Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

PHÁT HUY KHẢ NĂNG TỰ HỌC – TỰ RÈN CỦA HỌC SINH THPT CHUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.71 MB, 27 trang )


-1-

S GIO DC V O TO TNH TIN GIANG
TRNG TRUNG HC PH THễNG CHUYấN


NGHIEN CệU KHOA HOẽC S PHM NG DNG
ẹe taứi:

PHT HUY KH NNG
T HC T RẩN
CA HC SINH THPT CHUYấN

Hóy ng nóo v thay i cỏch suy ngh, rt cú th bn s
tr thnh mt hc sinh thiờn ti!
v
Hóy thúi quen tt chin thng thúi quen xu tr thnh
mt ngi thnh cụng!
Giỏo viờn thc hin: Nguyn Th Thanh Võn
n v: Trng THPT Chuyờn Tin Giang

-2-

MỤC LỤC

I. Lời nói đầu.
II. Nội dung đề tài.
1. Dẫn nhập
2. Nội dung giáo dục kỹ năng tự rèn luyện cho
học sinh THPT


3. Triển khai thực hiện các chuyên đề giáo dục
kỹ năng tự rèn luyện cho học sinh.
4. Các biện pháp thực hiện bước đầu.
5. Kết quả.
6. Kết luận.
III. Tài liệu kham thảo.

-3-

LỜI NÓI ĐẦU
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của tự học, tự rèn,
tự tu dưỡng của mỗi cá nhân. Theo Người, tự học, tự rèn, tự tu dưỡng cũng
giống như “mài ngọc, luyện vàng”, ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện
càng trong. Với Hồ Chí Minh, tự học, tự rèn được xem như một quy luật của sự
tồn tại, sự khẳng định và phát triển cá nhân; là điều kiện tiên quyết để hình
thành, phát triển phẩm chất và năng lực toàn diện của mỗi con người. Vì thế,
Người thường xuyên nhắc nhở mọi người phải tích cực tự học, tự rèn, tự tu
dưỡng thông qua công việc hàng ngày và qua thực tiễn để trau dồi trí tuệ, củng
cố lập trường, nâng cao đạo đức cách mạng.
Thực hiện mục tiêu giáo dục - đào tạo ở nhà trường THPT được quy định
trong Luật Giáo dục năm 2005, các văn bản chỉ đạo của Trung ương và địa
phương về đổi mới toàn diện giáo dục – đào tạo ở nhà trường phổ thông, trường
THPT Chuyên Tiền Giang đã tích cực đổi mới toàn diện nội dung và phương
pháp giáo dục – đào tạo, bước đầu đạt được thành quả nhất định, góp phần tích
cực nâng cao hiệu quả giáo dục – đào tạo của nhà trường. Trong đổi mới nội
dung, phương pháp giáo dục – đào tạo, nhà trường không những chú trọng đến
việc dạy kiến thức cho học sinh mà còn quan tâm đặc biệt đến việc giáo dục các
kĩ năng cần thiết khác như kĩ năng tự học, tự rèn, tự tu dưỡng cho các em, và
“lấy việc tự học, tự rèn, tự tu dưỡng của mỗi cá nhân học sinh làm cốt” và thực
hiện xuyên suốt trong quá trình giáo dục.

Nhằm tổng kết việc thực hiện chương trình giáo dục kĩ năng tự học, tự rèn
cho học sinh và rút ra bài học kinh nghiệm cho những năm tiếp theo, chúng tôi
có vài sáng kiến nhỏ trong việc: Phát huy khả năng TỰ HỌC, TỰ RÈN của
học sinh trường THPT Chuyên Tiền Giang, năm học 2013-2014.

-4-

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi không thể tránh khỏi những khiếm
khuyết khi thực hiện, mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của các bạn
đồng nghiệp.
Chân thành cảm ơn !
Tiền Giang, ngày 20 tháng 02 năm 2014


