Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

DỰ ÁN HOÀN THIỆN KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.15 KB, 25 trang )


BỘ CÔNG THƯƠNG
VỤ PHÁP CHẾ
*****









BÁO CÁO KẾT QUẢ
HỘI THẢO TẠI HÀ NỘI “ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGOẠI
THƯƠNG CỦA VIỆT NAM VÀ ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG LUẬT QUẢN LÝ
NGOẠI THƯƠNG”







DỰ ÁN HOÀN THIỆN KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
THƯƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

CƠ QUAN THỰC HIỆN: VỤ PHÁP CHẾ, BỘ CÔNG THƯƠNG

















Hà Nội, tháng 5/2013


MỤC LỤC

I KẾ HOẠCH THỰC HIỆN 2
1 Giới thiệu 2
2 Mục đích 3
3 Thành phần tham gia 3
4 Thời gian thực hiện 4
5 Địa điểm thực hiện 4
6 Nội dung tập huấn, hội nghị, hội thảo 4
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 5
1. Nội dung hội thảo 5
Hội thảo “Đánh giá thực trạng quản lý ngoại thương của Việt Nam và định hướng xây dựng Luật Quản
lý ngoại thương” 5
2. Các báo cáo phục vụ Hội thảo: 5

3. Thành phần tham gia 5
4. Ý kiến đóng góp của các đại biểu tham dự hội thảo được sử dụng 6
5. Các hoạt động sau hội thảo 18
6. Đề xuất: 18
7. Kinh phí thực hiện: 19
III. TỔNG KẾT 19
PHỤ LỤC 1 20
Biên bản hội thảo 20
PHỤ LỤC 2 22
DANH SÁCH CHUYÊN GIA THAM GIA THAM LUẬN TẠI HỘI THẢO 22
PHỤ LỤC 3 23
CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO “ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGOẠI THƯƠNG CỦA VIỆT NAM VÀ ĐỊNH
HƯỚNG XÂY DỰNG LUẬT QUẢN LÝ NGOẠI THƯƠNG” TẠI HÀ NỘI 23



I KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
1 Giới thiệu
Dự án “Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý quản lý hoạt động thương mại trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” do Vụ Pháp chế phối hợp với Vụ Thị trường trong
nước, Bộ Công Thương thực hiện bằng nguồn vốn ODA của Chương trình hỗ trợ kỹ
thuật hậu gia nhập WTO. Dự án được thực hiện trong vòng 12 tháng kể từ tháng
7/2012.
Mục tiêu của dự án: Hoàn thiện hệ thống pháp luật về Ngoại thương; Bán
buôn, bán lẻ; Sở giao dịch hàng hóa phù hợp với định hướng phát triển nền kinh tế thị
trường trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; Nâng cao năng lực quản lý nhà nước
trong lĩnh vực công thương; Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, tạo điều kiện
phát triển các thành phần kinh tế; nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Nhiệm vụ của Dự án: Dự kiến, kết quả đầu ra của Dự án sẽ bao gồm các báo
cáo nghiên cứu, rà soát, khảo sát trong các lĩnh vực nói trên. Đề xuất xây dựng luật

(proposal) là bộ tài liệu gồm: Cơ sở pháp lý; Sự cần thiết xây dựng luật; và Những
nội dung cơ bản của dự luật.
Các kết quả đầu ra chính của Dự án:
Kết quả 1: Đề xuất xây dựng Luật Quản lý ngoại thương được trình lên Chính phủ
Kết quả 2: Dự thảo các tiêu chuẩn phân loại cơ sở bán buôn, bán lẻ và giải pháp tăng
cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ được xây dựng và trình lên
Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Kết quả 3: Đề xuất xây dựng Luật Giao dịch hàng hóa tương lai được trình lên Bộ
trưởng Bộ Công Thương
2

Hoạt động tổ chức hội thảo này nhằm phục vụ cho Kết quả 1 nêu trên, theo đó thông
qua hội thảo, chủ dự án mong muốn thu thập ý kiến đóng góp về đánh giá thực trạng
quản lý ngoại thương của Việt Nam và định hướng xây dựng Luật quản lý ngoại
thương, ý kiến đóng góp của các chuyên gia, cộng đồng doanh nghiệp về các báo cáo
nghiên cứu xây dựng Luật Quản lý Ngoại thương
2 Mục đích
 Thu thập ý kiến đánh giá thực trạng quản lý ngoại thương của Việt Nam và
định hướng xây dựng Luật quản lý ngoại thương.
 Thu thập ý kiến đóng góp của các chuyên gia, cộng đồng doanh nghiệp về các
báo cáo nghiên cứu xây dựng Luật Quản lý Ngoại thương.
3 Thành phần tham gia
3.1 Tiêu chí lựa chọn giảng viên, báo cáo viên
 Tiêu chí lựa chọn giảng viên: có số năm kinh nghiệm từ 10 năm trở lên, có
nghiên cứu trong lĩnh vực liên quan đến thương mại, xuất nhập khẩu, kinh tế
quốc tế, không phân biệt giới tính, dân tộc.
 Đại diện cơ quan, đơn vị liên quan: Hội thảo có sự tham gia của đại diện các
đơn vị liên quan trực tiếp đến quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập
khẩu, thương mại hoặc đơn vị liên quan trực tiếp đến quá trình soạn thảo, góp
ý kiến đối với dự thảo dự án Luật Quản lý ngoại thương.

