PHẦN MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, kinh tế Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu to lớn,
tốc độ tăng trưởng GDP cao và ổn định vào tốp những nước đầu của thế giới. Đời
sống của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Nước ta đã thoát khỏi
tình trạng nước nghèo, có được những thành tựu to lớn này là có sự đóng góp công
sức của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và của tất cả các ngành các cấp, trong đó có sự
đóng góp to lớn của ngành nông nghiệp.
Nước ta vẫn được coi là nước nông nghiệp với khoảng trên 80% dân số sống ở
nông thôn và khoảng 74,6% lực lượng lao động làm nông nghiệp, có thể nói nông
nghiệp, nông thôn là bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của Việt Nam,
nông nghiệp đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, cung cấp nguyên liệu
cho công nghiệp, xuất khẩu nông sản đem lại nguồn ngoại tệ quan trọng cho nền kinh
tế, tạo việc làm và thu nhập cho đa số người dân, bên cạnh nông thôn là môi trường
sống của đa số nhân dân là nơi bảo tồn và phát triển các truyền thống văn hóa dân tộc.
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề phát triển nông nghiệp, nông
thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đồng thời xem đó là
nhiệm vụ chiến lược, là cơ sở để đảm bảo ổn định thực hiện chính trị - xã hội, sự phát
triển hài hòa và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa của đất nước.
Chính nhờ được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước mà trong những
năm qua ngành nông nghiệp và nông thôn đã gặt hái được nhiều thành tựu hết sức
đáng kể, nông nghiệp Việt Nam không những đảm bảo tự cung, tự cấp mà còn trở
thành một cường quốc trên thế giới trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Huyện nhà, xã An Cư những năm gần
đây nền kinh tế có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, tích cực. Tuy là một xã miền núi,
nguồn thu chủ yếu là nông nghiệp, nhưng với lợi thế là xã không bị ngập lũ, gần biên
giới Campuchia, gần chợ cửa khẩu Tịnh Biên, các khu du lịch,… tạo thuận lợi cho các
thành phần kinh tế phát triển, từ đó việc sản xuất, trao đồi hàng hóa trở nên sôi động
góp phần cho tăng trưởng kinh tế của địa phương.
1
Tuy nhiên với đặc thù là một xã nông nghiệp, tập quán sản xuất của người dân
còn lạc hậu chưa tương xứng với tiềm lực sẵn có của địa phương, từ đó đã làm ảnh
hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của xã nhà.
Bản thân là một cán bộ ở địa phương, với mong muốn đóng góp một phần
công sức nhỏ bé của mình cho sự phát triển của quê hương, đất nước, giúp cho người
nghèo có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đời sống người dân ngày càng nâng lên,
chính vì vậy tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển nông
nghiệp trên địa bàn xã An Cư, huyện Tịnh Biên đến năm 2015” làm đề tài tiểu luận
cuối khoá nhằm trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của địa phương ngày càng khởi sắc.
Trong thời gian ngắn để thu thập thông tin, số liệu, nghiên cứu các vấn đề liên
quan, cộng với kiến thức đã học tại Trường để hoàn thiện Tiểu luận. Tuy nhiên, với
những kiến thức có phần hạn chế nên trong quá trình viết đề tài tiểu luận cuối khóa
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy kính mong Ban giám hiệu, quý thầy, cô
trường Chính trị Tôn Đức Thắng, lãnh đạo và tập thể Cán bộ, nhân viên xã An Cư góp
ý để tôi hoàn thiện đề tài này.
Xin kính chúc sức khoẻ và chân thành cảm ơn quý thầy cô!
2
Chương 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1.1. Khái niệm, vị trí và vai trò của nông nghiệp.
1.1.1. Khái niệm.
Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất của xã hội, nó được phân biệt với
các ngành sản xuất khác bởi đối tượng, công việc và sản phẩm của nó. Đối tượng của
sản xuất nông nghiệp bao gồm các cây trồng, vật nuôi gắn liền với môi trường sinh
thái. Bởi vậy đất đai gắn liền với nó là khí hậu và sinh thái vừa là nguồn lực chủ yếu,
vừa là tư liệu sản xuất của ngành này. Sản phẩm của nông nghiệp là lương thực, thực
phẩm đồng thời cũng là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp, đặc biệt là
công nghiệp chế biến.
1.1.2. Vị trí, vai trò của nông nghiệp.
* Vị trí của nông nghiệp.
Nông nghiệp là ngành giữ vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân
của quốc gia, cho dù quốc gia đó có nền kinh tế phát triển. Bởi vì đây là ngành sản
xuất và cung cấp cho con người những sản phẩm tối cần thiết cho cuộc sống, lương
thực thực phẩm, những sản phẩm mà với trình độ khoa học kỹ thuật hiện nay chưa
một ngành nào có thể thay thế được. Lương thực thực phẩm là yếu tố đầu tiên của sự
tồn tại và phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước.
* Vai trò của nông nghiệp.
Nông nghiệp nông thôn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế -
xã hội của mỗi nước và là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới bởi vì đó là
lĩnh vực rộng lớn sản xuất ra lương thực, thực phẩm và nguyên liệu nông nghiệp gắn
liền với sự tồn tại và phát triển của nhân loại.
Ở nước ta hiện nay, nông nghiệp có vai trò ngày càng to lớn trong việc đảm bảo
an ninh lương thực, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên của đất nước và
xóa đói giảm nghèo, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Cụ thể:
3
Nông nghiệp, nông thôn và nông dân là vấn đề có vò trí chiến lược trong
sự nghiệp đổi mới đất nước theo đònh hướng xã hội chủ nghóa: Nhận thức được vò
trí, tầm quan trọng của NN,NT, Đảng ta đã khởi xướng đường lối đổi mới, bắt đầu
từ NN, NT. Đường lối đúng đắn đó đã làm thay đổi diện mạo của đất nước, tạo ra
thế và lực mới để tiếp tục thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới. Từ một nước
thiếu lương thực nước ta trở thành quốc gia xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai thế
giới…Hiện nay, khu vực nông thôn vẫn còn khoảng 80% dân số và 70% lao động cả
nước dang dựa chủ yếu vào Sản xuất nơng nghiệp.
