Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

tiểu luận ĐÔ THỊ LA MÃ C Ổ ĐẠi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 17 trang )



ĐÔ THỊ LA MÃ CỔ ĐẠI
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN TRUNG HIẾU
Mã số sinh viên: 22144.57
Lớp: 57KD5
Giáo viên hướng dẫn: ĐẶNG VIỆT DŨNG

1. Tóm tắt những
đặc điểm cơ bản
nhất của đô thị La
Mã cổ đại. Đô thị
La Mã cổ đại có
những tinh hoa
nổi bật nào?

2. Phân tích một đô
thị La Mã cổ đại
để minh họa cho
câu 1.




1
Title
ĐÔ THỊ CỔ ĐẠI LA MÃ

MỤC LỤC
GIỚI THIỆU 2
I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN NHẤT CỦA ĐÔ THỊ CỔ ĐẠI LA MÃ 2


1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH CỦA ĐÔ THỊ CỔ ĐẠI LA MÃ 2
1.1. ĐẶC TRƯNG SINH THÁI TỰ NHIÊN: 2
1.2. ĐẶC TRƯNG KINH TẾ - XÃ HỘI: 3
2. ĐÔ THỊ LA MÃ QUA CÁ THỜI KÌ 4
2.1. THỜI KỲ VƯƠNG QUỐC (TK VIII – VI TCN) 4
2.2. THỜI KỲ CỘNG HÒA (TK VI – I TCN) 5
2.3. THỜI KỲ ĐẾ QUỐC (TK I TCN – IV SCN) 5
2.4. THỜI KỲ SỤP ĐỔ (SAU TK III SCN) 5
3. NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA ĐÔ THỊ LÃ MÃ CỔ ĐẠI 6
3.1. HÌNH THÁI CÁC ĐÔ THỊ LA MÃ CỔ ĐẠI 6
3.2. NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG CHÍNH CỦA ĐÔ THỊ LA MÃ CỔ ĐẠI 6
II. NHỮNG TINH HOA, THÀNH TỰU NỔI BẬT CỦA ĐÔ THỊ LA MÃ CỔ ĐẠI
6
1. VĂN HÓA, XÃ HỘI THỜi KỲ LA MÃ CỔ ĐẠI 6
2. CÁC PHÁT MINH VÀ THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT 7
2.1. KIẾN TRÚC 7
2.2. QUY HOẠCH 8
2.3. PHÁT MINH THÀNH TỰU 8
2.4. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH KIỆT TÁC CỦA LA MÃ CỔ ĐẠI 9
3. NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC 11
3.1. THỂ LOẠI TƯỢNG TRÒN 11
3.2. THỂ LOẠI CHẠM NỔI 11
III. CÁC ĐÔ THỊ TIÊU BIỂU CHO ĐÔ THỊ LA MÃ CỔ ĐẠI 12
1. THÀNH PHỐ TIMGAD 12
2. THÀNH PHỐ POMPEII 13
3. THÀNH ROME 13
IV. TỔNG KẾT 15





2
Title
ĐÔ THỊ CỔ ĐẠI LA MÃ
GIỚI THIỆU

Trước hết, với mọi người, đây là đề tài quá phổ biến, quá cũ, hầu như đa số những
người theo học các chuyên ngành liên quan đến kiến trúc và quy hoạch đều biết qua,
song để có một cái nhìn tổng quát, hiểu sâu, hiểu rõ nó thì em nghĩ là “đa số” đó
không phải là số nhiều. Chính vì thế em mong rằng qua bài tiểu luận này, sẽ phần
nào giúp cho mọi người nói chung, những sinh viên theo học trong ngành nói riêng,
và quan trọng nhất vẫn là em có thể biết thêm nhiều kiến thức và hiểu rõ hơn về Đô
thị cổ đại La Mã của một Đế chế hùng mạnh một thời. Tin rằng nó sẽ mang lại
thêm nhiều điều mới mẻ hơn các tiểu luận trước đây.
I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN NHẤT CỦA ĐÔ
THỊ CỔ ĐẠI LA MÃ
1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH CỦA ĐÔ THỊ CỔ ĐẠI LA MÃ
1.1. ĐẶC TRƯNG SINH THÁI TỰ NHIÊN:
Văn minh La Mã cổ đại hình thành trên bán đảo Italia bởi sự hung thịnh dần dần
của thành Rome nhỏ bé, chỉ hơn 1km vuông, mà sau này trở thành thủ đô của đế
quốc La Mã hùng mạnh nhất thế giới thời bấy giờ.
- Thành La Mã: ở miền trung bán đảo Ý là một vùng nông nghiệp trù phú, dân
cư sống bằng nghề nông, nghề chài lưới, nghề thủ công và nghề làm muối.
- Biên giới: vào TK thứ I TCN biên giới của đế quốc La Mã bao gồm toàn bộ
khu vực Địa Trung Hải, Bắc Phi (vốn là lãnh thổ Hy Lạp cổ đại), vùng song Rhin
(Pháp), Rhein (Đức), Riji (Hà Lan), Danube, Donau (Đức), Duna (Hungari), Dunai
(Croatia, Jugoslavija, Bulgaria), nước Anh, lãnh thổ Tiểu Á.
- Khí hậu: La Mã thuộc vùng khí hậu Địa Trung Hải.
- Tài nguyên: nhiều quặng mỏ kim loại và đá quí, cảng sâu thuận lợi cho việc
phát triển công thương nghiệp và hằng hải.

