Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

đề tài PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG ĐỒ GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2001- 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (423.87 KB, 56 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, Đảng và nhà nước ta đã xác
định xuất khẩu là bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ổn định và nâng cao
đời sống nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Trong vài năm trở lại đây, ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đã trải qua một giai
đoạn phát triển với những đổi mới và tiến bộ không ngừng. Từ một nước xuất khẩu gỗ
nguyên liệu là chủ yếu, Việt Nam đã vươn lên trở thành một nước xuất khẩu sản phẩm
gỗ có tên tuổi trên thế giới và trong khu vực. Đặc biệt là năm 2004 với kim ngạch xuất
khẩu vượt mức 1 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng 85%- là mức tăng kỷ lục chưa có bất kỳ
hàng xuất khẩu nào ngoài gỗ đạt được. Liên tiếp những năm sau đó ngành gỗ tiếp tục
khẳng định vị thế của mình với Kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng và đạt mốc hơn
4 tỷ USD vào năm 2012. Xuất khẩu đồ gỗ đang trở thành một ngành hàng xuất khẩu chủ
lực, tạo bước đột phá trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam đem lại nguồn thu ngoại tệ
lớn, tạo ra động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế quan trọng.
Hiện nay, tuy đồ gỗ Việt Nam đã chiếm được những thị trường trọng điểm của thế giới
và thị phần cũng ngày càng tăng, giá trị xuất khẩu tăng 30-40%/năm, nhưng phải thừa
1
nhận rằng ngành xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với nhiều
khó khăn và thử thách đến từ những yếu tố trong lẫn ngoài nước.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận trên và thực tiễn của toàn ngành, cùng với nhận thức
được tầm quan trọng của ngành gỗ, chúng tôi đã quyết định thực hiện đề tài: “PHÂN
TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG ĐỒ GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG
GIAI ĐOẠN 2001-2012” nhằm khái quát cũng như phân tích lại tình hình xuất nhập
khẩu trong giai đoạn 2001-2012 đồng thời nêu ra những cơ hội và thách thức mà ngành
xuất khẩu gỗ phải đối mặt trong thời gian tới.
1. Chương 1: Khái quát chung về ngành xuất khẩu gỗ ở
Việt Nam
1.1. Khái niệm và các hình thức xuất khẩu


1.1.1. Khái niệm xuất khẩu hàng hóa
Có nhiều quan niệm khác nhau về xuất khẩu, có quan niệm theo khuynh hướng hiện
đại như:
Xuất khẩu hay xuất cảng, trong lí luận thương mại quốc tế là việc bán hàng hóa và dịch
vụ cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế IMF là việc bán
hàng hóa ra nước ngoài.
Theo điều 28, mục 1, chương 2 Luật Thương mại Việt Nam 2005 xuất khẩu hàng hóa
là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt
nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp
luật.
Cũng có quan niệm xuất khẩu theo quan điểm truyền thống: “Xuất khẩu là việc bán
hàng hóa ra nước ngoài”.
2
Vậy, nói ngắn gọn và dễ hiểu nhất thì xuất khẩu hàng hóa là việc đưa các hàng hóa
dịch vụ từ các quốc gia này sang các quốc gia khác nhằm thu về một lượng ngoại tệ.
1.1.2. Các hình thức xuất khẩu
Căn cứ vào tính chất của hoạt động xuất khẩu người ta phân làm hai loại hình: xuất
khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp. Trong hai loại này, xuất khẩu trực tiếp là quan
trọng nhất.
Ngoài ra, còn có các hình thức xuất khẩu khác. Căn cứ vào mức độ tham gia của người
xuất khẩu thì có hai loại hình thức: xuất khẩu tự doanh và xuất khẩu gia công; căn cứ
vào địa điểm xuất khẩu lại có: xuất khẩu tại chỗ và xuất khẩu mậu biên; Căn cứ theo
tính pháp lý cũng có hai loại: xuất khẩu theo hợp đồng, xuất khẩu theo nghị định thư.
1.1.2.1. Xuất khẩu trực tiếp
Trong phương thức này, đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp kí kết hợp đồng
ngoại thương, và phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó. Hợp đồng kí kết giữa hai bên phải
phù hợp với luật lệ quốc gia và quốc tế, đồng thời bảo đảm được lợi ích quốc gia và đảm
bảo uy tín kinh doanh.
Yêu cầu bên nhập khẩu phải mở L/C và kiểm tra luận chứng (nếu hợp đồng quy định sử
dụng phương pháp tín dụng chứng từ), xin giấy phép xuất khẩu, chuẩn bị hàng hóa, làm

thủ tục hải quan, giao hàng lên tàu, mua bảo hiểm, làm thủ thanh toán và giải quyết
khiếu nại (nếu có).
Ưu nhược của hình thức xuất khẩu trực tiếp:
• Ưu điểm:
Tận dụng hết tiềm năng, lợi thế để sản xuất hàng xuất khẩu. Trong quá kinh doanh, tự
mình có thể thâm nhập thị trường và do vậy có thể đáp ứng nhu cầu thị trường, gợi mở,
kích thích nhu cầu, và cũng có cơ hội tiếp thu những ý kiến của khách hàng để khắc
phục những thiếu sót của mình kịp thời.
3
Chủ động trong việc sản xuất, tiêu thụ hàng hóa nhất là trong điều kiện thị trường biến
động nếu hoạt động kinh doanh tốt sẽ đem lại hiệu quả kinh doanh cao, tự khẳng định
mình về sản phẩm, nhãn hiệu… dần dần đưa được uy tín về sản phẩm trên thế giới.
Giảm bớt được chi phí trung gian do đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
• Nhược điểm:
Đòi hỏi năng lực ngoại thương và nghiệp vụ của nhân viên trong doanh nghiệp phải sâu
rộng.
Trong điều kiện đơn vị mới kinh doanh thì áp dụng hình thức này rất khó do điều kiện
vốn sản xuất hạn chế, am hiểu thị trường quốc tế còn mờ nhạt, uy tín nhãn hiệu sản
phẩm còn xa lạ với khách hàng.
Khối lượng mặt hàng phải lớn mới có thể bù đắp được chi phí giao dịch như giấy tờ,
điều tra thị trường.
1.1.2.2. Xuất khẩu gián tiếp
Là hình thức xuất khẩu trong đó bên mua hoặc bên bán thông qua người thứ 3 ra tiến
hành công việc mua hay bán thay cho mình.
Những công việc này có thể là nghiên cứu thị trường, đàm phán kí hợp đồng, thực hiện
hợp đồng. Đây là hình thức xuất khẩu phổ biến chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch của
thế giới thông qua người thứ 3 ở đây là người môi giới hoặc đại lí.
Ưu nhược điểm của xuất khẩu gián tiếp
• Ưu điểm:
-Tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh hơn (đặc biệt trong trường hợp bên xuất