+ Nông nghiệp, nông thôn và nông dân có vai trò và tác dụng to lớn trong việc
đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước: Nước ta có khoảng 70% dân số và khoảng 60%
lao động sống ở nông thôn và làm nông nghiệp; NN, NT đóng vai trò quan trọng
trong quá trình túy lũy vốn cho CNH, HĐH; Cung cấp nguyên liệu cho cơng nghiệp
chế biến; Cung cấp những mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ; là thò trường tiêu thụ
rộng lớn; cung cấp nguồn nhân lực quan trọng để thực hiện CNH, HĐH.
+ Kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta cho thấy : Đẩy mạnh phát triển
NN, NT, tăng cao thu nhập và đời sống nông dân là giải pháp cơ bản để chuyển
nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu thành nền kinh tế công – nông nghiệp – dòch vụ
tiên tiến, hiện đại: Các nước như Thái Lan, Trung Quốc, Ấn độ, Inđônêsia, Hàn
Quốc, Đài Loan,…đều xem nông nghiệp là mặt trân hàng đầu. Ví dụ: khi bắt tay
tiến hành CNH, Đài Loan chủ trương “Lấy NN bồi dưỡng công nghiệp và lấy CN
để phát triển NN”.
Qua những phân tích vừa nêu cho thấy nơng nghiệp, nơng thơn có vai trò vơ
cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chính vì vai trò
quan trọng đó, Nghị quyết trung ương 7 khóa X đã xác định mục tiêu: “Khơng ngừng
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nơng thơn, hài hồ giữa các vùng, tạo
sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn; nơng dân được đào tạo có
4
trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh
chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới. Xây dựng nền nông nghiệp phát triển
toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất
lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực
quốc gia cả trước mắt và lâu dài. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế -
xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông
nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông
thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh
thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng
cường. Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí
thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa”.
1.2. Quan điểm, chủ trương của Đảng ta về phát triển nông nghiệp.
Nghị quyết TW 7 khóa X về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân đề ra
các quan điểm về phát triển nông nghiệp cụ thể như sau:
- Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan
trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an
ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường
sinh thái của đất nước.
- Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ,
gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong mối quan hệ mật thiết giữa
nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển,
xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát
triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp
là then chốt.
5
- Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của
nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù
hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực xã hội, trước hết là lao động, đất đai, rừng và biển; khai thác tốt các
điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế cho phát triển lực lượng sản xuất
trong nông nghiệp, nông thôn; phát huy cao nội lực; đồng thời tăng mạnh đầu tư của
Nhà nước và xã hội, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến cho
nông nghiệp, nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông dân.
- Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống
chính trị và toàn xã hội; trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực tự
cường vươn lên của nông dân. Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hoà thuận, dân
chủ, có đời sống văn hoá phong phú, đàm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát
triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta tiếp tục đưa ra những quan điểm
chỉ đạo đối với vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đại hội XI đã khẳng định
những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung, những kết quả đạt được
của nông nghiệp, nông dân, nông thôn nói riêng và nhấn mạnh: “Sự phát triển ổn định
trong ngành nông nghiệp, nhất là sản xuất lương thực đã đảm bảo an ninh lương thực
quốc gia. Kinh tế nông thôn và đời sống nông dân được cải thiện hơn trước. Việc tập
trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, đầu tư, phát triển giống mới có năng
suất, chất lượng cao, phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề, tiểu thủ công
nghiệp đã có tác động tích cực đến việc sản xuất, tạo việc làm và xóa đói, giảm
nghèo”.
Đại hội Đảng bộ Tỉnh An Giang lần thứ IX nhiệm kỳ 2010 – 2015 đề ra quan
điểm “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ, nông nghiệp và công nghệ.
Trong đó coi trọng kinh tế biên mậu, xuất khẩu, du lịch; công nghiệp hóa hiện đại hóa
nông nghiệp và nông thôn, làm nền tảng phát triển kinh tế xã hội bền vững, trên cơ sở
phát triển mạnh dịch vụ và công nghiệp phục vụ nông nghiệp. Ưu tiên đầu tư phát
6
triển kết cấu hạ tầng kinh tế, trước hết hạ tầng giao thông, hạ tầng phát triển nông
nghiệp, nông thôn”.
Đảng bộ huyện Tịnh Biên đã đề ra các quan điểm và phát triển kinh tế xã hội
của Huyện như sau: “Khoanh vùng bờ bao ngăn lũ nhằm khai thác tiềm năng đất nông
nghiệp tăng vòng quay của đất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển kinh
tế vườn, từng bước công nghiệp hóa nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
Trên cơ sở đó tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và tập trung đầu tư cho xây dựng
kết cấu hạ tầng nông thôn. Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa mà trọng tâm là nông nghiệp và kinh tế nông thôn, thúc đẩy
kinh tế tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững có hiệu quả”.
Chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ xã An Cư về nông
nghiệp, nông dân và nông thôn đề ra quan điểm: “Quy hoạch sản xuất nông nghiệp,
xây dựng nâng cao hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn: xây dựng mô
hình nông thôn mới, tiếp tục huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đầu tư
phát triển kết cấu hạ tầng, gắn với bảo vệ môi trường…”
Từ những quan điểm nêu trên cho thấy có sự chỉ đạo nhất quán, tập trung, sự
quan tâm sâu sắc từ trung ương đến địa phương đối với vấn đề nông nghiệp, nông
thôn và nông dân.