- Sự phân bố dân cư:
+ Người Gallia chiếm cứ ở Bắc Italia.
+ Người Etrusques cư trú ở miền Trung của bán đảo.
+ Người Hy Lạp ở miền Nam bán đảo.
+ Người Italiot ở rải rác tại miền Trung và miền Nam bán đảo.









3
Title
ĐÔ THỊ CỔ ĐẠI LA MÃ
Bản đồ lãnh thổ của đế quốc La Mã

Với điều kiện tự nhiên như thế, La Mã cổ đại trở thành một quốc gia vừa hùng
cường vừa nở rộ nhiều lĩnh vực khoa học, nghệ thuật, văn hóa đặc biệt là kiến trúc
và quy hoạch.
1.2. ĐẶC TRƯNG KINH TẾ - XÃ HỘI:
1.2.1. Kinh tế:
- Ba mặt lãnh thổ đều tiếp xúc với biển nên ngoại thương phát triển.
- Nhiều quặng mỏ nên công nghiệp phát triển.
1.2.2. Xã hội:
- Thể chế chính trị: theo thể chế cộng hòa đại nghị.
- Xã hội La Mã phân thành 3 giai cấp: Quý tộc, bình dân và nô lệ.
- Cùng với sự phát triển lãnh thổ, giai cấp nô lệ càng ngày càng đông đã phục

dịch cho các hoạt động sản xuất và xây dựng thành quách, cung điện của giai cấp
thống trí.
1.2.3. Tôn giáo:
- Người La Mã thờ nhiều thần, họ quan niệm điều lành, điều dữ đều do thần
chủ trì sắp đặt, mọi sự vật đề được gán cho một vị thần.
- Người La Mã tin theo thần thoại Hy Lạp và xem như vị thần của mình:





4
Title
ĐÔ THỊ CỔ ĐẠI LA MÃ
+ Thần Zeus: thiên thần của người Hy Lạp thành thần Jupiter.
+ Thần Hera vờ thần Zeus trở thành thần Junnon – thần của nữ giới và
hôn nhân, gia đình.
+ Thổ thần Demeter trở thành thần Xeres – thần ngũ cốc.
+ Thần Venus – thần của sắc đẹp.
+ Thần Aphrodite – thần tình yêu.
+ Thần người La Mã tôn thờ nhất là thần Mars – thần chiến tranh và thần
Vesta – thần phúc họa trong gia đình.
2. ĐÔ THỊ LA MÃ QUA CÁ THỜI KÌ
2.1. THỜI KỲ VƯƠNG QUỐC (TK VIII – VI TCN)
- Đây là giai đoạn tồn tại của tổ chức dân chủ quân sự - hình thái quá độ từ xã
hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp nhà nước.


5
Title

ĐÔ THỊ CỔ ĐẠI LA MÃ
Quản lí xã hội thị tộc của người Roma trong thời kỳ lịch sử này là 3 cơ quan:
+ Viện nguyên lão (Senat): là cơ quan quyền lực tối cao, có quyền quyết
định hầu hết các công việc quan trọng của người Roma.
+ Đại hội nhân dân – người Roma gọi là đại hội Curi: có quyền quyết
định những vấn đề quan trọng trong đời sống xã hội như: tuyên chiến, xét xử,
tế lễ hay bầu vua.
+ Vua (Rex): do đại hội Curi bầu ra cũng có thể bị đại hội Curi bãi miễn
– thực chat chỉ là thủ lĩnh quân sự.
Trong thời kì này đô thị mang nặng tính chất phòng ngự quân sự.
2.2. THỜI KỲ CỘNG HÒA (TK VI – I TCN)
- Đây là giai đoạn lãnh thổ Roma không ngừng được mở rộng.
- Do xây dựng nhanh và địa hình phức tạp nên mặt bằng đô thị có dạng tự do,
thiếu một sự tổ chức có tính thống nhất.
- Các Forum La Mã thời kỳ này không được thiết kế trước mà là kết quả của
quá trình xây dựng các công trình kế tiếp nhau theo như cầu sử dụng và điều kiện
địa hình nên mang nhiều đặc điểm tự nhiên giống các tổng thể công trình công cộng
của Hy Lạp.