khẩu có yếu kém về nghiệp vụ).
-Có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí kinh doanh (vì có thể tận dụng được
cơ sở vật chất của người trung gian)
• Nhược điểm:
- Lợi nhuận bị chia sẻ do phải trả thù lao cho người trung gian
- Doanh nghiệp khó kiểm soát được hoạt động của nhà trung gian
4
- Doanh nghiệp không chủ động được với những biến động của thị trường
1.1.2.3. Buôn bán đối lưu
Buôn bán đối lưu là phương thức giao dịch, trong đó xuất khẩu kết hợp với nhập khẩu,
người bán đồng thời là người mua và hàng hóa đem ra trao đổi thường có giá trị tương
đương. Mục đích xuất khẩu ở đây không nhằm mục đích thu ngoại tệ mà nhằm mục đích
có được lượng hàng hóa có giá trị tương đương với giá trị lô hàng xuất khẩu
Ưu nhược điểm của buôn bán đối lưu
• Ưu điểm:
Tránh được các rủi ro về biến động tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối. Đồng thời
có lợi khi các bên không đủ ngoại tệ để thanh toán cho lô hàng nhập khẩu của mình.
Góp phần thúc đẩy mua bán cho các trường hợp mà những phương thức mua bán không
vượt qua được (như trong các trường hợp Nhà nước tiến hành quản chế ngoại hối)
Có thể làm cân bằng hạng mục thường xuyên trong cán cân thanh toán (đối với một
quốc gia)
• Nhược điểm:
Làm hạn chế quá trình trao đổi hàng hóa, việc giao nhận hàng hóa khó tiến hành được
thuận lợi
1.1.2.4. Bán hàng thông qua hội chợ triễn lãm
Hội chợ quốc tế là hình thức mua bán tổ chức định kỳ tại địa điểm nhất định, do một hay
nhiều nước tổ chức, mời doanh nghiệp các nước tham gia nhằm mục tiêu quan trọng
nhất là đàm phán, kí kết các hợp đồng mua bán.
Triễn lãm là nơi trưng bày giới thiệu những thành tựu của một nền kinh tế học hoặc của
một ngành kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật. Liên quan chặt chẽ đến ngoại thương là

các cuộc triễn lãm công nghiệp, tại đó người ta trưng bày các loại hàng hóa nhằm mục
đích quảng cáo để mở rộng khả năng tiêu thụ.
Ngày nay có rất nhiều các hợp đồng được kí kết tại hội chợ và triển lãm
5
1.1.2.5. Tái xuất khẩu
Đây là phương thức giao dịch trong đó hàng hóa mua về với mục tiêu phục vụ tiêu dùng
trong nước. Trong phương thức này tối thiểu phải có ba nước tham gia là nước tái xuất,
nước xuất khẩu và nước nhập khẩu.
Ưu nhược điểm của tái xuất khẩu
• Ưu điểm:
Có thể xuất khẩu được những mặt hàng mà doanh nghiệp trong nước chưa đủ khả năng
sản xuất để xuất khẩu và thu được ngoại tệ (mà không phải tổ chức sản xuất).
-Góp phần thúc đẩy buôn bán đặc biệt ở các nước bị cấm vận vẫn có thể tiến hành buôn
bán được với nhau.
• Nhược điểm:
Doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào nước xuất khẩu về giá cả, thời gian giao hàng, sự
thay đổi về giá, làm ảnh hưởng đến việc nhập khẩu. Số ngoại tệ thu về rất ít trong tổng
kim ngạch xuất khẩu. Các công ty có thể quyết định tự giải quyết việc xuất khẩu. Đầu tư
và rủi ro hơi lớn hơn, nhưng tiềm năng lợi nhuận cũng lớn hơn. Một công ty có thể tiến
hành xuất khẩu trực tiếp theo nhiều cách:
+Bộ phận hay chi nhánh xuất khẩu có cơ sở nội địa –Có thể chuyển dần thành bộ phận
xuất khẩu tự chủ hoạt động như một trung tâm lợi nhuận.
+Chi nhánh hay công ty con bán hàng ở nước ngoài –Chi nhánh bán hàng giải quyết
việc bán hàng và phân phối và có thể giải quyết về phần kho cũng như chiêu thị. Bên
cạnh đó, chi nhánh thường phục vụ như trung tâm trưng bày và phục vụ khách hàng.
+Đại diện bán hàng xuất khẩu quan hệ nước ngoài-Đại diện bán hàng ở tại quê nhà được
gửi ra nước ngoài để tiện việc kinh doanh.
+Nhà phân phối và đại lí đặt tại nước ngoài –Các nhà phân phối và đại lí này có thể
được độc quyền để đại điện cho công ty ở quốc gia đó, hoặc chỉ có một số quyền hạn
chế.

6
Dù công ty quyết định xuất khẩu trực tiếp hay gián tiếp, nhiều công ty sử dụng xuất
khẩu như một phương pháp “thử dòng nước” trước khi xây dựng nhà máy và sản xuất
sản phẩm ở nước ngoài.
1.2. Xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam
1.2.1. Lợi thế và tiềm năng xuất khẩu của đồ gỗ Việt Nam
1.2.1.1. Lợi thế
1.2.1.1.1. Nhân công
Việt Nam là một nước đông dân (gần 90 triệu dân) và có dân số trẻ (lực lượng lao động
chiếm trên 50%) nên có nguồn nhân công dồi dào, giá cả tương đối rẻ so với thị trường
lao động thế giới, lại có tay nghề khéo léo nên sản phẩm gỗ xuất khẩu của Viêt Nam
được nhiều người ưa chuộng, có sức cạnh tranh cao so với sản phẩm của Trung Quốc
hay Malaysia.
Các làng nghề truyền thống và nghệ nhân có tay nghề tinh xảo: Theo báo cáo của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện có khoảng 1.400 làng nghề truyền thống trải
khắp lãnh thổ Việt Nam, trong đó có khoảng 342 làng nghề gỗ mỹ nghệ truyền thống
với sự phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất song hành với Ngành công nghiệp gỗ chế
biến. Những làng nghề lớn và nổi tiếng như Vân Hà (Hà Nội), Hữu Bằng, Dư Vụ, Vạn
Điểm, Chuyên Mỹ, Nhị Khê (Hà Tơy), Bớch Chu (Vĩnh Phúc), Đồng Kỵ (Bắc Ninh), La
Xuyên (Nam Định)
1.2.1.1.2. Gỗ nguyên liệu
Nước ta có tài nguyên rừng phong phú, xét về chủng loại và chất lượng đều có lợi thế
hơn so với Trung Quốc, Indonesia và Malaysia. Đặc điểm của gỗ rừng tự nhiên ở nước
ta là gỗ cứng, màu sắc, hoa văn đẹp, độ bền cao rất thích hợp cho sản xuất đồ gỗ mỹ
nghệ.
7
1.2.1.1.3. Hệ thống logistic
Việt Nam lại có các cảng biển trải dài trên địa bàn cả nước, rất phù hợp cho việc vận
chuyển những container cồng kềnh, chiếm nhiều chỗ như đồ gỗ.
1.2.1.1.4. Môi trường kinh doanh