-5-

LỜI GIỚI THIỆU

Tự học là quá trình chủ thể nhận thức tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức
và rèn luyện kĩ năng thực hành, không có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên.
Tự học là quá trình có thể thực hiện ở mọi nơi, trong đó người học tự giác, tích
cực, tự chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo; tìm tòi, khám phá thông qua các hoạt
động tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, và hoạt động thực hành để đạt
mục đích nhất định .
Tự học luôn gắn liền với động cơ, tình cảm và ý chí của người học để
vượt qua mọi khó khăn trong học tập nhằm tích lũy kiến thức cho người học.
Tự học là một trong những yếu tố quyết định chất lượng giáo dục trong nhà
trường nhất là trong trường THPT Chuyên.
Bản chất của tự học là tự mình làm việc, nghiên cứu tài liệu, trao đổi với
bạn bè theo cách học nhóm. Ở các nấc thang của hình tháp có ghi các mức độ

tiếp thu và nhớ được trong học tập: Nghe giảng nhớ được 5% - Đọc 10% -
Nghe nhìn 20% - Làm thí nghiệm, quan sát 30% - Thảo luận nhóm 50% - Làm
bài ở nhà, ghi lại, viết lại 75% - Dạy người khác 90%.
Rèn luyện phương pháp tự học phải là mục tiêu học tập của HS nhất là
HS trường Chuyên. Tự học có ý nghĩa to lớn đối với HS để hoàn thành nhiệm vụ
học tập nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong quá trình dạy học ở trường
phổ thông. Để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mình, HS cần tự
rèn luyện phương pháp tự học, đây không chỉ là phương pháp nâng cao hiệu quả
học tập mà còn là mục tiêu quan trọng của học tập. Có được như vậy thì tự học
mới là cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học.
Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng tự học cho HS:
* Xây dựng động cơ học tập: Có động cơ học tập tốt giúp HS luôn hứng
thú, tự giác say mê học tập và sáng tạo. GV phải biết khơi gợi hứng thú học tập

-6-

cho HS để HS có niềm say mê học tập bộ môn, cố gắng vượt mọi khó khăn trên
con đường chiếm lĩnh tri thức khoa học.
* Lập kế hoạch: GV hướng dẫn HS lập kế hoạch phù hợp với điều kiện
của từng HS, giúp HS lập kế hoạch phải xây dựng trên mục tiêu cụ thể và phấn
đấu thực hiện kế hoạch đó.
* Tìm tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau như: đọc sách, nghe giảng, xem
tivi, internet, seminar, thí nghiệm quan sát,…Trong đó việc rèn luyện thói quen
đọc sách và có phương pháp đọc sách là rất quan trọng trong quá trình tự học.
Việc trao đổi, phổ biến, chia sẻ thông tin qua các hình thức thảo luận, thuyết
trình,… giúp HS hình thành và phát triển kĩ năng trình bày, chủ động, tự tin
trong giao tiếp, ứng xử, phát triển năng lực hợp tác và làm việc nhóm tốt.
* Hướng dẫn đọc tài liệu: GV hướng dẫn cho HS phương pháp đọc và thu
nhận kiến thức từ một tài liệu hoặc một quyển sách. Đối với HS Chuyên, đọc để
học là quá trình tích cực; ngoài SGK HS phải biết tự tìm tài liệu đọc để hiểu,

biết tự hệ thống kiến thức và phát triển nội dung đọc được theo cách của mình.
* Hướng dẫn HS tự học theo nấc thang của Bloom: Biết, thông hiểu, vận
dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá ( từ đó đi đến sáng tạo). HS thường xuyên
rèn luyện năng lực tư duy logic, tư duy trừu tượng, tư duy sáng tạo để tìm ra các
hướng tiếp cận mới.
* Tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập: HS tự đánh giá, nhận xét của tổ
nhóm thông qua thảo luận, tự kiểm tra lại các mục tiêu đã đặt ra.
* Dạy HS tự học thông qua tổ nhóm học tập: Tập dượt nghiên cứu khoa
học bằng cách tổ chức thực hiện các bài tập lớn, viết chuyên đề, tham gia giải
bài trên các tạp chí chuyên ngành, báo cáo chuyên đề dưới hình thức seminar
đồng thời rèn luyện cho HS phương pháp và kĩ năng độc lập trong nghiên cứu
khoa học.
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2013-2014 và nhằm nâng cao khả năng tự
học, tự rèn luyện của HS, chúng tôi có vài nghiên cứu, tìm tòi và ứng dụng với

-7-

đề tài: “Phát huy khả năng tự học, tự rèn luyện của HS trường THPT
Chuyên Tiền Giang” . Hy vọng qua bài viết này hội đồng sư phạm nhà
trường, các đồng nghiệp rút ra nhiều bài học bổ ích trong việc hướng dẫn HS có
phương pháp học tập và phương pháp nghiên cứu khoa học để nâng cao chất
lượng bồi dưỡng HS giỏi và có nhiều dự án nghiên cứu khoa học kĩ thuật do Bộ
Giáo dục tổ chức trong năm học này.