Chương 2:
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở XÃ AN CƯ,
HUYỆN TỊNH BIÊN, TỈNH AN GIANG HIỆN NAY
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội xã An Cư.
An Cư là một trong 14 xã, thị trấn của huyện Tịnh Biên, Tỉnh An Giang, là xã
miền núi, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số Khmer sinh sống, đại bộ phận theo
đạo phật giáo Nam tông; là xã khó khăn, đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất
nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi bò). Toàn xã có tổng diện tích tự nhiên là 4.230
ha, bằng 11,9% so với tổng diện tích tự nhiên của Huyện; trong đó diện tích đất nông
7
nghiệp là 3.787ha chiếm 89,52%% diện tích tự nhiên của xã, đất lâm nghiệp là 1.212
ha, đất nuôi trồng thủy sản là 4,32 ha.
Địa giới hành chính của xã được xác định như sau:
+ Phía Đông giáp xã Văn Giáo, Vĩnh Trung và Thị trấn Chi Lăng;
+ Phía Tây giáp xã An Nông và xã Lê Trì ( huyện Tri Tôn );
+ Phía Nam giáp xã An Hảo;
+ Phía Bắc giáp Trị trấn Tịnh Biên, xã An Phú.
Toàn xã có 06 ấp với 59 tổ an ninh nhân dân. Dân số của xã là 10.175 người
tương đương 2.463 hộ, trong đó người dân tộc thiểu số Khmer chiếm 75,65% dân số
toàn xã. Hộ nghèo toàn xã là 648 hộ, với 2751 khẩu, chiếm 26,31%, hộ ngưỡng nghèo
238 hộ với 1067 khẩu chiếm 9,66% so với tổng số hộ toàn xã.
Cơ sở vật chất trường lớp khang trang có đầy đủ bậc học từ mầm non đến trung
học cơ sở, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo
nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
Huyện nhà.
Đa số nhân dân sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp (trồng lúa và chăn
nuôi). Tổng diện tích gieo trồng cả năm 4.663,5ha so cùng kỳ 2012 tăng 70 ha. Bao
gồm: 3.408 ha diện tích trồng lúa và hoa màu các loại 1.034,5 ha. Năng suất lúa bình
quân cả năm đạt 6 - 6,5 tấn/ha với tổng sản lượng lương thực cả năm đạt 20.719 tấn.
2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp xã An Cư hiện nay
2.2.1. Những thành tựu đạt được về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
Là xã có đông đồng bào dân tộc Khmer chiếm 75,65% dân số toàn xã. Đời sống
người dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nên Đảng bộ đã phát huy vùng sản xuất 3
vụ có hệ thống trạm bơm 3/2. Tập trung phát động và tổ chức công tác khuyến nông
để cho nông dân xuống giống những cây có giá trị như lúa chất lượng cao, mì nguyên
liệu, cây nghệ xà cừ, cây thanh long ruột đỏ, cây thuốc lá và những cây có giá trị kinh
tế khác,
Về chuyển dịch cơ cấu cây trồng đã có phong trào chuyển biến tốt, nhất là trong
đồng bào dân tộc Khmer đã có nhận thức cơ bản từ đó sản xuất mang lại hiệu quả khá
8
cao từ 1 vụ nâng lên 2-3 vụ/năm, góp phần nâng tổng diện tích gieo trồng lên
4.663,5ha (tăng 70 ha), so nghị quyết đạt 108% và so đầu nhiệm kỳ vượt 9,70%, trong
đó xuống giống lúa là 3.408 ha, so nghị quyết đạt 100,97%, so đầu nhiệm kỳ vượt
22,46%. Năng suất bình quân đạt 6 - 6,5 tấn/ha. Sản lượng lương thực đạt 20.719 tấn
(tăng 5.546 tấn) so nghị quyết vượt 39,27%, so với đầu nhiệm kỳ vượt 90,05%. Bình
quân lương thực đầu người năm 2010 là 1.661 kg/người/năm đến nay được nâng lên
2.036kg/người/năm, từ đó đời sống nhân dân được nâng lên đáng kể. Sản xuất trong
nhiệm kỳ qua lợi nhuận bình quân đạt 40,5 trđ/ha/năm.
Các loại hoa màu xuống giống được 1.034,5 ha, gồm mì công nghiệp, thuốc lá,
đậu phọng, nghệ xà cừ, rau dưa các loại, Đặc biệt là cây đậu phọng, thuốc lá, nghệ
xà cừ mang lại hiệu quả cao hơn so các loại cây màu khác. Chương trình cải tạo vườn
tạp, trồng cây ăn trái xen với cây rừng đến nay có hơn 405 ha diện tích cây xoài tập
trung ở khu vực triền núi Cấm, Sóc Rè và Vĩnh Thượng.
Những năm trước đây, nông dân chỉ sản xuất 01 vụ lúa mùa trên, điều kiện sản
xuất phụ thuộc vào thiên nhiên, chưa có điều kiện tiếp cận khoa học công nghệ để áp
dụng vào sản xuất nên năng suất thấp từ đó giá thành sản phẩm không cao. Từ thực tế
nêu trên những năm gần đây được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp. Đặc biệt là đề án
của lãnh đạo cấp tỉnh về việc hình thành hệ thống tưới tiêu vùng cao và sự đầu tư
nguốn vốn của Chính phủ và Trung ương, nên hiệu quả sản xuất nông nghiệp được
nâng lên rõ rệt, đã từng bước thay đổi được nhận thức, tập quán sản xuất và nâng cao
trình độ kỹ thuật canh tác. Bên cạnh, xã còn thành lập Ban điều hành sản xuất và đã
quy hoạch được vùng sản xuất đến năm 2015. Thành lập 03 tổ hợp tác sản xuất với
diện tích 21 ha: 01 tổ trồng thanh long ruột đỏ, 01 tổ trồng đậu phọng và 01 tổ nhân
giống lúa.