2.3. THỜI KỲ ĐẾ QUỐC (TK I TCN – IV SCN)
- Đây là thời kỳ cải tạo và hoàn thiện Roma trên quy mô lớn Julius Caesar khởi
xướng.
- Xây dựng Forum mới mang tên Caesar
- Forum Caesar là tập hợp các công trình kiến trúc cũ và mới, được tổ chức
theo nguyên tắc đối xứng. Do đó tổng thể không gian kiến trúc là một bố cục chặt
chẽ và có quy tắc, trong đó vai trò của công trình chính trong tổng thể được nhấn
mạnh.
2.4. THỜI KỲ SỤP ĐỔ (SAU TK III SCN)
Thế kỉ III sau Công nguyên, chính quyền La Mã bắt đầu bước vào giai đoạn suy
yếu. Chiến tranh quanh Địa Trung Hải không còn cung cấp đủ số lượng nô lệ cho

các đại điền trang và các khu mỏ để bù lại số lượng nô lệ đã chết. Số nô lệ còn lại
do cuộc sống quá cực khổ nên cũng nổi loạn hay bỏ trốn rất nhiều. Nền kinh tế bị
khủng hoảng, quân đội suy yếu. Nhân cơ hội đó, các bộ tộc Germanie từ bên ngoài
tràn vào cướp phá. Năm 330, Hoàng đế La Mã Constantinus I đã dời đô từ Rôma
sang Constantinopolis thuộc khu vực Byzantium. Năm 395, đế quốc La Mã bị chia
ra làm hai, Đông La Mã và Tây La Mã. Nhà nước Tây La Mã định đô ở Ravenna,
sau đó vào năm 476 thì bị người Germanie tiêu diệt. Còn nhà nước Đông La Mã lấy
Constantinopolis làm kinh đô, thì đến năm 1453 bị đế quốc Ottoman thôn tính.


6
Title
ĐÔ THỊ CỔ ĐẠI LA MÃ
3. NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA ĐÔ THỊ LÃ MÃ CỔ ĐẠI
3.1. HÌNH THÁI CÁC ĐÔ THỊ LA MÃ CỔ ĐẠI
Qua những dấu vết của các đô thị La Mã cổ đại có thể định hình cấu trúc của các
đô thị La Mã cổ đại theo 3 loại như sau:
- Đô thị công nghiệp và buôn bán: Đô thị Panmina, Austiam, Lambasis,…
Vị trí ở các vùng cảng biển, nơi có nhiều quặng mỏ, ít đồng bằng, nơi tập trung
đông giới quý tộc hoạt động trong lĩnh vực thương nghiệp trên biển và tập trung rất
nhiều nô lệ phục vụ trong các cơ sở chế biến thủ công nghiệp.
- Đô thị hành chính và văn hóa: Roma, Athenes, Alechxandia,…
Thủ phủ của các thành bang với những Forum, đền thờ, các công trình sinh hoạt
văn hóa thể thao tập trung tại trung tâm đô thị.
- Đô thị kiểu doanh trại: Timgad,…
Đô thị mang nặng tính chất phòng về, trung tâm đô thị là nơi đặt các công trình
chỉ huy quân sự. Các khu ở còn lại là nơi ở của bình lính.
3.2. NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG CHÍNH CỦA ĐÔ THỊ LA MÃ CỔ
ĐẠI
Việc tổ chức đô thị thường gắn liền với việc tỏ chức phòng ngự về quân sự:

- Đô thị thường có tường thành bao quanh kiến cố.
- Khu vực trung tâm được chia thành các khu chức năng sinh hoạt rõ rệt.
- Các trục định hướng của đô thị không bị chi phối bởi các quan niệm tôn giáo.
Đô thị có 2 trục định hướng chính:
+ Trục Bắc Nam  trục Cardo
+ Trục Đông Tây  trục Decumanus.
- Dân cư phát triển bám theo các trục chính và trung tâm sinh hoạt công cộng
của đô thị, đường trong các khu dân cư bố trí theo dạng ô cờ, mỗi ô phố có kích
thước từ 70 x 70 (m) đến 150 x 150 (m).
- Mật độ dân cư 250 – 500 người/ha, dân số từ 20.000 đến 100.000 người.
II. NHỮNG TINH HOA, THÀNH TỰU NỔI BẬT CỦA ĐÔ THỊ LA MÃ
CỔ ĐẠI
1. VĂN HÓA, XÃ HỘI THỜi KỲ LA MÃ CỔ ĐẠI
Nền mỹ thuật La mã được hình thành do nhiều nguồn ảnh hưởng. Có hai nguồn
nghệ thuật chính tạo nên dòng văn hoá La mã cổ đại là Hy Lạp và nghệ thuật của
người Êtơrúcxcơ, một tộc người sống ở các quốc gia đô thị ở Bắc mỹ và chịu ảnh
hưởng của người Hy Lạp, họ có thành tựu về đúc đồng. Điều đó góp phần tạo nên
sự phát triển của La mã về điêu khắc, nhất là tượng chân dung. Người La mã đã học
theo người Hy Lạp rất nhiều lĩnh vực về thần thoại, văn học, sử thi… Mặc dù vậy,
trong nghệ thuật và nhiều lĩnh vực khác La mã có những sáng tạo riêng và góp rất
lớn cho khoa học và nghệ thuật tạo hình. Nhất là nghệ thuật kiến trúc.
Sự phát triển và giàu có của La mã góp phần thúc đẩy sự ra đời và đạt đến đỉnh
cao của một số loại hình nghệ thuật mang đặc điểm đặc trưng của La mã. Vì vậy có