3.2 Tiêu chí lựa chọn học viên, đại biểu tham dự hội nghị hội thảo
 Tiêu chí lựa chọn đại biểu: Hội thảo Hà Nội chú trọng mời các đại biểu từ Sở
Công Thương và các Sở ngành của thành phố Hà Nội có liên quan đến quản lý
nhà nước trong thương mại, xuất khẩu nhập khẩu và các đại biểu từ các hiệp
hội ngành nghề, doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nhập khẩu trên địa bàn
3

cũng như các chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực quản lý hoạt động ngoại
thương.
 Đối tượng được mời tham dự hội nghị, hội thảo: đại diện các đơn vị thuộc Bộ
Công Thương và các Bộ, ngành, đại diện Sở Công Thương Hà Nội, đại diện
của một số hiệp hội, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đại diện một số trường,
viện nghiên cứu.
4 Thời gian thực hiện
 Ngày 14 tháng 05 năm 2013
5 Địa điểm thực hiện
 Hà Nội
6 Nội dung tập huấn, hội nghị, hội thảo
 Hội thảo “Tham vấn ý kiến cộng đồng doanh nghiệp về các báo cáo xây dựng
Luật Quản lý Ngoại thương”
 Các báo cáo phục vụ hội thảo: các báo cáo nghiên cứu thuộc phạm vi nghiên
cứu của dự án về xây dựng Luật quản lý ngoại thương.
4

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Nội dung hội thảo
Hội thảo “Đánh giá thực trạng quản lý ngoại thương của Việt Nam và định hướng
xây dựng Luật Quản lý ngoại thương”
2. Các báo cáo phục vụ Hội thảo:
- Báo cáo Các công cụ quản lý ngoại thương và thực trạng quản lý nhà nước

trong việc sử dụng các công cụ kiểm soát ngoại thương ở Việt Nam.
- Báo cáo nghiên cứu Luật Ngoại thương các nước và rút ra bài học cho Việt
Nam.
- Báo cáo Đánh giá tác động sơ bộ của Dự án Luật Quản lý Ngoại thương
- Báo cáo Sự cần thiết của Luật Quản lý ngoại thương và nội dung cơ bản
của Luật Quản lý Ngoại thương
- Báo cáo Rà soát thực trạng pháp luật và thực tiễn quản lý nhà nước về
ngoại thương ở Việt Nam
3. Thành phần tham gia
Số lượng đại biểu: 100
- Đại diện Cục Xuất nhập khẩu
- Đại diện Cục Xúc tiến thương mại
- Đại diện Cục Quản lý cạnh tranh
- Đại diện Vụ Chính sách Thương mại Đa biên
- Đại diện Vụ Thương mại biên giới và miền núi
- Đại diện Cục Quản lý thị trường
- Đại diện Cục Thương mại điện tử
- Đại diện Vụ Khoa học và Công nghệ
- Đại diện Viện Nghiên cứu Thương mại
- Đại diện Vụ Hợp tác Quốc tế
5

- Đại diện Vụ Thị trường trong nước
- Đại diện Vụ Thị trường Châu Á
- Đại diện Vụ Thị trường ChâuÂu
- Đại diện Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á
- Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại
- Viện Chiến lược và Chính sách Công nghiệp
- Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế
- Ủy ban Kinh tế Quốc hội

- Văn phòng Quốc hội
- Đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
- Đại diện Đại học Luật Hà Nội
- Đại diện Đại học Kinh tế Quốc dân
- Đại diện Đại học Thương mại
- Đại diện Sở Công thương Hà Nội
- Đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam
- Đại diện Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam
- Đại diện Hiệp hội Café – Cacao Việt Nam
- Đại diện Vụ Kinh tế Dịch vụ - Bộ Kế hoạch Đầu tư
- Đại diện Vụ Pháp chế - Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn
- Đại diện Vụ Tổ chức Cán bộ - Bộ Nội Vụ
- Đại diện Vụ Pháp chế - Bộ Tài chính
- Đại diện Vụ Công nghiệp nhẹ - Bộ Khoa học & Công nghệ
4. Ý kiến đóng góp của các đại biểu tham dự hội thảo được sử dụng
4.1 Ông Bùi Nguyên Khánh – Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật
Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới từ năm 2007. trải
quả thời gian đàm phán, các yêu cầu minh bạch trong hệ thống pháp luật đã được VN
tuân thủ và xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình.
6

Trong mối quan hệ giữa Nhà nước và kinh tế, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm
vụ của Nhà nước được xác định bởi tính chất, trình độ của các mô hình kinh tế thị
trường, phát huy các quy luật khách quan của thị trường, thông qua thị trường để điều
tiết các quan hệ kinh tế, đồng thời khắc phục, hạn chế các mặt tiêu cực của thị
trường. Để đảm bảo được tính thống nhất và tính đồng bộ cho hệ thống pháp luật phù
hợp với giai đoạn hiện nay, việc nghiên cứu hoàn thiện khuôn khố pháp lý quản lý
hoạt động thương mại trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế là việc làm cần thiết.
Trong dự án “ Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý quản lý hoạt động thương mại
trong điều kiện hội nhậo kinh tế quốc tế” đã nghiên cứu về hệ thống pháp luật và

thực trạng quản lý của nhà nước trong hoạt động ngoại thương, các công cụ quản lý
hoạt động ngoại thương của nước ta hiện nay, nghiên cứu về quản lý hoạt động về
ngoại thương ở các nước và xây dựng nội dung cơ bản cho bản dự thảo Luật ngoại
thương và đánh giá tác động của luật. Về cơ bản các nội dung nghiên cứu đã đản bảo
yêu cầu cần thiết cho việc làm rõ sự cần thiết của việc xây dựng luật ngoại thương.
Việc xây dựng bản dự thảo luật ngoại thương với các phương án và đánh giá tác động
của từng phương án và từ đấy đưa ra kiến nghị lựa chọn cho phương án đề xuất là
hoàn toàn hợp lý. Việc đề xuất xây dựng luật ngoại thương đảm bảo tính toàn diện,
đồng bộ, tính khoa học và thực tiễn đối với việc góp phần hoàn thiện hệ thống luật
phục vụ đời sống xã hội, phù hợp với khả năng và điều kiện của xã hội và có khả
năng giải quyết được những vấn đề trước mắt và lâu dài của xã hội.
Bên cạnh đó, để tiếp tục hoàn thiện các Báo cáo, phục vụ cho việc xây dựng
Luật Quản lý ngoại thương, cần tiếp tục xem xét, bổ sung những nội dung sau:
• Luật Quản lý ngoại thương phải phù hợp với quy định của WTO và các cam
kết quốc tế song phương, đa phương khác
• Dự đoán, đáp ứng được sự thay đổi nhanh của thực tế hoạt động ngoại thương
7