-8-

GIÁO DỤC KĨ NĂNG TỰ RÈN LUYỆN
CHÌA KHOÁ GIÚP HỌC SINH MỞ CÁNH CỬA VÀO ĐỜI
1. Dẫn nhập
Mục tiêu giáo dục – đào tạo ở bậc trung học phổ thông là giúp học sinh

phát triển toàn diện về đạo đức, tri thức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng
cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tuy
nhiên, việc thực hiện nội dung giáo dục – đào tạo trong các nhà trường phổ
thông hiện nay quá xem trọng việc dạy chữ (dạy kiến thức văn hoá), chưa chú
trọng đúng mức dạy làm người, nhất là việc giáo dục kĩ năng cần thiết khác cho
học sinh.
Thực hiện cuộc vận động “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ
Giáo dục và Đào tạo phát động, trong những năm qua, trường trung học phổ
thông Chuyên Tiền Giang đã triển khai nhiều nội dung giáo dục nhằm thực hiện
có hiệu quả cuộc vận động; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo
của nhà trường. Trong triển khai và thực hiện nội dung giáo dục – đào tạo, nhà
trường rất chú trọng đến việc giáo dục kĩ năng tự học và tự rèn luyện cho học
sinh.
Giáo dục kĩ năng tự học, tự rèn luyện cho học sinh là một trong những nội
dung giáo dục quan trọng, góp phần tích cực để giáo dục toàn diện học sinh. Và
trong giáo dục kĩ năng tự rèn luyện, thì nội dung giáo dục kĩ năng tự rèn luyện
về đạo đức, lối sống và thẩm mĩ, giáo dục kĩ năng sống (Life skills) cho học sinh
phải được đặt lên vị trí hàng đầu. Đây là tiền đề quan trọng nhằm trang bị cho
học sinh hành trang đi vào cuộc sống tương lai.




-9-

2. Nội dung giáo dục kĩ năng tự rèn luyện cho học sinh THPT
2.1. Giáo dục kĩ năng tự rèn luyện về đạo đức, lối sống và văn hoá thẩm mĩ
Vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, nhằm
bồi dưỡng thế hệ trẻ vừa có tài vừa có đức, để các em trưởng thành và trở thành
người có ích cho xã hội là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài của sự nghiệp

giáo dục – đào tạo nói riêng và của cả sự nghiệp cách mạng Việt Nam nói
chung.
a) Việc giáo dục kĩ năng tự rèn luyện về đạo đức cho học sinh trước hết
phải được tiến hành bằng việc giúp các em rèn luyện những phẩm chất, những
chuẩn mực đạo đức mới từ trong gia đình đến nhà trường và ngoài xã hội.
Những phẩm chất, năng lực chung nhất, cơ bản nhất lại phải được cụ thể hoá
cho sát hợp với từng đối tượng khác nhau. Giáo viên cần có sự phối hợp với các
ban ngành, đoàn thể trong nhà trường để gắn người học vào những hoạt động
đoàn thể và các hoạt động ngoại khóa. Yêu cầu học sinh tích cực tham gia đầy
đủ các hoạt động của nhà trường trên tinh thần xây dựng môi trường giáo dục
lành mạnh, thân thiện, trong đó mọi người biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ lẫn
nhau, kết hợp việc dạy chữ và dạy người. Đấu tranh chống lại những tiêu cực và
bệnh thành tích trong giáo dục, nêu cao tinh thần tự phê và phê bình và cần xây
dựng quy chế cụ thể để đánh giá và xếp loại rèn luyện đạo đức cho học sinh
chính xác và chặt chẽ.
b) Lối sống là một thói quen có định hướng. Lối sống là phương cách thể
hiện tổng hợp tất cả các cấu trúc của một nền văn hóa, đặc trưng văn hóa của
một con người hay một cộng đồng.
Các giá trị văn hóa của của con người cuối cùng cũng thể hiện mình thông
qua hành vi. Ông bà ta thường nói: “gieo hành vi thì được thói quen…”. Thói
quen chính là lối sống: “gieo thói quen được tính cách, gieo tính cách được số
phận”. Lối sống là tiêu chí đầu tiên, tiêu chí tổng hợp nhất, thể hiện chất lượng
văn hóa và trí tuệ của một con người. Lối sống không chỉ là hành vi như cách đi