7
Title
ĐÔ THỊ CỔ ĐẠI LA MÃ
thể khẳng định rằng, nền văn hoá La mã là nơi hội tụ của nhiều tinh hoa văn hoá của
nhiều vùng khác nhau trên thế giới. Song nó vẫn có những sáng tạo riêng rất về nghệ

thuật.
2. CÁC PHÁT MINH VÀ THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT
2.1. KIẾN TRÚC
Có thể nói nghệ thuật kiến trúc La mã đã phát triển phù hợp với nhu cầu của
người La mã. Nó có nhiều điểm khác với Hy Lạp và nhất là Ai Cập. ở Hy Lạp những
công trình xây dựng to lớn và tráng lệ thì nhà ở La mã lại nhỏ bé khiêm tốn. ở Ai
Cập cũng chỉ chú ý đến các kiến trúc “nhà ở cho linh hồn”, và thần linh, còn nhà
cho con người cũng đơn giản. Với La mã thì khác, họ xâm chiếm được vùng nào,
họ cho xây dựng, quy hoạch đô thị, tạo tiện nghi cho cuộc sống của mình. Trong
kiến trúc La mã, kiến trúc thế tục được đặc biệt chú trọng và phát triển.
Các thể loại kiến trúc phong phú. Trong đó nổi lên là các kiến trúc công cộng
như trụ sở Viện nguyên lão, đề thờ, cửa hàng, kho chứa, nhà tắm… Ngoài ra còn có
kiến trúc phục vụ cho nhu cầu về mặt tinh thần cho con người, nhất là để tôn vinh
chiến công, chiến tích của các hoàng đế La mã, như các khải hoàn môn, trụ biểu,
đấu trường, nhà hát… Bên cạnh đó họ còn sáng tạo trong thể loại nhà ở tập thể. Đi
theo với kiến trúc, trong quy hoạch đô thị người La mã đã chú ý đến các công trình
cấp thoát nước.
Kiến trúc La mã có nhiều đặc điểm khác hoàn toàn Hy Lạp. Nếu kiến trúc Hy
Lạp có vẻ đẹp đơn giản, bình dị với đường thẳng là chính thì kiến trúc La mã lại có
vẻ đẹp hùng vĩ, đồ sộ với những vòm cuốn, vòng cung nhiều loại: Trong nghệ thuật
kiến trúc, thể loại kiến trúc dân dụng phát triển nhất và đã để lại trên đất ý ngày nay
nhiều công trình danh tiếng, chứng tỏ tài năng về mặt kiến trúc của người La mã cổ
đại.
La Mã có niềm tự hào về các công trình kiến trúc của họ, khi mà có sự kết hợp
các kiến thức truyền thống của nền văn minh Hy Lạp kinh điển. Tuy nhiên, do sự
bành trướng của cộng hòa La Mã, mà các công trình xây dựng của Roma gần như
cùng kiểu của Hy Lạp đương thời. Mặc dù vậy, vẫn có sự khác nhau giữa hai trường
phái La Mã và Hy Lạp về kiểu cách trong xây dựng, La Mã vay mượn cứng nhắc sự
chính xác, đề án phác thảo, tính cân xứng từ Hy Lạp. Ngoài ra từ hai kiểu cột mới
là kiến trúc hỗn hợp và kiểu Toscana, một nữa là kiểu mái vòm với phong cách từ

Etruscan, Roma đã có khá nhiều cách tân vào cuối thời Cộng hòa La Mã.
Điểm đặc biệt ở thời gian thế kỷ 1 TCN, La Mã đã bắt đầu biết dùng bê tông,
thay thế cho đá cẩm thạch như nguồn vật liệu xây dựng chính và cho phép xây dựng
nhiều công trình kiến trúc phức tạp hơn. Đồng thời ở thế kỷ 1 TCN, Vitruvius lần
đầu tiên cho ghi chép các kiến thức kiến trúc xây dựng vào sử học. Về sau thế kỷ
thứ 1 CN, La Mã cũng bắt đầu cho sản xuất thủy tinh ngay sau khi Syria phát hiện
ra chúng. Đồ chạm khảm cũng theo đoàn quân viễn chinh ở Hy Lạp quay về La Mã.
Rất nhiều vật dụng của La Mã được sản xuất từ bê tông.


