Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

DỰ ÁN THÚC ĐẨY TRIỂN KHAI HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ HỖ TRỢ CÁC TỈNH TRONG VÙNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.68 KB, 16 trang )



CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ KỸ THUẬT HẬU GIA NHẬP WTO





BÁO CÁO HỘI THẢO
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CỤM NGÀNH DỆT MAY TRÊN
ĐNA BÀN TP.HCM VÀ MỘT SỐ ĐNA PHƯƠNG LÂN CẬN
Hội thảo Khung phân tích

DỰ ÁN: “THÚC ĐẨY TRIỂN KHAI HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ HỖ TRỢ
CÁC TỈNH TRONG VÙNG”
CƠ QUAN THỰC HIỆN: TRUNG TÂM HỖ TRỢ HỘI NHẬP WTO THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH









TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2012
1

I KẾ HOẠCH THỰC HIỆN


1 Giới thiệu
Ngày 03 tháng 10 năm 2011, Chương trình hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập
WTO (BWTO) đã có công văn số 143/BCĐ-VP phê duyệt tài trợ cho dự án “Thúc
đNy triển khai hiệu quả Chương trình hội nhập kinh tế quốc tế của TP.HCM và hỗ
trợ các tỉnh trong Vùng” của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh với kinh
phí thực hiện tối đa là 250.000 USD. Chương trình hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập
WTO cũng đã ký kết với Uỷ ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh thoả thuận tài trợ số
019/VPBCĐWTO-TTTT ngày 05 tháng 01 năm 2012.
Ngày 10 tháng 11 năm 2011, Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có
quyết định số 5418/QĐ-UBND về phê duyệt nội dung văn kiện Dự án “Thúc đNy
triển khai hiệu quả Chương trình HNKTQT của TP.HCM và hỗ trợ các tỉnh trong
Vùng” nhằm hỗ trợ triển khai có trọng tâm và hiệu quả chương trình hành động
của Thành phố về hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn sau năm 2010 và mở
rộng hỗ trợ cho các tỉnh lân cận. Đồng thời, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí
Minh cũng đã ra quyết định số 5419/QĐ-UBND thành lập Ban quản lý Dự án
“Thúc đNy triển khai hiệu quả Chương trình HNKTQT của TP.HCM và hỗ trợ các
tỉnh trong Vùng”, trong đó cơ quan thực hiện là Trung tâm hỗ trợ hội nhập WTO
TP.HCM.
Dự án “Thúc đNy triển khai hiệu quả Chương trình HNKTQT của TP.HCM
và hỗ trợ các tỉnh trong Vùng” hướng đến 02 mục tiêu: (i) Mở rộng hoạt động hỗ
trợ về hội nhập kinh tế quốc tế cho các tỉnh xung quanh và (ii) Nâng cao năng lực
cố vấn, tham mưu chính sách phát triển cho Chính quyền Thành phố. Tương ứng
với mục tiêu đã đề ra, kết quả đầu ra của dự án gồm: (i) mạng lưới báo cáo
viên/chuyên gia về vấn đề WTO và hội nhập kinh tế quốc tế được thiết lập và phát
triển và (ii) năng lực tham mưu chính sách được nâng cao thông qua xây dựng và
áp dụng các báo cáo chuyên sâu. Thời gian thực hiện dự án là từ tháng 11 năm
2011 đến tháng 03 năm 2013. Tổng kinh phí thực hiện dự án là 265.000 USD,
trong đó kinh phí tài trợ là 250.000 USD và vốn đối ứng của thành phố là 15.000
USD.
2 Mục đích

Hoạt động “Khảo sát đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành dệt may
trên địa bàn TP.HCM và một số địa phương lân cận” nhằm đánh giá đúng năng lực
cạnh tranh của cụm ngành dệt may trên địa bàn TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương
là nơi tập trung các doanh nghiệp trong cụm ngành, từ đó đề xuất chính sách thực
hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả trong nội ngành. Dự kiến thành công của
2