-10-

lại, ăn nói, nó là hành vi hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tư duy, cách làm việc và
phương cách xử lý các mối quan hệ.
c) Văn hoá thẩm mĩ là khái niệm chỉ trình độ của con người trong thưởng
thức, đánh giá và sáng tạo các giá trị thẩm mĩ; là một bộ phận quan trọng của

văn hóa nói chung và thống nhất với văn hoá từ bản chất, đặc trưng đến cấu trúc,
đồng thời văn hoá thẩm mĩ lại biểu hiện như một lĩnh vực văn hoá đặc thù. Văn
hóa thẩm mĩ hoà quyện vào văn hoá, làm cho văn hoá đạt tới sự vận hành “theo
quy luật của cái đẹp”. Nó giúp con người cảm thụ, nhận thức, đánh giá và sáng
tạo các giá trị thẩm mĩ. Văn hoá thẩm mĩ là sự thể hiện và thực hiện năng lực
thẩm mĩ của con người trong các hoạt động xã hội.
Văn hóa thẩm mĩ hiện diện trong tất cả các hoạt động của con người, tác
động đến con người bằng cái đẹp và thông qua cái đẹp trong sự hài hoà với cái
chân, cái thiện. Văn hóa thẩm mĩ góp phần to lớn vào việc giáo dục cái đẹp cho
con người, làm cho con người và xã hội ngày càng hoàn thiện hơn. Nó tác động
tới con người, làm nảy sinh nhu cầu cảm thụ và sáng tạo cái đẹp không chỉ trong
lĩnh vực nghệ thuật mà trong toàn bộ hoạt động sản xuất vật chất và tinh thần.
Nhờ đó, nó tác động đến toàn bộ thế giới tinh thần, tình cảm của con người, góp
phần hình thành và phát triển nhân cách.
Giáo dục thẩm mĩ đối với lứa tuổi học sinh THPT cần được xem là nhiệm
vụ chiến lược trong hoạt động giáo dục của nhà trường, góp phần giải quyết mối
quan hệ giữa đạo đức - trí tuệ - thể chất và thẩm mĩ trong sự phát triển con người
theo mục tiêu giáo dục – đào tạo. Trong đó, chúng ta cần chú trọng giáo dục
quan niệm về cái đẹp - nhất là cái đẹp con người Việt Nam, xã hội Việt Nam;
giúp học sinh biết đối sánh, phân biệt được cái đẹp với cái xấu, cái ác, cái giả
tạo, cái phù phiếm và cái cao thượng; biết bảo vệ và khẳng định cái mới, cái độc
đáo và cái hiện đại. Quan trọng hơn nữa cần khuyến khích học sinh tự bộc lộ
cảm xúc, tự bộc lộ tình cảm thẩm mĩ cá nhân một cách độc lập, sáng tạo mà

-11-

không theo khuôn mẫu, không theo công thức sẵn có hoặc định kiến của đám
đông và đặc biệt lưu tâm đến năng lực sáng tạo thẩm mĩ của học sinh.
2.2. Giáo dục cho học sinh kĩ năng sống
a) Kĩ năng sống là một tập hợp các kĩ năng mà con người có được thông

qua cuộc sống, hoạt động học tập, rèn luyện và tự rèn luyện hàng ngày. Kĩ năng
sống được sử dụng thường xuyên để xử lí những vấn đề, những tình huống cụ
thể thường gặp trong cuộc sống của con người nhằm đáp ứng các nhu cầu của
cuộc sống hiện đại. Kĩ năng sống quan trọng là thế, nhưng không phải ai cũng
hiểu về nó để có ý thức tự rèn luyện, hoặc được rèn luyện, đào tạo trong môi
trường sống, học tập và công tác
b) Về nội dung giáo dục kĩ năng sống
WHO (Tổ chức Y tế thế giới) cho rằng: “Kĩ năng sống là khả năng thích
nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu
cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày”.
Kĩ năng sống được chia thành hai loại là: (1) Kĩ năng tâm lý xã hội và (2)
Kĩ năng cá nhân, lĩnh hội và tư duy. Theo đó, kĩ năng sống bao gồm 10 yếu tố
cơ bản như sau: (i) kĩ năng tự nhận thức; (ii) kĩ năng tư duy sáng tạo; (iii) kĩ
năng giải quyết vấn đề; (iv) kĩ năng giao tiếp ứng xử; (v) kĩ năng ứng phó với
các tình huống căng thẳng; (vi) kĩ năng thể hiện cảm xúc; (vii) kĩ năng cảm
thông, chia sẻ; (viii) kĩ năng tư duy bình luận và phê phán; (ix) kĩ năng quyết
định; (x) kĩ năng giao tiếp hiệu quả và cách thương thuyết.
Còn Tổ chức UNICEF thì cho rằng, không có một danh sách rõ ràng về kĩ
năng sống, nhưng vẫn đưa ra một danh sách kĩ năng sống, gồm 10 yếu tố cơ bản
như sau: (i) kĩ năng giao tiếp; (ii) kĩ năng từ chối hoặc thương thuyết; (iii) kĩ
năng đồng cảm; (iv) kĩ năng phối hợp và làm việc nhóm; (v) kĩ năng vận động;
(vi) kĩ năng ra quyết định hoặc giải quyết vấn đề; (vii) kĩ năng tư duy sâu sắc;
(viii) kĩ năng để tăng định hướng nội lực; (ix) kĩ năng quản lý cảm xúc; và (x) kĩ
năng quản lý căng thẳng.