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam được
giảm thuế nhập khẩu gỗ nguyên liệu cũng như giảm thuế xuất khẩu sản phẩm hàng hóa
vào thị trường các nước. Bên cạnh đó, việc Mỹ đánh thuế chống bán phá giá khá cao
đối với Trung Quốc cũng là một trong những lợi thế để các doanh nghiệp tăng cường
xuất khẩu vào thị trường này.
1.2.1.2. Tiềm năng phát triển
Với những lợi thế như trên, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển mặt hàng
này.
Trước hết, đó là nhu cầu về sản phẩm gỗ trên thế giới hiện ngày càng tăng nhanh: Có thể
thấy, sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2010, các thị trường XK đồ gỗ Việt Nam đều
phục hồi đáng kể so với những năm trước. Đáng lưu ý là thị trường truyền thống như
Mỹ đã tăng 15%, các nước EU tăng khoảng 8%. Doanh nghiệp XK đồ gỗ Việt Nam đã
biết mở rộng thị trường, tiếp cận những thị trường được đánh giá là tiềm năng như Nga,
Ấn Độ, Trung Đông… nên cơ hội cho đồ gỗ Việt Nam tiến xa hơn trên trường quốc tế
là rất lớn.
Những cơ hội to lớn đó đã được các chuyên gia Canada trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
đồ gỗ đánh giá cao, và thực tế cho thấy đã có rất nhiều đầu mối cung cấp gỗ nguyên liệu
của Canada, Mỹ và một số nước Bắc Mỹ đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam: Hiện cả
nước có trên 3.000 cơ sở chế biến đồ gỗ, trong đó khoảng 50% là cơ sở chế biến gỗ quy
mô nhỏ với những sản phẩm tiêu thụ nội địa hoặc gia công; trong đó, có 970 doanh
nghiệp chuyên chế biến đồ gỗ xuất khẩu, hơn 400 doanh nghiệp FDI
8
1.2.2. Vai trò của xuất khẩu đồ gỗ đối với Việt Nam
1.2.2.1. Về mặt kinh tế:
Hoạt động xuất khẩu giúp tăng trưởng kinh tế thông qua tăng thu nhập trong nước:
Liên tục trong những năm qua, nhóm hàng đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam luôn đứng
trong nhóm hàng xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao nhất.
Xuất khẩu góp phần thúc đẩy ngành khai thác và sản xuất trong nước: Nước ta có lợi
thế và tiềm năng to lớn về sản phẩm gỗ, tuy nhiên lại chưa được tận dụng hết. Do đó
hoạt động xuất khẩu sẽ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào cơ sở vật chất, kĩ

thuật, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, góp phần vào công cuộc
công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước
Bên cạnh đó, xuất khẩu cũng tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam giao lưu, học hỏi
và nhập khẩu công nghệ mới từ nước ngoài: Nhờ vào sự toàn cầu hoá, các dòng vốn
hay công nghệ đều được trao đổi dễ dàng hơn giữa các quốc gia. Hoạt động xuất khẩu
khoa học công nghệ mới sẽ mang về một nguồn thu lớn cho các nước làm ra và cũng
giúp cho các nước nhập khẩu đẩy nhanh sự phát triển kinh tế của nước mình và học hỏi
các kinh nghiệm của nước đi trước. Với điều kiện nền công nghệ của nước ta vẫn còn
lạc hậu, chưa theo kịp các nước tiên tiến, việc nhập khẩu máy móc, công nghệ mới từ
nước ngoài sẽ giúp rút ngắn được thời gian và tiết kiệm được chi phí đầu tư nghiên
cứu.
1.2.2.2. Về mặt xã hội
Xuất khẩu giúp giải quyết vấn đề việc làm trong nước: Hoạt động xuất khẩu góp phần
rất lớn vào việc giảm thấp nghiệp, nâng cao đời sống của người lao động, giảm được
các tệ nạn xã hội. Các doanh nghiệp xuất khẩu thu hút một lượng lao động lớn, và đào
tạo tay nghề cho hàng triệu lao động đó. Các doanh nghiệp xuất khẩu vừa tạo ra việc
làm ổn định cho người lao động vừa tận dụng được nguồn lao động rẻ và sẵn có trong
nước để tạo ra những điều kiện thuận lợi trong kinh doanh, trong cạnh tranh.
9
1.2.2.3. Về mặt đối ngoại:
Hoạt động xuất khẩu góp phần tăng cường tình hữu nghị giữa VN và các nước. Xuất
khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường sự hợp
tác đầu tư của các nước nâng cao vai trò vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Các
quan hệ kinh tế đối ngoại này sẽ tác động không nhỏ tới hoạt động xuất khẩu của mỗi
quốc gia, hoạt động xuất khẩu của mỗi quốc gia ngày càng phát triển thì mối quan hệ
kinh tế đối ngoại của quốc gia đó với các nước khác ngày càng được cải thiện.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam
1.2.3.1. Các nhân tố thuộc môi trường vi mô
1.2.3.1.1. Thị trường
Thị trường sản phẩm gỗ thế giới là một thị trường đầy tiềm năng phát triển.Sản phẩm

gỗ ngày càng đa dạng và nhu cầu thì ngày một lớn. Chính vì vậy, việc cạnh tranh ngày
càng trở nên gay gắt, chỉ có những doanh nghiệp nào đủ mạnh mới có thể tồn tại được.
Các thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ chính là thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản đây là
những thị trường lớn của Việt Nam. Hơn nữa, nằm trong khu vực sôi động của thị
trường gỗ, đây là những thị trường không phải khó tính, mức bảo hộ thấp, điều này sẽ
tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp cận thị trường và tăng cường buôn bán các mặt hàng
gỗ (kể cả sản phẩm gỗ và gỗ nguyên liệu) với các thị trường khác.
1.2.3.1.2. Nguồn nguyên liệu
Việt Nam có tài nguyên rừng phong phú với các chủng loại và chất lượng gỗ cao. Tuy
nhiên những năm gần đây, ngành hàng này phát triển quá “nóng” khiến tài nguyên
rừng nhanh chóng suy giảm. Do đó nguồn nguyên liệu cho các sản phẩm xuất khẩu gỗ
phải chuyển sang gỗ rừng trồng và nguyên liệu gỗ nhập khẩu chủ yếu từ Indonesia và
Malaysia.
10
1.2.3.1.3. Cơ sở hạ tầng
Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng…là một số yếu tố đắc
lực trong việc tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm và nâng cao khả năng
cạnh tranh xuất khẩu của các mặt hàng. Mà những yếu tố này lại thuộc thẩm quyền
quản lí trực tiếp của nhà nước, do đó các doanh nghiệp còn bị động rất nhiều.
1.2.3.1.4. Nguồn nhân lực
Nhờ vào nguồn lao động dồi dào và có tay nghề cao nên tỉ lệ phế phẩm được giảm
thiểu, năng suất lao động được nâng cao hơn. Đây là một điểm mạnh của nước ta vì
hiện nay tỉ lệ phế phẩm trong sản xuất hàng gỗ của thế giới nhìn chung vẫn khá cao.
1.2.3.1.5. Các ngành công nghiệp hỗ trợ
Nền kinh tế bao gồm nhiều ngành và các ngành lại có quan hệ hỗ trợ lẫn nhau, là một
khâu trong tổng quá trình sản xuất sản phẩm của một ngành hàng. Các ngành công
nghiệp hỗ trợ được đặc lên hàng đầu, nó quyết định thời gian hoàn thành đơn đặt hàng
nhanh hay chậm, chất lượng sản phẩm đạt hay không đạt. Việc chủ động củng cố và
hợp tác chặc chẽ với các ngành nay cần được quan tâm và thực hiện tốt. Trong những
năm gần đây, Việt Nam đã chú trọng đến vấn đề này và đã thực hiện rất tốt, góp phần