nghiên cứu trong cụm ngành này sẽ được nhân rộng ra các cụm ngành khác trên
địa bàn như logistics; điện-điện tử; tài chính-ngân hàng; du lịch,… nhằm thúc đNy
chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo chiều sâu, góp phần nâng cao vị thế của các
ngành công nghiệp, thúc đNy tham gia hiệu quả sản xuất của Việt Nam nói chung
và địa phương nói riêng vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Trong khuôn khổ hoạt động sẽ có 3 hội thảo, đây là hội thảo ban đầu nhằm
góp ý khung phân tích của chuyên đề và dự kiến khảo sát. Hội thảo “Năng lực cạnh
tranh của cụm ngành dệt may trên địa bàn TP.HCM và một số địa phương lân cận
– Khung phân tích” nhằm lấy ý kiến các chuyên gia về khung phân tích, cách tiếp
cận và hướng khảo sát thực hiện báo cáo. Đồng thời, thông qua hội thảo cũng đặt
quan hệ với các đối tác (cơ quan, doanh nghiệp) có liên quan để tiếp tục triển khai
các hoạt động kế tiếp trong chuỗi thực hiện báo cáo.
3 Thành phần tham gia
- Đơn vị tổ chức: Trung tâm hỗ trợ hội nhập WTO TP.HCM/BQLDA “Thúc
đNy triển khai hiệu quả Chương trình HNKTQT của TP.HCM và hỗ trợ các tỉnh
trong Vùng”
- Thành phần tham gia: Cơ quan quản lý ngành ở các địa phương thuộc
Vùng khảo sát; doanh nghiệp dệt may; Hiệp hội và Hội ngành nghề liên quan và
nhà nghiên cứu.


4 Thời gian Ngày 21 tháng 11 năm 2012
5 Địa điểm Khách sạn Viễn Đông - 275A Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP.HCM

6 Nội dung tập huấn, hội nghị, hội thảo
- Tên hội thảo: “Năng lực cạnh tranh của cụm ngành dệt may trên địa bàn
TP.HCM và một số địa phương lân cận – Hội thảo Khung phân tích”
- Nội dung hội thảo: lấy ý kiến về Khung phân tích và mẫu phiếu khảo sát
đánh giá năng lực cạnh tranh cuat cụm ngành dệt may trên địa bàn TP.HCM và
một số địa phương lân cận.
II TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1 Nội dung tập huấn, trình bày tại hội nghị, hội thảo
- Nội dung hội thảo: lấy ý kiến về Khung phân tích và mẫu phiếu khảo sát
đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành dệt may trên địa bàn TP.HCM và một
số địa phương lân cận.
- Báo cáo trình bày tại hội thảo:
+ Báo cáo đề dẫn – Trung tâm WTO TP.HCM;
3

+ Báo cáo Khung phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành
dệt may trên địa bàn TP.HCM và một số địa phương lân cận;
+ Báo cáo về thông tin và dữ liệu phục vụ triển khai khung phân tích đánh
giá năng lực cạnh tranh ngành dệt may và mẫu phiếu khảo sát.
- Tên báo cáo viên, người trình bày:
+ TS. Vũ Thành Tự Anh
+ Th.S Nguyễn Xuân Thành
2 Thành phần tham gia
- Số lượng đại biểu: 30 người
- Thành phần tham gia: Cơ quan quản lý ngành ở các địa phương thuộc
Vùng khảo sát; doanh nghiệp dệt may; Hiệp hội và Hội ngành nghề liên quan và
nhà nghiên cứu.
3 Các hoạt động sau hội thảo
Hội thảo lấy ý kiến về Khung phân tích và mẫu phiếu khảo sát là cơ hội để
nhóm thực hiện có thể tiếp cận được với các đối tượng thụ hưởng, đồng thời, giúp

các nhóm đối tượng có thông tin về việc triển khai các hoạt động nhằm đánh giá
năng lực cạnh tranh của cụm ngành dệt may, tạo thuận lợi cho việc triển khai các
hoạt động tiếp theo. Sau hội thảo, theo kế hoạch, nhóm tư vấn cùng với BQLDA
tiếp tục triển khai các hoạt động tiếp theo nằm trong chuỗi các hoạt động nhằm
thực hiện báo cáo đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành dệt may trên địa
bàn TP.HCM và một số địa phương lân cận.
- Hoạt động kế tiếp trong khuôn khổ dự án:
+ Tham vấn ý kiến chuyên gia từ các cơ quan chức năng, Hiệp hội và hội
ngành nghề;
+ Thực hiện khảo sát 300 doanh nghiệp trên địa bàn 3 địa phương (TP.HCM,
Bình Dương và Đồng Nai);
+ Viết báo cáo phân tích;
+ 01 hội thảo nhỏ lấy ý kiến các bên có liên quan về báo cáo;
+ 01 hội thảo lớn lấy ý kiến rộng rãi;
+ Nghiệm thu báo cáo;
+ In ấn phNm báo cáo năng lực cạnh tranh của cụm ngành dệt may.
- Hoạt động ngoài khuôn khổ dự án: phối hợp thực hiện các hoạt động như
thông tin, tổ chức 1 số khoá tập huấn chuyên sâu, hội thảo…
4