-12-

Nhiều nước phát triển trên thế giới, học sinh được rèn luyện và tự rèn luyện
những kĩ năng sống về những tình huống sẽ xảy ra trong cuộc sống và họ biết
cách đối diện và đương đầu với những khó khăn. Biết cách vượt qua những khó

khăn, cũng như biết cách tránh những mâu thuẫn, xung đột, bạo lực giữa người
và người. Biết cách đối phó thích ứng với các tai nạn như cháy, nổ, động đất,
thiên tai… Chúng ta đã biết, người Nhật Bản đầy bản lĩnh khi ứng phó với thảm
hoạ động đất và sóng thần, là do họ đã được giáo dục rất tốt về kĩ năng sống nói
chung, kỹ năng ứng phó với các tình huống căng thẳng nói riêng
3. Triển khai thực hiện các chuyên đề giáo dục kĩ năng tự rèn
luyện cho học sinh
Các chuyên đề giáo dục kĩ năng tự rèn luyện cho học sinh được nhà trường
triển khai và thực hiện xuyến suốt năm học; bắt đầu từ việc giáo dục cho các em
những kĩ năng đơn giản, đời thường gần gũi với các em, như: chào hỏi, bắt tay,
cám ơn, xin lỗi, quan sát, lắng nghe, giữ gìn vệ sinh môi trường,… đến việc
chấp hành pháp luật của Nhà nước, những quy định của ngành và nội quy của
nhà trường…
Một loạt các chuyên đề giáo dục kĩ năng tự rèn cho học sinh, được chúng
tôi xây dựng và triển khai trong toàn trường thông qua các buổi sinh hoạt chào
cờ đầu tuần, giờ sinh hoạt lớp, các buổi giáo dục ngoài giờ lên lớp, các buổi sinh
hoạt chủ điểm, về nguồn…, hoặc lồng ghép trong giờ học chính khoá, đặc biệt là
đối với các môn khoa học xã hội nhân văn, như: Giáo dục công dân, Ngữ văn,
lịch sử, địa lí,… và ứng dụng phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi vị thành
niên, giúp các em tự rèn luyện về đạo đức, lối sống, nhận thức thẩm mĩ và khả
năng tự lập và ý chí vươn lên trong cuộc sống
Chẳng hạn:
(1) Chuyên đề: “Lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc” – những hành vi
biểu hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc của học sinh.

-13-

(2) Chuyên đề: “Đạo đức và vai trò của đạo đức trong hình thành nhân
cách học sinh” – các phẩm chất đạo đức cần có của học sinh THPT và phương
pháp tự rèn luyện.

(3) Chuyên đề: “Xây dựng lối sống đẹp ở lứa tuổi học sinh THPT” – quan
niệm và cách thức rèn luyện.
(4) Chuyên đề: “Nhận thức thẩm mĩ của học sinh THPT” – quan niệm về
cái đẹp trong xã hội hiện đại và biện pháp tự rèn luyện nhận thức thẩm mĩ.
(5) Chuyên đề: "Thói quen" - cơ sở khoa học của thói quen, biện pháp tự
rèn luyện để có "phản xạ có điều kiện" về các thói quen tốt và xoá bỏ dần các
"phản xạ có điều kiện" về các thói quen xấu
(6) Chuyên đề: "Phương pháp học tập khoa học", "Phương pháp tự học, tự
giáo dục, tự nghiên cứu". Một trong những bài tập giao cho học sinh tự rèn
luyện khi thực hiện chuyên đề là "Xây dựng thời gian biểu khoa học" và "rèn
luyện thói quen thực hiện thời gian biểu khoa học”
(7) Chuyên đề: "Phát huy sức mạnh nội tâm" - Trong mỗi con người ai
cũng có sức mạnh tiềm ẩn, đó là "sức mạnh nội tâm", nếu biết khơi dậy và phát
huy sẽ tạo nên sức mạnh phi thường cho mỗi con người để họ đạt được những
thành công trong cuộc sống
(8) Chuyên đề: "Sống có trách nhiệm" – đây là một chuyên đề lớn, mang ý
nghĩa thiết thực sâu sắc, có tác dụng điều chỉnh hành vi, thái độ để các em biết
sống đúng đắn, sống có trách nhiệm trước hết là với bản thân mình, sau là với
gia đình và xã hội; biết trân trọng, nâng niu và giữ gìn giá trị đạo đức truyền
thống và bản sắc văn hoá của dân tộc trong thời kỳ đất nước hội nhập khu vực
và quốc tế
(9) Chuyên đề ”Học và tự học hiệu quả” - giúp học sinh hiểu học tập chủ
yếu là tự học, bởi “con đường giáo dục là tập tự sử dụng những khả năng của
mình, tự sử dụng cái đầu của mình”.

