Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ ĐÁNH GIÁ NGÀNH DỊCH VỤ NGHIỆP CỦA VIỆT NAM SAU 5 NĂM GIA NHẬP WTO VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 116 trang )




CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ KỸ THUẬT HẬU GIA NHẬP WTO
DỰ ÁN “ĐÁNH GIÁ TỒNG THỂ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM SAU 5
NĂM GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI



BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
ĐÁNH GIÁ NGÀNH DỊCH VỤ NGHIỆP CỦA VIỆT
NAM SAU 5 NĂM GIA NHẬP WTO VÀ CÁC
KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH








Hà Nội, tháng 9/2012

i

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT IV
DANH MỤC BẢNG V
DANH MỤC BIỂU VIII
1. ĐÁNH GIÁ CÁC CAM KẾT VÀ VIỆC THỰC THI CÁC CAM KẾT HỘI NHẬP
QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC DỊCH VỤ CỦA VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU KHI GIA


NHẬP WTO 1

1.1. Tổng quan cam kết với WTO trong lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam 1
1.1.1. Cam kết chung 1
1.1.2. Cam kết cụ thể 3
1.2. So sánh cam kết WTO về dịch vụ với các cam kết về dịch vụ khác mà Việt Nam đã
ký kết 11

1.2.1. Đánh giá chung chung về các FTA đa phương và song phương quan trọng
Việt Nam đã ký kết liên quan đến dịch vụ 11

1.2.2. So sánh cam kết chung 17
1.2.3. So sánh cam kết cụ thể 20
1.3. Tổng quan việc thực thi các cam kết với WTO về dịch vụ 22
1.3.1. Thực hiện các cam kết chung của Việt Nam về dịch vụ 22
1.3.2. Thực hiện cam kết WTO về dịch vụ trong một số ngành/phân ngành cụ thể 29
1.3.3. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi cam kết với WTO về dịch
vụ 42

1.4. Đánh giá chung 44
2. ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DỊCH VỤ SAU KHI GIA
NHẬP WTO 46

2.1. Tăng trưởng của ngành dịch vụ 46
ii

2.2. Chuyển dịch cơ cấu của ngành dịch vụ 51
2.3. Công nghệ, chất lượng và số lượng của ngành dịch vụ 58
2.4. Các doanh nghiệp dịch vụ 61
2.5. Xuất khẩu của ngành dịch vụ 64

2.6. Lao động và việc làm trong ngành dịch vụ 67
2.7. Đầu tư vào ngành dịch vụ 72
2.8. Cạnh tranh trong ngành dịch vụ 74
2.9. Đánh giá khái quát 77
3. TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN NGÀNH NGÂN HÀNG
SAU 5 NĂM GIA NHẬP WTO 79

3.1. Sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài 79
3.2. Hoạt động của hệ thống ngân hàng 83
3.3. Làn sóng các tổ chức tài chính nước ngoài mua cổ phần của các NHTM Việt Nam
91

3.4. Sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng 93
3.5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng 99
3.6. Đánh giá chung 101
4. KẾT LUẬN 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 108

iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

AANFTA Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Úc - New Zealand
ACFTA Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc
ACTIS Hiệp định thương mại dịch vụ trong khuôn khổ HIệp định thương
mại tự do ASEAN - Trung Quốc
AFAS Hiệp định khung về thương mại dịch vụ của ASEAN
AIFTA Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ
AJCEP Hiệp định trao đổi kinh tế toàn diện ASEAn - Nhật Bản
AKFTA Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc

AKTIS HIệp định thương mại dịch vụ trong khuôn khổ Hiêp định thương
mại tự do ASEAN - Hàn Quốc
FTA Hiệp định thương mại tự do
GATT Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại
GATS Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ
MFN Quy chế Tối huệ quốc
NH Ngân hàng
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng Thương mại
TMDV Thương mại dịch vụ
US - VN BTA Hiệp định thương mại Việt - Mỹ
VJEPA Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản
WTO Tổ chức thương mại thế giới
iv

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 Phạm vi cam kết dịch vụ của Việt Nam với WTO 3
Bảng 2
Mức độ của các cam kết về tiếp cận thị trường của Việt Nam
(%)
5
Bảng 3
Các ngành/phân ngành dịch vụ có mức độ cam kết mở cửa
nhanh nhưng cần thời kỳ quá độ
7
Bảng 4
Các ngành/phân ngành dịch vụ được thiết lập hiện diện thương
mại dưới hình thức liên doanh, chi nhánh
9

Bảng 5
Mức độ mở của của các cam kết đối xử quốc gia của Việt Nam 10
Bảng 6
So sánh các vấn đề chung của GATS với AFAS, ACTIS,
AKTIS, VJEPA và US - VN BTA
15
Bảng 7
So sánh các cam kết chung của Việt Nam trong khuôn khổ
GATS với cam kết trongAFAS, ACTIS, AKTIS, US - VN BTA
và VJEPA
18
Bảng 8
So sánh phạm vi cam kết của Việt Nam trong các cam kết quốc
tế về dịch vụ
22
Bảng 9
Danh sách các website công bố các Luật và quy định liên quan đến
cam kết GATS
25
Bảng 10
Danh sách các cơ quan chính phủ các cấp liên quan tới TMDV 26
Bảng 11
Văn bản pháp lý của Việt Nam liên quan đến Mode 4 29
Bảng 12
Các văn bản pháp lý liên quan đến thực hiện các cam kết WTO
về dịch vụ phân phối
31
Bảng 13
Các văn bản pháp lý liên quan đến thực hiện các cam kết WTO
về dịch vụ ngân hàng của Việt Nam

34
Bảng 14
Các văn bản pháp lý liên quan đến thực hiện cam kết WTO của
Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ giáo dục
40
v

Bảng 15
Tăng trưởng GDP (%) của ngành dịch vụ giai đoạn trước và sau
khi gia nhập WTO, 2002-2011
46
Bảng 16
Tốc độ tăng trưởng GDP của các phân ngành dịch vụ (%) 49
Bảng 17
Tỷ trọng GDP của ngành dịch vụ giai đoạn 2002-2011
(Theo giá hiện hành)
51
Bảng 18
Cơ cấu GDP 2002-2011 (Theo giá hiện hành, đơn vị %)
53
Bảng 19
Tỷ trọng của từng phân ngành dịch vụ trong GDP của toàn nền
kinh tế (%)
56
Bảng 20
Tỷ trọng của từng phân ngành dịch vụ trong GDP của ngành
dịch vụ (%)
57
Bảng 21
Số lượng doanh nghiệp trong ngành dịch vụ 63