rất lớn cho các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam.
1.2.3.2. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô
1.2.3.2.1. Nhân tố pháp luật
Bao gồm hệ thống các luật tác động đến hoạt động xuất khẩu. Mỗi quốc gia có hệ
thống chính trị khác nhau vì thế có những qui định khác nhau về các hoạt động xuất
khẩu.
Hoạt động xuất khẩu chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau:
• Các quy định về thuế, giá cả, chủng loại, khối lượng hàng hóa nhập khẩu.
• Các quy định về chế độ sử dụng lao động, tiển lương, tiền thưởng, bảo hiểm
phúc lợi. Ngành thu hút đội ngũ lao động khá lớn, bao gồm nhiều đối tượng
11
khác nhau .Vì vậy đòi hỏi chính sách tiền lương cũng đa dạng, tùy theo từng đối
tượng tham gia vào từng công đoạn của sản xuất.
• Các qui định về giao dịch hợp đồng xuất khẩu như: giá cả, số lượng, phương
tiện vận tải sử dụng trong giao dịch xuất khẩu. Thông thường Việt Nam hay
xuất theo giá FOB, và nhập theo giá CIF (mặc dù 2 điều kiện thanh toán này
không có lợi nhiều cho các doanh nghiệp Việt Nam).
• Các qui định về tự do mậu dịch hay xây dựng các hàng rào thuế quan và phi
thuếquan.
1.2.3.2.2. Yếu tố văn hóa
Văn hóa khác nhau cũng quy định việc xuất nhập hàng hóa khác nhau. Nền văn hóa
của một quốc gia được hình thành từ lâu và trở thành thói quen của người dân nước
người đó. Việc xuất khẩu vào nước bạn sẽ giúp chúng ta giới thiệu nền văn hóa của
mình. Chính vì vậy mặt hàng của ta có phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng nước đó
hay không đòi hỏi ta phải biết dung hoà giữa nền văn hóa Việt Nam với văn hóa quốc
gia nhập khẩu. Yếu tố văn hóa còn chịu ảnh hưởng của phong tục tập quán của từng
nước. Như vậy buộc ta phải tìm hiểu để có chính sách xuất khẩu phù hợp.
1.2.3.2.3. Yếu tố kinh tế
Yếu tố này bao gồm các chính sách kinh tế, các hiệp định ngoại giao, tỷ giá hối đoái.
Các công cụ chính sách kinh tế của nước nhập khẩu và Việt Nam sẽ giúp cho các quốc

gia có được một môi trường kinh doanh phù hợp nhất Việt nam với chính sách là phát
triển nền kinh tế thị trường hướng mạnh vào xuất khẩu.
Nhân tố thu nhập, mức sống người dân: Mức sống người dân cao khi đó quyết định mua
hàng hóa không chịu ảnh hưởng của sự thay đổi về giá cả theo xu hướng giảm. Thu nhập
thấp thì ngược lại. Thu nhập có ổn định thì nhu cầu tiêu dùng mới thường xuyên khi đó
mới tạo điều kiện cho sản xuất phát triển được.
Nhân tố nguồn lực và tài nguyên thiên nhiên: nhân tố này ảnh hưởng đến doanh nghiệp
kinh doanh xuất khẩu. Nguồn lực có đủ lớn thì mới có khả năng thực hiện được hoạt
12
động xuất khẩu do hoạt động xuất khẩu chứa nhiểu rủi ro. Mỗi quốc gia có lợi thế riêng
trong từng mặt hàng của mình, vì thế cơ cấu sản xuất của các quốc gia cũng khác nhau.
1.2.3.2.4. Yếu tố công nghệ
Các yếu tố khoa học công nghệ có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động kinh tế. Khoa
học công nghệ ngày càng phát triển làm cho sự giao thương giữa các đối tác ngày càng
dễ dàng hơn. Khoảng cách không gian không còn là trở ngại lớn trong việc xuất nhập
khẩu. Sự phát triển của mạng thông tin toàn cầu Internet giúp cho mọi thông tin
thịtrường thế giới được cả cập nhật liên tục thường xuyên. Các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu cũng có thể quảng cáo được sản phẩm của mình mà tốn rất nhiều chi phí. Như
vậy khoa học kỹ thuật phát triển nếu như biết áp dụng nó tốt sẽ là điều kiện giúp cho
nước ta có điểu kiện hội nhập tốt hơn. Nhưng nếu như không biết áp dụng nó thì sẽ là
một cản trở lớn vì khi đó ta sẽ bị tụt hậu xa hơn với các nước về kỹ thuật, như thế sẽ
không đủ khả năng để nâng cao khả năng cạnh tranh cho Việt Nam.
1.2.3.2.5. Nhân tố chính trị
Nhân tố chính trị ổn định là cơ hội để mở rộng phạm vi thị trường cũng như dung
lượng của thị trường cà phê. Song nó cũng có rào cản lớn hạn chế khả năng xuất khẩu
nếu như tình hình chính trị không ổn định. Việt Nam ta có điểu kiện chính trị tương đối
ổn định, do vậy không chỉ là điều kiện tốt để yên tâm sản xuất mà còn hấp dẫn các nhà
đầu tư kinh doanh.
1.2.3.2.6. Yếu tố cạnh tranh quốc tế
Sự cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường quốc tế rất mạnh mẽ và quyết liệt. Hoạt