-14-

(10) Chuyên đề: “Nhân cách và lối sống của học sinh THPT” – giúp học
sinh tự rèn luyện về tinh thần trách nhiệm, tính trung thực, giản dị, khoan dung,
khiêm tốn, yêu thương, tôn trọng, đoàn kết, hạnh phúc, tự do, hòa bình và hợp

tác
4. Các biện pháp thực hiện
Thực tế, việc giáo dục kĩ năng tự rèn luyện cho học sinh THPT được tiến
hành bằng nhiều hình thức và biện pháp phong phú, đa dạng. Song, để hoạt động
giáo dục này thực sự đạt hiệu quả cao trong điều kiện cơ sở vật chất của nhà
trường còn thiếu thốn, chúng tôi tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng tự rèn
luyện cho học sinh bằng các biện pháp sau đây:
4.1. Đối với các hoạt động giáo dục chính khoá
(1) Giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy “học
sinh làm trung tâm”, phát huy tính độc lập, sáng tạo của học sinh gắn với thực
tiễn, có tài liệu bổ trợ phong phú, sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy học. Trong dạy học, giáo viên luôn tạo điều kiện cho
các em phát huy tính chủ động, tích cực, hứng thú trong học tập; phát huy tính
sáng tạo, tạo được bầu không khí cởi mở, thân thiện. Trong giờ học, giáo viên
tạo cơ hội cho các em được nói, được trình bày trước nhóm bạn, trước tập thể;
đặc biệt quan tâm đối với các em còn hay rụt rè, nhút nhát và khả năng giao tiếp
kém; từ đó, góp phần nâng cao kĩ năng giao tiếp cho các em.
(2) Quán triệt mục tiêu giảng dạy môn Giáo dục công dân và các môn học
chính khoá khác trong nhà trường; nội dung tích hợp được thực hiện xuyên suốt
ở từng môn học, bài học với sự đầu tư khá chu đáo của giáo viên; kết hợp hài
hoà giữa “dạy chữ và dạy người”.
(3) Giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác chủ nhiệm do nhà trường phân
công, thường xuyên thay đổi các hình thức sinh hoạt lớp; làm tốt công tác kiểm
tra, đánh giá, phân loại hạnh kiểm của học sinh; rèn luyện cho học sinh khả năng
tự học, tự chăm sóc bản thân, biết lễ phép, hiếu thảo, tự phục vụ bản thân.

-15-

(4) Xây dựng chuẩn mực của người giáo viên với quan niệm: mỗi thầy cô
giáo phải là tấm gương sáng về đạo đức, về tự học, về ứng xử văn hóa và chuẩn

mực trong lời nói và việc làm. Chúng tôi thấy rằng, việc giáo dục kĩ năng tự rèn
luyện cho học sinh sẽ gặp khó khăn hơn khi chính thầy cô chưa phải là một tấm
gương sáng để học sinh noi theo.
4.2. Đối với các hoạt động giáo dục ngoại khoá
(1) Tổ chức tốt hoạt động ngoại khóa, những “diễn đàn” ở phạm vi từng
khối lớp hoặc toàn trường. Trong từng năm học, nhà trường thống nhất xây
dựng, triển khai và thực hiện những chủ đề giáo dục kĩ năng tự rèn luyện theo
chủ điểm; phát huy được vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh trong việc triển khai và thực hiện các chủ đề giáo dục kĩ năng tự rèn luyện
cho học sinh; đưa trò chơi dân gian, hát dân ca và các loại hình sinh hoạt văn
hóa dân gian vào trường học, qua đó mà rèn luyện kĩ năng tự rèn và kĩ năng
sống cho các em.















