐHQGHN, Nghiên cứu Giáo dục, Tập 29, Số 2, tr. 1-9.
Nguyễn Quang Giao (2010), Khái niệm chất lượng giáo dục đại học với cách tiếp
cận thông qua khách hàng, Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng
– Số 3(38).
Lê Hữu Nghĩa (2011), Những quan niệm về chất lượng giáo dục đại học, Tạp chí
Giáo dục, Số 242, Đại học quốc gia Hà Nội, tr. 26-30.
Bùi Mạnh Nhị (2005), Các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục đại học,
Đề tài thuộc chương trình nghiên cứu cấp Bộ về khoa học giáo dục, Viện
khoa học giáo dục Việt Nam.
Tô Bá Trượng (2013), Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học hiện nay,
Tạp trí Giáo dục Việt Nam số 69, tr. 8-11.
Tiếng Anh
Ahmad Ali Foroughi Abari, Mohammad Hossein Yarmohammadian, Mina Esteki
(2011), Assessment of Quality of Education a Non-Governmental University
Via SERVQUAL Model.
Anderson, J. C., và Gerbing, D. W, (1984), “The effects of sampling error on
convergence, improper solutions, and goodness-of-fit indices for maximum
likelihood confirmatory fac-tor analysis”, Psychometrika, 49, pp. 155-173.
Anderson, J. C., và Gerbing, D. C., (1998), “Structural equation modeling in

practice: A review and recommended two-step approach”, Psychological
Bulletin, 103, pp. 411-423.
Arun Kumar G., Manjunath S. J., Naveen Kumar H., “A study of retail service
quality in organized retailing”, International Journal of Engineering and
Management Sciences, 3 (3) (2012), 370-372
Bagozzi, R. P.,& Yi, Y. (1998), On the evaluation of structural equation models,
Journal of the Academy of Marketing Science, 16 (1), pp. 74-94.
Bonaccorsi, A. and A. Piccaluga (1994), A theoretical framework for the evaluation
of university-industry relationships, R&D Management 24 (3): pp. 229-247.
Caruana, M. (2000), “An Emperical study of the effect of Service Quality on
Customer Satisfaction in Retail Banking”, International Journal of Bank
Marketing, No.6, pp. 31-48.
Chin, W. W., and Todd, P. A. (1995), “On the Use, Usefulness, and Ease of Use of
Structural Equation Modeling in MIS Research: A Note of Caution,” MIS
Quarterly (19:2), pp. 237-246.
Chin, W. W., Marcolin, B. L., & Newsted, P. R. (1996), A partial least squares
latent variable modelling approach for measuring interaction effects: Results
from a Monte Carlo simulation study and voice mail emotion/adoption study,
Paper presented at the 17
th
International Conference on Information Systems,
Cleveland, OH.
Cronin, J. J., Taylor, S. A., (1992), Measuring service quality: a reexamination and
extension, Journal of Marketing, 6, pp. 55-68.
Faulkner, W. and J. Senker (1995), Knowledge frontiers: public sector
research and industrial innovation in biotechnology, engineering
ceramics, and parallel computing. Oxford University Press, New York.
Fornell, C, & Larcker, D.F., (1981), Evaluating structural equation models with
unobservable variable and mearsurement error. Journal of Marketing
Research, 18 (1), pp. 39-50.

Gro¨nroos, C., (1984), A service quality model and its marketing implications,
European Journal of Marketing, 18 (4), pp. 36-44.
Hair, J. F., Black, W. C., Babin, B. J., & Anderson, R. E. (2010), Multivariate data
analysis (7th ed.). Englewood Cliffs: Prentice Hall.
Hair, J. F., Hult, G. T. M., Ringle, C. M., & Sarstedt, M. (2013), A Primer on
Partial Least Squares Structural Equation Modeling (PLS-SEM). Thousand
Oaks: Sage.
Hair, J. F., Ringle, C. M., & Sarstedt, M. (2011), PLS-SEM: Indeed a silver bullet,
Journal of Marketing Theory and Practice, 19(2), pp. 139–151.
Hair, J.F., Sarstedt, M., Ringle, C.M. & Mena, J.A., (2012), An assessment of the
use of partial least squares structural equation modeling in marketing
research, Journal of the Academy of Marketing Science, 40(3), pp. 414-433.
Henseler, J. (2010), On the convergence of the partial least squares path modeling
algorithm, Computational Statistics, 25(1), pp. 107–120.
Henseler. J. and Sarstedt, M. (2013), Goodness-of-fit indices for partial least
squares path modeling. Computational Statistics. 28 (2), pp. 565-580.
Henseler, J., Ringle, C., & Sinkovics, R. (2009), The use of partial least squares
path modeling in international marketing, Advances in International
Marketing, 20(2009), pp. 277–320.
Hoyle, R. H. (ed.) (1995),. Structural Equation Modeling. Thousand Oaks, CA.:
SAGE Publications, Inc.
Jackson, D. L. (2001), Sample size and number of parameter estimates in
maximum likelihood confirmatory factor analysis A Monte Carlo
investigation, Structural Equation Modeling, 8, pp. 205-223.
Jackson, D. L. (2003), Revisiting sample size and number of parameter estimates:
Some support for the N:q hypothesis, Structural Equation Modeling, 10,
pp.128-141.
Kline, R. B. (1998), Principles and practice of structural equation modeling, New
York: Guilford.
Kotler Philip el al. (2005), Principles of Marketing (4

th
European edition), Prentice
Hall.
Lee Harvery & Diana Green (1993), Assessment & Evaluation in Higher Education
Volume 18, Issue 1, .
Marcoulides, G. A., & Saunders, C. (2006), Editor’s Comments – PLS: A Silver
Bullet? MIS Quarterly, 30(2), iii-ix.
Parasuraman, A., Zeithaml, V. A., Berry, L. L., (1985), A conceptual model of
service quality and its implications for future research, Journal of
Marketing, 49 (3), pp. 41-50.
Schartinger, D., A. Schibany and H.Gassler (2001), Interactive relations
between university and firms: empirical evidence for Austria, Journal of
Technology Transfer 26: pp. 255-268.
Reynold el al. (1990),The Science of quality audit and evaluation, Quality progress,
pp. 55-56.
Ringle, C., Wende, S., & Will, A. (2005), SmartPLS 2.0 (Beta), Hamburg,
Germany.

×