Thời gian gần đây do thời tiết thuận lợi, đồng thời người dân đã biết áp dụng tốt
các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng như: chương trình 3 giảm 3 tăng (trong
năm 2012 áp dụng được 840/782ha, đạt 107,4%), chương trình 01 phải 05 giảm (áp
dụng được 21ha), sạ thưa, sạ hàng, áp dụng cơ giới hóa trước, trong và sau thu
hoạch… nên diện tích xuống giống ngày càng tăng và thu hoạch trọn vẹn với năng
9
suất năm sau cao hơn năm trước. Đinh hướng cải tạo, nâng cấp 02 nhánh cấp I và cấp
II của vùng Trạm bơm 3/2 đạt tỷ lệ diện tích sản xuất nông nghiệp được tưới tiêu bằng
hệ thống trạm bơm điện.
Do điều kiện đặc thù về tình hình sản xuất nên diện tích đất nông nghiệp được
chia theo hai vùng như sau:
Vùng cao (không chủ động nước tưới tiêu): có diện tích đất sản xuất 1.408 ha
gồm hai khu vực;
Khu vực 1: là khu vực cặp theo triền núi cấm có diện tích đất sản xuất 800 ha
liên quan đến 03 ấp: Pô Thi, Chơn Cô, Soài Chếk.
Khu vực 2: là khu vực vùng cao Sóc Rè - Cây Khoa có diện tích đất sản xuất là
604 ha liên quan đến 03 ấp: Chơn Cô, Vĩnh Thượng, Bà Đen.
Đối với 02 khu vực này chủ yếu là đất gò nên chỉ sản xuất được 01 vụ lúa mùa
trên vì điều kiện sản xuất phụ thuộc vào thiên nhiên nên năng suất rất thấp so với vùng
khác, năng suất bình quân 3 - 3,5 tấn/ha, giống lúa mà bà con thường sử dụng là
Neàng Conl; IR 64; IR 50404; OM 1490 … trong khu vực vùng cao này còn có những
khu đất thấp diện tích khoảng 100 ha khi mùa mưa đến thì bà con nông dân tận dụng
nước mưa để xuống giống thêm vụ màu mà chủ yếu là trồng dưa hấu, đậu xanh, bí rợ.
Vùng đất thấp có đầu tư hệ thống tưới tiêu: vùng này có diện tích khoảng 1.000
ha chia ra hai khu vực:
Khu vực kênh tưới tiêu cấp I: (có hệ thống kênh nội đồng) có diện tích sản xuất
khoảng 500 ha liên quan đến 04 ấp: Pô Thi, Soài Chếk, Chơn Cô, Vĩnh Thượng. Khu
vực này có hệ thống kênh nội đồng phục vụ nước tưới tiêu cho bà con thì sản xuất
được 03 vụ mà chủ yếu là lúa thuần nông như giống lúa IR 64, Philippin, IR 50404,
OM 1490 với những giống lúa này thì năng suất đạt không cao bình quân đạt từ 5 -
5,5 tấn/ha.
Khu vực kênh tưới tiêu cấp II: (chưa có hệ thống kênh nội đồng) có diện tích
sản xuất 500 ha thuộc 03 ấp: Pô Thi, Chơn Cô, Soài Chếk, hiện tại khu vực này chỉ
sản xuất được 01 vụ mùa trên, năng suất đạt bình quân từ 4 - 5 tấn/ha, ngoài ra khu
10
vực này hàng năm trạm bơm cũng bơm xã tràn tạo điều kiện phục vụ gần 100 ha cho
bà con sản xuất thuốc lá, đậu phọng và các loại hoa màu khác.
Mặt khác còn có diện tích cây lâu năm phần nhiều tập trung theo triền Núi Cấm
với diện tích 88,12 ha chủ yếu trồng các loại cây như: mãng cầu ta, mít, chuối, điều …
hiện nay phần lớn đất vườn bà con trồng xen vào các loại cây như: sao, dầu và các loại
cây khác nhằm để giữ đất không mang tính kinh tế nên mức thu nhập hàng năm không
cao.
Chăn nuôi bò thì vẫn còn xu hướng nuôi sinh sản theo truyền thống nhưng bên
cạnh có nhiều hộ nuôi theo mô hình trang trại nhỏ và nuôi vỗ béo đã tạo nguồn thu
nhập cao trong nông dân, tổng đàn gia súc, gia cầm ở mức ổn định hàng năm, tổng
đàn trâu bò 4.413con (tăng 523 con) so nghị quyết đạt 98,34%, trong đó bò lai sind
1.150 con chiếm 26,57% so tổng đàn, giảm 5,43% (67con) so đầu nhiệm kỳ, vì hiện
nay đa số bà con chăn nuôi bò theo hướng sản xuất hàng hoá. Đặc biệt là thực hiện Đề
án 25 của UBND tỉnh về hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số Khmer nghèo thì đàn
bò tăng thêm 700 con, do đó việc chăn nuôi bò hiện nay có phong trào và có hướng
phát triển tốt. Tổng đàn gia cầm có trên khoảng 30.000 con và thường xuyên được
kiểm tra tiêm phòng, nên cũng rất thuận lợi trong việc phát triển kinh tế phụ gia đình.
2.2.2. Những hạn chế, yếu kém.
Tuy nhiên, thời gian qua trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp, nông
thôn của xã có đạt được những kết quả to lớn, nhưng bên cạnh những thành quả đó
vẫn còn một số mặt hạn chế yếu kém như sau:
-Kinh tế tăng trưởng cao nhưng chưa đồng bộ, chưa khai thác hết tiềm năng
lợi thế sẵn có của địa phương, sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, tiểu thủ công
nghiệp còn gặp nhiều khó khăn về vốn và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
-Một bộ phận người dân chưa đổi mới tư duy sản xuất nông nghiệp, còn mang
nặng sản xuất theo tập quán cổ truyền, kinh nghiệm dân gian còn mang tính tự phát,
sản xuất chủ yếu nặng về số lượng mà chưa quan tâm đến chất lượng và giá thành sản
11
phẩm làm ra, từ đó chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và thị trường
xuất khẩu.
-Thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi còn chậm, việc ứng
dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất chưa cao nhất là ứng dụng công nghệ
trong thu hoạch và sau thu hoạch, điện khí hóa tưới tiêu chưa ứng dụng rộng trên địa
bàn.
-Chưa xây dựng mô hình sản xuất dưới hình thức hợp tác xã, trang trại mà chỉ
có tổ hợp tác.
-Sản xuất nông nghiệp mới thực hiện việc thâm canh, chưa có quy hoạch tổng
thể để sản xuất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, đầu ra sản phẩm chưa ổn định.
-Về xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; một số diện tích ở vùng cao (nhánh
kênh cấp II) chưa có nước phục vụ tưới tiêu, do đó sản xuất nông nghiệp còn nhiều
khó khăn, nguyên nhân là do kinh phí đầu tư chưa có và đa số nhân dân còn nghèo
nên sức đóng góp còn hạn chế.
-Hàng năm số hộ dân còn nợ tiền điện khá lớn nên công ty điện lực An Giang
ngưng cung cấp điện làm ảnh hưởng đến hoạt động bơm tưới và quá trình sản xuất của
người dân.
-Một số hộ dân có đất canh tác tại xã An Cư nhưng thường trú tại xã Vĩnh
Trung và Văn Giáo nên gây trở ngại rất lớn trong công tác tuyên truyền vận động
người dân tuân thủ theo lịch bơm tưới và lịch thời vụ. Nông dân chưa mạnh dạn
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nên chưa thể hiện hết trách nhiệm của người
nông dân.
-Việc sind hóa đàn bò hiện nay còn gặp nhiều khó khăn do chưa có con giống
chuẩn để gieo tinh.
-Chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa 4 nhà, từ đó đã ảnh hưởng đến quá trình sản
xuất của nông dân từ khâu làm ra sản phẩm đến khâu tiêu thụ, làm cho đời sống người
dân gặp nhiều khó khăn, giá cả không ổn định.
-Quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chưa được
thường xuyên và liên tục.
12
2.2.3. Nguyên nhân.
* Nguyên nhân của những thành tựu đạt được.
-Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân xã An Cư quán triệt, vận dụng sáng tạo chủ trương
của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước cùng với sự gương mẫu trong đội
ngũ đảng viên, cán bộ công chức nhà nước đã góp phần quan trọng trong việc phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương. Cùng với sự quản lý điều hành của Nhà nước
có nhiều chính sách ưu đãi về vốn, kỹ thuật, giống cây trồng vật nuôi và thị trường
tiêu thụ nông sản cho nông dân, sự hỗ trợ về chuyên môn kỹ thuật, thâm canh,
chuyển giao công nghệ của các ngành chức năng đã góp phần thúc đẩy sản xuất ngày
càng hiệu quả, thu nhập của nông dân ngày được nâng lên.
-Công tác vận động của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương đã vận
động nhân dân mạnh dạn áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, kịp thời
chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả năng suất và chất lượng, thực hiện phân
vùng sản xuất, xuống giống theo lịch thời vụ và lịch bơm tưới.
-Tranh thủ sự hỗ trợ của cấp trên về mặt chuyên môn của các ngành, các cấp,
địa phương thường xuyên liên hệ mở các lớp khuyến nông, thực hiện mô hình trình
diễn các giống lúa cao sản. Hiện tại địa phương đang nhân rộng mô hình trồng cây
nghệ xà cừ và cây thanh long ruột đỏ vì hai loại cây này mang lại hiệu quả kinh tế
cao cho vùng đất An Cư.
-Hội nông dân cũng không kém phần quan trọng trong công tác vận động
tuyên truyền quần chúng nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và chính
sách, pháp luật của Nhà nước về việc phát triển nông nghiệp, nông thôn .
* Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém
-Là một xã miền núi, diện tích đất sản xuất nông nghiệp còn hạn chế và phần
lớn lại là khu vực đất cao, hệ thống trạm bơm không cung cấp đủ nước phục vụ cho bà
con sản xuất, điện khí hóa tưới tiêu chưa ứng dụng rộng trên địa bàn.
-Một bộ phận nông dân còn sử dụng giống lúa chất lượng thấp, khả năng phòng
chống bệnh kém nên hiệu quả không cao.
13
-Dân số phần lớn là người dân tộc thiểu số Khmer từ đó phương thức sản xuất
còn lạc hậu, kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất kém, mặt bằng dân trí chưa cao, trình độ
chuyên môn thấp, nguồn nhân lực thiếu chưa nắm bắt kịp thời khoa học kỹ thuật, sự
bất đồng về ngôn ngữ vẫn còn nhiều đây chính là những cản trở cho quá trình phát
triển của địa phương.
-Quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi còn chậm, giá cả thiếu ổn
định, thị trường tiêu thụ còn nhiều bất cập, tình trạng mất mùa được giá và ngược lại
vẫn diễn ra thường xuyên.
-Nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp còn hạn chế, chủ yếu dựa vào
sự đóng góp của quần chúng nhân dân, nhưng đa số nhân dân trên địa bàn xã thuộc hộ
nghèo, hộ khó khăn nên mức đóng góp cũng hạn chế.
14
Chương 3:
MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XÃ AN CƯ
HUYỆN TỊNH BIÊN ĐẾN NĂM 2015
3.1. Mục tiêu.
3.1.1. Mục tiêu chung.
Đại hội Đảng bộ huyện Tịnh Biên lần thứ X, nhiệm kỳ: 2010-2015 đã nêu rõ:
“Tiếp tục mở rộng các loại hình liên kết, hợp tác, trang trại, nghiên cứu mô hình cụm
nông nghiệp kỹ thuật cao, khép kín giữa các khâu tổ chức sản xuất - tiêu thụ. Đẩy
mạnh cơ khí hoá và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ sinh học, phấn đấu đạt nền nông
nghiệp sạch, sản xuất hàng hoá lớn, theo hướng công nghiệp hiện đại, hiệu quả cao,
bền vững”.
Thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ huyện Tịnh Biên, Đảng Uỷ, HĐND, UBND
xã An Cư đã chủ trương: Tiếp tục đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp đổi mới, nâng cao
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy dân chủ và sức mạnh khối Đại
đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an
ninh, tạo bước phát triển kinh tế trong sản xuất nông nghiệp bền vững, khai thác tối
đa diện tích sản xuất trong vùng kênh 3/2, đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học mới vào
sản xuất, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu cây trồng chất lượng cao. Tiếp tục triển khai có
hiệu quả kế hoạch về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, theo Nghị quyết Trung
ương VII khoá X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, trong đó đặc biệt đầu tư về
giống, giao thông nông thôn, điện, nước sạch và khoa học công nghệ , đồng thời thực
hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân
dân, phấn đấu bình quân lương thực đầu người của xã đạt 2500kg/người/năm.
Phát triển sản xuất nông nghiệp phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện đến năm 2015. Đẩy mạnh phát triển sản xuất
15
nông, thủy sản và hàng hóa theo hướng tập trung chuyên canh và đa dạng hóa sản
phẩm, trong đó chú trọng khai thác các sản phẩm có lợi thế.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể.
Định hướng phát triển sản xuất trồng trọt (cây hàng năm) phấn đấu hàng năm
tăng thêm 30 hecta đất sản xuất nông nghiệp; năm 2012 tổng diện tích gieo trồng cả
năm là 4.663,5 ha phấn đấu đến năm 2015 tổng diện tích gieo trồng sẽ lên tới 4.750
ha, trong đó lúa chất lượng cao chiếm 85% diện tích.
Định hướng phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm cũng tăng thường xuyên liên
tục ước tính đến năm 2015 đàn gia súc sẽ tăng lên 6.587 con (trong đó có bò lai sind
chiếm 50% tổng đàn); đàn gia cầm là 28.620 con.
Tỷ lệ hộ nghèo còn 16%, nhà ở khang trang chiếm 90%. Giải quyết việc làm
cho lao động trong và ngoài tỉnh 500 lao động/năm. Tiếp tục vận động xuất khẩu lao
động.
Hạ tỷ lệ dân số còn 1,11% (giảm 0,035%/năm), tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn
18,64% (giảm 1,8%/năm).
Chuyển giao nhanh và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông
nghiệp, đặc biệt là khâu giống, kỹ thuật canh tác và nuôi trồng, công nghệ sau thu
hoạch gắn với hệ thống khuyến nông, khuyến ngư, công tác thú y và bảo vệ thực vật.
3.2. Những giải pháp cơ bản phát triển nông nghiệp xã An Cư, huyện Tịnh
Biên đến năm 2015.
3.2.1. Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, đồng thời
từng bước phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ:
Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên cơ sở nhu cầu thị
trường và lợi thế từng tiểu vùng, sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm, có hiệu quả, duy
trì diện tích đất lúa. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng khoa học -
công nghệ hiện đại, công nghệ sinh học, thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, thông tin hoá, thay
thế lao động thủ công, thay đổi tập quán canh tác lạc hậu để sử dụng có hiệu quả đất
đai, tài nguyên, lao động, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh
của nông sản.
16
Phát triển ngành trồng trọt, thực hiện đầu tư thâm canh, áp dụng các giống và
quy trình sản xuất mới có năng suất, chất lượng cao; hoàn thiện hệ thống tưới tiêu;
đẩy nhanh cơ giới hoá đồng bộ các khâu sản xuất; Bố trí lại cơ cấu cây trồng, mùa vụ
và giống để giảm thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh phù hợp với điều kiện của tiểu từng
vùng.
Phát triển chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp, an toàn
dịch bệnh, phù hợp với lợi thế của địa phương; áp dụng quy trình chăn nuôi tiên tiến
để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả; tăng cường công tác thú y, phòng chống
dịch bệnh, nhất là chăn nuôi bò.
Phát triển mạnh công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở địa phương theo
quy hoạch. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các cơ sở công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Phát triển nhanh và nâng cao chất lượng các loại dịch
vụ phục vụ sản xuất, đời sống của dân cư nông thôn.
3.2.2 .Phát triển sản xuất nông nghiệp theo chiều sâu
Tập trung quy hoạch từng vùng chuyên canh, tổ chức sản xuất đúng thời vụ,
khai thác tối đa diện tích sản xuất vùng cao, phát huy hiệu quả hệ thống tưới tiêu kênh
3/2, xây dựng hệ thống tưới tiêu nội đồng kênh cấp II tăng diện tích sản xuất, phấn
đấu xuống giống đạt 4.750 ha. Nâng hệ số vòng quay của đất thuộc vùng chủ động
bơm tưới là 2,5 lần, thay đổi cơ cấu mạnh mẽ giống cây trồng, vật nuôi, đặc biệt quan
tâm tập trung trồng lúa sạch, lúa chất lượng cao, lúa đặc sản có giá trị với tỷ lệ chiếm
85% diện tích sản xuất, chú trọng thâm canh tăng vụ, thực hiện chương trình 3 giảm 3
tăng, áp dụng 1 phải 5 giảm trong sản xuất, thực hiện xuống giống đúng tuyến độ lịch
thời vụ theo quy hoạch vùng, bên cạnh quan tâm các loại cây màu có giá trị và năng
suất cao (nghệ xà cừ, thanh long ruột đỏ, thuốc lá, đậu phọng, ), đặc biệt là tăng
cường diện tích trồng màu trái vụ khi mùa nước nổi, phấn đấu sản xuất đạt lợi nhuận
bình quân 40 trđ/ha/năm. Tổ chức các lớp khuyến nông, hội thảo, nhân rộng các mô
hình điểm; củng cố và nâng chất các tổ liên kết sản xuất nhằm tiếp nhận và triển khai
áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản suất để giảm giá thành sản phẩm
đạt hiệu quả kinh tế cao, thực hiện cơ giới hoá nông nghiệp vào trong sản xuất.