động xuất khẩu của nước ta muốn tồn tại và phát triển được thì vấn đề đặc biệt quan
trọng đó là phải giành thắng lợi đối với đối thủ cạnh tranh vể mặt giá cả, chất lượng uy
tín. Đây là một thách thức và là một rào cản lớn đối với Việt Nam. Các đối thủ cạnh
tranh với Việt Nam không chỉ có sức mạnh về kinh tế chính trị, khoa học công nghệ
mà ngày nay sự liên doanh liên kết thành các tập đoàn lớn, tạo nên thế mạnh về độc
13
quyền trên thị trường. Các tập đoàn kinh tế này có thế mạnh rất lớn và quyết định thị
trường do đó là một lực cản lớn với doanh nghiệp nước ta. Nếu không tổ chức hợp lí
hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp sẽ bị bóp nghẹt bởi các tập đoàn này. Chính vì
vậy các doanh nghiêp Việt Nam phải luôn biết xây dựng cho mình một thương hiệu
mạnh, ngoài ra hợp lí về giá cả, tăng chất lượng mặt hàng. Đó là thành công lớn cho
cạnh tranh.
2.Chương 2: Thực tiễn tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm
gỗ của Việt Nam giai đoạn 2001-2012
2.1. Tổng quan về xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay
2.1.1. Ngành công nghiệp đồ gỗ Việt Nam hiện nay
2.1.1.1. Quy mô ngành gỗ
2.1.1.1.1. Năng lực sản xuất
Phát triển công nghiệp chế biến gỗ thành mũi nhọn kinh tế lâm nghiệp là định hướng
được Cục Chế biến Thương mại Nông Lâm sản và Nghề muối đưa ra tại hội thảo
“Tháo gỡ khó khăn cho ngành chế biến gỗ trong giai đoạn suy thoái” tổ chức tại TP
HCM.
14
Ngành chế biến gỗ ở nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển thành ngành
công nghiệp mũi nhọn. Trong những năm qua, ngành này đã có những bước phát triển
vượt bậc, gỗ và sản phẩm gỗ chế biến đang trở thành mặt hàng chủ lực của Việt Nam.
Năng lực chế biến của toàn bộ doanh nghiệp chế biến gỗ hiện nay khoảng 15 triệu m
3
gỗ tròn mỗi năm. Các sản phẩm chế biến ngày càng đa dạng về chủng loại, phong phú

về kích thước, màu sắc như: đồ gỗ nội thất, đồ gỗ mỹ nghệ, sản phẩm bàn ghế ngoài
trời, ván sàn…
Mặc dù dây chuyền công nghệ thiết bị chế biến gỗ chưa đạt được trình độ tiên tiến thế
giới nhưng cũng đạt trình độ cơ giới hóa, tự động hóa cao, đủ đáp ứng việc sản xuất
các sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ luôn tăng trưởng cao. Trong 7 tháng đầu năm
2012, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng lâm sản chính (đồ gỗ và hàng thủ công mỹ nghệ)
là 2,7 tỉ USD, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu
gỗ và các sản phẩm gỗ đạt 3,955 tỉ USD, tăng hơn 15% so với năm 2010, trong đó hầu
hết các thị trường tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ đều tăng trưởng mạnh như thị trường Mỹ
tăng 31,2%, Trung Quốc tăng 24%, Nhật Bản tăng 21%.
Mặc dù, ngành gỗ chế biến có mức trưởng cao nhưng chất lượng tăng trưởng thấp và
không bền vững. Tăng trưởng của ngành chế biến gỗ trong giai đoạn vừa qua chủ yếu
dựa vào xuất khẩu, đa số là gia công, phụ thuộc vào sự đặt hàng và thiết kế mẫu mã từ
nước ngoài, hiệu quả sản xuất còn thấp, sức cạnh tranh yếu. Hiện chỉ có một số ít
doanh nghiệp có thể đầu tư công nghệ, thiết bị và có khả năng tự sản xuất theo thiết kế
riêng, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị gia tăng.
Đến nay cả nước có trên 3.900 doanh nghiệp chế biến gỗ, trong đó các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 16%. Tuy chỉ chiếm 16% nhưng các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài có sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chiếm đến 50%. Có 26
quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có các cá nhân và tổ chức đầu tư vào ngành chế
biến gỗ ở nước ta, trong đó Đài Loan chiếm 43,5% số doanh nghiệp, tiếp đến là Hàn
Quốc, Anh, Nhật Bản…
15
Hiện có hơn 50% số cơ sở chế biến gỗ là đơn vị có trang thiết bị đơn giản, phục vụ cho
việc sơ chế và sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh có chất lượng thấp, phục vụ tiêu thụ nội
địa hoặc gia công nguyên liệu phục vụ cho các doanh nghiệp có quy mô lớn.
Sự phân bố của các doanh nghiệp chế biến gỗ không đồng đều trên cả nước, những địa
phương có nhiều rừng như: Tây Bắc, Bắc Trung bộ, Tây Nguyên lại có rất ít doanh
nghiệp chế biến gỗ và quy mô doanh nghiệp rất nhỏ. Trong khi đó, 60% doanh nghiệp

và cơ sở chế biến gỗ tập trung ở các tỉnh Đông Nam bộ, với những doanh nghiệp có
quy mô lớn.
Bảng 1. Số lượng và phân bố của các doanh nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam
giai đoạn 2000-2007
Vùng
Năm 2000 Năm 2005 Năm 2007
Số DN Cơ cấu (%) Số DN Cơ cấu (%) Số DN Cơ cấu (%)
Cả nước 896 100 1718 100 2526 100
Miền B^c 351 39.17 906 52.7 497 19067
ĐB Sông Hồng 118 13.16 530 30.85 135 0.84
Đông Bắc 72 8.00 165 9.6 216 5.27
Tây Bắc 10 1.49 20 1.16 16 8.55
Bắc Trung Bộ 151 16.85 191 11.11 127 5.02
Miền Nam 545 60.83 811 47.3 2029 80.32
DH Nam Trung
Bộ
124 13.84 116 6.75 185 7.32
Tây Nguyên 125 13.84 99 5.54 185 7.32
Đông Nam Bộ 254 28.34 476 27.7 1493 59.1
ĐB Sông Cửu
Long
42 4.68 101 5.87 166 4.68
Mặc dù theo lý thuyết kinh tế và chính sách khuyến khích của Chính Phủ là xây dựng
doanh nghiệp chế biến gỗ gần vùng nguyên liệu nhưng trong thực tiễn các doanh
16
nghiệp gỗ từ trước đến nay lại phân bố tập trung tại các thành phố lớn, vùng đông
dân cư,gần vùng tiêu thụ và có cơ sở hạ tầng tốt. Phát triển công nghiệp chế biến
hướng về xuất khẩu nên những năm gần đây rất nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ xuất
khẩu được xây dựng trong các khu công nghiệp hoặc khu chế xuất, gần cảng biển tạo
thuận tiện cho nhập khẩu gỗ nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm, như Khu công