4 Kinh phí thực hiện
- Dự toán kinh phí: 2.920 USD = 60.955.000 đồng (quy đổi theo tỉ giá ngân
hàng VCB ngày 21/11/2012: 1 USD = 20.875 đồng)
- Tổng kinh phí thực hiện: ……………. đồng
5

Phụ lục 1.10.b1 Kế hoạch tập huấn, hội nghị, hội thảo

KẾ HOẠCH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TẬP HUẤN,
HỘI NGHN, HỘI THẢO

Hoạt động 2.2: Khảo sát đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành dệt
may trên địa bàn TP.HCM và một số địa phương lân cận
Hội thảo nhỏ lấy ý kiến về khung phân tích và mẫu phiếu khảo sát
1. Mục đích
- Lấy ý kiến các chuyên gia về khung phân tích, cách tiếp cận và hướng khảo
sát của chuyên đề;
- Đặt quan hệ với các đối tác (cơ quan, doanh nghiệp) có liên quan đến hoạt
động chuyên đề.
2. Thành phần tham gia
2.1. Tiêu chí lựa chọn báo cáo viên
Báo cáo viên là các chuyên gia tư vấn của Liên danh Viện Chính sách
Công/Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (IPP/CIEM) đang thực hiện các nội dung
tương ứng:
- Tư vấn xây dựng khung phân tích, cách tiếp cận của chuyên đề;
- Tư vấn xây dựng mẫu phiếu khảo sát.
2.2. Tiêu chí lựa chọn đại biểu
- Sở Công Thương và Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh trong Vùng khảo sát:
TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai (#8 người);
- Các bên có liên quan: Hiệp hội doanh nghiệp thành phố, Hội Dệt may –
Thêu đan, Hội ngành liên quan tại các tỉnh trong vùng (#10);
- Đối tượng khảo sát: đại diện một số doanh nghiệp lớn trong vùng khảo sát
(#10);
- Các chuyên gia, nhà nghiên cứu (#7).
Tổng cộng khoảng 30 – 35 người.
3. Thời gian thực hiện: 21/11/2012
4. Địa điểm thực hiện: Thành phố Hồ Chí Minh
5. Nội dung tập huấn, hội nghị, hội thảo
6

5.1. Tên hội thảo: “Năng lực cạnh tranh của cụm ngành dệt may trên địa bàn

TP.HCM và một số địa phương lân cận – Hội thảo Khung phân tích”
5.2. Nội dung hội thảo:
- Nội dung: lấy ý kiến về Khung phân tích và mẫu phiếu khảo sát đánh giá
năng lực cạnh tranh cuat cụm ngành dệt may trên địa bàn TP.HCM và một số địa
phương lân cận.
- Tên các báo cáo tại hội thảo:
+ Báo cáo đề dẫn;
+ Báo cáo về khung phân tích, cách tiếp cận vấn đề cụm ngành dệt may trên
địa bàn TP.HCM và một số địa phương lân cận;
+ Báo cáo thiết kế nghiên cứu, khảo sát năng lực cạnh tranh của cụm ngành
dệt may trên địa bàn TP.HCM và một số địa phương lân cận.
6. Dự toán kinh phí
Kinh phí
Cơ sở tính toán
số lượng
Số
lượng
Định
mức
Số tiền
Hội thảo nhỏ lấy ý kiến về khung phân tích và mẫu phiếu khảo sát 2.920

Chi phí đi lại cho tư vấn 2 người 2

300

600

Chi phí ở cho tư vấn 2 người x 2 đêm 4


35

140

Phụ cấp ăn và tiêu vặt cho tư vấn 2 người x 3 ngày 6

20

120

Chi phí đi lại cho đại biểu tham dự 8 người 8

20

160

Chi phí ở cho đại biểu tham dự 8 người x 1 đêm 8

35

280

Phụ cấp ăn và tiêu vặt cho đại biểu
tham dự
8 người x 2 ngày 16

20

320


Chi phí thuê hội trường 30 người 30

20

600

Phí thuê thiết bị phục vụ (projector )

1 ngày 1

100

100

Văn phòng phNm 30 người 30

3

90

Photo tài liệu 30 người 30

3

90

Chi phí tiệc trà giữa giờ 30 người 30

4


120

Chi phí ăn trưa 30 người 30

10

300


7

Phụ lục 1.10.b5: Danh sách đại biểu tham dự tọa đàm
TT Họ và tên
Giới tính
Chức danh và cơ quan công tác
Nam

Nữ
1.