Bảng 22
Tỷ lệ số công ty, xét theo quy mô vốn năm 2011 (%) 64
Bảng 23
Tỷ lệ số công ty, xét theo quy mô lao động năm 2011 (%) 64
Bảng 24
Xuất, nhập khẩu dịch vụ 2002-2011 65
Bảng 25
Xuất nhập khẩu dịch vụ của một số ngành (triệu USD) 66
Bảng 26
Lao động làm việc trong các ngành dịch vụ (5 năm trước khi gia
nhập WTO)
69
Bảng 27
Lao động làm việc trong các ngành dịch vụ (5 năm sau khi gia
nhập WTO)
70
Bảng 28
Tốc độ tăng năng suất lao động của ngành dịch vụ 71
Bảng 29
Năng suất lao động của các phân ngành dịch vụ theo giá thực tế
(triệu đồng/người)
72
Bảng 30
Vốn đầu tư toàn xã hội vào các ngành dịch vụ, giá so sánh 1994
74
vi

(tỷ đồng)
Bảng 31
Hiệu quả đầu tư ở ngành dịch vụ 75

Bảng 32
Số lượng các ngân hàng thương mại hoạt động trên lãnh thổ
Việt Nam
81
Bảng 33
4 NHTM liên doanh đang hoạt động tại Việt Nam tính đến hết
31/12/2011
82
Bảng 34
Các NH 100% vốn nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam
tính đến 31/12/2011
82
Bảng 35
Tỷ lệ nắm giữ cổ phần của một số NH nước ngoài tại các
NHTM trong nước
93
Bảng 36
Số máy ATM, POS và số thẻ trên đầu người ở một số quốc gia
năm 2010
97

vii

DANH MỤC BIỂU

Biểu 1
Số lượng các văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài tại Việt
Nam
83
Biểu 2

Tốc độ tăng tổng tài sản của các NHTM hoạt động tại Việt Nam
giai đoạn 2006 - 2011 (%)
85
Biểu 3
Tốc độ tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2002 - 2011 (%) 87
Biểu 4
Thị phần tín dụng giai đoạn 2002 - 2011 (%) 88
Biểu 5
Tốc độ tăng trưởng tiền gửi giai đoạn 2002 - 2011 (%) 90
Biểu 6
Thị phần huy động vốn giai đoạn 2002 – 2011 (%) 91
Biểu 7
Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng giai đoạn 2002 – 2011 (%) 92
viii

1. ĐÁNH GIÁ CÁC CAM KẾT VÀ VIỆC THỰC THI CÁC CAM KẾT HỘI NHẬP QUỐC
TẾ TRONG LĨNH VỰC DỊCH VỤ CỦA VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU KHI GIA NHẬP
WTO
1.1. Tổng quan cam kết với WTO trong lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam
Trong khuôn khổ của GATT/WTO, tại vòng đàm phán Uruguay, các nước thành
viên của GATT đã thông qua Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) nhằm thúc
đẩy và điều chỉnh quá trình tự do hóa thương mại dịch vụ của các nước thành viên. Cho
đến nay, thương mại dịch vụ (TMDV) là một bộ phận quan trọng trong các đàm phán và
cam kết WTO của các nước thành viên. Cam kết về dịch vụ của một quốc gia gồm 3
phần: cam kết chung, phần cam kết cụ thể và danh mục các biện pháp miễn trừ MFN.
1.1.1.

Cam kết chung
Cam kết chung bao gồm các cam kết áp dụng cho tất cả các ngành/phân ngành
dịch vụ xuất hiện trong Biểu cam kết. Các cam kết chung của Việt Nam liên quan đến hai

vấn đề chủ yếu là hạn chế tiếp cận thị trường và hạn chế đối xử quốc gia và chỉ đề cập đến
Mode 3 và Mode 4, không đề cập tới Mode 1 và Mode 2. Điều đó cho thấy Việt Nam hiện
không duy trì các biện pháp hạn chế áp dụng chung cho Mode 1 và Mode 2. Các biện
pháp hạn chế, nếu có, sẽ được nêu tại các ngành và phân ngành dịch vụ cụ thể ở cam kết
cụ thể của Biểu cam kết. Về cơ bản, ngoài các cam kết vô điều kiện về nguyên tắc MFN,
nguyên tắc minh bạch hóa, Việt Nam đưa ra các cam kết chung như sau:
1.1.1.1. Cam kết chung liên quan đến hạn chế tiếp cận thị trường
(1) Doanh nghiệp nước ngoài được phép thiết lập hiện diện thương mại tại Việt
Nam dưới các hình thức: Hợp đồng hợp tác kinh doanh với đối tác Việt Nam, doanh
nghiệp liên doanh với đối tác Việt Nam hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
1
.
(2) Các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép thành lập văn phòng đại diện
tại Việt Nam nhưng các văn phòng đại diện không được tham gia vào các hoạt động sinh
lợi trực tiếp. Tuy nhiên, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài là cá nhân không được phép
thành lập văn phòng đại diện.
1
Cần lưu ý rằng cam kết này là cam kết chung, chỉ áp dụng khi không có quy định gì khác tại phần cam kết cụ thể
của ngành/phân ngành. Vì vậy, để biết doanh nghiệp sẽ được hiện diện dưới hình thức nào trong một ngành/phân
ngành dịch vụ nào đó, phải căn cứ vào cam kết cụ thể của ngành/phân ngành đó.