• Đảm bảo Nhà nước có đầy đủ các công cụ để quản lý hiệu quả hoạt động
ngoại thương
• Bảo đảm sự phù hợp, thống nhất giữa quy định của pháp luật ngoại thương với
các các văn bản pháp luật chuyên ngành cần hướng tới thể chế pháp luật thống
nhất cho lĩnh vực quản lý ngoại thương
• Đáp ứng yêu cầu về cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
• Thể chế hóa được các đường lối, định hướng lớn trong xuất nhập khẩu, về cơ
cấu mặt hàng, cơ cấu thị trường, đảm bảo cán cân thương mại hợp lý, khai
thác các lợi thế của FTA

4.2 Bà Lê Thị Thu Thủy – Khoa Luật Đại học Quốc Gia
Các nội dung nghiên cứu đã đề cập đến thực trạng pháp luật và thực tiễn quản

lý nhà nước về ngoại thương ở Việt Nam. Tại phần báo cáo này các tác giả đã phân
tích được các vấn đề bất cập trong quản lý về ngoại thương của Việt Nam, các vấn đề
cần được giải quyết nhưng còn thiếu cơ sở pháp lý. Từ những phân tích của báo cáo
này và báo cáo về thực trạng công cụ quản lý nhà nước về ngoại thương của Việt
Nam đã chỉ ra tính cấp thiết của việc xây dựng luật ngoại thương. Tuy nhiên nếu hai
báo cáo này được tổng hợp lại chung trong báo cáo thực trạng chung sẽ đưa ra được
tình hình cụ thể hơn. Một số dẫn chứng phân tích cần cập nhật các văn bản quy phạm
pháp luật mới được ban hành. Trong phân tích cần phân tích thêm nội dung của luật
cạnh tranh để định hướng cho việc xây dựng phần nội dung phòng vệ thương mại.
Với chương VI Quản lý chất lượng hàng hoá, vệ sinh dịch tễ, an toàn thực
phẩm xuất nhập khẩu hiện đã có các bộ Luật để điều chỉnh như Luật Chất lượng sản
phẩm, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật vệ sinh an toàn thực phẩm nên
cần có sự phối hợp, vận dụng các điều khoản thực thi của luật này.
8

Đối với quản lý nhà nước về ngoại thương, báo cáo đã chỉ rõ được cơ quan
quản lý cấp trung ương, chức năng nhiệm vụ chủ yếu và vị thế của cơ quan này trong
Đạo luật ngoại thương.
Phần đánh giá chung, báo cáo cũng đã nêu được những điểm mạnh và điểm
yếu cơ bản của hệ thống pháp luật và quản lý nhà nước về ngoại thương Ấn Độ, có
liên hệ với Việt Nam. Tuy nhiên, báo cáo chưa đề cập đến sự phối hợp giữa các cơ
quan quản lý nhà nước về ngoại thương Ấn Độ được thực hiện ra sao. Ngoài ra, tác
giả cũng cần chỉnh sửa lại câu chữ, thuật ngữ và văn phong tiếng Việt sao cho mạch
lạc và chuẩn xác hơn.
Về kinh nghiệm của Hàn Quốc, báo cáo đã chỉ rõ quá trình hình thành và phát
triển luật ngoại thương, nguồn luật, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, nguyên
tắc quản lý ngoại thương, nêu sơ lược các biện pháp quản lý và điều tra áp dụng các
biện pháp phòng vệ thương mại và xúc tiến thương mại.
Về quản lý nhà nước, báo cáo đã chỉ ra được cơ quan đầu mối quản lý nhà
nước, chức năng nhiệm vụ chính.

4.3 Ông Võ Sỹ Mạnh – Đại học Ngoại thương
Báo cáo sự cần thiết và nội dung cơ bản của luật ngoại thương đã xây dựng
được khung của bộ luật, đảm bảo được các yêu cầu cơ bản. Tuy nhiên trong nội dung
dự thảo đã không đưa vào một số nội dung trong giải pháp của phần nghiên cứu về
công cụ quản lý ngoại thương, cần có phân tích cụ thể cho việc lựa chọn các nội dung
đưa vào trong đề xuất. Với nội dung đánh giá tác động sơ bộ của dự án luật nếu có
đánh giá thêm tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đánh giá sâu hơn về
các tác động để rút ra kết luận phương án lựa chọn cho nội dung của bản dự thảo luật
sẽ có hiệu quả cao hơn, thuyết phục hơn.
9