Nguyễn Bình An x Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS)
2.

Phạm Minh Hương x Trưởng ban Thị trường - Tập đoàn
Dệt may Việt Nam
3.

Nguyễn Quang Hưng x Tập đoàn Dệt may Việt Nam
4.


Nguyễn Minh Thảo x Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế
Trung ương
5.

Phùng Thị Hoài Thu x Phó Tổng Giám đốc - Công ty CP
May Sài Gòn 3
6.

Nguyễn Phước Hưng x Hiệp hội Doanh nghiệp TP
7.

Nguyễn Xuân Thành x Chương trình Fulbright
8.

Đinh Công Khải x Viện Chính sách Công
9.

Đặng Ngọc Anh x Viện Chính sách Công
10.

Lâm Thanh Vân x Hiệp hội doanh nghiệp TP
11.

Trương Công Nhật
Minh
x Sở Công Thương TP.HCM
12.

Nguyễn Tấn Quang x Công ty Đại Quang Đạt
13.


Nguyễn Trúc Vân x Viện Nghiên cứu phát triển TP
14.

Hoàng Thanh Bình x Chương trình BWTO
15.

Trần Thị Thục Duyên x Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM
16.

Vũ Ngọc Anh x Viện Nghiên cứu phát triển
17.

Lê Thị Ngọc Dung x Viện Nghiên cứu phát triển
8

18.

Lê Thị Thanh Tâm x Viện Nghiên cứu phát triển
19.

Nguyễn Bảo Vĩnh x Công ty Dệt may Gia Định
20.

Nguyễn Văn Long x IET TP.HCM
21.

Đinh Tiến Na x Công ty CP May Việt Tiến
22.


Đinh Văn Tháp x Công ty CP May Nhà Bè
23.

Nguyễn Duy Tín x Công ty TNHH May và in Nhật Tân
24.

Phạm Thanh Tâm x Công ty TNHH May Nhật Tân
25.

Lê Đông Hổ x Công ty CP Dệt may Thắng Lợi
26.

Nguyễn Hoàng Đức x Công ty thời trang Nguyên Tâm
27.

Bùi Thị Diễm Châu x Công ty Đông Phương
28.

Nguyễn Diệu Thương x Công ty CP May Sài Gòn 2
29.

Hồ Thị Huệ x Công ty Tân Châu
30.

Huỳnh Minh Vũ x Trung tâm WTO TP.HCM
31.

Nguyễn Vũ Y Lan x Trung tâm WTO TP.HCM











9

Phụ lục 1.10.b6: Biên bản hội thảo
BIÊN BẢN HỘI THẢO
“Năng lực cạnh tranh của cụm ngành dệt may trên địa bàn TP.HCM và
một số địa phương lân cận – Hội thảo Khung phân tích”

1. Tên hội thảo: “Năng lực cạnh tranh của cụm ngành dệt may trên địa bàn
TP.HCM và một số địa phương lân cận – Hội thảo Khung phân tích”
2. Thời gian và địa điểm:
- Thời gian: Ngày 21 tháng 11 năm 2012
- Địa điểm: Khách sạn Viễn Đông -275A Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP.HCM
3. Cơ quan tổ chức: Trung tâm hỗ trợ hội nhập WTO TP.HCM
4. Thành phần tham dự: đại diện cơ quan quản lý ngành ở các địa phương thuộc
Vùng khảo sát; doanh nghiệp dệt may; Hiệp hội và Hội ngành nghề liên quan và
nhà nghiên cứu.
5. Nội dung chương trình:
Chương trình hội thảo gồm 02 phần:
- Phần báo cáo khung phân tích và mẫu phiếu khảo sát của nhóm tư vấn:
+ Báo cáo Khung phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành
dệt may trên địa bàn TP.HCM và một số địa phương lân cận;
+ Báo cáo về thông tin và dữ liệu phục vụ triển khai khung phân tích