8
Title
ĐÔ THỊ CỔ ĐẠI LA MÃ
Một trong những giá trị kiến trúc của người La Mã cổ đại thể hiện qua các cầu
vòm bằng đá. Nhờ những chiếc cầu này mà hệ thống giao thông nối liền các vùng
của đế chế La Mã trở nên thuận lợi.
Công trình kiến trúc La Mã nổi tiếng hay được nhắc đến là đền Parthenon, đấu
trường Côlidê và Khải hoàn môn. Kiến trúc sư La Mã nổi tiếng thời đó là Vitruvius.
Điêu khắc La Mã có cùng phong cách với điêu khắc Hy Lạp. Những bức tượng
còn lại ở thành Roma và những phù điêu trên Khải hoàn môn là hiện vật tiêu biểu
cho điêu khắc La Mã.
2.2. QUY HOẠCH
Quy hoạch thành phố La Mã cổ đại là việc rất quan trọng đối với sự tăng trưởng
và phát triển của đế chế La Mã thời bấy giờ. Mô hình lưới mà họ đã sử dụng để mở
rộng ra từ một diễn đàn khu vực trung tâm thường được xây dựng dọc theo một con
sông. Việc sử dụng phường pháp quy hoạch lưới cho phép tất cả các con đường của
một thành phố dẫn đều đến trung tâm của Rome nơi chúng ta sẽ tìm thấy các tòa nhà
thành phố, các Basilica, đền thờ, phòng tắm, các khu chợ sầm uất, thực phẩm và
nước, đặc biệt là nô lệ.
2.3. PHÁT MINH THÀNH TỰU

Người La Mã đã phát triển một hệ thống cầu dẫn nước tuyệt vời vận chuyển nước
từ xa lên tới ba mươi dặm. Nhờ có hệ thống cầu dẫn nước nên đa số dân quý tộc đều
có nước chảy trực tiếp đến nhà của họ nhưng muốn sử dụng thì họ phải mua nước
tại chợ. Hệ thống dẫn nước được xây dựng từ những mái vòm và được hỗ trợ bởi
các trụ đá để phù hợp với chiều cao của các ngọn đồi và tạo độ nghiêng cho nước
chảy xuống. Dòng chảy di chuyển về phía thành phố và cung cấp nước cho nhà
riêng, nhà tắm công cộng và hệ thống đài phun nước với một lượng nước rất dồi
dào. Nếu lượng mưa sụt giảm thì hệ thống này sẽ cắt lưu lượng nước đến nhà của
công dân tư nhân đầu tiên, tiếp theo là các phòng tắm công cộng và cuối cùng mới
là đài phun nước. Bao quanh thành phố được bọc bởi thành trì để bảo vệ khỏi kẻ thù
bên ngoài, thành có một rãnh đào để đảm bảo việc bảo vệ Pomarium, một vị thần
La Mã. Cổng ở tất cả các bên của bức tường đều mở hướng về Forum của thành phố.
Mô hình phát triển tại thành phố đã được sao chép lại, ghi lại sự mở rộng của đế
quốc và những con đường có trật tự, các tòa nhà và phòng tắm phản ánh vinh quang
của Roma. Sự vinh quang của Roma càng được thể hiện rõ hơn ở phòng tắm. Việc
phát minh ra phòng tắm với sàn sưởi ấm của La Mã là một ngạc nhiên về thời gian
và là một ý tưởng tuyệt vời thời bấy giờ. Ngày nay, nhiều gia đình được xây dựng
ứng dụng công nghệ của La Mã này, một trong số đó là tắm hơi. Ngoài ra còn có hệ
thống thông khí từ lò đốt gỗ đến khu vực nhiệt độ thấp hơn cũng có khả năng cho
phép nhiều khu vực trong bồn tắm được sưởi ấm vào mùa đông.
Bê tông cũng là một phát minh tuyệt vời, việc xây dựng thành phố, xây dựng đế
chế với phát minh này đã làm thay đổi cả thế giới. Nó có khả năng để đúc thành một
khuôn và trở thành bất kỳ hình dạng nào chúng ta muốn. Và nó trở thành lợi thế
trong kho vũ khí của đế chế La Mã. Việc sử dụng bê tông trong xây dựng nhà thờ,
nhà cửa, công trình, thành phố vẫn còn làm chúng ta kinh ngạc đến ngày hôm nay.