Trong bản dự thảo luật có chương IV về điều tra và áp dụng các biện pháp
phòng vệ thương mại. Cần bổ sung trong phần báo cáo phân tích sự tương thích đối
với vấn đề này với Luật cạnh tranh.
Đánh giá chung: Nhóm công tác đã thực hiện đầy đủ các nội dung cần thiết
cho việc xây dựng bản dự thảo luật quản lý ngoại thương.
Các nội dung nghiên cứu đã đề cập đến thực trạng pháp luật và thực tiễn quản
lý nhà nước về ngoại thương ở Việt Nam. Tại phần báo cáo này các tác giả đã phân
tích được các vấn đề bất cập trong quản lý về ngoại thương của Việt Nam, các vấn đề
cần được giải quyết nhưng còn thiếu cơ sở pháp lý. Từ những phân tích của báo cáo
này và báo cáo về thực trạng công cụ quản lý nhà nước về ngoại thương của Việt
Nam đã chỉ ra tính cấp thiết của việc xây dựng luật ngoại thương. Tuy nhiên nếu hai
báo cáo này được tổng hợp lại chung trong báo cáo thực trạng chung sẽ đưa ra được
tình hình cụ thể hơn. Một số dẫn chứng phân tích cần cập nhật các văn bản quy phạm
pháp luật mới được ban hành. Trong phân tích cần phân tích thêm nội dung của luật
cạnh tranh để định hướng cho việc xây dựng phần nội dung phòng vệ thương mại.
Với chương VI Quản lý chất lượng hàng hoá, vệ sinh dịch tễ, an toàn thực
phẩm xuất nhập khẩu hiện đã có các bộ Luật để điều chỉnh như Luật Chất lượng sản
phẩm, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật vệ sinh an toàn thực phẩm nên
cần có sự phối hợp, vận dụng các điều khoản thực thi của luật này.

Báo cáo sự cần thiết và nội dung cơ bản của luật ngoại thương đã xây dựng
được khung của bộ luật, đảm bảo được các yêu cầu cơ bản. Tuy nhiên trong nội dung
dự thảo đã không đưa vào một số nội dung trong giải pháp của phần nghiên cứu về
công cụ quản lý ngoại thương, cần có phân tích cụ thể cho việc lựa chọn các nội dung
đưa vào trong đề xuất. Với nội dung đánh giá tác động sơ bộ của dự án luật nếu có
đánh giá thêm tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đánh giá sâu hơn về
các tác động để rút ra kết luận phương án lựa chọn cho nội dung của bản dự thảo luật
sẽ có hiệu quả cao hơn, thuyết phục hơn.
10

Trong bản dự thảo luật có chương IV về điều tra và áp dụng các biện pháp
phòng vệ thương mại. Cần bổ sung trong phần báo cáo phân tích sự tương thích đối
với vấn đề này với Luật cạnh tranh.
4.4 Ông Phan Hoàng Tú – Công ty Ngo Cohen Amir Aslani &Associates
Tôi có ý kiến đối với vấn đề kinh nghiệm luật các nước về quản lý ngoại
thương:
Luật Ngoại thương, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (được sửa đổi thay
thế cho Luật Ngoại thương cũ năm 1994) đã được thông qua ngày 06/4/2004 và có
hiệu lực kể từ ngày 01/7/2004. Luật mới được sửa đổi và bổ sung thêm 3 chương với
26 điều khoản mới nâng tổng số lên thành 11 chương với 70 điều khoản. Ba chương
mới được bổ sung gồm: Bảo vệ sở hữu trí tuệ, điều tra và hỗ trợ thương mại trong
kinh doanh ngoại thương.
Về Nguồn luật, xuất phát từ các quy định tại các VBPL. VB có hiệu lực pháp
lý cao nhất điều chỉnh lĩnh vực ngoại thương TQ là Luật ngoại thương năm 2004.
Một số quy định của Luật NT cũng được thể chế hóa từ các điều ước quốc tế mà TQ
là thành viên và các cam kết của TQ khi gia nhập WTO.
Về Nguyên tắc quản lý NT (Điều 4-7), đó là nguyên tắc Công bằng và tự do
về ngoại thương; Bình đẳng cùng có lợi; Dành ưu đãi cho các nước đã ký kết các
điều ước, Hiệp định quốc tế chế độ đãi ngộ tối huệ quốc, đãi ngộ quốc gia, đối xử
bình đẳng; Nhà nước cho phép xk, nk hàng hóa và công nghệ tự do trừ những loại mà

pháp luật cấm; Bất cứ QG hoặc KV nào áp dụng những biện pháp rào cản, hạn chế
hoặc những biện pháp tương tự khác mang tính chất không công bằng đối với nước
CHNDTH, thì TQ có thể căn cứ vào tình hình thực tế đưa ra những biện pháp tương
ứng đối với quốc gia hoặc khu vực đó ; Nhà kinh doanh ngoại thương hoạt động
trong lĩnh vực xk, nk hàng hóa hoặc công nghệ phải làm thủ tục đăng ký với cơ quan
chủ quản NT của CP hoặc các đơn vị được ủy thác, trừ những lĩnh vực mà pháp luật,
11

quy định hành chính và cơ quan chủ quản NT của CP quy định không cần phải đăng
ký; Trường hợp nhà kinh doanh NT chưa làm thủ tục đăng ký theo quy định thì Hải
quan sẽ không làm thủ tục khai báo, kiểm tra, thông quan đối với hàng xk, nk.
Các biện pháp quản lý NT (Điều 15-17) gồm: Đối với đối tượng được tự do
XK, NK việc quản lý thông qua hệ thống cấp phép tự động. Đối với các hoạt động
xk, nk gây ảnh hưởng tới lợi ích KT, XH trong nước, thường quản lý thông qua công
cụ cấm, hạn chế xk, nk hàng hóa. Nhà nước có thể cấm hoặc hạn chế xk, nk những
hàng hóa và công nghệ có liên quan căn cứ vào một số lý do như bảo vệ an ninh quốc
gia, lợi ích xã hội, bảo vệ an toàn sức khỏe con người, động vật, thực vật, bảo vệ
MT căn cứ vào những quy định của các điều ước, HĐ quốc tế mà TQ ký kết hoặc
tham gia và căn cứ vào những quy định của pháp luật, quy định hành chính liên quan
để áp dụng biện pháp cấm hoặc hạn chế xk, nk.
Những thành công đã đạt được của LUật Ngoại thương Trung Quốc đó là :
Luật ngoại thương sửa đổi với một khả năng hoạt động cao hơn, giảm thiểu và tiêu
chuẩn hóa việc xét duyệt hành chính, cải thiện tổ chức trung gian, hỗ trợ tài chính và
hệ thống xúc tiến thương mại nước ngoài. Thiết lập một hệ thống pháp luật và nâng
cao việc bảo vệ thương mại và các biện pháp khắc phục thương mại. Qua đó cho thấy
thay đổi thành công đáng chú ý trong Luật NT TQ là việc quy định luật pháp phát
triển từ cách tiếp cận định hướng phòng vệ sang cách tiếp cận mang tính chất chủ
động hơn. Tạo đột phá về cục diện trong việc thực hiện chế độ thẩm tra phê duyệt,
đơn giản hóa các thủ tục hành chính. Tạo đột phá trong quản lý trật tự NT, tăng
cường các biện pháp hỗ trợ TM và tác dụng phòng chống các hành vi độc quyền và