đánh giá năng lực cạnh tranh ngành dệt may và mẫu phiếu khảo sát.
- Phần trao đổi, thảo luận, góp ý của đại biểu tham dự.
5.1. Phần báo cáo khung phân tích và mẫu phiếu khảo sát của nhóm tư vấn
thực hiện:
 TS. Vũ Thành Tự Anh – Giám đốc Nghiên cứu, Chương trình Giảng
dạy Kinh tế Fulbright – trình bày báo cáo Khung phân tích đánh giá năng lực cạnh
tranh của cụm ngành dệt may trên địa bàn TP.HCM và một số địa phương lân cận,
với các nội dung chính sau:
- Bối cảnh ngành dệt may cả nước và của Vùng nghiên cứu (TP.HCM, Bình
Dương, Đồng Nai): Trên cơ sở đánh giá các hoạt động cũng như quy mô, tốc độ
tăng trưởng và tỉ trọng của ngành dệt may, báo cáo sơ bộ đã cho thấy cái nhìn toàn
cảnh về ngành dệt may, phát hiện được những hạn chế, điểm yếu trong phát triển
ngành.

10

- Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
+ Mục tiêu nghiên cứu: nhằm
 Xây dựng khung phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh ngành dệt
may từ cả góc độ chuỗi giá trị và cụm ngành;
 Đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành dệt may TP.HCM –
Bình Dương – Đồng Nai (Vùng) trong mối quan hệ đối sánh với
các cụm ngành cạnh tranh trong khu vực;
 Vẽ sơ đồ cụm ngành dệt may Vùng;
 Định vị chuỗi giá trị dệt may Vùng trong chuỗi giá trị dệt may
toàn cầu;
 Đề xuất tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược phát triển cụm ngành dệt
may của chính quyền Vùng;
 Đề xuất khuyến nghị chính sách và kế hoạch hành động cụ thể để
nâng cấp và nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành dệt may

Vùng.
+ Phạm vi nghiên cứu: TP.HCM – Bình Dương – Đồng Nai (Vùng)
+ Đối tượng nghiên cứu:
 Cụm ngành dệt may Vùng;
 Các khâu trong chuỗi giá trị toàn cầu được cụm ngành dệt may
Vùng thực hiện;
 Ngành dệt may theo phân loại thống kê ở Việt Nam hiện nay bao
gồm sản xuất sợi, vải dệt thoi, vải dệt kim - đan móc; hoàn thiện
sản phNm dệt; sản xuất hàng may sẵn, trang phục.
- Khái lược các lý thuyết sử dụng – lý thuyết cụm ngành và lý thuyết chuỗi
giá trị:
+ Lý thuyết cụm ngành: bao gồm: khái niệm, các bộ phận cấu thành, vai trò
của cụm ngành đối với năng lực cạnh tranh, quá trình hình thành và phát triển cụm
ngành. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng mô hình kim cương của M.Porter để đánh giá
và dựa trên đó đo lường các nhân tố trong mô hình kim cương.
+ Lý thuyết chuỗi giá trị: bao gồm: khái niệm, chuỗi theo cách tiếp cận của
M.Porter, năng lực cạnh tranh và nâng cấp công nghệ, sự dịch chuyển trong chuỗi,
quản trị chuỗi giá trị toàn cầu.
- Khung phân tích kết hợp cụm ngành và chuỗi giá trị: trên cơ sở 2 lý thuyết
ở trên, báo cáo đã sử dụng phương pháp mới là kết hợp cụm ngành và chuỗi giá trị.
Việc kết hợp này giúp phát huy những ưu điểm của từng lý thuyết, đồng thời cũng
giải quyết được các nhược điểm tồn tại trong các lý thuyết. Dựa trên khung phân
tích này, nhóm nghiên cứu đã vẽ sơ đồ cụm ngành kết hợp với chuỗi giá trị đối với
11

ngành dệt may của Vùng khảo sát, đồng thời, xác định các nhân tố/khâu của cụm
ngành và chuỗi giá trị dệt may trên địa bàn Vùng.
Nhóm nghiên cứu cũng đưa ra các câu hỏi nhằm lấy ý kiến đóng góp và định
hướng cho phần thảo luận sau:
+