1


(3) Việt Nam chưa cam kết việc thành lập chi nhánh, trừ khi có quy định tại từng
ngành và phân ngành cụ thể. Theo cam kết này, Việt Nam được toàn quyền cho hay
không cho nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài mở chi nhánh tại nước mình.
(4) Việt Nam cũng bảo lưu những ưu đãi đã dành cho các nhà cung cấp dịch vụ
nước ngoài, ví dụ các điều kiện về sở hữu, cấp giấy phép… trước khi Việt Nam gia nhập
WTO để đảm bảo rằng hoạt động kinh doanh của họ không bị ảnh hưởng bởi các cam kết

trong Biểu cam kết dịch vụ.Với điều khoản này, Việt Nam sẽ không bị coi là vi phạm
nguyên tắc MFN khi các giấy phép cấp ra sau ngày gia nhập WTO có nội dung và phạm
vi hẹp hơn so với các giấy phép cấp ra trước ngày gia nhập WTO.
(5) Các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, cả tổ chức và cá nhân, được góp vốn
dưới hình thức mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam. Tổng số vốn cổ phần do
các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trong một doanh nghiệp không được vượt quá 30%
vốn điều lệ của doanh nghiệp đó, trừ khi luật pháp Việt Nam có quy định khác hoặc được
cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép. Một năm sau khi gia nhập, hạn chế 30%
cổ phần nước ngoài trong việc mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được bãi
bỏ với những ngành/phân ngành xuất hiện trong Biểu cam kết, ngoại trừ có quy định khác
trong Biểu cam kết cụ thể.
(6) Với phương thức hiện diện thể nhân (Mode 4), như nhiều thành viên WTO
khác, Việt Nam cũng không đưa ra nhiều cam kết, ngoại trừ đối với 5 đối tượng” là:
người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp, nhân sự khác, người chào bán dịch vụ,
người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại và nhà cung cấp dịch vụ theo hợp
đồng (CSS).
1.1.1.2. Cam kết chung liên quan đến hạn chế đối xử quốc gia
Việt Nam bảo lưu được phạm vi trợ cấp trong nước tương đối rộng, trong đó có
trợ cấp để nâng cao phúc lợi và tạo công ăn việc làm cho đồng bào thiểu số, trợ cấp vì
mục đích nghiên cứu và phát triển, trợ cấp cho y tế, giáo dục và nghe nhìn, trợ cấp cho
các doanh nghiệp cổ phẩn hóa… Bảo lưu này rộng hơn nhiều so với cam kết của Trung
Quốc khi gia nhập WTO. Đối với các bảo lưu này, chính phủ Việt Nam không có nghĩa
vụ phải đối xử công bằng giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài.
2

1.1.2.

Cam kết cụ thể
Phần cam kết cụ thể bao gồm các cam kết áp dụng cho từng ngành/phân ngành

dịch vụ đưa vào Biểu cam kết. Nội dung cam kết thể hiện mức độ mở cửa thị trường đối
với từng dịch vụ cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. Các cam kết cụ thể được trình
bày theo 4 phương thức cung ứng dịch vụ theo phân loại trong GATS và theo 2 loại cam
kết (cam kết tiếp cận thị trường và cam kết đối xử quốc gia). Nhìn chung, Việt Nam ít hạn
chế trong cung ứng theo Mode 1 và 2, đưa ra khá nhiều hạn chế trong Mode 3 và hầu như
chưa cam kết với Mode 4.
1.1.2.1. Phạm vi cam kết
Về phạm vi cam kết, trong khuôn khổ GATS, Việt Nam cam kết mở cửa thị trường
dịch vụ với 11 ngành, tính theo phân ngành là khoảng 110 trên tổng số 155 phân ngành
theo bảng phân loại dịch vụ của WTO. Ngành dịch vụ duy nhất mà Việt Nam không cam
kết là “các dịch vụ khác”. Cụ thể phạm vi cam kết của Việt Nam trong 11 ngành được thể
hiện trong Bảng 1.
Bảng 1: Phạm vi cam kết dịch vụ của Việt Nam với WTO
STT Ngành
Số lượng phân
ngành theo quy
định của WTO
2

Số lượng phân
ngành Việt Nam
cam
kết vớ
i WTO
Phạm vi
cam kết
(%)
1
Dịch vụ kinh doanh
46

26
56.52
2
Dịch vụ thông tin liên lạc
24
19
79.17
3
Dịch vụ xây dựng
5
5
100.00
4
Dịch vụ phân phối
5
4
80.00
5
Dịch vụ giáo dục
5
4
80.00
6
Dịch vụ môi trường
4
3
75.00
7
Dịch vụ tài chính
17

16
94.12
8
Dịch vụ y tế
4
2
50.00
9
Dịch vụ du lịch
4
2
50.00
10
Dịch vụ giải trí, văn hóa,
thể thao
5
2
40.00
11
Dịch vụ Vận tải
36
17
47.22
2
Số lượng các ngành được quy định trong danh mục phân loại của WTO số: MTN.GNS/W/120 ngày 10/7/1991

3


Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ WTO (2006)

Bảng 1 cho thấy có 1 ngành duy nhất Việt Nam cam kết 100% số phân ngành là
dịch vụ Xây dựng. Các ngành dịch vụ như Phân phối, Tài chính, Thông tin liên lạc, Giáo
dục và Môi trường có số phân ngành cam kết khá cao (từ 75% đến 95%). Các ngành còn
lại có số phân ngành cam kết chưa nhiều, trong đó thấp nhất là dịch vụ Giải trí, Văn hóa,
Thể thao với 40% số phân ngành cam kết và dịch vụ Vận tải 47%.
1.1.2.2. Mức độ cam kết
Để biết được mức độ mở cửa, cần xem xét sâu hơn các cam kết của Việt Nam cho
từng ngành/phân ngành dịch vụ. Nhìn chung, so với Trung Quốc, có những ngành/phân
ngành Việt Nam cam kết cao hơn nhưng cũng có những ngành Việt Nam cam kết dưới
mức của Trung Quốc, đặc biệt là những dịch vụ nhạy cảm. Vì vậy, xét về tổng thể, mức
độ cam kết của Trung Quốc và Việt Nam là tương đương. Đây là nỗ lực rất lớn của Việt
Nam bởi Việt Nam gia nhập WTO sau Trung Quốc 5 năm, mà theo lệ thường của WTO,
những nước gia nhập sau đều bị ép cao hơn mức mà các thành viên đã đạt được với
những nước gia nhập trước đó (Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế, 2007). Việc
phân tích mức độ mở cửa sẽ được xem xét theo cam kết tiếp cận thị trường và cam kết đối
xử quốc gia mở của toàn bộ (N
3
), mở cửa một phần (B
4
) và chưa cam kết mở cửa (U
5
)
Ngoài ra, do hầu hết các cam kết tiếp cận thị trường liên quan đến Mode 3 nên nghiên cứu
này sẽ phân tích mức độ mở cửa của cam kết thị trường với riêng Mode 3.
Mức độ mở cửa của các cam kết tiếp cận thị trường
Bảng 2: Mức độ của các cam kết về tiếp cận thị trường của Việt Nam (%)