cạnh tranh không lành mạnh. Tạo đột phá trong quy định, lấy Hiệp hội XNK làm tổ
chức trung gian để phục vụ, tham gia, tăng cường tác dụng của HH ngành nghề và
các tổ chức trung gian trong việc tham gia các hoạt động NT. Tạo bước đột phá về
phương hướng phát triển NT, tăng cường thực hiện đa dạng hóa trong các hoạt động
XTTM. Tạo bước đột phá nhiều mặt trong xử phạt hành chính đối với hành vi vi
phạm Luật NT, kiện toàn, nghiêm khắc và có trách nhiệm.
12

Tuy nhiên cũng còn những tồn tại, theo đó một số qđ của Luật chỉ nêu tổng
quát, chung chung, dễ dẫn đến các quyết định của cơ quan hành chính trong những
tình huống nhất định thực tế không đúng thẩm quyền hoặc có thể vượt quá thẩm
quyền.
Ví dụ: quy định liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực ngoại
thương rất vắn tắt chỉ có 3 điều (29-31), chỉ đưa ra một quy định chung về các biện
pháp khắc phục hậu quả, chưa ấn định các hình thức và điều kiện áp dụng các biện
pháp khắc phục khác nhau thích hợp với từng hoàn cảnh, từng trường hợp;
* Liên quan đến hoạt động XTNT (điều 53) quy định việc hoàn thuế xk. Trên thực
tế, việc hoàn thuế xk thích hơp với những doanh nghiệp vừa và lớn, không áp dụng
cho doanh nghiệp nhỏ vì thường xảy ra hành vi gian lận về hóa đơn của các doanh
nghiệp nhỏ trong thời gian trước. Tuy nhiên, nếu không áp dụng hoàn thuế đối với
doanh nghiệp nhỏ thì sẽ gây ra mất công bằng, ảnh hưởng đến sự phát triển KT của
TQ.
Rút ra bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc, chúng ta cần phải xây dựng một
đạo luật cụ thể điều chỉnh hoạt động NT, xây dựng một chính sách quản lý ngoại
thương thống nhất và ổn định, quán triệt nguyên tắc hiệu quả, khách quan, minh bạch
để đáp ứng yêu cầu của WTO. Đối với những cam kết trong WTO, các quy định luật
pháp chuyển từ cách tiếp cận định hướng phòng vệ sang cách tiếp cận mang tính chủ
động hơn. Đây là kinh nghiệm nổi bật của TQ. Quy định rõ nội dung bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ trong Luật NT. Xây dựng cơ chế quản lý ngoại thương theo hướng “một
cửa”, tập trung quyền lực vào một cơ quan duy nhất (Bộ Thương mại Trung Quốc).

4.5 Bà Vũ Đặng Hải Yến – Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước
Các Báo cáo trong cuốn tài liệu, đặc biệt là Báo cáo về sự cần thiết xây dựng
Luật Quản lý ngoại thương và định hướng những nội dung cơ bản đã cho thấy 05
đột phá của nhà làm luật, cụ thể:
13

1. Tạo đột phá về cục diện trong việc thực hiện chế độ thẩm tra phê duyệt, đơn
giản hóa các thủ tục hành chính.
2. Tạo đột phá trong quản lý trật tự NT, tăng cường các biện pháp hỗ trợ TM
và tác dụng phòng chống các hành vi độc quyền và cạnh tranh không lành mạnh.
3. Tạo đột phá trong quy định, lấy Hiệp hội XNK làm tổ chức trung gian để
phục vụ, tham gia, tăng cường tác dụng của HH ngành nghề và các tổ chức trung
gian trong việc tham gia các hoạt động NT.
4. Tạo bước đột phá về phương hướng phát triển NT, tăng cường thực hiện đa
dạng hóa trong các hoạt động XTTM.
5. Tạo bước đột phá nhiều mặt trong xử phạt hành chính đối với hành vi vi
phạm Luật NT, kiện toàn, nghiêm khắc và có trách nhiệm.
Tuy nhiên, còn tồn tại một số bất cập sau:
Một số quy định của Luật chỉ nêu tổng quát, chung chung, dễ dẫn đến các
quyết định của cơ quan hành chính trong những tình huống nhất định thực tế không
đúng thẩm quyền hoặc có thể vượt quá thẩm quyền.
Ví dụ: quy định liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực ngoại
thương rất vắn tắt chỉ có 3 điều (29-31), chỉ đưa ra một quy định chung về các biện
pháp khắc phục hậu quả, chưa ấn định các hình thức và điều kiện áp dụng các biện
pháp khắc phục khác nhau thích hợp với từng hoàn cảnh, từng trường hợp;
Liên quan đến hoạt động XTNT (điều 53) quy định việc hoàn thuế xk. Trên
thực tế, việc hoàn thuế xk thích hơp với những doanh nghiệp vừa và lớn, không áp
dụng cho doanh nghiệp nhỏ vì thường xảy ra hành vi gian lận về hóa đơn của các
doanh nghiệp nhỏ trong thời gian trước. Tuy nhiên, nếu không áp dụng hoàn thuế đối
14