nghiệp Phú Tài ở Bình Định, hay Khu công nghiệp Sóng Thần ở Bình Dương. Đặc
biệt các doanh nghiệp chế biến dăm gỗ xuất khẩu đều phân bố ở các tỉnh duyên hải
có cảng biển nước sâu và các doanh nghiệp có công suất lớn thường được đặt ở các
cảng lớn cho tàu có trọng tải trên 8000 tấn.
Trong hơn 10 năm qua, cùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của ngành công
nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam thì trong thời gian qua nhu cầu và thực tế sử dụng gỗ
nguyên liệu cũng phát triển mạnh mẽ. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, sản lượng gỗ khai thác của Việt Nam dùng làm gỗ nguyên liệu năm 2001 là
2.37 triệu m
3
, năm 2006 là 3.13 triệu m
3
và năm 2011 là 4.69 triệu m
3
, tăng 197.9% so
với năm 2011 và 158.5% so với năm 2006. Các hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng tự
nhiên dù được thúc đẩy phát triển nhưng sản lượng khai thác gỗ tự nhiên hàng năm
cũng chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu gỗ nguyên liệu cho chế biến của ngành, 90% còn
lại phải nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác như Lào, Miama, Malaysia, Indonesia Mặt
khác không phải sản lượng khai thác được bao nhiêu thì đều có thể dùng vào chế biến
bấy nhiêu, thực tế thì chỉ có khoảng 50% số gỗ khai thác được là đủ tiêu chuẩn cho
công nghiệp chế biến. Vì thế mà vấn đề nâng cao chất lượng gỗ đầu vào cũng như
giảm chi phí nhập khẩu gồ thô từ nước ngoài đang là mối quan tâm lớn lao của các
doanh ngiệp và Bộ ngành liên quan. Trong khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn có dự định phát triển ngành chế biến gỗ là một ngành mũi nhọn thì nhiều ý kiến
doanh nghiệp cho rằng, kế hoạch này khó thực hiện, bởi muốn trở thành ngành mũi
nhọn điều quan trọng nhất là phải chủ động về nguyên liệu. Tồn tại lớn nhất đối với
ngành chế biến gỗ là nguyên liệu của Việt Nam đang thiếu trầm trọng. Hàng năm các
doanh nghiệp Việt Nam phải nhập khẩu trên 80% nguyên liệu gỗ, chiếm khoảng 60%
17

giá thành sản phẩm. Năm 2011, nhập 1,3 tỷ USD nguyên liệu chế biến gỗ, 7 tháng đầu
năm 2012 nhập 700 triệu USD. Đặc biệt, do phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu để
sản xuất những mặt hàng có giá trị cao sẽ làm cho ngành công nghiệp chế biến gỗ phát
triển thiếu bền vững, tính cạnh tranh thấp trên thị trường. Nước ta đang xuất khẩu
nguyên liệu thô quá nhiều. Hơn nữa, thiếu nguyên liệu gỗ một phần do chưa gắn kết
chặt chẽ giữa các công ty lâm nghiệp với các doanh nghiệp chế biến gỗ. Sự thiếu gắn
kết này là một mặt khiến cho hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên rừng chưa cao, giá trị
gia tăng của lâm sản chưa được như mong muốn. Mặt khác làm hạn chế sự cạnh tranh
công bằng giữa các cơ sở chế biến, kinh doanh gỗ. Hướng công nghiệp chế biến gỗ là
ngành mũi nhọn đã khẳng định sự lớn mạnh của ngành này song nhiều vấn đề đặt ra
khi chúng ta đưa ngành chế biến gỗ trở thành ngành công nghệ mũi nhọn. Để thực hiện
được mục tiêu này, đòi hỏi chúng ta phải phát triển đúng định hướng, có quy hoạch và
chính sách cụ thể. Cần có hướng đi đúng tạo nguyên liệu (yếu tố hàng đầu), phấn đấu
đến 2020 cung cấp 60% nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ, năm 2030 cung cấp được
khoảng 75% nguyên liệu.
Nhằm đạt mục tiêu xuất khẩu sản phẩm gỗ đến năm 2020 đạt 7 tỷ USD như chiến lược
phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 đã đề ra, các bộ ngành cho rằng,
cần tập trung trồng rừng theo phương thức thâm canh để giảm 50% ván nhập khẩu vào
năm 2020. Thỏa thuận với các nước có nguồn nguyên liệu gỗ dồi dào, cung cấp dài hạn
cho Việt Nam. Cần có sự hỗ trợ từ doanh nghiệp và nhà nước để người trồng rừng có
điều kiện phát triển kinh doanh gỗ lớn…
2.1.1.1.2. Thị trường giao dịch
Thị trường xuất khẩu gỗ không ngừng được mở rộng, nếu năm 2003 sản phẩm gỗ của
nước ta chỉ xuất khẩu đi 6 nước trên thế giới thì đến nay đã có mặt ở 120 quốc gia,
trong đó 3 thị trường chính là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và các nước khác.
18
2.1.1.1.2.1. Thị trường Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất Việt Nam. Năm 2008 kim
ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam và Hoa Kỳ đạt 791.8 triệu USD chiếm
28.3% tổng kim ngạch xuất khẩu trong cả nước. Trong nửa đầu năm 2012, thị trường

này có mức khá tốt. Theo Tổng cục Hải quan, giá trị xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ trong 6
tháng qua đã đạt 822,894 triệu USD, tăng 31,38% so với 6 tháng đầu năm ngoái, vượt
xa những mong đợi của ta trong thời kỳ kinh tế hiện nay.
2.1.1.1.2.2. Thị trường EU
Liên minh Châu Âu được coi là một trong những thị trường hấp dẫn của ngành sản xuất
đồ gỗ nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. EU thống nhất và rộng lớn
cho phép hàng háo tự do lưu thông giữa các nước. Những năm gần đây EU là thị trường
tiêu thụ đồ gỗ nội thất lớn nhất của nước ta. Tuy nhiên trong năm 2012 rơi tình trạng
khủng hoảng nợ công đã khiến cho việc xuất khẩu gỗ vào nhiều nước ở khu vực này bị
suy giảm. Ở một số nước EU khác, tuy xuất khẩu gỗ vẫn tăng trưởng, nhưng mức mức
tăng không nhiều. Chẳng hạn, trong 6 tháng đầu 2012m, xuất khẩu đồ gỗ sang Anh
(nước nhập khẩu đồ gỗ lớn nhất của Việt Nam ở EU) đạt 92,144 triệu USD, chỉ tăng
tăng gần 7 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái. Ở Pháp, chỉ tăng trên 9 triệu USD (đạt
42,6 triệu USD) so với cùng kỳ năm ngoái …
2.1.1.1.2.3. Thị trường Nhât Bản
Nhật Bản với số dân trên 120 triệu người cùng với mức thu nhập cao, là khách hàng
truyền thống của nước ta. Tuy nhiên những năm gần đây do sự cạnh tranh khốc liệt từ
đồ gỗ của các nước châu š khác như Indonesia, Đài Loan và đặc biệt là hàng đồ gỗ giá
rẻ của Trung Quốc khiến cho kim ngạch xuất khẩu của nước ta và thị trường Nhật liên
tục suy giảm. Trong năm 2008 tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của
Việt Nam vào Nhật Bản đạt 65 triệu USD trong đó xuất khẩu dăm gỗ chiếm tới 55
triệu USD. Trong 6 tháng đầu năm 2012 Nhật Bản đã nhập khẩu gỗ Việt Nam với kim
ngạch trên 309 triệu USD (tăng 51,5 triệu USD)
19
Các thị trường châu š khác cũng đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng xuất khẩu gỗ
Việt Nam. Năm ngoái, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản để đứng vào hàng thứ 2 trong
danh sách những nước nhập khẩu gỗ lớn từ nước ta 6 tháng đầu 2012, kim ngạch xuất
khẩu gỗ sang Trung Quốc vẫn gia tăng đáng kể khi đạt 356 triệu USD (số liệu của
Tổng cục Hải quan), tăng hơn 66 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường Hàn
Quốc cũng tăng trưởng khá khi đạt 115,717 triệu USD trong 6 tháng qua (tăng 32,7