Cam kết tiếp cận thị trường



Mode 1
Mode 2
Mode 3
Mode 4
3
N: None – mở cửa toàn bộ. Mở cửa toàn bộ (hay cam kết toàn bộ) có nghĩa là không áp dụng bất cứ hạn chế nào về
tiếp cận thị trường hay đối xử quốc gia đối với một hoặc nhiều dịch vụ hay đối với một hoặc nhiều phương thức cung
cấp dịch vụ.

4
B: Bound – mở cửa một phần. Mở cửa một phần nghĩa là nước thành viên chấp nhận đưa một ngành/phân ngành
dịch vụ nào đó hay một phương thức cung cấp dịch vụ nào đó vào Biểu cam kết nhưng lại liệt kê (tại các vị trí thích
hợp) các biện pháp hạn chế nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài.
5
U: Unbound – chưa cam kết. Chưa cam kết nghĩa là nước thành viên vẫn được quyền đưa ra các biện pháp hạn chế
tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia.
4


Ngành
N
B
U
N
B
U
N
B
U
N

B
U
01
Dịch vụ Kinh
doanh 85 11 4 100 0 0 11 85 4 0 100 0
02
Dịch vụ Thông tin
Liên lạc 4 80 16 96 0 4 0 96 4 0 100 0
03
Dịch vụ Xây dựng
0
0
100
100
0
0
0
100
0
0
100
0
04
Dịch vụ Phân phối
25
75
0
100
0
0

0
100
0
0
100
0
05
Dịch vụ giáo dục
0
0
100
100
0
0
0
75
25
0
100
0
06
Dịch vụ môi trường
20
0
80
100
0
0
0
100

0
0
100
0
07
Dịch vụ Tài chính
0
38
62
100
0
0
0
100
0
0
100
0
08
Dịch vụ Y tế
100
0
0
100
0
0
0
100
0
0

100
0
09
Dịch vụ Du lịch
100
0
0
100
0
0
0
100
0
0
100
0
10
Dịch vụ giải trí, văn
hóa, thể thao 0 0 100 100 0 0 0 100 0 0 100 0
11
Dịch vụ Vận tải
19
6
75
100
0
0
0
100
0

0
100
0
Nguồn: Nguyễn Chiến Thắng (2010a)
Bảng 2 cho thấy đối với Mode 1, ngành dịch vụ kinh doanh, y tế và du lịch có mức
độ mở cửa toàn bộ rất cao (85-100% các phân ngành). Ngược lại, dịch vụ giáo dục, môi
trường, xây dựng, giải trí, vận tải, tài chính có mức độ mở cửa đối với Mode 1 rất thấp;
đặc biệt ngành xây dựng, giáo dục và giải trí không cam kết mở cửa với Mode 1 trong bất
cứ phân ngành nào. Dịch vụ phân phối, thông tin liên lạc được mở cửa nhưng khá dè dặt
với tỷ lệ các phân ngành mở cửa một phần cao. Như vậy, mặc dù Việt Nam mơ cửa 100%
các phân ngành trong dịch vụ phân phối nhưng mức độ mở cửa còn hạn chế.
Đối với Mode 2, đây là phương thức Việt Nam có mức độ mở cửa rất cao đối với
tất cả 11 ngành dịch vụ. Chỉ có một ngành là dịch vụ thông tin liên lạc Việt Nam chưa
cam kết nhưng với tỷ lệ nhỏ là 4% các phân ngành.
Ngược lại với Mode 2, trong Mode 3, Việt Nam thể hiện quan điểm khá dè dặt khi
mở cửa. Ngoài dịch vụ kinh doanh, tất cả các dịch vụ còn lại đều không mở cửa toàn bộ
mà chủ yếu là mở cửa một phần. Dịch vụ giáo dục có khoảng 25% phân ngành Việt Nam
chưa cam kết.
Với Mode 4, tất cả các ngành đều mở cửa một phần và đưa ra các hạn chế đối với
các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài.
5

Như vậy, có thể thấy Việt Nam có mức độ mở cửa cao đối với Mode 1 và Mode 2
nhưng lại rất thận trọng với mở cửa cho Mode 3 và Mode 4, đặc biệt là Mode 3. Nguyên
nhân chủ yếu là do đây là hai phương thức nếu không có lộ trình mở cửa thích hợp sẽ gây
ra những biến động lớn trên thị trường dịch vụ nội địa của Việt Nam. Bên cạnh đó, trong
cam kết chung, Việt Nam cũng đã đưa ra khá nhiều cam kết với Mode 3 và Mode 4.
Dưới đây sẽ phân tích cụ thể hơn mức độ mở cửa của các cam kết đối với Mode 3
và chia ra thành 4 nhóm theo mức độ mở cửa: (1) các lĩnh vực dịch vụ có mức độ mở cửa
nhanh, không cần thời kỳ quá độ