9
Title
ĐÔ THỊ CỔ ĐẠI LA MÃ

2.4. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH KIỆT TÁC CỦA LA MÃ CỔ ĐẠI
 Đấu trường Colosseum (Colisée) – Rôma: Là một đấu trường lớn nhất La
mã cổ đại, được xây dựng theo hình dạng elíp: vòng ngoài có kích thước 188 x
156m. Sân đấu bên trong là 86 x 54m. Mặt ngoài cao 49m gồm 4 tầng, 3 tầng dưới
mỗi tầng có 80 vòm uốn. Sức chứa của đấu trường lên tới 50.000 người. Đây là sự
kết hợp các thể thức kiến trúc của Hy Lạp.
+ Tầng 1 là biến thể của thức Donic
+ Tầng 2 là một cột theo kiểu Ionic
+ Tầng 3 là kiểu thức Corinthian
+ Tầng 4 sử dụng mảng đặc là chính.
Đấu trường Colosseum

Thỉnh thoảng có chỗ cửa nhỏ, kết cấu theo kiểu nhẹ dần lên. Bên cạnh những
hàng cột theo kiểu Hy Lạp là các vòm cuốn bán nguyệt mang đặc trưng kiến trúc La
mã. Sự kết hợp đó đã tạo cho mặt ngoài đấu trường một dáng vẻ đặc biệt, phản ánh
được một cách rõ nét đặc điểm của nghệ thuật La mã.









10
Title
ĐÔ THỊ CỔ ĐẠI LA MÃ
Khải hoàn môn Septimius Severus (203)


Khải hoàn môn Titus

Aqueduct Pont du Gard

 Khải hoàn môn:
Thường được bố cục 3
cổng vòm. Nổi bật là
cổng chính ở giữa, hai
bên là hai cổng nhỏ.
Chúng thường có kích
thước lớn, độ rộng và sử
dụng nhiều vòm, vòng
cung, thường được xây
bằng gạch, đá vôi, ngoài
bọc bằng đá cẩm thạch…
Khải hoàn môn thường
được xây dựng để tôn
vinh và ghi lại chiến
thắng của các hoàng đế
La mã. Vì vậy trang trí ở
đây là phù điêu và chỉ phủ
kín mặt ngoài kiếntrúc. Nó không mang giá trị vật chất cụ thể mà là biểu trưng cho
các hoàng đế, khẳng định quyền bá chủ dành cho người chiến thắng: Khải hoàn môn
Trajan (114– 129), Titus, Septimius Severus (203)…
Trong tất cả thể loại kiến trúc La
mã, họ đều sử dụng vòm cuốn nhiều
kiểu. Người La mã tỏ ra có biệt tài
trong việc xây dựng mái vòm với kỹ
thuật điêu luyện, có sự kết hợp của
nhiều vật liệu: Gạch, đá… Họ xây

dựng nhiều nhà tắm công cộng,
phong tranh, thư viện, … phục vụ cho
nhu cầu của con người.
 Cầu dẫn nước: Qua sông
Gard, cao 49m, dài 274m, gồm 3 tầng
móng, lớp dưới có 6 cống vòm, lớp 2 có
11 cổng vòm, trên cùng là 35 cổng vòm,
các cổng vòm này không giống nhau.
Cầu móng có độ nghiêng thích hợp để lúc
nào cũng có nước chảy. Được xây bằng
gạch, đá để mộc. Điều này tạo vẻ đẹp cho
tác phẩm nghệ thuật này. Do tướng quân
và thống đốc La mã Aguriba, bạn và anh


11
Title
ĐÔ THỊ CỔ ĐẠI LA MÃ
em cọc chèo với hoàng đế Augustua xây dựng.
Với việc xây dựng các hệ thống cầu dẫn nước, người La Mã cũng đã thiết lập
nên 1 nền tảng kỹ thuật mà hơn 1000 năm sau vẫn chưa ai vượt qua được.
3. NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC
3.1. THỂ LOẠI TƯỢNG TRÒN
Ở La mã tượng chân dung, mà nhất là chân dung các hoàng đế đặc biệt phát triển.
Thành tựu này khởi nguồn từ một tục lệ lâu đời của người La mã, tục lệ mang tính
tín ngưỡng, tôn giáo: Tục lệ thờ cúng tổ tiên, cha mẹ. Trong nhà người La mã cổ có
một chiếc tủ đựng chân dung bằng sáp của những người thân đã qua đời. Giống như
người Ai Cập cổ, họ tin rằng những chân dung hình ảnh đó có linh hồn. Họ cũng tin
rằng những con người đó vẫn tồn tại và hiện diện trong cuộc sống gia đình, tham gia
vào mọi sinh hoạt của những người còn sống. Khi có tang lễ, người ta khiêng cả