triệu USD)…Châu š vẫn sẽ là điểm đến quan trọng của đồ gỗ Việt Nam trong thời
gian tới. Ngoài Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, nhiều thị trường châu š khác cũng
đang ngày càng quan tâm hơn tới đồ gỗ Việt Nam.
2.1.1.2. Chất lượng, mẫu mã, giá cả
2.1.1.2.1. Chất lượng
Năng lực chế biến gỗ của Việt Nam tăng lên không chỉ về số lượng nhà máy, quy mô
sản xuất mà còn về đầu tư thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, trình độ
quản lý, tay nghề của công nhân. Đây là thời điểm mà công nghiệp gỗ Việt Nam bắt
đầu bứt phá, tạo ấn tượng mạnh mẽ với các nhà nhập khẩu nước ngoài.
Trình độ sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua đã tiến bộ vượt
bậc, đủ khả năng đáp ứng các nhu cầu tương đối khắt khe về kiểu dáng, mẫu mã,
nguồn gốc gỗ không tác hại tới môi trường của thị trường Pháp. Tại khu vực TPHCM
và các tỉnh lân cận, nơi quy tụ tới gần 50% doanh nghiệp xuất khẩu gỗ cả nước và có
kim ngạch xuất khẩu gỗ chiếm 70% cả nước, trước đây các doanh nghiệp hay sơn đồ
gỗ bằng tay nên chất lượng không đạt, dễ trầy xước thì nay, hầu hết các nhà máy chế
biến gỗ ở Bình Dương, TPHCM hay Đồng Nai đều đã đầu tư các dây chuyền phun sơn
hiện đại của Đức, Italia theo đúng các tiêu chuẩn của Mỹ, EU.
Song song với đầu tư máy móc, tăng năng lực sản xuất, các doanh nghiệp gỗ trong
nước còn đẩy mạnh đầu tư sản xuất các sản phẩm tinh xảo, có giá trị gia tăng cao như
sản xuất đồ gỗ trong nhà, các bộ sản phẩm nội thất phòng ngủ, phòng khách, đầu tư
nhiều cho các bộ phận thiết kế mẫu mã.
20
Việc thuê chuyên gia nước ngoài làm việc trong các nhà máy chế biến gỗ ở Việt Nam
để đảm trách các khâu thiết kế, tiếp thị sản phẩm không còn là chuyện hiếm, thậm chí
nhiều doanh nghiệp còn mở cả văn phòng đại diện, công ty thương mại tại những thị
trường đồ gỗ lớn như Mỹ, EU (trong đó có Pháp) để đảm nhận khâu phân phối, chào
hàng trực tiếp.
Ngoài nhập khẩu gỗ nguyên liệu của nước ngoài, có doanh nghiệp đã tham gia đầu tư
trồng rừng quy mô lớn ở trong nước, đầu tư các nhà máy sản xuất gỗ nguyên liệu như
ván ép, gỗ MDF nhằm tiến tới chủ động nguồn nguyên liệu ổn định cho xuất khẩu lâu

dài.
Tuy nhiên cũng còn tồn tại một số hạn chế về mặt chất lượng đặc biệt là hàng gỗ mỹ
nghệ, khiến nước ta còn có kim ngạch khá khiêm tốn về mặt hàng này. Đại bộ phận các
DN sản xuất gỗ, đặc biệt là hàng đồ gỗ mỹ nghệ có hệ thống thiết bị lạc hậu, trong khi
đó, yêu cầu của thị trường ngày càng cao. Các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ vẫn đang
phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Mặc dù xuất khẩu các sản phẩm
gỗ của Việt Nam có thể mang về hơn 2 tỷ USD trong năm 2008, nhưng chi phí cho
nhập khẩu gỗ đã chiếm trên 1/3. Hiện 80% nguyên liệu cho sản xuất, chế biến gỗ dựa
vào nguồn nhập khẩu. Thị trường cung ứng gỗ nguyên liệu lớn nhất cho Việt Nam vẫn
là Malaysia, Lào, Trung Quốc, Mỹ, Thái Lan, New Zealand Nhưng nguồn gỗ nhập
khẩu cũng đang gặp khó khăn khi các doanh nghiệp Việt Nam nhỏ bé, thiếu vốn, chỉ
các công ty lớn liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài, mới có đủ tiền lớn để mua gỗ.
Các nước Malaysia, Indonesia cấm xuất khẩu gỗ tròn từ lâu, và mới đây đã tuyên bố
cấm xuất khẩu gỗ xẻ; Lào cũng chỉ cho xuất khẩu một ít gỗ nguyên liệu.
Những yêu cầu sử dụng nguồn gỗ nguyên liệu phục vụ cho chế biến cũng đang đặt ra
không ít thách thức cho doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam bởi những
quy định và xu hướng tiêu dùng mới của các thị trường quốc tế. Các nước nhập khẩu
đòi hỏi những sản phẩm gỗ sử dụng phải đến từ những nguồn hợp pháp.
21
2.1.1.2.2. Mẫu mã
Các DN gỗ vẫn đang rất lúng túng, khó khăn bởi phần lớn các sản phẩm đồ gỗ XK của
Việt Nam vẫn phụ thuộc vào thiết kế của khách hàng nước ngoài. Ở thị trường nội địa,
cần phải có những thiết kế riêng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng trong nước thì
các DN lúng túng rõ rệt trong việc xác định mẫu mã, chủng loại sản phẩm … cho phù
hợp. Đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam thường được bán cho các nhà phân phối nước ngoài
chứ không bán tới tận tay người tiêu dùng, do đó, các DN gỗ rất thiếu kỹ năng phân
phối, bán hàng ở thị trường nội địa.
Mẫu mã gần đây đã chuyển biến tích cực từ gỗ thô sang các mặt hàng dân dụng có kỹ
thuật, mỹ thuật cao hơn nhưng cũng chỉ ở cấp độ nhỏ lẻ của những doanh nghiệp có đủ
vốn để đổi mới thiết kế, tăng chất lượng cho sản phẩm mà thôi.