6
; (2) các lĩnh vực dịch vụ có mức độ mở cửa nhanh
nhưng cần thời kỳ quá độ
7
, (3) các lĩnh vực dịch vụ có mức độ cam kết mở cửa hạn chế
8

và (4) các lĩnh vực dịch vụ chưa cam kết mở cửa
9
.
Các lĩnh vực dịch vụ có mức độ cam kết mở cửa nhanh, không cần thời kỳ quá độ
Các ngành/phân ngành dịch vụ có cam kết mở cửa nhanh và không cần thời kỳ quá
độ bao gồm (VCCI, 2009):
- Nhóm các dịch vụ chuyên môn, gồm: dịch vụ pháp lý; dịch vụ kế toán kiểm
toán; dịch vụ thuế; dịch vụ kiến trúc, tư vấn kỹ thuật; dịch vụ tư vấn kỹ thuật
đồng bộ; dịch vụ máy tính; dịch vụ nghiên cứu và phát triển; dịch vụ tư vấn
quản lý.
- Dịch vụ xây dựng
- Dịch vụ ngân hàng (từ 1/4/2007)
- Dịch vụ bảo hiểm
- Dịch vụ y tế (chỉ giới hạn ở các dịch vụ bệnh viện, dịch vụ nha khoa và khám
bệnh)
6
Việt Nam cam kết cho phép các tổ chức, cá nhân nước ngoài được thành lập doanh nghiệp/tổ chức 100% vốn nước
ngoài ngay từ khi gia nhập 11/1/2007
7
Việt Nam cam kết cho phép các tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp/tổ chức 100% vốn nước ngoài
sau một thời gian nhất định kể từ ngày gia nhập WTO
8
Việt Nam chưa cho phép thành lập doanh nghiệp/tổ chức 100% vốn nước ngoài, chỉ được phép thành lập liên

doanh.
9
Việt Nam chưa cam kết cho phép thiết lập hiện diện thương mại tại Việt Nam,
6


- Dịch vụ du lịch (chỉ giới hạn ở các dịch vụ khách sạn, nhà hàng, dịch vụ đại lý
lữ hành và điều hành tour du lịch).
Cần lưu ý rằng các phân ngành/ngành dịch vụ trên tuy có cam kết mức độ mở cửa
nhanh nhất nhưng trên thực tế, ngoại trừ phân ngành dịch vụ ngân hàng, các cam kết mở
cửa với các ngành/phân ngành dịch vụ còn lại chỉ tương đương với các quy định hiện
hành (Hoàng Phước Hiệp, 2006). Vì vậy, có thể nói các cam kết mở cửa ở mức độ cao với
các ngành/phân ngành trên có thể sẽ không gây ra những biến động lớn với thị trường
dịch vụ nội địa.
Các lĩnh vực dịch vụ có mức độ cam kết mở cửa nhanh nhưng cần thời kỳ quá độ (cần
lộ trình)
Các ngành/phân ngành dịch vụ Việt Nam có mức độ mở cửa nhanh nhưng cần thời
kỳ quá độ được thể hiện trong Bảng 3 (VCCI, 2009).
Bảng 3: Các ngành/phân ngành dịch vụ có mức độ cam kết mở cửa nhanh nhưng
cần thời kỳ quá độ
STT Ngành/Phân ngành dịch vụ
Thời gian được phép thành
lập doanh nghiệp/tổ chức
100% vốn nước ngoài
1
Nhóm các dịch vụ chuyên môn, gồm:
- Dịch vụ quy hoạch đô thị và kiến trúc
cảnh quan đô thị;
- Dịch vụ nghiên cứu thị trường;
- Dịch vụ liên quan đến khai thác mỏ;

- Dịch vụ liên quan đến sản xuất;
- Dịch vụ liên quan đến tư vấ
n khoa
học kỹ thuật;
- Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡ
ng máy
móc thiết bị.

11/1/2009

1/1/2009
11/1/2009
11/1/2012
11/1/2009

11/1/2009
2
Dịch vụ thông tin liên lạc, gồm
- Dịch vụ chuyển phát

11/1/2012
3
- Dịch vụ phân phối
1/1/2009
4
Dịch vụ giáo dục, gồm
- Dịch vụ giáo dục bậc cao
- Dịch vụ giáo dục cho người lớn
- Các dịch vụ giáo dục khác
1/1/2009

7

5
- Dịch vụ môi trường
11/1/2011
6
Dịch vụ tài chính, gồm
- Dịch vụ chứng khoán

11/1/2012
7
Dịch vụ vận tải, gồm:
- Dịch vụ vận tải biển quốc tế
- Dịch vụ kho bãi container
- Dịch vụ bảo dưỡng sửa chữ
a máy
bay.

11/1/2012
11/1/2014
11/1/2012

Nguồn: WTO (2006) và VCCI (2009)
Đối với các ngành trên, các cam kết mở cửa của Việt Nam nhìn chung đều cao hơn
các quy định hiện hành (Hoàng Phước Hiệp, 2006). Vì vậy, dự kiến các tác động của việc
mở cửa các ngành trên, đặc biệt là sau hai năm 2009 và 2012 , đối với thị trường dịch vụ
của Việt Nam có thể sẽ lớn.
Các lĩnh vực dịch vụ có mức độ cam kết mở cửa hạn chế
Theo cam kết với WTO, các ngành/phân ngành dịch vụ sau có mức độ mở cửa hạn
chế, theo dó các tổ chức và cá nhân nước ngoài chưa được phép thành lập doanh

nghiệp/tổ chức 100% vốn nước ngoài mà chỉ được thành lập liên doanh với các quy định
chặt chẽ và khá khắt khe về tỷ lệ góp vốn cổ phần (VCCI, 2009; WTO, 2006)
10
:
Bảng 4: Các ngành/phân ngành dịch vụ được thiết lập hiện diện thương mại dưới
hình thức liên doanh, chi nhánh
11

STT
Ngành/Phân ngành dịch vụ
Hạn chế về tỷ lệ góp vốn
1
Dịch vụ kinh doanh, gồm:
- Dịch vụ quảng cáo
12


- Dịch vụ liên quan đế
n nông
nghiệp, săn bắn và lâm nghiệp

- Không hạn chế tỷ lệ góp vốn kể từ
1/1/2009
- Không vượt quá 51% vốn pháp định
2
Dịch vụ viễn thông, gồm:
- Các dịch vụ viễn thông cơ bản


- Không vượt quá 65% vốn pháp định

và đươc tự do lựa chọn đối tác kể từ
10
Trong cam kết chung, Việt Nam chưa cam kết thành lập chi nhánh (trừ khi có các quy định khác tại từng ngành và
phân ngành cụ thể).
11
Không được thành lập tổ chức/doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
12
Trừ dịch vụ quảng cáo thuốc lá
8