chiếc tủ đựng chân dung thờ đó đi theo đám tang.
Lúc đầu người ta dùng sáp nóng đổ lên mặt người hòng có sự chính xác và chân
dung
giống thực một cách tối đa. Sau này họ tạo ra được các pho tượng, vẫn mang
theo tinh thần trọng thực. Nhờ những hiểu biết về cấu trúc và đặc điểm của đầu
người qua việc đổ trực tiếp bằng sáp nóng. Có thể nói tượng chân dung La mã mang
tính tả thực cao độ và là tượng mang tính đặc tả tính cách nhân vật. Tuy nhiên cũng
không thể bỏ qua sự kết hợp với tính chất lý tưởng hoá trong một số bức tượng chân
dung của La mã cổ đại. Tính chất đó có thể biểu hiện ở hình dáng, trang phục, hay
các pho tượng nhỏ kèm theo.
Tượng Hoàng đế Ô guýt ở Prima - Poóta 20 - 17: Nhà điêu khắc đã rất giỏi khi
thể hiện các nếp gấp mềm mại, buông rủ trên cánh tay trái của Ô guýt, tay phải Ô
guýt giơ cao, tay trái cầm cây gậy quyền lực dưới chân phải là biểu tượng tiểu thần
tình yêu cưỡi trên cá đô phin (cá heo). Đấy chính là nét lý tưởng hoá trong các pho
tượng La mã. Tuy vậy dù dưới hình thức nào thì các pho tượng đó vẫn mang tính
hiện thực. Dưới các hình thức đó, các công dân La mã vẫn nhận ra những nét tính
cách riêng của các vị hoàng đế của mình. Bên cạnh các chân dung hoàng đế La mã
vừa mang tính hiện thực vừa mang tính lý tưởng hoá còn có một loại chân dung
hoàn toàn mang tính hiện thực một cách sâu sắc. Loại chân dung này mang đậm chất
La mã hơn. Chân dung kiểu này trong nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp chưa thấy xuất
hiện.
3.2. THỂ LOẠI CHẠM NỔI
Nghệ thuật La mã mang tính chất tôn vinh ca ngợi các hoàng đế La mã, hoặc họ
được thần thánh che trở, hoặc họ là những bậc vĩ nhân. Trong những bức chạm nổi
mang tính chất lịch sử đó, với chủ đề xoay quanh chuyện thần thoại, mang tính tập
thể và khái quát chung, ở La mã lại là vai trò tôn vinh cá nhân. Điều này được thể
hiện trong các trụ tưởng niệm, hay phù điêu trang trí ở bề mặt các khải hoàn môn.
Một hình thức thứ hai sử dụng diện phù điêu trang trí nhiều là những cái quách
dùng trong các tang lễ. Hình thức này mang theo phong cách của từng xưởng sản



12
Title
ĐÔ THỊ CỔ ĐẠI LA MÃ
xuất, từng vùng trên đất La mã. Điều này cũng quy định sự khác nhau giữa các mảng
phù điêu. Có thể dùng
nhiều hình tượng nhân vật, sắp đặt các hình tượng thưa hay dày thể hiện những
đoạn thần thoại, hay các vị thần, hoặc trang trí bằng các tràng hoa và nhiều hình
tượng khác rất phong
phú.
III. CÁC ĐÔ THỊ TIÊU BIỂU CHO ĐÔ THỊ LA MÃ CỔ ĐẠI
1. THÀNH PHỐ TIMGAD
- Thành phố Timgad thuộc đất nước Angieria ở Bắc phi được xây dựng vào
năm 100 SCN dùng để phòng thủ quân sự ở vùng phía Bắc dãy núi Aures.
- Mặt bằng hình chữ nhật (gần vuông 327x324(m)), xây dựng trên một địa hình
bằng phẳng, chung quanh có tường thành bao bọc với cổng thành kiên cố.
- Có hai trục chính theo hướng Đông-Tây và Bắc-Nam.
Bản đồ quy hoạch thành phố Timgad
- Trung tâm đô thị gồm nhiều công trình công cộng như: hội tường, điện
Capitole, đền thờ, thư viện, khu chợ, Forum (diện tích 50x43m), Baxillica, nhà tắm
công cộng, khải hoàn môn, nhà hát kiểu nửa hình tròn,…
- Dân cư được tổ chức trong các ô phố hình bàn cờ.