với doanh nghiệp nhỏ thì sẽ gây ra mất công bằng, ảnh hưởng đến sự phát triển KT
của TQ.
Nên cập nhật thông tin về các văn bản mới. Báo cáo về công cụ quản lý ngoại
thương đã phân tích giải pháp nhưng không đưa ra cách giải quyết. (?!). Nên có phân
tích về sự khác nhau giữa Luật Cạnh tranh và Luật Quản lý Ngoại thương.
Về báo cáo đánh giá tác động sơ bộ của dự án Luật Quản lý Ngoại thương,
nên phân tích tác động đối với Doanh nghiệp XNK vì đây là đối tượng chịu tác động
chính.
4.6. Bà Nguyễn Việt Chi – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường Châu Á Thái Bình
Dương, Bộ Công Thương
Liên quan đên kinh nghiệm quảnl ý ngoại thương của Trung Quốc, có một số
ý kiến bổ sung về cơ chế quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc như sau:
Về xuất khẩu, danh mục các mặt hàng cấm xuất khẩu gồm: ngưu hoàng, xạ
hương, các loại gỗ quý v.v…; sừng tê giác, xương hổ. Danh mục hàng hóa quản lý
bằng Giấy phép xuất khẩu gồm 49 nhóm sản phẩm bị quản lý bằng các biện pháp (1)
giấy phép hạn ngạch xuất khẩu (ngô, gạo, tiểu mạch, bông, gỗ xẻ, than đá, than cốc,
dầu thô, xăng dầu, đất hiếm, kim loại hiếm…); (2) đấu thầu hạn ngạch xuất khẩu (bột
Mg, các-bon Si, cam thảo và sản phẩm…); (3) giấy phép xuất khẩu (bò sống, lợn
sống, gà sống,…). Danh mục hàng nông sản và công nghiệp quản lý bằng hạn ngạch
xuất khẩu”: hàng nông sản gồm gỗ xẻ, cói, lợn sống, bò sống, gà sống (từ Mao Cao,
Hồng Kông); hàng công nghiệp gồm 12 loại: vonfram, thiếc, antimon, molypden,
indium, bạc trắng, đá phốt pho, bột đá, cam thảo và cát chịu lửa (magie oxit). Danh
mục hàng hóa quản lý bằng Giấy phép xuất khẩu trong mậu dịch biên giới”, gồm 36
nhóm sản phẩm như ngô, gạo, mạch, thiếc, than đá, dầu thô, xăng dầu, gỗ xẻ, một số
kim loại hiếm (W, Ti, Sb…), đất hiếm, than cốc, xe máy, ô tô…
15

Về nhập khẩu, danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu có các sản phẩm như: tóc
người chưa qua xử lý, lông lợn và phế liệu từ lông lợn, thuốc phiện và các sản phẩm

từ thuốc phiện v.v…. Danh mục hàng hóa quản lý bằng Giấy phép nhập khẩu”, gồm
các chất làm tiêu hao tầng ô-zôn và 11 nhóm sản phẩm cơ điện cũ như thiết bị công
nghiệp hóa chất, thiết bị luyện kim, máy móc công trình, thiết bị sản xuất giấy, thiết
bị điện lực và điện khí, máy móc nông nghiệp, tàu bè, máy móc dệt, thiết bị chế biến
và đóng gói thực phẩm… Danh mục hàng hóa quản lý bằng Giấy phép nhập khẩu tự
động, gồm các nhóm sản phẩm như thịt gà, thịt bò, thịt cừu, dầu thực vật, thuốc lá,
tinh quặng đồng, than đá, giấy phế liệu, thép phế liệu, sữa tươi, sữa bột, đậu tương,
hạt có dầu, bã đậu, thịt lợn và phụ phẩm, quặng sắt, dầu thô, xăng dầu, khí thiên
nhiên, phân hóa học, thép, nhóm sản phẩm cơ điện thuộc một số lĩnh vực (như thuốc
lá, thông tin di động, vệ tinh phát thanh, ô tô, máy bay, tàu thuyền, máy trò chơi,
động cơ, thực phẩm, giấy, dệt, điện khí, đường sắt…). Danh mục hàng hóa nhập khẩu
quản lý bằng hạn ngạch thuế quan gồm 8 mặt hàng là tiểu mạch, ngô, ngũ cốc và gạo,
đường, lông cừu, sợi len, bông, phân bón
4.7. Ông Trần Thanh Hải – Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương
Hiện nay các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp nhiều vấn đề trong vận chuyển
hàng hóa thì các nhà vận tải có thỏa thuận ngầm với nhau nhằm gây sức ép cho các
doanh nghiệp XNK. Luật QLNT nên lồng ghép những nội dung về quản lý cạnh
tranh và biện pháp kiểm soát độc quyền trong ngoại thương cũng như biện pháp bảo
vệ các chủ hàng.
4.8. Ông Vinh – Tổng Thư ký Hiệp hội Café Cacao Việt Nam:
Phạm vi Luật quản lý ngoại thương rộng vì vậy nên có sự tham gia của các Bộ
ngành vào quá trình xây dựng dự thảo Luật. Nên có sự so sánh, đối chiếu với luật
khác (ngoài Luật Thương mại), các văn bản dưới luật, các nghị định … Luật Quản lý
ngoại thương nên có nội dung về cả hàng hóa lẫn dịch vụ (quyền bảo hộ sở hữu trí
tuệ) do dịch vụ đóng vai trò rất quan trọng.
16

Đề nghị Ban Quản lý Dự án tiếp tục tổ chức các Hội thảo ở các tỉnh, thành phố
khác để tiếp tục lấy ý kiến các Bộ, ngành, doanh nghiệp. Ban Quản lý nên gửi bản
mềm phiếu khảo sát, lấy ý kiến các Hiệp hội và các Doanh nghiệp.