Rèn kỹ năng sống qua chương trình hội thao quốc phòng

-16-




































H

c sinh thăm trư

ng khuy
ế
t t

t Nhân Ái Thành Ph

-
M

Tho

Học sinh thi Quốc ca, Đoàn ca do
SGD & ĐT TG t

ch

c

Học sinh tham gia “ Khi tôi 18” do
TW Đoàn t

ch


c t

i TP HCM

H

c sinh di

n văn ngh

chào
m

ng ngày 20
-
11
-
2
013

Chung k
ế
t năm Đư

ng đ
ế
n vinh
quang năm 2013



-17-













(2) Nhà trường tổ chức tốt các buổi sinh hoạt chào cờ đầu tuần. Nội dung
sinh hoạt trong buổi chào cờ không chỉ là đánh giá xếp loại nền nếp, học tập, các
hoạt động giáo dục trong tuần qua của bộ phận giáo vụ, việc triển khai kế hoạch
tuần tới của Ban Giám hiệu nhà trường mà luôn thay đổi hình thức và nội dung
buổi chào cờ một cách sáng tạo nhằm rèn luyện các kĩ năng cho học sinh. Tổ
chức cho học sinh giao lưu với toàn trường bằng các hoạt động văn nghệ, kể
chuyện, thi đố vui, trò chơi vận động, các hoạt động thể dục thể thao… do chính
các em đứng ra tổ chức dưới sự giúp đỡ và hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm,
của Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.








H

c sinh tham gia h

i kh

e phù
đổng cấp trường năm 2012
Tổng kết và trao giải cuộc thi 30-04-2013


Sinh ho

t chào c

đ

u tu

n

Hội khỏe phù đổng cấp tỉnh 2012

-18-

(3) Xây dựng trường, lớp an toàn về anh ninh trật tự, môi trường giáo dục
“xanh - sạch - đẹp”. Trong đó, nhà trường rất chú trọng đến việc tạo môi trường
tự nhiên gần gũi với cuộc sống như trồng và chăm sóc cây xanh chẳng hạn…
thông qua đó mà giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em. Ngoài ra, nhà

trường còn phối hợp với gia đình, các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường
để giáo dục kĩ năng tự rèn và kĩ năng sống cho các em.
(4) Tổ chức các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp, các cuộc thi bằng các
hình thức tìm hiểu về văn hoá, lịch sử địa phương, về lịch sử dân tộc; thi tìm
hiểu về các bộ môn khoa học xã hội nhân văn, khoa học tự nhiên; thi hát
karaoke, thể dục thể thao…; giao lưu với học sinh trường bạn (trong tỉnh hoặc
ngoài tỉnh).


Hoạt động thể dục, thể thao

-19-































Thi Đường đến vinh quang cấp Trường Nguyễn Trọng Nhân – Giải Nhất Vòng tháng
Đường lên đỉnh Olympia – Quý I 2014
Nguy

n Tr

ng Nhân

Gi

i Nh

t Vòng tháng

Đường lên đỉnh Olympia – Quý I 2014




-20-

(5) Hàng năm, nhà trường có kế hoạch tổ chức cho các em tham quan, về
nguồn, hoạt động dã ngoại, du lịch như cha ông ta đã nói: “Đi một ngày đàng,
học một sàng khôn”.
(6) Thông qua các hoạt động giáo dục, tạo nên nhận thức thẩm mĩ, cảm xúc
thẩm mĩ, văn hoá thẩm mĩ để (i) tác động đến những cảm thụ tinh tế nhất, sâu xa
nhất của con người, tham gia vào quá trình bồi dưỡng năng lực cảm xúc, tạo
dựng một nhân cách hài hoà, hoàn thiện; (ii) đi sâu vào chiều sâu nội tâm, phát
hiện ra những quy luật tình cảm rất riêng của con người, từ đó đánh thức năng
lực sáng tạo tiềm ẩn, hoàn thiện năng lực tư duy của con người; (iii) góp phần
định hướng giá trị, phê phán cái sai, lên án cái ác, cái xấu hướng con người tới
cái đúng, cái thiện, cái đẹp; xây dựng những yếu tố tích cực của xu hướng cá
nhân trong sự phát triển nhân cách.
5. Kết quả bước đầu
Ở nước ta nói chung, ở trường THPT Chuyên Tiền Giang nói riêng, việc
giáo dục kĩ năng tự rèn luyện cho học sinh đã và đang được các nhà trường quan
tâm, luôn được nhắc đến trong chương trình giáo dục. Tuy nhiên, trong triển
khai và thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng tự rèn luyện, nhà trường gặp không
ít khó khăn và lúng túng. Dù vậy, trong những năm qua, bằng những việc làm
đơn giản và thiết thực, chúng tôi đã dành tâm sức và thời gian nghiên cứu và
triển khai chương trình giáo dục kĩ năng tự rèn luyện cho học sinh (trong đó, lấy
việc giáo dục kĩ năng sống làm xuất phát điểm) đã đạt được hiệu quả bước đầu.
5.1. Nề nếp, kỉ cương trong nhà trường được giữ vững. Hiện tượng học
sinh vi phạm đạo đức, lối sống, vi phạm nội quy nhà trường ít diễn ra; không có
trường hợp học sinh vi phạm pháp luật Nhà nước, quy định của ngành và địa
phương.
5.2. Hình thành được tính tự chủ, tự lập và khả năng chịu đựng gian khó
cho học sinh; rèn luyện kỹ năng sống cho các em như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng
trình bày vấn đề trước đám đông, kĩ năng ứng xử…