13
Title
ĐÔ THỊ CỔ ĐẠI LA MÃ
2. THÀNH PHỐ POMPEII
- Thành phố được xây đựng vào thế kỉ thứ VII – V trước CN trong thời kì Hy

Lạp trên sườn dốc cao hơn mặt biển 42m.Mặt bằng được bao bọc bởi 2 lớp tường
thành xây bằng đá kiên cố.
Bản đồ quy hoạch thành phố Pompeii

- Tổng thể thành phố Pompeii được chia ra làm 2 khu vực:
+ Khu trung tâm sinh hoạt công cộng: được chọn vị trí trên địa hình cao, hệ
thống giao thông không theo quy luật trực giao. Khu trung tâm công cộng bao
gồm các công trình: đền thờ thần Apollo (thần bảo hộ thành phố), viện nguyên
lão, đền thờ thần Vespasianus, tòa án, nhà họp hội đồng, thư viện, kho bạc, kho
hang, xưởng thủ công. Các công trình này được đắt bao quanh Forum hình chữ
nhật 38x142m với các hiên cột thức chạy chu vi.
+ Khu dân cư: được xây dựng theo quy tắc hình học với những ô phố vuông,
mạng lưới giao thông theo hình ô cờ, nhà được xây dựng liền kề quay mặt ra 4
con đường chính.
- Thành phố Pompeii được người Hy Lạp và La Mã quan tâm như một nơi
thắng cảnh vừa có cảng biển giao lưu về kinh tế thuận lợi.
- Năm 79 thành phố đã bị chôn vùi dưới lớp nam thạch dày 6m trong 1500 năm
và mới được khai quật vào năm 1748.
3. THÀNH ROME
- Khi các bộ tộc Latin định cư ở bên bờ sông Tibre, nơi đây được cộng đồng
người La Mã cho xây dựng thành bang lấy tên vị vua Romulus để đặt tên cho thành


14
Title
ĐÔ THỊ CỔ ĐẠI LA MÃ
phố thủ phủ thành bang của mình (năm 753 TCN). Rome nằm trên một địa thế khá
đặc biệt với 8 ngọn đồi cùng hướng vào một đất bằng phăng có tên là Palatinus.
Bản đồ quy hoạch thành Rome
- Trong thời kỳ thống trị của người Hy Lạp, Rome đã được kiến thiết theo kiểu

thức của người Etrusques có quy mô nhỏ 285ha với vòng tường bao quanh theo dạng
tự do với vùng đồi cao nhất Capitol là Acropole và khu bằng phẳng của vùng
Palatinus là khu vực Agora và khu dân cư buôn bán sầm uất.
Ảnh phục dựng thành phố Rome
- Rome được người La Mã xem như thủ phủ của các thời kỳ hoàng kim của
người La Mã nên được các lãnh tụ của các triều đại quan tâm kiến thiết nhiều công


15
Title
ĐÔ THỊ CỔ ĐẠI LA MÃ
trình công cộng hoành tráng. Đặc biệt là các Forum của các vị Hoàng đế La Mã từ
thời Cộng Hòa. Người La Mã đã cho xây dựng những công trình công cộng phụ vụ
cho những ý tưởng đề cao quyền lực và sức mạnh ấy. Ở khu vực đồi Aventinus là
đấu trường Maximus (năm 329 TCN) ở khu vực Campus Martius là đấu trường
Flammius (221 TCN), khải hoàn môn và hàng hiên cột hoành tráng Metelus (149
TCN), nhà hát Pompeiius (50 TCN), Basilica (tòa án),…
Mô hình phục dựng quy hoạch thành phố Rome
IV. TỔNG KẾT
Cái nhìn tổng quan về đô thị La Mã cổ đại, nó được chia thành 2 loại chính:
+ Lọai 1 chiếm đa số là các thành phố phát triển tự phát, qua nhiều thế kỉ tạo
thành một tổ chức phức tạp, không thống nhất.
+ Loại thứ 2 phát triển có chủ ý, dựa trên một mô hình nhất định.
- Dạng Castrum dựa trên mô hình phát triển của doanh trại quân đội viễn chinh
Roman.
- Hầu hết các thành phố của Roman được phát triển dựa trên hai cực trên,
- Mỗi thành phố có 1 forum, nhà hát, nhà tắm, chợ,…
- Rất nhiều thành phố xây dựng lại phiên bản địa phương các công trình nổi tiếng tại
Roma.
- Trung tâm của thành phố là các công trình công cộng, thường là các forum hoặc

nhà hát.





16
Title
ĐÔ THỊ CỔ ĐẠI LA MÃ
Tài liệu tham khảo
- Vi.Wikipedia.org – En.wikipedia.org
+ Văn minh La Mã cổ đại - Culture of ancient Rome
+ La Mã cổ đại – Ancient Rome
+ Roma - Rome
- Articles:
+
- Bài giảng:
+ Kiến trúc Roman - Thầy Nguyễn Mạnh Trí – BM LT&LSKT, ĐHXD.
+ Lược khảo lịch sử đô thị - Ths-kts. Nguyễn Dương Tử
- Một số tài liệu khác trên Internet










×