4.9. Chị Nguyễn Thị Giang – Vụ Khoa học & Công nghệ, Bộ Công Thương:
Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới từ năm 2007. trải
quả thời gian đàm phán, các yêu cầu minh bạch trong hệ thống pháp luật đã được VN
tuân thủ và xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình.
Trong mối quan hệ giữa Nhà nước và kinh tế, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm
vụ của Nhà nước được xác định bởi tính chất, trình độ của các mô hình kinh tế thị
trường, phát huy các quy luật khách quan của thị trường, thông qua thị trường để điều
tiết các quan hệ kinh tế, đồng thời khắc phục, hạn chế các mặt tiêu cực của thị
trường. Để đảm bảo được tính thống nhất và tính đồng bộ cho hệ thống pháp luật phù
hợp với giai đoạn hiện nay, việc nghiên cứu hoàn thiện khuôn khố pháp lý quản lý
hoạt động thương mại trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế là việc làm cần thiết.
Trong dự án “ Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý quản lý hoạt động thương mại
trong điều kiện hội nhậo kinh tế quốc tế” đã nghiên cứu về hệ thống pháp luật và
thực trạng quản lý của nhà nước trong hoạt động ngoại thương, các công cụ quản lý
hoạt động ngoại thương của nước ta hiện nay, nghiên cứu về quản lý hoạt động về
ngoại thương ở các nước và xây dựng nội dung cơ bản cho bản dự thảo Luật ngoại
thương và đánh giá tác động của luật. Về cơ bản các nội dung nghiên cứu đã đản bảo
yêu cầu cần thiết cho việc làm rõ sự cần thiết của việc xây dựng luật ngoại thương.
Việc xây dựng bản dự thảo luật ngoại thương với các phương án và đánh giá tác động
của từng phương án và từ đấy đưa ra kiến nghị lựa chọn cho phương án đề xuất là
hoàn toàn hợp lý. Việc đề xuất xây dựng luật ngoại thương đảm bảo tính toàn diện,
đồng bộ, tính khoa học và thực tiễn đối với việc góp phần hoàn thiện hệ thống luật
phục vụ đời sống xã hội, phù hợp với khả năng và điều kiện của xã hội và có khả
năng giải quyết được những vấn đề trước mắt và lâu dài của xã hội.
17

4.10. Anh Trần Công Sách – Viện Nghiên cứu Thương mại
Đối với vấn đề các công cụ quản lý ngoại thương và những vấn đề đặt ra cho
quản lý nhà nước về ngoại thương ở Việt Nam, công cụ quản lý ngoại thương là
những phương tiện và những biện pháp được chủ thể quản lý nhà nước sử dụng để

tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên các hoạt động ngoại thương hoặc các chủ thể của
hoạt động ngoại thương nhằm mục đích đạt được các mục tiêu đã xác định.
Theo mục đích sử dụng có thể chia thành các công cụ dài hạn và các công cụ
ngắn hạn và những công cụ sử dụng trong tình huống khẩn cấp (ví dụ như thuế đối
kháng). Tuy nhiên hạn chế hiện nay là các công cụ quản lý ngoại thương vừa thiếu lại
vừa chưa được sử dụng hiệu quả, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý
nhà nước trong việc hoạch định chính sách, và chưa quy định rõ đầu mối thực hiện.
Vì vậy rất cần có nghiên cứu cụ thể về vấn đề công cụ quản lý ngoại thương nhằm sử
dụng hiệu quả các công cụ này.
5. Các hoạt động sau hội thảo
Thông qua hội thảo được tổ chức tại Hà Nội, Dự án đã thu thập được các ý
kiến góp ý đa chiều, hữu ích cho việc hoàn thiện bổ sung vào các báo cáo nghiên cứu
xây dựng Luật Quản lý ngoại thương.
6. Đề xuất:
Thông qua việc tổ chức Hội thảo tại Hà Nội, Ban quản lý dự án thấy rằng cần
mở rộng phạm vi đại biểu tham gia hội thảo theo hướng bổ sung tỷ lệ các đại biểu từ
khối doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, các hiệp hội ngành nghề để có
được những ý kiến có tính chất thực tế cũng như có được cách nhìn nhận khách quan
từ các góc độ khác nhau của đời sống xã hội.
18

7. Kinh phí thực hiện:
Dự toán kinh phí ban đầu đã được nhà tài trợ phê duyệt cho Hội thảo tại Hà
Nội về các báo cáo nghiên cứu xây dựng Luật Quản lý ngoại thương là 4,338 USD
tương đương với 90,512,370 VND (bằng chữ: chín mươi triệu năm trăm mười hai
nghìn ba trăm bảy mươi đồng) (tỷ giá theo thỏa thuận tài trợ là 1 USD = 20,865
VND).
Tổng kinh phí thực hiện là 90,597,750 VND (bằng chữ: chín mươi triệu năm
trăm chín mươi bảy nghìn bảy trăm năm mươi đồng). Tổng kinh phí thực hiện có sự
chênh lệch lớn hơn kinh phí dự toán, lý do là do chênh lệch tỷ giá đồng VND/USD.

III. TỔNG KẾT
Được sự tài trợ của Cơ quan phát triển quốc tế Úc và Bộ Phát triển quốc tế
Anh, Dự án đã thực hiện tổ chức thành công hội thảo tại Hà Nội nhằm thhu thập,
tham khảo ý kiến của các chuyên gia, cộng đồng doanh nghiêp về thực trạng quản lý
ngoại thương ở Việt Nam, sự cần thiết phải xây dựng Luật Quản lý ngoại thương,
những nội dung cơ bản dự kiến sẽ bao hàm trong Luật, đánh giá tác động của dự
Luật. Các ý kiến đóng góp là vô cùng cần thiết để hoàn thiện các báo cáo nghiên cứu
xây dựng Luật Quản lý ngoại thương nhằm phục vụ cho kết quả thứ nhất của toàn bộ
dự án, đó là đề xuất xây dựng Luật Quản lý ngoại thương được trình lên Chính phủ.

