Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ĐỀ CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH.( Khối chuyên)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.43 KB, 3 trang )

. ĐỀ CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH , KHỐI CHUYÊN
Phần I: Trắc nghiệm (1 điểm)
1. Tên tập thơ chứa bài Đồng chí của Chính Hữu?
A. Đầu súng trăng treo.
B. Đồng chí.
C. Tình đồng chí.
D. Máu lửa.
2. Tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu được sáng tác bằng loại văn tự
nào?
A. Chữ Hán.
B. Chữ Nôm.
C. Chữ quốc ngữ.
D. Chữ Pháp.
3. Chữ hình như trong câu thơ Hình như thu đã về thuộc thành phần phụ nào?
A. Cảm thán.
B. Tình thái.
C. Phụ chú.
D. Câu đặc biệt.
4. Câu văn: Sa Pa thoạt nghe chỉ là nơi nghỉ mát là loại câu gì?
A. Câu đơn.
B. Câu ghép đẳng lập.
C. Câu ghép chính phụ.
D. Câu đặc biệt.
Phần II: ( 4 điểm)
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy sau lưng
1. Chép 8 dòng thơ nối tiếp 2 câu thơ trên. Cho biết tên tác giả, tác phẩm và năm ra đời của
bài thơ.
2. Hiểu nghĩa từ lộc trong đoạn thơ như thế nào? Viết một đoạn văn khoảng 6-8 câu phân
tích ý nghĩa của đoạn thơ đó.
Phần III: ( 5 điểm)


Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh tâm tình đầy xúc động diễn tả nỗi buồn
nhớ thương người thân và nỗi buồn tuyệt vọng cô đơn của người con gái khuê các phải dấn thân
vào chốn lầu xanh.
Phân tích đoạn trích để làm nổi bật nhận định trên.
ĐÁP ÁN
Phần I: Trắc nghiệm: mỗi câu trả lời đúng cho 0,25 điểm
1. A.
2. B.
3. B.
4. A.
Phần II:
1. - Mùa xuân người ra trận
lộc giắt đầy
- Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, năm 1988.
2. - Lộc: mầm non chồi biếc của cây xanh
- Nội dung của đoạn văn viết được các ý sau:
+ Hình ảnh đất nước vào xuân được diễn tả qua hành động của hai đối tượng: người
cầm súng và người ra đồng ( hai lực lượng chủ chốt xây dựng và bảo vệ đất nước)
mang mùa xuân gieo lộc xuân trên khắp mọi miền đất nước.
+ Các từ láy tượng hình và tượng thanh: hối hả, xôn xao có sức gợi cảm lên không
khí náo nức say sưa của con nguời và đất nước đang rộn rã vào xuân.
+ Cảm xúc của tác giả về hình ảnh đất nứơc bốn ngàn năm được gợi lên mang nhiều
khúc ca trầm hùng vang dội và niềm tin tưởng vào tương lai đất nước như vì sao cứ
đi lên phía trước.
Phần III:
Yêu cầu: HS phân tích làm nổi bật tâm trạng buồn cô đơn và nỗi nhớ nhung cha mj, người yêu,
cùng nỗi tuyệt vọng trước thân phận bèo dạt mây trôi của nàng Kiều thong qua bức tranh cảnh
vật lâu Ngung Bích trong cái nhìn của nàng. Qua đó làm nổi bật nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của
nhà thơ.
Nội dung:

1. Giới thiệu về đoạn trích kiều ở lầu Ngưng Bích và tâm trạng cô đơn buồn tủi của Thuý
Kiều trong hoàn cảnh “ khoá xuân”.
2. Nỗi cô đơn trước cảnh lầu Ngưng Bích heo hút:
- Cảnh vật hoang vắng quạnh hiu: vẻ non xa, tấm trăng gần, bốn bề bát ngát, cát vàng,
cồn nọ…
- Tâm trạng bẽ bang buồn tủi, trước cảnh buồn long người càng như chia cắt.
3. Tâm trạng nhớ thương của Kiều:
- Nhớ đêm thề nguyền cùng người yêu với nỗi nhớ da diết, thổn thức của một trái tim
yêu thương đang nhỏ máu, nỗi xót xa cho người yêu ngày đêm mòn mỏi mong chờ, sự
tiếc nuối mối tình trong sang đẹp đẽ, và ý thức về tấm long thuỷ chung son sắt.
- Nhớ cha mẹ với nỗi nhớ xót xa và day dứt khôn nguôi vì sớm hôm không được phụng
dưỡng và không biết cha mẹ có được ai chăm sóc hay không. Tấm lòng hiếu thảo của
kiều được nhà thơ diễn tả qua hang loạt những điển cố và thành ngữ.
4. Nỗi tuyệt vọng thể hiện qua sự buồn trông: mỗi bức tranh cảnh vật là một cung bậc
tâm trạng của nàng Kiều về nỗi nhớ quê hương, nỗi buồn thân phận chìm nổi, về cảnh
ngộ éo le. Điệp ngữ buồn trông nhần mạnh và làm tăng thêm nỗi buồn. Sự tuyệt vọng
của nàng gửi vào âm thanh tiếng sóng ầm ầm như dự cảm về những sóng gió cuộc đời
đang đổ ập xuống đầu nàng.
5. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là nét đặc trưng nổi bật của đoạn trích góp phần thể hiện
nỗi buồn, sự cô đơn của Thuý Kiều. Nỗi đồng cảm xót xa của Nguyễn Du thể hiện tấm
lòng nhân đạo sâu sắc và tạo nên sức sống nhân văn của tác phẩm.

×