Vài năm trở lại đây, xu thế dùng gỗ tự nhiên đã trở lại trong thói quen tiêu dùng của
người Việt, đồ gỗ của mình lại gây thất vọng mẫu mã đơn điệu, đường nét cẩu thả,…
Hiện thế giới đang yêu cầu sản phẩm đồ gia dụng kích thước nhỏ nhưng chứa đựng
nhiều tính năng khác nhau và yếu tố an toàn được đặt lên trên hết.
2.1.1.2.3. Giá cả
Giá cả của đồ gỗ Việt Nam ở thị trường trong nước cũng như nước ngoài phần lớn là ở
giá bình dân. Một phần là vì chất lượng của sản phẩm chưa cao, phần nữa là công nghệ
chế biến còn phụ thuộc nhiều vào sức lao động của con người nên chưa đạt tới trình độ
tinh xảo. Ngoài ra còn có một nguyên nhân khá quan trọng nữa là vì nguồn lao động
của lĩnh vực này dồi dào và rẻ nên giúp hạ giá thành bán ra.
Giá cả đồ gỗ Việt Nam thấp có những cái tốt và xấu riêng. Điểm tốt là khả năng cạnh
tranh của sản phẩm nước ta trong các thị trường trung lưu khá tốt, sức tiêu thụ lớn. Tuy
nhiên, chất lượng và mẫu mã không đạt nên đối với những khách hàng khó tính, yêu
cầu chất lượng cao Việt Nam khó cạnh tranh với những sản phẩm cao cấp của các nước
mới nổi như Indonesia, Đài Loan.
22
Một trong những đối thủ cạnh tranh về giá thấp của nước ta là Trung Quốc. Sản phẩm
bình dân của quốc gia này đặc biệt rẻ, không những nước ta mà tất cả các nước xuất
khẩu đồ gỗ khác không thể cạnh tranh lại nổi. Vì thế mà, Việt Nam tiến lên sản phẩm
chất lượng cao, giá cả cao thì lại chưa đủ trình độ công nghệ và vốn đầu tư để thực
hiện, còn cứ ở mãi chỗ cạnh tranh ở sản phẩm bình dân thì lại phải cạnh tranh khốc liệt
với những nước như Việt Nam. Đây thực sự là vấn đề lớn trong cạnh tranh giá cả của
nước ta ra thị trường quốc tế.
2.2. Phân tích thực trạng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam những năm
qua
2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam hiện đang nằm trong nhóm TOP 10
mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam và là một trong những mặt hàng xuất
khẩu có kim ngạch trên 3 tỷ USD.
Bảng 2. Tổng giá trị xuất khẩu 10 mặt hàng hàng đầu của Việt Nam năm

2011-2012
Mặt hàng
Tổng giá trị xuất khẩu (Triệu USD)
Năm 2011 Năm 2012
Dệt may 14029 15093
Dầu thô 7236 8229
Điện thoại các loại và linh
kiện
6860 12717
Giày, dép các loại 6523 7262
Thủy sản 6107 6093
Máy vi tính, sản phẩm điện
tử và linh kiện 4198
7838
Máy móc, thiết bị, dụng cụ,
phụ tùng khác
4124 5537
Gỗ và sản phẩm gỗ 3910 4666
23
Gạo 3643 3673
Cao su 3223 2860
Trong năm 2011 và năm 2012 sản phẩm gỗ đã đứng thứ 8 trong TOP 10 mặt hàng có
kim ngạch xuất khẩu đứng đầu. Sau nhiều năm phát triển, với những nỗ lực to lớn của
toàn ngành, ngành chế biến gỗ đã thực sự trở thành một trong những ngành xuất khẩu
mũi nhọn của nước ta và là một ngành đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc dân. Với kim
ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ không ngừng tăng lên qua các năm.
Bảng 3. Tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam giai đoạn
2001-2012
Năm Kim ngạch (Triệu
USD)

Tốc độ tăng trưởng
(%)
2001 334
2002 435 30.2
2003 567 30.3
2004 1,100 94.0
2005 1,563 42.1
2006 1,930 23.5
2007 2,400 24.4
2008 2,767 15.3
2009 2,598 -6.1
2010 3,445 32.6
2011 3,955 14.8
2012 4,666 18.0
Nhìn chung, trong giai đoạn 2001-2012, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của
Việt Nam tăng lên một cách đáng kể.
Từ bảng trên, xét từ năm 2001, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam có thể chia
làm 3 giai đoạn: (2001-2003), (2004-2008) và (2009-2012)
Từ năm 2001-2003, kim ngạch xuất khẩu gỗ tăng đều qua các năm, tốc độ tăng trưởng
của năm sau cao hơn năm trước, tuy nhiên chỉ chênh lệch 0.1%.Tốc độ tăng trưởng của
24
hai năm 2002 và 2003 xấp xỉ bằng nhau và lần lượt là 30.2% và 30.3%, song đó vẫn là
những tỷ lệ tăng trưởng tương đối cao trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Năm 2004 ngành thương mại trong nước đánh dấu sự bức phá kỳ diệu của ngành xuất
khẩu gỗ và sản phẩm gỗ với kim ngạch vượt qua cột mốc 1 tỷ USD, đạt mức tăng
trưởng là 94.0% , tăng gần gấp đôi so với kim ngạch xuất khẩu năm 2003, với trị giá là
1100 triệu USD, tăng 540 triệu USD so với năm 2003 (560 triệu USD). Đó cũng là tiền
đề cho sự ra đời của Chỉ thị số 19/2004/CT-TTg của thủ tướng Chính Phủ về một số
giải pháp phát triển ngành chế biến gỗ và xuất khẩu sản phẩm gỗ.
Năm 2005, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tiếp tục bứt phá với kim ngạch đạt 1563 triệu

USD, tăng 42% so với năm 2004 và chính thức đứng vào TOP năm mặt hàng có kim
ngạch xuất khẩu cao nhất cả nước (sau dầu khí, giầy dép, dệt may và thuỷ sản). Với
kim ngạch xuất khẩu đạt 1900triệu USD vào năm 2006, tăng 23.5% so với năm 2005,
xuất khẩu sản phẩm gỗ vẫn duy trì vững chắc vị trí TOP năm mặt hàng xuất khẩu lớn
nhất của Việt Nam.
Vào năm 2007 sau một năm gia nhập WTO kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ
của Việt Nam tiếp tục ổn định và mức tăng trưởng đạt 24.4% so với năm 2006. Năm
2008 kim ngạch xuất khẩu gỗ vẫn tiếp tục tăng trưởng tuy nhiên mức tăng trưởng chỉ
đạt 15.3%, thấp hơn năm 2007 là 8.9%
Các năm 2004-2008, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ luôn duy trì tốc độ tăng
trưởng hai con số với giá trị xuất khẩu cao. Mức tăng bình quân của giai đoạn này là
40%/ năm – một mức tăng trưởng khá cao so với các mặt hàng xuất khẩu khác của Việt
Nam và, cao hơn mức trăng trưởng bình quân của giai đoạn 2001-2003 là 10% .
Tuy nhiên, đối nghịch với sự kỳ vọng tăng trưởng mạnh hơn nữa của mặt hàng này,
năm 2009 lại đánh dấu một sự sụt giảm trong kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ
Việt Nam. Trong năm 2009 giá trị xuất khẩu đã giảm xuống còn 2598 triệu USD, giảm
169 triệu USD so với năm 2008 tương ứng với 6.1%. Nguyên nhân chính là do cuộc
khủng hoảng kinh tế trong năm 2008 xuất phát tại Mỹ, một trong những thị trường xuất
khẩu gỗ lớn của Việt Nam. Đồng thời cuộc khủng hoảng cũng ảnh hưởng đến giá cả
của mặt hàng này nên giá trị xuất khẩu cũng giảm theo.
25

×