- Các dịch vụ viễn thông cơ bản
khác




- Dịch vụ giá trị gia tăng
11/1/2010 với các dịch vụ không có
hạ tầng mạng .
- Không vượt quá 49% vốn pháp định
và không được tự do lựa chọn đối
tác với các dịch vụ có hạ tầng mạng.
- Không vượt quá 70% vốn pháp định
và được tự do lựa chọn đối tác với

các dịch vụ không có hạ tầng mạng
- Không vượt quá 49% vốn pháp định
và không được tự do lựa chọn đối
tác với các dịch vụ có hạ tầng mạng.
- Không vượt quá 51% vốn pháp định
kể từ 11/1/2010 với các dịch vụ
không có hạ tầng mạng .
- Không vượt quá 50% vốn pháp định
với các dịch vụ có hạ tầng mạng.
3
- Dịch vụ sản xuất, phát hành
phim, chiếu phim
- Không vượt quá 51% vốn pháp định
4
Dịch vụ giải trí, văn hóa và thể thao
- Không vượt quá 49% vốn pháp định
5
Dịch vụ vận tải biển, gồm:
- Dịch vụ vận tả
i hành khách, và
vận tải hàng hóa, trừ vận tải nội
địa
- Dịch vụ xếp dỡ công-ten-nơ
- Dịch vụ thông quan

- Không vượt quá 49% vốn pháp định


- Không vượt quá 50% vốn pháp định
- Không hạn chế kể từ 11/1/2012

6
Dịch vụ vận tải đường thủy nội địa
- Không vượt quá 49% vốn pháp định
7
Dịch vụ vận tải đường sắt
- Không vượt quá 49% vốn pháp định
8 Dịch vụ vận tải đường bộ
- Không vượt quá 51% vốn pháp định
kể từ ngày 11/1/2010
Nguồn:Tổng hợp của các tác giả từ WTO (2006)
Có thể thấy các cam kết liên quan đến tỷ lệ góp vốn của Việt Nam khá phức tạp,
khắt khe và thay đổi đối với từng ngành/phân ngành dịch vụ. Với các lĩnh vực dịch vụ
liên quan đến phân ngành viễn thông và vận tải, Việt Nam rất thận trọng trong việc mở
cửa thị trường cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài.
9

Các lĩnh vực dịch vụ chưa cam kết mở cửa
Việt Nam chưa cam kết mở cửa trong Mode 3 với các lĩnh vực sau đây:
- Dịch vụ kinh doanh, gồm: dịch vụ thú y, dịch vụ cho thuê máy móc và thiết bị
khác.
- Dịch vụ thông tin liên lạc: gồm dịch vụ ghi âm.
- Dịch vụ giáo dục, gồm: dịch vụ giáo dục phổ thông cơ sở.
Mức độ mở cửa của các cam kết đối xử quốc gia
Bảng 5: Mức độ mở của của các cam kết đối xử quốc gia của Việt Nam (%)

Ngành
Cam kết đối xử quốc gia
Mode 1
Mode 2
Mode 3

Mode 4
N
B
U
N
B
U
N
B
U
N
B
U
1
Dịch vụ Kinh
doanh 96 4 0 100 0 0 70 22 8 0 100 0
2
Dịch vụ Thông tin
Liên lạc 84 0 16 96 0 4 96 0 4 0 100 0
3
Dịch vụ Xây dựng
0
0
100
100
0
0
0
100
0

0
100
0
4
Dịch vụ Phân
phối 25 75 0 100 0 0 75 25 0 0 100 0
5
Dịch vụ giáo dục
0
0
100
100
0
0
0
75
25
0
100
0
6
Dịch vụ môi
trường 100 0 0 100 0 0 100 0 0 0 100 0
7
Dịch vụ Tài chính
19
10
71
100
0

0
29
71
0
0
100
0
8
Dịch vụ Y tế
100
0
0
100
0
0
100
0
0
0
100
0
9
Dịch vụ Du lịch
100
0
0
100
0
0
75

25
0
0
100
0
10
Dịch vụ giải trí,
văn hóa, thể thao 0 0 100 100 0 0 100 0 0 0 100 0
11
Dịch vụ Vận tải
25
0
75
100
0
0
69
12
19
0
100
0
Nguồn: Nguyễn Chiến Thắng (2010a)

Bảng 3 cho thấy với Mode 1, đa số các phân ngành dịch vụ Kinh doanh, dịch vụ
Thông tin liên lạc, Môi trường, Y tế, Du lịch không có bất cứ hạn chế gì về đối xử quốc
gia. Trong khi đó, phần lớn các dịch vụ Tài chính, Giáo dục, Xây dựng, Giải trí và Vận tải
Việt Nam hiện chưa cam kết.
10


Đối với Mode 2, đây là phương thức Việt Nam có mức độ mở cửa rất cao đối với
tất cả 11 ngành dịch vụ. Chỉ có một ngành là dịch vụ thông tin liên lạc Việt Nam chưa
cam kết nhưng với tỷ lệ nhỏ là 4% các phân ngành.
Đối với Mode 3, đa số các phân ngành dịch vụ cam kết toàn bộ hoặc cam kết hạn
chế. Chỉ có một số lượng nhỏ phân ngành dịch vụ Giáo dục, Vận tải, Thông tin và Kinh
doanh không được cam kết.
Với Mode 4, tất cả các ngành đều mở cửa một phần và đưa ra các hạn chế đối với
các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài.
Như vậy, mức độ mở của của các cam kết quốc gia theo từng phương thức cung
cấp dịch vụ khá giống mô hình mức độ mở của của các cam kết tiếp cận thị trường, chỉ
trừ Mode 3. Trong Mode 3, Việt Nam có mức độ mở cửa đối với cam kết đối xử quốc gia
cao hơn là các cam kết tiếp cận thị trường. Bên cạnh đó, trong khi các cam kết tiếp cận
thị trường chủ yếu liên quan đến thành lập hiện diện thương mại thì các cam kết đối xử
quốc gia phần lớn liên quan đến quy định tối thiểu về vốn, thiết bị và nhân lực của tổ chức
cung cấp dịch vụ nước ngoài.
1.2. So sánh cam kết WTO về dịch vụ với các cam kết về dịch vụ khác mà Việt Nam
đã ký kết
1.2.1.