 Th.S Nguyễn Xuân Thành – Giám đốc Chính sách Công, Chương trình
Giảng dạy Kinh tế Fulbright – trình bày thiết kế về phương án thu thập thông tin để
phục vụ triển khai khung phân tích
- Nhu cầu thông tin phục vụ triển khai khung phân tích:
+ Số liệu vĩ mô tổng hợp về ngành dệt, may và các các hoạt động kinh tế
hỗ trợ trong cụm ngành ở Vùng (TP.HCM – Bình Dương – Đồng Nai) so với cả
nước và toàn cầu.
+ Số liệu vi mô ở cấp độ doanh nghiệp về vị trí của ngành dệt may của
TP.HCM – Bình Dương – Đồng Nai
+ Số liệu vi mô ở cấp độ doanh nghiệp về mức độ phát triển theo hướng
cụm ngành của dệt, may.
+ Thông tin về chính sách tác động đến cụm ngành dệt may.
- Những thông tin và dữ liệu đã có; cần thiết nhưng chưa có và phương án
thu thập
- Điều tra doanh nghiệp dệt may: nêu rõ mục tiêu, khung điều tra, đối tượng
điều tra, quy trình điều tra và mẫu phiếu khảo sát.
5.2. Phần trao đổi – thảo luận:
 Bà Phạm Minh Hương – Trưởng ban Thị trường, Tập đoàn Dệt may Việt
Nam:
- Trong sơ đồ chuỗi giá trị và cụm ngành dệt may, tình hình trên thực tế có
những thông tin như sau:
+ Mạng lưới nguyên liệu trong nước gần như không có.
Về khâu kéo sợi: trong nước rất yếu, trong khi đó doanh nghiệp (DN) nước
ngoài và đầu tư nước ngoài trong khâu này lại tăng cao vì khâu này tiêu hao nhiều
điện, giá điện của Việt Nam thấp hơn giá khu vực.
Về khâu dệt vải: yếu, không tăng trưởng, không đáp ứng được nhu cầu phục
vụ xuất khNu; nguyên nhân giảm sút còn do vấn đề từ phía DN, số lượng DN giảm
sút do khó khăn, đóng cửa, chính sách quản lý môi trường…
12


+ Năng lực thiết kế (khác và thường bị nhầm thành thiết kế thời trang) phục
vụ sản xuất xuất khNu không tốt, không thiết kế được nên nhiều DN chuyển sang
tiêu thụ nội địa
+ FOB của dệt may là FOB hình thức, không phải là FOB thật sự
- Về nguyên phụ liệu phục vụ ngành may:
+ Phụ liệu: chủ yếu là một số DNTN và DN FDI
+ Vải: yêu cầu phải có đầu tư tài chính lớn, công nghệ và lao động kỹ thuật
cao. Gần đây, một số trường ĐH như ĐH Bách Khoa TP.HCM, HN đã đào tạo lại
chuyên ngành về dệt may cũng là thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên, ở khâu nhuộm
và hoàn tất lại gặp vấn đề về môi trường, đầu tư xử lý nước thải do vốn đầu tư lớn
(trung bình khoảng 5-20 triệu đôla Mỹ) và tiêu chuNn quốc gia quy định quá cao,
ngặt nghèo, làm cho DN không đáp ứng được. Hiện nay, ở các tỉnh Đồng Nai,
Bình Dương, Long An gần như không cho DN nhuộm vào đầu tư.
- Các địa phương hiện nay cũng không mặn mà với may mặc, đặc biệt là
may xuất khNu, do hoàn toàn không thu thuế lại cho địa phương.
- Hiệp định TPP nếu được ký sẽ tạo ra bước phát triển mới cho ngành dệt
may. Vì theo quy định, đối với ngành dệt may, từ khâu sợi trở đi phải được sản
xuất trong các nước thành viên của TPP thì mới được hưởng ưu đãi. Đồng thời, các
nước cũng đang đàm phán để xin những ngoại trừ đối với 1 số sản phNm mà các
nước thành viên TPP không sản xuất được.
- Về thu thập thông tin và mẫu phiếu khảo sát:
+ Sẽ rất khó khăn trong thu thập thông tin cần thiết
+ Thông tin cần khá chi tiết và tập trung ở nhiều bộ phận/phòng khác nhau
+ Có sự khác nhau giữa dệt và may nên cần phân biệt và tách ra ở 1 số nội
dung
+ Người phỏng vấn: Phó Giám đốc hoặc Phó TGĐ mới đủ thông tin để cung
cấp, ở các phòng/bộ phận Tổng hợp hay Kế hoạch cũng không đủ thông tin để
cung cấp
Câu hỏi trao đổi:
- Điều kiện cần thiết để có thể phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ở VN?