17
Đối với vùng cao tiếp tục giữ vững 01 vụ lúa mùa trên nhưng vận động bà con
trồng các loại giống cao sản, lúa sạch có sức chịu rầy cao, chất lượng gạo khá như:
giống OM 2517, 4900, 6073 hay giống MTL 466, MTL 499. Còn đối với vùng đất
thấp thì ngoài vụ lúa vận động bà con tăng thêm vụ màu nhưng phải xuống giống
đồng loạt và cùng một loại cây như: đậu xanh, đậu phọng, dưa hấu, bí rợ và mì công
nghiệp.
Riêng khu vực có hệ thống kênh tưới tiêu thì vẫn duy trì sản xuất vụ lúa đồng
thời vận động bà con trồng các giống lúa cao sản như: OM 6162, 5930, 4218, MTL
504, MTL 523 và tăng thêm vụ màu như cây thuốc lá, cây đậu phọng, dưa hấu, bí rợ,
đậu xanh …
Đẩy mạnh việc cải tạo vườn tạp, hướng dẫn nhân dân cải tạo vườn tạp thành
vườn chuyên canh, trồng xen canh vườn, rừng để tạo được cảnh quan và bảo vệ môi
trường sinh thái vùng núi cặp theo hương lộ 13, giáo dục nhân dân nêu cao ý thức bảo
vệ, phòng chống cháy rừng và khu dân cư trong mùa khô.
Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi nhất là mô
hình trang trại; vận động nông dân trồng cỏ để làm nguyên liệu cho đàn bò và hợp
đồng cùng Công ty để mở rộng diện tích ở những vùng đất cao; tạo mọi điều kiện để
nhân dân được vay từ các nguồn ưu đãi nhằm giải quyết việc làm, xoá đói giảm
nghèo, trong chăn nuôi đẩy mạnh phát triển đàn bò nhất là bò lai sind, chăn nuôi theo
hướng sản xuất bò hàng hoá. Bên cạnh khuyến khích phát triển chăn nuôi theo phương
thức công nghiệp, bán công nghiệp, bảo đảm an toàn và bảo bệ môi trường, phù hợp
với nhu cầu tiêu thụ của thị trường, tăng cường kiểm soát để phát triển chăn nuôi bền
vững.
3.2.3. Tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.
Tiếp tục đầu tư các công trình thủy lợi theo hướng đa mục tiêu, nâng cao năng
lực tưới tiêu chủ động cho các loại cây trồng, trước hết cho lúa, cấp nước sinh hoạt
cho dân cư. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý thuỷ lợi có hiệu quả, nâng hiệu suất
sử dụng các công trình thuỷ lợi.
18
Thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” từ đó vận động
nhân dân nâng cấp lộ nội bộ của các ấp, đồng thời tranh thủ sự đầu tư cấp trên xây
dựng nâng cấp láng nhựa lộ Sóc Rè - Cây Khoa và hương lộ 13 Ô Tứk Sa - Ba Xoài,
để việc vận chuyển hàng hóa nông sản của bà con nhà vườn được thuận tiện, dễ dàng
và nhanh chóng hơn.
3.2.4. Thực hiện chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất
nông nghiệp.
Tăng cường năng lực của hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, thú
y, bảo vệ thực vật và các dịch vụ khác ở địa phương.
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức khoa học kỹ thuật sản xuất nông
nghiệp tiên tiến, hiện đại cho nông dân; đào tạo nghề cho bộ phận con em nông dân
để chuyển nghề, xuất khẩu lao động; đồng thời tập trung đào tạo nâng cao kiến thức
cho cán bộ quản lý, cán bộ cơ sở.
Kết hợp cùng trạm Khuyến nông, trạm Bảo vệ thực vật huyện thường xuyên
tổ chức các lớp khuyến nông, các mô hình điểm trình diễn về giống, cây trồng phù
hợp với vùng đất của địa phương, bên cạnh cũng truyền đạt kinh nghiệm, kỹ thuật
nhằm áp dụng khoa học công nghệ vào đồng ruộng hạn chế dịch bệnh, tăng năng suất
cây trồng.
Ứng dụng mạnh công nghệ sinh học, nâng cao khả năng phòng ngừa và khắc
phục dịch bệnh đối với cây trồng và vật nuôi. Khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để
các doanh nghiệp và các nhà đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản sau khi
thu hoạch.
3.2.5. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý Nhà nước.
Tập trung cho công tác qui hoạch, đào tạo cán bộ, nhất là đối với cán bộ phụ
trách nông nghiệp và cán bộ kỹ thuật viên nông nghiệp của xã đặc biệt là cán bộ người
dân tộc thiểu số Khmer, xây dựng những đề án, chương trình thiết thực phù hợp với
tình hình thực tế của địa phương, đồng thời hàng năm phải có những kế hoạch cụ thể
trong việc thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp của địa phương.
19
Bên cạnh cũng tổ chức sơ kết hoặc tổng kết định kỳ để rút ra kinh nghiệm
trong vấn đề thực hiện.
Tiếp tục phát huy thế mạnh về đàn bò, duy trì các mô hình về sind hóa và tạo
điều kiện khuyến khích chăn nuôi theo mô hình trang trại, nuôi theo hộ gia đình và
chăn nuôi theo xu hướng bò hàng hóa. Về đàn heo sẽ tổ chức nuôi theo mô hình an
toàn sinh học đảm bảo hợp vệ sinh và không gây ô nhiễm môi trường.