Đánh giá chung chung về các FTA đa phương và song phương quan trọng Việt
Nam đã ký kết liên quan đến dịch vụ
Kể từ sau khi gia nhập WTO vào năm 2007, Việt Nam đã tiếp tục hội nhập sâu hơn
vào nền kinh tế thế giới trong lĩnh vực dịch vụ thông qua các FTA song phương và đa
phương như Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA - năm 2007),
Hiệp định khu vực thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA - năm 2007), Hiệp
định trao đổi kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP - năm 2008), Hiêp định
thương mại tự do ASEAN - Úc - NewZealand (AANFTA - năm 2009), Hiệp định thương
mại tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA - năm 2010) và Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam -
Nhật Bản (VJEPA). Trước đó, Việt Nam cũng đã hội nhập về dịch vụ trong các cam kết
với ASEAN và Mỹ vào năm 1995 và 2001.

11

Quá trình hội nhập trong lĩnh vực thương mại dịch vụ của Việt Nam có thể chia
thành hai giai đoạn: Giai đoạn trước khi gia nhập WTO và giai đoạn sau khi gia nhập
WTO.
Giai đoạn trước khi Việt Nam gia nhập WTO, cam kết về tự do hóa TMDV với Mỹ
năm 2001 là các cam kết nền tảng để Việt Nam tiến hành đàm phán với WTO và ngược
lại cũng là căn cứ để các nước thành viên WTO yêu cầu Việt Nam mở cửa thị trường dịch
vụ. Nếu so sánh với các gói cam kết AFAS trước khi Việt Nam gia nhập WTO và cam kết
US - VN BTA 2001, cam kết GATS của Việt Nam sâu hơn và rộng hơn (Việt Nam cam
kết mở cửa nhiều ngành/phân ngành hơn và mức độ cam kết mở cửa cao). Có ý kiến cho
rằng điều này là không phổ biến vì thường thì các nước có xu hướng tự do hóa mạnh hơn
trong các hiệp định thương mại khu vực và song phương so với trong các Hiệp định toàn
cầu. Tuy nhiên, nếu phân tích sâu hơn có thể thấy có 2 lý do chủ yếu dẫn tới tình trạng
này:
 Lý do thứ nhất là do cơ chế đàm phán và cam kết trong AFAS còn lỏng lẻo,
mang tính tự nguyện cao nên trên thực tế nguyên tắc “GATS cộng” có rất ít
giá trị.
 Lý do thứ hai là cam kết US - VN BTA được đàm phán và có thời gian hiệu
lực trước khi Việt Nam gia nhập WTO khá lâu.
Tuy nhiên, theo đánh giá chung thì các cam kết GATS của Việt Nam về cơ bản
vẫn giữ được tinh thần của US - VN BTA, thấp hơn hiện trạng và phù hợp với định hướng
phát triển của các ngành, thể hiện sự nỗ lực rất lớn của Việt Nam trong quá trình đàm
phán để hạn chế đến mức thấp nhất tác động tiêu cực của việc mở cửa thị trường dịch vụ.
Giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Việt Nam đã những cam kết khá sâu
và rộng trong lĩnh vực TMDV trong khuôn khổ GATS. Lúc này, những cam kết AFAS
trở nên lạc hậu và trên thực tế không còn giá trị nữa (vì các nước thành viên ASEAN hầu
hết đều đã là thành viên WTO). Từ đó, các cam kết GATS của Việt Nam lại trở thành
cam kết cơ sở và nền tảng để Việt Nam tiếp tục đàm phán trong AFAS gói thứ 7, ACTIS,
AKTIS và VJEPA. Chính vì vậy, gói cam kết thứ 7 của Việt Nam trong khuôn khổ

AFAS, ACTIS, AKTIS và VJEPA có nội giống rất với cam kết GATS, cả về cam kết
chung và cụ thể.
12

Nghiên cứu này sẽ phân tích và so sánh các cam kết chung và cam kết cụ thể của
Việt Nam trong WTO về dịch vụ với các cam kết dịch vụ của Việt Nam trong các Hiệp
định sau: (1) Hiệp định khung về thương mại dịch vụ của ASEAN (AFAS); (2) Hiệp định
tự do hóa thương mại dịch vụ trong khuôn khổ khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung
Quốc (ACTIS); (3) Hiệp định tự do hóa thương mại dịch vụ trong khuôn khổ AKFTA
(AKTIS); (4) Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (US - VN BTA) và (5) VJEPA.
Đây là các Hiệp định song phương và đa phương quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến hội
nhập quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ. Bảng 6 cung cấp các thông tin cơ bản
về các Hiệp định trên và so sánh với Hiệp định GATS của WTO. Cần lưu ý rằng AFAS,
ACTIS, AKTIS là các Hiệp định riêng biệt về thương mại dịch vụ; còn với các Hiệp định
VJEPA và US-VN BTA, thương mại dịch vụ chỉ là một chương trong các Hiệp định
này
13
.
Bảng 6 cho thấy các Hiệp định Việt Nam đã ký kết liên quan đến tự do hóa thương
mại dịch vụ nhìn chung được xây dựng trên cơ sở GATS. Vì vậy, nội dung và quy định
cơ bản của các Hiệp định trên rất giống nhau như trong quy định về phạm vi dịch vụ điều
chỉnh, các phương thức cung cấp dịch vụ, các nghĩa vụ và nguyên tắc chung, quy tắc đàm
phán và cam kết, cấu trúc biểu cam kết, các biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường…
Chính sự thống nhất như trên giữa các Hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam
không chỉ trong quá trình đàm phán và còn thực thi các cam kết.
13
Chương 7 trong VJEPA và Chương 3 trong US-VN BTA
13



Bảng 6: So sánh các vấn đề chung của GATS với AFAS, ACTIS, AKTIS, VJEPA và US - VN BTA
STT
Tiêu chí so sánh
GATS
AFAS
ACTIS
AKTIS
VJEPA
US – VN
BTA
1
Thời điểm có
hiệu lực
1/1/1995
- Ký kết: 15/12/1995
- Trải qua 5 vòng đám
phán với 7 gói cam kết
- Gói cam kết thứ 7:
26/2/2009
1/7/2007
1/5/2009
1/1/2009
10/12/2001
2
Khái niệm dịch
vụ
- Theo quy định của
GATS
- Giống GATS
- Giống

GATS
14


3
Các phương thức
cung cấp dịch vụ
- 4 phương thức - Giống GATS
4
Phân loại các
ngành và phân
ngành dịch vụ
- Danh mục phân
loại các ngành dịch
vụ của WTO được
xây dựng trên cơ
sở UN PCPC và
chi tiết đến từng
phân ngành
- Không phải thích
nội dung cụ thể của
từng phân ngành.