- Góp ý về việc khảo sát và mẫu phiếu khảo sát? Có nên tách riêng giữa dệt
và may?
?
13

 Bà Phùng Thị Hoài Thu - Phó Tổng Giám đốc, Công ty CP May Sài
Gòn 3:
- Việc thu thập thông tin: còn thiếu phần thu thập thông tin từ các DN FDI,
nên bổ sung thêm phần này để thấy được xu hướng, luồng đầu tư của DN nước
ngoài để tăng khả năng cạnh tranh
- Vai trò của Nhà nước trong phát triển cụm ngành: tại TP.HCM, hiện nay,
dệt may không nằm trong các ngành công nghiệp trọng yếu. Liệu chính sách đưa ra
sẽ được sử dụng như thế nào? Hỗ trợ cho DN dệt may ra sao?
- Về công nghiệp phụ trợ: để phát triển ngành dệt may trong nước cần phát
triển công nghiệp phụ trợ, trong đó Nhà nước cần đóng vai trò chủ đạo, hỗ trợ DN.
Như đối với ngành dệt may ở Trung Quốc, ngành dệt có và phát triển nên rất chủ
động nguồn nguyên liệu cho ngành may phát triển.
- Về thực trạng của ngành may, như bà Hương đã trao đổi, FOB đối với
ngành chỉ là FOB hình thức (FOB chỉ định) tức là chỉ làm giùm nhà cung cấp, có
thêm phần chi phí ăn thêm nếu mua nguyên phụ liệu. Để đánh giá đúng, cần bóc
tách và thấy được FOB thật sự.
- Đối với ngành may, để phát triển, cần có dệt và các nguồn nguyên phụ liệu
cho ngành may.
Trao đổi và thảo luận thêm:
- Điều kiện cần thiết để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ?
- Về khảo sát đối với DN FDI: Gần như các DN FDI không mặn mà, quan
tâm đối với các hoạt động nghiên cứu và phát triển ngành trong nước nên rất khó
để tiếp cận và thu thập thông tin. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu sẽ cố gắng tiếp cận
DN FDI để số mẫu thực hiện đối với nhóm DN này tương đương tỉ phần của DN
trên thực tế.

- Đối với lợi thế đang có trong ngành như lao động, điện, cảng biển, liệu có
còn tồn tại để có thể tiếp tục phát triển ngành?
 Ông Nguyễn Bình An – Hiệp hội Dệt may Việt Nam:
- Đối với các DN FDI: cũng có DN muốn phát triển tại DN, tuy nhiên, họ
lại gặp phải một số nút thắt cổ chai trong ngành dệt may, như khâu dệt, nhuộm nên
cũng phải di dời hoặc đóng cửa. Đơn cử như có trường hợp DN FDI đã làm tốt
khâu xử lý nước thải, chất thải thành bùn, nhưng theo quy định bùn sau khi xử lý
phải tiếp tục được xử lý trong lò xi măng mà các nhà máy xi măng lại không nhận
xử lý vì không đủ công suất thực hiện.
- Về lợi thế trong ngành dệt may: qua đó thấy được lỗ hổng giữa DN FDI
và DN trong nước.
?
14

+ Nguyên liệu: gần như phải nhập khNu, như nhập bông để dùng cho may,
kéo sợi; nhập vải vì dệt không phát triển
+ Điện: Lợi thế hiện nay còn hay không? Như khâu kéo sợi, cần tiêu tốn
điện nhiều nhất, nhưng không có nhiều DN trong nước. Hiện nay, DN Trung Quốc
đang chuyển sang VN để tận dụng điện giá rẻ và xuất khNu nên gần như không
đóng góp gì cho địa phương và VN.
+ Nhân công: Theo Chương trình phối hợp với Đức, ĐH Bách Khoa
TP.HCM, Hà Nội có đào tạo ngành liên quan đến dệt may; hay Cao đẳng Công
Thương (Bộ Công Thương) cũng có khoa dệt may, tuy nhiên gần như không tuyển
được sinh viên. Lương trung bình thấp, khoảng 150$/tháng.
- Nút thắt cổ chai của ngành dệt may là ở khâu dệt nhuộm, do những tiêu
chuNn kỹ thuật yêu cầu cao so với trình độ phát triển của ngành.
- Chính phủ đã có chiến lược phát triển công nghiệp phụ trợ (trong đó có
kéo sợi), tuy nhiên việc triển khai như thế nào là vấn đề cần quan tâm
- Trong TPP, vấn đề nguồn gốc xuất xứ rất được quan tâm, nhất là đối với
ngành dệt may. Hiện nay, trong các nước thành viên TPP có Việt Nam và Malaysia