19

PHỤ LỤC 1
Biên bản hội thảo
1. Thời gian: 8h30 - 4h30 Thứ Ba, ngày 14/5/2013
2. Địa điểm: Khách sạn Hòa Bình, số 27 Lý Thường Kiệt, Hà Nội
3. Tóm lược diễn biến buổi hội thảo
a) Chủ trì:
Ông Phạm Đình Thưởng, Giám đốc dự án, Phó Vụ trường Vụ Pháp chế, Bộ Công
Thương
Ông Nguyễn Sinh Nhật Tân, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Công Thương
b) Tóm tắt nội dung thảo luận
- Ông Phạm Đình Thưởng Giám đốc Dự án, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế phát biểu
khai mạc, giới thiệu về về mục đích của Hội thảo và dự án “Hoàn thiện khuôn khổ
pháp lý quản lý hoạt động thương mại trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”
- Ông Nguyễn Sinh Nhật Tân – Vụ trưởng Vụ Pháp chế phát biểu khai mạc.
- Ông Bùi Ngọc Sơn, chuyên gia nghiên cứu, trình bày báo cáo về thực trạng pháp
luật quản lý ngoại thương tại Việt Nam.
- Ông Trần Công Sách, chuyên gia nghiên cứu, trình bày báo cáo về các công cụ
quản lý ngoại thương và những vấn đề đặt ra cho quản lý nhà nước ở Việt Nam.

- Ông Ngô Việt Hòa , chuyên gia nghiên cứu, trình bày báo cáo về kinh nghiệm quản
lý ngoại thương của Trung Quốc.
20

- Buổi chiều, hội thảo tiếp tục diễn ra với bài trình bày của Bà Hồ Thúy Ngọc,
chuyên gia nghiên cứu, báo cáo về sự cần thiết và định hướng những nội dung cơ
bản của Luật Quản lý ngoại thương.
- Bà Nguyễn Minh Hằng, chuyên gia nghiên cứu, trình bày báo cáo đánh giá tác động
dự án Luật Quản lý ngoại thương.
- Các đại biểu tham dự có thời gian thảo luận giữa phần trình bày các báo cáo.
- Ông Phạm Đình Thưởng phát biểu nhận xét, bế mạc hội thảo.
- Buổi hội thảo kết thúc lúc 5h00 chiều.
4. Phần ghi các ý kiến thảo luận:
(như đã nêu tại mục 4 nội dung chính)
21

PHỤ LỤC 2
DANH SÁCH CHUYÊN GIA THAM GIA THAM LUẬN TẠI HỘI THẢO
STT HỌ TÊN CHỨC DANH/CƠ QUAN CÔNG TÁC
1 Ông Bùi Nguyên Khánh Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật
2 Bà Lê Thị Thu Thủy Khoa Luật Đại học Quốc Gia
3 Bà Vũ Đặng Hải Yến Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn
nhà nước
4 Ông Phan Hoàng Tú Công ty Ngo Cohen Amir Aslani
&Associates
5 Ông Võ Sỹ Mạnh Đại học Ngoại thương
6 Bà Nguyễn Thị Giang Vụ Khoa học & Công nghệ, Bộ Công
Thương:
7 Ông Trần Công Sách Viện Nghiên cứu Thương mại
8 Ông Nguyễn Viết Vinh Hiệp hội Café Cacao Việt Nam

9
Bà Nguyễn Việt Chi

Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường Châu Á
Thái Bình Dương, Bộ Công Thương



22

PHỤ LỤC 3
CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO “ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGOẠI
THƯƠNG CỦA VIỆT NAM VÀ ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG LUẬT QUẢN LÝ
NGOẠI THƯƠNG” TẠI HÀ NỘI

Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2013


Thời gian Nội dung Người trình bày
8h00 – 8h30 Đăng ký đại biểu
8h30 – 8h40 Phát biểu khai mạc Ông Phạm Đình Thưởng –
Giám Đốc Dự án BWTO –
Pháp chế

Ông Nguyễn Sinh Nhật
Tân – Vụ trưởng Vụ Pháp
chế, Bộ Công Thương

8h40 – 9h05 Thực trạng pháp luật về quản lý ngoại thương của
Việt Nam

Ông Bùi Ngọc Sơn –
Chuyên gia, Trường Đại
học Ngoại thương
9h05 – 9h30 Thảo luận
9h30-10h00 Các công cụ quản lý ngoại thương và những vấn đề
đặt ra cho quản lý nhà nước ở Việt Nam
Ông Trần Công Sách –
Chuyên gia, Phó viện
trưởng, Viện nghiên cứu
Thương mại, Bộ Công
Thương
10h-10h15 Nghỉ giải lao (Teabreak)
23

10h15-11h45 Thảo luận
12h Ăn trưa
2h00 – 2h30 Kinh nghiệm quản lý ngoại thương ở Trung Quốc Ông Ngô Việt Hòa –
Chuyên gia nghiên cứu
2h30-2h45 Thảo luận
2h45-3h15 Sự cần thiết và định hướng những nội dung cơ bản
của Luật Quản lý ngoại thương
Bà Hồ Thúy Ngọc –
Chuyên gia, Trường Đại
học Ngoại thương
3h15-3h30 Thảo luận
3h30 – 4h00 Đánh giá tác động dự án Luật Quản lý ngoại
thương
Bà Nguyễn Minh Hằng –
Chuyên gia, Trường Đại
học Ngoại thương

4h000 – 4h30 Thảo luận
4h30- 5h00 Bế mạc Hội thảo Ông Phạm Đình Thưởng –
Giám đốc Dự
án BWTO
Pháp chế.

Ông Nguyễn Sinh Nhật
Tân – Vụ trưởng Vụ Pháp
chế, Bộ Công Thương

24

×