- Danh mục phân loại các
ngành dịch vụ của
ASEAN được xây dựng
dựa trên cơ sở UN PCPC
và “Danh mục phân loại
các ngành dịch vụ” của
WTO.

- Có giải thích nội dung cụ
thể của từng phân ngành
nên chi tiết hơn danh mục
phân loại của WTO.
- Giống AFAS

- Giống
GATS
5
Các nghĩa vụ và
nguyên tắc
chung
- 2 nghĩa vụ quan
trọng nhất
+ Nguyên tắc MFN
+ Minh bạch hóa
- Giống GATS
14
Các quy định trong Chương 7 về thương mại dịch vụ không áp dụng đối với (1) dịch vụ vận tải hàng không (trừ dịch vụ sữa chữa và bảo dưỡng máy bay, bán
và tiếp thị các dịch vụ vận tải hàng không, dịch vụ đặt, giữ chỗ bằng máy tính; (2) dịch vụ vận tải ven bờ; (3) các biện pháp liên quan tới các luật và quy định
nhập cư.
14



- Có thêm nguyên tắc
“GATS cộng”
- Giống AFAS

6

Cấu trúc biểu
cam kết dịch vụ
- 3 phần
+ Tiếp cận thị
trường
+ Cam kết chung
+ Cam kết cụ thể
+ Danh mục miễn trừ
MFN
- Giống GATS
7
Các cam kết cụ
thể
- 2 cam kết cụ thể
theo quy định của
GATS
+ Tiếp cận thị trường
+ Đãi ngộ quốc gia
- Cam kết bổ sung
- Giống GATS
8
Các quy tắc và
nghĩa vụ cơ bản
khác
- Giống quy định
của GATS (hội
nhập kinh tế, thông
báo thông tin bí
mật, quy định trong
nước, công nhận,

độc quyền và cung
cấp dịch vụ độc
quyền, hạn chế để
bảo vệ cán cân
thanh toán, biện
pháp khẩn cấp…)
- Xây dựng dựa trên quy định của GATS
- Dẫn chiếu GATS trong trường hợp không có điều khoản quy định

9
Phương pháp
tiếp cận trong
đàm phán và
cam kết
- Chọn - cho
- Chọn - bỏ
- Chọn - cho
- Chọn - bỏ
- Đàm phán phân ngành dị
ch
vụ chung
- Đàm phán các phân
- Giống GATS

15

ngành dịch vụ chung sửa đổi
- Công thức ASEAN trừ
X
10

Các vấn đề thương
mại dịch vụ chủ
yếu đang được
đàm phán
- Tiếp cận thị trường dịch vụ
- Đã kết thúc
đàm phán
- Dịch vụ công
- Quy định trong nước
- Cơ chế tự vệ khẩn
cấp
- Các lĩnh vực dịch vụ ưu
tiên: y tế, du lịch, vận tải
hàng không, e-ASEAN, tài
chính, logisticsi…
- Thỏa thuận công nhận
chung trong các ngành
dịch vụ như: tư vấn kỹ
thuật, khảo sát đất đai,
khám chữa bệnh, kiến
trúc…)
- Tạo thuận lợi cho di
chuyển thể nhân cung cấp
dịch vụ
- Các lĩnh vực
dịch vụ ưu
tiên: tài chính,
viễn thông
- Các lĩnh
vực dịch

vụ ưu tiên:
tài chính
và viễn
thông


Nguồn: Tổng hợp của các tác giả từ WTO (2006), Bộ Công Thương và MUTRAP II (2009), MUTRAP III (2009b), MUTRAP III (2011b),
MUTRAP III (2011c), Vergano và cộng sự (2010)
16

1.2.2.

So sánh cam kết chung
Bảng 7: So sánh các cam kết chung của Việt Nam trong khuôn khổ GATS với cam kết trong
AFAS
15
, ACTIS, AKTIS, US - VN BTA và VJEPA
Tiêu chí so sánh GATS US – VN BTA
AFAS và
ACTIS
VJEPA AKTIS
1. Tiếp cận thị trường





1.1. Thiết lập hiện diện
thương mại
- Hợp đồng hợp tác kinh

doanh
- Doanh nghiệp liên doanh
- Doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài
- Văn phòng đại diện
- Chưa cam kết thành lập
chi nhánh


- Giống GATS
1.2. Bảo lưu các ưu đãi cho các
nhà cung cấp nước ngoài
- Có bảo lưu các điều kiện
về sở hữu, hoạt động, hình
thức pháp nhân, phạm vi
hoạt động.
Có bảo lưu nhưng
các lĩnh vực bảo
lưu không rõ ràng
như GATS
- Giống GATS

1.3. Tỷ lệ góp vốn dưới hình
thức mua cổ phần
- Không quá 30%
- Một năm sau khi gia
nhập sẽ bãi bỏ mức 30%,
trừ khi có quy định khác
trong các cam kết cụ thể
- Không quá 30%

- Duy trì quy định
tỷ lệ 30% trong 3
năm
- Không quá 30%
- Sau năm 2007
sẽ bãi bỏ mức
30%, trừ khi có
quy định khác
trong cam kết cụ
thể
- Không quá 30%
- Ngay sau khi Hiệp
định có hiệu lực, bãi
bỏ mức hạn chế 30%,
trừ khi có quy định
khác trong các cam
kết cụ thể.
- Giống GATS
1.4. Di chuyển của thể nhân
- Người di chuyển trong nội

- Nhập cảnh và lưu trú

- Giống GATS



- Không quy định cụ
- Giống GATS
15

Các cam kết về dịch vụ của Việt Nam trong khuôn khổ AFAS là cam kết thuộc gói thứ 7. Hiện nay ASEAN đang đàm phán gói thứ 8 và dự kiến gói cam kết 8
cảu Việt Nam có mức độ cam kết cao hơn WTO.
17


×