là có phát triển mạnh về dệt may, nhưng Malaysia cũng đang có xu hướng dịch
chuyển sang Việt Nam. DN nước ngoài đang quan tâm rất nhiều để đầu tư, hưởng
lợi và tận dụng các lợi thế của VN.
Trao đổi thêm:
Ngoài chính sách phát triển ngành và công nghiệp phụ trợ chung của cả
nước, hiện nay, ở TP.HCM, cơ quan quản lý ngành (Sở Công Thương) cũng đang
thực hiện quy hoạch ngành dệt may của TP.
 Ông Trương Công Nhật Minh – Sở Công Thương TP.HCM:
- Nội dung về chính sách đề cập trong báo cáo còn chung chung
- Cung cấp thêm 1 số thông tin về chính sách phát triển đối với ngành dệt
may trên địa bàn thành phố:
+ Sở Công Thương đang triển khai Báo cáo quy hoạch ngành dệt may Thành
phố, do Viện Chiến lược chính sách công nghiệp thực hiện
+ Thành phố vẫn có chủ trương phát triển dệt nhuộm như tập trung các công
ty dệt nhuộm (do vấn đề ô nhiễm môi trường) về KCN Phước Hiệp (Củ Chi). Hiện
nay, KCN đang trong quá trình giải phóng mặt bằng và đền bù giải toả. Ở đó, Nhà
nước sẽ có hỗ trợ vốn, ưu đãi, lãi suất vay để xử lý nước thải chung cho toàn khu.
+ Về phát triển công nghiệp phụ trợ: Thành phố cũng đang hình thành Cụm
CN Nguyên phụ liệu ngành dệt may ở Củ Chi.
Trao đổi thêm:
- Có triển khai khảo sát trước để làm cơ sở cho quy hoạch không?
?
?
15

- Có thông tin, phối hợp liên Sở/ngành trong quá trình triển khai không?
 Ông Nguyễn Phước Hưng – Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM:
- Năng lực cạnh tranh của ngành dệt may ở thành phố đang mất dần
- Cluster: không phát triển theo ý chí của lãnh đạo, địa phương và phát triển
theo lợi thế sẵn có. Như chợ vải Soái Kình Lâm trước đây cũng là chợ tự phát,

nhưng cũng đang mất dần.
- Cần có chính sách khuyến khích, ưu đãi, thu hút đầu tư vào cluster, tuy
nhiên không nên quá xa (trong bán kinh 50km so với trung tâm là TP.HCM)
- Có thể xét đến việc giảm thuế nhập khNu đối với nguyên phụ liệu khi
ngành sản xuất trong nước chưa sản xuất, phát triển được (có thời hạn nhất định).
- Có thể xem xét học tập, phát triển cluster một số nước khác như Hàn
Quốc…
 TS. Trần Anh Tuấn – Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM:
- Rất hoan nghênh tính mới, phương pháp mới của báo cáo
- Có một số góp ý:
+ Trong phần tổng quan, nên phân tích thêm tính kinh tế theo quy mô của
ngành dệt may, để nhận diện các ngành và thấy được cần phát triển ở khâu nào?
+ Cần tính thêm về lợi thế về địa điểm, do liên quan đến chi phí giao dịch,
vận chuyển lớn và nhiều giữa các khâu từ nguyên vật liệu thô  nguyên phụ liệu
 sản xuất  hậu cần…
+ Giá trị gia tăng trong từng công đoạn theo chuỗi giá trị để thấy được cần
đNy mạnh, tập trung khâu nào?
+ Về chính sách: mới dừng ở nét chung, chưa cụ thể, cần cụ thể hơn, với
từng chỉ tiêu cần đưa ra các chính sách cụ thể.
 TS. Vũ Thành Tự Anh – đại diện nhóm nghiên cứu – tiếp thu ý kiến tại
hội thảo
6. Đánh giá tóm tắt kết quả hội thảo
Hội thảo đã ghi nhận được nhiều ý kiến đóng góp về Khung phân tích và
cũng như triển khai khảo sát từ các nhóm đối tượng hưởng lợi khác nhau (cơ quan
quản lý ngành, Hiệp hội/Hội ngành nghề, doanh nghiệp, nhà nghiên cứu) để nhóm
tư vấn tiếp tục hoàn thiện theo góp ý. Sau hội thảo, theo kế hoạch, nhóm tư vấn
cùng với BQLDA tiếp tục triển khai các hoạt động tiếp theo nằm trong chuỗi các
hoạt động nhằm thực hiện báo cáo đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành dệt
may trên địa bàn TP.HCM và một số địa phương lân cận.

×