Tiếp tục duy trì, tăng cường công tác tuyên truyền vận động, trong công tác
vận động chia thành nhiều nhóm nhỏ, bám sát kế hoạch đề ra, phân vùng sản xuất,
chấp hành nghiêm theo lịch bơm tưới và lịch thời vụ.
Củng cố, thắt chặt mối quan hệ giữa địa phương với cơ quan chuyên môn, kỹ
thuật cấp trên để kịp thời hỗ trợ trong công tác khuyến nông; giữa địa phương với các
xã bạn có nông dân canh tác để hỗ trợ trong công tác tuyên truyền vận động; giữa địa
phương với Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Khuyến nông, Trạm Thú y trong công tác kết
hợp thực hiện mở các lớp cũng như đầu tư về chuyên môn kỹ thuật đến các hộ nuôi
trồng, đồng thời thường xuyên mở các lớp hướng dẫn kỹ thuật về cách chăn nuôi. Bên
cạnh cũng phải dùng biện pháp chế tài xử lý đối với những đối tượng không chấp
hành trong khi đa số người dân đồng tình và chấp hành nghiêm chỉnh theo chủ trương
chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Thực hiện nghiêm hình thức khen
thưởng, xử lý kỷ luật đối với từng tập thể và cá nhân.
Củng cố lại Ban điều hành sản xuất, thành lập thêm các câu lạc bộ nông dân
sản xuất kinh doanh giỏi để khuyến khích người dân làm giàu trên địa bàn xã, củng cố
các tổ liên kết sản xuất về lúa, màu, vườn. Kết hợp cùng phòng Nông nghiệp huyện
khảo sát quy hoạch phân lại vùng sản xuất, ưu tiên phát triển những loại cây trồng có
lợi thế.
Mặt trận các ban ngành đoàn thể mà nồng cốt là Hội Nông dân có kế hoạch tổ
chức họp dân để tuyên truyền vận động và phân công từng thành viên phụ trách kiểm
tra đôn đốc trong quá trình thực hiện của từng tổ liên kết, từng khu vực.
20
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Nông nghiệp là một ngành kinh tế không chỉ đóng vai trò quan trọng trong quá
trình phát triển kinh tế trên bình diện cả nước mà cả ở mỗi địa phương như xã An Cư.
Nếu trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của xã nếu phân tích đúng thực trạng và
đề ra những giải pháp phù hợp sẽ là điều kiện quan trọng góp phần vào sự phát triển
kinh tế-xã hội của địa phương.
Trong thời gian qua, kinh tế của xã tăng trưởng khá nhanh và toàn diện, năm
sau luôn cao hơn năm trước, có cơ cấu kinh tế hợp lý, cụ thể, từng bước chuyển biến
21
tích cực nền nông nghiệp của xã, có năng suất cao, chất lượng sản phẩm khá, kết cấu
hạ tầng tương đối đáp ứng được nhu cầu của người dân, tiềm năng lợi thế của xã được
phát huy, nhiều nhân tố mới được hình thành, có sự đột phá trong khâu sản xuất mang
tính quyết định đem lại sự thành công trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông
thôn. Nhiều lĩnh vực xã hội cũng cải thiện rõ nét như: giải quyết việc làm, xoá đói
giảm nghèo, nâng cao thu nhập, đời sống nhân dân trong xã cũng được nâng lên tầm
cao mới, tạo lòng tin của nhân dân đối với công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước
ta. Tuy nhiên bên cạnh những thành quả đạt được vần còn tồn tại một số hạn chế yếu
kém như: tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa đồng bộ, chưa thật sự vững chắc, sự đầu tư
của các doanh nghiệp cho việc phát triển công nghiệp trên địa bàn xã chưa nhiều mà
đặc biệt là công nghệ chế biến và bảo quản các nông sản sau thu hoạch, vấn đề xã hội
còn nhiều bất cập như giá cả thị trường bấp bênh, công tác dạy nghề và tạo việc làm
người dân chưa mang lại hiệu quả cao.
2. Kiến nghị.
Để thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn
của xã An Cư, huyện Tịnh Biên đến năm 2015, xin được kiến nghị một số vấn đề như
sau:
Cần phát huy hơn nữa tính năng động của cán bộ xã An Cư để làm đầu tàu
gương mẫu cho nông dân trong quá trình phát triển nông nghiệp.
Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất nông nghiệp như:
trợ giá, đẩy nhanh bảo hiểm nông nghiệp, bảo đảm đầu ra cho nông sản, tiếp tục đề
xuất và tham mưu cho Chính phủ thực hiện hỗ trợ cho nông dân sản xuất nông nghiệp
trước hiện trạng đất sản xuất nông nghiệp đang bị thu hẹp dần,…
Cải cách thủ tục hành chánh trong việc đầu tư ở nông thôn, đồng thời kêu gọi
đầu tư để hình thành các khu công nghiệp nhỏ nhằm giải quyết việc làm tại chổ cho
lao động nông thôn.
Tỉnh cần nghiên cứu và tiếp thu các loại công nghệ mới để thực hiện chuyển
giao khoa học công nghệ cho nông dân để tăng năng suất trong nông nghiệp, đồng
thời nâng cao chất lượng nông sản.
22
Các ngân hàng ưu tiên nguồn vốn cho kinh tế nông nghiệp; tăng cường hợp tác
với các Hợp tác xã, tổng công ty hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp để cung ứng
vốn; các dịch vụ ngân hàng khép kín đồng bộ từ khâu sản xuất, gieo trồng đến chế
biến, tiêu thụ sản phẩm.
Nông dân cần có ý thức tự vươn lên làm giàu, thay đổi tập quán sản xuất theo
lối truyền thống, năng suất thấp như trước đây.
Công tác xây dựng Đảng cần được quan tâm hơn nữa để cán bộ, đảng viên là
tấm gương để nhân dân noi theo trong mọi công việc.
23