-21-

5.3. Khơi dậy được "năng lực tiềm ẩn” trong mỗi học sinh, các em biết
nhận ra giá trị thực của bản thân mình, biết cách điều chỉnh hành vi, thái độ, biết
"sống có trách nhiệm", "sống có văn hoá", biết cách “tự bảo vệ mình” và “giải
quyết những vấn đề khó khăn trong cuộc sống”
5.4. Nhận thức về thẩm mĩ của học sinh được nâng lên; bước đầu giúp học
sinh cảm thụ, nhận thức cái đẹp và tình yêu cái đẹp.
5.5. Cùng với hoạt động tự học, việc triển khai các giải pháp các hoạt động
giáo dục kĩ năng tự rèn cho học sinh đã góp phần tích cực trong việc thực hiện
mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh. Điều này được minh chứng cụ thể qua
hiệu quả giáo dục – đào tạo của nhà trường ở từng năm học (số học sinh đạt giải
trong các kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia, khu vực; kết quả thi tốt nghiệp
THPT, số học sinh trúng tuyển vào các trường Đại học và Cao đẳng hàng năm).

THỐNG KÊ ĐIỂM TRUNG BÌNH KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC KHỐI ABCD
Kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2013
Tiêu chí: xét những thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2013, dự thi đủ 3 môn khối A, A1, B,
C và D với những trường phổ thông có từ 30 lượt thí sinh dự thi trở lên




STT Tỉnh / thành phố

Lớp 12 Tên trường phổ thông
Lượt dự
thi
ĐTB (Ex)

35 Tỉnh Tiền Giang 53016 THPT Chuyên TG

366

20.29

169 Tỉnh Tiền Giang 53015 THPT Nguyễn Đình Chiểu

1,111

16.21

255 Tỉnh Tiền Giang 53006 THPT Đốc Binh Kiều

832

15.58

313 Tỉnh Tiền Giang 53025 THPT Trương Định

796

15.13

320 Tỉnh Tiền Giang 53010 THPT Tân Hiệp

631

15.10


360 Tỉnh Tiền Giang 53022 THPT Vĩnh Bình

830

14.85

375 Tỉnh Tiền Giang 53019 THPT Chợ Gạo

1,000

14.78

426 Tỉnh Tiền Giang 53028 THPT Gò Công Đông

732

14.54


-22-

479 Tỉnh Tiền Giang 53001 THPT Cái Bè

926

14.33

531 Tỉnh Tiền Giang 53011 THPT Vĩnh Kim

713


14.09

613 Tỉnh Tiền Giang 53002 THPT Phạm Thành Trung

613

13.78

807 Tỉnh Tiền Giang 53032 THPT Bình Đông

279

13.17

819 Tỉnh Tiền Giang 53007 THPT Lưu Tấn Phát

491

13.14

832 Tỉnh Tiền Giang 53033 THPT Bình Phục Nhứt

294

13.10

874 Tỉnh Tiền Giang 53027 THPT Nguyễn Văn Côn

507


12.97


Thống kê số lượng đạt giải học sinh giỏi cấp quốc gia

Năm Nhất Nhì Ba Khuyến khích
2012-2013
4
(2 Sinh,
Tin,Địa)
4
(Sinh,Tin,Địa,Văn)

2013-2014
4
(Văn,Anh,Sinh,Tin)
1 (Anh)
3
(Địa,Hóa,Anh)

Năm học 2011-2012: Trường được xếp hạng 45/200 Trường có điểm đỗ Đại học
cao nhất cả nước.
Năm học 2012-2013: Trường được xếp hạng 35/200 Trường có điểm đỗ Đại học
cao nhất cả nước.

-23-








-24-












-25-





×